Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Vov1, đài tiếng nói việt nam với vấn đề bảo vệ môi trường (khảo sát các chương trình môi trường và phát triển, thời sự, nông nghiệp và nông thôn, chính phủ với người dân năm 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 147 trang )

0

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THÚY HẰNG

VOV1, ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ MƠI TRƢỜNG
(Khảo sát các Chương trình: Thời sự , Mơi trường và Phát triển,
Nơng nghiệp và Nơng thơn, Chính phủ với Người dân Năm 2015)

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Bá Dung

HÀ NỘI - 2016


1
Luận văn đã đƣợc chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm
luận văn thạc sĩ.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng


2
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam với vấn đề bảo vệ mơi
trường” được hồn thành tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là một cơng trình nghiên cứu khoa học độc
lập, có tính kế thừa những kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa
học cũng như sách, báo có liên quan.
Đây là sản phẩm nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu trong
luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công
bố trong bất kỳ một cơng trình khoa học nào.
Tác giả

Nguyễn Thúy Hằng


3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ
MƠI TRƢỜNG................................................................................................ 9
1.1 Một số khái niệm ......................................................................................... 9
1.2 Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về cơng tác bảo
vệ mơi trường .................................................................................................. 14
1.3 Vai trị và thách thức của vấn đề bảo vệ mơi trường trên báo chí hiện nay.. 20
1.4 Vai trò của Đài TNVN trong việc thông tin, tuyên truyền về bảo vệ môi
trường........................................................................................................... 28
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI

TRƢỜNG TRÊN HỆ THỜI SỰ CHÍNH TRỊ TỔNG HỢP VOV1 ......... 40
2.1 Vài nét về Đài Tiếng nói Việt Nam và Hệ thời sự chính trị tổng hợp
VOV1 .............................................................................................................. 40
2.2 Thực trạng tuyên truyền vấn đề bảo vệ môi trường trên VOV 1 .............. 47
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG TUYÊN TRUYỀN CỦA HỆ VOV1 VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG........................................................................................................ 87
3.1 Đánh giá về việc tuyên truyền vấn đề bảo vệ môi trường trên Hệ
VOV1 .............................................................................................................. 87
3.2 Các giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng tuyên truyền vấn đề bảo
vệ môi trường trên Hệ VOV1 ......................................................................... 93
KẾT LUẬN .................................................................................................. 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 111
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 116


4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

: Biến đổi khí hậu

CNH, HĐH : Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
CT

: Chương trình

ĐDSH

: Đa dạng sinh học


NXB

: Nhà xuất bản

TNVN

: Tiếng nói Việt Nam

VOV1

: Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp, Đài Tiếng nói Việt Nam

VOV2

: Hệ Văn hố - Đời sống - Khoa giáo

VOV3

: Hệ Âm nhạc - Thông tin - Giải trí


5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1 Tỷ lệ người nghe chương trình VOV1 ........................................... 43
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nghe những thông tin về vấn đề bảo vệ môi trường qua các
chương trình trên VOV1 ................................................................................. 47
Biểu đồ 2.3: Nội dung tuyên truyền về vấn đề bảo vệ môi trường ................. 49
Biểu đồ 2.4. Nội dung quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường ............... 69
Biểu đồ 2.5 Biểu đồ phân chia các thể loại báo chí ....................................... 78

Bảng 3.6 Hiệu quả của các thông tin tuyên truyền về bảo vệ môi trường .... 90
Sơ đồ 3.7 Sự cần thiết tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường trên
VOV1................................................................................................. 94


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mơi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người.
Cuộc sống của chúng ta ln gắn bó mật thiết với môi trường: môi trường tạo
không gian sinh sống, cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống và
hoạt động sản xuất. Đồng thời là nơi chứa đựng, hấp thụ và trung hòa các chất
thải ra từ quá trình sinh sống và sản xuất của con người… Tuy nhiên, hiện
nay, tình trạng mơi trường ơ nhiễm đang ngày càng có nhiều diễn biến phức
tạp tồn tại nhiều vấn đề bức xúc và nan giải trên phạm vi toàn cầu. Tình trạng
lũ lụt, nắng nóng, rét kỷ lục, nước biển dâng… xảy ra nhiều tại nhiều quốc gia
trên thế giới trong những năm gần đây đã gây lên nhiều tác động tiêu cực đến
đến môi trường sống và con người.
Ở nước ta vấn đề về tài nguyên thiên nhiên và môi trường cũng đang
đứng trước những thách thức to lớn, các hệ sinh thái đang suy thoái ở mức độ
nghiêm trọng, biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường,
mơi trường, khơng khí, nước mặt và đất đang bị ô nhiễm. Đặc biệt, trong
những diễn biến gần đây nhất ở nước ta là tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn
tại khu vực Tây nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long… đang gây thiệt hại
nặng nề cho bà con nói riêng và ảnh hưởng lớn tới an ninh lương thực, an sinh
xã hội cũng như an ninh quốc phịng. Trong vịng 50 năm qua nhiệt độ trung
bình tăng khoảng 0,5 độ C trên phạm vi cả nước và lượng mưa có xu hướng
giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam lãnh thổ, mực nước biển đã dâng hơn
20cm. Theo kịch bản được công bố mới đây: vào cuối thế kỷ 21 nhiệt độ
trung bình của Việt Nam tăng từ 2 độ C đến 3 độ C; lượng mưa năm tăng trên

