Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Thực trạng công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu hạ long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.43 KB, 50 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Họ và tên : Đinh Đình Quý
Lớp

: QTKD tổng hợp 49B

Khoa

: Quản trị kinh doanh

Mã SV

: CQ 492292

Em xin cam đoan :
- Chuyên đề tốt nghiệp là công trình khoa học của riêng em.
- Khơng có sự sao chép từ bất cứ nguồn tài liệu nào.
- Số liệu trung thực, chính xác và được sự cho phép của cơ quan thực tập.
Em xin cam đoan những điều trên là sự thật. Em xin chịu mọi trách nhiệm
cũng như mọi hình thức kỷ luật của nhà trường nếu vi phạm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Đinh Đình Quý

SV: Đinh Đình Quý

Lớp: QTKDTH 49B



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN
THỦY SẢN XUẤT KHẨU HẠ LONG..................................................................3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty Cổ phần Chế biến Thủy
sản Xuất khẩu Hạ Long.......................................................................................3
1.1.1. Giới thiệu sơ lược vài nét về công ty về Công ty Cổ phần Chế biến
Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long..........................................................................3
1.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển công ty của Công ty Cổ phần Chế biến
Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long..........................................................................4
1.1.3. Đặc điểm về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của công ty...............6
1.1.4. Đặc điểm thị trường............................................................................8
1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần Chế biến
Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long.............................................................................9
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị...................................................9
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban..................................................11
1.2.2.1.
Hội đồng quản trị.......................................................................11
1.2.2.2.
Chủ tịch Hội đồng quản trị.........................................................11
1.2.2.3.
Ban kiểm sốt.............................................................................11
1.2.2.4.
Ban giám đốc..............................................................................12
1.2.2.5.
Các phịng ban gồm....................................................................12
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP chế biến thủy sản xuất

khẩu Hạ Long.....................................................................................................14
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN
THỦY SẢN XUẤT KHẨU HẠ LONG.....................................................18
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng tới cơng tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại
Công ty Cổ phần Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Hạ Long.............................18
2.1.1. Những yếu tố bên ngoài cơng ty...........................................................18
2.1.1.1. Chính sách của nhà nước về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực18
2.1.1.2. Tình hình nguồn nhân lực...............................................................18
2.1.1.3. Cạnh tranh với các doanh nghiệp khác về nguồn nhân lực.............19
2.1.2. Những yếu tố bên trong công ty............................................................19
SV: Đinh Đình Quý

Lớp: QTKDTH 49B


2.1.2.1. Quy mơ của cơng ty.........................................................................19
2.1.2.2. Chính sách sử dụng nhân lực của cơng ty........................................20
2.1.2.3. Năng lực tài chính của cơng ty........................................................22
2.1.2.4. Tình hình biến động nhân sự của cơng ty trong những năm gần đây...22
2.2. Đặc điểm nhân lực tại công ty....................................................................26
2.1.1. Số lượng lao động.................................................................................26
2.1.2. Chất lượng lao động..............................................................................27
2.3. Thực trạng công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực tại công ty................28
2.3.1. Dự báo về cầu nhân lực.......................................................................28
2.3.2. Dự báo về cung nhân lực......................................................................30
2.3.3. Cân đối cung và cầu nhân lực..............................................................31
2.4. Những ưu điểm và hạn chế trong công tác kế hoạch nhân sự của công ty
CP chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long........................................................33
2.4.1. Ưu điểm.................................................................................................33

2.4.2. Nhược điểm...........................................................................................33
2.4.3. Nguyên nhân tồn tại..............................................................................34
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ
HOẠCH CỦA CÔNG TY CP CHẾ BIẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN HẠ
LONG.................................................................................................................... 35
3.1. Đối với công ty.............................................................................................35
3.2. Đối với cơng tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Chế
biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long..................................................................35
3.2.1. Dự báo cầu nhân lực.............................................................................35
3.2.2. Dự báo cung nhân lực...........................................................................39
3.2.3. Chính sách cân đối cung cầu nhân lực................................................41
3.2.4. Thực hiện các chính sách.....................................................................42
3.2.5. Kiểm tra và đánh giá.............................................................................42
KẾT LUẬN............................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................44

