Tải bản đầy đủ (.ppt) (63 trang)

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CNH,HĐH Ở CÁC NƯỚC CÔNG NGHIỆP MỚI (NICs). RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.91 KB, 63 trang )


PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CNH,HĐH Ở
CÁC NƯỚC CÔNG NGHIỆP MỚI
(NICs). RÚT RA BÀI HỌC
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Các thành viên: Đỗ Văn Đạo (Nhóm trưởng)
Đỗ Thanh Giang
Vũ Thị Bích Hạnh
Nguyễn Thị Thanh Hương


Công nghiệp hóa là giai đoạn phát triển tất yếu của
mọi quốc gia từ một nền kinh tế nông nghiệp, kém phát
triển vươn lên trở thành một nước kinh tế tiên tiến, hiện
đại.
Để trở thành một quốc gia có nền kinh tế phát triển,
trong lịch sử phát triển sản xuất, nhiều quốc gia đã mất
hàng chục năm, có những quốc gia phải mất hàng trăm
năm tiến hành công nghiệp hóa mới bứt lên trở thành
một nước kinh tế phát triển, có trình độ công nghệ cao.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, bối cảnh tình hình chính trị - kinh tế thế giới
và khu vực có nhiều biến đổi, cuộc cách mạng khoa học –
công nghệ phát triển như vũ bão, giao lưu quốc tế và phụ
thuộc lẫn nhau ngày càng mở rộng và gia tăng, các nước
đang phát triển có điều kiện hết sức thuận lợi để có thể rút
ngắn quá trình công nghiệp hóa hơn các nước đi trước rất
nhiều. Thực tế cho thấy quốc gia nào lựa chọn được cho


mình một chiến lược công nghiệp hóa đúng đắn, lợi dụng
được lợi thế mà thời đại tạo ra, quốc gia đó sẽ có cơ hội
vưon lên trở thành những “con rồng”, những nước công
nghiệp mới. Ngược lại quốc gia đó sẽ bị chìm đắm trong lạc
hậu, tụt xa về kinh tế.
ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐẶT VẤN ĐỀ
Với ý nghĩa đó, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài
“Phân tích mô hình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của các nước công nghiệp mới (NICs). Rút
ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm bài
thu hoạch cho chuyên đề CNH,HĐH.
Do thời gian có hạn, nên nhóm chúng tôi chỉ đi
phân tích về mô hình CNH,HĐH các nước công
nghiệp mới ở Châu Á, đó là: Hàn Quốc, Đài
Loan, Hồng Kông và Singapore.

NỘI DUNG

Đặt vấn đề, mục lục, tài liệu tham khảo

Chương I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CNH,HĐH

CHƯƠNG II: MÔ HÌNH CNH,HĐH Ở CÁC NƯỚC NICs

CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO
VIỆTNAM TỪ MÔ HÌNH CNH Ở
CÁC NƯỚC NICs


Chương I
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CNH, HĐH
I- QUAN NIỆM VỀ CNH, HĐH TRÊN THẾ GIỚI
1- Quan niệm về CNH
- Theo quan niệm về CNH của các quốc gia Tây Âu và Bắc Mỹ:


Công nghiệp hóa là đưa đặc tính công nghiệp cho một hoạt động; trang

bị các nhà máy, các loại công nghiệp.


Công nghiệp hóa là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động
sử dụng máy móc.


CNH là quá trình biến một nước nông nghiệp thành một nước CN


Với cách quan niệm này, trong quá trình dài thực hiện CNH, các nước
này chủ yếu tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp, sự chuyển
biến của các hoạt động kinh tế - xã hội khác chỉ là hệ quả của quá trình
CNH, chứ không phải là đối tượng trực tiếp của CNH.

1- Quan niệm về CNH (tiếp)

Theo quan điểm của Liên Xô (cũ): Công nghiệp hóa là quá
trình xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo
cả nông nghiệp. Đó là sự phát triển công nghiệp nặng với các
ngành trung tâm là chế tạo máy.



