Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Bộ lý thuyết và đề tham khảo hsg lịch sử 10 (có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.51 KB, 39 trang )

TÀI LIỆU ÔN HSG LỚP 10
Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
1. Lịch sử là gì? lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
khái niệm lịch sử được hiểu theo hai nghĩa: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
Hiện thực lịch sử:
+ Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ
thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức).
VD: Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước hàng vạn quần chúng nhân
dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tun ngơn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó là một hiện thực
lịch sử (sự thật, khách quan).
- Nhận thức lịch sử:
+ Là toàn bộ tri thức lịch sử, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ
(nhận thức về sự việc đã xảy ra.
VD: Về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, đa số quan điểm cho rằng đây là kết
quả của sự chuẩn bị lâu dài và lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Bên cạnh đó, cũng có thể có
những quan điểm, nhận thức cho rằng đó chỉ là sự "ăn may".
Giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử ln có khoảng cách. Vì nhận thức lịch sử phụ
thuộc vào nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu; vào mức độ phong phú và xác thực của
thông tin thu thập được; vào điều kiện và phương pháp nghien cứu; vào mục đích, thái độ,
đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu.
Câu 1. Em hiểu câu nói của Ét-uốc Ha-lét Ca trong Tư liệu 1 như thế nào?
Trả lời:
Ý nghĩa câu nói của Ét-uốc Ha-lét Ca: giữa hiện thưc lịch sử và nhận thức lịch sử ln có
khoảng cách, do đó nhà sử học luôn phải “tương tác” với sự thật lịch sử để không ngừng
khám phá về sự thật lịch sử. Khám phá hay tìm hiểu cái gì, tìm hiểu thế nào về sự thật lịch sử
trong quá khứ xuất phát từ nhu cầu nhận thức của con người trong xã hội hiện đai. Nghiên


cứu, tìm hiểu lịch sử chính là cách con người trong xã hội hiện tại trò truyện, “đối thoại” với
quá khứ.



2. Sử học
a. Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Sử học
Câu 1. Nêu khái niệm Sử học: Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.
Khoa học lịch sử nghiên cứu về các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và
phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
Câu 2. Trình bày về đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học.
- Đối tượng nghiên cứu của Sử học là toàn bộ quá khứ của lồi người. Đó có thể là q khứ
của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người hay một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân
loại.
- Chức năng của Sử học:

Khoa học:

Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.

Rút ra bản chất của quá trình lịch sử để phát hiện quy luật vận động và
phát triển của lịch sử.

Xã hội:

Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức.

Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

Nhiệm vụ:

Nhận thức: Cung cấp tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám
phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.


Giáo dục: góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp
trong lịch sử cho thế hệ sau, góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình
yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái,…

Dự báo: Thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh
nghiệm,…Sử học góp phần dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại.

Bài 2: Tri Thức lịch sử và cuộc sống
- Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống, Ví dụ?


+ Để hiểu biết hiện tại, dự đốn và có niềm tin vào tương lai, con người phải tìm hiểu vê q
khứ. Vì hiện tại ln kế thừa và được xây dựng trên nền tảng của những gì quá khứ để lại.
+ Lịch sử cung cấp cho con người những thơng tin hữu ích về q khứ của chính con người
và xã hội lồi người. Nhờ đó, con người biết được về nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia
đình, dịng họ, dân tộc và tồn nhân loại.
+ Với mỗi cộng đồng, dân tộc, hiểu biết về lịch sử là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên
ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa, cộng đồng của dân tộc đó.
+ Ví dụ cụ thể: Để nắm được rõ và có hiểu biết về ngơi trường THPT mà em đang học, em
cần tìm hiểu về lịch sử ngơi trường thơng qua website của trường, tham quan phịng truyền
thống, tìm hiểu qua tập san, thầy cơ giáo và bạn bè,…
- Trong bối cảnh tồn cầu hóa, để giữ gìn bản sắc văn hóa, cần:
+ Tăng cường cơng tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm
quan trọng của việc hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó hình thành ý thức giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc một cách chủ động, tích cực và tự giác.
+ Bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam
+ Tiếp thu có chọn lọc văn hóa của bên ngồi.
+ Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa cần gắn với giữ gìn khơng gian văn hóa - nơi duy trì
đời sống của cộng đồng dân tộc.

2. Học tập và tìm hiểu lịch sử suốt đời
a. Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời
Vì sao đặt ra vấn đề học tập, khám phá lịch sử suốt đời?








Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn cần hiều biết và vận dụng những tri thức,
kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai.
Nhiều sự kiện lịch sử, quá trình lịch sử đến nay vẫn cịn là bí ẩn. Đây chính là cơ hội
thơi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tịi, khám phá để hoàn chỉnh thêm nhận thức
chung, làm giàu tri thức lịch sử.
Khám phá lịch sử giúp chúng ta biết được những thành tựu văn minh nhân loại qua
các thời kì, hiểu được những kinh nghiệm, rút ra được những bài học có giá trị lịch sử
từ các nước khác, phịng tránh được những sai lầm.
Hiểu biết sâu sắc về lịch sử dân tộc Việt Nam và của các nước khác giúp chúng ta hội
nhập thành công.
Ngày nay, tri thức lịch sử và văn hóa chính là cội nguồn cảm hứng và ý tưởng sáng
tạo trong các ngành công nghiệp văn hóa, phát triển du lịch, tạo cơ hội nghề nghiệp
mới.


