Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích lý thuyết giá cả, cung cầu của trường phái Cambridge”. Ý nghĩa thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.17 KB, 13 trang )

Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 3 KTCT-K19 trình bày
LỜI NÓI ĐẦU
Điểm lại lịch sử phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, có thể thấy rõ tính chu kỳ
của các cuộc khủng hoảng kinh tế: khi nền kinh tế bị khủng hoảng do vai trò điều tiết
của nhà nước bị xem nhẹ, còn thị trường được “thả lỏng” thì lý thuyết Keynes được
tôn vinh. Còn khi nền kinh tế trì trệ kéo dài, chủ yếu do nhà nước can thiệp quá sâu và
kéo dài vào nền kinh tế, tính năng động của các lực lượng thị trường bị kìm hãm thì
lúc đó, lý thuyết “bàn tay vô hình” và trường phái tân cổ điển được đề cao mà
Alfred.Marsall (trường phái Cambridge) đã kế thừa và phát huy. Thực ra, đây là một
quá trình điều chỉnh để tái lập sự cân bằng chức năng nhà nước - thị trường trong việc
điều hành nền kinh tế. Một sự thiên lệch lý luận kéo dài khi áp dụng vào cuộc sống
dẫn đến sự méo mó trong mô hình thực tiễn.
Toàn cầu hóa về thực chất là quá trình tự do hóa, với toàn cầu hóa, các dòng tài
chình, đầu tư và thương mại di chuyển tự do trên phạm vi toàn cầu với tốc độ cao. Xu
hướng chung là các dòng vận động này tuân thủ “luật chơi toàn cầu’, thực chất là luật
chơi thị trường ngày càng tự do hóa. Theo xu hướng đó, sự vận động của nguồn lực
ngày càng vượt ra khỏi sự chế ước của các nguyên tắc quản trị quốc gia, tức là thoát
khỏi sự điều tiết nhà nước của từng quốc gia cụ thể. Đây là một xu thế tất yếu. Ở cấp
độ đó, nó bắt nguồn từ những điều kiện mang tính thời đại, vượt khỏi những giả định
mang tính truyền thống của cả lý thuyết “Tân cổ điển” lẫn lý thuyết Keynes, vốn lấy
phạm vi thể chế quốc gia làm địa bàn hoạt động chính.
Theo xu thế đó, trong không gian thể chế toàn cầu - hội nhập quốc tế, kinh tế
thế giới đã bùng nổ tăng trưởng. Quá trình này kéo dài liên tục trong hàng chục năm,
khẳng định tính tất yếu của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Tình hình kinh
tế thế giới có những biến động không thuận lợi, giá cả các mặt hàng chiến lược tăng
cao, cùng những khó khăn, yếu kém nội tại đã làm cho tình hình kinh tế nước ta có
những diễn biến bất lợi, giá cả nhập siêu tăng cao ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và
đời sống nhân dân.
Đề tài: “Phân tích lý thuyết giá cả, cung - cầu của trường phái Cambridge”. Ý nghĩa thực tiễn
1
Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 3 KTCT-K19 trình bày