hầu hết khắp lãnh thổ, mức tăng phổ biến từ 2% đến 7%, nước biển dâng
trung bình vào khoảng từ 57cm đến 73cm… cho thấy các hoạt động phát triển
kinh tế- xã hội, q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, gia tăng dân số… dẫn


2
đến việc biến đổi khí hậu đã và đang tạo ra nhiều áp lực, ảnh hưởng đến môi
trường và tài nguyên. Bảo vệ môi trường sinh thái hiện nay không còn là vấn
đề của mỗi quốc gia, một dân tộc mà trở thành một vấn đề tồn cầu.
Đài Tiếng nói Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam, với chức
năng thơng tin, tun truyền đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt
Nam và pháp luật của Nhà nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; góp
phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân
bằng các chương trình phát thanh. 70 năm qua, Đài Tiếng nói Việt Nam ln
là một trong những cơ quan báo chí đi đầu trong việc tuyên truyền các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1) là Hệ phát thanh quan trọng
của Đài TNVN được phát sóng từ 4h45 phút đến 24 giờ hàng ngày. Đây là
kênh phát sóng đặc biệt quan trọng, ln đi đầu về tuyên truyền kịp thời, hấp
dẫn, nhiều chủ trương, đường lối cũng như lên án, cảnh báo những tác động
làm ảnh hưởng đến môi trường sống hiện nay. Để thực hiện việc tuyên truyền
về môi trường ngày càng hiệu quả, điều tất yếu các chương trình này cần đổi
mới và nâng cao chất lượng.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học cơng nghệ, của các loại hình
báo chí và các phương tiện truyền thơng đại chúng địi hỏi phải có sự đổi
mới về cách thức thơng tin tun truyền, cũng như phải không ngừng nâng
cao chất lượng nội dung các chương trình phát thanh về cơng tác bảo vệ
mơi trường nhằm thu hút được sự quan tâm, chú ý của đơng đảo thính giả.
Từ đó nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường sinh thái hiện nay trong bối
cảnh đất nước đang trên con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại

hóa. Đây chính là lý do để tác giả quyết định chọn vấn đề “VOV1, Đài
Tiếng nói Việt Nam với vấn đề bảo vệ môi trường” làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn của mình.


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu về Hệ
VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam cụ thể như:
Luận văn thạc sĩ “Đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình Thời sự
của Đài Tiếng nói Việt Nam” của Đồng Mạnh Hùng (2006) Cơ sở đào tạo:
Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Tác
giả đã khảo sát thực trạng và nêu những giải pháp nâng cao hiệu quả các
chương trình Thời sự của Hệ VOV1. Những nhận định, giải pháp mà tác giải
nêu ra là cơ sở đề chúng tơi tham khảo trong q trình thực hiện luận văn của
mình. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ đi sâu nghiên cứu chương trình Thời sự
mà chưa đề cập đến các chương trình chuyên đề, chương trình tổng hợp của
Hệ VOV1; giải pháp tác giả đưa ra chưa có tính khái qt.
Ngồi ra cịn có luận văn “Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp của Đài
Tiếng nói Việt Nam” của Tạ Toàn (2004), Cơ sở đào tạo: Học viện Báo chí và
Tuyên truyền; Luận văn thạc sĩ “Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh
Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam” của Trần Thị Minh Tâm
(2006), Cơ sở đào tạo: Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn … Nhìn chung các cơng trình khoa học này đã nghiên cứu một
cách cơ bản về những thành tựu và những vấn đề cần đổi mới đáp ứng xu hướng
mới của công chúng. Tuy nhiên, vẫn chưa có cơng trình nào chun sâu nghiên
cứu về vấn đề tun truyền bảo vệ mơi trường trên Hệ VOV1.
Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này, tác giả vấp phải những khó khăn

nhất định, khơng được kế thừa thành tựu của các đồng nghiệp đi trước. Do đó
luận văn về “VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam với vấn đề bảo vệ mơi trường”
của tác giả là cơng trình khoa học mới, độc lập, mang tính thời sự. Luận văn
cịn kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài và cơng trình khoa học cũng
như sách, báo, tạp chí... có liên quan, việc nghiên cứu đề tài này sẽ đóng góp
thiết thực vào việc nâng cao chất lượng cơng tác thông tin về bảo vệ môi
trường trong thời gian tới của Hệ VOV1- Đài Tiếng nói Việt Nam.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

