Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

BÀI THU HOẠCH LỚP BD CDNN GV TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.08 KB, 6 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...

BÀI KIỂM TRA
KẾT THÚC CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN
CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

Họ và tên học viên:
Giáo viên trường:

.........................., 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...

Độc lập -Tự do -Hạnh phúc

BÀI KIỂM TRA KẾT THÚC CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
ĐỀ BÀI
Câu 1 (5 điểm): Phân tích thực trạng cơng tác kiểm định chất lượng giáo
dục tiểu học hiện nay. Đề xuất giải pháp.
Câu 2 (5 điểm): Anh/chị hãy xây dựng biện pháp phát triển năng lực nghề
nghiệp của bản thân ở vị trí anh/chị đang cơng tác.
BÀI LÀM
Câu 1: Thực trạng cơng tác kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học hiện


nay
“Chất lượng giáo dục” là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của cơ sở giáo dục,
đáp ứng các yêu cầu của Luật giáo dục, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật giáo dục và Luật giáo dục đại học, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực
cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
“Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục” (KDCLGD) là hoạt động đánh
giá và công nhận mức độ cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục về
mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục.
a) Những thuận lợi:
Kiểm định chất lượng giáo dục được Đảng và Nhà nước rất quan tâm.
Điều 110 Luật Giáo dục (2019): "Điều 111. Nội dung quản lý nhà nước về
kiểm định chất lượng giáo dục” đã nêu ra những nguyên tắc:
1. Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục; quy
trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục ở từng cấp học, trình độ đào tạo;


nguyên tắc hoạt động, điều kiện và tiêu chuẩn của tổ chức, cá nhân hoạt động
kiểm định chất lượng giáo dục; cấp phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo
dục; cấp, thu hồi giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Quản lý hoạt động kiểm định chương trình đào tạo và kiểm định cơ sở
giáo dục.
3. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân và cơ sở giáo dục thực hiện đánh giá,
kiểm định chất lượng giáo dục.
4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy định về kiểm định chất lượng
giáo dục."
- Các văn bản chỉ đạo hướng dẫn về thực hiện công tác tự đánh giá kiểm
định chất lượng giáo dục từ trung ương đến địa phương nhà trường đều cập nhật
đầy đủ
- Công tác tuyên truyền về kiểm định chất lượng giáo dục nhà trường triển
khai rộng rãi đến tận giáo viên, nhân viên và phụ huynh.

- Đa số đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có sự đồn kết nhất
trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vùng và nhất là các thành viên Hội
- Hội đồng tự đánh giá củacác trường đã có Kế hoạch tự đánh giá một
cách cụ thể như: Phân công phân nhiệm từng thành viên, chi phi cho các hoạt
động tự đánh giá, cơ sở vật chất phục vụ tự đánh giá, dự kiến thông tin minh
chứng cần thu thập, thời gian biểu hoạt động tự đánh giá ...
b) Những khó khăn:
- Cơng tác tự đánh giá KDCLGD là cơng tác hồn tồn mới, được triển
khai và thực hiện với thời gian tương đối gấp rút nên ít nhiều cũng dẫn đến
những thiếu sót trong q trình tự đánh giá KĐCLGD ở cơ sở.
- Các cơ sở giáo dục chưa lường hết sự khó khăn, phức tạp trong việc tự
đánh giá và KĐCLGD nên chưa xây dựng được kế hoạch sát với yêu cầu thực
tiễn, hoạt động tự đánh giá chưa trở thành hoạt động thường kỳ; khối lượng
cơng việc làm lần đầu địi hỏi phải huy động một đội ngũ cán bộ giáo viên tham
gia với một thời gian dài, hơn nữa vấn đề này không chỉ mới mà còn khá đa


dạng và phức tạp cả về lý luận lẫn thực tiễn; công tác lưu trữ minh chứng hàng
năm trước đây thiếu khoa học, thất lạc nhiều minh chứng;…
c) Giải pháp nâng cao công tác kiểm định chất lượng giáo dục :
1. Tăng cường nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên,
nhân viên và học sinh về công tác KĐCLGD thông qua các kênh thông tin về
quản lý chỉ đạo.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cả cộng đồng hiểu và cùng hỗ trợ,
tham gia thực hiện công tác KĐCLGD: lãnh đạo, chuyên viên phụ trách công
tác KĐCLGD và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phải chủ động sáng tạo trong
công tác tuyên truyền thông qua các diễn đàn và các phương tiện truyền thông
khác, phổ biến kiến thức và các kết quả đánh giá, KĐCLGD đã đạt được, để tạo
điều kiện cho xã hội biết và tham gia giám sát chất lượng giáo dục.
3. Tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ làm công tác KĐCLGD để đảm bảo đủ