Việc phân tích lý thuyết giá cả, cung – cầu có ý nghĩa thiết thực để chúng ta
vận dụng vào điều kiện phát triển kinh tế nước ta.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Hoàn cảnh ra đời và phương pháp luận
1.1. Hoàn cảnh ra đời học thuyết kinh tÕ của Trường phái Tân cổ điển
- Ra đời từ nữa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Áo, Anh, Thụy Sỹ, Mỹ;
- Nghiên cứu các hiện tượng kinh tế mới;
- Chống lại ảnh hưởng học thuyết kinh tế Macxit.
1.2. Phương pháp luận nghiên cứu
- Đề cao tự do kinh tế và cơ chế tự điều chỉnh của nền kinh tế.
- Dựa vào yếu tố tâm lý chủ quan để giải thích các hiện tượng và quá trình kinh
tế.
- Nghiên cứu kinh tế trong lĩnh vực lưu thông, trao đổi cung -cầu.
- Phân tích kinh tế vi mô.
- Áp dụng toán học vào phân tích kinh tế.
Học thuyết kinh tế của Trường phái Tân cổ điển, bao gồm các học thuyết kinh
tế Trường phái Thành Viene (Áo); Trường phái Thành Lausanne (Thụy sỹ); Trường
phái Cambridge (Anh) …
2. Học thuyết kinh tế Trường phái Cambridge (Anh)
2.1. Lý thuyết giá cả, cung - cầu
Tác giả tiêu biểu của trường phái này là Alfred.Marsall (1842 -1924). Ông là
giáo sư kinh tế học của Trường đại học tổng hợp Cambridge. Ông đã nổi tiếng lý
thuyết giá cả. Nó được tổng hợp từ lý thuyết chi phí sản xuất, cung cầu, ích lợi giới
hạn. Ông thể hiện đặc điểm phương pháp luận của trường phái tân cổ điển và kế thừa
luận điểm về “bàn tay vô hình” của A.Smith. Ông cho rằng, cơ chế thị trường tự phát
sẽ đảm bảo cân bằng cung cầu, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển, chống lại sự can
thiệp của nhà nước vào kinh tế. Cho rằng cân bằng thị trường không phải là cân bằng
tĩnh mà là cân bằng động, luôn dao động qua điểm cân bằng theo hệ số co dãn của cầu
Đề tài: “Phân tích lý thuyết giá cả, cung - cầu của trường phái Cambridge”. Ý nghĩa thực tiễn
2

Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 3 KTCT-K19 trình bày
qua giá. Ông A.Marsall tin tưởng vào vai trò tự điều tiết của cơ chế thị trường, ủng hộ
tự do cạnh tranh, nghiên cứu các hiện tượng kinh tế mới, chống lại ảnh hưởng học
thuyết kinh tế Mácxit. Dựa vào các yếu tố chủ quan để giải thích các hiện tượng và
quá trình kinh tế. Nghiên cứu kinh tế trong lĩnh vực lưu thông, trao đổi, cung - cầu,
phân tích kinh tế vi mô, áp dụng toán học vào phân tích kinh tế.
Theo Ông, thị trường là tổng thể những người có quan hệ mua bán, hay là nơi
gặp gỡ cung và cầu. Sự vận động của cơ chế thị trường, một mặt trong điều kiện cạnh
canh hoàn toàn, thì cung cầu phụ thuộc vào giá cả. Mặt khác, cơ chế này tác động làm
cho giá cả phù hơp với cung cầu. là cơ chế hình thành giá cả thị trường. Lý thuyết này
đã đi sâu phân tích thị trường dưới gốc độ vi mô. Vì thế là cơ sở kinh tế của lý thuyết
kinh tế vi mô hiện đại.
- Ông đưa ra khái niệm giá cung và giá cầu.
+ Giá cung là giá cả mà người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất ở mức đồng
thời. Nó được quyết định bởi chi phí sản xuất.
+ Giá cầu là giá mà người mua có thể mua sớ lượng hàng hóa hiện tại. Nó
được quyết định bởi ích lợi giới hạn, tức là giá cầu giảm dần khi số lượng cung về
hàng hóa tăng lên trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Đồ thị:
P (giá cả) P(giá cả)
S (cung)
D(cầu)
Q(sản lượng) Q(sản lượng)
- Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì hình thành giá cả thị trường hay giá cả
cân bằng. Giá cả thị trường là kết quả của sự va chạm giữa cung và cầu. Sự va chạm
này hình thành giá cả cân bằng. Đồ thị:
Đề tài: “Phân tích lý thuyết giá cả, cung - cầu của trường phái Cambridge”. Ý nghĩa thực tiễn
3
Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 3 KTCT-K19 trình bày
P (giá cả)
S(cung)