4
Luận văn “Tổ chức đội ngũ cộng tác viên tạp chí ngành tài ngun và
mơi trường” (Khảo sát Tạp chí Tài ngun và Mơi trường, Tạp chí Mơi
trường, Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn, Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ,
Tạp chí Địa chất) của Kiều Đăng Tuyết (2012), Cơ sở đào tạo: Học viện Báo
chí và Tuyên truyền . Đề tài được thực hiện nhằm hướng đến việc nâng cao
hoạt động tổ chức đội ngũ cộng tác viên, góp phần nâng cao chất lượng các
tạp chí ngành Tài ngun và Mơi trường, đặc biệt là Tạp chí Tài ngun và
Mơi trường hiện nay…
Luận văn “Vấn đề bảo vệ môi trường trên báo in hiện nay” (Khảo sát
báo Tài nguyên Môi trường, Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Lao động) của
Phạm Thị Minh Thắm (2011), Cơ sở đào tạo: Học viện Báo chí và Tuyên
truyền. Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về mơi trường tự
nhiên và vai trị của báo chí đối với bảo vệ mơi trường tự nhiên; Khảo sát thực
trạng phản ánh của một số tờ báo tuyên truyền về bảo vệ môi trường tự nhiên.
Trên cơ sở đó, đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
thơng tin báo chí, góp phần nâng cao vai trị của báo chí đối với bảo vệ mơi

trường tự nhiên trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài.
Bên cạnh đó cùng đề tài nghiên cứu về mơi trường cịn có Luận văn
"Đề tài mơi trường trên báo chí hiện nay" của Mai Thị Dung (2006), Cơ sở
đào tạo: Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Luận văn “Đánh giá tác động
của báo chí đối với vấn đề bảo vệ môi trường ở Quảng Ninh” của Trần Việt
Phương (2009), Cơ sở đào tạo: Học viện Báo chí và Tuyên truyền...
Tuy nhiên, các luận văn này đều đề cập đến đề tài môi trường trên báo
in mà không đề cập đến báo phát thanh.
Về sách có các tác phẩm như: Nhà báo mơi trường thời tồn cầu hố,
Diễn đàn các nhà báo môi trường Việt Nam (Nxb Hà Nội, 2005); Quy hoạch
môi trường phát triển bền vững, Những quy định về môi trường đô thị,
Nguyễn Thị Thu Hương (Nxb Lao động năm 2003); Ảnh hưởng của ô nhiễm

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

5
môi trường ở một số khu công nghiệp phía Bắc tới sức khỏe cộng đồng, Trần
Văn Tùng, (Nxb Khoa học xã hội Hà Nội năm 2005)…
Cuốn “Nhà báo mơi trường thời tồn cầu hóa” giống như một cuốn cẩm
nang hướng dẫn cụ thể quy trình, những vấn đề thường gặp phải của những
nhà báo viết về môi trường trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay.
Một số sách về phát thanh như:
- Đức Dũng, (2003), Lý luận báo phát thanh, NXB Văn hóa-Thơng tin;
-

Đức Dũng (2004), Phóng sự báo chí hiện đại, NXB Thơng tấn, Hà
Nội.


-

Nguyễn Đình Lương, (1993), Nghề báo nói, NXB Văn hóa-Thơng tin.

-

Nguyễn Văn Dững (Chủ biên), (2006), Tác phẩm báo chí (tập 2),

NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
- V.V.Xmirnốp, Các Thể loại báo chí phát thanh, NXB Thơng Tấn,
Hà Nội.
-

Học viện Báo chí và tuyền truyền (2007), Cơ sở lý luận báo chí;

NXB Lý luận chính trị…
Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu, những cuốn sách, những
tham luận tham gia hội thảo nhìn nhận, đánh giá vấn đề mơi trường và vai trị
của truyền thông đối với bảo vệ môi trường ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Nhưng phần lớn đều nêu bật vai trị của bảo vệ mơi trường đối với sự phát
triển của mỗi quốc gia, mỗi đơn vị. Với sự kế thừa những cơng trình nghiên
cứu trước đó, tác giả mong muốn sẽ góp phần vào cơng tác nghiên cứu vai trị
của báo chí đối với việc bảo vệ mơi trường.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận; phân tích những ưu thế và hạn
chế thơng tin, tun truyền với vấn đề bảo vệ môi trường trên Hệ VOV1- Đài
Tiếng nói Việt Nam, tác giả luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

