Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tiểu luận chữ thương Truyện Kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

Tiểu luận cuối kỳ

CHỮ “THƯƠNG” – NÉT ĐẸP TRỌNG TÌNH
TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Huỳnh Tú Duyên
MSSV: 4501606019

TP. HỒ CHÍ MINH – 2022


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

Tiểu luận cuối kỳ
Học phần: Yếu tố Văn hóa dân gian trong Truyện Kiều
và thơ nôm Hồ Xuân Hương
Mã LHP: 2121LITR147802
GV: ThS. Đàm Thị Thu Hương

CHỮ “THƯƠNG” – NÉT ĐẸP TRỌNG TÌNH
TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Huỳnh Tú Duyên
MSSV: 4501606019


TP. HỒ CHÍ MINH – 2022


LỜI CẢM ƠN
Lời dầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ThS. Đàm Thị Thu Hương.
Trong q trình học tập mơn Yếu tố văn hóa dân gian trong Truyện Kiều và thơ Nôm Hồ
Xuân Hương, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn vơ cùng nhiệt tình và
tâm huyết từ cơ. Cơ đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức về văn hóa, về hướng
nghiên cứu văn học – liên văn hóa; đặc biệt là hiểu thêm về Truyện Kiều và thơ Nôm Hồ
Xuân Hương.
Từ những kiến thức mà cô truyền tải, em đã đặc biệt u thích Truyện Kiều và có
cho mình những ý tưởng về bài tiểu luận cuối kỳ. Em đã nổ lực hoàn thành bài tiểu luận
cuối kỳ môn học với đề tài “Chữ “thương” – Nét đẹp trọng tình trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du”. Thơng qua bài tiểu luận này, em xin trình bày lại những gì mà mình tìm
hiểu, nghiên cứu về chữ “thương” trong Truyện Kiều bằng những kiến thức em đã tích
lũy được ở học phần này.
Vì kiến thức chun mơn và khả năng lý luận vẫn còn nhiều hạn chế cùng với việc
bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm nên bài tiểu luận của em vẫn cịn một số khuyết
điểm, thiếu sót. Do đó, em kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý từ cô.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cơ và kính chúc cơ thật nhiều sức khỏe và
luôn thành công trong công việc, cuộc sống!


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 2
3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 7
5. Đóng góp của đề tài................................................................................................... 7

6. Bố cục tiểu luận ......................................................................................................... 7
B. NỘI DUNG ................................................................................................................. 9
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ..................................................................................... 9
1.1. Khái quát về Nguyễn Du và Truyện Kiều .......................................................... 9
1.2. Nguồn gốc và biểu hiện của truyền thống Trọng tình trong văn hóa Việt ....... 12
1.3. Chữ “thương” từ giáo lý Phật giáo đến chữ “thương” trong đời sống người Việt
................................................................................................................................. 16
2. CHỮ “THƯƠNG” VÀ CÁC LỚP Ý NGHĨA THỂ HIỆN TRUYỀN THỐNG
TRỌNG TÌNH ............................................................................................................ 22
2.1. Chữ “thương” mang ý thức cộng đồng – lòng yêu thương con người trong xã hội
................................................................................................................................. 22
2.2. Chữ “thương” mang ý thức cá nhân – nỗi thương mình và cảm hứng tự thương
................................................................................................................................. 32
2.3. Chữ “thương” thể hiện cảm xúc trong tình u đơi lứa và tình cảm gia đình .. 35
2.4. Chữ “thương” thể hiện sự trân trọng, quý mến ................................................ 38
3. NÉT ĐẸP CHỮ “THƯƠNG” NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ........ 42
3.1. Chữ “thương” và các khả năng kết hợp sáng tạo về mặt từ loại ...................... 42
3.2. Chữ “thương” và những lời trữ tình ngoại đề ................................................... 45
3.3. Chữ “thương” và các trường từ vựng về “tình thương” ................................... 48
C. KẾT LUẬN............................................................................................................... 51
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 52
E. PHỤ LỤC .................................................................................................................. 54
1. Những câu thơ xuất hiện chữ “thương” .................................................................. 54


2. Nghĩa của chữ “thương” và câu thơ tương ứng ...................................................... 56
3. Chữ “thương” kết hợp với các từ loại ..................................................................... 58
4. Chữ “thương” và trường từ vựng về “tình thương” ................................................ 60
5. Chữ “thương” (Truyện Kiều) trong sự đối sánh với ca dao, tục ngữ nghĩa tình .... 63



1
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Đoạn trường tân thanh” hay gọi một cách thân quen hơn là Truyện Kiều đã
trường tồn cùng với thời gian và mang lại những giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật vĩnh
cửu làm nên tên tuổi Nguyễn Du. Trải qua những thăng trầm từ khi ra đời cho đến nay,
Truyện Kiều đã nhận được nhiều sự quan tâm của giới phê bình, nghiên cứu văn học cũng
như là sự quan tâm của độc giả bày tỏ sự yêu mến đối với Truyện Kiều và những giá trị
mà nó mang lại. Rất nhiều hướng tiếp cận và nghiên cứu được mở ra để khai thác tầng
tầng lớp lớp ý nghĩa ẩn mình trong kiệt tác này, những giá trị tư tưởng được Nguyễn Du
truyền tải trong Truyện Kiều thì vẫn ln khơng đổi mà chỉ có phong phú hơn. Các nhà
phê bình, nghiên cứu dù tiếp cận Truyện Kiều với nhiều lý thuyết, nhiều hệ tư tưởng và
quan điểm khác nhau nhưng vẫn luôn giữ ý thức bảo vệ một kiệt tác mang đậm dấu ấn
văn hóa Việt. Truyện Kiều khi được đặt dưới góc nhìn văn hóa lại mở ra những giá trị
mới khiến cho tác phẩm trở thành một kiệt tác mang đậm bản sắc dân tộc Việt.
Khi nói đến truyền thống văn hóa Việt, khơng thể khơng nhắc đến nét văn hóa
trọng tình. Người Việt tự bao đời nay sống trong nền văn minh nơng nghiệp ln mang
trong mình tấm lịng nghĩa tình, tình ln được đặt lên trên hết, tình là tình cảm, là tình
thương, là nguồn cội của mọi mối quan hệ xã hội. Nhìn chung có thể thấy rất nhiều các
cơng trình nghiên cứu Truyện Kiều dưới góc độ văn hóa dân gian, nhưng để nói về nét
đẹp trọng tình trong văn hóa ứng xử của người Việt thì chưa có một cơng trình nghiên
cứu nào chun sâu và chi tiết. Đọc Truyện Kiều, bất cứ ai cũng sẽ luôn dấy lên một nỗi
cảm thương sâu sắc, mà mấy ai trong chúng ta hiểu “nỗi thương” ấy xuất phát từ đâu.
“Thương” hiện diện trong từng câu chữ của Nguyễn Du, trong chính mỗi nhân vật, mỗi
cuộc đời, mỗi số phận và trong chính bản thân người đọc Truyện Kiều. Có thể xem
Truyện Kiều như một “chiếc cân” tình thương mà chính Nguyễn Du là vị quan tịa nghiêm
khắc nhưng lúc nào cũng sẵn sàng nhỏ giọt nước mắt đồng cảm cho số phận con người.
Điều đó cịn mang giá trị gì khác ngồi tinh thần của truyền thống trọng tình của người
Việt? Nhận thấy tinh thần ấy trong từng chữ “thương” của Nguyễn Du, người viết cho

rằng việc nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể vẻ đẹp của chữ “thương” trong Truyện Kiều sẽ
làm sáng tỏ hơn nét đẹp trọng tình thấm đẫm trong từng câu Kiều. Từ đó góp phần củng