Vận dụng
Câu 1: Có quan điểm cho rằng: “Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng
ta còn là học sinh, sinh viên”. Theo em, quan điểm đó đúng hay sai? Vì sao?
Quan điểm cho rằng: “Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta

còn là học sinh, sinh viên” là sai.
 Giải thích: Việc học tập và khám phá lịch sử không chỉ diễn ra ở trong các lớp học,
khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên, mà là học tập, khám phá suốt đời. Bởi vì:
 Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta ln cần hiều biết và vận dụng những tri thức,
kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai.
 Nhiều sự kiện lịch sử, quá trình lịch sử đến nay vẫn cịn là bí ẩn. Đây chính là cơ hội
thơi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tịi, khám phá để hồn chỉnh thêm nhận thức
chung, làm giàu tri thức lịch sử.
 Khám phá lịch sử giúp chúng ta biết được những thành tựu văn minh nhân loại qua
các thời kì, hiểu được những kinh nghiệm, rút ra được những bài học có giá trị lịch sử
từ các nước khác, phòng tránh được những sai lầm.
 Hiểu biết sâu sắc về lịch sử dân tộc Việt Nam và của các nước khác giúp chúng ta hội
nhập thành công.
 Ngày nay, tri thức lịch sử và văn hóa chính là cội nguồn cảm hứng và ý tưởng sáng
tạo trong các ngành cơng nghiệp văn hóa, phát triển du lịch, tạo cơ hội nghề nghiệp
mới.
Câu 2. Kể tên một số bộ phim, chương trình truyền hình,…ở Việt Nam sử dụng chất
liệu là tri thức lịch sử và văn hóa mà em biết:


Phim truyện: Phượng Khấu, Thái sư Trần Thủ Độ, Minh Tâm kì án, Lý Cơng Uẩn –
Đường tới Thăng Long, Bình Tây đại ngun sối, Tây Sơn hào kiệt, Long Thành
cầm giả ca,…
 Chương trình truyền hình: Theo dịng lịch sử,…
Câu 3. Có thể học tập và tìm hiểu lịch sử qua các hình thức nào? Hình thức nào giúp
em hứng thú và đạt kết quả cao nhất?







Có thể học tập và tìm hiểu lịch sử qua các hình thức: tham quan bảo tàng, các khu
tưởng niệm, đọc sách, đọc truyện, xem phim, nghe các bài hát “đi cùng năm tháng”,

Hình thức giúp em thấy hứng thú và đạt hiệu qua cao nhất: tham quan bảo tàng.

Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành, nghề hiện đại
a. Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di
sản thiên nhiên


Nếu quá trình bảo tồn và phát huy di sản không quan tâm đến việc sử dụng, ứng dụng những
kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và Sử học nói riêng thì các di sản sẽ:
Khơng đảm bảo được tính ngun trạng, khơng đảm bảo được yếu tố gốc cấu thành
nên di sản.
 Không đảm bảo được tính xác thức, tính tồn vẹn, giá trị nổi bật của di sản.
b. Vai trị của cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
Hãy phân tích vai trị của cơng tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản
thiên nhiên.


Trả lời:
Di sản văn hóa vật thể bao gồm nhiều loại hình (thành quách, lăng tẩm, đền, tháp, cung điện, nhà
cổ,…), được xây dựng bằng nhiều chất liệu khác nhau (đất, đá, gạch, gỗ, tre, nứa, lá,…) nên có
thể bị biến dạng, xuống cấp, hư hỏng theo thời gian,… Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di
sản góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác
động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người.
Loại hình di sản văn hóa phi vật thể cũng đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ mai
một. Nhờ công tác bảo tồn di sản, thông qua một số biện pháp khác nhau (sưu tầm, lưu giữ,

truyền nghề, trình diễn,…) mà những di sản đó được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác.

2. Sử học với sự phát triển du lịch: Phân tích vai trị của du lịch đối với cơng tác
bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa: Du lịch góp phần bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch
sử của các quốc gia.


Chính nhu cầu tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm của du khách đã thơi thúc các cấp
chính quyền và nhân dân biết quý trọng, tự hào, quan tâm hơn nữa đến việc gìn giữ,
bảo tồn, phục dựng, phát huy những giá trị di tích, di sản. Đó chính là sự chăm lo, bảo
tồn và phát huy nguồn lực cốt lõi cho sự phát triển bền vững, hiệu quả của ngành du
lịch nói chung và ngành du lịch văn hóa nói riêng.




Một phần doanh thu từ du lịch đã được tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tạo, tôn vinh,
phục dựng và quản lí di tích, di sản. Các di sản văn hóa phi vật thể nhờ đó cũng được
sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng, truyền dạy và tổ chức trình diễn.

2. Giả sử có một chủ đề của hội thảo về du lịch di sản như sau: “Lựa chọn lợi ích về kinh tế
hay văn hóa lịch sử? Lợi ích lâu dài hay trước mắt? Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết
của bản thân, em hãy viết một bài khoảng 200 từ thể hiện quan điểm của em về vấn đề được
nêu.
Nếu là một người nhìn xa trơng rộng và có tầm nhìn em sẽ lựa chọn lợi ích về văn hóa
lịch sử. Những giá trị của văn hóa lịch sử càng tồn tại lâu càng đem đến những giá trị lợi ích
to lớn về kinh tế. Những lợi ích kinh tế có giá trị trước mắt nhưng về lâu dài khi xây dựng và
phát triển kinh tế khiến ta phải phá vỡ và xóa bỏ những giá trị lịch sử văn hóa thì đến lúc ta
tìm lại thì đã khơng cịn những lợi ích lịch sử văn hóa và rất khó có thể lấy lại được. Vì thế,

chúng ta đừng để những lợi ích trước mắt nhất thời mà làm mất đi những giá trị lâu dài và có
lợi ích về sau. Việc bảo tồn trân trọng và phát huy giá trị văn hóa chính là một các phát triển
lợi ích về kinh tế.

