Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Tuyên truyền về thị trường chứng khoán trên truyền hình Việt Nam (Khảo sát kênh VTC, VTV1, INFOTV, HanoiTV và HTV9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 168 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
  





VŨ THỊ TUYẾT MINH




TUYÊN TRUYỀN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TRÊN TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM (KHẢO SÁT KÊNH
VTC, VTV1, INFOTV, HanoiTV VÀ HTV9)


















LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH BÁO CHÍ








































Hà Nội - 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
  





VŨ THỊ TUYẾT MINH




TUYÊN TRUYỀN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

TRÊN TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM (KHẢO SÁT KÊNH
VTC, VTV1, INFOTV, HanoiTV VÀ HTV9)






Chuyên ngành: Báo chí học

Mã số: 60 32 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH BÁO CHÍ


Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Tất Thắng











HÀ NỘI - 2009


1
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU 5
MỞ ĐẦU 6
1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 11
6. Phương pháp luận nghiên cứu 11
7. Kết cấu luận văn 11
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYÊN TRUYỀN TTCK TRÊN TRUYỀN
HÌNH 12
1.1. Một số vấn đề về thông tin, tuyên truyền 12
1.1.1. Khái niệm tuyên truyền 12
1.1.2. Khái niệm thông tin 14
1.1.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin, tuyên truyền của báo chí 17
1.2. TTCK và phân loại thông tin về TTCK 20
1.2.1 Lịch sử ra đời TTCK 20
1.2.2 Chức năng TTCK đối với nền kinh tế 22
1.2.3 Phân loại thông tin trên TTCK 24
1.3. Yêu cầu về việc tuyên truyền TTCK trên truyền hình 25
1.3.1 Đối tượng tuyên truyền về thị trường chứng khoán trên truyền hình 25
1.3.2 Một số yêu cầu tuyên truyền về TTCK trên truyền hình 28

2
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN VỀ TTCK TRÊN

TRUYỀN HÌNH 31
2.1 Lịch sử ra đời của truyền hình về tài chính 31
2.1.1 Truyền hình về tài chính trên thế giới 31
2.1.2 Truyền hình chứng khoán ở Việt Nam 41
2.1.2.1 Kênh VTV1 41
2.1.2.2 Kênh InfoTV (VCTV9) 43
2.1.2.3 Đài truyền hình kỹ thuật số VTC 44
2.1.2.4 Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội (HanoiTV) 45
2.1.2.5 Đài phát thanh và truyền hình thành phố Hồ Chí Minh
(HTV9) 46
2.2. Nội dung tuyên truyền của các chương trình về TTCK trên truyền hình 47
2.2.1. Truyền hình góp phần phổ biến kiến thức về TTCK đến nhà đầu tư 47
2.2.2 Truyền hình góp phần tuyên truyền những chính sách của nhà
nước, cơ quan quản lý tới công chúng 50
2.2.3 Tuyên truyền thông tin về diễn biến thị trường 54
2.2.3.1 Tuyên truyền thông tin phiên giao dịch 54
2.2.3.2 Tuyên truyền những thông tin khác về TTCK (thông tin
doanh nghiệp, thông tin quốc tế…) 57
2.3. Đặc thù hình thức việc tuyên truyền TTCK trên truyền hình 60
2.3.1 Chia nhỏ màn hình 60
2.3.2 Sử dụng ngôn ngữ phi văn tự 66
2.3.3 Mầu sắc chủ đạo là mầu xanh và mầu vàng 68
2.3.4. Sử dụng nhiều MC trong một chương trình 68
2.3.5. Nhạc nền sôi động 70
2.3.6 Ba thể loại chủ yếu là tin, phóng sự và phỏng vấn 70
2.4. Nhận xét, đánh giá chung về các chương trình tuyên truyền về TTCK
trên truyền hình Việt Nam 70

3
2.4 .1 Một vài nhận xét về chất lượng tuyên truyền 71

2.4.1.1 Tính chính xác 71
2.4.1.2 Tính cập nhật 74
2.4.1.3 Tính định hướng 76
2.4.2 Thực trạng tỷ lệ người xem trên các chương trình tiêu biểu 77
2.4.3 Ưu-nhược điểm của các chương trình tuyên truyền về TTCK trên
truyền hình 79
2.4.3.1 Ưu điểm 79
2.4.3.2 Nhược điểm 81
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ TUYÊN
TRUYỀN VỀ TTCK TRÊN TRUYỀN HÌNH 84
3.1. Sự phát triển của TTCK đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền 84
3.2 Định hướng phát triển chương trình tuyên truyền về TTCK trên truyền
hình 87
3.2.1 Nắm vững chỉ đạo tuyên truyền về TTTCK 87
3.2.2 Kết hợp nhiều biện pháp trong việc nâng cao hiệu quả tuyên
truyền về TTCK 89
3.2.3 Vận dụng sáng tạo kinh nghiệm truyền hình tài chính thế giới 91
3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền TTCK trên truyền
hình 94
3.3.1 Đối với độ ngũ thực hiện chương trình 94
3.3.2 Đối với lãnh đạo các Đài truyền hình 97
3.3.3 Đối với cơ quan quản lý thị trường 98
3.3.4 Đối với các doanh nghiệp 99
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC

4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT




Nxb: Nhà xuất bản
Hnx: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
HoSE: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
TTCK: Thị trường chứng khoán

















