Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Giáo trình môn Luật bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.72 KB, 23 trang )

Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về bảo hiểm. TS. Nguyễn Văn Vân.
Giới thiệu môn học:
1. Môn học Luật Bảo hiểm là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cử
nhân chuyên ngành luật kinh doanh.
2. Đây là một môn học Luật chuyên ngành hẹp, vì vậy Luật BH được sắp xếp sau
các môn học như Luật dân sự, Luật tố tụng dân sự, Luật hợp đồng, Luật công
ty, Luật Phá sản. Bởi những kiến thức của môn học này được xây dựng trên nền
tảng của Luật công ty, luật hợp đồng.
3. Môn học Luật bảo hiểm cung cấp cho người học những kiến thức pháp luật cơ
bản nhất liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bao gồm: địa vị pháp
lý của các chủ thể hoạt động kinh doanh bảo hiểm, về các loại hợp đồng bảo
hiểm và các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh
bảo hiểm.
4. Nội dung môn học này chỉ dừng lại là những vấn đề pháp lý liên quan đến bảo
hiểm. Những nội dung về bảo hiểm nhưng dưới góc độ kinh tế, tài chính…
không thuộc nội dung của môn học này. Tuy nhiên để nghiên cứu thành công
các nội dung của môn học này, người học phải nắm được những kiến thức về
bảo hiểm dưới khía cạnh tài chính- kinh tế.
Tài liệu tham khảo:
 Giáo trình;
 Sách;
 Văn bản pháp luật;
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về bảo hiểm. TS. Nguyễn Văn Vân.
i) Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá X thông qua Ngày 9/12/2000.
ii) Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ qui định chi
tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;
iii) Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ qui định chế
độ tài chính đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và doanh nghiệp
mội giới bảo hiểm.
iv) Nghị định số 18/2005/ND0-CP ngày 24 tháng 02 naăm 2005 qui định việc


thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
v) Nghị định số 118/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2003 của Chính Phủ
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
vi) Thông tư số 98/2004/TT-BTC ngày 19/10/2004 hướng dẫn thi hành NĐ số
42/2001/NĐ-CP.
vii) Thông tư số 99/2004/TT-BTC ngày 19/10/2004 hướng dẫn thi hành NĐ số
43/2001/NĐ-CP.
viii) Bộ Luật Hàng hải ngày 30/6/1990 liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng
hải (chương 16, từ điều 200 đến điều 240).
ix) Bộ Luật Hàng không Dân dụng ngày 14/01/1992 liên quan đến trách nhiệm
mua bảo hiểm của hãng hàng không (Ðiều 72, mục 5, chương 6).
x) Luật Dầu khí ngày 19/7/1993 (được bổ sung, sửa đổi ngày 09/6/2000) liên
quan đến trách nhiệm mua bảo hiểm của Công ty dầu khí (Ðiều 7, chương
2).
xi) Bộ Luật Dân sự sửa đổi 2005 (phần liên quan đến hợp đồng bảo hiểm)
 Thông tin từ các website của các công ty bảo hiểm (phần kiến thức bảo
hiểm; giới thiệu các sản phẩm bảo hiểm của các công ty, bảng qui tắc,
điều khoản bảo hiểm, các hướng dẫn trình tự thủ tục, yêu cầu trả tiền
bảo hiểm hoặc bồi thường.
 Để học tốt môn học này, yêu cầu người học phải thu thập các tài liệu
thực tiễn, ví dụ: hồ sơ các tranh chấp liên quan đến bảo hiểm đã được
thụ lý và giải quyết ở Toà án, trong tài thương mại; cá hợp đồng bảo
hiểm; các biểu mẫu như Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo
hiểm)
CHƯƠNG I.
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về bảo hiểm. TS. Nguyễn Văn Vân.
(Bài 1&2)
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VÀ PHÁP LUẬT BẢO
HIỂM
1. Khái quát về bảo hiểm và quá trình hình thành, phát triển hoạt động bảo hiểm.

1.1. Rủi ro và các biện pháp khắc phục rủi ro.
a) Khái niệm rủi ro.
b) Biện pháp hạn chế, khắc phục rủi ro.
1.2. Khái niệm bảo hiểm.
a) Quá trình hình thành và phát triển hoạt động bảo hiểm trên thế giới.
b) Khái niệm bảo hiểm
c) Quá trình hình thành và phát triển hoạt động bảo hiểm ở Việt Nam.
d) Toàn cảnh về thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay.
2. Các loại hình bảo hiểm.
2.1. Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tiền gửi và bảo hiểm thương mại.
2.2. Bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
2.3. Bảo hiểm của nhà nước, bảo hiểm của công ty cổ phần, bảo hiểm tương hỗ.
2.4. Bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc.
2.5. Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ
3. Nguyên tắc hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
3.1. Nguyên tắc bảo hiểm đốivới rủi ro mang tính ngẫu nhiên.
3.2. Nguyên tắc bảo hiểm theo qui luật lấy số đông bù ch số ít.
3.3. Nguyên tắc chọn lọc,phân tán rủi ro.
3.4. Nguyên tắc đền bù trong bảo hiểm.
3.5. Nguyên tắc phải có quyền lợi được bảo hiểm
3.6. Nguyên tắc hợp tác và trung thực tuyệt đối trong bảo hiểm
4. Vai trò của bảo hiểm và hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
5. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật bảo hiểm.
5.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động kinh doanh bảo
hiểm.
5.2. Pháp luật bảo hiểm của các quốc gia trên thế giới.
5.3. Sơ lược quá trình hình thành, phát triển pháp luật bảo hiểm ở Việt Nam.
6. Khái niệm pháp luật về bảo hiểm thương mại.
6.1. Khái niệm.
6.2. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật bảo hiểm thương mại.

6.3. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
6.4. Các khái niệm pháp lý cơ bản trong lĩnh vực bảo hiểm thương mại.
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về bảo hiểm. TS. Nguyễn Văn Vân.
1. Khái quát về bảo hiểm và quá trình hình thành, phát triển hoạt động bảo hiểm.
1.1. RỦI RO VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC RỦI RO.
a) Rủi ro là gì?
Trong các tài liệu nghiên cứu kinh tế trong và ngoài nước, các tác giả đưa ra các
khái niệm về rủi ro như sau:
“rủi ro là tổng hợp những sự kiện ngẫu nhiên có thể đo lường trước bằng xác
suất” hoặc
“rủi ro là một sự cố không chắn chắn xảy ra hoặc ngày giờ xảy ra không chắn
chắn. Để chống lại điều đó, người ta có thể yêu cầu bảo hiểm”
1
Rủi ro:
 Hậu quả bất lợi của rủi ro tức sự tổn thất, mất mát.
 Nguyên nhân của rủi ro thể xuất phát từ các hiện tượng tự nhiên mưa bão,
động đất, sóng thần, cũng có thể từ các nguyên nhân từ con người: chiến
tranh, sử dung điện, phương tiện giao thông…
 Rủi ro nằm ngoài sự mong muốn chủ quan của con người, con người không
thể dự đoán chính xác thời điểm và qui mô của nó.
 Rủi ro là yếu tố không chắn chắn, có thể xảy ra hoặc có thể không xảy ra.
b) Những biện pháp hạn chế, khắc phục rủi ro
Từ xưa con người áp dụng các phương pháp hạn chế rủi ro sau:
Biện pháp phòng ngừa:
Hạn chế những tác hại có thể xảy ra thông qua việc nhận thức các qui luật của
thiên nhiên và tìm cách triệt tiêu những nguyên nhân gây ra các rủi ro như đắp đê
chống lũ, trồng rừng phòng hộ, phòng cháy, phòng bệnh.
Biện pháp cứu trợ:
Là các hoạt động nhằm khắc phục hậu quả thiệt hại phát sinh từ các rủi ro. Biện
pháp cứu trợ có thể do nhà nước các tổ chức , các đoàn thể tôn giáo thực hiện mang