Bài 5: Khái niệm văn minh.Một số nền văn minh phương Đơng thời
kì cổ- trung đại
1. Khái niệm văn minh
Câu 1. Em hãy giải thích khái niệm văn minh, văn hóa.
Trả lời:
Văn minh: là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người; là trạng thái
phát triển cao của nền văn hóa, khi xã hội lồi người vượt qua trình độ của thời kì dã
man.
 Văn hóa: là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo nên.
Văn hóa tạo ra đặc tính, bản sắc của một xã hội hoặc nhóm người trong xã hội.
II. Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ – trung đại


1. Văn minh Ai Cập cổ đại
Câu 1. Giới thiệu một số thành tựu cơ bản của văn minnh Ai Cập cổ đại:


Tín ngưỡng, tơn giáo:

Sùng bái đa thần. Thờ các vị thần tự nhiên, thờ động vật, thờ linh hồn người
chết.

Tín ngưỡng, tơn giáo có ảnh hưởng và ý nghĩa quan trọng trong văn hóa, xã
hội, chính trị và nhiều thành tựu văn minh của Ai Cập cổ đại.
 Chữ viết:


Sáng tạo ra một trong những hệ thống chữ viết cổ nhất thế giới (chữ tượng
hình) từ khoảng hơn 3 000 năm TCN.

Người cổ đại Ai Cập đã ghi chép, để lại nhiều tư liệu quý giá thuộc các lĩnh
vực: lịch sử, thiên văn học, toán học,…
 Kiến trúc và cung điện:

Cung điện, đền thờ và kim tự tháp là các loại hình kiến trúc tiêu biểu nhất của
Ai Cập cổ đại. Đó là những di sả quý giá của Ai Cập nói chung và nhân loại nói
riêng.

Nhiều cơng trình kiến trúc, điêu khắc vẫn còn hiện hữu, là hiện thân cho sức
lao động, sáng tạo, trí tuệ của con người.
 Khoa học kĩ thuật:

Sử dụng hệ số thập phân, phép tính cộng và trừ, biết tính diện tích hình tam
giác, hình chữ nhật, sử dụng số pi.

Sớm quan sát thiên văn và sự vận hành của các thiên thể. Sáng tạo ra kĩ thuật
làm lịch dựa trên chu kì chuyển động của Mặt trời đầu tiên trên thế giới.

Hiểu biết tương đối chính xác về các cơ quan trong cơ thể người. Sử dụng
những kiến thức giải phẫu để chữa bệnh trong kĩ thuật ướp xác.
Câu 2. Ý nghĩa của các thành tựu của văn minh Ai Cập cổ đại:


 Góp phần vào sự phát triển rực rỡ của nền văn minh Ai Cập.
 Đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh vực của văn minh nhân loại.
2. Văn minh Ấn Độ thời kì cổ – trung đại
b. Những thành tựu cơ bản






Tôn giáo: Ấn Độ là quê hương của nhiều tơn giáo lớn. Hai tơn giáo có ảnh hưởng sâu
rộng hàng đầu của Ấn Độ là Hin-đu giáo và Phật giáo.
Chữ viết:

Chữ viết cổ nhất của Ấn Độ được tìm thấy trong nền văn minh sơng Ấn.
Người Ấn Độ cải biên chữ viết để ghi âm tiếng Phạn.

Được truyền bá sang Đông Nam Á và được cải biên thành chữ viết của một số
quốc gia trong khu vực này.
Văn học:

Đạt nhiều thành tựu rực rỡ. Tiêu biểu nhất là Kinh Vê-đa, sử thi Ma-ha-ba-rata và Ra-ma-y-a-na,…

Văn học Ấn Độ chứa đựng những giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc, là
niềm tự hào của người dân Ấn Độ, trở thành nguồn cảm hứng, đề tài sáng tác của
nhiều ngành nghệ thuật khác, nhất là khu vực Động Nam Á.


Kiến trúc, điêu khắc:

Chịu ảnh hưởng của tôn giáo.

Nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như: cột đá, chúa và tháp Phật giáo, thánh
đường, cung điện,…


Kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ đã có những ảnh hưởng đến nhiều nước trên
thế giới, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á.
 Khoa học, kĩ thuật:

Toán học: sáng tạo ra 10 chữ số mà ngày nay chúng ta sử dụng.

Thiên văn học: sớm có hiểu biết về vũ trụ, về mặt trời và các hành tinh. Biết
đặt ra lịch.

Vật lí, hóa học: nêu ra thuyết nguyên tử, khẳng định luật hấp dẫn của Trái đất,


Y – dược học: có nhiều ghi chép về bệnh lí học, giải phẫu học,…
Câu 2. Ý nghĩa các thành tựu của văn minh Ấn Độ thời kì cổ – trung đại: đóng góp quan
trọng vào kho tàng tri thức nhân loại.


3. Văn minh Trung Hoa thời kì cổ – trung đại
– Một số thành tựu cơ bản của văn minh Trung Hoa thời kì cổ – trung đại:










Tư tưởng, tôn giáo:


Các học thuyết tư tưởng, tơn giáo hình thành từ rất sớm để giải thích về thế
giới và đề xướng các biện pháp cai trị đất nước.

Nho giáo, Đạo giáo, Pháp gia trở thành nền tảng quan trọng về tư tưởng, thế
giới quan của người Trung Hoa và ảnh hưởng đến nhiều quốc gia.

Phật giáo được cải biến và phát triển rực rỡ, ảnh hưởng đến các quốc gia khác
trong khu vực.
Chữ viết:

Chữ khắc trên mai rùa, xương thú (chữ giáp cốt), chữ khắc trên đồ đồng (kim
văn).

Chữ viết được nhiều lần chỉnh lí và phát triển thành chữ Hán ngày nay.
Văn học:

Kho tàng văn học đồ sộ, đa dạng về thể loại, nội dung và phong cách nghệ
thuật.