E(điểm cân bằng)
D(cầu)
Q(sản lượng)
- Ông A.Marsall cho rằng yếu tố thời gian có ảnh hưởng quan trọng đến cung,
cầu và giá cả cân bằng.
+ Trong nhất thời: Trạng thái kinh tế không thay đổi. Giá cả trong trường hợp
này sẽ do ích lợi giới hạn, tức khuynh hướng tâm lý của người mua quyết định.
+ Trong ngắn hạn: Trạng thái kinh tế và các yếu tố sản xuất có sự thay đổi.
Trong trường hợp này, giá cả do giá cả ích lợi và chi phí sản xuất quyết định.
+ Trong dài hạn: các yếu tố sản xuất thay đổi hoàn toàn, giá cả sẽ do chi phí
sản xuất quyết định.
Về mặt phương pháp luận trong nghiên cứu kinh tế, Marshall cho rằng phải từ
bỏ phương pháp nhân quả, thay thế bằng phương pháp phân tích hàm số theo nghĩa
toán học.
Ngoài ra sự độc quyền cũng có tác động đến giá cả. Để có lợi nhuận cao, các
nhà độc quyền thường giảm sản lượng, nâng giá bán. Song, điều đó không có nghĩa là
độc quyền quyết định tất cả, bởi vì trên thị trường còn chịu sự tác động co dãn của
cầu.
* Ông A.Marsall đưa ra khái niệm “co dãn của cầu”. Khái niệm chỉ ra sự phụ
thuộc của cầu vào mức giá cả.
- Theo ông, mức giá linh hoạt của cầu trên thị trường phụ thuộc vào tình trạng
sau: Khối lượng hàng hóa tăng lên một lượng nhất định, khi giá cả hàng hóa giảm
xuống và ngược lại.
- Ông đưa ra công thức hệ số co dãn của cầu qua giá:
Đề tài: “Phân tích lý thuyết giá cả, cung - cầu của trường phái Cambridge”. Ý nghĩa thực tiễn
4
Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 3 KTCT-K19 trình bày
Hệ số co dãn của cầu: Ed = Mức tăng % của Q/ Mức giảm % của P
Hay Ed = Q/Q : P/P = Q/P x P/Q

Nếu Ed > 1 thì đây là trường hợp sự thay đổi nhỏ của giá (P) sẽ làm thay đội
một lượng lớn của cầu (Q), tức là cầu co dãn mạnh (hàng cao cấp)
Ed < 1 thì đây là trường hợp sự thay đổi lớn của giá (P) cũng chỉ làm thay đổi
một lượng ít hơn số lượng cầu (Q), tức là cầu cứng rắn.
Ed = 1 tốc độ thay đổi của giá (P) và của cầu (Q) là như nhau, tức là cầu co dãn
bằng đơn vị.
- Sự co dãn của cầu phụ thuộc vào các nhân tố: mức giá cả, mức giá hàng hóa
có liên quan, sức mua và nhu cầu mua sắm của dân cư.
Những nhân tố quyết định độ co giãn của cầu theo giá
Độ co giãn của cầu theo giá sẽ tương đối cao khi:
• Có sẵn hàng hoá gần giống để thay thế.
• Hàng hoá và dịch vụ chiếm một phần lớn với ngân sách của người tiêu dùng.
• Được xem xét trong một giai đoạn dài hơn.
II. CÁC QUAN HỆ CUNG CẦU VÀ GIÁ CẢ HÀNG HÓA – VẬN DỤNG
Alfred Marshall cho rằng khi một mặt hàng ở trạng thái dư cầu thì giá của
người mua sẽ cao hơn giá của người bán; người sản xuất sẽ tăng lượng cung. Ngược
lại, khi mặt hàng ở trạng thái dư cung, thì giá của người mua sẽ thấp hơn giá của
người bán; người sản xuất sẽ giảm lượng cung.
Trái với Marshall, Leon Walras cho rằng thị trường đạt trạng thái cân bằng
không phải bởi sự điều chỉnh lượng cung cấp, mà bởi sự điều chỉnh giá cả. Khi một
mức giá được nêu ra cao hơn mức giá cân bằng cần có khiến cho lượng cung sẵn sàng
nhiều hơn lượng cầu sẵn sàng, thì giá cả sẽ giảm xuống mức cân bằng để thị trường
không còn dư cung. Còn khi mức giá nêu ra thấp thì ngược lại.
1. Nhu cầu
Nhu cầu, trong kinh tế học thường được hiểu là nhu cầu tiêu dùng, đôi khi gọi
tắt là cầu, là sự cần thiết của một cá thể về một hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Khi nhu
Đề tài: “Phân tích lý thuyết giá cả, cung - cầu của trường phái Cambridge”. Ý nghĩa thực tiễn
5
Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 3 KTCT-K19 trình bày
cầu của toàn thể các cá thể đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại, ta có