5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1: Thống kê lịch phát sóng, thời lượng các chương trình truyên truyền về
TTCK trên VTV1, VTC, InfoTV, HanoiTV và HTV9
Bảng 2.2: Mô hình hóa mẫu màn hình chia nhỏ nhất hiện nay

Bảng 2.3: Mẫu màn hình Bản tin thị trường 24h -VTV1
Bảng 2.4:Tỷ lệ người xem Bản tin tài chính (sáng) - VTV1
Bảng 2.5: Tỷ lệ người xem Bản tin tài chính (tối)- VTV1
Bảng 2.6 : Tỷ lệ người xem Bản tin Việt Nam và các chỉ số (tối) -VTV1
Bảng 2.7: Tỷ lệ người xem Bản tin Việt Nam và các chỉ số (trưa) - VTV1


6
MỞ ĐẦU

1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài
Tính thời sự
Thị trường chứng khoán (TTCK) là thị trường tài chính cao cấp, một thị
trường của thông tin và niềm tin. Thông tin trên TTCK là yếu tố sống còn, có thể
tác động trực tiếp đến những biến động trên thị trường, nói cách khác là ảnh hưởng
trực tiếp, ngay lập tức đến quyết định và sự thành bại của nhà đầu tư.
Minh bạch hóa thông tin hiện đang được coi là vấn đề hết sức bức xúc của
TTCK Việt Nam với 9 năm non trẻ so với ý thức thông tin hàng trăm năm của
TTCK trên thế giới. Vì thế hiện nay những kênh thông tin về TTCK từ các
nguồn chính thống từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp và đặc biệt từ các phương
tiện truyền thông đại chúng ngày càng đang khá đa dạng để đáp ứng nhu cầu
này.
Nhanh chóng chỉ đạo vấn đề này, ngày 25/3/2008, Thủ tướng giao Bộ Thông tin
và Truyền thông chỉ đạo các báo, đài đưa tin khách quan, chính xác góp phần cho
người dân hiểu rõ chủ trương chính sách của Nhà nước về phát triển TTCK theo công
văn số1909/VPCP-KTTH V/v các biện pháp ổn định TTCK
Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã phê duyệt “Đề án
phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” thì
truyền thông cho thị trường này là vấn đề bức thiết đặt ra với các loại hình báo chí nói
chung và truyền hình nói riêng. Theo đề án này, TTCK sẽ là thành phần chủ đạo để

đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài chính Việt
Nam. Đến năm 2020, thị trường vốn Việt Nam sẽ phát triển tương đương thị trường
các nước trong khu vực.
Theo tiến sĩ Vương Quân Hoàng, Nghiên cứu viên cao cấp Bộ môn Tài
chính, Trung tâm Emile Bernheim, ĐHTH Bruxelles thì các quyết định tốt trong
đầu tư ngày nay còn được gọi là: Các quyết định đầy đủ thông tin, nguyên văn
tiếng Anh: "Well-informed decisions." Các phương tiện truyền thông đại chúng

7
với lợi thế của mình đã làm được gì và phải làm gì cho các nhà đầu tư, cho
TTCK, thị trường vốn và cho cả nên kinh tế thì không thể chần chừ hay không
quy chuẩn.
Với hàng loạt các kênh truyền hình như hiện nay việc tuyên truyền về TTCK
càng cần phải lưu tâm và thể hiện sao cho chất lượng chương trình xứng đáng với số
lượng chương trình đang có và sẽ còn phát triển mạnh trong tương lai.
Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển và biến động của thị trường, các phương tiện truyền
thông đại chúng cũng tăng cường thông tin về TTCK. Riêng về truyền hình hiện
trên hầu hết các kênh từ VTV1, HanoiTV, HTV, truyền hình kỹ thuật số VTC,
truyền hình cáp Việt Nam đều có những chương trình riêng biệt tuyên truyền về
TTCK.
Tuy nhiên, nói về thông tin chứng khoán trên các phương tiện thông tin đại
chúng, dù nhiều về số lượng (ngoài hệ thống chương trình về chứng khoán trên
các kênh VTV1, HanoiTV, HTV thì có hẳn 2 kênh riêng biệt về tài chính là
VTC8 và InfoTV (VCTV9) nhưng nội dung vẫn chưa sâu, chưa kỹ và chưa thực
sự sát với đối tượng tuyên truyền. Nhiều thông tin, nhiều chương trình dẫn đến
sự trùng lập và ít bản sắc của các chương trình về chứng khoán trên các kênh
khác nhau.
Thứ hai, tuy cùng thông tin về TTCK nhưng các bản tin trên truyền hình
cũng có những đặc thù, khu biệt với báo in, báo điện tử hay phát thanh. Vì vậy

làm rõ đặc thù này cũng là cách để các nhà làm truyền hình có thể tuyên truyền
tốt hơn về TTCK.
Trước nhu cầu “thông tin chứng khoán” và nâng cao chất lượng của các
chương trình truyền hình tác giả xin lựa chọn đề tài: Tuyên truyền về thị
trƣờng chứng khoán trên truyền hình Việt Nam (Khảo sát kênh VTC, VTV1,
InfoTV, HaNoiTV và HTV9).
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu, tìm hiểu thông tin về TTCK đã có mầm

