Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập Pháp luật môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.46 KB, 12 trang )

Bài 2:
Ngày 01/4/2016, Thanh tra Sở Tài nguyên & Môi trường (Sở TN&MT) tỉnh T. tiến
hành thanh tra đột xuất về bảo vệ môi trường tại nhà máy chế biến tinh bột
sắn thuộc Công ty TNHHSXTM G (Công ty G.). Nhà máy không xử lý nước thải
và lén lút xả thẳng ra sông VC. Lượng nước thải phát sinh 480m3/ ngày đêm, kết quả
phân tích mẫu nước thải có chứa các thông số ô nhiễm vượt gấp 5 lần so với quy
chuẩn kỹ thuật về chất thải. Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh đã lập biên bản vi
phạm hành chính để xử lý theo quy định. Ngày 13/6/2016, Chủ tịch UBND tỉnh T đã
ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là 340 triệu đồng, đồng
thời công ty phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi
trườngtrong thời hạn 30 ngày và chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc, phân
tích mẫu mơi trường. Hỏi:
a) Cơng ty G. đã bị xử phạt về hành vi nào? Cho biết cơ sở pháp lý?
Bài làm
Công ty G. đã bị xử phạt về hành vi không xử lý nước thải và lén lút xả thẳng ra sông
VC Lượng nước thải phát sinh 480m3/ ngày đêm, kết quả phân tích mẫu nước thải có
chứa các thơng số ơ nhiễmvượt gấp 5 lần so với quy chuẩn kỹ thuật về chất thải.
Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường,
Điểm c khoản 2 Điều 1: Phạm vi Điều chỉnh của Nghị định này gồm các hành vi vi
phạm các quy định về quản lý chất thải;
Cụ thể hành vi này thuộc điểm k khoản 5 Điều 13 quy định hành vi xả nước thải vượt
quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần trở lên có chứa các thông số môi trường
thông thường vào môi trường
k) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường
hợp thải lượng nước thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600
m3/ngày (24 giờ)
– Mức phạt của Công ty G là phạt tiền từ 400 triệu đến 440 triệu do đây là tổ chức.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 5 Nghị định 155/2016.
b) Xác định hình phạt chính và biện pháp khắc phục hậu quả mà công ty G phải
thực hiện? Cho biết cơ sở pháp lý?


Bài làm
Trong trường hợp này, Công ty G bị xử phạt tiền với số tiền là 340 triệu đồng thì
đây hình thức xử phạt chính
Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 155/2013/NĐ-CP về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và
2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.


Đồng thời công ty phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi
trường trong thời hạn 30 ngày và chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc, phân
tích mẫu mơi trường. Hai (02) biện pháp trên khơng thuộc Hình thức xử phạt chính
hay Hình thức xử phạt bổ sung mà là biện pháp khắc phục hậu quả:
Cơ sở pháp lý: điểm c, n khoản 3 Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường.
c) Cơng ty G. phải chấp hành hình phạt chính với mức tiền phạt là 340 triệu
đồng là đúng hay sai? Tại sao?
Bài làm
– Cơng ty G. phải chấp hành hình phạt chính với mức tiền phạt là 340 triệu đồng là
sai.
– Vì kết quả phân tích mẫu nước thải có chứa các thông số ô nhiễm vượt gấp 5 lần so
với quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, sẽ thuộc khoản 4 Điều 14 quy định hành vi xả
nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần trở lên có chứa các thơng số
mơi trường nguy hại vào môi trường (Nghị định 155/2016/NĐ-CP).
– Lượng nước thải phát sinh 480m3/ ngày đêm xẻt theo điểm k khoản 4 Điều 14 thì
mức xử phạt cao nhất đối với hành vi này là 220 triệu đồng. Mà Chủ tịch UBND tỉnh
T đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là 340 triệu đồng là trái với
quy định của pháp luật.
k) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường

