Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại dai hoc ngan hang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.83 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT

NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN
MƠN HỌC: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI HIỆN ĐẠI
ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM – [TÊN CHI NHÁNH]

Học viên:
Lớp:
MSHV:
GVHD:

Thành phố Hồ Chí Minh – 08/2021


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO NGÂN HàNG THƯƠNG MẠI.1
1.1

Rủi ro ngân hàng thương mại...............................................................................1

1.1.1


Khái niệm rủi ro ngân hàng thương mại.........................................................1

1.1.2

Phân loại rủi ro ngân hàng thương mại..........................................................1

1.2

Quản trị rủi ro ngân hàng thương mại...................................................................2

1.2.1

Khái niệm quản trị rủi ro ngân hàng thương mại...........................................2

1.2.2

Phân loại quản trị rủi ro ngân hàng thương mại.............................................2

1.3

Vai trò của quản trị rủi ro ngân hàng thương mại.................................................2

CHƯƠNG 2. CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH [TÊN CHI NHÁNH].....................3
2.1

Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thơn – CN [TÊN CHI

NHÁNH].......................................................................................................................3
2.1.1


Lịch sử hình thành..........................................................................................3

2.1.2

Cơ cấu tổ chức...............................................................................................3

2.2

Công tác quản trị rủi ro tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn –

CN [TÊN CHI NHÁNH]...............................................................................................4
2.2.1

Quản trị rủi ro tín dụng..................................................................................4

2.2.2

Quản trị rủi ro thanh khoản............................................................................6

2.2.3

Quản trị rủi ro lãi suất....................................................................................7

2.2.4

Quản trị rủi ro hoạt động................................................................................8

CHƯƠNG 3. MỘT SĨ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CN [TÊN CHI

NHÁNH]..................................................................................................................... 10
3.1

Đối với rủi ro tín dụng:.......................................................................................10

3.2

Đối với rủi ro thanh khoản..................................................................................10

3.3

Đối với rủi ro lãi suất..........................................................................................10

3.4

Đối với rủi ro hoạt động:....................................................................................11


LỜI MỞ ĐẦU
Mặc dù, TPHCM là một vùng đất rất là màu mỡ của các ngân hàng trong việc
cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhưng áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng
rất lớn. Trong giai đoạn nền kinh tế chưa thật sự thoát khỏi sự sụt giảm kinh tế, do sự ảnh
hưởng của đại dịch Covid-19 như hiện nay thì vấn đề cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày
càng khốc liệt hơn, nguy cơ vỡ nợ của các doanh nghiệp làm cho rủi ro tín dụng của ngân
hàng cũng cao hơn,… Đứng trước những cơ hội và thách thức như vậy, nhằm để tồn tại
và phát triển, góp phần giữ vững thị phần, giữ gìn và phát triến thương hiệu, tạo ra ngày
càng nhiều lợi nhuận cho NHNo & PTNT Việt Nam thì Agribank – CN [TÊN CHI
NHÁNH] cần phải rà sốt, kiểm tra lại tồn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của mình,
đặc biệt là phải quan tâm đến quản trị rủi ro để hoạt động một cách hiệu quả và phát triển
vững mạnh trong tương lai.

Để làm được điều đó, Agribank – CN [TÊN CHI NHÁNH] phải xây dựng công
tác quản trị rủi ro ngân hàng hợp lý, hiệu quả. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên tác giả đã
chọn đề tài “Phân tích cơng tác quản trị rủi ro tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh [TÊN CHI NHÁNH]”.


CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Rủi ro ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm rủi ro ngân hàng thương mại
Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất (Allan H. Willett, 1995) quan điểm này
được các học giả như Hardy, Blanchard, Crobough và Redding, Kulp, Anghcll ủng hộ.
Theo một định nghĩa khác cho rằng rủi ro là sự khơng chắc chắn có thể đo lường được
(Frank H. Knight, 1921).
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thường gặp nhiều rủi ro.
định nghĩa rủi ro của một ngân hàng có nghĩa là mức độ không chắc chắn liên quan đến
một vài sự kiện (Peter S. Rose, 1999).
Tuy có nhiều quan điểm về rủi ro khác nhau nhưng có thể thấy rằng, rủi ro có các
đặc điểm cơ bản đó là sự khơng chắc chắn và có thể gây ra tổn thất. Chúng ta khơng thể
tránh khỏi rủi ro, mà chỉ có thể chấp nhận và tìm cách để hạn chế tối đa những rủi ro có
thể xảy ra.
1.1.2 Phân loại rủi ro ngân hàng thương mại
Rủi ro tín dụng (credit risk): là rủi ro của những tổn thất do đối tác vi phạm nghĩ
vụ trả nợ theo quy ước trong hợp đồng hoặc do sự suy giảm xếp hạng tín nhiệm của
người đi vay.
Rủi ro thanh khoản (liquidity risk): là rủi ro phát sinh khi các ngân hàng thiếu
hụt tài sản thanh khoản khi đối diện với việc rút tiền ồ ạt trong thời gian ngắn.
Rủi ro thị trường (market risk): là rủi ro liên quan đến sự thay đổi giá trị của
danh mục tài sản kinh doanh của ngân hàng do những biến động ngồi dự đốn của thị
trường (giá cả, lãi suất, tỷ giá,…)
Rủi ro lãi suất (interest rate risk): là rủi ro phát sinh do sự mất cân đối về kỳ

hạn giữa tài sản và tài sản nguồn vốn (khi lãi suất tăng, ngân hàng phải trả lãi suất cho
các khoản tiền gửi ngắn hạn trong khi lãi suất cho vay (cho vay dài hạn) thường cố định.
Rủi ro tỷ giá (foreign exchange rate risk): là rủi ro phát sinh do sự thay đổi về tỷ
giá làm ảnh hưởng đến giá trị tài sản có và nợ bằng ngoại tệ.
Rủi ro hoạt động (operational risk): là rủi ro gây ra tổn thất do các nguyên nhân
nội bộ (như quy trình, hệ thống, nhân viên vận hành khơng tốt, không đầy đủ) hoặc do
các nguyên nhân khách quan bên ngoài
Rủi ro phá sản (default risk): là rùi ro khi ngân hàng khơng thể duy trì đủ vốnđể
bù đắp sự suy giảm đột ngột trong giá trị tài sản.
Trang 1/15


1.2 Quản trị rủi ro ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro ngân hàng thương mại
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học gồm các hoạt động
nhận dạng, phân tích, đo lường, đánh giá. Từ đó tìm được biện pháp kiểm sốt, khắc
phục, phịng ngừa hậu quả, tổn thất do rủi ro gây ra.
Cơ sở lý thuyết của quản trị rủi ro ngân hàng là sự kết hợp giữa lý thuyết xác suất
và lý thuyết rủi ro. Quản trị rủi ro là một q trình quan trọng, nó khơng chỉ phụ thuộc
vào chính sách của ngân hàng mà cịn phụ thuộc vào chính sách, chủ trương của NHNN
và nền kinh tế.
1.2.2 Phân loại quản trị rủi ro ngân hàng thương mại
Quản trị rủi ro tín dụng: q trình nhận dạng, phân tích các nhân tố rủi ro từ đó
tiến hành xây dựng và triển khai các chính sách quản lý hoạt động tín dụng nhằm phịng
ngừa và hạn chế rủi ro phát sinh trong q trình cấp tín dụng.
Quản trị rủi ro thanh khoản: là việc quản lý có hiệu quả cấu trúc tính thanh
khoản (khả năng chuyển đổi tiền mặt) của tài sản và quản lý tốt danh mục cấu trúc nguồn
vốn.
Quản trị rủi ro lãi suất: là việc nhận biết, định lượng những tổn thất gây ra rủi ro
lãi suất từ đó xây dựng chính sách, chiến lược sử dụng các cơng cụ phịng ngừa, hạn chế