2
cố giá trị của một kiệt tác mang đậm dấu ấn văn hóa – giá trị của tình thương. Xuất phát
từ lý do đó, người viết chọn đề tài Chữ “thương” – Nét đẹp trọng tình trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du để tìm hiểu và nghiên cứu về vẻ đẹp và ý nghĩa của chữ “thương”
trong Truyện Kiều. Từ đó có cái nhìn tổng qt nhất về nét đẹp trọng tình được thể hiện
qua triết lý về tình thương mà Nguyễn Du truyền tải trong tác phẩm.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về lịch sử nghiên cứu vấn đề, người viết xin đề cập lần lượt đến: lịch sử nghiên
cứu về ngôn ngữ Truyện Kiều; lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ Truyện Kiều dưới góc nhìn
văn hóa và lịch sử nghiên cứu về chữ “thương” trong Truyện Kiều.
2.1. Truyện Kiều ngay từ khi ra đời đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới
nghiên cứu. Lật tìm các cơng trình nghiên cứu về Nguyễn Du hay Truyện Kiều, ta dễ
dàng bắt gặp rất nhiều các cơng trình nghiên cứu, các khảo luận về nhân sinh quan, về tư
tưởng của Nguyễn Du. Có thể điểm qua một số nhà nghiên cứu như Phạm Quỳnh, Hoàng
Xuân Hãn, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Đặng Thai Mai, Nguyễn Lộc, Lê Trí Viễn, Đặng
Thanh Lê, Nguyễn Tài Cẩn, Trần Đình Sử, Lê Xn Lít, Trần Nho Thìn, Phạm Đan
Quế… Đặc biệt Truyện Kiều được quan tâm và đánh giá cao về mặt ngôn ngữ. Nhiều
công trình nghiên cứu ngơn ngữ nghệ thuật của Truyện Kiều dưới nhiều góc độ và khái
niệm ngơn ngữ khác nhau, có thể kể đến như: ngơn ngữ hiện thực, ngơn ngữ ước lệ, ngơn
ngữ bình dân, ngơn ngữ bác học, ngôn ngữ nhân dân… Đào Nguyên Phổ (trong Tựa
“Đoạn trường tân thanh”) đã đánh giá Truyện Kiều là “một khúc Nam âm tuyệt xướng”1
[2, tr.163]. Đặng Thai Mai (trong Đặc sắc của văn học cổ điển Việt Nam qua nội dung
Truyện Kiều, Tập san Đại học Sư phạm Hà Nội, 1955) thì cho rằng “Truyện Kiều chỉ kém
Kinh Thánh trong việc chinh phục lòng tin của độc giả”2 [2, tr.522]. Lê Trí Viễn cho
rằng: “Nguyễn Du sử dụng rất tài tình vốn ngơn ngữ nhân dân. […] Điều đó khơng những
nâng cao giá trị của vốn ngôn ngữ dân tộc mà tác dụng thực tế là đem lại cho thơ văn

một ý vị đậm đà, một dáng dấp thanh thoát mà khi dùng điển cố ngoại lai khơng thể có
được” [14]. Nguyễn Khánh Toàn nhận định: “Nguyễn Du đối với tiếng Việt cũng như
Đào Nguyên Phổ. Tựa “Đoạn trường tân thanh”. Dẫn theo Trịnh Bá Đĩnh (1999). Nguyễn Du về tác gia và tác
phẩm.
2
Đặng Thai Mai (1955). Đặc sắc của avwn học cổ điển Việt Nam qua nội dung Truyện Kiều. Dẫn theo Trịnh Bá
Đĩnh (1999). Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm.
1


3
Puskin đối với tiếng Nga. Với bậc thần thông của ngôn ngữ ấy, tiếng Việt ta vốn đã rất
phong phú lại đạt tới đỉnh tuyệt mỹ”3. Những nhận xét trên cũng được công nhận và kế
thừa, khẳng định lại trong giáo trình Văn học Trung Đại Việt Nam tập 2 (Lã Nhâm Thìn,
Vũ Thanh): “Kiệt tác của Nguyễn Du đã phát huy hết sức mạnh của ngôn ngữ thơ, vẻ
đẹp kỳ diệu của tiếng mẹ đẻ” [10, tr.188]. Qua những nhận xét của các nhà nghiên cứu,
ta nhận thấy khả năng dung dị, gần gũi của lời thơ Truyện Kiều với mọi tầng lớp nhân
dân. Có lẽ đó cũng là niềm tự hào lớn của dân tộc mà không phải tác giả văn học nào
cũng có thể đạt được.
Nguyễn Lộc trong cơng trình Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế
kỷ XIX) (1978, tái bản 2007) đã khảo sát nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du ở các
phương diện như từ ngữ Hán Việt, điển cố, thi liệu, ngữ liệu tập văn, tập thi... Nguyễn
Lộc đã phân tích những nét đặc sắc và chỉ ra những sáng tạo của Nguyễn Du trong nghệ
thuật sử dụng ngôn từ. Tác giả cho rằng: “[…] với Nguyễn Du thơ ca khơng tự bó mình
trong khn khổ nào của ngơn từ. Khơng có sự phân biệt của ngơn ngữ thơ và ngôn ngữ
đời sống. Đối với ông, bất cứ một từ ngữ nào cũng trở thành từ ngữ của thơ, miễn là phải
dùng nó một cách có nghệ thuật...” [4]. Trần Đình Sử trong Thi pháp Truyện Kiều (2002)
cũng đã khảo sát và tìm hiểu thế giới nghệ thuật, tư duy nghệ thuật của Nguyễn Du. Trần
Đình Sử gọi Nguyễn Du là một “nhà nghệ sĩ bậc nhất về ngôn từ trong văn học trung đại
Việt Nam” [13, tr.305]. Có thể nói thành cơng của Nguyễn Du về phương diện ngôn ngữ

mang một ý nghĩa hết sức to lớn đối với lịch sử văn học dân tộc. Nguyễn Du đã khẳng
định khả năng phong phú của tiếng Việt đồng thời khai sáng cho nhiều nhà văn, nhà thơ
sau này về việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác văn chương.
Ngồi những nhận định đánh giá “tơn vinh” ngơn ngữ Truyện Kiều, cũng có những
đánh giá cụ thể mang tính định lượng bằng khảo sát và cho ra những số liệu thống kê cụ
thể và chi tiết. Như Từ điển Truyện Kiều (1974) của Đào Duy Anh, Tìm hiểu từ ngữ
Truyện Kiều (2001) của Lê Xn Lít, luận án Từ ngữ Việt và từ ngữ Hán Việt trong ngôn
ngữ nghệ thuật Truyện Kiều (1995) của Nguyễn Thuý Hồng… Cách nghiên cứu này giúp
chúng ta có cách nhìn khoa học và cụ thể hơn về số lượng cũng như chất lượng từ ngữ
mà Nguyễn Du sử dụng trong Truyện Kiều.
3

Nguyễn Khánh Toàn. Nguyễn Du – Nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam.