hợp thải lượng nước thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600
m3/ngày (24 giờ)
– Mặt khác theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 155/2016, thì mức phạt đối với Công ty G:
400 triệu đến 440 triệu do đây là tổ chức
– Ngoài ra, theo khoản 7 Điều 13 Nghị định 155/2016, Cơng ty G cịn bị phạt tăng
thêm 40% của mức tiền cao nhất đã chọn.
=> Cho nên mức tên không thể là 340 Triệu được.
d) Quyết định xử phạt do Chủ tịch UBND tỉnh ký là đúng thẩm quyền hay
không? Tại sao?
Bài làm
Đúng.
Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 3 Điều 48 Nghị định 155/2016.
e) Biện pháp buộc nộp lại số tiền bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật bảo vệ mơi trường có cần thiết áp dụng khi xử phạt công ty G
không? Tại sao?
Bài làm
Tuỳ quan điểm cá nhân.
Khơng. Vì hành vi xả thải trái phép khơng có số tiền bất hợp pháp có được do thực
hiện hành vi đó. Nên biện pháp này là khơng cần thiết.


Bài 4:
CTCP Hàn Việt chuyên chế biến các phụ phẩm thủy sản với công suất 3.000 tấn
sp/năm. 01/6/2016, qua kết quả thanh tra, Sở TNMT phát hiện CT đã khai báo khơng
đúng khối lượng sp đã sx. Đồn thanh tra quyết định XPVP nhưng CT đã từ chối nhận
QĐ. Hỏi:
a. CT có phải làm b/c ĐTM? Tại sao?
b. Việc Đồn thanh tra phát hiện công ty đã khai báo không đúng khối lượng sản
phẩm đã sản xuất. Cơng ty có vi phạm PL không? Tại sao?
c. Hành động từ chối nhận QĐ của cơng ty có vi phạm pháp luật không? TSao?

d. Giả sử công ty tăng công suất lên 5.000 tấn sp/năm, vậy cơng ty có phải thực hiện
nghĩa vụ pháp lý gì đối với mơi trường khơng?
Bài làm
Cơ sở pháp lý:

Khoản 1 Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường 2014

Khoản 1 Điều 12 Nghị định 18/2015/NĐ-CP

STT 64 Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP

Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định 155/2016/NĐ-CP

Điểm c khoản 1 Điều 47 Nghị định 155/2016/NĐ-CP

Điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường 2014

Điều 26,27 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
a) Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường 2014; Khoản 1
Điều 12 Nghị định 18/2015/NĐ-CP, stt 64 phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP thì
CTCP Hàn Việt chế biến các phụ phẩm thủy sản có công suất 3000 tấn sp/năm thuộc
đối tượng phải lập báo cáo ĐTM.
b) Căn cứ theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định 155/2016/NĐ-CP , CT
đã không thực hiện đúng một trong các nội dung báo cáo ĐTM ( báo cáo không đúng
số lượng sản phẩm đã sản xuất) nên cơng ty có hành vi vi phạm pháp luật
c)căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 Nghị định 155/2016/NĐ-CP công
ty từ chối nhận QĐXPVPHC là có hành vi cản trở hoạt động xử phạt vi phạm hành
chính về bảo vệ mơi trường.
d) căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường 2014
công ty tăng công suất lên 5.000 tấn sp/năm thì Chủ dự án phải lập lại báo cáo ĐTM.

Sau khi báo cáo ĐTM lập lại được phê duyệt thì chủ dự án phải tuân thủ quy định tại
Điều 26,27 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
Bài 10:
Tháng 3/2014, Công ty cổ phần dịch vụ S bị lực lượng cảnh sát môi trường, Công
an tỉnh A bắt quả tang về hành vi xả nước thải ra rạch B. Qua kết quả Điều tra,
Trưởng Phòng cảnh sát môi trường kết luận: công ty cổ phần dịch vụ S đã:
1. Không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định;


2.