tính nhân đạo và tự nguyện
Biện pháp bảo hiểm
1
Xem: Lý thuyết bảo hiểm. Trường ĐH Kinh tế TP HCM. NXB Tài chính. 1999. Tr.
13.
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về bảo hiểm. TS. Nguyễn Văn Vân.
Thông qua việc hình thành những quĩ bảo hiểm sử dụng quĩ này bù đắp những
thiệt hại nhằm khắc phục hậu qủa xảy ra. Ý niệm bảo hiểm phát sinh từ nhu cầu khắc
phục những rủi ro, đồng thời cũng là ý niệm cộng đồng hoá các rủi ro hiểm hoạ.
1.2. KHÁI NIỆM BẢO HIỂM:
a) Quá trình hình thành bảo hiểm
Về nguồn gốc hình thành bảo hiểm, tức là bảo hiểm xuất hiện vào khoảng thời
gian nào, ở đâu được ghi nhận rất khác nhau trong trong các tài liệu nghiên cứu lịch sử,
kinh tế, pháp luật.
Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng các hình thức sơ khai của
hoạt động bảo hiểm xuất phát từ những nhu cầu có thực trong cuộc sống, trong sản xuất
kinh doanh, đó là nhu cầu về phân tán, chia sẻ rủi ro, nhu cầu thiết lập một cơ chế
chuyển tải, nhu cầu khắc phục thiệt hại phát sinh từ rủi ro.
Những hình thái sơ khai của bảo hiểm xuất hiện ở Ai cập, Trung quốc, Ý, Anh.
Hoạt động bảo hiểm thực hiện thông qua việc tạo lập những quĩ tiền tệ từ sự đóng góp
của các thành viên. Quĩ tiền tệ này dùng để chi trả cho thành viên gặp rủi ro.
Hình thức bảo hiểm sớm nhất trên thế giới xuất hiện ở Ai cập vào khoảng 4500
năm trước công nguyên. Những người thợ thủ công lập ra các “ quĩ tương trợ” bằng sự
đóng góp của các thành viên nhằm giúp đỡ các nạn nhân gặp tai nạn nghề nghiệp.
Ơ Trung quốc vào khoảng năm 4000 trước CN các thương nhân khi vận chuyển
hàng hoá biết các chia nhỏ hàng của mỗi người trên nhiều tàu khác nhau để phân tán rủi
ro, không để chủ hàng nào bị chịu tổn thất lớn khi không may bị tai nạn. Đây là ý
niệm”không để trứng chung vào một giỏ”
Tại Baby lớn vào khoảng 1700 năm trước CN và ở Aten khoảng 500 trước CN
xuất hiện một hình thức cho vay nặng lãi (cho vay mạo hiểm lớn) đối với các nhà kinh

doanh để mua và vận chuyển các loại hàng hoá mang tính rủi ro công ty. Trường hợp
rủi ro xảy ra đối với hàng hoá thì bên đi vay không phải trả nợ. Đây là hình thức bảo
hiểm thương mại đầu tiên.
Ở La Mã ý tưởng cho vay mạo hiểm lớn được áp dụng rộng rãi nhưng do bị lạm
dụng đi ngược lại với ý niệm và nguyên lý của tôn giáo, cho nên bị Nhà thờ nghiêm
cấm. Do vậy các Ngân hàng chuyển sang nhận những khoản tiền của các chủ tàu, các
thương nhân và đảm bảo rằng trong trường hợp tàu và hàng hoá nếu gặp rủi ro thì ngân
hàng sẽ bù đắp tương ứng.
Vào năm 1426 hội bảo hiểm trong lĩnh vực vận tải đường biển và đường bộ đầu
tiên ra đời tại Ý.
Vào XVII tại một quán cà phê ở Luân Đôn Edvard Lloyd các thuỷ thủ hình
thành một quĩ từ đóng góp của các thuỷ thủ nhằm bù đắp những thiệt hại về tài sản do
cướp biển thiên tai … xảy ra với các thành viên của nhóm. Ý tưởng bảo hiểm không chỉ
là những tài sản mà xuất hiện ý niệm bảo hiểm con người trong các trường hợp rủi ro.
b) Khái niệm bảo hiểm:
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về bảo hiểm. TS. Nguyễn Văn Vân.
Trong một số tài liệu nghiên cứu khái niệm bảo hiểm được khái quát như sau:
i) Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào bất hạnh của số ít.
ii) Bảo hiểm về thực chất là một sự dàn xếp nhằm chuyển nhượng và chia sẻ rủi ro
trong trường hợp xảy ra sự tổn thất về nhân mạng hoặc tài sản”
iii) Bảo hiểm là loại hình dịch vụ cung cấp một cơ chế chuyển giao rủi ro, thông
qua việc lập một quĩ tiền tệ tập trung (hay gọi là quĩ bảo hiểm) được huy động từ sự
đóng góp của các thành viên là những người tham gia bảo hiểm. Quĩ này được sử
dụng để bồi thường, bù đắp những tổn thất xảy ra do rủi ro mang tính khách quan
đem lại cho bên được bảo hiểm

Như vậy có thể thấy hầu hết các định nghĩa đều khẳng định được: bảo hiểm là
một hiện tượng vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội. Nhưng dù ở góc độ nào
thì bảo hiểm vẫn phải đảm bảo được các nội dung:
Một là: bảo hiểm phải là hoạt động tạo lập quỹ tiền tệ của bên bảo hiểm chủ

yếu trên cơ sở thu phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm.
Hai là bên bảo hiểm phải cam kết chi trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng
(trong trường hợp bảo hiểm tính mạng), hoặc bồi thường cho bên được bảo hiểm (trong
trường hợp bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự), khi đối tượng được bảo hiểm gặp
phải những tổn thất do những rủi ro được bảo hiểm gây ra.
Tóm lại, bảo hiểm là hoạt động tạo lập quỹ tiền tệ (hay còn gọi là quỹ bảo hiểm)
của bên bảo hiểm chủ yếu từ phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm và sử dụng quỹ đó để
bù đắp những thiệt hại.
c) Quá trình hình thành hoạt động bảo hiểm ở Việt Nam: (giới thiệu để HV
tự tham khảo phần c và d)
Trước 1975 ở Miền Nam hoạt động kinh doanh bảo hiểm phát triển khá sôi
động. Số lượng các công ty bảo hiểm lên đến 52. Trong đó ½ là các doanh nghiệp bảo
hiểm nước ngoài. Nghiệp vụ bảo hiểm ở giai đoạn này là chủ yếu gồm bảo hiểm tai
nạm lao động, bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm chuyên chở hàng hoá. Cơ quan quản lý
nhà nước về bảo hiểm trong giai đoạn này là Bộ Tài chính. Mạng lưới bảo hiểm phát
triển rộng khắp. Sau ngày giải phóng tiến hành quốc hữu hoá các công ty bảo hiểm và
thành lập Công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm
Lịch sử hình thành và phát triển ngành BH Việt Nam được đánh dấu bởi các sự
kiện sau:
Ngày 17/12/1964 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập Tổng Công ty
Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) chính thức đi vào hoạt động ngày 15/1/ 1965. Bảo Việt
là công ty bảo hiểm duy nhất, độc quyền tại Việt Nam trong thời gian này.
Từ 1976 Bảo Việt chuyển đổi thành Tổng công ty với 53 chi nhánh ở khắp các
tỉnh thành.
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về bảo hiểm. TS. Nguyễn Văn Vân.
Ngày 18/12/1993 Chính phủ ban hành NĐ 100/NĐ-CP về kinh doanh bảo
hiểm. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên đặt nền móng cho hoạt động kinh doanh bảo
hiểm sau này.
NĐ 100/NĐ_CP được ban hành đáp ứng được những yêu cầu phát triển kinh tế
của đất nước. NĐ 100/ NĐ-CP phá vỡ tình trạng độc quyền của Bảo Việt, hiện nay bên

cạnh Bảo Việt còn có Công ty bảo hiểm của các thành phần sở hữu khác nhau: Doanh
nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty bảo hiểm liên doanh, công ty bảo hiểm 100
% vốn nước ngoài
Ngày 9/12/2000 Quốc Hội Khoá X thông qua Luật kinh doanh bảo hiểm. Ngày
01/8/2001 Chính phủ ban hành NĐ số 42/2001/NĐ-CP Qui định chi tiết thihành Luật
Kinh doanh bảo hiểm. Ngày 1/8/2001 Chính Phủ còn ban hành NĐ số 43/2001/NĐ-CP
qui định về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm.
Đây là những nền tảng pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm đi vào ổn
định và phát triển.
d) Toàn cảnh về thị trường bảo hiểm hiện nay ở Việt Nam.
Ngành bảo hiểm Việt Nam từ chỗ có một doanh nghiệp duy nhất, độc quyền là
Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam.
Đến thời điểm năm 2000 (ban hành Luật kinh doanh bảo hiểm ) ở Việt Nam đã
16 công ty kinh doanh bảo hiểm bao gồm hầu như toàn bộ các loại hình khác nhau:
doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty 100 % vốn nước
ngoài và khoảng hơn 7000 đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp, 40 văn phòng đại diện của
các công ty bảo hiểm quốc tế và 90 loại sản phẩm bảo hiểm chưa phải là nhiều , song
so với sự hình thành và phát triển muộn mằn của hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở VN,
hoạt động kinh doanh bảo hiểm thực sự là một công cụ tài chính nhằm thúc đẩy phát
triển kinh tế thông qua hoạt động ngăn ngừa, hạn chế rủi ro và khắc phục những thiệt
hại từ các rủi ro trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở VN
thực sự là bộ phận của nền kinh tế thị trường.
Sau khi Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội ban hành ngày 09/12/2000,
có hiệu lực từ ngày 01/4/2001 hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm
Việt Nam diễn ra sôi động hơn. Nếu chỉ tính riêng lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, đến
cuối 2002 đã có 11 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, gồm: Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo
Long, Công ty cổ phẩn Bảo hiểm Petrolimex (PJICO), Công ty bảo hiểm dần khí Việt
Nam (PVIC), Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (PTI), Công ty bảo hiểm quốc tế
Việt Nam (VIA), Công ty liên doanh giữa Bảo Việt và Nhật (UIC), Công ty liên doanh