nhu cầu thị trường. Khi nhu cầu của toàn thể các cá thể đối với tất cả các mặt hàng
gộp lại, ta có tổng cầu.
2. Lượng cầu
Lượng một mặt hàng nào đó mà một cá thể có nhu cầu, khi có đủ ngân sách để
mua tại một thời điểm nhất định với mức giá cả xác định của nó và mức giá cả xác
định của các hàng hóa khác gọi là lượng nhu cầu (lượng cầu). Như vậy, có thể thấy
lượng cầu một mặt hàng phụ thuộc vào giá cả thị trường của chính nó, mức thu nhập
của mỗi cá thể, và vào giá cả của các mặt hàng khác (nhất là các mặt hàng thay thế
hoặc bổ sung cho nó). Đường cong nhu cầu:
Đường cong nhu cầu dốc xuống. Giá cả tăng, lượng cầu giảm. Đây là sự dịch
chuyển dọc theo đường cầu.
Trong kinh tế học nhập môn, để cho đơn giản, người ta thường gác các yếu tố
như giá cả các mặt hàng khác, mức thu nhập của người tiêu dùng, thời tiết, v.v sang
một bên và chỉ tập trung vào xem xét quan hệ giữa giá cả một mặt hàng với lượng cầu
về nó rồi biểu diễn quan hệ này bằng đường cong nhu cầu (đường nhu cầu, đường
cầu). Đường này được đặt trong một trục tọa độ hai chiều với trục tung là mức giá và
trục hoành là lượng cầu. Đường cong nhu cầu của một mặt hàng bình thường sẽ là
một đường dốc xuống phía phải, bởi vì quan hệ giữa giá cả và lượng cầu là quan hệ
nghịch. Giá cả tăng thì lượng cầu giảm, còn khi giá cả giảm thì lượng cầu sẽ tăng lên.
Kinh tế học gọi đó là sự dịch chuyển dọc theo đường cầu. Quan hệ bình thường này
đôi khi được gọi là quy tắc nhu cầu.
Đề tài: “Phân tích lý thuyết giá cả, cung - cầu của trường phái Cambridge”. Ý nghĩa thực tiễn
6
Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 3 KTCT-K19 trình bày
Mức độ nhạy cảm trong thay đổi lượng cầu của một mặt hàng khi giá cả của
chính nó thay đổi gọi là độ co dãn của nhu cầu theo giá cả.
Nếu như sự dịch chuyển dọc theo đường cầu là do mức giá thay đổi trong khi
các yếu tố khác không đổi, thì với mức giá cố định còn các yếu tố khác (thu nhập và
sở thích của người tiêu dùng, giá cả các hàng hóa khác) thay đổi, cả đường cầu sẽ dịch
chuyển.