Xử lý chất thải nguy hại vượt quá khối lượng quy định trong giấy phép quản
lý chất thải nguy hại;
3. Xả nước thải có chứa các thơng số mơi trường không nguy hại vào môi trường
vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 2,5 lần với lượng nước thải là 9.000 m3/
ngày (24 giờ).
Hỏi:
a) Công ty S phải chịu những loại trách nhiệm pháp lý nào? Tại sao?
– Công ty S có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường bị áp
dụng hình thức xử phạt chính là Phạt tiền.
– Ngồi hình thức xử phạt chính thì cơng ty S cịn có thể bị áp dụng các hình thức xử
phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường;
Giấy phép quản lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
– Ngoài hai hình thức xử vi phạm hành chính nêu trên, Cơng ty S cịn có thể bị áp
dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm môi
trường và các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học;
n) Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp theo quy

định; buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích
mẫu mơi trường trong trường hợp có vi phạm vềxả chất thải vượt quy
chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định
mức, đơn giá hiện hành.
Cơ sở pháp lý: điểm c, n khoản 3 Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
b) Hãy xử lý các hành vi vi phạm của công ty S?
Hành vi 1: không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy
định;
– Nghị định 155/2016/NĐ-CP. Điều 9, anh đọc thì khoản 1 là thuộc phạm vi của
UBND, và khoản 2 thuộc thẩm quyền Bộ TNMT à trước tiên để xử phạt hành vi này
cần làm rõ dự án này – báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền của ai
phê duyệt à đề bài không cho dự án?
– Giả sử thuộc thẩm quyền UBND phê duyệt, không lập lại báo cáo đánh giá tác động
môi trường của dự án theo quy định.
– Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng
Nhưng do Công ty S là tổ chức nên mức phạt tiền trên là gấp 02 lần nên mức phạt tiền
là Phạt tiền từ 320.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng
Cơ sở pháp lý: điểm o khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 5 Nghị định 155/2013/NĐCP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường.
– Hình phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động của cơ sở 03 đến 06 tháng để khắc phục vi phạm.


Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 4 Điều 9 Nghị định 155/2013/NĐ-CP
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc lắp đặt, vận hành cơng trình bảo BVMT và lâp hồ sơ báo cáo kết quả.
Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định 155/2013/NĐ-CP
Hành vi 2: xử lý chất thải nguy hại vượt quá khối lượng quy định trong giấy phép
quản lý chất thải nguy hại;
– Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Nhưng do Công ty S là tổ chức nên mức phạt tiền trên là gấp 02 lần nên mức phạt tiền

là Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng
Cơ sở pháp lý: điểm d khoản 5 Điều 23 khoản 1 Điều 5 Nghị định 155/2013/NĐCP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường.
– Hình phạt bổ sung:
Tước giấy phép xử lý chất thải từ 03 đến 06 tháng.
Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 9 Điều 23 Nghị định 155/2013/NĐ-CP.
Buộc chi trả chi phí trưng cầu giám định, buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục
tình trạng ơ nhiễm môi trường và báo cáo.
Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 9 Điều 23 Nghị định 155/2013/NĐ-CP.
Hành vi 3: xả nước thải có chứa các thơng số mơi trường không nguy hại vào môi
trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 2,5 lần với lượng nước thải là 9.000
m3/ngày.
– Phạt tiền:
Từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng. Nhưng do Công ty S là tổ chức nên mức
phạt tiền trên là gấp 02 lần nên mức phạt tiền là Phạt tiền từ 1.300.000.000 đồng đến
1.400.000.000 đồng
Cơ sở pháp lý: điểm y khoản 3 Điều 13 Nghị định 155/2013/NĐ-CP.
Phạt tăng thêm 30% của mức tiền cao nhất đã chọn đối hành vi này.
Cơ sở pháp lý: khoản 7 Điều 13 Nghị định 155/2013/NĐ-CP.
Ai có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm của công ty S? Tại sao?
Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Do tổng tiền phạt công ty sẽ lớn hơn 100 triệu và nhỏ hơn 2
tỷ
Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 3 Điều 48, khoản 2 Điều 5 Nghị định 155/2013/NĐ-CP.
Bài 11:
Công ty TNHH X hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kim loại và sắt thép xây dựng.
Do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất nên Công ty X muốn triển khai thực hiện dự án
xây dựng một nhà máy luyện kim ở địa bàn huyện HM, TP.H. Để thực hiện dự án
Công ty tiến hành nhập khẩu kim loại phế liệu từ nước ngoài về sử dụng. Hỏi:
a) Cơng ty X có phải thực hiện ĐTM khơng? Vì sao?
Có. Vì dự án là xây dựng nhà máy luyện kim – Với nguyên liệu là phế liệu thì là dự
án thuộc danh mục phải thực hiện dự án đánh giá tác động môi trường.