Tiêu biểu là thơ ca thời Đường, tiểu thuyết thời Minh – Thanh,…
Kiến trúc, điêu khắc và hội họa:

Kiến trúc và điêu khắc có sự gắn kết mật thiết với nhau, công năng sử dụng đa
dạng: nhà ở, cung điện, cơng trình phịng thủ,…Những cơng trình nổi tiếng gồm:
Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành,…

Hội họa đa dạng về đề tài, nội dung và phong cách. Tranh vẽ trên chất liệu lụa,
gỗ, giấy,….Các tác phẩm có phong cách ước lệ.
Khoa học kĩ thuật:


Toán học: sử dụng hệ số đếm thập phân, tính được diện tích các hình phẳng,
thể tích các hình khối,…


Thiên văn học: là những người đầu tiên ghi chép về nhật thực, nguyệt thực, đặt
ra lịch để phục vụ sản xuất.

Y – dược học: chuẩn đốn, lí giải và chữa trị các bệnh bằng nhiều phương
pháp.

Sử học: đa dạng về hình thức, thể loại, nội dung với nhiều tác phẩm nổi tiếng:
Xuân Thu, Sử kí của Tư Mã Thiên,…
– Ý nghĩa của những thành tựu:


Chứng tỏ sự phát triển của nền văn minh Trung Hoa.
Được lan truyền và ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước.
Là minh chứng cho sự ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, cũng như mối liên hệ
về tri thức, khoa học, kĩ thuật giữa phương Đông và phương Tây.
Vận dụng




Câu 1. Liên hệ và cho biết ảnh hưởng của những thành tựu văn minh phương Đông đối với
Việt Nam.
Ảnh hưởng của những thành tựu văn minh phương Đông đối với Việt Nam: Việt Nam kế
thừa thành tựu còn đến ngày nay như:





Ai Cập: chữ viết, hệ đếm 60, một số cơng trình kiến trúc, âm lịch, bánh xe, cái cày,…
Ấn Độ: Phật giáo, Ấn Độ giáo, sử thi Ma-ha-ba-ha-ra-ta và Ra-ma-ya-na, chữ số,
cơng trình kiến trúc.
Trung Hoa: Phật giáo, thơ Đường, cơng trình kiến trúc.

Bài 6: Một số nền văn minh phương tây thời kì cổ- trung đại.
1. Văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại
b. Thành tự cơ bản
– Nêu một số thành tựu cơ bản của văn minh Hy Lạp – La Mã:




Chữ viết:

Người Hy Lạp xây dựng bảng chữ cái ghi âm từ thế kỉ IX – VIII TCN. Đến
khoáng thế kỉ IV TCN, bảng chữ cái Hy Lạp được hoàn thiện với 24 chữ cái.

Người La Mã dựa trên cơ sở chữ viết Hy Lạp để xây dựng chữ La-tinh. Đến
nay, chữ La-tinh là văn tự chữ cái được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.
Văn học:

Nền văn học đồ sộ của Hy Lạp và La Mã đã đặt nền móng cho văn học
phương Tây. Các tác phẩm không chỉ là sáng tác nghệ thuật quý giá mà cịn là
nguồn tư liệu quan trọng để tìm hiểu về lịch sử của 2 nền văn minh này.




Nguồn cảm hứng và đề tài phong phú bắt nguồn từ thần thoại.

Thơ, văn xuôi và kịch đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
 Kiến trúc, điêu khắc và hội họa:

Một số cơng trình kiến trúc tiêu biểu: Đền Pác-tê-nơng, Đền thờ thần Dớt,…

Các tác phẩm điêu khắc, hội họa: Lực sĩ ném đĩa, Tượng A-tê-na, tượng thần
Vệ nữ thành Mi-lơ.
 Khoa học kĩ thuật:

Có nhiều hiểu biết về thiên viên: nhận ra Trái đất hình cầu, cho rằng Mặt trời
và các thiên thể chuyển động quanh Trái đất; Biết tính lịch theo chu kì chuyển
động của Mặt trời.(tính lịch dương )

Các nhà khoa học Hy Lạp (Ta-lét, Pi-ta-go, Ác-si-mét,…) đã có đóng góp
trong nhiều ngành khoa học khác nhau.

Các thầy thuốc Hy Lạp cổ đại đạt được nhiều tri thức về chuẩn đoán và chữa
bệnh bằng thuốc, giải phẫu, gây mê.

Sử học Hy Lạp được hình thành từ TK V TCN với sử gia đầu tiên là Hê-rôdốt. Sử học La Mã kế thừa và phát huy truyền thống Hy Lạp với nhiều nhà sử học
xuất sắc như Pô-li-bi-út,…

Chế tạo bê tơng, sử dụng hệ thống địn bẩy, chế tạo máy bắn đá,…
 Tư tưởng: Hy Lạp – La Mã là quê hương của triết học phương Tây. Quá trình hình
thành và phát triển của triết học Hy Lạp – La Mã gắn liền với cuộc đấu tranh giữa chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm; đặt nền tảng cho nhiều thành tựu về tư tưởng, tri
thức phương Tây thời cận và hiện đại.

 Tôn giáo:

Người Hy Lạp – La Mã thờ đa thần. Thường xuyên hiến tế, cầu nguyện, tổ
chức lễ hội để tôn vinh các vị thần.