SV: Đinh Đình Quý

Lớp: QTKDTH 49B


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DT

: Doanh Thu

TNV

: Tổng nguồn vốn


LNTT

: Lợi nhuận trước thuế

LNST

: Lợi nhuận sau thuế

TTNDN

: Thuế thu nhập doanh nghiệp

XNK – HC

: Xuất nhập khẩu – hành chính

SV: Đinh Đình Q

Lớp: QTKDTH 49B


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 01 - Biểu đồ tổng doanh thu giai đoạn 2007 – 2010..................................15
Biểu đồ 02 - Lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2007 – 2010..........................................16
Bảng 01: Ngành nghề đăng kí kinh doanh của cơng ty..............................................4
Bảng 02 : Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty................................................14
Bảng 03 : Tỷ lệ tăng trưởng Doanh thu, lợi nhuận của công ty...............................14
Bảng 04 : Tỉ suất lợi nhuận giai đoạn 2007 – 2010.................................................16
Bảng 05 : Số lượng lao động rời khỏi cơng ty trong những năm 2007-2010 theo

trình độ chuyên môn................................................................................................23
Bảng 06 : Số lượng lao động tuyển vào cơng ty trong những năm 2007-2010 theo
trình độ chun mơn................................................................................................25
Bảng 07 : Cơ cấu lao động theo giới tính qua các năm............................................26
Bảng 08 : Cơ cấu lao động theo trình độ qua các năm.............................................27
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long. .10

SV: Đinh Đình Quý

Lớp: QTKDTH 49B


LỜI MỞ ĐẦU
Lý do viết đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới như hiện nay sự cạnh
tranh vô cùng gay gắt, quyết liệt. Tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức trở
thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại Thế giới WTO. Đây là một cơ hội
không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thủy sản
nói riêng mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó cũng là
khó khăn cho mỗi doanh nghiệp khi các doanh nghiệp trong cùng ngành cạnh tranh
vô cùng gay gắt quyết liệt về mọi mặt để tồn tại và phát triển. Đặc biệt là về các
nguồn lực trong đó quan trọng nhất là nguồn nhân lực. Do đó, để có được một đội
ngũ nhân lực đủ về số lượng, đúng về chất lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp là đều rất khó khăn.
Các doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả kinh doanh cao cần phải xây dựng bản
kế hoạch kinh doanh rõ ràng, chi tiết, khả thi để từ đó có kế hoạch về các nguồn lực
như vốn, công nghệ và lao động. Trong đó lao động được coi là nguồn lực quan
trọng nhất nên phải được quan tâm trong kế hoạch. Để có một đội ngũ nhân lực đủ
về số lượng, đúng về chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của sản xuất kinh doanh thì
nhất thiết doanh nghiệp cần phải tiến hành kế hoạch hóa nguồn nhân lực. Kế hoạch

hóa nguồn nhân lực là cơ sở để công ty chủ động về nhân lực, chủ động về sản xuất,
nâng cao năng suất để sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đề ra, từ đó góp
phần củng cố uy tín của cơng ty trên thị trường.
Ngành thủy sản có tính chất mùa vụ nên có đặc thù riêng về lao động. Đó là
sự biến động liên tục lực lượng lao động luôn luôn thay đổi theo thời vụ, thay đổi
theo tháng. Do vậy để quản lý nguồn nhân lực một cách hiệu quả cơng ty cần phải
có kế hoạch hóa nguồn nhân lực.
Thực trạng công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Chế
biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long còn nhiều vấn đề. Xuất phát từ lý do đó em đã
quyết định lựa chọn đề tài “Công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực tại Công ty Cổ
phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long thực trạng và giải pháp”. Với mong
muốn vận dụng được những kiến thức em đã được học vào thực tế và góp phần
cùng với cơng ty đưa ra giải pháp cải thiện cho công tác lập kế hoạch nguồn nhân
lực phục vụ tốt cho chiến lược, mục tiêu phát triển của công ty trong tương lai.
Phạm vi nghiên cứu
o Về nội dung: Cơng tác lập kế hoạch hóa nguồn nhân lực.

SV: Đinh Đình Quý

1 49B
Lớp: QTKDTH


o Về không gian: Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long.
o Về thời gian: Giai đoạn từ 2007 đến nay.
Kết cấu đề tài : gồm 3 phần
Chương I: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất
khẩu Hạ Long.
Chương II: Thực trạng công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực tại Công ty
Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long.