Cơ sở pháp lý: điểm c khoản 1 Điều 18 và Mục 47 Phụ lục II Nghị định 18/2015.
b) Nếu có thì Cơng ty X muốn tự lập báo cáo ĐTM thì có được khơng? Cơ quan
nào sẽ có thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM nêu trên?
Được. Vì chủ dự án thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Bảo vệ mơi
trường có quyền tự mình đánh giá tác động mơi trường – Kết quả đánh giá tác động
mơi trường thể hiện dưới hình thức báo cáo ĐTM.
Cơ sở pháp lý: Điều 19 Luật Bảo vệ mơi trường
c) Giả sử trong q trình thực hiện dự án Công ty X muốn đăng ký bổ sung thêm
ngành nghề cán, kéo kim loại cho dự án. Cơng ty có phải thực hiện thêm thủ tục
pháp lý nào về mơi trường khơng? Vì sao?
Nếu bổ sung thêm ngành nghề cán, kéo kim loại có quy mơ cơng suất từ 2000 tấn sản
phẩm/ năm trở lên Công ty phải thực hiện thủ tục Lập lại báo cáo đánh giá tác động
môi trường.
Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 1 Điều 15 và Mục 48 Phụ luc II Nghị định 18.
(Nếu bổ sung thêm ngành nghề cán, kéo kim loại có quy mơ cơng suất < 2000 tấn sản
phẩm/ năm => Chắc là đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường
Cơ sở pháp lý: Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường)
d) Công ty X phải thực hiện những nghĩa vụ tài chính nào về mơi trường?

Phí bảo vệ môi trường Điều 148 Luật Bảo vệ môi trường.

Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ.

Tiền sử dụng đất.
Bài 12:
Danh nghiệp tư nhân A (A) do ông H làm chủ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
nhà hàng, quán nhậu hiện có một nhà hàng tại Quận 1 (nhà hàng này đã được cơ quan
có thẩm quyền xác nhận kế hoạch BVMT). Ngày 24/01/2016, do muốn mở rộng quy

mô kinh doanh nên ông H đã mở thêm một địa điểm kinh doanh cho DN A tại Quận 4
trên diện tích mặt bằng 500m2 để kinh doanh quán nhậu. Hỏi:
a) Ơng H có phải lập kế hoạch BVMT đối với địa điểm kinh doanh đặt tại Quận
4 khơng? Vì sao?
Ông A phải lập kế hoạch BVMT đối với địa điểm kinh doanh đặt tại Quận 4.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường; Điểm b khoản 1 Điều 18
Nghị định 18
b) Kế hoạch BVMT trên có bắt buộc phải đăng ký khơng? Nếu đăng ký thì cơ
quan nào có thẩm quyền xác nhận? Cơ sở pháp lý?
Kế hoạch BVMT trên bắt buộc phải đăng ký
Cơ sở pháp lý: Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường và khoản 2 Điều 18 Nghị định 18.
Cơ quan có thẩm quyền xác nhận là UBND cấp huyện.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường; Điểm b khoản 1 Điều 19
NĐ18