3. Các quan hệ cung cầu:
a) Quan hệ giữa lượng cầu và thu nhập của người tiêu dùng
Khi mức giá không đổi, các yếu tố khác thay đổi, cả đường cầu sẽ dịch chuyển
khiến lượng cầu thay đổi.
Nếu mặt hàng mà người mua có nhu cầu là hàng hóa thông thường hoặc hàng
hóa xa xỉ hay hàng hóa cao cấp, thì khi thu nhập của anh ta tăng, lượng cầu mặt hàng
này cũng tăng.
Nếu là Hàng hóa thông thường, thì khi thu nhập của người mua tăng, lượng cầu
mặt hàng lại giảm vì anh ta khá giả hơn nên sở thích thay đổi.
Mức độ nhạy cảm của thay đổi về lượng cầu của một mặt hàng khi thu nhập
của người mua thay đổi gọi là độ co dãn của nhu cầu theo thu nhập.
b) Quan hệ giữa lượng cầu hàng hóa này với giá cả hàng hóa khác
Lượng cầu một mặt hàng không chỉ chịu tác động từ giá cả của chính nó, mà
còn từ giá cả của các mặt hàng khác. Giả định các yếu tố khác không thay đổi.
Lượng cầu một mặt hàng sẽ giảm, khi giá cả của những mặt hàng thay thế cho
nó hạ xuống. Ví dụ, lượng cầu về rượu có thể giảm, nếu giá bia hạ xuống.
Đề tài: “Phân tích lý thuyết giá cả, cung - cầu của trường phái Cambridge”. Ý nghĩa thực tiễn
7
Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 3 KTCT-K19 trình bày
Lượng cầu một mặt hàng sẽ giảm, khi giá cả của những mặt hàng bổ sung cho
nó tăng lên. Ví dụ, lượng cầu về máy in có thể giảm, nếu giá mực in, giấy in, v.v
tăng lên.
Mức độ nhạy cảm trong thay đổi lượng cầu của một mặt hàng khi giá cả các
mặt hàng khác thay đổi, gọi là độ co dãn chéo của nhu cầu theo giá cả.
c) Quan hệ giữa lượng cầu với sở thích của người tiêu dùng
Giả định các yếu tố khác không thay đổi, khi người tiêu dùng thay đổi sở thích
của mình đối với mặt hàng nào đó, thì lượng cầu của hàng hóa đó sẽ thay đổi theo. Ví
dụ, nếu người tiêu dùng trở nên không thích đồ uống có ga, và giả định các yếu tố
khác trong đó có giá cả mặt hàng này không đổi, thì lượng cầu về đồ uống có ga sẽ
giảm đi.

4. Vận dụng lý thuyết.
Trung tâm nghiên cứu của Marshall là thị trường và cơ chế hình thành giá cả
thị trường. Thị trường là tổng thể những người có quan hệ mua bán hay là nơi gặp gỡ
của cung và cầu. Khi nghiên cứu cơ chế thị trường, Marshall cho rằng một mặt trong
điều kiện cạnh tranh hoàn toàn thì cung cầu phụ thuộc vào giá cả. Mặt khác cơ chế thị
trường tác động làm cho giá cả phù hợp với cung và cầu, nghĩa là giá cả được quyết
định bởi cung, cầu.
Cụ thể: Vì sao hàng Trung Quốc vẫn được người tiêu dùng lựa chọn, mặc dù ai
cũng biết hàng giá rẻ Trung Quốc có chất lượng không đảm bảo? Làm thế nào để hàng
nội địa cạnh tranh tốt với hàng Trung Quốc? Đây là câu hỏi đặt ra cho doanh nghiệp
Việt Nam đi tìm lời giải đáp.
Về năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam so với hàng Trung Quốc thì hàng
nội địa còn kém xa. Trung Quốc sản xuất hàng hóa theo hình thức hàng loạt, quy mô
lớn nên tiết giảm chi phí sản xuất nhờ vậy giá cả sản phẩm rất rẻ. Hình thức phân
công lao động ở Trung Quốc rất phù hợp, chi phí giao dịch thấp, cung ứng dịch vụ hỗ
trợ sản xuất như điện cũng rất tốt. Đồng thời họ còn có khả năng cung cấp cùng lúc
nhiều loại hàng hóa đa dạng về chất lượng, giá cả.
Đề tài: “Phân tích lý thuyết giá cả, cung - cầu của trường phái Cambridge”. Ý nghĩa thực tiễn
8
Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 3 KTCT-K19 trình bày
Do vậy, bản thân các doanh nghiệp phải xây dựng tư duy cạnh tranh với hàng
Trung Quốc trên “sân nhà”. Nếu hàng trong nước luôn có chất lượng tốt, đáp ứng
được thị hiếu người tiêu dùng thì không có lý do gì để người tiêu dùng mua hàng
ngoại. Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là phải đổi mới về chiến lược kinh doanh, đổi
mới phương thức sản xuất, cải tiến quy trình công nghệ để hạ giá thành sản phẩm
nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng.
Độ co dãn của cầu theo giá: Nếu hàng hoá này chỉ chiếm một phần nhỏ trong
ngân sách của người tiêu dùng, một sự thay đổi giá của hàng hoá sẽ tác động ít với sức
mua của mỗi cá nhân. Trong trường hợp này, một sự thay đổi về giá sẽ có tác động
tương đối nhỏ với lượng hàng hoá được tiêu dùng. Chẳng hạn, giá muối cao gấp đôi