Với quan niệm này, nó phản ánh đúng đắn về quá trình thực
hiện CNH ở nước Nga, phù hợp với trình độ phát triển và bối
cảnh chống thù trong giặc ngoài của nước Nga ở thời điểm
đó. Kết quả là nước Nga sau một thời gian tập trung thực hiện
CNH đã trở thành cường quốc về kinh tế và khoa học kỹ thuật,
trở thành thành trì cho CNXH trong suốt thập niên 60 – 80 của
thế kỷ XX. Nhưng sẽ là không phù hợp đối với những nước
khác nếu áp dụng dập khuôn, máy móc mô hình này, mà điển
hình như ở nước ta trong thời kỳ đầu thực hiện CNH.

1- Quan niệm về CNH (tiếp)
- Theo quan điểm của Tổ chức phát triển công
nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO):


CNH là một quá trình phát triển kinh tế, trong
quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các
nguồn của cải quốc dân động âviên để phát triển
kinh tế, trong quá trình này toàn bộ để phát triển
chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư
liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, có khả năng đảm
bảo cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội.


Với quan niệm này cho thấy quá trình CNH bao
gồm toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội
nhằm đạt tới không chỉ phát triển kinh tế mà còn
cả sự tiến bộ về mặt xã hội nữa.


Chương I (tiếp)
2- Tính chất của quá trình CNH được các nhà nghiên cứu bao
hàm trên các mặt sau đây:

Thứ nhất, công nghiệp hóa là quá trình trang bị và
trang bị lại công nghệ hiện đại cho tất cả các ngành kinh tế
quốc dân, trước hết là những ngành chiếm vị trí trọng yếu.
Thực hiện công nghiệp hóa trong điều kiện cách mạng
khoa học – công nghệ ngày nay, quá trình trang bị và trang
bị lại công nghệ cho các ngành phải gắn liền với quá trình
hiện đại hóa. Quá trình này đồng thời là quá trình xây dựng
xã hội văn minh công nghiệp và cải biến các ngành kinh tế,
các hoạt động theo phong cách của nền công nghiệp lớn
hiện đại. Đây cũng đồng thời là quá trình làm cho nhịp độ
tăng trưởng kinh tế - xã hội nhanh, ổn định, cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư, thu hẹp
dần sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước trên
thế giới.

2- Tính chất của quá trình CNH
(tiếp)


Thứ hai, quá trình công nghiệp hóa không chỉ liên quan phát
triển công nghiệp, mà là quá trình bao trùm lên tất cả các ngành,
các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế. Nó cũng gắn liền với quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân và cơ cấu ngành kinh
tế.


2- Tính chất của quá trình CNH (tiếp)


Thứ ba, quá trình công nghiệp hóa trong
bất kỳ giai đoạn nào cũng đều vừa là quá
trình kinh tế – kỹ thuật, vừa là qua trình kinh
tế – xã hội. Hai quá trình này có quan hệ mật
thiết với nhau, ràng buộc nhau. Qua trình
kinh tế – kỹ thuật tạo điều kiện vật chất kỹ
thuật cho việc thực hiện các nội dung của
quá trình kinh tế – xã hội. Ngược lại, quá
trình kinh tế – xã hội góp phần tạo nên động
lực cho việc thực hiện kinh tế – kỹ thuật.

2- Tính chất của quá trình CNH (tiếp)

Thứ tư, quá trình công nghiệp hóa
cũng đồng thời là quá trình mở rộng quan
hệ kinh tế quốc tế. Đây chính là quá trình
tham gia phân công lao động hợp tác
quốc tế, là xu thế phát triển tất yếu khách
quan của đời sống kinh tế mở khu vực
hóa và toàn cầu hóa, qua đó tận dụng thời
cơ để phát huy nội lực trong nước và
nguồn lực bên ngoài cho quá trình CNH.

2- Tính chất của quá trình CNH (tiếp)

Thứ năm, công nghiệp hóa không phải là một mục đích tự
thân, mà là một phương thức có tính chất phổ biến để thực hiện

mục tiêu của mỗi nước. Đây chính là một trong những biểu hiện
của quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng.