Tôn giáo Hy Lạp – La Mã để lại nhiều dấu ấn và ảnh hưởng đối với đời sống
văn hóa phương Tây sau này.
 Thể thao: Nhiều sự kiện thể thao cổ đại là cơ sở, nền tảng cho nhân loại ngày nay.
– Ý nghĩa của các thành tựu đó:
 Góp phần vào sự phát triển rực rỡ của nền văn minh phương Tây.
 Đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh vực của văn minh nhân loại.
2. Văn minh phương Tây thời kì Phục hưng
b. Thành tựu cơ bản
Một số thành tựu cơ bản của văn minh phương Tây thời kì Phục hưng:



Văn học: đạt nhiều thành tựu trên cả 3 lĩnh vực thơ, tiểu thuyết, kịch.
Hội họa, kiến trúc, điêu khắc:

Những thành tựu bắt đầu từ I-ta-li-a và lan rộng ra khắp châu Âu.


Thế kỉ XV-XVI, nghệ thuật Phục Hưng đạt đến đỉnh cao với tên tuổi của nhiều
danh họa và nhà điêu khắc với tên tuổi của nhiều danh họa và nhà điêu khắc: Lêô-na-đờ-vanh-xi,…

Trong kiến trúc, phong cách Phục hưng chú trọng yếu tố hình học, tính đối
xứng, tỉ lệ.
 Khoa học kĩ thuật:


Có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy lùi những ảnh hưởng và chi phối của
thần học.

Có nhiều tiến bộ về kĩ thuật, đặc biệt là các ngành dệt, khai thác mỏ, đóng tàu,
chế tạo vũ khí,…
 Tư tưởng: Triết học duy vật với các học giả tiêu biểu như Phran-Xít Bê-cơn.
– Ý nghĩa của những thành tựu đó:






Lên án gay gắt giáo hội Cơ Đốc giáo lũng đoạn, chĩa mũi nhọn đấu tranh chống lại
chế độ phong kiến thối nát đương thời, đề cao giá trị con người và quyền tự do cá
nhân, đề cao tinh thần dân tộc, đề cao chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên.
Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiền trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của GCTS
chống lại chế độ phong kiến lỗi thời, mở đường cho văn minh Tây Âu phát triển trong
những thế kỉ tiếp theo.

Bài tập . Ph. Ăng-ghen đã viết: “Khơng có cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã
thì khơng có châu Âu hiện đại”. Em có đồng ý với nhận định này khơng? Vì sao?
Đồng ý với ý kiến của Ph. Ăng-ghen “Khơng có cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và
đế chế La Mã thì khơng có châu Âu hiện đại”.
 Giải thích:

Văn minh Hy Lạp – La Mã là cơ sở hình thành văn minh phương Tây. Trong
thời kì hậu trung đại, sự phục hưng của nhiều giá trị từ văn minh Hy Lạp, La Mã
và những tiến bộ không ngừng của các lĩnh vực kinh tế, văn hố, chính trị đã
khiến văn minh Tây Âu đạt được nhiều thành tựu, tạo cơ sở cho sự phát triển của

châu Âu trong thời kì cận và hiện đại.

Văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại đã có nhiều đóng góp cho nhân loại với
hàng loạt phát hiến vĩ đại trong suốt chiều dài lịch sử, trong đó có nhiều lĩnh vực
là nền tảng cho sự phát triển của nhân loại hiện nay.

Điểm nổi bật của văn minh Hy Lạp và La Mã:

Tính kế thừa (do văn minh Hy Lạp và La Mã ra đời muộn hơn nên
được kế thừa nhiều thành tựu văn hóa của cư dân phương Đơng cổ đại).

Mang tính hệ thống, thực tiễn và tính khái quát cao.

Dấu ấn cá nhân được đề cao.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại


1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: Diễn ra đầu tiên ở Anh
Thành tựu đạt được trên các ngành dệt, luyện kim, giao thông vận tải, bắt đầu từ
ngành dệt
Thời

Người phát minh

Tên sản phẩm

Tác dụng


gian
1733

Giôn Cay

Con thoi bay

1764
1769

Giêm-ha-gri-vơ
Ri-chác Ác-rai

tăng năng suất gấp đôi
máy kéo sợi Gienni
Tăng năng suất kéo sợi lên 16-18 lần
máy kéo sợi chạy bằng Tạo sản phẩm chắc hơn, giảm sức lao

1779
1784

Crôm-tơn
Giêm Oát

sức nước
Cải tiến máy kéo sợi
máy hơi nước

động của con người
Cho sợ bền và đẹp hơn

Tăng năng suất, giải phóng sức lao
động, khởi đầu quá trình CNH.
Tăng năng suất lên gấp 40 lần

- thợ dệt ko phải lao thoi bằng tay,

1785

Ét-mơn Các-rai

chế tạo máy dệt chạy

1784

Hen-ri Cót

bằng sức nước
Lị luyện quặng theo Tăng năng suất sản xuất kim loại (sắt)
phương

pháp

“pút-

Ri-chácTơ-re-vi-

đinh”
Đầu máy xe lửa chạy Tiến bộ vượt bậc trong GTVT. Tăng

thích


trên đường ray đầu khối lượng vận chuyển hàng hóa

1807

Rơ-bớt Phơn-tơn

tiên
Tàu thủy chạy bằng

1814

Xtiphen Xơn

hơi nước đầu tiên
Đầu máy xe lửa đầu Tăng tốc độ và khối lượng vận chuyển

1804

tiên

hàng hóa

Theo em, phát minh nào là quan trọng nhất.: Phát minh quan trọng nhất là
máy hơi nước do Giêm Oát phát minh năm 1784 vì đã tạo ra nguồn động lực mới,
làm giảm sức lao động cơ bắp của con người, thúc đẩy sx phát triển vượt bậc, khởi
đầu quá trình ccoong nghiệp hóa ở Anh.
2. cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ 2
b. Những thành tựu cơ bản
Nêu một số thành tựu cơ bản của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.