giữa Ngân hàng đầu tư và phát triển với Uc (BIDV-QBE) Công ty bảo hiểm 100 vốn
nước ngoài Allianz-AGF (Liên doanh Pháp- Đức), Công ty bảo hiểm 100 % vốn nước
ngoài Groupama của Pháp.
Cấu trúc thị trường của thị trường bảo hiểm cũng có nhiều biến chuyển theo
hướng tích cực. Theo Hiệp Hội Bảo hiểm Việt Nam thị phần của các doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ như sau: Bảo Việt chiếm 38,76%; Bảo Minh 28,97%; PVIC 12,4%;
PJICO: 6,04%; Bảo long: 1,13,%
2

Tổng phí bảo hiểm của toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam trong 9 tháng đầu
năm 2002 đạt trên 5440 tỷ đồng. Trong đó bảo hiểm phi nhân thọ đạt 2180 tỷ đồng.
3
2
Bản tin số 03/2002 của Hiệp Hội bảo hiểm Việt Nam.
3
Tạp chí Thông tin thị trường bảo hiểm. 4/2003
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về bảo hiểm. TS. Nguyễn Văn Vân.
Các doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay ở Việt Nam (thông tin chỉ để tham khảo)
I/ Các Công ty Bảo hiểm phi Nhân thọ:
1/ Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt):
Là Tổng Công ty Bảo hiểm Nhà nước hạng đặc biệt, được thành lập năm 1964 và được
thành lập lại năm 1996, có hệ thống đơn vị thành viên ở tất cả các tỉnh thành phè trong
cả nước (61 Công ty Bảo hiểm Phi Nhân thọ, 56 Công ty Bảo hiểm Nhân thọ, 5 chi
nhánh Bảo hiểm Nhân thọ, 1 Trung tâm đào tạo và 1 Công ty đại lý Bảo hiểm tại
London (BAVINA UK); 15 Công ty tham gia góp vốn sáng lập; thị phần Bảo hiểm
(2000): 61%.
2/ Công ty cổ phần Bảo hiểm Nhà rồng (BAOLONG):
Công ty Cổ phần được thành lập năm 1995; Bảo hiểm Phi Nhân thọ; thị phần (99):
1.17%.


3/ Công ty Bảo hiểm Dầu khí (PVIC):
Công ty Bảo hiểm phi Nhân thọ Nhà nước.được thành lập 1996. Thị phần (99): 4.12%.

4/ Công ty Bảo hiểm quốc tế Việt Nam (VIA):
Các bên góp vốn: Bảo Việt 51%, Công ty Bảo hiểm The Tokyo Marine and Fire (Nhật)
25.5%, Commercial Union Assurance 25.5%: Là Công ty liên doanh Bảo hiểm đầu tiên
được thành lập năm 1996. Thị phần (99): 1.29%.

5/ Công ty Bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh (BAOMINH):
Là Công ty Bảo hiểm Nhà nước, được thành lập năm 1995; thị phần (99): 18.68%.

6/ Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO):
Công ty Cổ phần được thành lập năm 1995; Bảo hiểm Phi Nhân thọ; thị phần (99):
4.40%.

7/ Công ty Bảo hiểm liên hiệp (UIC):
Các bên góp vốn: Baominh 51%, the Yasuda Marine and Fire; 25.5% and the Mitsui
Marine and Fire: 25.5%. Thành lập 1997; thị phần (99): 1.48%.

8/ Công ty cổ phần Bảo hiểm bưu điện (PTI):
Công ty Bảo hiểm phi Nhân thọ được thành lập 1998.thị phần (99): 2.13%.

9/ Công ty liên doanh tnhh Bảo hiểm (Allianz-AGF Co., Ltd):
Là Công ty Bảo hiểm phi Nhân thọ được thành lập năm 1999. Các bên liên doanh:
(IIC, 7/5/2005) Tổng số hợp đồng bảo hiểm ở Việt Nam hiện chiếm khoảng 8% dân số
(hơn 6,5 triệu hợp đồng). Dự đoán chung của các DN kinh doanh bảo hiểm là sẽ ngày
càng nhiều người dân Việt Nam làm quen với hình thức đầu tư này. Theo các chuyên
gia, tỷ lệ 8% số hợp đồng bảo hiểm nêu trên còn quá ít so với tổng số dân của cả
nước. Thị trường bảo hiểm được dự báo sẽ bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian tới. Chủ
tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, ông Trịnh Quang Tuyến, cho biết, hiện tại Việt

Nam có 20 doanh nghiệp bảo hiểm và 6 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đang kinh
doanh. Ngoài ra, theo thông tin ngoài lề từ giới kinh doanh, tập đoàn bảo hiểm lớn
nhất của Mỹ NewYork Life sau một thời gian chờ đợi cũng đang chuẩn bị được vào
thị trường Việt Nam và một loạt các DN bảo hiểm đang xếp hàng chờ cấp phép.
Tại Việt Nam, doanh thu bảo hiểm nhân thọ đạt 7.710 tỷ đồng, bảo hiểm phi nhân thọ
đạt 4.801 tỷ đồng và doanh thu hoạt động đầu tư đạt 1.832 tỷ đồng. Tổng doanh thu
bảo hiểm chiếm xấp xỉ 2% GDP. Tốc độ phát triển của thị trường bảo hiểm, dù đang
tăng mạnh, nhưng vẫn chưa đến "ngưỡng" tương xứng với tiềm năng của nó.
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về bảo hiểm. TS. Nguyễn Văn Vân.
Allianz and AGF.

10/ Công ty liên doanh tnhh Bảo hiểm Việt-úc (BIDV-QBE INSURANCE CO., LTD):
Là Công ty Bảo hiểm phi Nhân thọ được thành lập năm 1999. Các bên liên doanh:
Công ty Bảo hiểm QBE và Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam

II/ các Công ty Bảo hiểm Nhân thọ:
1/ Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam

2/ Công ty liên doanh TNHH Bảo hiểm baominh-cmG:
3/ Công ty TNHH Bảo hiểm chinfon-manulife co
4/ Công ty TNHH Bảo hiểm prudential V+iet nam co., ltd:
5/ Công ty TNHH Bảo hiểm quốc tế Mỹ AIA co., ltd:
III/ Công ty Tái Bảo hiểm:
Công ty tái Bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE):
Là Công ty tái bảo hiểm Nhà nước được thành lập 1995.

IV/ Công ty môi giới Bảo hiểm:
Công ty liên doanh dịch vụ Bảo hiểm Bảo Việt-AoN (AIB): Là Công ty chuyên môi
giới Bảo hiểm được thành lập 1993.