tối đa ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Quản trị rủi ro hoạt động: là q trình thiết lập hệ thống chính sách, phương pháp
quản trị rủi ro để tiến hành đánh giá, đo lường, giám sát và kiểm tra các rủi ro hoạt động
có thể xảy ra.
1.3 Vai trị của quản trị rủi ro ngân hàng thương mại
Quản trị rủi ro hiệu quả sẽ giúp NHTM:
 Giảm tỷlệ nợ xấu, nợ khó địi giúp nâng cao chất lượng tín dụng.
 Hạn chế những sai sót trong cơng tác kế tốn, kho quỹ giúp giảm thiểu thất
thoát, thiệt hại cho ngân hàng.
 Giúp nâng cao chất lượng, uy tín của ngân hàng trong lịng khách hàng.
Đảm bảo sự an toàn cho ngân hàng trong q trình hoạt động, hạn chế tối đa rủi ro
có thể xảy ra từ đó mang lại thu nhập cao nhất cho ngân hàng. Đối với các NHTM hiện
nay, quản trị rủi ro là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu vì nó trực tiếp ảnh
hường đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Quản trị rủi ro hiệu quả là nền tảng để
ngân hàng phát huy các thế mạnh của mình, phát triển sản phẩm dịch vụ, tù đó làm cơ sở
Trang 2/15


để phát triển một cách bền vững, tạo dựng được uy tín thương hiệu trong lịng khách
hàng.

Trang 3/15


CHƯƠNG 2. CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH [TÊN CHI NHÁNH]
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – CN [TÊN CHI
NHÁNH]
2.1.1 Lịch sử hình thành
Ngân hàng Nơng Nghiệp và Phát triên Nơng thôn Việt Nam - Chi nhánh [TÊN

CHI NHÁNH] (Agribank [TÊN CHI NHÁNH]) được nâng cấp là Chi nhánh loại I trực
thuộc Agribank từ ngày 01/04/2008, theo Quyết định số 155/QĐ/HĐQT- TCCB, ngày
29/02/2008 của Hội đồng Quản trị Agribank - v/v điều chỉnh Agribank [TÊN CHI
NHÁNH] phụ thuộc Agribank Sài Gòn về phụ thuộc Agribank.
Giấy phép Đăng ký kinh doanh số: 4116001117, do Sở Kế hoạch và Đầu tư
TP.HCM cấp ngày 18/03/2008. Là Ngân hàng Nhà nước, hạch toán độc lập có trụ sở và
con dấu riêng.
Hội sở Agribank [TÊN CHI NHÁNH] tại số:
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Công ty TNHH MTV Ngân Hàng Nông Nghiệp và
Phát triển Nông thôn Chi Nhánh [TÊN CHI NHÁNH].
Tên viết tắt: NHNo & PTNT Chi nhánh [TÊN CHI NHÁNH]
Tên tiếng Anh: AGRIBANK PHAN DINH PHUNG
Đơn vị trực tiếp quản lý: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam.
Những ngày đầu Chi nhánh chi có 3 Phịng/Ban đi vào hoạt động gồm: Phịng Kế
tốn - Ngân quỹ, Phịng Kế hoạch - Kinh doanh và Phịng Hành chính - nhân sự, với số
lượng CBCNV là 17 người. Tính đến 31/12/2014, Chi nhánh đà thành lập được 5 Phòng
nghiệp vụ tại Hội sờ và 2 phòng giao dịch, nâng tổng số cán bộ biên chế lên 54 người.
Để phát huy thế mạnh của một Ngân hàng hàng đầu Việt Nam về công nghệ và
sản phẩm Ngân hàng hiện đại để đưa ra phục vụ khách hàng nhằm đem lại cho khách
hàng nhiều tiện ích và tiết kiệm được chi phí. Agribank Phan Đinh Phùng đã luôn đặt
mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lên hàng đầu trong chiến lược phát
triển cùa mình. Agribank Phan Đinh Phùng có đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ, nhiệt tình,
năng động, ln tâm huyết với cơng việc, nội bộ đồn kết một lịng vì sự phát triển của
Chi nhánh.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Tổng số cán bộ tại Agribank [TÊN CHI NHÁNH] đến thời điểm 02/08/2021 là 70
Trang 3/15



cán bộ, trong đó có 54 cán bộ định biên và 16 cán bộ làm cơng tác hành chính, vệ sinh,
bảo vệ. Cơ cấu tổ chức của Agribank [TÊN CHI NHÁNH] được thể hiện qua sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tồ chức tại Agribank [TÊN CHI NHÁNH]