4
2.2. Ngôn ngữ Truyện Kiều là một thế giới đa dạng và phong phú, đầy hương sắc
vì thế càng đào sâu càng phát hiện ra những điều thú vị, mới lạ. Đặc biệt khi nghiên cứu
ngôn ngữ Truyện Kiều dưới góc nhìn văn hóa lại càng thêm thán phục đại thi hào Nguyễn
Du. Một số nhà nghiên cứu cho rằng ngơn ngữ Truyện Kiều là sự giao thoa văn hóa Hán
– Việt nhưng không làm mất đi bản sắc ngôn ngữ dân tộc Việt. Nguyễn Du đã xóa bỏ
khoảng cách giữa hai ngôn ngữ bằng nhiều con đường khác nhau.
Một số nhà nghiên cứu cũng đã nghiên cứu ngôn ngữ Truyện Kiều theo hướng
truy tìm những nguồn gốc, xuất xứ của các ngữ liệu văn hố trong ngơn ngữ Truyện Kiều.
Có thể kể đến như Đặng Thanh Lê, Đào Duy Anh, Phan Ngọc, Trần Đình Sử, Nguyễn
Thạch Giang… Đa phần các tác giả đều đã đặt ra vấn đề khảo sát hệ thống ngơn ngữ văn
hố trong ngơn ngữ Truyện Kiều. Tuy nhiên chỉ nhìn nhận nó như một thủ pháp nghệ
thuật đặc sắc của Nguyễn Du trong sự phân loại từ Hán Việt – Thuần Việt… Về sau
hướng nghiên cứu liên ngành ngơn ngữ - văn hóa mở ra một lối đi mới trong việc nghiên
cứu ngôn ngữ Truyện Kiều. Phạm Đan Quế, trong hàng loạt các cơng trình của mình đã

khẳng định vẻ đẹp tuyệt đỉnh của ngơn ngữ văn hóa Truyện Kiều: Tập Kiều một thú chơi
tao nhã (1999); Đố Kiều - nét đẹp văn hoá (2002); Bình Kiều, Vịnh Kiều, Bói Kiều (2003);
Lục bát hậu Truyện Kiều (2003)… Với những cơng trình đó Phạm Đan Quế đã bước đầu
đi sâu phân tích những nét đẹp văn hố thể hiện qua ngơn ngữ Truyện Kiều.
Từ hướng nghiên cứu ngơn ngữ - văn hóa mà giá trị Truyện Kiều ngày càng được
nâng cao bởi những ý nghĩa văn hố ẩn sâu dưới lớp ngơn từ nghệ thuật. Góp phần mở
ra những dự cảm mới trong hành trình đi tìm các tầng nghĩa nhân sinh, tư tưởng của
Nguyễn Du và của Truyện Kiều.
2.3. Bên cạnh việc nghiên cứu phương diện ngơn ngữ nghệ thuật của Truyện Kiều,
chúng ta cịn nghiên cứu từ ngữ Truyện Kiều về mặt ẩn chứa những ý nghĩa, giá trị tư
tưởng của Nguyễn Du. Thông qua các chữ “tâm”, “tài”, “mệnh”, “nghiệp”, “thân”, “lòng”,
“duyên” v.v… chúng ta sẽ hiểu thêm về tư tưởng Nguyễn Du truyền tải trong Truyện
Kiều. Tuy nhiên, chưa có một cơng trình nghiên cứu nào đặc biệt đào sâu về những lớp
ý nghĩa văn hóa và giá trị nghệ thuật của những chữ trên (có thể nói là những chữ đại
diện cho tư tưởng của Nguyễn Du trong Truyện Kiều). Có chăng là những bài nghiên cứu
nhỏ phân tích ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện tư tưởng của Nguyễn Du trong


5
Truyện Kiều. Chẳng hạn như bàn về Chữ “Tâm” trong Truyện Kiều, Trần Đình Sử có
nhận định: “Truyện Kiều là truyện kể về một cái tâm thế tục”. Bàn về Chữ “Duyên” trong
Truyện Kiều, TS. Lê Thị Thanh Tâm cũng đã khảo sát và phân loại, thống kê các cấp độ
nghĩa chữ Duyên…
Trong Truyện Kiều chữ “thương” cũng xuất hiện rất nhiều và hầu như bao quát
tinh thần chủ đạo của tác phẩm. Truyện Kiều là truyện của tình thương, mà tình thương
ấy đại diện cho tâm hồn Việt. Nhưng để bàn đến lịch sử nghiên cứu về chữ “thương”
trong Truyện Kiều cũng chưa có một cơng trình nào cụ thể. Có thể nhắc đến bài nghiên
cứu Chữ “Thương” trong Truyện Kiều dưới góc nhìn ký hiệu học của Mai An Nguyễn
Anh Tuấn. Bài viết đặt ra vấn đề nhìn chữ “thương” dưới Lý thuyết ký hiệu học. Tác giả
cũng đưa ra nhân định: “Có thể khẳng định, “Tình thương” là chữ trọng tâm, là nguyên

lý gốc, là chất liệu chính trong “bảng pha màu”, là ký hiệu nghệ thuật cơ bản để thi hào
họ Nguyễn soi rọi vào các tâm trạng & số phận, là thanh nam châm thu hút các chữ các tín hiệu nghệ thuật khác đồng loại/ đồng dạng, là ngọn đuốc giúp nhà thơ thám hiểm
vào các góc khuất tâm hồn và các cảnh huống của nhân gian”. Tác giả đã đi phân tích
chữ “thương” bằng cách nhìn triết lý tình thương trong tác phẩm như một ký hiệu nghệ
thuật cơ bản, đi vào các hệ thống biểu tượng, và đi vào hệ thống nhân vật tác phẩm trên
những bình diện lớn: a) Thuộc về Tình thương; b) Thù địch với Tình thương; c) Trung
gian. Từ đó hình thành nên những cụm từ giống phương ngơn, thành ngữ nhằm diễn đạt
nội dung Tình thương nhiều màu sắc, nhiều khía cạnh, trong nhiều tình huống giao tiếp
và nhiều cách thức biểu lộ thái độ của Nguyễn Du [19]. Bài viết đặt ra được vấn đề “tình
thương” là cảm hứng bao quát Truyện Kiều của Nguyễn Du khi đi vào hệ thống các biểu
tượng và hệ thống nhân vật. Các nhân vật Truyện Kiều sống với nhau bằng tình thương,
Nguyễn Du sống với Truyện Kiều bằng tình thương. Tuy nhiên vì nhìn dưới góc độ ký
hiệu học nên ý nghĩa và nét đẹp văn hóa của chữ “thương” vẫn chưa thực sự được đào
sâu.
Trần Đình Sử trong cơng trình nghiên cứu Thi pháp Truyện Kiều (2002), là người
đầu tiên đi sâu nghiên cứu hệ thống chất cảm thương hay chủ nghĩa cảm thương trong
Truyện Kiều với tư cách là “giọng điệu nghệ thuật” theo thi pháp học hiện đại. Tác giả
nhận định: “Nguyễn Du đã “xây dựng một mơi trường tình thương trong tác phẩm”. […]


6
tiếng thương trong Truyện Kiều khơng phải chỉ có một chiều xót thương. Thương người
xót thân là một tình cảm lớn có rất nhiều biểu hiện phong phú” và quan trọng nhất là
“Yếu tố cảm thương mới là cảm hứng chủ đạo bao trùm của tác giả và tác phẩm” [13,
tr.255, 256]. Tuy nhiên cũng dừng lại ở việc nghiên cứu chủ nghĩa cảm thương và yếu tố
cảm thương của Nguyễn Du trong Truyện Kiều chứ không đào sâu phân tích về chữ
“thương”. Đào Duy Anh trong Từ điển Truyện Kiều (1974) đã thống kê và phân loại chữ
“thương” theo hai nghĩa: chữ “thương” mang nghĩa “Yêu” (gồm các câu 1354, 1359,
1469, 1551, 1666 v.v…); chữ “thương” mang nghĩa “Đau đớn, đau xót, thương hại” (gồm
các câu 615, 646, 655, 848, 1225, 1234 v.v…).

Nhìn chung, vẫn chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về ý nghĩa và nét đẹp của
chữ “thương” trong Truyện Kiều so với chữ “tâm” hay chữ “tài”, chữ “mệnh”, chữ
“nghiệp” v.v… Đặc biệt là vẫn chưa có cơng trình nào nhìn chữ “thương” dưới góc độ
văn hóa – chữ “thương” thể hiện truyền thống trọng tình của người Việt.
3. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận này sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
a. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Để có thể làm rõ nét đẹp và ý nghĩa của chữ “thương” trong Truyện Kiều, người
viết sẽ tiến hành phân tích chữ “thương” được sử dụng trong từng trường hợp qua những
dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu. Từ những phân tích đó, người viết sẽ tổng hợp lại và khái
quát thành những luận điểm chính thể hiện qua từng chương, mục.
b. Phương pháp thống kê – phân loại
Phương pháp này được người viết sử dụng chủ yếu trong quá trình khảo sát sự
xuất hiện của chữ “thương” trong Truyện Kiều và phân loại chữ “thương” theo từng tiêu
chí cụ thể (xem phụ lục).
c. Phương pháp so sánh – đối chiếu
Phương pháp này được người viết sử dụng chủ yếu trong quá trình tìm kiếm và
nghiên cứu về ý nghĩa của chữ “thương”. Đặt chữ “thương” trong Truyện Kiều vào trong
thế đối sánh với chữ “thương” trong quan niệm Phật giáo và chữ “thương” trong quan
niệm dân gian người Việt qua các câu tục ngữ ca dao để có cái nhìn khách quan nhất và
làm bật lên nét đẹp của chữ “thương” trong Truyện Kiều.