c) Tình tiết bổ sung: Để tiết kiệm chi phí nguyên liệu, ngày 10/06/2016 ông H đã
đầu tư thuê một diện tích đất có mặt nước 15 ha tại huyện X tỉnh K để thực hiện
dự án nuôi trồng thủy sảnnhằm cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà hàng,
quán nhậu của ông. Hỏi dự án này phải lập báo cáo ĐTM hay kế hoạch BVMT?
Vì sao?
Dự án này phải lập báo cáo ĐTM vì nó thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM
Cơ sở pháp lý: Điểm c khoản 1 Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường và mục 77 Phụ lục II
Nghị định 18.
Bài 13:
Công ty cổ phần ô tô TH (gọi tắt là Công ty) là một doanh nghiệp chuyên sản xuất,
sửa chữa, lắp ráp ô tô có trụ sở tại tỉnh QN. Do muốn mở rộng quy mô kinh
doanh nên Công ty muốn mở một dự án đầu tư xây dựng một cơ sở sản xuất, sửa
chữa, lắp ráp ô tô tại Quận TB, thành phố H nhằm sản xuất và phân phối ô tô cho các
đại lý ở thành phố H và các tỉnh lân cận. Do không am hiểu pháp luật môi trường nên

Công ty muốn nhờ bạn tư vấn một số vấn đề có liên quan. Cụ thể như sau:
a) Cơng ty có phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hay khơng? Vì sao?
Trường hợp 1, cơng suất từ 500 tơ tơ/năm trở lên thì dự án của cơng ty phải lập ĐTM
Cơ sở pháp lý: Điểm c khoản 1 Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường và mục 52 Phụ lục II
Nghị định 18.
Trường hợp 2, công suất dưới 500 tơ tơ/năm trở lên thì dự án của cơng ty phải lập
ĐTM
Công ty phải lập kế hoạch BVMT đối với dự án của mình.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường; Điểm b khoản 1 Điều 18
NĐ18
b) Giả sử sau khi được cấp phép hoạt động, trong q trình sản xuất Cơng ty
có phát sinh một lượng lớn chất thải nguy hại nhưng Công ty chưa biết phải xử
lý như thế nào cho phù hợp với quy định của pháp luật. Cho biết Công ty sẽ phải
thực hiện yêu cầu nào theo quy định của pháp luật mơi trường? Cơng ty có thể
làm gì để giải quyết khối lượng chất thải nguy hại phát sinh nêu trên, biết rằng
hiện tại Cơng ty khơng có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại?
– Chủ nguồn chất thải nguy hại phải lập hồ sơ về CTNH và đăng ký với cơ quan quản
lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Sở tài nguyên và mơi trường nơi có cơ sở
phát sinh CTNH. tỉnh QN, Quận TB
– Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 90 BVMT, khoản 1 Điều 12 Nghị định 36/2015.
– Do không có giấy phép xử lý chất thải nên cơng ty phải chuyển giao cho cơ sở có
giấy phép xử lý CTNH.
– Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 91 BVMT
c) Giả sử, trong q trình sản xuất, Cơng ty muốn nhập khẩu một số ơ tơ cũ từ
nước ngồi để tháo dỡ lấy phụ kiện tái sử dụng thì có được khơng? Vì sao?


– Khơng được.
– Thì pháp luật cấm nhập khẩu phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng để phá
dỡ nên công ty không thể nhập khẩu.

– Cơ sở pháp lý: Điểm b khoản 2 Điều 75 BVMT .
d) Công ty muốn nhập khẩu một khối lượng lớn phế liệu sắt, thép từ nước ngoài
về Việt Nam để sử dụng làm ngun liệu sản xuất ơ tơ thì có được khơng? Vì
sao?
– Cần phải xem xét:
Nếu phế liệu sắt thép này đáp ứng QCKT môi trường và thuộc danh mục phế liệu
được phép nhập do Thủ tướng chính phủ quy định.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường + mục 20 Qđ số
73/2014/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 19/12/2014 quy định danh mục phế
liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải đáp ứng các yêu cầu(Khoản 2 Điều 76 Luật
Bảo vệ môi trường)
e) Cho biết với các hành vi nêu trên, Công ty sẽ phải thực hiện những nghĩa vụ
tài chính nào về mơi trường?

