Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Tuyên truyền việc bảo tồn và phát huy giá trị dân ca quan họ trên sóng truyền hình (khảo sát đài phát thanh truyền hình bắc ninh và đài phát thanh truyền hình bắc giang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.57 KB, 123 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

CHU THỊ MINH

TUYÊN TRUYỀN VIỆC BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DÂN CA QUAN HỌ
TRÊN SĨNG TRUYỀN HÌNH
(Khảo sát Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Ninh
và Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Giang)
Ngành

: Báo chí học

Mã số

: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THẾ KỶ

HÀ NỘI - 2012



2

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình do tôi nghiên cứu và độc
lập thực hiện, không sao chép bất cứ một tài liệu nào khác. Tơi
hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Chu Thị Minh


3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT
HUY GIÁ TRỊ CỦA DÂN CA QUAN HỌ

13

1.1. Một số khái niệm có liên quan

13

1.2. Giá trị đặc sắc của dân ca quan họ


23

1.3. Bảo tồn, phát huy giá trị của dân ca quan họ

30

Chương 2: TUYÊN TRUYỀN VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
CỦA DÂN CA QUAN HỌ TRÊN TRUYỀN HÌNH BẮC
GIANG, BẮC NINH

40

2.1. Cơng tác lãnh đạo, quản lý của các địa phương nhằm bảo tồn, phát
huy giá trị của di sản dân ca quan họ

41

2.2. Việc tổ chức sản xuất và phát sóng các nội dung về dân ca quan họ

47

2.3. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

71

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TUYÊN
TRUYỀN VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA
DÂN CA QUAN HỌ TRÊN SĨNG TRUYỀN HÌNH


84

3.1. Nâng cao nhận thức, tư duy của các cấp ủy, chính quyền, các ban,
ngành, đồn thể về giá trị di sản dân ca quan họ

84

3.2. Đối với Đài Bắc Giang và Đài Bắc Ninh

88

KẾT LUẬN

105

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

110

TÀI LIỆU THAM KHẢO

111

PHỤ LỤC

116


4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Giang

: Đài Bắc Giang

Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Ninh

: Đài Bắc Ninh

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNESCO

: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

SVHTTDL : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch


5

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1 Ý kiến khán giả về chất lượng âm thanh, hình ảnh các
chương trình truyền hình của Đài Bắc Giang


68

Bảng 2.2 Ý kiến khán giả về chất lượng âm thanh, hình ảnh các
chương trình truyền hình của Đài Bắc Ninh

68

Bảng 2.3 Mức độ phát sóng các chương trình có nội dung tun
truyền việc bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca quan họ
trên truyền hình Bắc Giang

72

Bảng 2.4 Mức độ tuyên truyền về bảo tồn và phát huy giá trị của
dân ca quan họ trong các chương trình truyền hình của
Đài Bắc Giang

74

Bảng 2.5 Mức độ phát sóng các chương trình có nội dung tuyên
truyền việc bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca quan họ
trên truyền hình Bắc Ninh.

74

Bảng 3.1 Ý kiến nhận xét của khán giả về chất lượng nội dung và
hình thức tuyên truyền việc bảo tồn và phát huy giá trị
của dân ca quan họ trong các chương trình truyền hình
của Đài Bắc Giang và Đài Bắc Ninh.


84

Bảng 3.2 Ý kiến của khán giả về thời lượng phát sóng các chương
trình về dân ca quan họ của Đài Bắc Giang và Đài Bắc Ninh.
Bảng 3.3

86

Ý kiến của khán giả về sự cần thiết phải tổ chức sản xuất và
phát sóng các chương trình chun biệt về dân ca quan họ
trên sóng truyền hình của Đài Bắc Giang và Đài Bắc Ninh.

Bảng 3.4

Đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần phải tìm hiểu nhu
cầu của cơng chúng

Bảng 3.5

86
88

Cần có đội ngũ phóng viên, biên tập viên có chun mơn
sâu chuyên về lĩnh vực văn hóa

95


6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hoá là sợi dây kỳ diệu kết nối quá khứ, hiện tại, hướng đến tương
lai của mỗi quốc gia, dân tộc. Đó là thành quả được tạo nên bởi lao động sáng
tạo không ngừng nghỉ của cả cộng đồng. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, mỗi
dân tộc đều sáng tạo nên nền văn hố với bản sắc riêng của mình. Bản sắc đó,
sức mạnh nội sinh đó đã giúp mỗi quốc gia, dân tộc, dù trải qua mn vàn khó
khăn, thử thách vẫn phát triển, trường tồn.
Dân ca quan họ - đề tài mà luận văn này hướng đến là một trong những
di sản văn hóa q báu, có lịch sử hình thành, phát triển từ rất lâu đời.
Ca hát quan họ là một sinh hoạt văn hóa độc đáo của nhân dân vùng
Kinh Bắc xưa, bao gồm hai tỉnh Bắc Ninh ở bờ nam Sông Cầu và Bắc Giang
ở bờ bắc Sơng Cầu. Quan họ có những giá trị nổi bật về nhiều mặt: lịch sử,
tập quán, nghệ thuật trình diễn, lề lối ca hát, trang phục, ngôn ngữ… được Ủy
ban Liên chính phủ Cơng ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể
cơng nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” vào ngày
30/9/2009. Sự kiện này góp phần khẳng định vị trí, vai trò của di sản đối với
xã hội, làm giàu thêm bức tranh đa dạng văn hóa của Việt Nam và nhân loại.
Để di sản dân ca quan họ được bảo tồn và phát triển cần có sự định
hướng, quản lý của nhà nước, các cơ quan chức năng, các nhà nghiên cứu, của
các nghệ nhân, nghệ sỹ, sự chung tay của cả cộng đồng, trong đó có vai trị
quan trọng của truyền thông.
Kể từ khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại, công tác tuyên truyền về dân ca quan họ đã được các
phương tiện thông tin đại chúng quan tâm, nhất là trên sóng của Đài Truyền
hình Việt Nam và các đài địa phương. Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc
Giang (Đài Bắc Giang), Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Ninh (Đài Bắc
Ninh) đã dành thời lượng khá lớn để giới thiệu các bài hát dân ca quan họ và