Khái niệm đầy đủ về CNH
“Công nghiệp hóa là một quá trình tất yếu nhằm tạo nên những
chuyển biến căn bản về kinh tế – xã hội của đất nước trên cơ sở khai
thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan
hệ kinh tế quốc tế, xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với trình độ
khoa học – cộng nghệ ngày càng hiện đại”

Chương I (tiếp)
3- Quan điểm về hiện đại hóa.
Cũng như công nghiệp hóa , khái niệm về hiện đại hóa (HĐH) cũng
có nhiều cách hiểu khác nhau.
Theo cách hiểu chung nhất, thì “Hiện đại hóa là quá trình tiếp
cận phát triển và hoàn thiện không ngừng về kỹ thuật của sản xuất
theo hướng tiên bộ”
Theo quan niệm triết học xã hội:
+ Theo Tenis “HĐH là bước chuyển từ cộng đồng sang xã hội”
+ Theo Durkheim “Hiện đại hóa là bước chuyển từ trạng thái cơ
giới sang trạng thái hữu cơ của xã hội”.
+ Theo Vebe “Hiện đại hóa là bước chuyển từ tính hợp lý về giá
trị sang tính hợp lý về mục đích”.
+ Theo Levi “Thực chất của hiện đại hóa là hợp lý hóa”

3- Quan điểm về hiện đại hóa (tiếp)
- Theo các nhà khoa học Nga, thì: “Quá trình phát triển của xã
hội cũng là quá trình hiện đại hóa đất nước, là quá trình cải biến
kinh tế - xã hội nhằm nội dung nhanh chóng đuổi kịp các nước

phát triển cũng chính là nội dung kinh tế - kỹ thuật của quá trình
hiện đại hóa đó. Cách mạng cộng nghiệp cũng chính là nội dung
kinh tế - kỹ thuật của quá trình hiện đại hóa”.
- Theo các nhà lý luận phương Tây, thì “Trên phương diện
công nghệ - kỹ thuật hiện đại hóa là quá trình thực hiện hậu công
nghiệp hóa, tiến hành cách mạng khoa học – kỹ thuật, biến tri thức
thành lực lượng sản xuất trực tiếp, quyết địng định hướng phát
triển của công nghệ, công nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế nói
chung, là quá trình trí tuệ hóa lao động của con người”.

Chương II
MÔ HÌNH CNH,HĐH Ở CÁC
NƯỚC NICs ĐÔNG Á
CÁC NƯỚC CÔNG NGHIỆP MỚI (NICs)
(NICs = Newly Industrializing Countries)
Từ ngữ các nước công nghiệp mới bắt đầu được sử dụng ở
thập niên 1970 khi “Bốn con hổ Châu Á” là Hồng Kông (khi đó
còn là thuộc địa của Anh Quốc), Hàn Quốc, Singapore và Đài
Loan nổi lên với sự tăng trưởng ngoạn mục từ thập niên 1960.
Nước công nghiệp mới (Newly Industrialized Country - NIC) là từ
ngữ kinh tế-xã hội sử dụng bởi các nhà kinh tế, lý luận chính trị
để chỉ một quốc gia mới công nghiệp hóa trên thế giới.

Chương II
MÔ HÌNH CNH,HĐH Ở CÁC
NƯỚC NICs
I- TỔNG QUAN VỀ CÁC NƯỚC NICS
I- TỔNG QUAN VỀ CÁC NƯỚC NICS
1-
1- Bối cảnh quốc tế chung cho quá trình

CNH,HĐH của các nước NICs.
2-
2- Các nước CN mới (NICs) có đặc điểm
II- QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH CNH,HĐH
1- Chiến lược kinh tế tổng quát
2- Chiến lược Công Nghiệp Hóa
3- Vai trò của nhà nước trong quá trình
CNH,HĐH

HÀN
QUỐC
HÀN
QUỐC
ĐÀI LOAN
ĐÀI LOAN
HỒNG CÔNG
HỒNG CÔNG
XINGAPOR
XINGAPOR
I- TỔNG QUAN VỀ CÁC NƯỚC NICS
I- TỔNG QUAN VỀ CÁC NƯỚC NICS