6
hiệu quả trong việc thông tin, tuyên truyền về vấn đề bảo vệ môi trường thời
gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận, các khái niệm liên quan đến vấn đề bảo vệ
môi trường.
- Nghiên cứu vấn đề tuyên truyền bảo vệ môi trường qua 4 chương
trình cụ thể: Thời sự, Mơi trường và phát triển, Nơng nghiệp và nơng thơn,
Chính phủ với người dân thuộc Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1).
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả vấn đề tuyên
truyền bảo vệ mơi trường trên hệ VOV1 nói riêng và các chương trình phát
thanh nói chung.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là vấn đề tuyên truyền công tác bảo vệ mơi
trường trên các chương trình: Thời sự, Mơi trường và phát triển, Nơng nghiệp
và nơng thơn, Chính phủ với người dân, thuộc Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng
hợp (VOV1).
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào việc tuyên truyền vấn
đề bảo vệ môi trường trên Hệ Thời sự Chính trị tổng hợp, Đài Tiếng nói Việt
Nam. Thời gian khảo sát năm 2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của Đảng, chính sách của
Nhà nước; lý luận về báo chí đối với việc tuyên truyền vấn đề bảo vệ môi trường.
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như: Phương
pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp khảo sát thực tiễn, phân tích nội dung

các chương trình phát trên VOV1; Phương pháp điều tra xã hội học: tác giả
luận văn khảo sát đại bàn 4 xã, thị trấn tại thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh,
cụ thể: xã Kim Hoa, thị trấn Quang Minh, Thành phố Hà Nội; Phường Đồng
Kỵ, Khu phố Đa Hội, Thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh. Thời gian từ tháng 11

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7
và tháng 12 năm 2015. Qua các phương pháp thực hiện, luận văn sẽ đưa ra
những đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác
tuyên truyền bảo vệ môi trường trên Hệ VOV1.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài nghiên cứu góp phần vào việc khẳng định vai trị của báo chí đối
với cơng tác bảo vệ môi trường. Đây là bước tiếp cận việc tun truyền về
bảo vệ mơi trường trên báo chí nói chung và báo phát thanh nói riêng. Từ đó
kết quả nghiên cứu của luận văn bổ sung vào hệ thống tài liệu tham khảo,
phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn cung cấp cái nhìn khái qt về cơng tác tun truyền về bảo
vệ mơi trường trên VOV1. Trên cơ sở đó, luận văn đánh giá các chương trình
của Hệ VOV1 với vấn đề bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, góp phần đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả tuyên truyền về đề tài
này trên sóng phát thanh.
Qua đây, những người thực hiện các chương trình trên VOV1 có thể
nhìn nhận được những mặt được và những mặt cịn hạn chế trong cơng tác
tun truyền bảo vệ mơi trường, từ đó có hướng điều chỉnh cho phù hợp.

Đồng thời, những người làm phát thanh nói chung cũng sẽ có những bài học
cụ thể để thực hiện tốt hơn cơng tác tun truyền.
7. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
Hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc tuyên truyền vấn đề bảo vệ môi
trường trên báo chí.
Luận văn sẽ chỉ ra những chỗ trống hoặc thiếu sót, hạn chế trong việc
tuyền truyền về vấn đề bảo vệ mơi trường của các chương trình được khảo sát
trên Hệ VOV1- Đài Tiếng nói Việt Nam. Từ đó, đề xuất phương hướng, giải

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8
pháp, kiến nghị mang tính khả thi để giúp nâng cao hơn hiệu quả việc tuyên
truyền vấn đề bảo vệ môi trường trên Hệ VOV1.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo, Phụ lục,
luận văn được kết cấu thành 3 chương, gồm:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về báo chí với vấn đề bảo vệ mơi trường.
Chƣơng 2: Thực trạng tuyên truyền vấn đề bảo vệ môi trường trên Hệ
Thời sự chính trị tổng hợp VOV1
Chƣơng 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng tuyên
truyền của Hệ VOV1 về vấn đề bảo vệ môi trường.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