7

những nét đẹp, độc đáo của loại hình dân ca này. Tuy nhiên, công tác tuyên
truyền chưa khai thác, truyền tải đầy đủ các giá trị của dân ca quan họ.
Đài Bắc Giang và Đài Bắc Ninh mặc dù đã đầu tư kinh phí sản xuất
nhiều chương trình về dân ca quan họ, nhưng như thế là chưa đủ. Đài chưa
xây dựng được một kế hoạch truyền thông tổng thể, mang tính chiến lược, lâu
dài; việc tun truyền cịn mang tính “thời vụ”, khi có những sự kiện, các hoạt
động do ngành văn hóa hay các địa phương tổ chức thì tập trung tun truyền,
sau đó lại lắng xuống. Điều này dẫn đến việc tuyên truyền thiếu đồng bộ, mất
cân đối, số lượng, chất lượng và hiệu quả thông tin chưa đạt yêu cầu. Trong
khi Đài Bắc Ninh đồng thời phát sóng q nhiều chương trình về dân ca quan
họ, thơng tin trùng lặp, các chương trình, chun mục được phát đi phát lại
nhiều lần, việc bố trí thời gian và tần suất phát sóng quá gần, tạo cảm giác
nhàm chán đối với người xem thì Đài Bắc Giang lại chưa xây dựng được
chuyên trang dành riêng để tuyên truyền, quảng bá phục vụ công tác bảo tồn
dân ca quan họ. Bên cạnh đó là sự nhận thức chưa đúng của các cấp chính
quyền, các tổ chức đồn thể về giá trị cũng như tầm quan trọng dân ca quan
họ trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân địa phương.
Trong khi đó, đất nước ta đang trong quá trình cơng nghiệp hóa - hiện
đại hóa, cùng với sự giao lưu, hội nhập toàn diện đã tác động một cách sâu
rộng đến mọi tầng lớp cư dân. Do đó, di sản văn hóa cũng rất dễ bị mai một
và ln tiềm ẩn nguy cơ biến mất nhanh chóng. Bởi vậy, vấn đề đang đặt ra là
cần có các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa dân tộc
trong sự phát triển tồn diện đất nước, làm cho di sản văn hóa truyền thống
tiếp tục tỏa sáng trong xu thế giao lưu, hội nhập. Đây là nhiệm vụ quan trọng, có
ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương V
(Khoá 8) về “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI “ Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ

phát triển văn hóa, văn nghệ, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa với phát


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8

triển du lịch và hoạt động thông tin đối ngoại nhằm truyền bá sâu rộng các giá trị
văn hóa trong cơng chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ và người nước ngồi”.
Cũng chính vì thế, trách nhiệm của các cơ quan báo chí là phải tuyên
truyền giá trị di sản văn hố truyền thống nói chung, trong đó có dân ca quan
họ nhằm bảo tồn và phát huy các di sản văn hố truyền thống của dân tộc.
Đó là lý do tác giả lựa chọn nội dung: “Tuyên truyền việc bảo tồn và
phát huy giá trị dân ca quan họ trên sóng truyền hình” (khảo sát Đài Phát
thanh - Truyền hình Bắc Ninh và Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Giang)
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong các nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa, có nhiều cơng trình nghiên cứu
về giá trị của dân ca quan họ. Năm 1996, tác giả Trần Linh Q cơng bố cơng
trình “Tìm hiểu về dân ca quan họ” do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản.
Năm 1997, Chính phủ cho phép Bộ Văn hố - Thông tin thực hiện đề án “Điều
tra, sưu tầm, nghiên cứu và phát huy vốn văn hoá dân tộc” nhằm bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hoá dân gian truyền thống. Theo đó, đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu về dân ca quan họ tại hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Năm 2006,
thực hiện nhiệm vụ cơng tác của ngành Văn hóa - Thơng tin, Trung tâm Văn hóa
thơng tin - triển lãm tỉnh Bắc Giang tổ chức triển khai thực hiện đề tài “Điều tra
văn hố quan họ ở bờ Bắc sơng Cầu”. Cơng trình này cũng được tác giả tham
khảo trong khi thực hiện đề tài của luận văn.
Về các cơng trình khoa học ngành báo chí ở bậc đại học và sau đại học
nghiên cứu về mảng đề tài báo chí với vấn đề bảo tồn các di sản văn hóa cũng

có nhiều. Gần đây nhất là 2 luận văn thạc sỹ Truyền thơng đại chúng : “Báo chí
với vấn đề bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể” của Đỗ Mai Trang - H.: Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, 2010; và luận văn “Báo chí Hà Nội góp phần bảo tồn
các di sản văn hố truyền thống của Thủ đơ” của Trần Thị Thuý Lan - H.:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2010.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9

Tuy nhiên, trên truyền hình, mảng đề tài nghiên cứu công tác tuyên
truyền việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống vẫn cịn đang bỏ
ngỏ. Theo tìm hiểu của tác giả, đến nay cũng chưa có cơng trình khoa học nào
đi sâu nghiên cứu việc tuyên truyền về việc bảo tồn và phát huy từng giá trị
của di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có dân ca quan họ.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: nhằm tìm và đưa ra các giải pháp trong công tác
tuyên truyền cũng như phương pháp tuyên truyền việc bảo tồn, phát huy
những giá trị của dân ca quan họ trong các chương trình truyền hình của Đài
Bắc Giang và Đài Bắc Ninh.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để giải quyết được mục đích trên, tác giả xác
định một số nhiệm vụ cần nghiên cứu chủ yếu sau đây:
1. Làm rõ các khái niệm: “văn hóa”, “tuyên truyền”, “bảo tồn”, “phát
huy”, “giá trị”, mối quan hệ giữa việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa,
giá trị của dân ca quan họ cũng như những vấn đề đặt ra trong việc tuyên
truyền việc bảo tồn để phát huy giá trị văn hóa của dân ca quan họ trong các
chương trình truyền hình của Đài Bắc Giang, Đài Bắc Ninh.