Chương III: Những giải pháp hồn thiện cơng tác lập kế hoạch của Công
ty Cổ phần Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Hạ Long.

SV: Đinh Đình Quý

2 49B
Lớp: QTKDTH


Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN
XUẤT KHẨU HẠ LONG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Chế biến Thủy
sản Xuất khẩu Hạ Long.
1.1.1. Giới thiệu sơ lược vài nét về công ty về Công ty Cổ phần Chế biến Thủy
sản Xuất khẩu Hạ Long
 Tên công ty viết bằng Tiếng Việt
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU HẠ LONG
 Tên công ty viết bằng Tiếng Anh
HẠ LONG EXPORT SEAFOOD PROCESSING JOINT STOCK COMPANY.
 Tên viết tắt : HA LONG SEAFOCO .
 Hình thức pháp lý : Công ty cổ phần .
 Mã số doanh nghiệp : 0200682800
 Địa chỉ trụ sở chính
178 Lê Thánh Tơng, Phường Máy Chai, Quận Ngơ Quyền, Hải Phịng .
 Xưởng chế biến : 409 Lê Lai, Ngơ Quyền, Hải Phịng .
 Tên văn phịng đại diện
VĂN PHỊNG ĐẠI DIỆN CƠNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN
XUẤT KHẨU HẠ LONG TẠI HÀ NỘI
 Địa chỉ văn phòng đại diện

Số nhà 23,ngách 43/125, Tổ 9, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
 Các đại lý chính
Đại lý số 1: Kiốt 19B chợ đầu mối phía Nam, Quận Hồng Mai, Hà Nội.
Đại lý số 2: 125 Phúc xá, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Đại lý số 3: Cửa hàng thuỷ sản Ý Vân, Số 8 Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
Cửa hàng số 1: Tổ 1 khu 1, Phường Gia Cẩm, TP. Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ.
Cửa hàng số 9: Chợ B Cốc Nếu, Thị xã Lào Cai.
 Điện thoại : 031.837369
 Fax : 031.767085
 Email :


SV: Đinh Đình Quý

3 49B
Lớp: QTKDTH


 Webside : www.mienseapro.com
 Đặc điểm ngành nghề công ty
Bảng 01: Ngành nghề đăng kí kinh doanh của cơng ty

TT

Tên ngành

Mã Ngành

1


Thu mua, chế biến thủy sản và thực phẩm các loại. Kinh
doanh thủy sản,thực phẩm và nông sản. Đại lý, ký gửi hàng
hóa xuất khẩu. Dịch vụ hầu cần nghề cá. Cho th kho bãi
bảo quản hàng hóa

2

Bán bn sắt, thép

46622

3

Bán bn xi măng

46632

4

Bán bn gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi

46633

5

Bán bn hóa chất khác ( trừ loại sử dụng trong nơng
nghiệp): Hóa chất cơng nghiệp

46692


6

Bán bn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

46493

( Nguồn : Phịng tổ chức hành chính Cơng ty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long )

1.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển công ty của Công ty Cổ phần Chế biến Thủy
sản Xuất khẩu Hạ Long
 Lịch sử ra đời công ty
Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long được thành lập
ngày 28/7/2006. Tiền thân là một phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản với 5
cán bộ công nhân viên thuộc Công ty Dịch vụ và XNK Hạ Long – Tổng Công ty
thủy sản Hạ Long. Do tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nên tháng 10
năm 2006 Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản xin được tách ra và thành lập
theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0203002469 do Sở Kế Hoạch đầu tư
cấp với tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long do 3
cổ đông sáng lập:
1)

Nguyễn Hữu Miền

2)

Lê Thị Gái

3)