9
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Tuyên truyền
Tuyên truyền là một thuật ngữ luôn đồng hành và gắn liền với sự phát
triển của đời sống xã hội con người thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng, như: panơ, áp phích, tờ rơi, băng video, băng cassetter, phim, đèn
chiếu, báo chí (báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử)... Thuật ngữ
tuyên truyền thường được gắn với các nội dung thông tin, để truyền bá, phổ
biến trực tiếp hoặc gián tiếp trên cơ sở thường xuyên, liên tục hay gián đoạn
dưới mọi hình thức về một cái gì đó, hoạt động, sự việc, hiện tượng,... đã,
đang và sẽ diễn ra trong cuộc sống.
Theo nghĩa rộng, tuyên truyền có nghĩa là truyền bá những quan điểm,
những tư tưởng về chính trị, về triết học, về khoa học, nghệ thuật mà mục
đích là biến những quan điểm tư tưởng đó thành ý thức xã hội và nâng cao
tính tích cực trong hoạt động thực tiễn của quẩn chúng.
Theo nghĩa hẹp, tuyên truyền là truyền bá những quan điểm lý luận
nhằm xây dựng cho quần chúng thế giới quan phù hợp với lợi ích của chủ thể
tuyên truyền và kích thích những hoạt động thực tiễn phù hợp với thế giới.
Trong cuốn sách “Nguyên lý công tác tư tưởng” - PGS. TS Lương Khắc
Hiếu (chủ biên) cho rằng:
Tun truyền là một hình thái của cơng tác tư tưởng, nhằm truyền bá hệ
tư tưởng và đường lối, chiến lược, sách lược của giai cấp trong quần
chúng, xây dựng cho quần chúng thế giới quan phù hợp với lợi ích của
chủ hệ tư tưởng, bồi dưỡng tình cảm, củng cố niềm tin và tập hợp, cổ vũ
quần chúng hành động theo thế giới quan và niềm tin đó [26, tr. 15].

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10
TS. Nguyễn Quốc Bảo, tác giả của cuốn sách “Học tập Phương pháp
Tuyên truyền Cách mạng Hồ Chí Minh”, Nxb Chính trị quốc gia (2006) đưa
ra khái niệm như sau:
Tuyên truyền là phổ biến, giải thích một tư tưởng, một học thuyết,
một quan điểm nào đó, nhằm hình thành hoặc củng cố ở đối tượng
tuyên truyền một thế giới quan, nhân sinh quan, một lý tưởng, một
lối sống... thơng qua đó mà ảnh hưởng tới thái độ và tính tích cực
của con người trong thực tiễn xã hội [1, tr.15].
Theo PGS. TS Tạ Ngọc Tấn trong giáo trình “Cơ sở lý luận báo chí”
Nxb Văn hố - Thơng tin (1992) thì:
Tuyên truyền là hoạt động nhằm truyền bá trong quần chúng nhân
dân những tư tưởng nền tảng, những quan điểm chính yếu của hệ tư
tưởng, của chế độ nhằm hình thành một bức tranh đặc trưng về thế
giới và lịch sử vận động của xã hội” [47, tr.94].
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm tuyên truyền như sau:
Tun truyền là một hoạt động có mục đích của một chủ thể đến các
khách thể nhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng
đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm, cổ vũ các khách thể hành
động theo những định hướng do chủ thể tuyên truyền đặt ra.
1.1.2 Bảo vệ môi trường
Môi trường
Về khái niệm môi trường hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, môi trường là sinh quyển, sinh thái cần
thiết cho sự sống tự nhiên của con người. Môi trường cũng là nơi chứa đựng
nguồn tài nguyên cần thiết cho quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Trong

quá trình khai thác tài nguyên, nếu như mức độ khai thác nhanh hơn mức độ
tái tạo thì gây ra tình trạng khan hiếm, cạn kiệt về mơi trường.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11
Quan điểm thứ hai cho rằng, môi trường là tổng hợp các điều kiện bên
ngồi có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một sự vật nào đó. Đối
với cơ thể sống thì mơi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngồi có ảnh
hưởng đến sự phát triển của cơ thể. Tương tự như vậy, môi trường sống của
con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, xã hội bao
quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống, sự phát triển của từng cá nhân
và toàn bộ cộng đồng người. Thuật ngữ "môi trường" thường dùng với nghĩa
này bởi ở định nghĩa này môi trường được đề cập một cách toàn diện hơn với
đầy đủ các yếu tố cấu thành của nó, bao quanh mọi cơ thể sống. Mơi trường
có quan hệ với sự sống, gắn chặt với sự sống.
Quan điểm thứ ba cho rằng, môi trường ở thời điểm nhất định là tập
hợp các nhân tố vật lý, hóa học, sinh học và xã hội gây nên tác động gián tiếp
hoặc trực tiếp, trước mắt hoặc lâu dài tới các loài vật sống và hoạt động của
con người.
Theo cuốn “Hỏi đáp về bảo vệ môi trường” của Sở Khoa học, Công
nghệ và Môi trường tỉnh Đồng Nai, Nxb Tổng hợp Đồng Nai (1999):
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất, tạo quan
hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời
sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên”
[29, tr. 12,13].
Theo PGS.TS Trần Hữu Uyển, PTS. Trần Đức Hạ tác giả cuốn “Bảo vệ