Một số thành tựu cơ bản của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai:





Phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim dẫn đến sự ra đời của các
nguyên liệu mới.
Khám phá về điện của Mai-cơn Pha-ra-đây, Tô-mát Ê-đi-xơn, Ni-cô Tét-la là cơ sở
cho sự ra đời và phát triển của động cơ điện, điện thoại, vô tuyến điện, thúc đẩy việc
ứng dụng nguồn năng lượng điện vào cuộc sống.
Phát minh ra động cơ đốt trong tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy
bay, thúc đẩy ngành khai thác dầu mỏ.

3. Ý nghĩa và tác động của cMCN lần thứ nhất và lần thứ hai.
* Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế:
- Thúc đẩy công nghiệp phát triển , nâng cao năng suất lao động
- Thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông vận tải, thơng
tin liên lạc, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện cuộc sống con người
* Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai:
- Xã hội:
+ Hình thành và phát triển của nhiều trung tâm công nghiệp mới cũng là những thành
thị đơng dân: Ln Đơn, Man-chét-xtơ, Pa-ri….
+ Hình thành hai giai cấp đối kháng là tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và vô
sản làm thuê.
+ Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản => các cuộc đấu tranh
- Văn hóa:
+ Lối sống và văn hóa cơng nghiệp ngày càng trở nên phố biến

+ Đời sống tinh thần phong phú và đa dạng hơn với sự xuất hiện của: Điện thoại,
radio, điện ảnh,...
+ Sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục được đẩy mạnh…
- Tiêu cực:
+ Ơ nhiễm mơi trường
+ Bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em
+ Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa giữa các nước Đế quốc

Bài 8: Các cuộc cách mạng cơng nghiệp thời kì hiện đại
1. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
b. Thành tựu cơ bản
Quan sát Hình 3 – 11, hãy kể tên một số thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần
thứ ba. Em ấn tượng với thành tựu nào, vì sao?


Trả lời:
Một số thành tựu cơ bản của Cách mạng cơng nghiệp lần thứ ba:

Sự xuất hiện của máy tính. Máy tính ENIAC là máy tính điện tử ra đời đầu
tiên năm 1946.

Sự xuất hiện của mạng internet, việc kết nối giữa các khu vưc trên thế giới,
chia sẻ thông tin giữa các thiết bị được thực hiện một cách dễ dàng, hiệu quả hơn.

Sự ra đời của mạng internet không dây là một bước tiến quan trọng của ngành
công nghệ thơng tin.

Tự động hóa và cơng nghệ rơ-bốt ra đời đã giải phóng sức lao động của con
người, nâng cao sản xuất và chất lượng sản phẩm công nghiệp.


Công cuộc chinh phục vũ trụ của hai cường quốc là Mỹ và Liên Xô.
 Em ấn tượng nhất với thành tựu Nhà du hành không gian Neo Am-strong (Mỹ) –
người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng (1969) vì “Đây là bước chân nhỏ bé của một
con người, nhưng là bước nhảy vĩ đại của nhân loại”.
2. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư


b. Thành tựu cơ bản
Một số thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
Những đột phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), điện
toán đám mây, Big Data (dữ liệu lớn), cơng nghệ in 3D, tự động hóa, vật liệu mới,
công nghệ gen, công nghệ na-no.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vừa mới bắt đầu nhưng hứa hẹn sẽ tạo ra
những thay đổi lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội của TK XXI.
 Giới thiệu về thành tựu tiêu biểu mà em thích nhất: Internet vạn vật ngày càng được
áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực quản lí đơ thị, giao thơng, xây dựng, thời trang,
chăm sóc sức khỏe,…khơng những mang lại sự hiệu quả, kinh tế, tiện nghi cho con
người mà thông qua các thiết bị được kết nối, nhiều dữ liệu được thu thập, giúp hoàn
thiện dữ liệu lớn (Big Data). Kho dữ liệu khổng lồ này rất quan trọng cho sự phát
triển của các ngành công nghệ trong thời đại 4.0.
3. Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư


Câu 1. Hằng ngày, gia đình, bạn bè và bản thân em thường sử dụng thiết bị điện tử nào?
Theo em, sự ra đời của các thiết bị điện tử, hệ thống internet,… có ý nghĩa như thế nào đối
với cuộc sống hiện nay?




Hằng ngày, gia đình, bạn bè và bản thân em thường sử dụng thiết bị điện tử: máy tính,
ti vi, tủ lạnh, điều hịa, hệ thống internet,…
Ý nghĩa sự ra đời của các thiết bị điện tử, hệ thống internet,… đối với cuộc sống hiện
nay:


Việc tìm kiếm, chia sẻ thơng tin trở nên nhanh chóng, thuận tiện. Con người
có thể trao đổi, giao tiếp thơng qua các ứng dụng internet nhanh chóng.

Người tiêu dùng có thể lựa chọn, mua sắm hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức
trực tuyến, người tiêu dùng tiếp cận gần hơn với thương mại tồn cầu.

Giải phóng sức lao động của con người.
Câu 2. Hãy phân tích ý nghĩa và tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện
đại. Lấy ví dụ minh họa.


– Phân tích ý nghĩa và tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại:
Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế:

Giúp cho việc mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sản xuất và quản lí. Con
người có thể tiếp cận thơng tin một cách nhanh chóng và đầy đủ nhờ sự hỗ trợ của
internet, dữ liệu lớn, sự phát triển của hệ thống thông tin trực tuyến, mạng xã hội,
…hỗ trợ việc ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn.

Tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian và tiết kiệm nguyên liệu, nhiên
liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thương mại điện tử ra đời đã giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn, mua sắm
hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức trực tuyến, người tiêu dùng tiếp cận gần hơn

với thương mại toàn cầu.
 Tác động về xã hội, văn hóa:

Xã hội:

Giải phóng sức lao động của con người, tri thức đưa đến sự phân hóa
trong lao động.