8
mống từ đầu thập kỷ 90. Từ khi Uỷ ban chứng khoán Nhà nước thành lập theo
nghị định 75/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2006 thì những thông tin mang tính
chất tuyên truyền về lĩnh vực này thực sự được quan tâm và bắt đầu triển khai
chủ động.
Hiện theo thống kê trong nước hiện nay có khoảng 200 đầu sách nghiên
cứu về TTCK. Tiêu biểu, ngay từ năm 1991, các tác giả Đặng Quốc Tuyến,
Trịnh Trọng Nghĩa, Đặng Thị Luận đã biên soạn cuốn “Chứng khoán và TTCK :
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới” (Viện Khoa học Tài chính - Bộ Tài
chính xuất bản). Nội dung cuốn sách về TTCK và lịch sử phát triển; các khái
niệm cơ bản về TTCK; kinh nghiệm hoạt động TTCK ở các nước kinh tế phát
triển; vai trò của TTCK ở các nước chuyển sang nền kinh tế thị trường và điều lệ
chứng khoán ở Liên Xô.
Sang năm 1993, tác giả Nguyễn Ngọc Minh dịch cuốn “Những kiến thức cơ
bản về chứng khoán và môi giới chứng khoán” của Học viện Tài chính Nữu ước
(Mỹ) (Nhà xuất bản thế giới xuất bản).
Sang năm 1994, sách về chứng khoán được xuất bản nhiều hơn, tác giả
Nguyễn Công Nghiệp xuất bản cuốn “TTCK : Trò chơi và những thủ pháp làm
giàu”. Một số nội dung chính của tác phẩm là đôi nét về đặc điểm của TTCK.
Những thủ đoạn, bí quyết làm giàu của những kẻ tham gia trò chơi chứng khoán,
luật chơi của trò chơi này.

Và đây cũng là cuốn sách đầu tiên chỉ những ứng dụng, bí quyết trong
TTCK với quan niệm về “trò chơi chứng khoán”.
Về luận án, hiện tại Thư viện quốc gia có lưu chiểu khoảng 50 luận án
nghiên cứu về TTCK. Sớm nhất, năm 1995, tác giả Lê Thị Tuyết Hoa nghiên
cứu về “Các giải pháp nhằm thực hiện các điều kiện hình thành TTCK tại Việt
Nam”. Tác phẩm nghiên cứu lý luận TTCK và thực trạng kinh tế - xã hội Việt
Nam về kinh tế - con người, pháp lý để tìm và đưa ra những kiến nghị về các
giải pháp thực hiện các điều kiện hình thành TTCK ở VIệt Nam.

9
Cùng năm, tác giả Lê Hoàng Nga hoàn thành đề tài “Thiết lập cơ chế hoạt
động của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên TTCK”. Nội dung chính là về
TTCK và vai trò của hệ thống ngân hàng trên TTCK. Thực trạng và cơ chế hoạt
động của hệ thống ngân hàng trên TTCK. Cơ chế hoạt động của hệ thống ngân
hàng Việt Nam trên TTCK.
Như vậy, tuy sách, luận án hay các tài liệu bài viết về TTCK khá nhiều
nhưng cho đến nay những tác phẩm đó nghiên cứu thị trường chủ yếu dưới góc
độ tài chính.
Ở trong nước, về thông tin TTCK trên báo chí có một số công trình:
- Khóa luận "TTCK qua Báo chí" của Đoàn Mai Anh K40, sinh viên khoa
báo chí trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn.
- Khóa luận “Thông tin chứng khoán trên Báo chí Việt Nam” của sinh viên
Phạm Thị Hằng K47 hệ tại chức khoa báo chí trường Đại học khoa học xã hội và
nhân văn.
- Khóa luận “Thông tin chứng khoán trên báo chí Việt Nam” của Phạm
Thị Thuỷ (K47 Hà Nội hệ tại chức) khoa báo chí trường Đại học khoa học xã hội
và nhân văn.
- Khóa luận “Cách tiếp cận và xử lý thông tin chứng khoán của phóng viên
kinh tế ở Việt Nam” của Nguyễn Ngọc Minh Anh, K48 chính quy khoa báo chí
trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn.

- Luận văn “Thông tin tuyên truyền về chứng khoán và TTCK (Khảo sát tạp
chí chứng khoán từ 1997-2003)” của tác giả Nguyễn Cao Cầm, Học viện Báo chí
và tuyên truyền, người hướng dẫn TS Phạm Tất Thắng, năm 2004.
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu tài liệu, tác giả đã lược dịch một số tác
phẩm của một số tác giả nước ngoài, tiêu biểu là “Media firms: structures,
operations and performances”, nhà xuất bản Lawrence Erlbaum Associates,
năm 2002, biên soạn Robert G.Picard, Trường kinh tế và quản trị kinh doanh
Turku, Phần Lan và “The options course: High Profit & Low Stress Trading
Methods” Nhà xuất bản Wigley, tái bản lần 2 năm 2005 của tác giả George