7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chữ “thương” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Phạm vi nghiên cứu: Chữ “thương” xuất hiện trong Truyện Kiều qua những từ
ngữ Nguyễn Du sử dụng và qua các nhân vật Nguyễn Du xây dựng. Ngồi ra đề tài cịn
tìm hiểu về chữ “thương” trong giáo lý Phật giáo và chữ “thương” trong đời sống người
Việt để có sự đối sánh và một cái nhìn bao quát nhất với chữ “thương” trong Truyện Kiều.

5. Đóng góp của đề tài
Như Trần Đình Sử đã nhận định Truyện Kiều là “một mơi trường của tình thương”,
từ việc tìm hiểu đề tài Chữ “thương” – Nét đẹp trọng tình trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du, người viết mong muốn sẽ làm rõ hơn nhận định ấy và góp một phần sức lực
nhỏ bé vào công cuộc khám phá những mạch nguồn tư tưởng mang đậm dấu ấn văn hóa
Việt của Truyện Kiều.
Thứ nhất, đề tài sẽ góp phần làm rõ triết lý tình thương của Nguyễn Du trong
Truyện Kiều. Chữ “thương” trong Truyện Kiều xuất hiện với những cách kết hợp rất
riêng mang đậm chất Nguyễn Du; khơng những thế chữ “thương” cịn xuất hiện xuyên
suốt bao trùm tư tưởng tác phẩm bằng cách ẩn mình dưới những “trường từ vựng” chỉ
tình thương. Dù là xuất hiện với cách thức nào thì chữ “thương” trong Truyện Kiều cũng
mang một tư tưởng nhất quán, một triết lý phổ quát rất Việt Nam. Đề tài sẽ làm rõ triết
lý tình thương ấy là gì và triết lý ấy “Việt Nam” như thế nào. Điều này sẽ phần nào làm
rõ thêm giá trị tư tưởng mà Truyện Kiều mang lại.
Thứ hai, đề tài sẽ góp phần gieo một niềm giao cảm cũng như là một nguồn tài
liệu có thể tham khảo cho các độc giả yêu quý Truyện Kiều trên hành trình nghiên cứu
Truyện Kiều. Như chúng ta đã thấy, chữ “thương” trong Truyện Kiều xuất hiện khá nhiều
và ý nghĩa mà nó mang lại là vơ cùng đa dạng. Tuy nhiên chưa có một cơng trình nghiên
cứu nào khảo sát đầy đủ, chi tiết và cụ thể chữ “thương” và ý nghĩa mỗi lần chữ “thương”
xuất hiện trong tác phẩm. Đề tài sẽ làm rõ vấn đề này và đồng thời làm rõ nét đẹp trọng
tình của người Việt thể hiện qua chữ “thương”.
6. Bố cục tiểu luận
Bài tiểu luận bao gồm ba phần: mở đầu, nội dung và kết luận. Trong đó nội dung
quan trọng của bài sẽ được triển khai cụ thể ở những chương chính như sau:


8
Chương 1. Những vấn đề chung
1.1. Khái quát về Nguyễn Du và Truyện Kiều
1.2. Nguồn gốc và biểu hiện của truyền thống trọng tình trong văn hóa Việt

1.3. Chữ “thương” từ giáo lý Phật giáo đến chữ “thương” trong đời sống người
Việt
Chương 2. Chữ “thương” và các lớp ý nghĩa thể hiện truyền thống trọng tình
2.1. Chữ “thương” mang ý thức cộng đồng – lòng yêu thương con người trong xã
hội
2.2. Chữ “thương” mang ý thức cá nhân – nỗi thương mình và cảm hứng tự thương
2.3. Chữ “thương” thể hiện cảm xúc trong tình u đơi lứa và tình cảm gia đình
2.4. Chữ “thương” thể hiện sự trân trọng, quý mến
Chương 3. Nét đẹp chữ “thương” nhìn từ phương diện nghệ thuật
3.1. Chữ “thương” và các khả năng kết hợp sáng tạo về mặt từ loại
3.2. Chữ “thương” và những lời trữ tình ngoại đề
3.3. Chữ “thương” và các trường từ vựng về “tình thương”


9
B. NỘI DUNG
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát về Nguyễn Du và Truyện Kiều
1.1.1. Vài nét về đại thi hào Nguyễn Du
Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, xuất thân trong
một gia đình phong kiến đại q tộc có nhiều đời làm quan dưới triều vua Lê chúa Trịnh.
Cha là Nguyễn Nghiễm làm quan đến chức Đại tư đồ bình nam tả tướng quân (Tể tướng),
tức Thượng thư bộ hộ triều Lê, đứng đầu các hàng quan ở triều đình. Mẹ là Trần Thị Tần
đẹp nổi tiếng xứ Kinh Bắc, bà là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm. Các anh của Nguyễn Du
đều làm quan to, đặc biệt là Nguyễn Khản (anh cùng cha khác mẹ của Nguyễn Du) làm
quan đến chức Thượng thư bộ Lại rất được chúa Trịnh Sâm tín dụng.
Tuổi thơ đầy mất mát, đau thương
Dù sinh ra trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan to nhưng Nguyễn
Du đã trải qua một cuộc đời lắm thăng trầm. Năm Nguyễn Du lên 9 tuổi, cha ông lâm
vào cơn bạo bệnh và mất khi đang dưỡng thương ở quê nhà. Đến năm 13 tuổi ông mồ côi

cả cha lẫn mẹ và phải sống với người anh Nguyễn Khản. Năm 18 tuổi, ông thi đỗ tú tài.
Sống phong lưu chưa được bao lâu thì anh em mỗi người một ngả, vì nhà cửa của Nguyễn
Khản bị kiêu binh nổi dậy đập phá tan tành phải bỏ trốn lên Sơn Tây. Nguyễn Du được
một người thân của Nguyễn Nghiễm là Đồn Nguyễn Tấn nhận ni và sau đó lĩnh chức
quan võ nhỏ từ người cha nuôi họ hàng này, làm chánh thủ hiệu tại Thái Nguyên. Tuổi
thơ của Nguyễn Du trải qua đầy mất mác và đau thương, phải chứng kiến quá nhiều sư
ly biệt và sự ra đi của những người thân yêu.
Mười năm gió bụi và sự nghiệp làm quan bất đắc chí
Năm 1786, cuộc đời Nguyễn Du lại chuyển sang một trang mới - “mười năm gió
bụi” ăn nhờ ở đậu nhà người, bệnh tật, bị bắt giam do có ý đồ chống Tây Sơn… Cũng
trong quãng thời gian đó, dinh cơ họ Nguyễn ở Tiên Điền đã bị quân lính nhà Tây Sơn
phá sạch. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long, Nguyễn Du
được gọi ra làm quan và không thể từ chối. Nguyễn Du nhận chức tri huyện - huyện Phù
Dung được ba tháng thì thăng tri phủ Thường Tín. Trong mười chín năm làm quan cho
triều vua Gia Long, Nguyễn Du vơ cùng chán ngán vì bị bó buộc, chèn ép:


10
Cái thân làm quan riêng gửi chốn xa lạ
Khi có việc, bọn nha lại đều lên mặt với ta
(Ngẫu đắc)
Mặc dù con đường làm quan của Nguyễn Du có thăng tiến, lại làm quan dưới triều
vua Gia Long (Nguyễn Ánh) nhưng Nguyễn Du không màng đến danh lợi. Trong thời
gian làm quan, đã ba lần Nguyễn Du chán ngán xin về, nhưng chỉ về được vài tháng vua
Gia Long lại chỉ triệu ông vào kinh và thăng chức cho ông. Chứng kiến nhiều chuyện bỉ
ổi, tàn ác của triều đình nhà Nguyễn càng làm cho Nguyễn Du thất vọng, làm quan trong
tâm thế “thân này đã là vật trong lồng cũi” (Tân thu ngẫu hứng).
Cuộc đời bi đát đã oanh tạc nên một hồn thơ vĩ đại
Ơng ln đau đáu vì “những điều trơng thấy mà đau đớn lịng” trong suốt quãng
thời gian lưu lạc. Ngay từ lúc còn trẻ, Nguyễn Du đã từng sống và chứng kiến cuộc đời

bạc mệnh của các cô gái tài sắc nhưng chỉ làm trị mua vui cho thiên hạ. Đó là lý do thơ
của Nguyễn Du ln có một sự trân trọng đặc biệt và nỗi xót thương cho những thân phận
phụ nữ tài sắc nhưng bị xã hội cũ vùi dập. Lại làm quan dưới sự tàn bạo của vua Gia
Long, Nguyễn Du đã nhìn rõ bộ mặt thật của bọn quan lại, q tộc. Vì lẽ đó, văn chương
thơ ca của Nguyễn Du là tiếng nói cảm thương cho những thân phận nhỏ bé, bị vùi dập
trong xã hội…
Dù xuất thân trong một gia đình q tộc và sống trong khơng khí văn chương bác
học, nhưng Nguyễn Du vẫn có cho mình một phong cách riêng, lối viết bình dân, giản dị,
gần gũi với dân gian. Xét về văn học, các sáng tác của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm
chữ Hán (như Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục v.v...) và cả
tác phẩm chữ Nôm (như Đoạn trường tân thanh, Văn chiêu hồn v.v...). Nguyễn Du luôn
mang một trái tim yêu thương trong các sáng tác của mình, hầu hết các tác phẩm của
Nguyễn Du đều ẩn chứa trong đó chữ “tình”. Trong đó có tác phẩm “Đoạn trường tân
thanh” (Truyện Kiều) đã để lại một dấu ấn lớn trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du
vì những giá trị tư tưởng văn hóa trường tồn của nó.
1.1.2. Truyện Kiều – Kiệt tác lưu danh thiên cổ
Nguyễn Du viết Đoạn trường tân thanh vào đầu thế kỷ XIX, dựa theo cốt truyện
có sẵn từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Hiểu theo nghĩa


11
đen Đoạn trường tân thanh là một tiếng kêu thanh tân cho nỗi đau của những phận người
bạc mệnh. Đoạn trường tân thanh là khúc bi ai còn vang vọng mãi đến hậu thế trăm năm
sau dưới cái tên Truyện Kiều.
Truyện Kiều là truyện thơ viết bằng chữ Nôm gồm 3.254 câu thơ lục bát kể về
cuộc đời 15 năm lưu lạc, đoạn trường của nàng Thúy Kiều. Dù mượn cốt truyện của
Thanh Tâm Tài Nhân nhưng Truyện Kiều vẫn có những sáng tạo riêng về mặt nghệ thuật
và ẩn chứa trong đó những nét đẹp tư tưởng mang đậm dấu ấn văn hóa Việt. Thay vì sử
dụng văn xi và chia thành từng chương như văn bản gốc thì Nguyễn Du lại sử dụng
chữ Nôm và viết theo thể thơ lục bát. Các nhân vật xuất hiện trong Truyện Kiều được

Nguyễn Du xây dựng với tính cách, cách sống, suy nghĩ, thái độ mang đậm bản chất con
người Việt. Nguyễn Du đã thay một chiếc áo mới cho cuộc đời nàng Kiều và cả những
nhân vật khác. Nhà thơ đã sắp xếp lại tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân bằng cách cảm,
cách nghĩ của người Việt, của một trái tim ngập tràn tình yêu thương. Nguyễn Du đã gạn
đục khơi trong, giữ lại những gì phù hợp với những điều trơng thấy mà đau đớn lịng.
Dưới ngịi bút của Nguyễn Du, cuộc đời dâu bể và thân phận con người nhỏ bé hiện lên
với lòng cảm thương sâu sắc.
Sẽ khơng ngoa khi nói Truyện Kiều chính là bức tranh chân thực về thời đại
Nguyễn Du đang sống – thời đại mà chế độ phong kiến đã đi vào giai đoạn khủng hoảng.
Truyện Kiều phơi bày bộ mặt xã hội phong kiến, xã hội “đồng tiền”, đồng thời cất lên
tiếng nói thương cảm cho nỗi bất hạnh của con người đặc biệt là người phụ nữ trong xã
hội. Bên cạnh đó Nguyễn Du cịn thể hiện khát vọng về một xã hội cơng lý, ước mơ về
một tình u tự do, trong sáng, thủy chung giữa một xã hội bất công; đề cao quyền tự do
cá nhân của con người; ngợi ca vẻ đẹp con người, đó khơng chỉ là vẻ đẹp hình thức (nhan
sắc) mà cịn là vẻ đẹp bên trong, vẻ đẹp của lòng hiếu thảo, của trái tim nhân hậu, đức
tính vị tha, thủy chung…
Dù đến nay Truyện Kiều vẫn còn nhận nhiều tranh cãi về nội dung tư tưởng, nhưng
có một điều mà bất cứ ai cũng phải cơng nhận, đó là những thành tựu về ngôn ngữ văn
học của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Nhiều nhà phê bình, nghiên cứu đều khẳng định
Nguyễn Du là “bậc thầy của ngôn ngữ dân tộc”, và Truyện Kiều chính là minh chứng
thuyết phục nhất. Đào Duy Anh trong Từ điển Truyện Kiều (2000) cũng đã nhận định


12
ngay từ những câu mở đầu sách: “Trong lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học Việt Nam,
nếu Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngơn ngữ văn học dân
tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều là người đặt nền móng cho ngơn ngữ văn học hiện
đại của nước ta...” [1, tr.5]. Bên cạnh giá trị ngơn ngữ, Truyện Kiều cịn mang lại những
giá trị nghệ thuật khác như thể thơ lục bát dân tộc đạt tới đỉnh cao rực rỡ của nghệ thuật
thi ca; nghệ thuật dẫn chuyện hay nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách,