2. Khảo sát các chương trình truyền hình có nội dung tun truyền hoạt
động giới thiệu, gìn giữ các giá trị của dân ca quan họ, thời lượng và thời gian
phát sóng, qua đó đánh giá những thành cơng cũng như những khó khăn, hạn
chế của các chương trình truyền hình đối với việc tuyên truyền bảo tồn và
phát huy giá trị của dân ca quan họ ở 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
3. Đề xuất các giải pháp và phương pháp cho công tác tuyên truyền
việc bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca quan họ trên truyền hình của Đài
Bắc Giang và Đài Bắc Ninh.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: công tác tuyên truyền việc bảo tồn và phát
huy giá trị của dân ca quan họ trên sóng truyền hình.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10

- Phạm vi nghiên cứu: các chương trình được phát trên sóng truyền
hình của Đài Bắc Giang và Đài Bắc Ninh có nội dung tuyên truyền về dân ca
quan họ từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 9 năm 2012.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Vận dụng kiến thức báo chí học, văn hóa học; lấy chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam làm nền tảng để tiến hành nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu chung: luận văn sử dụng phương pháp nghiên
cứu chủ yếu là phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh đối chiếu.
Sử dụng lý thuyết liên ngành như chính trị học, xã hội học, tâm lý học.
Luận văn coi trọng phương pháp phân tích tài liệu, khảo sát, điền dã, theo dõi

các chương trình truyền hình đã và đang được phát sóng tại thời điểm nghiên
cứu, phương pháp phỏng vấn, đặc biệt là phương pháp điều tra xã hội học để
thu thập thông tin.
6. Cái mới của luận văn
Luận văn bước đầu tìm hiểu và đưa ra được một số vấn đề có tính chất
lý luận về công tác tuyên truyền việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn
hóa phi vật thể, đồng thời phân tích thực tế cơng tác tun truyền việc bảo tồn
và phát huy giá trị của dân ca quan họ, từ đó tìm và đưa ra các nhóm giải pháp
tuyên truyền việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên sóng
truyền hình của hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh nói riêng và các địa phương
trong cả nước nói chung ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Với mong muốn góp phần cùng với các nhà nghiên
cứu báo chí - truyền thơng và những người trực tiếp sản xuất chương trình
truyền hình ở 2 Đài Bắc Giang, Bắc Ninh nói riêng và các Đài Phát thanh Truyền hình các địa phương nói chung có phương pháp tiếp cận các giá trị
văn hóa thơng qua lăng kính báo chí, phương pháp tổ chức sản xuất các

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11

chương trình truyền hình tuyên truyền về lĩnh vực văn hóa. Cao hơn là góp
phần xây dựng phương pháp tiếp cận từ nghiệp vụ của người làm truyền hình
đối với những vấn đề tuyên truyền về việc bảo tồn và phát huy những di sản
văn hóa phi vật thể, với mục tiêu là sản xuất được những sản phẩm truyền
hình vừa mang tính trí tuệ, hấp dẫn vừa có tính định hướng cao, góp phần bảo
tồn và phát huy những di sản văn hóa phi vật thể ở các địa phương, nhất là

trong giai đoạn đất nước hội nhập, mở cửa và đẩy mạnh giao lưu văn hóa.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Trên cơ sở hoạt động khảo sát và nghiên cứu, tác giả hy vọng sẽ đề
xuất được các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền việc
bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của dân ca quan họ trên sóng truyền hình
của Đài Bắc Giang, Đài Bắc Ninh với mục tiêu là sản xuất được những sản
phẩm truyền hình mang tính trí tuệ, hấp dẫn, có tính định hướng cao, góp
phần thực hiện Nghị quyết Trung ương V (Khoá 8) về “Xây dựng một nền
văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI: “Xây dựng và thực hiện các chính sách bảo tồn,
phát huy giá trị văn hóa” trong giai đoạn đất nước hội nhập, mở cửa, phù hợp
xu thế chung của thời đại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thính giả trong
thơng tin, tun truyền.
- Luận văn đóng góp cho thực tiễn sản xuất chương trình truyền hình
của Đài Bắc Giang và Đài Bắc Ninh về phương pháp tiếp cận và xây dựng
chương trình truyền hình về nội dung tuyên truyền việc bảo vệ và phát huy
giá trị của dân ca quan họ nói riêng, từ đó mở rộng để tổ chức xây dựng các
chương trình tuyên truyền việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật
thể khác như: giá trị của nghệ thuật ca trù, chầu văn, chèo và các giá trị của
dân ca các dân tộc thiểu số trên địa bàn như: soong hao, hát then, sli, lượn….
- Luận văn là cơ sở để các đài truyền hình trong cả nước tham khảo
trong quá trình xây dựng, sản xuất các chương trình truyền hình đối với mảng

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12


đề tề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể ở địa phương mình
một cách hiệu quả nhất. Đây cũng có thể là gợi ý cho những ý tưởng đổi mới,
sáng tạo, sản xuất các chương trình truyền hình có chất lượng tốt hơn, hấp dẫn
khán giả trên lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật.
- Bên cạnh đó, những khảo sát nghiên cứu, đánh giá từ luận văn này sẽ
là những căn cứ có thể giúp ích cho cơng tác định hướng, quy hoạch của các
cơ quan quản lý nhà nước về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
ở các địa phương.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và những vấn đề đặt ra đối với công tác tuyên
truyền việc bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca quan họ
Chương 2: Tuyên truyền việc bảo tồn và phát huy giá trị dân ca quan
họ trên sóng truyền hình Bắc Giang, Bắc Ninh
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền việc bảo
tồn và phát huy giá trị dân ca quan họ trên sóng truyền hình