sẽ không có nhiều tác động lên ngân sách của một người tiêu dùng điển hình. Nhưng
khi một hàng hoá chiếm một phần tương đối lớn trong chi tiêu của cá nhân, một sự
tăng giá có tác động lớn với sức mua của họ. Giả sử một người chi dùng 50% thu
nhập của anh ta cho một hàng hoá và giá của hàng hoá tăng gấp đôi. Có vẻ cá nhân
này sẽ liên tục giảm chi tiêu của họ để phản ứng với mức giá cao hơn khi chi tiêu với
hàng hoá này chiếm phần lớn trong ngân sách của người tiêu dùng. Vì vậy, cầu sẽ có
xu hướng co giãn hơn với những hàng hoá chiếm một phần nhỏ trong ngân sách của
một người tiêu dùng điển hình.
Người tiêu dùng thường có nhiều khả năng lựa chọn thay thế một hàng hoá khi
tính trong một giai đoạn dài hơn.Ví dụ, hãy xem xét tác động của sự tăng giá xăng
dầu. Về ngắn hạn, các cá nhân có thể giảm bớt nhưng không thể giảm nhiều nhu cầu
đi lại của họ. Tuy nhiên, trong một giai đoạn dài hơn, người tiêu dùng có thể chuyển
sang sử dụng các phương tiện tiêu thụ ít nhiên liệu hơn hay sử dụng các phương tiện
giao thông công cộng. Vì vậy, chúng ta sẽ dự tính cầu về xăng dầu trong dài hạn sẽ co
giãn hơn cầu về ngắn hạn.
Thời gian gần đây, Nhiều chuyên gia cho rằng, với cuộc chạy đua phân phối
iPhone 3GS đang diễn ra trên thị trường di động Việt, dù nhà mạng đều khẳng định,
sẽ đảm bảo dành cho người dùng sự ưu đãi, hấp dẫn nhất song với phần đông người
Đề tài: “Phân tích lý thuyết giá cả, cung - cầu của trường phái Cambridge”. Ý nghĩa thực tiễn
9
Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 3 KTCT-K19 trình bày
dùng Việt, iPhone 3GS chưa phải là quả táo ngọt mà “vẫn còn xanh lắm”. Đối tượng
hưởng lợi nhất không phải là người dùng Việt mà chính là Apple.
Kinh nghiệm tại các quốc gia đã tham gia phân phối iPhone cho thấy, chính
sách của Apple gần như đồng nhất áp dụng với các đối tác của họ trên toàn cầu. Và
các đối tác của Apple ở Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này. Thế nhưng,
cùng một lúc ký hợp đồng với hai doanh nghiệp di động Việt là VinaPhone và Viettel
để họ là đối tác phân phối iPhone 3GS, Apple đã gián tiếp tạo ra một cuộc chạy đua
về giá sản phẩm, gói cước đi kèm khiến các nhà mạng tham gia phân phối phải đau
đầu tính nước sao cho tạo ra sức hấp dẫn nhất với khách hàng. Để cạnh tranh, các