V/ Văn phòng đại diện các Công ty Bảo hiểm nước ngoài:
1. AMERICAN INTERNATIONAL GROUP - AIG
2. AETNA CORPORATION
3. ASIA INSURANCE CO. LTD.
4. ACE INA INTERNATIONAL HOLDING, LTD.
5. CHINA MARINERS' ASSURANCE
6. CHUNGKUO INSURANCE CO. LTD.
7. NISSAY DOWA GENERAL INSURANCE CO. LTD.
8. FUBON INSURANCE CO.
9. GROUPAMA - GAN VIETNAM
10. GRAS SAVOYE S.A INSURANCE CO. LTD.
11. HUYNDAI FIRE & MARINE INSURANCE CO. LTD.
12. JARDIN LLOYD'S THOMSON LTD.
13. CUNNINGHAM LINDSEY INT'L (SEA) PT. LTD.
14. LG INSURANCE CO. LTD.
15. MAYBANK
16. MINGTAI FIRE & MARINE INS. CO. LTD.
17.MITSUI MARINE & FIRE INS. CO. LTD.
18. NEW YORK LIFE INT'L, INC.
19. NTUC INCOME INSURANCE CO-OPERATIVE, LTD.
20. SUMSUNG FIRE & MARINE INSURANCE CO.
21. SUMITOMO MARINE & FIRE INS. CO. LTD.
22. TOKIO MARINE & FIRE INS. CO. LTD.
23. YASUDA FIRE & MARINE INS. CO. LTD.
24. ZURICH INSURANCE CO.
2. CÁC LOẠI HÌNH BẢO HIỂM
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về bảo hiểm. TS. Nguyễn Văn Vân.
2.1. Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tiền gửi và bảo hiểm thương mại.
Phụ thuộc vào tính chất, lĩnh vực mà bảo hiểm được chia thành:
Bảo hiểm y tế: là loại hình bảo hiểm là chính sách xã hội do nhà nước tổ chức

thực hiện nhằm huy động sự đóng góp của người sử dụng lao động , người lao
động,các tổ chức và cá nhân để thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo qui định cho
người được bảo hiểm y tế khi ốm đau.
Bao hiểm tiền gửi: Theo Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 về bảo
hiểm tiền gửi, bảo hiểm tiền gửi là hình thức hạn chế rủi ro, bảo vệ người gửi tiền, bảo
đảm an toàn hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia. Quan hệ bảo hiểm tiền gủi có 3 chủ thể:
BHTGVN- TCTD- Người gửi tiền. TCTD nhận tiền gửi có nghĩa vụ đóng phí BH
đóng phí bảo hiểm cho tổ chức BHTGVN. Khi tổ chức tín dụng không có khả năng
thanh toán, BHTGVN có nghĩa vụ chi trả cho người gửi tiền.
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là doanh nghiệp bảo hiểm có chức năng
nhận bảo hiểm tiền gửi cho các TCTD. Hoạt động của Tổ chức bảo hiểm tiền gủi Việt
Nam không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền và sự
an toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội: đây là loại hình bảo hiểm xuất hiện khá sớm cùng lúc với sự
phát triển nền kinh tế thị trường. Cuối thế kỷ 19 chế độ bảo hiểm xã hội xuất hiện ở các
quốc gia trên thế giới, ví dụ ở Đức: năm 1897, ở Pháp :năm 1897; ở các quốc gia Châu
Au khác vá Bắc Mỹ cuối những năm 20 của TK 20 mới có Đạo Luật bảo hiểm xã
hội.Ở VN nhà nước chính thức ban hành điều lệ bảo hiểm xã hội vào tháng 12 năm
1964 và các văn bản bổ sung
Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm bắt buộc áp dụng đối với công chức,
công nhân viên chức nhà nước và mọi người lao động được thực hiện thống nhất trong
cả nước nhằm mục đích bảo đảm vật chất góp phần ổn định đời sống chonhững người
tham gia Bảo hiểm xã hội khi ốm đau, thai sản, suy giảm khả năng lao động, hết tuổi
lao động hoặc chết.
Bảo hiểm thương mại : là hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh
nghiệp kinh doanh bảo hiểm được thực hiện thông qua việc lập quĩ bảo hiểm từ
nguồn phí bảo hiểm của các tổ chức cá nhân mua phí bảo hiểm và sử dụng quĩ bảo
hiểm bồi thường các thiệt hại cho các thành viên tham gia bảo hiểm. Các doanh
nghịêp này hoạt động với mục tiêu lợi nhuận
Khái niệm “thương mại” trong bảo hiểm thương mại.

Về thực chất thuật ngữ thương mại trong trường hợp này hàm ý chỉ các loại
hình bảo hiểm không là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi do các
doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện nhằm mục đích kinh doanh hoặc tương
trợ lẫn nhau. Bảo hiểm xã hội ở VN hiện nay do nhà nước thực hiện và mang tính
công ích, ý nghĩa xã hội mà không kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận, trong khi đó
bảo hiểm thương mại do các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện và nhằm
mục đích kinh doanh vì vậy có tên gọi là bảo hiểm thương mại.
Ơ các quốc gia khác (và trong tương lai ở VN) các loại hình bảo hiểm y tế,
bảo hiểm lao động, và các quĩ bảo hiểm mất sức lao động trong trường hợp ốm đau,
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về bảo hiểm. TS. Nguyễn Văn Vân.
sinh đẻ do các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện vì vậy khái niệm bảo hiểm thương
mai và bảo hiểm xã hội chỉ đúng trong hoàn cảnh hiện tại của VN.
Lưu ý: Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 9/12/2000 chỉ điều chỉnh các quan hệ
trong quá trình tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo
hiểm . Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền
gửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh.
Để nhận diện một cách rõ ràng, cụ thể sự tương đồng và khác biệt giữa BHTM
và các loại hình BH khác, yêu cầu so sánh:
So sánh sự giống và khác nhau giữa bảo hiểm thương mai và bảo hiểm xã hội;
Tiêu chí
phânbiệt
Baỏ hiểm thương mại Bảo hiểm xã hội
Tổ
chức thực
hiện, chủ
thể tiến
hành và
địa vị
pháp lý
 Hoạt động cạnh

tranh giữa các doanh nghiệp,
theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước;
 Các doanh
nghiệp bảo hiểm, môi giới bảo
hiểm, đại lý bảo hiểm
 Doanh nghiệp,
tổ chức và cá nhân
 Tập trung trong tay một
hệ thống thống nhất từ trung ương đến
địa phương
 Bảo hiểm xã hội VN; Bảo
hiểm y tế VN
 Là cơ quan nhà nước
Nguyên
tắc hoạt
động
Tự nguyện, trừ trường
hợp bảo hiểm bắt buộc như
bảo hiểm trách nhiệm dân sự
chủ xe cơ giới, tàu đánh cá
Bắt buộc với người làm công ăn
lương trong các đơn vị hành chính sự
nghiệp và các loại hình doanh nghiệp từ
10 lao động trở lên
Mục đích Kinh doanh nhằm mục
đích lợi nhuận
Lấy thu bù chi, không nhằm mục
đích lợi nhuận
Cơ quan

QLNN
Bộ tài chính Bộ LĐ-TB-XH; Bộ Y tế
Nguồn
hình thành
quĩ BH
Đóng góp của người
được bảo hiểm và lãi từ hoạt
động đầu tư
Đóng góp của người mua BH, từ
ngân sách NN và tiền ủng hộ của các tổ
chức trong và ngoài nước
Đối tượng
BH
Con người, tài sản,
trách nhiệm dân sự
Con người
Phí BH Do DNBH và người
tham gia BH thoả thuận
Do NN qui định theo một mức
qui định, các bên không được thoả thuận
Điều kiện
tham gia
Bất kỳ tổ chức, cá nhân Người lao động hoặc người sử
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về bảo hiểm. TS. Nguyễn Văn Vân.
BH nào dụng lao động
Luật điều
chỉnh
Luật kinh doanh BH Bộ luật lao động, các văn bản
khác về BH y tế
2.2. Bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với

người thứ ba.
Theo tiêu chí đối tượng bảo hiểm, bảo hiểm chia thành bảo hiểm tài sản, bảo
hiểm con người, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba.
Bảo hiểm tài sản: Đối tượng quan hệ bảo hiểm là tài sản (quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng, quyền định đoạt) dưới các hình thức thuộc mọi phạm trù kinh tế
Bảo hiểm con người. Đối tượng bảo hiểm là con người bao gồm: sức khoẻ,
mạng sống, khả năng lao động
Bảo hiểm trách nhiệm : Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm vật chất (trách
nhiệm dân sự, trách nhiệm chi trả các khoản nợ, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng) của cá nhân và pháp nhân đối với người thứ ba
2.3. Bảo hiểm nhà nước, bảo hiểm của công ty bảo hiểm cổ phần và bảo
hiểm tương hỗ.
Theo chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm (hình thức sở hữu vốn
của doanh nghiệp bảo hiểm) chia thành:
Bảo hiểm nhà nước: là hoạt động bảo hiểm do các doanh nghiệp bảo hiểm
nhà nước thực hiện. Các doanh nghiệp này có vốn thuộc sở hữu nhà nước. Tuỳ thuộc
vào từng thời điểm và từng quốc gia mà vấn đề độc quyền và thị phần của bảo hiểm
nhà nước có khác nhau
Bảo hiểm của các công ty cổ phần: là hoạt động bảo hiểm được tiến hành bởi
các công ty bảo hiểm cổ phần. Vốn điều lệ của các công ty bảo hiểm thuộc sở hữu các
cổ đông. Loại hình bảo hiểm này hầu hết nhằm mục đích kinh doanh và đặt mục tiêu lợi
nhuận lên hàng đầu.
Bảo hiểm tương trợ: là loại hình bảo hiểm do các tổ chức bảo hiểm tương hỗ
thực hiện. Các tổ chức bảo hiểm thành lập do sự thoả thuận giữa các cá nhân, pháp
nhân nhằm mục đích chi trả những thiệt hại xảy ra trong các thành viên theo tỷ lệ vốn
góp không nhằm mục đích lợi nhuận
2.4. Bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện
Theo tính chất bảo hiểm chia thành bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện.
Bảo hiểm tự nguyện: các chủ thể tham gia vào quan hệ bảo hiểm dựa trên cơ
sở tự nguyện, tự giác mà không bị ràng buộc bất cứ một sự tác động nào.

Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về bảo hiểm. TS. Nguyễn Văn Vân.
Bảo hiểm bắt buộc . Ngoài bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế , trong bảo hiểm
thương mại pháp luật qui định một số trường hợp bảo hiểm bắt buộc với mục đích:
 Bảo vệ lợi ích công cộng, an toàn, trật tư xã hội
 Bảo vệ quyền lợi chính đáng của tổ chức, cá nhân không may bị thiệt hại
về thân thể, sức khoẻ, tài sản do người khác gây ra
 Bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường của người gây ra thiệt hại
Đặc điểm bảo hiểm bắt buộc:
Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự
và bảo hiểm tài sản trong một số trường hợp.
Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền qui định loại bảo hiểm nào là bắt buộc.
Tính chất bắt buộc chỉ giới hạn ở chỗ các cá nhân, tổ chức phải có trách nhiệm
mua bảo hiểm theo qui định của pháp luật với những điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm
số tiền bảo hiểm tối thiểu…, mà không phải bắt buộc mua bảo hiểm tại một doanh
nghiệp cụ thể, người mua bảo hiểm có quyền lựa chọn một trong các công ty bảo hiểm
được thành lập và hoạt động hợp pháp tại VN, doanh nghiệp bảo hiểm không có quyền
từ chối khi yêu cầu.
Các loại hình bảo hiểm bắt buộc:
 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, vận chuyển hàng không đối với
hành khách.
 Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với công ty tư vấn pháp luật.
 Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
 Bảo hiểm cháy, nổ
 Các loại bảo hiểm khác do Chính phủ trình UBTVQH qui định.
2.6. Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.
Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo
hiểm sống hoặc chết.
Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
a) Bảo hiểm trọn đời;
b) Bảo hiểm sinh kỳ;

c) Bảo hiểm tử kỳ;
d) Bảo hiểm hỗn hợp;
đ) Bảo hiểm trả tiền định kỳ;
e) Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ khác do Chính phủ quy định;
Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự
và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.
Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về bảo hiểm. TS. Nguyễn Văn Vân.
a) Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người;
b) Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
c) Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường
sắt và đường không;
d) Bảo hiểm hàng không;
đ) Bảo hiểm xe cơ giới;
e) Bảo hiểm cháy, nổ;
g) Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu;
h) Bảo hiểm trách nhiệm chung;
i) Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;
k) Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;
l) Bảo hiểm nông nghiệp;
m) Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy định
Kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới:
O Mỹ: Bảo hiểm tài sản; Bảo hiểm trách nhiệm; bảo hiểm y tế (tai nạn, ốm
đau); bảo hiểm nhân thọ
Các quốc gia EU: chia thành 2 nhóm :bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân
thọvà 25 loại sản phẩm bảo hiểm khác nhau.

3. NGUYÊN TẮC CỦA HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM:
3.1. Nguyên tắc bảo hiểm đối với rủi ro và có tính ngẫu nhiên: Bảo hiểm là
hoạt động với mục đích khắc phục, bù đắp những thiệt hại trong kinh doanh và đời

sống. Những thiệt hại này là khách quan và nằm ngoài ý chí của con người. Nội dung
của nguyên tắc: chỉ thực hiện bảo hiểm đối với rủi ro, song không phải bất kỳ rủi ro
đều được doanh nghiệp nhận bảo hiểm mà chỉ có các rủi ro mang tính khách quan,
không do lỗi của con người và ngẫu nhiên mà không là những rủi ro mang tính tất
yếu, tức sự kiện có thể xảy ra có thể không.
Ví dụ:
doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện bảo hiểm đối với các hư hỏng máy móc
trong quá trình vận hành sử dụng,
không bảo hiểm chết đối với người bị kết án tử hình,
không bảo hiểm đối với gia súc, gia cầm đang bị dịch bệnh .
Đối với BH trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, các trường hợp loại trừ, bao
gồm:
1. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe/lái xe, hoặc của người bị thiệt hại;
2. Xe không có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường (đối
với loại xe yêu cầu phải có);
3. Lái xe không có giấy phép lái xe hợp lệ (đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải
có giấy phép lái xe); lái xe có nồng độ cồn, rượu, bia vượt quá quy định của pháp luật
hiện hành, khi có kết luận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có
các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng;
4. Xe sử dụng để đua thể thao, đua xe trái phép, chạy thử sau khi sửa chữa (trừ
khi có thoả thuận khác);
5. Xe đi vào đường cấm, khu vực cấm;
6. Thiệt hại có tính chất gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại,
thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại;
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về bảo hiểm. TS. Nguyễn Văn Vân.
7. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn;
8. Chiến tranh và các nguyên nhân tương tự như chiến tranh;
9. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng bạc, đá quý, tiền, các loại
giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
Nguyên tắc này thể hiện trong pháp luật VN thông qua danh mục các rủi ro

được bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm. Theo nguyên tắc này công ty bảo hiểm chỉ nhận
bảo hiểm những rủi ro mang tính khách quan nằm ngoài ý muốn và hành vi của con
người. Nếu rủi ro xảy ra do chính hành vi của con người thực hiện một cách chủ định
thì không thể được bảo hiểm.
3.2. Nguyên tắc bảo hiểm theo qui luật lấy số đông bù cho số ít. (Nguyên tắc hoạt
động theo qui luật số đông) Hoạt động bảo hiểm nói chung và bảo hiểm thương mại
nói riêng tạo ra hiện tượng “sự đóng góp của số đông bù vào sự bất hạnh của số
ít”. Khi xuất hiện hoạt động bảo hiểm, rủi ro được chia đều cho cả cộng đồng, tức là
rủi ro được phân tán. Khoản bù đắp thiệt hại từ khách hàng lấy từ phí bảo hiểm do
các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. Khác với hoạt động tiết kiệm số tiền mà
doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm (người thụ hưởng) vượt xa số
tiền phí bảo hiểm do chính họ đóng.
3.3. Nguyên tắc chọn lọc phân tán rủi ro bảo hiểm . Không phải mọi rủi ro đều
được bảo hiểm. Để bảo toàn đồng vốn của mình, các công ty bảo hiểm phải chọn
lọc khách hàng và đối tượng bảo hiểm. Xuất phát từ yêu cầu an toàn trong kinh
doanh (công ty bảo hiểm là một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường), doanh
nghiệp bảo hiểm phải lựa chọn khách hàng, lựa chọn đối tượng và phạm vi bảo
hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bảo hiểm trong trường hợp khách
hàng không bảo đảm các qui định pháp luật về đối tượng bảo hiểm cũng như mức
độ rủi ro quá cao và gần như tất yếu. Ngoài ra nhằm phân tán rủi ro trong hoạt động
kinh doanh bảo hiểm, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện việc phân
tán rủi ro dưới các hình thức, biện pháp như đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm. Tái
bảo hiểm là phương thức phân tán rủi ro, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chuyển
bớt một phần rủi ro cho doanh nghiệp bảo hiểm khác (doanh nghiệp tái bảo hiểm)
bằng một phần tương ứng với số phí bảo hiểm, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên
bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm cho bên
thụ hưởng, sau đó bên bảo hiểm có quyền đòi bên tái bảo hiểm một khoản tiền
tương ứng với trách nhiệm họ đã cam kết. Đ 3 Luật kinh doanh bảo hiểm: Kinh
doanh tái bảo hiểm là hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích
sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh

nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo
hiểm.
Đồng bảo hiểm: là hoạt động bảo hiểm do nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng
chấp nhận một dịch vụ bảo hiểm theo một tỷ lệ phần trăm nhất định trước đối tượng
bảo hiểm.
3.4. Nguyên tắc bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi bảo hiểm:
Loại bỏ những hành vi nhằm mục đích trục lợi bảo hiểm.
Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng,
quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm
Đối với bảo hiểm tài sản, người có quyền lợi bảo hiểm là người sở hữu, người sử dụng
tài sản. Đối với bảo hiểm con người, bên mua bảo hiểm bảo hiểm cho sức khoẻ, tính
mạng của chính mình hoặc cho người thứ ba. Người thứ ba này phải có quan hệ huyết
thống, quan hệ vợ chồng hay có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng hoặc có
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về bảo hiểm. TS. Nguyễn Văn Vân.
quan hệ về tài chính đối với người đó. Do đối tượng trong BHNT là tính mạng và tuổi
thọ của con người nên nguyên tắc này đươc đặt ra nhằm để loại trừ việc người được
hưởng quyền lợi bảo hiểm gây thiệt hại cho NĐBH để thu lợi từ một HĐBH
3.5. Nguyên tắc đền bù trong bảo hiểm :
Câu hỏi:
Bảo hiểm và các trò chơi cá cược, vé số khác nhau ở điểm nào?
Bảo hiểm khác với bồi thường thiệt hại trong luật dân sự ở điểm nào?
Nội dung nguyên tắc đền bù: bên mua bảo hiểm được đền bù trong trường hợp
xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Khác với nguyên tắc
bồi thường thiệt hại trong luật dân sự- kinh tế ( yếu tố lỗi, nguyên nhân- hậu quả, thiệt
hại xảy ra là hiện hữu). Trong bảo hiểm, giá trị khoản tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp
bảo hiểm chi trả cho người thụ hưởng hoặc người được bảo hiểm không căn cứ vào giá
trị thiệt hại thực tế, bởi thiệt hại không do lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm gây ra mà phụ
thuộc vào hợp đồng bảo hiểm. Ngoài ra, luật pháp về kinh doanh bảo hiểm còn đề cập
đến trường hợp chuyển yêu cầu bồi hoàn (nguyên tắc thế quyền). Trong trường hợp
ngườithứ ba có lỗi gây thiệt hại cho bên được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải

chi trả tiền bảo hiểm sau đó được quyền yêu cầu bên thứ ba có lỗi bồi hoàn khoản tiền
mà doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả cho bên được bảo hiểm.
3.6. Nguyên tắc hợp tác và trung thực tuyệt đối:
Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm để phát huy ý nghĩa của nó nguyên tắc
trung thực phảiđược tuân thủ. Nội dung của nguyên tắc này là bên yêu cầu bảo hiểm
phải cung cấp toàn bộ thông tin liên quan đến đối tượng được bảo hiểm, khai báo tất cả
các khuyết tật. Về phía mình doanh nghiệp bảo hiểm không được từ chối bồi thường
khi xãy ra sự kiện bảo hiểm theo cam kết trong hợp đồng. Xuất phát từ đặc thù của các
doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cũng như khách hàng trong quan hệ bảo hiểm mà
thái độ hợp tác và thiện chí luôn luôn là nguuyên tắc mà các bên phải tuân thủ.
4. VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM
Với sự ra đời của quan hệ kinh tế thị trường bảo hiểm thực sự phát triển thành một lĩnh
vực kinh doanh, thu hút sự tham gia đông đảo của một số lượng lớn các doanh nghiệp
bảo hiểm cũng như người mua bảo hiểm
Bảo hiểm có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế và xã hội:
a) Bảo hiểm thương mại là công cụ để xử lý rủi ro , duy trì đời sống và
hoạt động bình thường cuả cá nhân và doanh nghiệp. Với nguyên tắc:”số đông bù cho
số ít”, bảo hiểm thương mại tập trung được một lượng của cải cần thiết nhằm bù đắp
các thiệt hại thuộc diện bảo hiểm khi gặp rủi ro.
b) Nâng cao khả năng ngăn ngừa rủi ro và hạn chế hậu quả phát sinh từ
rủi ro đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Bảo hiểm mang lại những lợíich hữu
hiệu cho các cá nhân và tổ chức tham gia bảo hiểm bởi lẽ bảo hiểm ra đời và tồn tạixuất
phát từ chính những chu cầu trực tiếp là ngăn ngừa rủi ro.
c) Bảo hiểm thương mại là công cụ tập trung vốn. Hoạt động bảo hiểm
của các công ty bảo hiểm thu hút được một lượng lớn vốn , lượng vốn này sẽ được đầu
tư ngược lại nền kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển.
5. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về bảo hiểm. TS. Nguyễn Văn Vân.
5.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động kinh doanh
bảo hiểm.

Pháp luật là tổng hợp các nguyên tắc, qui tắc xử sự, qui tắc hành vi nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội. Các quan hệ xã hội tự bản thân nó xuất hiện, tồn tại và chấm
dứt. Pháp luật là các qui tắc chuẩn mực cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã
hội ấy. Trong lĩnh vực bảo hiểm, xuất phát từ vai trò của bảo hiểm trong cuộc sống mà
nhà nước ban hành những qui phạm pháp luật để hướng các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình bảo hiểm theo một trật tự chung nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước và
của các bên tham gia vào quan hệ bảo hiểm.
Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật hoạt động kinh doanh bảo hiểm thể
hiện qua các nội dung sau:
1. Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lývề hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm
thể chế hoá những đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện sự
nghiệp công nghiêp hoá, hiện đại hoá đất nứơc.
2. Nhằm phát huy ý nghĩa tích cực của bảo hiểm là khắc phục, bù đắp những rủi ro
tổn thất cho xã hội, huy động các nguồn lực tài chính đầu tư phát triển kinh tế đất
nước.
3. Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm
thiết lập một thị trường bảo hiểm cạnh tranh lành mạnh, duy trì trật tự kinh doanh
bảo hiểm, bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm và các doanh nghiệp
bảo hiểm.
4. Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý của nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm
nhằm bảo đảm sự an toàn của hệ thống tàichính của quốc gia, thúc đẩy phát triển
kinh tế.
5. Thúc đẩy quá trình hội nhập của hoạt động kinh doanh bảo hiểm Việt Nam với
thị trừơng bảo hiểm quốc tế
5.2. Pháp luật về bảo hiểm các quốc gia trên thế giới:
CƠ CẤU HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH BẢO HIỂM CÁC QUỐC GIA EU.
Luật Bảo hiểm có lịch sử phát triển rất sớm ở châu Âu. Tại Bồ Ðào Nha, đạo luật đầu
tiên về bảo hiểm được ban hành từ thế kỷ 14 và bắt nguồn từ việc thể chế hoá các tập
quán đương thời về bảo hiểm hàng hải. Ðến nay, sau nhiều lần thay đổi hệ thống pháp

luật về bảo hiểm đã hình thành vững chắc và không ngừng được hoàn thiện tại các
nước EU. Với mục tiêu xây dựng một thị trường bảo hiểm chung, về cơ bản, cho đến
nay, các nước EU đã thành công trong việc thống nhất các quy định pháp luật về quản
lý, giám sát, cấp giâý phép cho các Công ty bảo hiểm v.v. thông qua việc ban hành các
Qui định về bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ mà tất cả các nước thành viên đều phải
tuân thủ.
Nhìn chung, tại phấn lớn các nước EU, hoạt động kinh doanh bảo hiểm chịu sự điều
chỉnh của hai luật cơ bản là luật về doanh nghiệp bảo hiểm (hay luật về quản lý giám
sát bảo hiểm) và luật về hợp đồng bảo hiểm. Một số loại bảo hiểm đặc thù như bảo
hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm trách nhiệm dan sự chủ xe cơ giới hay
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về bảo hiểm. TS. Nguyễn Văn Vân.
tái bảo hiểm, thường được điều chỉnh bằng những văn bản riêng như Luật Bảo hiểm
Hàng hải năm 1906 (Anh), Luật Hàng hải (ý), Ðạo luật Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự
chủ xe cơ giới đối với người thứ ba (Ðức) v.v.
Ngoài ra, trong chừng mực khác nhau, các luật khác liên quan đến bảo vệ người tiêu
dùng, thương mại, lao động cũng có thể được viện dẫn đến tùy từng trường hợp. Chẳng
hạn, Bồ Ðào Nha, Hy Lạp là một trong số ít các nước có các quy định pháp luật về bảo
hiểm được tập hợp trong Bộ luật Thương mại. Trong khi đó, một số nước khác trong đó
có ý lại sử dụng Bộ Luật Dân sự để điều chỉnh nội dung, hình thức, việc giao kết, thực
hiện hợp đồng bảo hiểm.
4
PHÁP LUẬT VÊ BẢO HIỂM Ở CỘNG HOÀ LIÊN BANG NGA.
Là một quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi tư nền kinh tế tập trung kế hoạch
sang nền kinh tế thị trường, pháp luật bảo hiểm Cộng hoà Liên bang Nga có những
điểm giống với pháp luật về bảo hiểm Việt Nam.
Trước năm 1992, các quan hệ bảo hiểm tồn tại như một phần trong cơ chế kinh
tế tập trung. Nhà nước độc quyền trong lĩnh vực bảo hiểm. Hoạt động bảo hiểm cũng
như toàn bộ nền kinh tế vận hành theo những nguyên lý của nền kinh tế kế hoạch tập
trung. Vì vậy quan hệ bảo hiểm được điêu chỉnh bởi Cơ sở chung về pháp luật dân sự
Liên Xô, Bộ Luật dân sự CHLB Nga. Sau những cải cách trong nền kinh tế ở Liên