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ CỦA DÂN CA QUAN HỌ
1.1. Một số khái niệm có liên quan

1.1.1. Khái niệm “văn hóa”
Khái niệm “văn hóa” mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác
nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Nghĩa ban đầu của “văn hóa” trong tiếng Hán là những nét xăm mình,
qua đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác,
biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ấn của thiên nhiên,
chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên. Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn
hóa vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm văn trị và giáo hóa.
Theo quan niệm của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng
Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp; kultur trong tiếng Đức,...) có
nguồn gốc từ tiếng Latin cultus có nghĩa là gieo trồng. Từ gieo trồng theo
nghĩa đen đến “gieo trồng tinh thần” (cultus animi) tức bồi dưỡng, giáo dục,
nâng cao đời sống tâm hồn, trí tuệ con người [32, tr.23].
Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn
học, nghệ thuật như: thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh... Các “trung tâm văn
hóa” có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thơng thường
khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và
cả đức tin, tri thức được tiếp nhận... (Theo Wikipedia - Bách khoa tồn thư mở).
Đã có nhiều tổ chức, quốc gia, dân tộc, nhiều nhà nghiên cứu đưa ra
các khái niệm, định nghĩa, cách hiểu, cách lý giải khác nhau về văn hoá. Theo
con số thống kê chưa đầy đủ, thế giới hiện có xấp xỉ 300 định nghĩa về văn
hóa. Do có nhiều định nghĩa như vậy nên khái niệm văn hóa được hiểu, tham

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14


chiếu, vận dụng, bổ sung, phát triển nội hàm theo những cách khác nhau. Có
thể đưa ra một số quan niệm, khái niệm, định nghĩa về văn hoá như sau:
Năm 1871, E. Taylo cơng bố cơng trình “Văn hóa nguyên thủy” đã đưa
ra một định nghĩa về văn hóa:
Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó là tồn bộ phức thể bao
gồm: hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong
tục cùng với những khả năng và tập quán khác mà con người có
được với tư cách là một thành viên của xã hội [22, tr.18].
Năm 1982, tại Hội nghị quốc tế về văn hóa ở Mêhicơ, Tổ chức Văn
hóa, Khoa học, Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa ra định nghĩa:
Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt
về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách
của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa
bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền
cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục
và tín ngưỡng [56, tr.23].
Trong thập kỷ thế giới vì sự phát triển văn hóa, Tổng Giám đốc
UNESCO GS. Federico Mayor đưa ra quan niệm:
Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ
và trong hiện tại. Qua các hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên
một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những
yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc [22, tr.21].
Định nghĩa trên tiếp cận văn hóa dưới góc độ hoạt động sáng tạo các
giá trị văn hóa tinh thần của con người; văn hóa là hệ thống các giá trị, truyền
thống, thị hiếu; đặc biệt, văn hóa mang đậm đặc tính dân tộc, đó chính là sự
đa dạng, sự độc đáo của văn hóa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ rất sớm đã quan niệm về văn hóa, phát triển văn
hóa, xây dựng con người trong một xã hội mới giàu chất văn hóa, nhân văn.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15

Trong mục Đọc sách ở phần cuối tập “Nhật ký trong tù” (19421943), Hồ Chí Minh đã viết: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc
sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra những ngôn ngữ, chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Tồn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức
là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt
cùng với biểu hiện của nó, mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích
ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [22, tr.22].
Trùng với khoảng thời gian ra đời của tập “Nhật ký trong tù”, “Đề cương
văn hóa Việt Nam” được đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng khởi
thảo và được Ban Thường vụ Trung ương Đảng thông qua vào cuối tháng 2/1943.
Đây là một văn kiện quan trọng trong đường lối của Đảng ta trên lĩnh vực tư
tưởng, văn hóa và có giá trị như một bản Tuyên ngơn văn hóa của Đảng, có ảnh
hưởng và sự chỉ đạo to lớn, ghi đậm dấu ấn trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều văn kiện quan trọng về
văn hóa, văn nghệ. Ngay từ Đại hội III, IV, V, VI, quan điểm nhất quán của
Đảng Cộng sản Việt Nam là phải xây dựng nền văn hóa mới XHCN với đặc
trưng là đậm tính dân tộc, tính tư tưởng, tính chân thật, tính nghệ thuật cao...
Đến Đại hội VII là hướng đến một “nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc”. Đặc biệt, vào tháng 7/1998, Đảng đã ra nghị quyết Trung ương V (khóa
VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc” với quan điểm “văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội”. Có thể coi đây là cương lĩnh lần thứ hai của
Đảng ta về văn hóa trong giai đoạn đất nước đang trên đường đổi mới và thực

hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN.
Đến Đại hội IX, X, XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định các nội dung chủ yếu
của nghị quyết Trung ương V (khóa VIII), đồng thời nâng lên tầm cao mới:

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16

coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt và
phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần xã hội.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta xác định:
Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội:
Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân
làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện; các dân tộc trong cộng
đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp đỡ lẫn nhau
cùng phát triển... [13, tr.70].
Những định nghĩa về văn hóa dù khái quát cao đến đâu hay cụ thể, chi
li đến mấy cũng chỉ nêu được một số nội hàm nào đó của văn hóa.
Tóm lại, “văn hóa” là một khái niệm trừu tượng, nội hàm của văn hóa
rộng lớn, phong phú, phức tạp, lại được hiểu và vận dụng dưới các góc độ
khác nhau, trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, ở các quốc gia, dân tộc,
giai tầng, lứa tuổi, tơn giáo, dân tộc... khác nhau, nên rất khó có một định
nghĩa đầy đủ, chính xác, thỏa mãn u cầu của nhiều đối tượng tiếp cận nó.