doanh nghiệp di động Việt thời gian vừa rồi phải nhìn trước ngó sau, đưa ra những
chính sách hấp dẫn hơn của người khác bằng cách cung cấp sản phẩm đến khách hàng
với chi phí và mức ưu đãi hấp dẫn nhất.
Không biết cái “nhất” đó nhà mạng đạt được đến đâu, chỉ biết rằng, sau gần 1
tuần hai nhà mạng VinaPhone, Viettel chính thức phân phối điện thoại iPhone 3GS ra
thị trường Việt Nam, đến thời điểm này, “cơn sốt” iPhone đã hạ nhiệt. Không có quá
nhiều người mua như dự kiến của nhà mạng, tình trạng chen lấn, xếp hàng diễn ra
trong ngày đầu chỉ để được… ngắm hàng cũng không còn nữa, thậm chí, thay vào đó
là cảnh đìu hiu, nhân viên ngồi rảnh việc tại các cửa hàng phân phối này. Với phần
đông người Việt, iPhone 3GS vẫn là một món hàng khá xa xỉ.
Sau cuộc khủng hoảng (2008) vừa qua, kink tế Việt Nam phục hồi nhu cầu xây
dựng tăng nên giá thép tăng cao làm kéo theo một số mặt hàng tăng giá như: gạch, xi
măng…
Qua phân tích trên cho thấy giá cả luôn biến động của các yếu tố cung – cầu và
các yếu tố phi kinh tế, xu hướng giá tăng lên và ở mức cao là điều không thể tránh
khỏi. Sự can thiệp của chính phủ để điều tiết giá cả trên thị trường là hết sức cần thiết,
tuy nhiên trong quá trình can thiệp này, chính phủ cần phải nắm rõ những tác động
tiêu cực để từ đó có những biện pháp chiến lược nhằm ổn định thị trường (chống buôn
lâu, trữ hàng…).
III. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VIỆC VẬN DỤNG LÝ THUYẾT
Đề tài: “Phân tích lý thuyết giá cả, cung - cầu của trường phái Cambridge”. Ý nghĩa thực tiễn
10
Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 3 KTCT-K19 trình bày
Học thuyết làm rõ những kết quả trong việc phân tích cụ thể hơn về kinh tế thị
trường có tác dụng nhất định để phát triển kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Dùng
phương pháp phân tích toán học thông qua đồ thị, định lượng bằng biểu đồ, ưu điểm
dễ nhìn thấy.
Với tính phê phán và đứng trên cơ sở lý luận giá trị - lao động của chủ nghĩa
Mác thì có thể nhận xét lý thuyết giá cả của Marshall như sau: Trong thời gian ngắn
thì tính lợi ích cận biên quyết định giá trị, điều này lại mắc phải sai lầm mà thuyết ít

lợi đã gặp phải. Còn trong thời gian dài chi phí sản xuất quyết định giá cả thì không
giải thích được trong giá cả đó bao gồm cả lợi nhuận của nhà tư bản chứ không chỉ có
chi phí sản xuất. Nhà tư bản không thể bán hàng hóa với giá bằng chi phí sản xuất
được. Nếu cho rằng quan hệ cung cầu quyết định giá cả thì cũng không có căn cứ
vững chắc vì giá cả thay đổi cũng tác động làm cung cầu thay đổi. Điều này thể hiện
sự lẫn quẩn trong lý luận của Marshall : Cung, cầu quyết định giá cả, sau đó giá cả lại
quyết định cung, cầu. Thực ra quan hệ cung, cầu về một hàng hóa nào đó trên thị
trường chỉ làm cho giá cả dao động xung quanh giá trị chứ không tạo ra giá trị (giá trị
chỉ được tạo ra trong quá trình sản xuất chứ không phải trong trao đổi).
Lý thuyết giá cả của A.Marsall là cơ sở lý luận của kinh tế học vi mô hiện đại
trong phân tích thị trường, cung cầu và giá cả. Giúp chúng ta nhận thức được trạng
thái động của thị trường dưới tác động của các quy luật khách quan: Sự cân bằng cung
cầu trên thị trường không phải là sự cân bằng tĩnh mà là sự cân bằng động, luôn dao
động qua điểm cân bằng.
Đây là cơ sở phân tích sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường, để nhà
nước có chính sách điều chỉnh thích hợp và các doanh nghiệp chủ động trong chiến
lược kinh doanh, tác động vào cung - cầu và đưa ra chính sách giá cả để thu lợi nhuận
cao.
Tuy nhiên, những hiện tượng kinh tế tư bản chủ nghĩa không chỉ giải thích trên
cơ sở kinh tế vi mô mà còn cần phải có sự phân tích vĩ mô nữa. Điều này dẫn đến hạn
chế trong học thuyết của ông, không nhìn hết những thay đổi của nền kinh tế.
Đề tài: “Phân tích lý thuyết giá cả, cung - cầu của trường phái Cambridge”. Ý nghĩa thực tiễn
11
Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 3 KTCT-K19 trình bày
KẾT LUẬN
Tư tưởng của A.Marsall đã được nhiều kinh tế gia hiện đại tiếp thu, phát triển
và vận dụng trong thực tiễn. Qua phân tích lý thuyết giá cả, cung – cầu chúng ta rút ra
những bài học về việc vận dụng các lý thuyết trong nền kinh tế hết sức lưu ý và đáng
quan tâm. Vì xuất phát từ việc vận dụng quá mức một học thuyết nào đó vào thực tiễn
là không phù hợp hoàn toàn với điều kiện cụ thể của từng quốc gia, theo các mục tiêu