(Nguồn: Học viên tự tổng hợp)
Đội ngũ nhân viên là những người trực tiếp thực hiện mọi công tác về kiểm tra,
kiểm sốt trong hoạt động cua Chi nhánh. Vì vậy ban lãnh đạo Agribank [TÊN CHI
NHÁNH] đã nhấn mạnh con đường quan trọng và yếu tố quyết định đế dẫn tới thành
công của Agribank [TÊN CHI NHÁNH] trong thời gian qua là nâng cao nâng lực của đội
ngũ cán bộ công nhân viên. Agribank [TÊN CHI NHÁNH] luôn chủ trọng công tác đào
tạo cho nhân viên mới tái đào tạo và đào tạo nâng cao, bên cạnh đó Chi nhánh đã tạo điều
kiện thuận lợi cho cán bộ nhân viên tham gia các khoá đào tạo nghiệp vụ cao cấp được tổ
chức bởi các đơn vị có uy tín trong và ngồi nước.
2.2 Cơng tác quản trị rủi ro tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn –
CN [TÊN CHI NHÁNH]
2.2.1 Quản trị rủi ro tín dụng
Tình hình cấp tín dụng của chi nhánh vẫn đang ồn định và phát triển tốt, dư nợ
tăng liên tục đạt được 1.696.228 triệu đồng năm 2019, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm và
duy trì ở mức 0,14%. Đây khơng chỉ là thành tích của cơng tác cấp tín dụng mà cịn cho
thấy cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh đang được quan tâm và phát huy hiệu
quả.

Trang 4/15


Bảng 2.1 Tình hình cấp tín dụng của Agribank – CN [TÊN CHI NHÁNH]
ĐVT: triệu đồng
Năm

2015


2016

2017

2018

2019

Dư nợ ngắn hạn

635.376

666.489

753.759

781.804

834.823

Dư nợ trung, dài hạn

267.413

334.619

481.622

706.683


861.405

Tổng dư nợ

902.789

1.001.108

1.235.381

1.488.487

1.696.228

Nợ xấu

12.239

3.215

1.660

2.337

2.336

%/Tổng dư nợ

1,36%


0.32%

0.13%

0.16%
0,14%
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Chính sách và quy trình quản trị rủi ro đúng đắn đã giúp phát hiện được nhiều sai
sót trong khâu cấp tín dụng, đặc biệt là khâu thẩm định, từ đó xây dựng được biện pháp
phịng ngừa cũng như giải pháp khắc phục hậu quả khi gặp phải rủi ro. Tuy nhiên, chi
nhánh vẫn gặp phải một vài rủi ro, tuy không gây ảnh hưởng nặng nề đến kết quá kinh
doanh nhưng chi nhánh cũng cần chú ý, rút ra kinh nghiệm và có giải pháp để khơng gặp
phải các rủi ro tương tự.
 Rủi ro phát sinh trong khâu thẩm định hồ sơ và mục đích vay vốn:
Năm 2019, xảy ra 1 trường hợp sai sót giảm hơn 70% so với năm 2018 (xảy ra 3
trường hợp). Đó là thơng tin khách hàng cung cấp có thay đổi, không khớp với thông tin
lưu trữ tại ngân hàng, số CMND của khách hàng vay thay đổi, CBTD không cập nhật kịp
thời làm cho hồ sơ trên giấy và trên hệ thống không khớp nhau. Sau khi đã giải ngân, bộ
phận hậu kiểm mới phát hiện ra sai sót, phải tiến hành làm lại hồ sưo vay. Do phát hiện
kịp thời nên chưa gây ra hậu quả xấu như tranh chấp hay khiếu nại làm ảnh hưởng đến
kết quả kinh doanh, tuy nhiên nó cùng gây lãng phi thời gian, tài nguyên của ngân hàng,
gây mất thòi gian của khách hàng, ngồi ra cịn ảnh hướng đến hình ảnh cua ngân hàng,
thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp.
 Rủi ro phát sinh trong khi thẩm định năng lực pháp lý:
Năm 2017, 2018, 2019 khơng xảy ra trường hợp sai xót nào liên quan đến thẩm
định năng lực pháp lý cùa khách hàng.
 Rủi ro trong thẩm định, đánh giá năng lực tài chính của khách hàng:
Năm 2018, chi nhảnh cịn 16 món nợ đã được xử lý rủi ro và 3 món nợ xấu. Đến

năm 2019 đã thu được 4 món nợ xử lý rủi ro và 1 món nợ xấu, không phát sinh nợ xấu
mới, làm giảm 25% nợ xử lý và 33% nợ xấu.