Nguyễn Thị Hiên


SV: Đinh Đình Quý

4 49B
Lớp: QTKDTH


 Giai đoạn phát triển công ty
Tháng 1 năm 2007 đơn vị mới chính thức được hoạt động độc lập theo pháp
nhân mới. Từ đó tới nay ( hơn 4 năm hoạt động ) doanh nghiệp một mặt củng cố và
hoàn thiện cơ cấu tổ chức, một mặt định hướng các hoạt động của mình. Doanh
nghiệp đã và đang tiếp tục khẳng định mình trên thương trường và gặt hái được
nhiều thành công trên lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng như thị trường trong nước.
Thường xuyên đảm bảo cho nhiều lao động có việc làm và thu nhập ổn định.
Trước kia khi còn trong doanh nghiệp nhà nước, đơn vị ln khơng ngừng
đóng góp vào các thành tích chung của Tổng Công Ty thủy sản Hạ Long, các sản
phẩm chế biến đông lạnh trên thị trường mang thương hiệu Hạ Long Simexco.
Từ khi tách ra, công ty tiếp tục phát huy các khả năng và nguồn lực để xây
dựng và phát triển các mảng sản xuất và kinh doanh của mình với thương hiệu : “
Miền Hạ Long ” .
 Thành tựu mà công ty đã đạt được
Ban lãnh đạo và tập thể công ty luôn tâm niệm với tiêu chí :
“ Chất lượng là ở cái tâm nhà sản xuất ”
“ An tồn vì sức khỏe cộng đồng – làm nền tảng cho sự phát triển của Doanh
Nghiệp ” .
Vì thế mà cơng ty mới hoạt động được 4 năm nhưng sản phẩm của công ty
luôn được khách hàng đánh giá cao và luôn là sự lựa chọn hàng đầu nhờ vào chất
lượng tốt, an toàn và ổn định.
Qua các kỳ hội chợ các sản phẩm của công ty đã vinh dự đạt được nhiều huy
chương vàng và cúp vàng, tiêu biểu :

- Thương hiệu nổi tiếng vùng Duyên Hải đồng bằng Bắc Bộ.
- Thương hiệu thực phẩm an tồn vì sức khoẻ cộng đồng.
- Thương hiệu vàng năm 2007 – 2008 – 2009.
- Thương hiệu vàng thực phẩm an tồn năm 2008.
- Thương hiệu doanh nghiệp vì cộng đồng năm 2009.
- Doanh nghiệp Việt Nam vàng 2009.
- Cúp vàng Doanh nghiệp hội nhập vì sự phát triển Doanh Nghiệp Việt Nam
2009.
- Thương hiệu nổi tiếng Quốc gia 2010.
SV: Đinh Đình Quý

5 49B
Lớp: QTKDTH


Ngồi ra, cơng ty ln hồn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước,
không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo việc làm
và nguồn thu nhập ổn định cho hơn 150 lao động với mức lương bình quân 3 triệu
đồng/người/tháng.
1.1.3. Đặc điểm về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của công ty
 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty
Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long là một công ty hoạt
động trong nhiều lĩnh vực.
Nhưng chủ yếu là chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu và chế biến các mặt
hàng thủy sản đông lạnh như cá, tôm, mực các loại và thủy sản chế biến như nem
hải sản, chả cá rán, lẩu hải sản, mực nhồi thịt, tôm bỏ đầu, cá phi lê, cá tẩm gia vị
các loại …
 Các sản phẩm chính của cơng ty
-


Phân loại sản phẩm theo tên nguyên liệu:

1. Cá nguyên con: cá thu, cá chim, cá hồng, cá chỉ vàng, cá basa, cá đầu
vng, cá đồng, cá bị, cá dưa vàng, cá chim đen, cá đuối nhọn mõm, cá đuối quạt,
cá gáy, cá bạc má, cá hồng mím, cá lượng, cá lượng dài vây đuôi, cá hồng gù, cá
kẽm, cá ngần, cá nhú, cá ngừ vây, cá nục bông, cá rô biển, cá nhám búa, cá hố, cá
gáy vàng, cá hồng bô-ha, cá hồng chấm đen, cá hồng đai đen, cá hồng đỏ, cá hồng
thác, cá hồng thác đỏ, cá đổng nước, tu hải, cá nục, cá samma, cá nục heo.
2. Chả cá, tôm mực: chả mực, chả tôm, chả cá rán, chả cá, chả cá đặc biệt,
chả cá thượng hạng.
3. Nem hải sản: nem rế hải sản, nem hải sản cao cấp, nem rế hải sản cuốn
tôm, nem hải sản. Đây là mặt hàng sản phẩm độc đáo, riêng biệt của công ty và
đang được rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
4. Sản phẩm đặc biệt: basa kho tộ, cơ trai ngọc, lẩu hải sản, canh hải sản.
5. Các sản phẩm từ cá: cá tẩm gia vị, cá nục làm sạch, cá chim đơng lạnh, cá
bị phi lê, cá đuối phi lê, basa cắt khúc, basa tẩm gia vị, cá thu đông lạnh.
6. Các sản phẩm từ tôm: tôm nguyên con, tôm nõn, tôm sú bỏ đầu, tôm thẻ,
tôm thẻ bỏ đầu.
7. Các sản phẩm từ mực: mực nhồi thịt, mực phi lê cắt khoanh, mực nguyên
con, mực phi lê, mực ống cắt khoanh, mực làm sạch, mực ống.