năng lực tư vấn, giúp đỡ cho các trường trong các hoạt động tự đánh giá, đánh
giá ngoài.
4. Bổ sung biên chế văn thư, thư viện, thiết bị trường học cho các trường
còn thiếu để hồn thiện tổ chức bộ máy, đáp ứng địi hỏi trong công tác quản lý
theo yêu cầu KĐCLGD đặt ra.
5. Tăng cường công tác chỉ đạo của Sở GD&ĐT đối với các cơ sở giáo
dục thực hiện tốt các nội dung sau:
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện KĐCLGD, hướng dẫn, chỉ đạo,
kiểm tra, giám sát các Phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT để
thực hiện KĐCLGD theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ KĐCLGD các cơ sở giáo dục do Phòng
GD&ĐT quản lý và cơ sở giáo dục phổ thông trực thuộc Sở.
- Tiếp tục xây dựng kế hoạch và tổ chức đánh giá ngoài đối với các cơ sở
giáo dục đăng ký KĐCLGD trong năm học.
- Chỉ đạo các trường đã được đánh giá ngoài triển khai thực hiện kế hoạch
cải tiến để nâng cao chất lượng giáo dục.


Câu 2: Biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp của bản thân:
* Thứ nhất, nâng cao năng lực giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho học
sinh :
Đối với mỗi giáo viên, quan trọng nhất là năng lực giảng dạy, truyền thụ
kiến thức. vì vậy, bản thân cần phải :
- Trước hết bản thân cần nhận thức việc tự học để nâng cao năng lực
chuyên môn để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Thường xuyên học hỏi đồng nghiệp để trau dồi kinh nghiệm.
- Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn theo chuyên đề để nâng cao năng lực
chuyên môn, kỹ năng sư phạm.
- Tự học để có khả năng sử dụng máy vi tính và các ứng dụng dạy học
hiện đại để có khả năng thiết kế những bài giảng lý thú, cuốn hút; biết vận dụng

các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hợp lý theo hướng phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển kỹ năng cho học sinh.
* Thứ hai, nâng cao năng lực tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh :
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là thước đo giúp xác định
thành tích học tập, mức độ chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng của các em. Từ đó
giáo viên sẽ điều chỉnh quá trình dạy học của mình theo hướng phát triển năng
lực và các kỹ năng cho học sinh. Nếu giáo viên biết đánh giá một cách chính
xác, khách quan thì sẽ khích lệ, động viên những em giỏi càng phấn đấu vươn
lên để đạt thành tích cao hơn, những em yếu kém sẽ tìm cách nổ lực để cải thiện
vị trí.
Đối với chương trình mới, để đánh giá chính xác về học sinh, giáo viên
cần có kỹ năng thiết kế các công cụ đánh giá kết quả giáo dục thể hiện ở mức độ
đạt được các năng lực cần hình thành và phát triển ở học sinh; vì thế, bản thân
cần phải học tập để biết sử dụng các phần mềm hỗ trợ đánh giá; cần có kiến
thức, kỹ năng về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
* Thứ ba, rèn luyện năng lực thấu cảm học sinh :
Thấu cảm là khả năng hiểu được cảm xúc, tâm trạng, đặc điểm, mong
muốn, hoàn cảnh…của mỗi học sinh, đó chính là chìa khóa để đi được vào lịng


học sinh, để học sinh dễ dàng mở lòng với giáo viên, có như vậy sự hợp tác giữa
thầy và trị mới sn sẽ, chất lượng giáo dục mới nâng cao.
Với vai trò là giáo viên, bản thân sẽ tham gia học tập đầy đủ các chuyên
đề về tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học để hiểu rõ hoàn cảnh tâm sinh lý của từng
em. Từ đó, đề ra các giải pháp giáo dục phù hợp cho từng em học sinh cụ thể.
Có như thế mới giúp chất lượng học tập của lớp mình được cải thiện, góp phần
vào thành tích giáo dục chung của Nhà trường.
Ngồi ra, bản thân cần tham gia tích cực vào việc xây dựng ý tưởng
Trường học hạnh phúc nhằm giúp học sinh cảm thấy an toàn, tự tin khi đến
trường và đặc biệt cảm thấy môi trường giáo dục cũng mang lại hạnh phúc cho

trẻ như chính ngơi nhà thân u của các em.
Tóm lại, Để nâng cao định hướng phát triển bản thân, tơi nghĩ rằng bản
thân và các giáo viên cịn yếu năng lực chun mơn cần tìm kiếm và tích cực
tham gia các khóa đào tạo chun mơn và các khóa đào tạo về kỹ năng giảng
dạy. Bên cạnh đó, cũng nên tham gia các hoạt động chuyên môn và thường
xuyên đọc sách để cập nhật kiến thức. Tập làm quen với các thiết bị giảng dạy
hiện đại, học tập tri thức công nghệ, kỹ thuật số để biết cách ứng dụng cơng
nghệ thơng tin vào trong việc dạy học.
THUNgồi ra, tôi cần định hướng phát triển nghề nghiệp cho bản thân
bằng cách tìm kiếm các cơ hội để thăng tiến trong nghề. Có thể thực hiện điều
đó bằng cách xin tham gia các khóa đào tạo lãnh đạo hoặc các khóa đào tạo về
quản lý giáo dục để có thể quản lý tốt hơn lớp học của mình.



×