Khiến nhiều người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm, gây ra
sự phân hóa trong xã hội, con người bị lệ thuộc nhiều vào các thiết bị thơng
minh.

Văn hóa:

Việc tìm kiếm, chia sẻ thơng tin trở nên nhanh chóng, thuận tiện. Con
người có thể trao đổi, giao tiếp thông qua các ứng dụng internet nhanh chóng.
Q trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực diễn ra dễ dàng và
thuận tiện.

Phát sinh các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân, tính
chính xác của các thơng tin được chia sẻ. Làm gia tăng xung đột giữa nhiều
yếu tố, giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại. Nguy cơ đánh mất bản sắc văn
hóa dân tộc.
– Ví dụ minh họa: Các bạn trẻ lạm dụng việc sử dụng tiếng nước ngồi, tiếng lóng vào tiếng
Việt khi giao tiếp qua mạng in-tơ-nét, MXH là khơng hợp lí. Tuy việc sử dụng tiếng lóng
cũng có tác dụng nhất định đối với giới trẻ như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết
kiệm thời gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo…làm cho hoạt
động giao tiếp cũng phong phú hơn nhưng việc lạm dụng sử dụng quá đà sẽ đánh mất đi bản
sắc dân tộc, mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.



Luyện tập


Câu 1. Lập bảng thống kê về những thành tựu cơ bản của các cuộc cách mạng cơng nghiệp
thời kì hiện đại theo gợi ý sau:

STT

Tên thành
tựu

Tên tác giả

Thời
điểm
ra đời

1

Thuyết
tương đối

An-be
Anh-xtanh

Đầu
thế kỉ
XX


2

Máy tính
ENIAC

Giơn Mauli va Preppơ Éc-cơ

1946

3

Mạng lưới
tồn cầu

Tim Bécnơ

4

Kết nối các
thiết bị qua
mạng khơng
dây

5

Vệ tinh nhân
tạo

Liên-xơ


6

Trí tuệ nhân
tạo (AI),
internet vạn
vật

Allen
Newell và
Herbert
Simon

Giôn Su-livan đứng
đầu

1990

1996

1958

1950

Quốc gia
xuất
hiện đầu
tiên

Lĩnh
vực


Ý nghĩa (thời điểm
xuất hiện và hiện
nay)

Đức

Vật lí

Đặt nền tảng cho các
phát minh của cuộc
CMCN lần 3.

Mỹ

Tin học

Máy tính điện tử đầu
tiên

Tin học

Cơng cụ chúng để
hàng tỉ người sử
dụng để tương tác
trên internet

Mỹ

Tin học


Có thể truy cập vào
mạng bằng nhiều
thiết bị điện tử mà
không cần chạy dây
ở khắp nơi.

Liên Xô

Hàng
không –
vũ trụ

Mở đầu “Kỷ nguyên
Không gian”

Mỹ

Khoa
học máy
tính

Hứa hẹn tạo ra những
thay đổi lớn trong tất
cả các lĩnh vực của
TK XXI.

Anh



Câu 2. Clau-xơ Sơ-goát, người sáng lập và là Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới
có nhận định “Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước
để cơ giới hóa sản xuất. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng
để sản xuất hàng loạt. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và CNTT để tự
động hóa sản xuất. Bây giờ, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách
mạng cơng nghiệp lần thứ ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa
Kĩ thuật số, Vật lí và Sinh học”. Em có đồng ý với ý kiến trên khơng? Vì sao?
Đồng ý với ý kiến của Clau-xơ Sơ-gốt. Vì:
Đây là xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại. Hiện nay, cuộc CMCN lần thứ tư đang
nảy nở từ cuộc cách mạng lần thứ ba với đặc trưng là sự hợp nhất các loại cơng nghệ,
làm xóa nhịa ranh giới giữa lĩnh vực vật lí, kĩ thuật số và sinh học với trung tâm là
phát triển trí tuệ nhân tạo, robot hóa, Internet vạn vật, khoa học vật liệu, sinh học,
công nghệ di động không dây liên ngành sâu rộng cho tự động hóa sản xuất chế tạo.
 Từ cách giải thích như vậy, có thể thấy được cốt lõi của cuộc cách mạng này nằm ở
các vấn đề sau: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối – Internet of
Things (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data). Đây thực sự là một cuộc cách mạng chưa
từng có trong lịch sử công nghiệp trên thế giới, tạo ra những thời cơ và thách thức rất
lớn đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Vận dụng


Trong kỉ nguyên số hiện nay, rất nhiều thông tin được chia sẻ tràn lan trên mạng internet
nhưng chưa được kiểm chứng. Nếu là một trong những người nhận được thông tin ấy, em sẽ
làm gì?
Trong kỉ ngun số hiện nay, rất nhiều thơng tin được chia sẻ tràn lan trên mạng intơ-nét nhưng chưa được kiểm chứng. Nếu là một trong những người nhận được thông tin ấy
em sẽ kiểm chứng thông tin trước khi chia sẻ, nói “khơng” với những thơng tin sai sự thật.
Đây là cách để chúng ta tự bảo vệ mình và góp phần xây dựng mơi trường thơng tin mạng
thực sự an tồn, văn minh.

1

(Đề thi có 01 trang)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỊCH SỬ LỚP 10
Thời gian làm bài 180’

Câu 1 (5 điểm). Hãy phân tích mối quan hệ tương tác hai chiều giữa Sử học và du lịch.
Kể tên một số di tich lịch sử, di tích văn hóa tiêu biểu ở Hà Nam. Lựa chọn và giới thiệu
(trong khoảng từ 7-10 dòng) giá trị lịch sử, giá trị du lịch của một di tích mà em có hiểu
biết nhất và đề xuất một vài biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích đó.