miêu tả tâm lý nhân vật cũng đạt tới một trình độ đặc biệt. Đặc biệt là khi nhìn nhận
Truyện Kiều dưới góc độ văn hóa dân gian ta lại nhìn thấy thêm nhiều giá trị tốt đẹp.
Quần chúng nhân dân tìm đến Truyện Kiều như một điều dự báo, chúng ta có hình thức
bói Kiều; sân khấu dân gian có những vở diễn trị Kiều, có tuồng Kiều, cải lương…; ca
nhạc dân gian có hình thức lẩy Kiều; nhiều câu, nhiều ngữ và thậm chí là tình cách nhân
vật trong Truyện Kiều (như Hoạn Thư, Sở Khanh) cũng đi vào ca dao, tục ngữ, thành
ngữ dân gian…
Tóm lại, với những giá trị mang tầm thời đại mà Truyện Kiều đã mang lại, Truyện
Kiều xứng đáng là một kiệt tác văn học dân tộc. Một kiệt tác mang sức sống lâu bền và
trở thành cảm hứng sáng tác, cảm hứng nghiên cứu cho rất nhiều những tác phẩm thơ ca,
nhạc họa, điện ảnh sau này.
1.2. Nguồn gốc và biểu hiện của truyền thống Trọng tình trong văn hóa Việt
Mỗi dân tộc sẽ có một bản sắc văn hóa riêng, bản sắc ấy thể hiện trong cách cảm,
cách nghĩ, trong nếp sống, nếp sinh hoạt của con người. Nhắc đến bản sắc văn hóa của
dân tộc Việt Nam, không thể không nhắc đến truyền thống yêu nước nồng nàn. Dân tộc
ta phải trải qua hàng nghìn năm chịu sự đơ hộ xâm lược của phương Bắc, phương Tây.
Điều đó hình thành nên con người Việt mang những tính cách riêng, với tinh thần yêu
nước, đức hi sinh và lịng dũng cảm… Đó là tư tưởng “trung hiếu” của cha ông ta ngày
xưa, mà đến ngày nay người Việt vẫn cịn giữ gìn và tiếp nối. Bên cạnh tư tưởng “trung
hiếu”, thì chữ “nghĩa”, chữ “tình” cũng giữ vai trò cốt lõi trong các mối quan hệ ứng xử
của người Việt. Đặc biệt, cái “tình” là một đặc điểm quan trọng trong cách nghĩ, cách
cảm, cách cư xử của người Việt. “Trọng tình” là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đã
kết tinh qua nhiều thế hệ, truyền thống ấy là mạch ngầm chảy trong máu và hơi thở của
những con người Việt.


13
Theo Trần Quốc Vượng trong Văn hóa Việt Nam – Tìm tịi và suy ngẫm: “Cội
nguồn của những đặc điểm văn hóa dân tộc cố nhiên phải tìm trong những điều kiện lịch
sử cả dân tộc. Nhưng trước đó, và trong suốt quá trình lịch sử, cũng phải thấy những

điều kiện địa lý từ đó ảnh hưởng đến phương thức canh tác, đến hình thái kinh tế… và
áp lực của chúng lên hình thái xã hội – chính trị. Văn hóa, trước hết, là một sự trả lời,
một sự ứng phó của một cộng đồng cư dân, trước những thách thức của những điều kiện
địa lý – khí hậu. Và sau đó là sự trả lời, ứng phó trước những thách thức của những điều
kiện xã hội – lịch sử.” [15, tr.73, 74]. Như vậy văn hóa ứng xử cũng chịu sự quy định
của phương thức sản xuất, hình thái kinh tế - xã hội và chịu sự quy định bởi toàn bộ các
điều kiện sống của con người trong xã hội. Nói cách khác, văn hóa ứng xử sẽ hình thành
từ các hoạt động trong quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã
hội. Từ đó hình thành nên những khn mẫu ứng xử của con người với thế giới tự nhiên,
với xã hội và đối với nhau. Tìm về cội nguồn văn hóa Việt để hiểu rõ hơn về nguồn gốc
truyền thống trọng tình của dân tộc Việt, chúng ta phải đi từ điều kiện địa lý – khí hậu đã
hình thành nên hình thái kinh tế, hình thái xã hội – chính trị; và điều kiện lịch sử - xã hội.
Từ đó chúng ta sẽ biết được truyền thống trọng tình đã được hình thành trong dịng lưu
chuyển văn hóa Việt như thế nào.
Các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam được hình thành, hun đúc từ lối (phương
pháp) sống đặc trưng của dân tộc gốc nơng nghiệp điển hình Á Đơng – Đơng Nam Á,
nằm giữa hai nền văn hóa lớn là Trung Quốc và Ấn Độ [11, tr.70]. Như vậy trước tiên
nguồn gốc của truyền thống trọng tình bắt nguồn từ lối sống của một dân tộc gốc
nông nghiệp. Nghề trồng lúa nước buộc con người Việt Nam phải sống phụ thuộc vào
thiên nhiên và các hiện tượng tự nhiên: khoan hòa, giao hợp với đất, với nước, với thời
tiết thiên nhiên. Tự nhiên có miền đất thấp, miền đất cao, có khí hậu tốt, khí hậu xấu…
từ đó để thích nghi, cách ăn, cách ở, cách mặc của người Việt dần trở nên hòa hợp với
thiên nhiên tùy thời, tùy lúc, tùy mơi trường địa hình, khí hậu. Hình thành nên tính cách
khoan hịa, nhân hậu khơng chỉ với tự nhiên mà còn với xã hội, với bản thân, với con
người…
Cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, thiên tai, lũ lụt, hạn hán bất kể
ai cũng gặp phải. Điều này đòi hỏi con người Việt phải “dựa vào nhau mà sống”, từ đó


14

hình thành văn hóa tổ chức cộng đồng – làng xã. Con người nơng nghiệp ưa sống với
nét văn hóa làng xã để dễ dàng thích ứng, đối phó với mơi trường tự nhiên. Đặc trưng
chung của văn hóa làng xã Việt Nam là tính cộng đồng. Tức là sự liên kết giữa các thành
viên trong làng, mỗi người đều nghĩ cho người khác, hướng tới cái chung. Hàng xóm
sống cố định lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hịa thuận trên cơ sở lấy tình
nghĩa làm đầu. Người sống trong một làng, xã hòa thuận, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau để
xây dựng “làng văn hóa”. Xóm làng sống với nhau gần gũi, gắn bó tới mức bán anh em
xa, mua láng giềng gần hay tối lửa tắt đèn có nhau. Cũng với tính cách khoan hịa, người
Việt sống làng xã tuy có lệ làng nhưng được nâng lên thành các nguyên tắc trọng tình,
trọng đức, trọng văn và đặc biệt là trọng nữ. Lệ làng cơ bản được đặt ra dựa trên cơ sở
“tình làng nghĩa xóm” vì người Việt ghét lối sống bạc tình bạc nghĩa. Ngồi quan hệ
“xóm làng”, người Việt cịn có quan hệ huyết thống – gia đình, gia tộc. Sức mạnh của
quan hệ huyết thống thể hiện ở tinh thần đùm bọc, thương yêu, bảo vệ nhau về cả mặt
vật chất lẫn tinh thần: sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì hay một người làm quan, cả họ được
nhờ.
Bên cạnh tổ chức cộng đồng làng xã, cũng để ứng xử với điều kiện tự nhiên nhưng
với qui mô lớn hơn, người Việt có “đất nước, dân tộc”. Cũng giống với nét ứng xử làng
xã, người trong một nước thì thương nhau cùng. Nhu cầu đồn kết, hịa thuận nhau là
nhu cầu tất yếu của mọi thành viên trong cùng một “đất nước, dân tộc”. Hơn hết, dân tộc
Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử bị đơ hộ với biết bao nhiêu vị anh hùng đứng
lên hy sinh để gìn giữ bảo vệ dân tộc. Việc đấu tranh chống ngoại xâm hình thành nên
tinh thần đồn kết tồn dân và lòng yêu nước nồng nàn. Cũng bắt nguồn từ đời sống
nông nghiệp, từ ý thức cộng đồng của nét văn hóa làng xã mà dẫn đến ý thức cộng đồng
trong phạm vi lớn hơn – quốc gia, dân tộc. Từ đồng nghiệp, đồng hương… dẫn đến đồng
bào. Chính từ sự gắn bó, liên kết với nhau từ làng xã đến dân tộc mà có thể nói rằng quan
hệ xã hội của người dân Việt Nam thực chất cũng là do “tình nghĩa” chi phối.
Người Việt xưa nay sống với nhau bằng cái “tình” khơng phân biệt trai gái,
già trẻ, lớn bé, không phân biệt đẳng cấp, nghề nghiệp…
Bầu ơi! Thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn



15
Người cùng một gia đình yêu thương đùm bọc nhau; người trong một xóm, làng giúp đỡ,
bảo vệ, sẻ chia với nhau; tương tự người trong một nước cũng yêu thương, nhân ái, vị tha
với nhau. Thậm chí pháp luật Việt Nam cũng có những điểm chung quy vẫn có cái “tình”
ở trong. Thời Lí – Trần, sử chép rằng khi thiết triều xét án, vua Lí Thánh Tơng (1057 –
1072) có lần chỉ vào cơng chúa đứng cạnh mà bảo các quan: “Lòng trẫm yêu dân cũng
như yêu con trẫm vậy. Hiềm vì trăm họ ngu dại, làm càn phải tội, trẫm lấy làm thương
lắm, từ nay về sau tội gì cũng giảm bớt đi” [9, tr.234]. Luật pháp dù quy định các hình
phạt, các loại tội nhưng đồng thời cũng có quy định những trường hợp ngoại lệ được xét
giảm tội.
Trọng tình biểu hiện ở cách cư xử, với người thân trong gia đình, với bạn bè,
với người quen… Trong gia đình Việt, anh chị em sống hịa thuận “chị ngã em nâng”
hay “em thuận, anh hòa là nhà có phúc”; con cái đối với cha mẹ thì hiếu thuận, u
thương “Đói lịng ăn đọt chà là, / Để cơm ni mẹ, mẹ già yếu răng”. Trong tình làng
nghĩa xóm thì “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”. Ngồi cư xử với những người thân
quen, cịn là cách cư xử với xã hội, với những người không quen biết. Người Việt có
câu “lời chào cao hơn mâm cỗ”, con người Việt từ xưa đến nay luôn coi trọng các mối
quan hệ xã hội hơn bất cứ điều gì quá cầu kỳ. Chỉ cần một lời chào vừa thể hiện phép lịch
sự, vừa thể hiện tinh thần quý mến, tôn trọng, yêu thương lẫn nhau bất kể là có quen biết
hay khơng. Lời chào cơ bản là cách thể hiện tình cảm tốt nhất của người Việt.
Người Việt ln đặt chữ “tình” lên trên hết, sống với nhau bằng một tinh thần
tương thân tương ái, “thương người như thể thương thân” hay “lá lành đùm lá rách”.
Tinh thần ấy thấm sâu vào tâm hồn Việt, đại đa số người Việt có lịng u thương, sự
cảm thơng, thương xót đối với những nỗi đau khổ, khó khăn của người khác, “một con
ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Điển hình là trong đại dịch Covid-19 vừa qua, đất nước trải qua
nhiều đau thương, mất mác nhưng cũng sáng ngời lên tình yêu thương giữa người với
người. Những chuyến xe tình thương, những chiến dịch “giải cứu”, những đội tình
nguyện viên, gây quỹ vì người nghèo, hiến máu nhân đạo… Người dân Việt Nam cùng

nắm tay nhau, vượt qua đại dịch, bằng “cái tình” – cốt lõi của mọi mối quan hệ trong
xã hội. Người đầy đủ giúp đỡ những kẻ khó khăn thiếu thốn hơn mình. Đó là truyền


16
thống trọng tình được lưu giữ trường tồn cùng với hành trình phát triển của dân tộc Việt
qua bao thế hệ.
1.3. Chữ “thương” từ giáo lý Phật giáo đến chữ “thương” trong đời sống người Việt
Chữ “thương” trong Phật giáo khơng phải là một thuật ngữ hay có một khái niệm
cụ thể, mà giáo lý về “tình thương” thể hiện xuyên suốt trong nhiều Khế Kinh Phật giáo,
nhiều tích về tình thương bao la của Đức Phật dành cho chúng sanh. Cụ thể nhất là Tứ
phạm trụ hay gọi cách khác là Tứ vô lượng tâm (Từ, Bi, Hỷ Xả). Với Tứ phạm trụ, Phật
giáo dùng chữ “tâm” (tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ và tâm Xả) chứ không dùng chữ
“thương” nhưng chung quy vẫn nói về lịng từ bi, bác ái, vị tha, yêu thương con người.
Tâm Từ là tình yêu thương to lớn dành cho tất cả chúng sanh, vạn vật, khơng ích kỷ,
khơng thành kiến; tâm Bi là tấm lịng bi mẫn, thương xót, thấu hiểu, cảm thông với nỗi
đau khổ của người khác để chia sẻ, giúp đỡ; tâm Hỷ là niềm vui mừng, hạnh phúc khi
thấy người khác thành công, thịnh vượng, vui với cái vui của người [17].
Đức Phật dạy nhiều về tình thương vô lượng, nhưng luôn gắn với sự tu tập để đạt
tới giác ngộ, giải thốt, có được bốn tâm từ, bi, hỷ, xả… Để nói về lịng u thương, đạo
Phật cho rằng yêu thương cũng là nguyên nhân dẫn người ta đến khổ đau và luân hồi sanh
tử. Bởi vì khi u thương mà ta ích kỷ, sống trong vịng sanh tử luân hồi, phiền não và
hoàn cảnh xung quanh chi phối, cho nên tình thương u lại vơ tình làm cho tâm hồn con
người chuốc lấy phiền muộn, bất an. Tình u thương trong Phật giáo là tình thương
khơng vị kỷ nhưng quan trọng phải đi kèm với tâm từ, bi, hỷ, xả. Tình thương ln đi đơi
với từ bi, đó là điều khơng phải ai cũng dễ dàng đạt được. Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng
“tất cả duy tâm tạo” (hay vạn pháp duy tâm) [18], tâm mang lòng yêu thương nhưng tâm
cũng sinh ra phiền muộn. Chỉ khi buông bỏ được phiền muộn, đau khổ trong tâm ta mới
hiểu được “yêu thương” trong Phật giáo. Bởi đặc tính của yêu thương trong Phật giáo
là loại bỏ khổ đau, là ước muốn làm giảm thiểu khổ đau cho người khác. Yêu thương

trong Phật giáo có hai loại: Dục ái (tình yêu phàm tục, khởi lên do ham muốn xác thịt)
và Pháp ái (tình u trong tơn giáo, khởi lên do pháp, tình yêu của những vị Bồ tát cứu
độ chúng sanh). Tóm lại, “thương” trong Phật giáo khơng chỉ đơn giản chỉ là “thương”
mà còn gắn với tâm từ, bi, hỷ, xả; gắn với cứu độ chúng sanh, cứu khổ cứu nạn
không vị kỷ.


17
Từ, bi, hỷ, xả của Phật giáo khi được người Việt tiếp nhận dường như cũng khá
dễ dàng vì gần gũi với truyền thống trọng tình của một đất nước văn hóa gốc nơng nghiệp.
Nhưng người Việt khơng hồn tồn tiếp nhận triết lý tình thương của Phật giáo. Chữ
“thương” trong tâm thức người Việt vơ cùng gần gũi, bình dân, xuất phát từ những
việc làm, những suy nghĩ nhỏ nhất trong đời sống, không cần tu tập để đạt tới giác
ngộ; đạt được tâm Từ, bi, hỷ, xả. Chữ “thương” hiện diện trong suy nghĩ, trong nếp sống,
người Việt sống với nhau bằng tình thương, thương người, thương mình và thương mọi
thứ trên thế gian. Ngay từ trong những câu ca dao, tục ngữ mà bất cứ người Việt nào cũng
thuộc nằm lòng: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước thì thương nhau
cùng”. “Thương” khơng chỉ là tình u nam nữ, khơng chỉ là dục ái; cũng khơng phải là
tình thương to lớn vĩ đại như pháp ái (cứu độ chúng sanh). Tình yêu thương của người
Việt sẽ được biểu hiện bằng nhiều hình thức, nhiều thái độ khác nhau. Người ta có thể
biểu lộ tình thương của mình bằng cách quan tâm, giúp đỡ; hay bằng thái độ quý mến,
trân trọng… “Thương” là sự đồng cảm, thấu hiểu, chia sẻ, gắn bó, hịa hợp giữa con người
với nhau; thương cịn là nỗi xót xa, đau đớn với nỗi đau của người khác.
Trước tiên, chữ “thương” trong đời sống người Việt phải nói đến thói quen “nghĩ
cho người khác”. Người Việt vẫn thường có thói quen “sống vì người khác”, người khác
ở đây là cha mẹ, anh chị em, những người mà chúng ta yêu thương. Chúng ta yêu thương
gia đình, xem họ là tất cả, là động lực và luôn nghĩ cho họ; chúng ta cố gắng học tập, cố
gắng làm việc – vì bố mẹ ở nhà vất vả. Đó là lối sống “vì người khác” của đại đa số người
Việt, thậm chí đơi khi cịn “vì người khác” đến mất qn mất chính bản thân mình.
Có thể nói rằng, nền tảng của mọi mối quan hệ trong xã hội Việt đều bắt nguồn từ