Trang 5/15


Đây là kết quả của việc tích cực xử lý nợ xấu, hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình
cho vay để nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh.
 Rủi ro phát sinh trong việc thẩm định phương án SXKD:
Năm 2017, 2018, 2019 khơng có rủi ro nào liên quan đến thầm định phương án
SXKD.
 Rủi ro trong thẩm định tài sản đảm bảo:
`

Năm 2017, 2018, 2019 không xảy ra trường hợp nào liên quan đến rủi ro khi thẩm

định tài sản đảm bảo.
2.2.2 Quản trị rủi ro thanh khoản
Bảng 2.2 Tình trạng thanh khoản của Agribank – CN [TÊN CHI NHÁNH]
ĐVT: triệu đồng
NĂM

2015

2016

2017

2018


2019

CUNG THANH KHOẢN
Tiền gửi + Nguồn khác

1.408.09
9

1.559.461

1.807.56
2

2.009.48
1

2.271.66
3

Thu từ hoạt động tín
dụng

98.933

114.745

126.295

156.546


184.282

Thu từ dịch vụ

2.593

3.119

4.361

5.149

6.593

Thu nhập khác

13.299

7.937

22.748

25.868

22.366

1.522.92
4

1.685.262


1.960.96
6

2.197.04
4

2.484.90
4

Tổng cộng

CẦU THANH KHOẢN

Cấp tín dụng

902 789

1.001.110
8

1.235.38
1

1.488.48
6

1.696.22
8


Trả lãi tiền gửi

64.081

74.840

80.776

91.282

109.158

553

500

505

927

1.332

Chi phí khác

28.773

52.529

32.816


26.887

32.355

Tổng cộng

996.196

1.128.977

1.349.47
8

1.607.58
2

1.839.05
3

Trạng thái thanh khoản

526.728

556.285

Trả lãi vay

611.488
589.462
645.851

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Từ bảng số liệu 2.2 cho ta thấy từ 2015 - 2019, Agribank – CN [TÊN CHI
NHÁNH] ln đảm bảo được tính thanh khoản của mình, khi trạng thái thanh khoản luôn
lớn hơn 0. Nguồn cung thanh khoản lớn hơn cầu thanh khoản, nguồn cung chủ yếu đến từ

Trang 6/15


nguồn tiền gửi của khách hàng, điều này cho thấy chi nhánh đang làm rất tốt công tác huy
động vốn, khi nguồn vốn liên tục tăng qua các năm.
Bên cạnh đó, cầu thanh khoản cũng tăng song song với cung thanh khoản, chủ yếu
tập trung vào hai khoản đó là cấp tín dụng và trả lãi tiền gửi. Trong giai đoạn 2015 2019. Nền kinh tế địa phương đang có xu hướng phái triển trờ lại sau đợt khủng hoảng
năm 2008 – 2011, nhu cầu vay vốn đầu tư của doanh nghiệp, hộ sản xuất tăng cao, ngoài
ra nhu cầu vay nông nghiệp, vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân cũng tăng cao giúp
cho cơng tác tín dụng của chi nhánh tăng trưởng liên lục.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của công tác cho vay vẫn chậm hơn so với huy động
vốn. Nguồn vốn chưa được khai thác mội cách tối đa để mang lại lợi nhuận cho ngân
hàng. Vì vậy. các CBTĐ cần cố gắng hơn nữa trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng
cho vay sang các lĩnh vực mới như cho vay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tài trợ
thương mại để phát huy hết thế mạnh của chi nhánh.
2.2.3 Quản trị rủi ro lãi suất
Bảng 2.3 Trạng thái nhạy cảm với lãi suất của Agribank – CN [TÊN CHI NHÁNH]
ĐVT: triệu đồng
Năm