nguồn nước chống ô nhiễm và cạn kiệt”, Nxb Nông nghiệp (1995):
Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất
bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi
sinh vật. Mọi vật thể, mỗi sự kiện đều tồn tại và diễn biến trong một
môi trường” [57, tr. 11].
Giáo trình “Dân số, mơi trường, tài ngun” của Bộ Giáo dục đào tạo,
Nxb Giáo dục (1998) đưa ra định nghĩa:

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12
Môi trường là vùng vật lý và sinh học xung quanh loài người. Con
người cần đến sự hỗ trợ của môi trường xung quanh để sống... Mối
quan hệ giữa lồi người và mơi trường xung quanh khăng khít đến
mức sự phân biệt giữa cá thể và môi trường bị xóa mờ đi. Tuy
nhiên, chúng ta hiểu mơi trường là sinh quyển bao gồm khơng khí,
nước, đất đai, và hệ sinh sống có ảnh hưởng đến cuộc sống của con
người. Có thể nhìn nhận mơi trường bao gồm hai mặt chủ yếu sau:
sinh- vật lý và kinh tế - xã hội. Mặt thứ nhất bao gồm, các yếu tố vật
chất, sinh học và là phương tiện cho mặt thứ hai bao gồm, các hoạt
động kinh tế, chính trị, trí tuệ của con người [8, tr. 162,163].
Theo “Những quy định phát luật về môi trường đô thị”, Nxb Lao
động (2003):
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên
nhiên [39, tr. 17].

Luật bảo vệ môi trường 2014 được Quốc hội khóa 13 thơng qua vào kỳ
họp thứ 7 ngày 23/6/2014 và có hiệu lực từ 1/1/2015: Mơi trường là hệ thống
các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát
triển của con người và sinh vật.
Như vậy, theo khái niệm môi trường tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2014:
“Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố vật chất bao quanh con
người, sinh vật, ảnh hưởng và tác động đến các hoạt động sống của
con người, sinh vật. Các yếu tố vật chất này gồm các nhân tố tự
nhiên, không do con người tạo ra như đất, nước, khơng khí… và các
nhân tố nhân tạo do con người tạo nên như các khu đô thị, công
viên nhân tạo… Các nhân tố này không tồn tại một cách độc lập mà

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13
có sự đan xen lẫn nhau, thay thế cho nhau tạo nên môi trường sống
đa dạng, phong phú của con người và sinh vật”. [29, tr.7, 8].
Bảo vệ mơi trƣờng
Là tập hợp các biện pháp giữ gìn, sử dụng hoặc phục hồi một cách hợp
lý sinh giới (sinh vật, thực vật, động vật) và môi sinh (đất, nước, khơng khí,
khí hậu…). Hoạt động bảo vệ mơi trường là hoạt động giữ cho mơi trường
trong lành, sạch đẹp, phịng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường,
ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối, phục hồi và cải
thiện mơi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
Trong “Mơ hình phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường” của Phan
Công Chung nêu định nghĩa bảo vệ môi trường là:

Bảo vệ môi trường sinh sống của lồi người khỏi bị ơ nhiễm. Đồng
thời các loài sinh vật trong thế giới tự nhiên được bảo vệ. Do đó, cần
phải loại trừ những nhân tố bất lợi phá hoại môi trường, ảnh hưởng
xấu tới đời sống và sinh tồn của loài người. [5, tr. 65, 66].
Trong “Những quy định phát luật về môi trường đô thị” nêu định nghĩa:
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong
lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái,
ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên
gây ra cho môi trường, khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên”. [39, tr. 17].
Theo điểm 3, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014:
Bảo vệ mơi trường là hoạt động giữ gìn, phịng ngừa, hạn chế các
tác động xấu đến môi trường, ứng phó với sự cố mơi trường, khắc
phục ơ nhiễm, suy thối, cải thiện, phục hồi mơi trường; khai thác,
sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong
lành. [29, tr.9].