Bang Nga vào đầu những năm 90 TK XX, hai đạo luật: Luật Bảo hiểm và Luật về các
tổ chức bảo hiểm được Thông qua ngày 27/11/1992, sau đó được sửa đổi bổ sung ngày
17/7/1999. Đạo luật thứ nhất điều chỉnh các vấn đề chung nhất về hoạt động kinh
doanh bảo hiểm về hợp đồng bảo hiểm. Đạo Luật thứ hai qui định các vấn đề liên quan
đến các chủ thể hoạt động kinh doanh bảo hiểm, cơ cấu tổ chức, điều hành, các nguyên
tắc chuẩn mực về chế độ tài chính, và vấn đề quản lý nhà nước đối với các chủ thể kinh
doanh bảo hiểm
5
. Bên cạnh các đạo luật trên, Bộ Luật Dân sự Cộng hoà Liên bang Nga
cũng dành 1 chương (Chương 48) từ điều 927 đến điều 970 để điều chỉnh quan hệ bảo
hiểm. Tuy nhiên mối quan hệ giữa Bộ Luật dân sự Nga và các Luật về bảo hiểm là mối
quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành.
5.3. Sơ lược quá trình phát triển về pháp luật bảo hiểm ở việt nam .
Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về bảo hiểm ở Việt Nam được đánh
dấu bởi Quyết định số 175 của Thủ tướng Chính phủ ngày 17.12.1964 Thành lập
Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam. Trong giai đoạn từ 1964 Bảo Việt là công ty bảo
hiểm duy nhất, độc quyền hoạt động bảo hiểm ở Việt Nam.
Đến năm 1993 Chính phủ ban hành Nghị định số 100/NĐ-CP qui định về kinh
doanh bảo hiểm ngày 18/12/1993 Với sự ra đời của NĐ này hoạt động bảo hiểm ở
Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới: da dạng hoá các loại hình doanh nghiệp bảo
hiểm, các sản phẩm bảo hiểm, tạo môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động kinh
doanh bảo hiểm.
Ngày 14/6/1997 Chính phủ ban hành NĐ số 74 sửa đổi bổ sung một số điều NĐ
100/NĐ-CP.
4
Xem: www.baoviet.com.vn
5
xem: www.insurant.ru
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về bảo hiểm. TS. Nguyễn Văn Vân.
Ngày 17/12/1997 Chính phủ ban hành NĐ số 115/NĐ-CP về chế độ bảo hiểm

bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Để hướng dẫn thi hành các Nghị định trên, Bộ tài chính đã ban hành một số các
Thông tư liên quan đến chế độ tài chính và các loại hỉnh bảo hiểm cụ thể.
Bên cạnh các văn bản trên, Bộ Luật Dân sự Việt Nam ngày 28/10/1995 cũng
qui định các vấn đề về bảo hiểm (từ Đ, 571 đến Đ. 584) Bộ Luật hàng hải, Luật hàng
không dân dụng, Luật dầu khí, Luật đầu tư nước ngoài cũng trực tiếp hay gián tiếp điều
chỉnh các quan hệ bảo hiểm trong những lĩnh vực nhất định.
Trong lĩnh vực bảo hiểm y tế Chính phủ ban hành NĐ số 58/NĐ-CP ngày
13/8/1998 ban hành kèm theoĐiều lệ bảo hiểm y tế.
Trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội Chính phủ ban hành NĐ số 12/CP ngày
26/1/1995 về Bảo hiểm xã hội
Trong quá trình thực hiện NĐ 100/NĐ-CP , thị trường bảo hiểm Việt Nam còn
thiếu một hệ thống văn bản pháp lý hoàn chỉnh, có hiệu lực cao nhằm bảo đảm tính
đồng bộ và làm nền tảng ổn định và phát triển thị trường bảo hiểm ở Việt Nam. Mặc
khác, nhiều qui định cụ thể liên quan đến tổ chức, điều hành, quản lý trong nội bộ
doanh nghiệp bảo hiểm không còn phù hợp với các qui định pháp luật khác, đặc biệt là
sau khi ban hành Luật doanh nghiệp ngày 12/6/1999. Nghị định 100 không trong khả
năng điều chỉnh một cách hữu hiệu các quan hệ bảo hiểm. Trong bối cảnh ấy dự thảo
Luật kinh doanh bảo hiểm được chuẩn bị với 18 lần chỉnh sửa. Ngày 9/12/2000 Luật
kinh doanh bảo hiểm đã được Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá X thông qua.
Để hứơng dẫn thi hành Luật Kinh doanh Bảo hiểm Chính phủ đã ban hành các
Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành
một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày
01/8/2001 của Chính phủ qui định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp kinh doanh
bảo hiểm và doanh nghiệp mội giới bảo hiểm.
Bộ tài chính cũng ban hành các Thông tư số 98/2004/TT-BTC ngày 19/10/2004
hướng dẫn thi hành NĐ số 42 và Thông tư số 99/2004/TT-BTC ngày 19/10/2004
hướng dẫn thi hành NĐ số 43/2001/NĐ-CP.
Nhìn chung, hiện nay Chính phủ đang khẩn trương tiến hành xây dựng những

văn bản hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm nhằm tạo một khung pháp lý
đồng bộ để điều chỉnh các quan hệ bảo hiểm ở Việt Nam.
6. KHÁI NIỆM VỀ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI.
6.1. Khái niệm:
Pháp Luật bảo hiểm thương mại: là tổng thể các qui phạm pháp luật do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, theo đúng trình tự luật định, điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước tổ chức, quản lý hoạt động
bảo hiểm thương mại, các quan hệ giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm với
các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về bảo hiểm. TS. Nguyễn Văn Vân.
Tồn tại nhiều quan điểm về pháp luật bảo hiểm:
Quan điểm 1: thể hiện trong luật của một số quốc gia trên thế giới, Nội dung:
luật bảo hiểm là một phân ngành luật của Luật tư. Bởi trong quan hệ bảo hiểm có sự
tham gia của các doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm là các cánhân, các công
ty, tổ chức. Quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình bảo hiểm mang tính tài sản- tiền
tệ.
Quan điểm 2: Luật bảo hiểm là một chế định trong luật tài chính, quan điểm
này tồn tại chính thống trong các nghiên cứu của Liên xô cũ và Việt Nam trước đây.Bởi
Luật Tài chính trong quan niệm trứơc đây là toàn bộ các qui phạm pháp luật điều chỉng
các quan hệ xã hội phát sinh trong qúa trình tạo dựng, phân phối và sử dụng các nguồn
lực tài chính có sự tham gia của nhà nước. Trong đó bảo hiểm là một khâu trong hệ
thống tài chính, vì vậy, Luật Bảo hiểm là một bộ phận cấu thành nên Luật Tài chính.
Quan điểm 3: bảo hiểm là một chế định pháp lý hỗn hợp giữa luật dân sự- kinh
tế- tài chính. Nếu xét dưới phương diện tính chất của mối quan hệ bảo hiểm theo nghĩa
rộng thì quan hệ bảo hiểm là các quan hệ dân sự- kinh tế (đối với bảo hiểm thương mại)
hoặc quan hệ tài chính nhà nước (trong bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).
Ngoài ra pháp luật bảo hiểm có thể hiểu dưới nhiều nghĩa khác nhau:
Pháp luật bảo hiểm theo nghĩa rộng: đó là tổng thể toàn bộ các qui phạm pháp
luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo tạo lập những quĩ
tiền tệ để thực hiện chức năng phòng ngừa, bù đắp những tổn thất xảy ra đối với tính