2015

2016


2017

2018

2019

Tài sản NCLS (RSA)

635.376

666.489

753.759

781.804

834.823

Nguồn
(RSL)

909.774

984.595

(274.398)

vốn

NCLS


GAPrs
RSA/RSL (%)
Tỷ lệ TN lãi cận biên
(NIM) sẽ giảm nếu:

1.103.552 1.245.210

2.231.030

(318.106)

(349.793)

(463.406)

(1.396.207
)

0.7

0,68

0.68

0.63

0,37

Lãi suất

tăng

Lãi suất
tăng

Lãi suất
tăng

Lãi suất
tăng

Lãi suất
tăng

Nhạy cảm
nguồn vổn

Nhạy cảm
nguồn vốn

Nhạy cảm
nguồn vốn

Nhạy cảm
nguồn vốn

Trạng thái của ngân Nhạy cảm
nguồn vốn
hàng


Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Từ bảng số liệu 2.3 ta thấy, từ năm 2015 - 2019 Agribank – CN [TÊN CHI
NHÁNH] ln có hệ số GAPrs âm, như vậy ngân hàng đang trong trạng thái nhạy cảm
nguồn vốn. Ở trạng thái này, thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng sẽ tăng ít hơn chi phí
mà Agribank – CN [TÊN CHI NHÁNH] trả cho hoạt động huy động vốn, từ đó làm cho
thu nhập thuần giảm xuống. Tuy nhiên hệ số RSA/RSL giảm dần từ 2015 – 2019, năm
2015 hệ số này là 0,7 nhưng đến năm 2019 hệ số này còn 0,37, điều này cho thấy sự cố
gắng củu Agribank – CN [TÊN CHI NHÁNH] trong công tác cho vay, tăng cường tìm
Trang 7/15


kiếm khách hàng, tăng dư nợ, hạn chế tối đa nợ quá hạn, nợ xấu để cân bằng giữa tài sản
và nguồn vốn hạn chế tối đa rủi ro lãi suất có thể xảy ra. Đặc điểm của ngân hàng là trung
gian của nền kinh tế vừa là người đi vay, vừa là người cho vay nên khi lãi suất thay đồi sẽ
bị ảnh hưởng đến lợi nhuận khi đó ngân hàng có thế chịu rủi ro về cả tài sản và nguồn
vốn.
2.2.4 Quản trị rủi ro hoạt động
 Rủi ro phát sinh do áp lực cạnh tranh gay gắt
Cuối năm, 2019 lãi suất huy động có xu hướng giảm, lãi suất cùa Agribank thấp
hơn các NHTM khác nên một số khác hàng đã rút tiền gửi sang các ngân hàng có lãi suất
cao hơn, làm nguồn vốn của ngân hàng giảm gần 10 tỷ đồng.
Một rủi ro khác xuất phát từ mảng dịch vụ, để tăng trưởng dịch vụ thẻ, chi nhánh
đã tiến hành mở thẻ cho một số trường THPT trên địa bàn, với số lượng hồ sơ phát hành
thẻ nhiều nhưng chỉ có 2 cán bộ phụ trách dẫn đến việc bổ sung, cập nhật không kịp
thông tin, hình ảnh, chữ ký của khách hàng. Điều này tìm ẩn rất nhiều rủi ro chi nhánh
cần khắc phục để không xảy ra sự cố đáng tiếc.
 Rủi ro phát sinh do năng lực, trình độ của cán bộ ngân hàng yếu kém, lơ là trong
công việc
Rủi ro phát sinh khi tác nghiệp là loại thường gặp nhất, thường xuất phát từ sự
thiếu chuyên nghiệp, chủ quan, lơ là khi làm việc của đội ngũ nhân viên ngân hàng. Chi

nhánh gặp phải một số sai xót dần đến rủi ro như:
Bảng 2.4 Một số lỗi tác nghiệp thường gặp tại Agribank – CN [TÊN CHI NHÁNH]
NĂM
Sai tên đơn vị hưởng
Sai tài khoản
Sai số tiền
Sai nội dung
Sai kỳ hạn
Sai lãi suất
Sai số tiền
Thu nhầm tiền giả
Thu, chi thừa/thiếu