Phí bảo vệ mơi trường. Điều 148

Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ (thu gom rác,..)



Câu hỏi lý thuyết
1. Đánh giá tác động môi trường gồm đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác
động mơi trường
Sai. Vì đánh giá tác động mơi trường gồm đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá
tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
2. Cơ sở sản xuất , kinh doanh dịch vụ không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường phải công khai thông tin về hành vi vi phạm pháp luật môi trường với cộng
đồng dân cư tại UBND cấp xã nơi cơ sở hoạt động.
Sai. Vì theo k2,đ130 Luật bảo vệ mơi trường 2014

3. Suy thối mơi trường là trạng thái mơi trường có sự thay đổi về chất lượng và số
lượng thành phần
Sai. Vì theo k9,đ3 Luật bảo vệ môi trường 2014
4. Một hoạt động được tiến hành trên cơ sở không gây những tổn hại cho mơi trường
thì được gọi là hoạt động phát triển bền vững.
Sai. Vì theo k4, đ3 Luật bảo vệ mơi trường 2014


5. Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là loại giấy phép được cấp cho các tổ chức,
cá nhân có xả nước thải nguy hại vào nguồn nước.
Sai. Vì Giấy phép xả nước thải là một loại giấy phép tài nguyên nước do nhà nước
cấp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở nuôi trồng thủy sản, …có phát sinh
nước thải nhằm đảm bảo nước thải sau khi xả vào nguồn nước vẫn bảo vệ chất lượng
nguồn nước.
6. Đánh giá tác động môi trường chỉ là một thủ tục hành chính mà cơ sở sản xuất,
kinh doanh cần phải thực hiện khi bắt đầu thực hiện dự án.
Sai. Vì theo k23, đ3 Luật bảo vệ mơi trường 2014
7. Tiêu chuẩn môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành mang tính
bắt buộc với các cá nhân, tổ chức
Sai. Vì tiêu chuẩn mang tính tự nguyện áp dụng, khơng có tính bắt buộc.
So sánh giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
1. Giống nhau: Cùng đề cập đến nội dung về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý;
cùng đối tượng quản lý.
2. Khác nhau:
a) Về nội dung: Quy chuẩn kỹ thuật quy định mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và
yêu cầu quản lý. Quy chuẩn kỹ thuật giới hạn phạm vi liên quan đến an tồn, sức
khoẻ, mơi trường.
b) Về mục đích: Tiêu chuẩn được dùng để phân loại đánh giá nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả của đối tượng. Quy chuẩn kỹ thuật quy định mức giới hạn kỹ thuật
mà đối tượng phải tuân thủ để đảm bảo an tồn, sức khoẻ, mơi trường, quyền lợi

người tiêu dùng, an ninh và lợi ích quốc gia.
c) Về hiệu lực: Tiêu chuẩn cơng bố để tự nguyện áp dụng, cịn quy chuẩn kỹ thuật ban
hành để bắt buộc áp dụng.
2. Định nghĩa luật môi trường, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật
môi trường
2.1. Định nghĩa luật môi trường
LMT là một lĩnh vực pháp luật gồm tổng hợp các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trực tiếp trong họat động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố mơi
trường.
Lưu ý: Chúng ta khơng nói LMT là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt
Nam vì do tính thống nhất của MT, nên khi nói tới LMT là phải nói tới cả luật quốc
gia và luật quốc tế về MT.
2.2. Đối tượng điều chỉnh của luật mơi trường
• Định nghĩa: Đối tượng điều chỉnh của LMT chính là các quan hệ xã hội phát sinh
trực tiếp trong họat động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố MT.


