Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Quan Điểm Sáng Tạo Trong Tư Tưởng Hcm - Cơ Sở Quyết Định Trong Tư Tưởng Hcm.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.03 KB, 5 trang )

BÀI THI GIỮA HỌC PHẦN
MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Câu 1 (5 điểm). Sáng tạo là gì ? Hãy phân tích một quan
điểm sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh ?
- Sáng tạo là tạo ra giá trị mới trên cơ sở nhận thức quy luật
khách quan thông qua vai trò của con người.
Nghĩa là tạo ra những giá trị mới dựa trên những nền tảng đã có
và những giá trị mới được tạo ra được hiểu là phù hợp, dân chủ,
tiến bộ, tích cực và là động lực của sự phát triển. Trên cơ sở
nhận thức quy luật khách quan chính là khi muốn sáng tạo ra
một giá trị mới thì địi hỏi người tạo ra phải có sự am hiểu tri
thức về một vấn đề và nhận thức được bản chất bên trong của
vấn đề được đề cập đến. Thơng qua vai trị của con người tức là
chỉ có con người mới có khả năng sáng tạo.
- Một trong những quan điểm sáng tạo trong tư tưởng Hồ
Chí Minh đó là “Quan điểm về mối quan hệ giữa giải phóng
dân tộc và giải phóng giai cấp”
Quan điểm này là một trong những quan điểm sáng tạo trong
tư tưởng Hồ Chí Minh dựa trên nền tảng là quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lê nin về vấn đề giải phóng dân tộc và giải phóng
giai cấp. Sáng tạo ở điểm Hồ Chí Minh đặt vấn đề giải phóng
dân tộc lên hàng đầu khác với Mác – đặt vấn đề giải phóng giai
cấp lên hàng đầu.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin về vấn đề giải
phóng dân tộc và giải phóng giai cấp thì phải “giải phóng giai
cấp trước rồi giải phóng dân tộc sau”. Khi xố bỏ tình trạng giai
1


cấp này bóc lột giai cấp khác thì tình trạng dân tộc này thống
trị dân tộc khác sẽ mất đi.


Vì dựa trên chủ nghĩa duy vật lịch sử thì tồn tại xã hội quyết
định ý thức xã hội; ý thức xã hội là sự phản ánh đối với tồn tại
xã hội và phụ thuộc vào tồn tại xã hội; mỗi khi tồn tại xã hội
biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm
về chính trị, pháp quyền, triết học... tất yếu cũng sẽ biến đổi.
Nên ý thức xã hội, cái quan điểm của Mác phản ánh cái tồn tại
xã hội mà Mác đang sống ở Đức (Châu Âu, các nước phương
Tây nói chung) là xã hội tư bản. Mà trong xã hội tư bản lúc bấy
giờ tồn tại mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp giữa tư sản và vơ
sản. Vì nhận thức và chứng kiến được mâu thuẫn giai cấp ở nơi
ông đang sống, nên Mác yêu cầu giải phóng giai cấp trước. Và
trong thời điểm đó một số nước tư bản như Tây Ban Nha, Anh,
Pháp,… đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược biến các
nước bị xâm lược thành thuộc địa. Từ thời điểm này, mâu thuẫn
dân tộc bắt đầu xuất hiện trên thế giới. Chính lẽ đó mà Mác u
cầu giải phóng dân tộc, mà muốn làm được điều trên thì phải
xố bỏ chế độ tư bản. Vì chỉ khi tư bản mất đi, giai cấp vô sản
giành thắng lợi và được giải phóng thì sẽ kéo theo các dân tộc
được giải phóng.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở quan điểm về mối quan hệ
giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc thì Hồ Chí Minh đặt
vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Nhìn nhận ở hồn cảnh cụ thể của Việt Nam lúc bấy giờ: Trước
sự xâm lược của thực dân Pháp, đến đầu thế kỷ XX xã hội bị
phân hóa sâu sắc. Giai cấp cơng nhân và giai cấp tư sản lần
2


lượt ra đời, các mâu thuẫn của xã hội Việt Nam - xã hội thuộc
địa nửa phong kiến, ngày càng diễn ra gay gắt; trong đó, chủ

yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp và
bè lũ tay sai.
Dựa vào hoàn cảnh của Việt Nam là một nước thuộc địa. Mà
Việt Nam và các nước thuộc địa lại có mâu thuẫn dân tộc với
chủ nghĩa Đế quốc (thực dân) là mâu thuẫn đối kháng. Vì thế
theo tư tưởng Hồ Chí Minh, điều này đã quy định tính chất và
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Hồ Chí Minh cho
rằng, “dân tộc cách mệnh thì chưa phân chia giai cấp, nghĩa là
sĩ, nơng, cơng, thương đều nhất trí chống lại cường quyền”. Cả
dân tộc Việt Nam không phân biệt giai cấp, tầng lớp, đảng phái
chinh trị, tôn giáo đều mâu thuẫn gay gắt với chủ nghĩa Đế
quốc. Cho nên vấn đề giải phóng dân tộc khi được Hồ Chí Minh
đặt lên hàng đầu đã đoàn kết toàn dân thành một khối thống
nhất chiến đấu chống lại chủ nghĩa Đế quốc dẫn đến thắng lợi
của cuộc “Cách mạng tháng 8” năm 1945.
Từ đó ta thấy so với quan điểm các Mác về giải phóng giai cấp,
giải phóng dân tộc, quan điểm về mối quan hệ giữa giải phóng
giai cấp và giải phóng dân tộc của tư tưởng Hồ Chí Minh là một
quan điểm sáng tạo.
Câu 2 ( 5 diểm). Trong các cơ sở hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh, cơ sở nào quan trọng nhất quyết định bản chất
tư tưởng Hồ Chí Minh ? Tại sao ?
- Trong các cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ
nghĩa Mác- Lê nin là cơ sở quan trọng nhất quyết định bản
chất tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì:
3


Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin là học thuyết
cách mạng, khoa học:

Thứ nhất, nhận thức về dân chủ trên lập trường của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tạo ra sự thay
đổi có tính cách mạng trong nhận thức và thực hành dân chủ.
Thứ hai, xác định giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử của dân chủ
tư sản trên tinh thần khoa học và cách mạng.
Thứ ba, hình thành quan điểm về dân chủ nhằm giải quyết
những nhiệm vụ lịch sử của cách mạng vô sản và sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin là cơ sở lí luận
cho tư tưởng Hồ Chí Minh:
Trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biên chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách có chọn lọc các
giá trị của dân tộc và thời đại.
Hồ Chí Minh đã triệt để kế thừa, đổi mới, phát triển những giá
trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hóa
nhân loại. Người tiếp thu những giá trị truyền thống về sự đồn
kết, lịng u nước của dân tộc Việt Nam từ thuở mới dựng nước
giữ nước. Người tiếp thu những tư tưởng phương đông của nho
giáo, phật giáo một cách có chọn lọc. Đồng thời, người cũng
lĩnh hội những tư tưởng phương tây để tìm ra con đường cứu
nước, về nhà nước pháp quyền, về nhân quyền và dân quyền.
Trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lênin, cụ thể là cơ sở triết học,
người đã tìm được con đường cứu nước giải phóng dân tộc
Việt Nam đó là “con đường cách mạng vô sản” – một cuộc
4


cách mạng triệt để xóa bỏ tận gốc cơ sở của mọi sự áp bức bóc
lột bất cơng – chính là chế độ tư hữu tự liệu sản xuất.
Tháng 7/1920, Hồ Chí Minh đã tiếp xúc luận cương của Lê-nin

(Bản sơ thảo lần thứ I những luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa). Và Hồ Chí Minh đã nhận định rằng muốn cứu
nước và giải phóng dân tộc thì khơng có con đường nào khác
ngồi con đường cách mạng vơ sản.
Trên cơ sở lí luận “cách mạng khơng ngừng” của chủ nghĩa
Mác-Lê nin, Hồ Chí Minh đã áp dụng lên Việt Nam và phát hiện
ra “quy luật cách mạng Việt Nam” đó là độc lập dân tộc
phải gắn liền với xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chỉ có chủ
nghĩa xã hội mới đảm bảo độc lập dân tộc vững chắc. Tức là
giải phóng dân tộc là chưa đủ, mà tất cả đồng bào ai cũng có
cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, mọi người đều sống tự
do, độc lập, dân chủ, công bằng, hạnh phúc mới là mục tiêu mà
người muốn hướng đến. Mà muốn như thế thì ta phải xây dựng
chủ nghĩa xã hội.

5



×