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14
1.2 Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về
công tác bảo vệ môi trƣờng
1.2.1 Quan điểm của Đảng về công tác bảo vệ môi trường
Trong xu thế hội nhập và phát triển sâu rộng với thế giới, nước ta có
nhiều cơ hội nhưng cũng phải đang phải đối mặt với khơng ít những thách
thức, tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước, đi kèm với ơ nhiễm mơi trường
ngày càng gia tăng. Do đó, quan điểm nhất quán xuyên suốt trong các văn bản

lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về bảo vệ môi trường đó là: Bảo vệ mơi trường là
một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ
và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát
triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập
kinh tế quốc tế của nước ta và đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho
phát triển bền vững.
Đại hội IX đưa ra quan điểm phát triển:
Phát triển kinh tế- xã hội gắn chặt với bảo vệ môi trường và cải
thiện môi trường, bảo đảm sự hài hịa giữa mơi trường nhân tạo với
mơi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học. Chủ động phòng
tránh và hạn chế tác động xấu của thiên nhiên, của sự biến động khí
hậu bất lợi và tiếp tục giải quyết hậu quả chiến tranh còn lại đối với
môi trường. Bảo vệ và cải tạo môi trường là trách nhiệm của toàn xã
hội, tăng cường quản lý nhà nước đi đôi với nâng cao ý thức trách
nhiệm của mọi người dân. Chủ động gắn kết yêu cầu cải thiện môi
trường trong mỗi quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án phát triển
kinh tế, xã hội, coi yêu cầu về mơi trường là một tiêu chí quan trọng
đánh giá các giải pháp phát triển. [53, tr.163-164].
Đến Đại hội X, lần đầu tiên trong báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010 trình Đại hội đưa ra chỉ tiêu về mơi
trường (độ che phủ rừng; tỷ lệ dân cư được dùng nước sạch; chỉ tiêu về xử lý

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15
chất thải và “tăng cường bảo vệ, cải thiện môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên” được xác định là một trong sáu nhiệm vụ thuộc định hướng phát triển

ngành, lĩnh vực và vùng). Cụ thể:
Đưa tỷ lệ che phủ rừng lên 42-43%; 95% dân cư thành thị và 75 dân
cư ở vùng nông thôn được sử dụng nước sạch. 100% các cơ sở sản
xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị
các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 50% các cơ sở sản
xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; 100% số đô thị loại
3 trở lên, 50% số đô thị loại 4 và tất cả các khu cơng nghiệp, khu
chế xuất có hệ thống xử lý nước thải; 90% chất thải rắn thông
thường, 80% chất thải nguy hại, 100% chất thải y tế được thu gom
và xử lý tiêu chuẩn môi trường. [54, tr. 190].
Đại hội XI đã đặt vấn đề “Bảo vệ và cải thiện chất lượng mơi trường,
chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phịng, chống thiên tai”
thành một định hướng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 2020, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của kế hoạch 5 năm 2011 2015 gắn với phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, kinh tế
tri thức. Cụ thể:
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ
môi trường với phát triển kinh tế- xã hội. Đổi mới cơ chế quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và
các chương trình dự án. Các dự án đầu tư xây dựng mới phải đảm
bảo yêu cầu về môi trường. Thực hiện nghiêm ngặt lộ trình xử lý
các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. [55, tr.123-124].
Thực hiện tốt chương trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn
phá rừng, cháy rừng; tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên.
Quản lý, khai thách và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước,