2017
CHUYỂN TIỀN
75
83
12
118
TIẾT KIỆM
18
8
5
NGÂN QUỸ
8
7

2018

2019


96
75
8
104

87
64
10
88

12
14
4

9
9
2

6
9

4
6
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Trang 8/15


Các trường hợp chuyển tiền đi khác hể thống, việc sai tên, sai số tài khoản cũng
xuất phát từ việc khách hàng cung cấp sai thông tin. Tuy nhiên, các sai xót kể trên đều đã

được chi nhánh xử lý, điều chinh kịp thời, hoàn trả hoặc thu hồi đầy đủ. Các sai sót này
thường gây ra các rủi ro nguy cơ cao ảnh hưởng đến lợi nhuận, uy tín cùa ngân hàng, vì
vậy Agribank – CN [TÊN CHI NHÁNH] cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp đê giảm
thiểu các sai sót kể trên.
 Rủi ro phát sinh từ lợi ích cá nhân, đạo đức nghề nghiệp
Năm 2016, chi nhánh gặp phải một sự cố liên quan đến đạo đức của cán bộ ngân
hàng đó là trường hợp một cán bộ quản lý ATM lợi dụng chức năng nhiệm vụ của mình
cùng với sự tín nhiệm cùa đồng nghiệp đã rút bớt tiền, tiếp quỹ trong máy ATM, truy cập
vào hệ thống làm giả biên bản kiểm quỹ, nhầm che đậy hành vi gian lận của mình. Tuy
nhiên, sự việc này đã được Agribank – CN [TÊN CHI NHÁNH] phát hiện kịp thời, sau
khi tiến hành thu hồi toàn bộ số tiền bị chiếm đoạt chi nhánh đã sa thãi nhân viên này.
 Rủi ro phát sinh do lỗi hệ thống công nghệ thông tin
Năm 2017, ngân hàng gặp phải trường hợp một khách hàng mở tài khoản thanh
toán và phát hành thẻ ATM tại chi nhánh từ năm 2012. Tháng 06/2017 khách hàng nảy
đến ngân hàng khiếu nại mình bị mất 16 triệu đồng trong tài khoản. Ngân hàng kiểm tra
lịch sử giao dịch phát hiện tiền đã được rút thành nhiều lần lại các cây ATM ở Bình
Dương và Đồng Nai. Qua tìm hiểu và xác minh trong khoảng thời gian tiền bị rút, khách
hàng này không hề rời khỏi địa phương và thẻ luôn giữ bên mình. .Sau khi tìm hiểu, giao
dịch rút tiền cuối cùng trước khi bị mất 16 triệu đồng, khách hàng đã thực hiện tại cây
ATM của ngân hãng BIDV trên địa bàn TP.HCM. Tuy nhiên cây ATM này đã bị kẻ gian
gắn thiết bị quay lén, nên đã quay lại được số thẻ và mật khẩu của khách hàng rồi làm thẻ
giả để rút tiền. Chi nhánh hỗ trợ khách hàng trình báo với cơ quan cơng an và bồi thường
đầy đủ cho khách hàng.
Sau sự cố xảy ra chi nhánh đã thường xuyên khuyến cáo với khách hàng cẩn thận,
canh giác khi thực hiện các giao dịch tại ATM và giao dịch điện tử để phòng ngừa tồn
thất do các tội phạm công nghệ cao gây ra.