10
A.Fontanills.
Việc tiếp cận với các tài liệu gốc này vẫn mang tính hạn chế nhưng cũng đủ
để minh chứng cho việc phát triển khá mạnh những tác phẩm nghiên cứu về vấn
đề này trên thế giới.
Như vậy, ở nhiều khía cạnh khác nhau bước đầu mảng đề tài này đã được
khai thác. Tuy nhiên trên thực tế hiện chưa có một công trình nào nghiên cứu
trên về việc tuyên truyền về TTCK trên truyền hình và từ đó đưa ra những giải
pháp thực tiễn là nâng cao chất lượng chương trình như ở luận văn thực hiện.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao việc tuyên truyền về TTCK trên
truyền hình trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ:
Thứ nhất, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về TTCK và tuyên
truyền về TTCK trên truyền hình
Thứ hai, đánh giá thực trạng hoạt động tuyên truyền về TTCK trên cơ sở
khảo sát các chương trình trên một số kênh truyền hình.
Thứ ba, đề ra giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động của thông tin
tuyên truyền về TTCK trên truyền hình.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng: Khảo sát việc tuyên truyền về TTCK trên một số kênh VTV1,
HanoiTV và HTV9, truyền hình kỹ thuật số VTC và InfoTV (VCTV9- truyền
hình cáp Việt Nam).
Cụ thể, tập trung vào một số chương trình:
- Việt Nam và các chỉ số; Bản tin tài chính; Chứng khoán cuối tuần
(VTV1).
- Bữa sáng doanh nhân, Hàn thử biểu, Tâm chấn (VTC8)
- Bản tin trước giờ mở cửa, Bản tin chứng khoán Info, Sàn chứng khoán
Info (InfoTV)

11
- Bản tin chứng khoán và đầu tư (HanoiTV).
- Bản tin kinh tế tài chính 24H (HTV9)
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chung về các chương trình tuyên truyền
về TTCK trên truyền hình từ năm 2006 và tập trung khảo sát sâu vào một số
chương trình cụ thể (trên cách kênh VTV1, VTC, InfoTV, HanoiTV và HTV9)
từ tháng 7/2007 và đặc biệt từ quý III/2009 (tháng 8,9,10) đến nay.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận: Đề tài đặt nhiệm vụ và nghiên cứu cơ sở lý luận cho việc tuyên
truyền về TTCK như nghiên cứu tâm lý đối tượng tuyên truyền, cách phân loại
thông tin trên thị trường tài chính và rút ra những yêu cầu về chất lượng khi
tuyên truyền về TTCK trên truyền hình. Kết quả nghiên cứu của đề tài là đóng
góp những cơ sở lý thuyết chung nhất vào hoạt động tuyên truyền về TTCK trên
truyền hình.
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là đóng góp tích cực,
đem lại cái nhìn toàn cảnh về những chương trình truyền hình về TTCK hiện nay
trên các kênh khảo sát tiêu biểu đã được chọn lọc đại diện cho hầu hết việc tuyên
truyền về TTCK trên truyền hình.
Từ những kết luận cụ thể đề tài đưa ra những kiến nghị để nâng cao hiệu

quả thông tin tuyên truyền về một lĩnh vực đặc thù như TTCK trên truyền hình
cho các đối tượng (đối tượng được tuyên truyền (các doanh nghiệp); cơ quan
quản lý thị trường và bản thân những người làm chương trình).
6. Phƣơng pháp luận nghiên cứu
Đề tài dựa trên phương pháp tiếp cận hệ thống nguyên lý tuyên truyền của
Đảng. Xuất phát từ phân tích và tổng hợp hoạt động thực tiễn rút ra những vấn đề
mang tính quy luật cho nên đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và logic.
Phương pháp khái quát hoá cũng được sử dụng để hỗ trợ.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu,kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn được

12
kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tuyên truyền TTCK trên truyền hình
Chương 2: Thực trạng tuyên truyền về TTCK trên truyền hình
Chương 3: Giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả tuyên truyền về thị trường
chứng khoán trên truyền hình.
















Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYÊN TRUYỀN TTCK TRÊN
TRUYỀN HÌNH

1.1. Một số vấn đề về thông tin, tuyên truyền
1.1.1. Khái niệm tuyên truyền
Theo Plêkhanốp thì Tuyên truyền là truyển bá ý kiến nhiều người cho ít người).
Theo PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, Tuyên truyền là hoạt động nhằm truyền bá

13
trong quần chúng nhân dân những tư tưởng nền tảng, những quan điểm chính
yếu của hệ tư tưởng của chế độ, nhằm hình thành một bức tranh đặc trưng về thế
giới về lịch sử vận động của xã hội.
Ở nghĩa rộng, tuyên truyền được hiểu là toàn bộ các hình thức hoạt động của
công tác tư tưởng, vận động quần chúng nhân dân. Ở một nghĩa hẹp hơn “Tất cả các
hoạt động nhằm truyền bá một tri thức, một ý niệm cụ thể nào đó”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: Đế quốc Mỹ không những chiến
tranh xâm lược bằng quan dự, chúng còn chiến tranh bằng tuyên truyền, rằng
Tuyên truyền là một thứ vũ khí sắc bén cho địch chống lại ta. Chính vì vậy Hồ
Chủ tịch yêu cầu: Chúng ta phải đánh thắng địch về tuyên truyền cũng như Bộ
đội ta đánh thắng địch về mặt quân sự.
Trong tác phẩm “Làm gì”, Lê Nin đã đưa ra một hình dung rõ ràng về nội
dung khái niệm tuyên truyền “ Người tuyên truyền phải nói nhiều ý, mang đến
cho công chúng những tri thức sâu sắc có tính bản chất. Trên cơ ở đó tác động
vào thế giới quan của con người, vào quá trình hình thành những quan niệm
niềm tin và ý chí của mỗi thành viên trong xã hội”. Người đã yêu cầu: Tờ báo là
người tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể”.
Hoạt động tuyên truyền của báo chí chúng ta có nhiệm vụ truyền bá, giải