 Thứ nhất cần phải xác định yếu tố MT theo LMT chỉ bao gồm những yếu tố tự nhiên
và vật chất nhân tạo (khoản 1, khoản 2, điều 3 Luật BVMT).
 Thứ hai: cần phải xác định thế nào là những quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong
việc khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố MT.
• Phân nhóm: Căn cứ vào chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật MT, chúng ta có thể
chia đối tượng điều chỉnh của LMT ra làm 3 nhóm sau:
 Nhóm quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế về MT.
 Nhóm quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nước với tổ
chức, cá nhân.
Nhóm quan hệ tổ chức, cá nhân với nhau.
2.3. Phương pháp điều chỉnh của luật môi trường
Trên cơ sở đối tượng đều chỉnh như đã nói ở trên, LMT sử dụng hai phuơng
pháp điều chỉnh sau:

• Phương pháp Bình đẳng-thỏa thuận (dùng để điều chỉnh nhóm quan
hệ thứ nhất và nhóm quan hệ thứ ba)
• Phương pháp quyền uy (dùng để điều chính nhóm quan hệ thứ 2)
3.4. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
• Cơ sở xác lập
 Coi MT là một lọai hàng hóa đặc biệt.
 Ưu điểm của cơng cụ tài chính trong BVMT
Người phải trả tiền theo nguyên tắc này là người gây ô nhiễm hiểu theo nghĩa rộng
bao gồm: người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; người có hành vi xả thải
vào MT; người có những hành vi khác gây tác động xấu tới MT theo quy định của
pháp luật
• Mục đích của ngun tắc
 Định hướng hành vi tác động của các chủ thể vào MT theo hướng khuyến khính
những hành vi tác động có lợi cho MT thơng qua việc tác động vào chính lợi ích kinh
tế của họ.
 Bảo đảm sự công bằng trong hưởng dụng và BVMT.
 Tạo nguồn kinh phí cho họat động BVMT.
• u cầu của nguyên tắc
 Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải tương xứng với tích chất và mức độ gây
tác động xấu tới MT
 Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải đủ sức tác động đến lợi ích và hành vi
của các chủ thể có liên quan
3.2. Ngun tắc phát triển bền vững
• Khái niệm
Theo khoản 4, Điều 3, Luật BVMT, phát triển bền vững được định nghĩa là: “phát
triển để đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng


đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa
giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ mơi trường”.

Nói cách khác, phát triển bền vững chính là phát triển trên cơ sở duy trì được mục tiêu
và cơ sở vật chất của quá trình phát triển. Muốn vậy cần phải có sự tiếp cận mang tính
tổng hợp và bảo đảm sự kết hợp hài hịa giữa các mục tiêu; kinh tế-xã hội-mơi trường.
• Cơ sở xác lập
Nguyên tắc này đuợc xác lập trên những cơ sở sau:
Nguyên tắc được xác lập dựa trên: chi phí phịng ngừa bao giờ cũng rẻ hơn chi phí
khắc phục, những tổn hại gây ra cho MT là không thể khắc phục được mà chỉ có thể
phịng ngừa.
3.3. Ngun tắc phịng ngừa
• Cơ sở xác lập
 Chi phí phịng ngừa bao giờ cũng rẻ hơn chi phí khắc phục.
 Có những tổn hại gây ra cho MT là khơng thể khắc phục được mà chỉ có thể phịng
ngừa.
• Mục đích của ngun tắc: ngăn ngừa những rủi ro mà con người và thiên nhiên có
thể gây ra cho MT.
Lưu ý: Những rủi ro mà nguyên tắc này ngăn ngừa là những rủi ro đã được chứng
minh về khoa học và thực tiễn. Đây chính là cơ sở để phân biệt giữa nguyên tắc phòng
ngừa và nguyên tắc thận trọng.
• Yêu cầu của nguyên tắc
 Lường trước những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể gây ra cho MT
Đưa ra những phương án, giải pháp để giảm thiểu rủi ro, loại trừ rủi ro