Trang 9/15



CHƯƠNG 3. MỘT SĨ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI
RO TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CN
[TÊN CHI NHÁNH]
3.1 Đối với rủi ro tín dụng:
Tăng cường kiểm tra tính chính xác các thông tin khách hàng cung cấp bằng cách
thường xuyên đi địa bàn, nắm bắt thông tin khách hàng từ các nguồn khác nhau như
những người sống xung quanh, chính quyền địa phương,....
Phân cơng các CBTD có khả năng đọc, phân tích báo cáo tài chính phụ trách mảng
cho vay KHDN, để nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp chính xác.
Tăng cường, đơn đốc cơng tác thu nợ, thường xuyên báo nợ gốc lãi đến hạn cho
khách hàng.
Thực hiện tuân thủ công tác kiểm tra sau khi cho, đánh giá tình hình tài chính,
mục đích sử dụng vốn của khách hàng.
3.2 Đối với rủi ro thanh khoản
Agribank – CN [TÊN CHI NHÁNH] chủ động theo dõi dòng tiền về tài khoản
thanh tốn của khách hàng, đối với những món tiền lớn để ln có giải pháp sẵn sàng khi
khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt.
Đối với khách hàng vãng lai đến rút tiền với số lượng lớn, các giao dịch viên tư
vấn khách hàng lựa chọn các phương thức thanh toán khác như chuyển khoản để vừa
đảm bảo an toàn cho khách hàng, vừa đảm bảo thanh khoản cho chi nhánh.
Chủ động huy động lượng tiền mặt từ các phịng giao dịch trực thuộc và hội sở
chính để đảm bảo thanh khoản cho chi nhánh khi khách hàng rút tiền mặt số lượng lớn.
3.3 Đối với rủi ro lãi suất
Trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suất, tồn bộ q trình quản lý rủi ro lãi suất như
nhận diện rủi ro, giám sát biến động lãi suất, dự báo mức rủi ro đều phải do các bộ quản
lý rủi ro phụ trách đảm nhiệm. Nên yêu cầu đặt ra cho các cán bộ là:
+ Có kiến thức, trình độ,... Hiểu rõ cơng tác quản trị rủi ro lãi suất như cơng tác
quản trị tài sản nợ-có.
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong quan hệ xã hội.
+ Có năng lực học tập, nghiên cứu, có ý thức học hỏi trao dồi kinh nghiệm, khơng

ngừng vươn lên trong công tác.

Trang 10/11


3.4 Đối với rủi ro hoạt động:
Đây là rủi ro thường xuyên xảy ra nhất vì trong quá trình tác nghiệp bất cứ nghiệp
vụ nào cũng tiềm ẩn rủi ro, đe giảm thiểu rủi ro Agribank – CN [TÊN CHI NHÁNH] nên
có các giải pháp:
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đạo đức, trục lợi tài sản của ngân hàng, bắt
bồi thường và sa thải các cán bộ vi phạm,
Tăng cường chất lượng, trách nhiệm của kiểm soát viên khi giao dịch để kịp thời
phát hiện và xử lý các sai sót của giao dịch viên.
Tăng cường cơng tác hậu kiểm chứng từ để kịp thời phát hiện các sai xót, tiến hành
sửa sai để khơng gây hậu q nghiêm trọng.
Tăng cường khuyến cáo khách hàng các hàng vi lừa đảo thường xảy ra giúp khách
hàng nâng cao cảnh giác trước các thù đoạn lừa gạt ngày càng tinh vi của tội phạm.

Trang 11/11


KẾT LUẬN
Tình hình kinh tế nước ta hiện nay tuy có những bước chuyển mình tích cực,
nhưng vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn. Mơi trường kinh doanh cùa các ngân hàng ngày
càng khốc liệt và cạnh tranh gay gắt, ngân hàng nhiều mà khách hãng ngày càng ít, để
đứng vững trong thị tnrờng tài chính là rất khó khăn.
Để phát huy hết vai trò là một trong những kênh huy động vốn của nền kinh tế,
công cụ để Nhả nước thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, cũng như có thể cạnh tranh và
giữ vững danh tiếng là một trong những Ngân hàng hàng đầu Việt Nam, toàn bộ hệ thống
ngân hàng Agribank nói chung và Agribank – CN [TÊN CHI NHÁNH] nói riêng phải

khơng ngừng nâng cao và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, da dạng hóa đội tượng khách
hàng cũng như danh mục đầu tư, và đặc biệt là phải quan tâm đến quản trị rủi ro để hoạt
động một cách hiệu quả và phát triển vững mạnh trong tương lai.
Các chủ trương, chính sách quản trị rủi ro chặt chẽ, khoa học là giải pháp hữu hiệu
để phát hiện các rủi ro tiềm ẩn như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi
ro hoạt động giúp Agribank – CN [TÊN CHI NHÁNH] đề ra các biện pháp phòng ngừa
và khắc phục những hậu quả gây tổ thất cho ngân hàng.



×