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


16
khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Hạn chế và
tiến tới không xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên chưa chế biến. Chú
trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Thực hiện
sản xuất và tiêu dùng bền vững, từng bước phát triển năng lượng
sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch. Đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác
bảo vệ mơi trường, xử lý chất thải. Đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu,
dự báo khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu và đánh giá tác động để
chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp phịng
chống thiên tai và Chương trình quốc gia về ứng phó với biến đổi
khí hậu, nhất là nước biển dâng. Tăng cường hợp tác quốc tế để phối
hợp hành động và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. [55,
tr. 124-125]
Tại Hội nghị Trung ương 7 Khóa XI đã ban hành Nghị quyết 24NQ/TW về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường”. Quan điểm về bảo vệ môi trường một lần nữa
được khẳng định “Mơi trường là vấn đề tồn cầu. Bảo vệ môi trường vừa là
mục tiêu vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Tăng cường bảo
vệ mơi trường phải theo phương châm ứng xử hài hồ với thiên nhiên, theo
quy luật tự nhiên, phòng ngừa là chính; kết hợp kiểm sốt, khắc phục ơ
nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; lấy bảo
vệ sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án
gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Đầu tư cho bảo
vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững”.
Đại hội XI cũng đưa ra mục tiêu:
Cải thiện chất lượng môi trường đến năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng
đạt 45%. Hầu hết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước
sạch và hợp vệ sinh. Các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập
phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17
nhiễm, xử lý chất thải; trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện
có đạt tiêu chuẩn về môi trường. Các đô thị loại 4 trở lên và ở tất cả
các cụm, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải
tập trung. 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại
và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn. Cải thiện và phục
hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm nặng. Hạn chế tác hại của
thiên tai, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu nhất là
nước biển dâng. [55, tr 97].
1.2.2 Chính sách phát luật của Nhà nước về công tác bảo vệ mơi trường
Chính sách mơi trường cụ thể hố Luật Bảo vệ Môi trường (trong
nước) và các Công ước quốc tế về mơi trường. Mỗi cấp quản lý hành chính
đều có những chính sách mơi trường riêng. Nó vừa cụ thể hố luật pháp và
những chính sách của các cấp cao hơn, vừa tính tới đặc thù địa phương. Sự
đúng đắn và thành cơng của chính sách cấp địa phương có vai trị quan trọng
trong đảm bảo sự thành cơng của chính sách cấp trung ương. Cụ thể:
Theo “Luật bảo vệ môi trường và một số quy định hướng dẫn thi
hành”, Nxb Lao động (2009) chính sách pháp luật về bảo vệ mơi trường được
quy định:
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng
dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.
Ðẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các
biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý
thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi trường. Sử dụng
hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng sạch,
năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất

thải. Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập trung xử
lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môi
trường ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thối; chú trọng bảo vệ mơi

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18
trường đô thị, khu dân cư. Ðầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát
triển; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ mơi trường và
bố trí khoản chi riêng cho sự nghiệp mơi trường trong ngân sách nhà
nước hằng năm. Ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các
hoạt động bảo vệ môi trường và các sản phẩm thân thiện với mơi
trường; kết hợp hài hồ giữa bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các
thành phần mơi trường cho phát triển. Tăng cường đào tạo nguồn
nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao các
thành tựu khoa học và cơng nghệ về bảo vệ mơi trường; hình thành
và phát triển ngành công nghiệp môi trường. Mở rộng và nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về
bảo vệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực
hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường. Phát triển kết cấu hạ
tầng bảo vệ môi trường; tăng cường, nâng cao năng lực quốc gia về
bảo vệ môi trường theo hướng chính quy, hiện đại. [36, tr. 9].
Theo “Những quy định pháp luật về môi trường đô thị”, Nxb Lao
động (2003):
Bảo vệ mơi trường là sự nghiệp của tồn dân: tổ chức, cá nhân phải
có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi
trường, có quyền và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm

pháp luật về bảo vệ môi trường. Tổ chức cá nhân, nước ngoài hoạt
động trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo pháp luật Việt Nam
về bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân gây tổn hại mơi trường do
hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của
pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi làm suy thối mơi trường, gây
sự cố mơi trường.[39, tr. 20-21].
Tại Điều 5, Luật Bảo vệ Môi trường 2014 quy định:

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

19
Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia
hoạt động bảo vệ môi trường; kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt
động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Tuyên truyền
giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp
khác để xây dựng kỷ cương và văn hóa bảo vệ mơi trường. Bảo tồn
đa dạng sinh học, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên,
thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; đẩy
mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải. Ưu tiên xử lý vấn
đề môi trường bức xúc, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm
môi trường nguồn nước; chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư;
phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ mơi trường’’.
Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ mơi trường; bố trí
khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách với tỷ lệ
tăng dần theo tăng trưởng chung; các nguồn kinh phí bảo vệ môi
trường được quản lý thống nhất và ưu tiên sử dụng cho các lĩnh vực
trọng điểm trong bảo vệ mơi trường. Ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất

đai cho hoạt động bảo vệ môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh
thân thiện với môi trường. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về
bảo vệ môi trường. Phát triển khoa học, công nghệ môi trường; ưu
tiên nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công
nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường; áp dụng tiêu chuẩn
môi trường đáp ứng yêu cầu tốt hơn về bảo vệ môi trường. Gắn kết
các hoạt động bảo vệ môi trường bảo vệ tài nguyên với ứng phó với
biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh mơi trường. Nhà nước ghi nhận,
tơn vinh cơ quan tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích
cực trong hoạt động bảo vệ môi trường. Mở rộng tăng cường hợp
tác quốc tế về bảo vệ môi trường; thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế
về bảo vệ môi trường.[29, tr. 14-15].

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×