thích cho toàn xã hội những quan điểm đường lối, chính sách quyết định cả
Đảng, Nhà nước ta, là sự vận dụng sáng tạo, cụ thể học thuyết Mác-Lê Nin viết
vào việc xác định đường hướng, vận dụng và giải quyết các nhiệm vụ cách mạng
việt Nam. Nội dung tuyên truyền hệ tư tưởng Mác-Lê Nin và tuyên truyền đường
lối chính sách của Đảng, Nhà nước, hòa quyện đan xen làm tiền đề cho nhau.
Yêu cầu đặt ra đối với việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước là phân tích lý giải các cơ sở khoa học, thực tiễn một cách thuyết
phục, hướng dẫn các khả năng thực hiện, làm cho quần chúng nhân dân hiểu
biết, tin tưởng và tự giác chấp hành tạo ra các điều kiện tinh thần tư tưởng cho
các cuộc vận động xã hội rộng lớn nhằm giải quyết các nhiệm vụ xây dựng và

14
phát triển kinh tế-xã hội. Phương hướng quan trọng hàng đầu của hoạt động
tuyên tryền trên báo chí là hình thành các quan điểm khái quát về thời đại. Trên
cở sở phương pháp luận khoa học, báo chí phân tích, đánh giá nhận định tính
chất khuynh hướng vận động các mâu thuẫn cơ bản của từng khu vục và thế giới,
từng lĩnh vực hoạt động và toàn bộ đời sống xã hội, mối quan hệ, tác động giữa
các quốc gia, các khu vực, các giai cấp và lực lượng xã hội. Bằng sự tổng kết,
đánh giá đó báo chí hình thành trong công chúng nhân dân những quan điểm cơ
bản về thời đại và thế giới thực. Đó là một tiền đề quan trọng cho việc củng cố lý
tưởng và định hướng xây dựng chế độ mới. Những tri thức đó đồng thời là điều
kiện cho quần chúng xem xét, đánh gia đúng đắn các hiện tượng, sự kiện đang
diễn ra xung quanh và định hướng hoạt động của họ một cách hợp lý.
Về bản chất, hành động tuyên truyền nhằm hình thành nền tảng cho ý thức
xã hội, bộ phận duy lý của đời sống tinh thần con người. Hoạt động tuyên truyền
với nội dung chủ yếu là tập trung sự quan tâm vào dư luận xã hội-bộ phận linh
động dễ biến đổi nhất của ý thức xã hội.
1.1.2. Khái niệm thông tin
Theo Philipppe Breton và Serge Proulx trong cuốn sách "Bùng nổ truyền
thông"

1
khái niệm thông tin có hai hướng nghĩa: Thứ nhất là, nói về một hành
động cụ thể để tạo ra một hình thái (frome), thứ hai là, nói về sự truyền đạt một ý
tưởng, một khái niệm hay biểu tượng. Hai hướng nghĩa này cùng tồn tại, một
nhằm vào sự tạo lập cụ thể, một nhằm vào sự tạo lập kiến thức và truyền đạt. Nó
thể hiện sự gắn kết của hai lĩnh vực kỹ thuật và kiến thức.
Theo quan điểm của triết học, thông tin là một hiện tượng vốn có của vật
chất, là thuộc tính khách quan của thế giới vật chất. Nội dung của thông tin chính
là những thuộc tính, tính chất vốn có của sự vật với các sự vật hiện tượng được
bộc lộ ra, thể hiện thông qua tác động qua lại của sự vật ấy với sự vật khác.


1
Philipppe Breton, Serge Proulx (1996), Bùng nổ truyền thông, Nxb. Văn hoá - Thôngtin, Hà Nội.


15
Thông tin luôn gắn với quá trình phản ánh. Những dấu ấn để lại chính là những
thông tin của hệ thống vật chất này đối với hệ thống vật chất khác. Phản ánh của
vật chất là phản ánh thông tin, không có thông tin chung chung mà thông tin là
thông tin về sự vật này đối với sự vật khác.
Theo Từ điển tiếng Việt thì thông tin với nghĩa là động từ là truyền tin cho
nhau để biết; và với nghĩa danh từ là điều được truyền đi cho biết, tin truyền đi
(ví dụ bài báo có lượng thông tin cao)
2

Như vậy, thông tin được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, đó chính là nội
dung thông tin; Thứ hai, đó là phương tiện thông báo, báo tin.
Cách hiểu này phù hợp với khái niệm thông tin nêu trong phần mở đầu
“Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010” ban hành kèm theo Quyết định

số 219/2005/QĐ - TTg ngày 9/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ: "Thông tin
được coi là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội, là công cụ để điều
hành, quản lý, chỉ đạo của mỗi quốc gia, là phương tiện hữu hiệu để mở rộng
giao lưu hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc, là nguồn cung cấp tri thức mọi
mặt cho công chúng và là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội".
Đặc biệt, Chiến lược phát triển thông tin đã nêu lên một luận điểm quan
trọng về vai trò của thông tin trong đời sống xã hội: Sự chênh lệch về trình độ
phát triển thông tin giữa các nước là một đặc điểm về quy mô và trình độ phát
triển trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ. Nước nào không vượt qua
được những thách thức về thông tin, nước đó mất cơ hội phát triển và có nguy cơ
mất khả năng tự chủ. Thiếu thông tin, sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra các
quyết định hoặc các quyết định sẽ bị sai lệch, thiếu cơ sở khoa học, không thực
tiễn và trở nên kém hiệu quả.
Thông tin báo chí
Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá nhân loại, báo chí là một
hiện tượng xã hội, ra đời do nhu cầu thông tin giao tiếp, giải trí và nhận thức của