Tuy nhiên, nhìn trên tổng thể, và khơng q khắt khe, cầu tồn, vẫn có thể nêu
ra một số nội hàm có thể chấp nhận được:
Theo nghĩa rộng: Văn hóa là tồn bộ các hệ thống giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn lịch sử
xã hội, mang tính chân - thiện - mỹ phục vụ cho sự sinh tồn và phát
triển của con người và xã hội lồi người. Văn hóa có đặc trưng khu
biệt con người với động vật, sản phẩm nhân tạo và sản phẩm tự
nhiên, văn hóa là kết quả của sự thích nghi có ý thức và chủ động
của con người với tự nhiên. Văn hóa thể hiện đặc điểm đặc trưng

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17

của mỗi xã hội, mỗi cộng đồng, văn hóa là thước đo trình độ phát
triển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc. Những gì trái với chuẩn mực
trên thì khơng phải là văn hóa.
Theo nghĩa hẹp: quan niệm văn hóa chỉ ở lĩnh vực sản xuất tinh thần do
con người sáng tạo ra, tích lũy trong quá trình lịch sử xã hội [22, tr.23].
1.1.2. Khái niệm “tuyên truyền”
Tuyên truyền là hành động truyền bá thông tin với mục đích đưa thái
độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng có lợi cho
một phong trào hay tập đồn, một nhóm xã hội, thường lồng sau mục tiêu
chính trị.
Mục tiêu cao nhất của tuyên truyền hiện đại không dừng lại ở thay đổi
suy nghĩ hay thái độ của quần chúng, mà cần phải tạo hành động trong quần
chúng (Theo Wikipedia - Bách khoa toàn thư mở).

Khái niệm “tuyên truyền” được bắt nguồn (hoặc liên quan khá mật
thiết) đến khái niệm “truyền thông”. Truyền thông (communication) là q
trình truyền thơng tin từ người gửi đến người nhận thông tin. Môi trường giữa
người gửi và người nhận được gọi là kênh hay phương tiện truyền thông.
Tuyên truyền là một dạng đặc biệt của truyền thơng, có lịch sử ra đời từ
xa xưa, được biến đổi qua thời gian.
Theo Từ điển Tiếng Việt: Tuyên truyền là phổ biến, giải thích rộng rãi
để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo [59, tr.1433].
Theo từ điển Tiếng Việt - Tường giải và liên tưởng: Tuyên truyền là
tác động vào ý nghĩ, dư luận của quần chúng nhằm lôi cuốn được nhiều
người vào việc tán thành một đường lối, ủng hộ một chính phủ, phổ biến một
học thuyết ... [15, tr.879].
Theo R. A. Nelson, tuyên truyền được định nghĩa là một dạng truyền
thơng có hệ thống, có chủ ý nhằm tác động đến cảm xúc, thái độ, ý kiến và
hành động của một nhóm người xác định vì các mục đích tư tưởng, chính trị

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18

hay thương mại thông qua việc truyền các thơng điệp một chiều, được kiểm
sốt trên các phương tiện truyền thơng.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tun truyền, giáo dục là đem một việc
gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu khơng đạt được mục
đích đó là tuyên truyền thất bại”. (www.ubmttq.hochiminhcity.gov.vn, cập
nhật ngày 29-07-2011).
Tuyên truyền là bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng. Trong điều

kiện bùng nổ thông tin, công tác tuyên truyền càng trở nên quan trọng trong
việc định hướng thông tin, làm cho công chúng tiếp nhận các chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước một cách đầy đủ và đúng đắn nhất.
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm tuyên truyền như sau:
Tuyên truyền là một hoạt động có mục đích của một chủ thể đến các
khách thể nhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng, biến
những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đó thành nhận thức, niềm tin, tình
cảm, cổ vũ các khách thể hành động theo những định hướng do chủ thể tuyên
truyền đặt ra.
1.1.3. Khái niệm “bảo tồn”
Theo từ điển Tiếng Việt - Tường giải và liên tưởng của tác giả Vũ Cao
Đàm: Bảo tồn là giữ cho còn lại lâu dài; Bảo tồn bảo tàng là giữ cho còn lại
lâu dài các tài liệu và di tích lịch sử, văn hóa, xã hội ... để chuyển đến các thế
hệ mai sau... [15, tr.40].
Như vậy, bảo tồn là tất cả những nỗ lực nhằm hiểu biết về lịch sử hình
thành, ý nghĩa của di sản văn hóa nhằm bảo đảm sự an toàn, phát triển lâu dài
về vật chất cho di sản văn hóa và khi cần đến phải đảm bảo việc giới thiệu,
trưng bày, khôi phục và tôn tạo lại để khai thác khả năng phục vụ cho hoạt
động tiến bộ của xã hội.
Trong tiến trình lịch sử, hoạt động bảo tồn di sản văn hóa xuất hiện
ngay từ khi con người ý thức được giá trị của di sản văn hóa trong đời sống,