Câu 2 (2,5 điểm). Hoàn thiện bảng niên biểu sau về các phát minh kĩ thuật trong Cách
mạng công nghiệp lần thứ nhất.
Tên phát minh

Tên người phát
minh

Thời gian ra đời

Lĩnh vực

Máy kéo sợi Gien-ni
Máy hơi nước
Máy dệt chạy bằng sức nước
Đầu máy xe lửa
Tàu thủy
Theo em, phát minh nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 3 (3,5 điểm).
Lựa chọn và trình bày ba thành tựu tiêu biểu của văn minh Hi Lạp- La Mã cổ đại

mà ngày nay nhân loại vẫn được kế thừa.
Câu 4 (5 điểm). Cho những nhận định sau
“Văn hóa Phục hưng là một bước tiến kì diệu trong lịch sử văn minh châu Âu”
“Đó là một cuộc cách mạng tiến bộ, vĩ đại nhất mà loài người chưa từng thấy. Thời kì
kêu gọi những người khổng lồ và sản sinh ra những người khổng lồ - khổng lồ về sức
mạnh tư tưởng, niềm đam mê và tính cách, về tính phổ quát và khả năng học hỏi”
(Ăng-ghen)
“Phục hưng quả là một cơn địa chấn, nó để lại những dấu vết khơng thể xóa nhịa trong
nhiều thế kỷ tiếp theo, trước hết là ở châu Âu và sau nữa là cho tồn nhân loại. (Tơn
Thất Thơng)
a. Cho biết điểm chung của những nhận định trên. Những nhận thức lịch sử đó xuất
phát từ hiện thực lịch sử nào?
b. Em có đồng ý với những nhận thức lịch sử đó khơng? Trên cơ sở trình bày, phân
tích những kiến thức lịch sử về hiện thực lịch sử được nhắc đến ở trên, em hãy lý
giải và chứng minh nhận định của em.
Câu 5 (5đ). Trình bày những thành tựu văn học, nghệ thuật của nền Văn minh Đại Việt.
Tính dân tộc được thể hiện như thế nào trong những thành tựu đó?


SỞ GD & ĐT HÀ NAM
TRƯỜNG THPT LÝ NHÂN

Câu
Câu 1

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 10
Thời gian làm bài 180’
(Đáp án gồm 05 câu, 6 trang)
Nội dung


Hãy phân tích mối quan hệ tương tác hai chiều giữa Sử học và sự phát
triển du lịch.
Kể tên một số di tich lịch sử - văn hóa ở Hà Nam; lựa chọn và giới thiệu
giá trị lịch sử, giá trị du lịch của một di tích mà em có hiểu biết nhất và
đề xuất một vài biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích đó.
*Phân tích mối quan hệ :
- Lịch sử- văn hóa có vai trị đặc biệt quan trọng với sự phát triển của du lịch
+Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá, nguồn lực lớn để phát triển du lịch
+Cung cấp tri thức lịch sử, văn hóa để hỗ trợ quảng bá, thúc đẩy ngành du

Biểu
điểm


0,75đ
0,25đ
0,25đ


Câu 2

lịch phát triển bền vững
+Cung cấp bài học kinh nghiệm, hình thành ý tưởng, lên kế hoạch xây dựng
chiến lược phát triển ngành du lịch
- Du lịch có góp phần thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử.
+ Từ giá trị của các di tích lịch sử văn hóa, các cấp chính quyền, người dân
thấy quý trọng, quan tâm hơn nữa đến việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị
của di sản, di tích,
+ Một phần doanh thu từ du lịch được tái đầu tư vào việc bảo tồn, tơn vinh,

quản lí di tích lịch sử. Nhờ đó các di tích, di sản (một phần của lịch sử) được
bảo tồn.
*Kể tên một số di tích lịch sử - văn hóa ở Hà Nam
(Hs có thể kể tên nhiều di tích ở địa phương, nhưng phải có ít nhất 2 trong số
các di tích sau)
Chùa Long Đọi Sơn (Duy Tiên); Đền Trần Thương (Lý Nhân), Chùa Bà
Đanh (Kim Bảng), Từ đường Nguyễn Khuyến (Bình Lục) v.v…
*Giới thiệu một di tích lịch sử văn hóa.
Hs giới thiệu được giá trị lịch sử- văn hóa, giá trị du lịch của di tích
*Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích
-Nâng cao nhận thức của người dân địa phương, khách tham quan về giá trị
của di tích
-Thường xun bảo vệ, tơn tạo di tích, nhưng khi bảo tồn cần tơn trọng
ngun bản, đảm bảo tính trung thực, khơng làm sai lệch các giá trị và đặc
điểm vốn có của di tích
-Tăng cường quảng bá, tổ chức các lễ hội liên quan đến di tích.
* Hồn thiện bảng niên biểu
Tên phát minh

Thời gian
ra đời
1764

Lĩnh vực

Máy kéo sợi Gien-ni

Tên người phát
minh
Giêm Ha-gri-vơ


Máy hơi nước

Giêm Oát

1784

CN dệt

1785

CN dệt

1805

Giao thông

1807

Giao thông

Máy dệt chạy bằng sức nước
Đầu máy xe lửa
Tàu thủy

Ri-chac Tơ-re-vithich
Rô-bơt Phơn-tơn

*Phát minh quan trọng nhất: Máy hơi nước.
*Lý giải vì sao:


0,25đ
0,75đ
0,25đ

0,25đ

0,75đ

0,75đ

0,25đ
0,25đ

0,25đ

1,25đ

CN dệt

0,25đ
0,25đ



×