2
NXB Đà Nẵng (2002), Trung tâm Từ điển học.

16
con người. Thông tin là một hiện tượng vốn có của thế giới vật chất. Theo các
nhà nghiên cứu, lần đầu tiên thông tin được con người chú ý về mặt ý nghĩa xã
hội của nó và được đề cập đến trong lý thuyết báo chí vào những năm 20 - 30
của thế kỷ XX. Và từ đây, "Thông tin chính là những cái mới khác với những
điều đã biết"
3

Thông tin là chức năng sơ khởi của báo chí, theo nghĩa sử dụng phương

tiện kỹ thuật để phổ biến kết quả lao động sáng tạo của nhà báo. Thực hiện chức
năng thông tin, báo chí cung cấp cho công chúng về tất cả các vấn đề, sự kiện
của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu thế giới tự nhiên, xã
hội.
Trong một thế giới hiện thực chứa đầy lượng thông tin, báo chí có cách
riêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầng lớp xã
hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu khác nhau. Chính điều đó đã
khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi và năng
động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào có được.
Như vậy, thông tin báo chí cũng được hiểu theo hai nghĩa:
Thứ nhất, đó là tri thức, tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ hiện thực
cuộc sống. Tất cả những vấn đề, sự kiện, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội được
báo chí phản ánh nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu, khám phá của con người.
Thứ hai, đó là phương tiện, công cụ chuyển tải tác phẩm báo chí tới công chúng.
Trong hoạt động báo chí, thông tin là mục đích chủ yếu. Thông tin trở
thành “cầu nối” giữa báo chí và công chúng. Căn cứ việc phân loại theo phương
thức thể hiện, người ta chia thông tin báo chí thành các loại hình: Thông tin bằng
chủ yếu chữ viết (báo in); thông tin chủ yếu bằng tiếng nói (phát thanh); thông
tin chủ yếu bằng hình ảnh (truyền hình); thông tin trên mạng internet (đa phương
tiện).


3
Lê Thị Duy Hoa (1999), Tạp chí Triết học, số 01 (107), tháng 2/1999.


17
Trong thực tiễn báo chí, thuật ngữ "thông tin" có nhiều dạng khác nhau: có
khi chỉ là cái tin vắn, tin ngắn, bài bình luận, phóng sự, phỏng vấn; có khi là một
chương trình phát thanh, truyền hình. Ngay cả các tiêu đề, vị trí của tác phẩm

trên các cột báo, giọng đọc của phát thanh viên, các cỡ chữ hay cách xếp chữ
trên các tờ báo đều chứa đựng thông tin.
Thuật ngữ "Thông tin" trong hoạt động báo chí còn có có cách hiểu rộng
hơn, chúng còn được hiểu như một danh từ tập hợp. Chúng ta có thể gọi toàn bộ
tác phẩm, hay hệ thống những tin tức là thông tin.
Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và đánh giá cao vai trò của thông
tin. Đây không chỉ là phương tiện cung cấp thông tin, cung cấp tri thức, là một
trong những công cụ giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành đất nước mà còn là
nơi để phản hồi những thông tin từ nhân dân đối với đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần quan trọng thực hiện
dân chủ hoá trong đời sống xã hội. Thông tin thực sự là công cụ cung cấp tri
thức, dự báo sự phát triển đồng thời cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển. Đời
sống nhân dân được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao nên nhu
cầu thông tin của nhân dân đòi hỏi ngày càng cao hơn.
1.1.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin, tuyên truyền của báo chí
Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật.
Chất lượng theo quan điểm của Triết học Mác - Lênin, là hai mặt có mối quan hệ
biện chứng của mỗi sự vật, hiện tượng. Chất là tính quy định vốn có của các sự
vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ những thuộc tính, những yếu tố cấu
thành sự vật, nói lên sự vật đó là gì, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng
khác. Lượng là tính quy định của sự vật và hiện tượng về mặt quy mô, trình độ
phát triển của nó, biểu thị con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành nó. Quá
trình thay đổi về lượng tạo điều kiện cho chất đổi và ngược lại, khi chất mới ra
đời, nó lại tạo ra một lượng mới phù hợp với nó. Quy luật những thay đổi về
lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ

18
bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật này nói lên cách thức của sự vận
động và phát triển của sự vật và hiện tượng.
Trong hoạt động báo chí, nhận thức về chất lượng thông tin song song với

nhận thức về chức năng và đối tượng phản ánh của báo chí. Muốn có nhận thức
đúng đắn về thông tin, cần xác định được mục đích hoạt động của báo chí, đồng
thời phải nêu lên định hướng có tính nguyên tắc cho những hoạt động thực tiễn
của một nền báo chí. Sự định hướng rõ ràng sẽ trang bị cho nhà báo phương
pháp thông tin và biết cách vận dụng thông tin có hiệu quả để thực hiện chức
năng của báo chí.
Một hướng quan trọng trong cách tiếp cận thông tin báo chí là mỗi chương
trình, mỗi tác phẩm phải được xem xét kỹ lưỡng trong hệ thống những mối quan
hệ giữa báo chí và công chúng. Tác phẩm báo chí là điểm trung gian trong mối
quan hệ: Nhà báo - Tác phẩm - Công chúng. Tác phẩm báo chí khi được đăng
tải, phát sóng, mới chỉ dừng lại ở thông tin tiềm năng, vì thông tin đó chưa chắc
đã được công chúng tiếp nhận. Người làm báo phải tìm mọi cách biến thông tin
tiềm năng thành thông tin hiện thực. Tính chất thực tiễn của thông tin là tiêu
chuẩn để đánh giá giá trị của thông tin cao hay thấp, tức là có mang đến cho
công chúng những thông tin phù hợp với nhu cầu của họ không và có khả năng
chuyển thông tin tiềm năng thành thông tin hiện thực không.
Lý luận báo chí truyền thông đã chỉ ra các tiêu chí đánh giá chất lượng
thông tin, cũng như khả năng tuyên truyền đó là tính độc đáo, tính đại chúng và
tính hợp thời (đúng lúc).
- Tính độc đáo của thông tin, là cái mới mà công chúng chưa biết. Nhưng
cái mới không phải là cái duy nhất thể hiện tính độc đáo. Cùng với sự đòi hỏi tất
yếu của cái mới, có thể tái hiện thông tin cũ đã bị lãng quên, giúp cho công
chúng có thêm tư liệu để nhận thức tốt hơn sự kiện mới. Tuy nhiên, những thông
tin được nhắc lại sẽ vô bổ, thậm chí có hại khi cái mới, cái độc đáo bị chìm đi
trong một loạt cái cũ; khi cái cũ không đóng vai trò bổ sung mà lại cản trở việc

19
nhận thức cái mới.
- Tính đại chúng (dễ hiểu) giúp cho công chúng nhận thức nội dung tác
phẩm tương ứng với ý đồ tác giả, đòi hỏi ngôn ngữ của báo chí (chữ viết, lời nói,

hình ảnh…) và cách viết, cách thể hiện phải được công chúng nhận thức đầy
đủ. Nếu không thực hiện được nguyên tắc này sẽ dẫn đến tình trạng là công
chúng không hiểu được tác phẩm.
- Tính hợp thời (đúng lúc) đòi hỏi tác phẩm báo chí xuất hiện đúng lúc, đáp
ứng được nhu cầu của công chúng và sự quan tâm của họ trong thời điểm đó thì
tác phẩm sẽ có giá trị hơn, tạo sự hứng thú, hấp dẫn công chúng. Lượng thông
tin còn phụ thuộc vào tính thời điểm của nó. Trong thời đại ngày nay, lượng
thông tin phụ thuộc một cách quyết định vào tính kịp thời, đúng lúc, nhanh nhạy.
Báo chí làm được những điều trên sẽ làm tăng giá trị của thông tin, nếu thông tin
chậm, hiệu quả sẽ ngược lại và lượng của nó sẽ bằng không.
Tiêu chí đánh giá tác phẩm báo chí chất lượng cao đã được các cơ quan
quản lý nhà nước quy định cụ thể, đó là: "Những tác phẩm mang lại hiệu quả
thiết thực cho toàn xã hội hoặc một vùng miền, địa phương; có nhiều tìm tòi,
phát hiện những vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày; có nội dung
phù hợp, hấp dẫn người đọc, người nghe, người xem; phù hợp với quan điểm chỉ
đạo, tuyên truyền, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước".
4

Cơ sở lý luận báo chí truyền thông cũng chỉ ra rằng, tác phẩm báo chí là
một chỉnh thể, bao gồm hai yếu tố nội dung và hình thức. Hai yếu tố này có mối
quan hệ biện chứng, gắn bó hữu cơ, chi phối lẫn nhau tạo nên chất lượng tác
phẩm báo chí. Tác phẩm báo chí còn được hiểu rộng hơn, đó là cả trang báo, số
báo, tờ báo, chuyên mục, chương trình phát thanh, truyền hình Do đó tiêu chí
đánh giá chất lượng thông tin báo chí phải coi trọng cả hai yếu tố nội dung và


4
Thông tư số 17/2007/TTLT/BVHTT - BTC ngày 14/6/2007 của Liên bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở Trung ương và địa phương giai đoạn 2006 - 2010.