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
1. Khái niệm
Là hoạt động nhằm lường trước rủi ro mà những đối tượng phải đánh giá tác động
mơi trường có thể gây ra cho mơi trường, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để loại
trừ và giảm thiểu rủi ro.
2. Đối tượng phải đánh giá tác động môi trường
Đối tượng phải đánh giá tác động môi trường được qui định trong điều 18 của Luật
Bảo vệ môi trường, cụ thể bao gồm các đối tượng sau:

• Dự án cơng trình quan trọng quốc gia.
• Dự án có sử dụng một phần diện tích đất mà có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn
thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử văn hóa, di sản tự nhiên, danh lam
thắng cảnh đã được xếp hạng.
• Dự án có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến lưu nguồn nước lưu vực sông vùng ven
biển, vùng quang cảnh sinh thái được bảo vệ.
• Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao,
khu chế xuất, cụm làng nghề.
• Dự án xây dựng đơ thị mới, khu dân cư tập trung.
• Dự án khai thác sử dụng nước dưới đất, và tài nguyên thiên nhiên qui


mơ lớn.
• Dự án khác có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Đối tượng phải đánh giá tác động môi trường là những dự án đầu tư cụ thể.
Điều 18 Luật BVMT chỉ mới xác định những loại dự án đầu tư phải đánh giá tác
động môi trường, cịn những dự án cụ thể nào thì chúng ta phải tìm trong danh mục
những dự án đầu tư do Chính phủ quy dịnh tại phụ lục của Nghị định 29/2011/NĐCP. Đối với những dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động mơi trường phát sinh
ngồi danh mục quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 29, thì Bộ trưởng Bộ Tài
ngun và Mơi trường xem xét, quyết định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Nội dung báo cáo ĐTM
- Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường qui định trong điều 20ủa Luật
bảo vệ môi trường. Chúng ta cần lưu ý những nội dung như sau:• Báo cáo phải đánh
giá được hiện trạng môi trường tại địa bàn hoạt động đánh giá. Ví dụ như hiện trang
mơi trường đất, hiện trang mơitrường nước, hiện trạng mơi trường khơng khí hay các
di tích lịch sử,văn hóa nếu có ở trên địa bàn có dự án cần đánh giá.
- Báo cáo phải đánh giá được tác động xảy ra đối với môi trường dohoạt động của dự
án kể từ khâu thi công xây dựng, khi dự án đã đi vàogiai đoạn vận hành rồi đến cả khi
dự án kết thúc hoàn toàn. Tất cảnhững rủi ro có thể phát sinh trong các giai đoạn trên
đều phải đượclường trước.

- Báo cáo phải có những kiến nghị về giải pháp bảo vệ môi trường, giải pháp này
trong giai đoạn thẩm định có thể tiếp tục được bổ sung bởi cơ quan thẩm định.
- Một nội dung thể hiện chủ trương dân chủ trong công tác bảo vệ mơi
trường của Nhà nước đó là trong báo cáo đánh giá tác động mơi trường phải có ý kiến
của UBND cấp xã, ý kiến của đại diện nhân dân tại khu vực dự án được triển khai
thực hiện. Đây là điểm mới trong Luật Bảo vệ môi trường 2014. Ý kiến của đại diện
nhân dân nơi có dự án được triển khai phải ghi rõ tỷ lệ ý kiến tán thành, tỷ lệ ý kiến
không tán thành đối với việc triển khai dự án. Trường hợp cần thiết thì UBND cấp xã
có thể yêu cầu chủ đầu tư tổ chức đối thoại trực tiếp với người dân và chủ đầu tư có
trách nhiệm phải phối hợp thực hiện. Tuy nhiên, khơng phải mọi dự án trong q trình
lập báo cáo ĐTM đều phải lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và đại diện cộng
đồng dân cư nơi thực hiện dự án. Ví dụ như các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực an ninh,
quốc phòng liên quan đến bí mật quốc gia,…



×