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

19

đồng thời hiểu được mối nguy hại do tác động của thiên nhiên và chính con

người gây ra.
Văn hóa là một phạm trù rộng. Khái niệm “bảo tồn văn hóa” thường
được gắn với những đối tượng cụ thể như: bảo tồn văn hóa truyền thống, bảo
tồn văn hóa vật thể, bảo tồn văn hóa phi vật thể, bảo tồn di sản văn hóa phật
giáo, bảo tồn văn hóa nơng thơn… Hiểu theo nghĩa chung nhất, bảo tồn văn
hóa là gìn giữ, lưu lại những giá trị văn hóa.
Bảo tồn văn hóa khơng phải là hoạt động cản trở sự phát triển văn hóa,
mà trong một chừng mực nào đó cịn là cơ sở cho sự phát triển văn hóa theo
đúng hướng. Bản thân q trình phát triển văn hóa có sự đào thải yếu tố văn
hóa lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với hiện thực khách quan. Sẽ là sai lầm
khi coi bảo tồn văn hóa triệt tiêu sự phát triển văn hóa và ngược lại phát triển
văn hóa sẽ triệt tiêu bảo tồn văn hóa. Bảo tồn và phát triển văn hóa có thể được
coi là thúc đẩy lẫn nhau; bảo tồn văn hóa giữ vai trị là cơ sở góp phần thúc đẩy
phát triển văn hóa. Thơng qua phát triển văn hóa, con người nhận thức và thực
hiện hoạt động bảo tồn văn hóa nhằm thể hiện bản sắc riêng của mình.
1.1.4. Khái niệm “phát huy”
Theo từ điển Tiếng Việt - Tường giải và liên tưởng: Phát huy là dựa
vào thế tạo ra lợi ích, có tác dụng tốt... [15, tr.636].
Nói một cách đơn giản, phát huy chính là việc khai thác, sử dụng sản
phẩm một cách có hiệu quả. Cơng việc này xuất phát từ nhu cầu thực tế, con
người mong muốn sản phẩm của họ tạo ra phải được nhiều người cùng biết
đến hoặc đem về những lợi ích kinh tế. Vì vậy, có thể hiểu:
Phát huy là những tác động làm cho cái hay, cái đẹp, cái tốt lan tỏa
tác dụng và tiếp tục nảy nở từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ cao đến thấp,
từ đơn giản đến phức tạp.
Phát huy các giá trị văn hóa là một tất yếu khách quan của sự vận động
của lĩnh vực văn hóa nhằm đem tới sự biến đổi giá trị và hệ giá trị nhằm vươn
tới cái đẹp hơn cho cuộc sống của con người.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

20

Mục đích của việc phát huy giá trị di sản văn hóa là phục vụ cho sự tiến
bộ của xã hội, cho việc phát triển bền vững và góp phần quan trọng trong việc
giáo dục truyền thống yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời là
nhịp cầu nối với bạn bè quốc tế. Cách thức phát huy của mỗi di sản, mỗi thời
điểm có khác nhau, điều đó tùy thuộc vào văn hóa của mỗi vùng, vào nhận
thức của từng người. Nhưng các hoạt động này đều phải dựa vào giá trị sẵn có
của di sản, làm tôn vinh vẻ đẹp và phát triển các giá trị văn hóa đó. Hình thức
chủ đạo của phát huy là quảng bá hình ảnh của di sản trên mọi phương diện
nhằm khai thác, thu hút sự chú ý của nhiều người trong lĩnh vực báo chí tuyên
truyền và thu hút nhiều khách tham quan, du lịch trong lĩnh vực kinh tế. Từ
đó giúp việc phục hồi tối đa các giá trị văn hóa truyền thống, tạo cơ hội giao
lưu giữa các nền văn hóa khác nhau góp phần hiểu biết lẫn nhau và tăng
cường mối quan hệ quốc tế vì hịa bình, vì sự phát triển của xã hội.
Việc phát huy tốt giá trị của di sản cịn mang lại một lợi nhuận vơ giá
về mặt tinh thần, bởi thông qua việc hiểu biết về di sản văn hóa sẽ có tác động
trực tiếp tới phương diện giáo dục, giúp vun đắp tình cảm cho mỗi cá nhân và
cộng đồng.
1.1.5. Khái niệm “giá trị”, “giá trị văn hóa’’
1.1.5.1. Khái niệm “giá trị”
“Giá trị” là phạm trù được bàn đến và sử dụng từ rất sớm trong lịch sử
tư tưởng, bắt đầu bằng quan niệm lợi ích của các nhà triết học cổ đại, như
Xôcrát, Platôn, tiếp tục được phát triển ở thời kỳ trung cổ và cận đại. Tuy
nhiên, phải đến tận nửa sau thế kỷ XIX những vấn đề về bản chất, cấu trúc
của giá trị, vị trí của các giá trị trong hiện thực mới được nghiên cứu với tư

cách là lý luận về giá trị.
Ở Việt Nam, vấn đề giá trị mới được quan tâm từ khoảng những năm
80 của thế kỷ XX. Theo nhận xét của tác giả Hồ Sĩ Quý, hầu hết các nhà
nghiên cứu đầu ngành của khoa học xã hội đều ít nhiều đã tham gia bàn luận
về giá trị, giá trị văn hóa, giá trị đạo đức.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

21

Theo từ điển Tiếng Việt - Tường giải và liên tưởng:
Giá trị là cơ sở để xác định mức độ lợi ích đối với con người; là cái mà
người ta dựa vào để xem một người đáng quý đến mức nào về mặt đạo
đức, trí tuệ, nghề nghiệp, tài năng...; Giá trị là những quan điểm và
thực tại về cái đẹp, sự thật, điều thiện của một xã hội [15, tr.324]
1.1.5.2. Khái niệm “giá trị văn hóa”
Trong từ “văn hóa”, theo truyền thống phương Đơng: “văn” đối lập với
“võ”. “Văn” có nghĩa là “vẻ đẹp”, là giá trị văn hóa, có nghĩa là “trở thành
đẹp, thành có giá trị ”. Văn hóa chỉ chứa cái đẹp, chứa các giá trị, là thước đo
mức độ nhân bản của xã hội và con người.
“Giá trị” là khái niệm có độ bao qt rất lớn bởi nó mang tính tương
đối. Như vậy, không chỉ các đồ vật, sách vở, tác phẩm nghệ thuật mới là giá
trị, mà cả truyền thống, nếp sống, chuẩn mực, tư tưởng, thiết chế xã hội, biểu
trưng, thơng tin... đều là giá trị.
Bản chất của văn hóa là sáng tạo vươn tới các giá trị chân, thiện, mỹ,
các giá trị nhân văn để xây dựng con người và phát triển xã hội lồi người. Vì
vậy, có thể hiểu:

Giá trị văn hóa chính là giá trị tinh thần của một cộng đồng, dân tộc.
Chuẩn mực văn hóa do mỗi cộng cồng dân tộc sáng tạo ra, lưu giữ và truyền
đạt cho các thế hệ mai sau tạo thành các giá trị văn hóa truyền thống.
1.1.6. Quan hệ biện chứng giữa bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
Lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam ln ln gắn liền
với q trình bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống dân tộc. Trong lịch sử
bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống dân tộc, Việt Nam luôn thể hiện
bản lĩnh vững vàng trước sự du nhập của những trào lưu văn hóa ngoại lai.
Hiện nay, xu thế mở cửa, giao lưu, hội nhập văn hóa ngày càng sâu
rộng, vấn đề được đặt ra đó là phải xử lý được mối quan hệ giữa bảo tồn và
phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

22

Bảo tồn và phát huy luôn gắn liền với nhau như một cặp phạm trù trong
việc xây dựng và phát triển văn hóa. Bởi lẽ, văn hóa là cái thể hiện sức sống
của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nếu chỉ bảo tồn mà
tồn tại, khơng đem ra sử dụng thì khơng phát huy được giá trị. Thời gian sẽ
làm phai mờ giá trị, khiến cho các giá trị đó có thể bị lãng quên. Chỉ khi giá
trị các di sản văn hóa được phát huy thì mới có cơ sở, có căn cứ và làm điều
kiện để bảo tồn. Do vậy, phát huy sẽ tạo ra hướng tiếp nhận, ảnh hưởng mới
làm cho các giá trị văn hóa khơng bị chơn vùi bởi thời gian mà còn lan rộng
và giữ vững được bản sắc. Bảo tồn là căn bản, làm cơ sở cho sáng tạo, phục
vụ phát huy và ngược lại phát huy giúp cho bảo tồn di sản văn hóa được tốt
hơn, tỏa sáng hơn. Vì vậy, cần xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát

huy, để bảo tồn không cản trở sự phát triển, mà trái lại còn tạo cơ sở cho sự
phát triển bền vững.
Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa địi hỏi phải có những
kiến thức chun sâu, phải tuân thủ những nguyên tắc cao nhất của bảo tồn là
giữ được tính nguyên gốc của di sản gắn với những điều kiện lịch sử, kinh tế xã hội cụ thể của từng thời kỳ. Trên nguyên tắc đó, khi giải quyết mối quan hệ
giữa bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa cần có sự hiểu biết đầy đủ
về nội dung hàm chứa trong di sản, đồng thời cần phải nhận định cho được
đâu là yếu tố gốc, yếu tố nội sinh, đâu là yếu tố ngoại sinh, yếu tố kế thừa của
một di sản, từ đó có sự lựa chọn hình thức bảo tồn cho phù hợp.
Bảo tồn di sản văn hóa là việc bảo vệ, gìn giữ những giá trị liên quan từ
quá khứ đến hiện tại làm cho di sản văn hóa đó lớn mạnh hơn, giàu có hơn và
tất yếu cái được bảo tồn phải phù hợp với thời đại để nó có thể tiếp tục song
hành cùng xu hướng đi lên của xã hội.
Xử lý tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa
truyền thống Việt nam với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là nhằm mục
đích xây dựng văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bởi vì việc bảo tồn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

23

và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống chính là để làm cho văn hóa đậm
đà bản sắc dân tộc, còn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại chính là để xây
dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại và cũng góp phần trở thành tinh
hoa văn hóa nhân loại.
1.2. Giá trị đặc sắc của dân ca quan họ
1.2.1. Về tên gọi dân ca “quan họ”

Nghĩa của tên gọi “quan họ” có nhiều cách giải thích khác nhau; có thể
chia thành hai luồng chính: truyền miệng của người dân vùng quan họ và cách
giải thích theo sự khảo cứu của từng nhà nghiên cứu.
Trước hết, về cách giải thích truyền miệng của người vùng quan họ, ở
mỗi vùng lại có cách hiểu khác nhau.
Người vùng Châm Khê xã Bùi Xá, huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh
truyền rằng: lối hát quan họ là lối hát giữa quan viên họ nhà trai và quan viên
họ nhà gái. Vậy, tiếng hát của quan viên hai họ được gọi tắt là hát quan họ.
Người vùng Chè, Quả Cam, phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh gắn
tiếng hát quan họ với những truyền thuyết. Chuyện rằng: Chúa Trịnh Sâm đi
du xuân, thấy một người con gái đang cắt cỏ trên núi Chè vừa cắt cỏ vừa hát:
“Tay cầm bán nguyệt xênh xang, bao nhiêu cây cỏ lai hàng tay ta”. Tiếng hát
hay khiến quan quân phải “họ lại" (dừng lại) để nghe. Dân gian cho là tiếng
hát đó tạo nên sự may mắn, hạnh phúc nên đua nhau hát, tiếng hát lan rộng,
trở thành lối hát, gọi là hát quan họ.
Người vùng Hồi Quan nay thuộc huyện Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh kể
rằng: khi vua Lý Công Uẩn chạy giặc, dân muốn cản quan quân giặc nên ùa ra
đường hát làm quan quân phải họ lại, giúp Lý Công Uẩn chạy thoát...
Tuy chi tiết khác nhau, nhưng các truyền thuyết trên đều giải thích quan
họ là tiếng hát làm quan quân phải họ lại, dừng lại.
Như vậy, qua truyền thuyết dân gian, ít nhất, tên gọi “quan họ” được
giải thích bằng 4 nghĩa: Tiếng hát họ nhà quan; Tiếng hát quan viên hai họ