“tình thương”. Chữ “thương” trong mối quan hệ huyết thống, “thương” giữa người với
người, “thương” giữa người với vật. Trong gia đình, chữ “thương” hiện diện hai chiều,
cha mẹ thương con nuôi con khôn lớn, rất nhiều câu ca dao tục ngữ nói về cơng ơn sinh
thành và tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Hay:


18
“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh dài, mẹ thức đủ năm canh.”
“Nuôi con chẳng quản chi thân
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.”
Ngược lại con cái cũng yêu thương cha mẹ và đền đáp công ơn sinh thành:
“Mẹ già đầu bạc như tơ,
Lưng đau con đỡ, mắt mờ con nuôi.”
“Đêm đêm thắp ngọn đèn trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.”
“Đói lịng ăn đọt chà là,
Để cơm ni mẹ, mẹ già yếu răng.”
Ngồi tình thương giữa cha mẹ và con cái, cịn là tình u thương, gắn bó, hịa
thuận giữa anh chị em trong gia đình với nhau:
“Chị ngã em nâng”
“Anh em hạt máu sẻ đôi”
“Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.”
Cịn là tình u thương giữa ơng bà với con cháu:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ơng bà bấy nhiêu.”

Khơng chỉ là tình u thương giữa những thành viên trong gia đình nhỏ mà cịn là
tình u thương, gắn bó giữa những người thân thích trong gia tộc, dòng họ:
“Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì.”
“Dì ruột thương cháu như con,


19
Rủi mà khơng mẹ, cháu cịn cậy trơng.”
Và cịn là tình thương giữa mẹ chồng – con dâu, mẹ vợ - con rể không kể ruột thịt:
“Dâu dâu rể rể cũng kể là con.”
“Dâu hiền hơn con gái, rể hiền hơn con trai.”
Thậm chí là ví con dâu như con gái ruột:
“Con gái là con người ta,
Con dâu mới thật mẹ cha mua về.”
Hay là tình u thương, khắng khít giữa vợ chồng với nhau:
“Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.”
“Thuận vợ thuận chồng,
Tát bể Đơng cũng cạn.”
Đó là sự hiện diện của chữ “thương” trong gia đình, dịng họ, thương xuất phát từ
hai chiều, thậm chí là nhiều chiều. Thương là nền tảng xây dựng gia đình ấm no, hạnh
phúc. Mọi thành viên trong gia đình yêu thương, đùm bọc, che chở lẫn nhau, quan tâm
nhau từ những điều nhỏ nhặt thường ngày, từ những bửa cơm, giấc ngủ; từ những chiếc
quần chiếc áo…
“Thương” trong đời sống người Việt còn hiện diện trong phạm vi rộng lớn hơn ở
bên ngoài xã hội, bắt nguồn từ lòng cảm thương đối với những số phận bất hạnh, khó
khăn. Mỗi một người sống trên cuộc đời này đều có một hồn cảnh, một số phận khác
nhau. “Thương” lúc này là sự đồng cảm với hoàn cảnh của người khác, hiểu cho nỗi đau
của người khác. Khi đã đồng cảm với hoàn cảnh của người khác, chúng ta lại tiếp tục
“thương” bằng cách chia sẻ, giúp đỡ họ. Sự chia sẻ, giúp đỡ ấy là sự cho đi khơng mưu

cầu được đáp trả, đó là sự quan tâm, giúp đỡ về mặt vật chất hoặc tinh thần để có thể giúp
họ vượt qua khó khăn, hoạn nạn. Nếu khơng có “thương”, người ta rất khó để có sự chia
sẻ hay giúp đỡ người khác. Tình thương thường song hành với sự đồng cảm, chia sẻ, giúp
đỡ. Người Việt luôn tâm niệm “lá lành đùm lá rách”, thấy người khó khăn, hoạn nạn thì
phải chia sẻ, giúp đỡ “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Đó chính là quan niệm


20
về chữ “thương”, về tình thương trong đời sống người Việt. “Bầu ơi! Thương lấy bí cùng
/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” - con người Việt Nam cùng chung sống
trên mảnh đất hình chữ S, dù có khác nhau về hoàn cảnh, nguồn gốc, địa vị xã hội thì vẫn
ln dành cho nhau một “tình thương”, biết chia sẻ, giúp đỡ nhau mỗi khi thấy người gặp
khó khăn hoạn nạn.
Chữ “thương” trong tâm thức người Việt không chỉ dừng lại ở tình thương giữa
người với người, mà cịn là tình thương giữa người với vật (đồ vật, con vật). Ngay từ
thời xa xưa, người Việt với nền văn minh nơng nghiệp đã ln có một thái độ trân trọng,
quý mến các loài vật, đặc biệt là con trâu – cày bừa ruộng lúa; quý mến các loài chim diệt
sâu bọ… Người nông dân Việt vô cùng yêu q nghề nơng, u q cơng việc ni gia
đình mình, nên họ ln dành một tình cảm đặc biệt đối với công cụ sản xuất, đối với con
vật giúp họ cày bừa. Ngày xưa thuở chưa có máy móc phát triển, con trâu là công cụ lao
động rất quan trọng trong nghề trồng lúa: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Cho nên con trâu
cũng trở thành một “người bạn” của người nơng dân. Tình cảm của người nơng dân Việt
Nam dành cho trâu vô cùng thân thiết, gần gũi: “Trâu ơi ta bảo trâu này, / Trâu ra ngoài
ruộng, trâu cày với ta. / Cấy cày vốn nghiệp nông gia, / Ta đây trâu đấy, ai mà quản
công…”. Chẳng những đối với con trâu, mà đối với tất cả những công cụ sản xuất, tất cả
những vật gắn liền với đời sống lao động thì họ đều dành sự yêu mến đặc biệt, xem chúng
như một người bạn thân thiết, thậm chí như một người thân trong gia đình: “Giã ơn cái
cối, cái chày, / Nửa đêm gà gáy, có mày, có tao. / Giã ơn cái cọc cầu ao, / Nửa đêm gà
gáy, có tao, có mày”. Thậm chí, những người lính Việt Nam trong chiến tranh ngày đêm
chiến đấu dưới khói lửa đạn bom, nguy hiểm đến tính mạng, họ vẫn dành một tình thương

u cho lồi vật nhỏ mà họ nhìn thấy trên đường hành quân – con chim nhỏ đậu trước
nòng súng: “Nằm trong bụi rậm chờ Tây, / Có con chim nhỏ đậu ngay trước nòng. / […]
Chim ơi! Giặc đến đã gần, / Bay đi kẻo nữa súng gầm nơi đây”.
Tình cảm yêu thương, trân trọng lồi vật ấy đến ngày nay vẫn cịn tồn tại trong
tâm thức người Việt. Người nông dân Việt Nam vẫn luôn yêu mến, quý trọng từng vật
dụng gắn liền với lao động sản xuất, từng cái cây họ chăm bẳm, từng con vật ni (gà,
vịt, bị, heo…). Những người không làm nghề nông cũng dành một sự quý mến, trân
trọng, dành một tình thương đặc biệt đối với những con vật họ ni, hay thậm chí là


×