20
hình thức thông tin.
Hoạt động báo chí là hoạt động có ý thức và mục đích của con người, bởi
vậy yêu cầu về tính hiệu quả báo chí phải được đặt lên hàng đầu. Hiệu quả báo
chí là việc vận dụng các quy luật, các nguyên tắc, hình thức, phương thức hoạt
động báo chí giúp cho nó thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm đạt
mục đích đặt ra. Để báo chí hoạt động hiệu quả, trước hết nội dung thông tin phải
phong phú, mang lại cho công chúng một lượng thông tin mới, phản ánh đúng, kịp
thời, đi vào những vấn đề thiết thực nhất mà công chúng đang quan tâm hoặc đang
thiếu thông tin, phải thỏa mãn nhu cầu mỹ cảm, tác động sâu sắc đến tình cảm và
suy nghĩ của đối tượng. Về hình thức, thông tin báo chí phải được chuyển tải bằng
các hình thức tác phẩm và phương pháp thể hiện thuyết phục, dễ hiểu. Nó không chỉ
làm cho công chúng thích thú mà còn khơi gợi được sự suy nghĩ theo hướng đúng
và thúc đẩy hành động tích cực của họ .
1.2. TTCK và phân loại thông tin về TTCK
1.2.1 Lịch sử ra đời TTCK
TTCK được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế hiện
đại. Người ta có thể đo lường và dự tính sự phát triển kinh tế qua diển biến trên
TTCK.
Là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, TTCK đươc hiểu một
cách chung nhất, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán ,trao đổi các chứng khoán
- các hàng hoá và dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia. Việc mua bán trao
đổi này được thưc hiện theo những quy tắc nhất định .
TTCK không phải ngay từ đầu đã có những giao dịch toàn cầu phức tạp
như hiện nay.
Cho đến năm 1531, định chế đầu tiên hao hao như một sở giao dịch mới ra
đời tại Antwerp, Bỉ. Tuy vậy, ở TTCK đầu tiên này không hề có cổ phiếu.
Thay vì mua bán cổ phiếu công ty (những thứ khi ấy còn chưa tồn tại),


21
người môi giới và cho vay tập trung lại đây để giao dịch các món nợ của công ty,
chính phủ và thậm chí cả cá nhân.
Mọi chuyện thay đổi vào những năm 1600, khi cả Anh, Pháp và Hà Lan
đều cử hạm đội đến Đông Ấn. Do ít nhà thám hiểm trang trải đủ cho một chuyến
hải thương, các công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập để huy động tiền từ
nhà đầu tư, những người này sẽ được chia lợi nhuận đoàn tương ứng với phần
vốn góp.
Hình thức tổ chức kinh doanh này cũng đòi hỏi phải được quản lý rủi ro.
Theo báo Imperial Gazetteer của Ấn Độ, các chuyến hải hành đầu tiên của
Anh đến Ấn Độ Dương không thành công, tàu đắm còn tài sản cá nhân của
những người đi huy động vốn bị chủ nợ tịch thu.
Điều đó khiến một nhóm thương nhân London lập nên một công ty vào
tháng 9/1599, giới hạn trách nhiệm của mỗi thành viên theo số tiền họ đầu tư.
Nếu chuyến hải hành thất bại, luật pháp chỉ có thể tịch biên số tiền trên.
Nữ hoàng Anh cho phép nhóm thương nhân này hoạt động trong vòng 15
năm, và đặt tên cho công ty là “Thống đốc và nhóm thương nhân London giao
thương với Đông Ấn” (hay đơn giản là “Công ty Đông Ấn”).
Hình thức trách nhiệm hữu hạn đã phát huy tác dụng tốt, cho đến năm
1609, vua James I đã cho phép nhiều công ty thương nghiệp nữa hoạt động và
thúc đẩy giao thương tại các quốc gia Châu Âu có bờ biển khác.
Công ty Đông Ấn Hà Lan là công ty đầu tiên cho phép người ngoài mua cổ
phiếu ghi danh theo một tỷ lệ nhất định. Họ cũng là công ty đầu tiên phát hành
cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng qua Sở giao dịch chứng khoán Amsterdam
năm 1602.
Ở Việt Nam, để thực hiện đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH
– HĐH) đất nước, duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế bền vững và chuyển dịch
mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, đòi hỏi
phải có nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển.


22
Vì vậy, việc xây dựng TTCK ở Việt Nam đã trở thành nhu cầu bức xúc và
cấp thiết nhằm huy động các nguồn vốn trung, dài hạn ở trong và ngoài nước vào
đầu tư phát triển kinh tế thông qua chứng khoán nợ và chứng khoán vốn.
Thêm vào đó, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước với sự hình
thành và phát triển của TTCK sẽ tạo môi trường ngày càng công khai và lành
mạnh hơn.
Ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-
CP về Chứng khoán và TTCK cùng với Quyết định thành lập hai (02) Trung tâm Giao
dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành
Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực
hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000.
Tại Hà Nội, thì do chưa hội đủ các yếu tố nên mãi đến tháng 3/2005, sàn
giao dịch mới được khai trương.
Về mặt khái niệm, TTCK là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán,
chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Tuy nhiên, đó có
thể là TTCK tập trung hoặc phi tập trung. Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc
các giao dịch được tổ chức tập trung theo một địa điểm vật chất.
Hình thái điển hình của TTCK tập trung là Sở giao dịch chứng khoán (
Stock exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), các giao dịch được
tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia
vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch.
TTCK phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter). Trên thị
trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng
khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá
trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả thuận.
1.2.2 Chức năng TTCK đối với nền kinh tế
Huy động vốn đầu tƣ cho nền kinh tế


23
Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền
nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần
mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa
phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư
phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.
Cung cấp môi trƣờng đầu tƣ cho công chúng
TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các
cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau
về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại
hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình.
Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu
thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh
khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu
tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt
động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán
giao dịch trên thị trường càng cao.
Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh
một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động
của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi
trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp
dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
Tạo môi trƣờng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô
Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy
bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng,
nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu
hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền

×