I- TỔNG QUAN VỀ CÁC NƯỚC NICs
I- TỔNG QUAN VỀ CÁC NƯỚC NICs
1- Bối cảnh quốc tế chung cho quá trình CNH,HĐH của các nước NICs.
Các nước NICs tiến hành CNH,HĐH vào thập niên 60 của thế kỷ XX,
kết thúc vào thập niên 90 với những bối cảnh quốc tế:

Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật trên thế giới bước vào giai
đoạn cuối và chuẩn bị bắt đầu cuộc cách mạng khoa học – công nghệ


Lợi thế của các nước đi sau về kinh nghiệm rút ra từ các nước CNH
đi trước, thừa hưởng những thành tựu của cuộc cách mạng KH-
KThuật, nên đi tắt đón đầu, rút ngắn được thời gian CNH.


Phân công lao động quốc tế, tư do hóa thương mại và quốc tế hóa
nền kinh tế là một xu thế khách quan

1- Bối cảnh quốc tế chung…

Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ
để mở rộng “Biên giới kinh tế” và tìm kiếm cơ
hội đầu tư có lợi nhuận cao của các nước tư
bản diễn ra mạnh mẽ.

Thời cơ và thách thức cùng xuất hiện

Các nước NICs tiến hành CNH,HĐH trong bối
cảnh Mỹ đang thực hiện cuộc chiến tranh ở
Việt Nam


I. TỔNG QUAN VỀ CÁC NƯỚC NICs
2- Các nước CN mới (NICs) có đặc điểm là:

Kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, đặc biệt là lĩnh
vực chế tạo

GND tăng nhanh chóng do có tốc độ phát triển cao, GDP/ng >10.000

USD.

Công nghiệp hóa nhanh, nhất là các ngành tham gia xuất khẩu: công
nghiệp chiếm 30% - 45%.

Thu hút nhiều vốn đầu tư của tư bản nước ngoài

Quyền dân sự và tự do xã hội được cải thiện



I. TỔNG QUAN… (tiếp)

2- Đặc điểm… (tiếp)

Nền kinh tế thị trường ngày càng mở, cho phép tự
do thương mại với các nước trên toàn thế giới

Các tập đoàn quốc gia lớn bành trướng hoạt động
ra toàn cầu

Hấp thu luồng đầu tư tư bản dồi dào từ nước
ngoài

Lãnh đạo chính trị mang lại ảnh hưởng lớn đến sự
thúc đẩy kinh tế

2- Đặc điểm…
(tiếp)



Ngày nay, các quốc gia này đã hoàn thành quá trình CNH,HĐH và
"NIC" được dùng chỉ các nước tiếp bước con đường thành công của họ.

Bốn con hổ châu Á giờ đây đã đạt trình độ tương đương các nước
phát triển với tiến trình cởi mở chính trị, GDP trên đầu người cao, và
chính sách kinh tế mạnh mẽ, hướng về xuất khẩu. Các quốc gia và vùng
lãnh thổ này có chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức hơn 90% chỉ số
trung bình của Liên minh châu Âu, riêng Hàn Quốc là thành viên của Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Đôi khi "Bốn con hổ châu Á" được gọi là các nước công nghiệp mới
thế hệ thứ nhất để phân biệt với các nước công nghiệp hóa đi sau.

CHƯƠNG II
II- QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH CNH,HĐH
1- Chiến lược kinh tế tổng quát

Vào những năm 50 và 60, phần lớn các nước đang
phát triển xây dựng chiến lược kinh tế - xã hội, thì Đài
Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore chấp nhận chiến
lược tăng trưởng kinh tế. Thực chất của chiến lược này là
khai thác tối ưu lợi thế so sánh để tăng trưởng kinh tế.
Chiến lược này nó không bao gồm mục tiêu toàn diện như
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mà chỉ chú ý đến các
ngành cụ thể, các lĩnh vực cụ thể có lợi thế so sánh, có khả
năng đọt phá tạo ra sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ
nhanh

×