phát triển đã đề ra. Do đó, chúng ta cần chú trọng giải quyết hài hòa giữa nhu cầu, thị
trường.
Đối với Việt Nam, sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa không phải là sự gán ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã
hội, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của kinh tế thị trường
trong thời đại ngày nay. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình
kinh tế tổng quát mà nước ta lựa chọn trong thời kỳ đổi mới. Nó vừa mang tính chất
chung của kinh tế thị trường, vừa có những đặc thù, được quyết định bởi các nguyên
tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đây là sự vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm
trong nước và thế giới về phát triển kinh tế thị trường, là sự kết tinh trí tuệ của toàn
Đảng trong quá trình lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước. Đảng ta đã xác định một
cách nhất quán kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế nhiều
thành phần, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Vì vậy, việc vận dụng lý
thuyết giá cả, cung – cầu là rất quan trọng để các doanh nghiệp hoạch định chiến lượt
sản xuất kinh doanh và Nhà nước xác định quá trình hoạch định đường lối, chính sách
điều tiết phát triển kinh tế đất nước là rất cần thiết.
Đề tài: “Phân tích lý thuyết giá cả, cung - cầu của trường phái Cambridge”. Ý nghĩa thực tiễn
12
Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 3 KTCT-K19 trình bày
Mục lục
Lời mở đầu:
I. Cơ sở lý luận
1.Hoàn cảnh ra đời và phương pháp luận của trường phái Tân cổ điển
2.Học thuyết kinh tế Trường phái Cambridge (Anh)
II. Các quan hệ cung cầu và giá cả hàng hóa – vận dụng
1. Nhu cầu
2. Lượng cầu
3. Các quan hệ cung cầu
4. Vận dụng lý thuyết
III.Ý nghĩa thực tiễn viện vận dụng lý thuyết

Kết luận

Tài liệu tham khảo
1.
TS.Nguyễn Minh Tuấn; Lịch sử các học thuyết kinh tế; nxb Thống kê; 2008.
2. Cơ quan lý luận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, các
số từ 794 đến 806, tháng 12/2008 đến tháng 12/2009.
3. P.GS.TS Nguyễn Khắc Minh, Đặng Tài An Trang, Nguyễn Xuân Nam, Tống
Minh Tuấn; 50 Nhà kinh tế tiêu biểu; nxb Lao Động (dịch nguyên bản tiếng anh);
1999.
4.Nhóm giảng viên khoa kinh tế học ĐH kinh tế quốc dân; được McGraw-Hill
ủy quyền dịch; nxb Thống kê; 3/2007.
5. Báo nhân dân; các số ra từ ngày 01.01.2010 – 01.3.2010.
Đề tài: “Phân tích lý thuyết giá cả, cung - cầu của trường phái Cambridge”. Ý nghĩa thực tiễn
13

×