mạng, sức khoẻ, tài sản cho các cá nhân, tổ chức và xã hội nói chung. Pháp luật bảo
hiểm theo cách hiểu này bao gồm pháp luật về bảo hiểm thương mại, pháp luật về bảo
hiểm y tế, pháp luật về bảo hiểm xã hội và các loại hình bảo hiểm khác.
Pháp luật bảo hiểm theo nghĩa hẹp hay pháp luật về bảo hiểm thương mại: là
toàn bộ các qui phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội có đặc tính chung
phát sinh trong quá trình thành lập, tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các
doanh nghiệp bảo hiểm.
2.2. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật kinh doanh bảo hiểm.
Đối tượng điều chỉnh của luật bảo hiểm là các quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình nhà nước tổ chức, quản lý hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và
các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các
doanh nghiệp bảo hiểm.
Đối tượng điều chỉnh của Luật bảo hiểm có thể chia làm các nhóm sau.
1. Nhóm các quan hệ xã hội phát sinh trong việc tổ chức hệ thống bảo hiểm , quản lý
nhà nước các doanh nghiệp bảo hiểm và hoạt động bảo hiểm. Nhà nước thực hiện
chức năng của mình thông qua việc qui hoạch, xây dựng , quản lý và giám sát hoạt
động kinh doanh bảo hiểm.
2. Nhóm các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, lãnh đạo điều hành nội
bộ các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quan hệ xã hội phát sinh giữa doanh
nghiệp kinh doanh bảo hiểm và hệ thống các chi nhánh, đại lý của nó.
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về bảo hiểm. TS. Nguyễn Văn Vân.
3. Nhóm các quan hệ xã hội phát sinh trong qúa trình thực hiện hoạt động kinh doanh
bảo hiểm. Nhóm quan hệ xã hội này có sự tham gia của các doanh nghiệp bảo hiểm
và khách hàng. Nhóm quan hệ này mang tính bình đẳng, tự do.
Tương ứng với các nhóm quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo hiểm có các nhóm
qui phạm pháp luật cấu thành nên luật bảo hiểm:
a) Nhóm các qui phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm dưới
hình thức ban hành các văn bản pháp luật, tổ chức thực hiện các chính sách phát
triển hệ thống bảo hiểm, kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động kinh doanh bảo
hiểm

b) Các qui phạm pháp luật về địa vị pháp lý của các doanh nghiệp kinh doanh bảo
hiểm, các qui phạm pháp luật qui định cơ cấu tổ chức, lãnh đạo điều hành trong
nội bộ các doanh nghiệp bảo hiểm.Các qui phạm pháp luật này còn tồn tại rải rác
trong các văn bản luật pháp luật khác như Luật doanh nghiệp, luật doanh nghiệp
nhà nước, luật đầu tư nước ngoài, luật phá sản doanh nghiệp Nhóm các qui phạm
pháp luật áp dụng cho các chủ thể tham gia quan hệ bảo hiểm như chế độ tài
chính, chế độ kế toán thống kê, chế độ nộp thuế, … Các qui phạm này tập trung
trong các văn bản khác nhau của hệ thống luật hiện hành
c) Các quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm và đầu tư,
trong quá trình ký kết, thực hiện, giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
bảo hiểm
2.3 . Nguồn luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Nguồn luật điều chỉnh là tổng thể các qui phạm pháp luật thể hiện dưới các hình
thức văn bản khác nhau, điều chỉnh các qaun hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo
hiểm.
Nguồn luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
Hiến pháp 1992, sửa đổi bổ sung năm 2002.
Bộ luật dân sự Việt Nam;
Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 09/12/2000.
Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, luật khuyến
khích đầu tư nước ngoài, Luật phá sản doanh nghiệp,
Pháp lệnh của UBTVQH: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế
Các Nghị định của Chính phủ:
Nghị định số NĐ số 42/2001/NĐ-CP Qui định chi thếit thihành Luật Kinh
doanh bảo hiểm.
Nghị định 43/2001/NĐ-CP qui định về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp
bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Các Thông tư của các Bộ và cơ quan ngang Bộ.
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về bảo hiểm. TS. Nguyễn Văn Vân.
Ngồi các văn bản pháp luật chun về bảo hiểm, hoạt động kinh doanh bảo hiểm còn

chịu sự điều chỉnh của các qui phạm pháp luật rải rác trong các văn bản khác như: Bộ
luật hàng hải ngày 30/6/1990; Bộ luật hàng khơng dân dụng ngày 14/1/1992; Luật dầu
khí ngày 19/7/1993;Bộ luật dân sự năm 1995, luật đầu tư nưóc ngồi
7. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG PHÁP LUẬT BẢO HIỂM:
Kh ái niệm kinh doanh bảo hiểm: Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh
nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi
ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh
nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người
được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Khác với các lónh vực kinh doanh khác
trong nền kinh tế, kinh doanh bảo hiểm là một lónh vực kinh doanh đặc thù trong
lónh vực tiền tệ, tài chính. Vì vậy hoạt động kinh doanh bảo hiểm mang tính nhạy
cảm đối với tất cả các biến động của nền kinh tế đồng thời có cũng tác động ngược
trở lại với các lónh vực kinh tế-xã hội. Theo thông lệ và pháp luật Tổ chức thương
mại quốc tế động kinh doanh bảo hiểm được xếp vào một trong những loại hình dòch
vụ theo những mã số nhất đònh. Phụ lục G Hiệp đònh thương mại Việt Mỹ cũng xếp
bảo hiểm vào nhóm ngành dòch vụ theo mã số này, ví dụ: PCPC 8121: bảo hiểm
nhân thọ và tai nạn; PCPC 8129: Bảo hiểm phi nhân thọ; PCPC 81299: tái bảo
hiểm và nhượng tái bảo hiểm; PCPC 8140: dòch vụ môigiới bảo hiểm và đại lý bảo
hiểm và các dòch vụ hỗ trợ khác. Bảo hiểm là một lónh vực kinh doanh có điều
kiện, các chủ thể hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải hội đủ các điều kiện luật
đònh và chòu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Kinh doanh tái bảo hiểm: là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích
sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh
nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.
Hoạt động đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc
giao kết hợp đồng bảo hiểm và các cơng việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm
theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.
Hoạt động mơi giới bảo hiểm là việc cung cấp thơng tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm
về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm
và các cơng việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm

theo u cầu của bên mua bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo
quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên
quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp
bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo
hiểm hoặc người thụ hưởng.
Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng
được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là
người thụ hưởng.
Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền
bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về bảo hiểm. TS. Nguyễn Văn Vân.
Khái niệm quyền lợi được bảo hiểm: Theo Đ 3 Luật kinh doanh bảo hiểm thì:
Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng,
quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ ni dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo
hiểm. Khái niệm này thể hiện được mặt vật chất của quyền lợi được bảo hiểm song
không khái quát được ý nghóa pháp lý –xã hội của nó. Quyền lợi được bảo hiểm có
thể hiểu là những lợi ích tất yếu trên cơ sở pháp luật hoặc hợp đồng của người
bảo hiểm hướng tới khi thực hiện việc ký kết hợp đồng. Mục đích của Quyền lợi
bảo hiểm cần thiết phải hợp pháp.
Khái niệm sự kiện bảo hiểm:Theo Đ 3 Luật kinh doanh bảo hiểm thì Sự kiện bảo
hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự
kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng
hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm. Khái niệm trên chưa thể hiện được nội
dung của sự kiện bảo hiểm bởi khái niệm này gần như đồng nhất với khái niệm rủi
ro bảo hiểm. Sự kiện bảo hiểm là những sự kiện được các bên dự liệu và thoả thuận
trong hợp đồng hoặc được qui đònh bởi pháp luật, nếu khi những sự kiện ấy đã xảy
ra trong thực tế thì phát sinh nghóa vụ trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm
cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.

Rủi ro bảo hiểm: là những sự kiện mang tính giả đònh, nếu những sự kiện này xảy ra
thì tiến hành bảo hiểm. Trong pháp luật bảo hiểm Việt Nam hiện hành không tồn
tại khái niệm này. Rủi ro bảo hiểm phải: khách quan không mang tính tất yếu, tức
không phụ thuộc ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia quan hệ bảo hiểm. Rủi ro
bảo hiểm chỉ mang tính giả đònh trong khi đó sự kiện bảo hiểm là sự kiện có thực,
đã xảy ra, có thể đánh giá được mức độ thiệt hại. Trong thời gian thực hiện hợp
đồng bảo hiểm, rủi ro bảo hiểm có thể thay đổi theo hướng giảm nhẹ hoặc tăng
nặng mức độ rủi ro
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo
hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm
sống hoặc chết.
Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các
nghiệp vụ bảo hiểm khác khơng thuộc bảo hiểm nhân thọ.
Kết luận:
Những nội dung trọng tâm của chương 1:
u cầu đối với học viên:

×