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

24


trong đám cưới; Tiếng hát hay, làm quan quân họ lại, dừng lại; Tiếng hát giữa
hai làng kết chạ, kết họ do một vị quan nào đó tác thành.
Ý kiến của một số nhà nghiên cứu cho rằng: tên gọi “quan họ” lại xuất phát
từ nghĩa khác. Trong cuốn “Dân ca quan họ Bắc Ninh”, nhiều tác giả cho rằng:
“Quan họ là một danh từ kép. Trong ngôn ngữ, dưới chế độ phong kiến chữ “họ”
với chữ “phường” là hai danh từ gần đồng nghĩa với nhau, chỉ một tập thể người
nhất định”.
Trong một tham luận đọc tại hội nghị khoa học về sưu tầm, nghiên cứu
Quan họ lần thứ 4, năm 1971, Mấy ý kiến về vấn đề tìm hiểu nguồn gốc dân
ca quan họ, Lê Thị Nhâm Tuyết, Viện Dân tộc học cho rằng từ “quan” không
phải là một từ Hán - Việt vay mượn mà đã có từ thời Hùng Vương trong từ
kép quan lang là một từ Việt cổ trước khi nhập vào từ quan Hán Việt, và có
nghĩa là người đàn ơng. Cịn từ “họ” chỉ một cộng đồng gắn theo máu mủ,
huyết thống. Đã có nhiều thời kỳ cộng đồng này mang ý nghĩa vai trò của
những đơn vị xã hội (những công xã thị tộc), sau này thành những làng. Do
những lý do lịch sử những công xã thị tộc ấy có thể tách ra làm hai (hoặc
nhiều hơn), những người đàn ông trong họ (quan họ) mới tách ra, dẫn dân
mình (họ mình) về làng gốc chơi và hát theo tục lệ, nên lối chơi và hát ấy
cũng được gọi tên là hát “quan họ” như trường hợp hát quan làng, hát đám
cưới của người Tày, Nùng. Tác giả đã giả định như vậy sau khi so sánh thấy
hát quan làng, gọi tên như vậy để chỉ một loại dân ca đám cưới, chỉ vì một
điều giản dị: “Quan làng là người đại diện cao nhất của họ nhà trai có thẩm
quyền bàn bạc về tất cả mọi việc liên quan tới nghi lễ và tổ chức cưới hỏi với
nhà gái. Quan làng phải thuộc nhiều bài hát đám cưới để đối lại với họ nhà
gái...” [47].
Nhà nghiên cứu văn học dân gian Vũ Ngọc Phan, trong bài viết Mấy ý
kiến sơ bộ về dân ca quan họ, sau khi bác bỏ giả thuyết quan họ là quan họ
lại, dừng lại, tác giả gợi ý các nhà nghiên cứu lưu tâm tới những truyền thuyết

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

25

về quan họ ở châu Cổ Pháp xã Ðình Bảng, q hương của Lý Cơng Uẩn với
những người trong họ nhà Lý tụ họp hát mừng mỗi khi các vua Lý về thăm
quê hương. Vì vậy, theo tác giả, “quan họ” là tiếng hát của quan viên họ Lý
hát để mừng vua khi vua về thăm quê hương.
Nhìn chung, sự giải thích về tên gọi “quan họ” thì có nhiều, nhưng
chưa có cách giải thích nào có thể coi là hoàn toàn thoả đáng. Tuy nhiên, trên
thực tế hiện nay, nhiều người nghiêng về cách giải thích: Quan họ là quan
viên họ nhà trai và quan viên họ nhà gái trong đám cưới; tiếng hát này, chặng
đầu gắn liền với hát đám cưới, giữa quan viên hai họ, nên được gọi tắt là tiếng
hát quan họ, sau này trở thành tiếng hát hội, tiếng hát họp bạn...của trai gái,
tiếng hát phong tục của cả vùng Kinh Bắc, được gọi là hát quan họ.
1.2.2. Giá trị nội dung tư tưởng của sinh hoạt văn hóa quan họ
Quan họ là một tổng thể hợp thành từ nhiều yếu tố văn hóa hóa nghệ
thuật dân gian xứ Bắc (tên gọi theo sự phân vùng văn hóa dân gian, chỉ vùng
đất phía Bắc Thăng Long), trong một quá trình lịch sử lâu dài, có nhiều tầng,
nhiều lớp trong một chỉnh thể văn hóa; gắn bó với văn hóa, văn minh làng xã,
biểu hiện những khao khát của con người xứ Bắc đối với quyền sống, quyền
hưởng hạnh phúc trên bình diện văn hóa - xã hội.
Theo chiều dài lịch sử, quan họ đã sáng tạo, dung nạp, chuyển hóa, sinh
thành, đào thải... để thích nghi, đáp ứng những nhu cầu về văn hóa, nghệ
thuật. Vì vậy, giá trị nội dung tư tưởng của sinh hoạt văn hóa quan họ hàm
chứa nhiều ý nghĩa phong phú, sâu, rộng, thể hiện qua 4 nét chính như sau:
1.2.2.1. Sinh hoạt văn hóa quan họ là sản phẩm sáng tạo tinh thần của
quần chúng lao động, trở thành hình thái sinh hoạt văn hóa cộng đồng của

của quần chúng lao động vùng quan họ
Theo “báo cáo về công tác sưu tầm, nghiên cứu và phát động quần chúng
bảo vệ giữ gìn vốn văn hóa quan họ” tại Hội nghị quan họ lần thứ V tháng
6/1973, nghiên cứu tiểu sử của hầu hết các liền anh, liền chị chơi quan họ, bao

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×