SV: Đinh Đình Quý

6 49B
Lớp: QTKDTH


-

Phân loại sản phẩm theo kỹ thuật chế biến :


Mặt hàng thủy sản chế biến

Mặt hàng thủy sản đông lạnh

1. Cá basa cắt khúc

1. Cá hố

2. Cá basa kho tộ niêu

2. Bạch tuộc

3. Cá basa cắt khúc tẩm gia vị

3. Cá ngừ Đông Lạnh

4. Cá tẩm gia vị

4. Mực Đông Lạnh

5. Cá thu cắt khúc

5. Mực fillê

6. Canh cá

6. Mực nang Đông Lạnh

7. Chả cá đặc biệt


7. Trứng mực Đông Lạnh

8. Chả cá rán

8. Cá chim Đông Lạnh

9. Chả thượng hạng

9. Cá dưa vàng

10. Chả thượng hạng cá thu

10. Cá basa

11. Mực cắt khoanh

11. Cá thu

12. Mực file 6- 10

12. Cá nục Đông Lạnh

13. Mực nhồi thịt 7- 10

13. Cá xô Đông Lạnh

14. Nem hải sản

14. Cá ngân


15. Nem rế cuốn tôm
16. Nem rế hải sản
17. Nem rế hải sản hộp
18. Tôm nõn 180 – 220
19. Cá chim
20. Cá Đông Lạnh các loại
21. Cá Đông Lạnh ( cá hố )

SV: Đinh Đình Quý

7 49B
Lớp: QTKDTH


1.1.4. Đặc điểm thị trường
 Thị trường nội địa
Từ khi bắt đầu kinh doanh, công ty đã xác định: Muốn đứng vững trên thị
trường thì chất lượng sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu! Chính vì thế, cơng ty
đã đầu tư cho Nhà máy chế biến các trang thiết bị máy móc hiện đại, kết hợp với
đội ngũ cán bộ cơng nhân có trình độ, tay nghề cao. Nhờ đó mà cơng ty đã tạo ra
những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đủ sức cạnh tranh với các sản
phẩm khác đang có mặt trên thị trường.
Thực tế qua 4 năm kinh doanh, công ty luôn kiên trì thực hiện các mục tiêu
chất lượng, vận dụng các tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu quốc tế trong quá trình sản
xuất kinh doanh, như: ISO 9001/2000, HACCP… Nhờ đó mà Các sản phẩm của
công ty hiện đang được bán rộng rãi tại các Siêu thị lớn và các tỉnh thành phía Bắc :
Metro, BigC, Fivimart, Intimex, Citimart, Unimart… và các kênh phân phối đã và
đang được sự ủng hộ nhiệt liệt của người tiêu dùng với thương hiệu Miền Hạ Long.
Thị trường nội địa vốn là thị trường mà cơng ty hoạt động nhiều năm. Do

đó, Ln được cơng ty đánh giá là thị trường trọng điểm trong rất nhiều năm
tới. Thị trường nội địa đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty có
những ưu điểm sau:
-

Đây là thị trường trong nước, phục vụ nhu cầu chủ yếu của người dân trong
nước. Do đó, các sản phẩm của công ty đa phần là phù hợp với văn hóa ẩm
thực của người Việt Nam.

-

Với nhiều năm kinh doanh trên thị trường nội địa, công ty đã tạo ra thương
hiệu thực phẩm Miền Hạ Long - một thương hiệu mạnh, đạt nhiều khen
thưởng của các cơ quan ban ngành và đặc biệt là uy tín đối với người tiêu
dùng Việt Nam. Thị trường nội địa hiện nay mặc dù có nhiều doanh nghiệp
khai thác chế biến thủy hải sản, song chưa có nhiều doanh nghiệp chế biến
thủy hải sản có uy tín, có thương hiệu lớn, do đó đây là cơ hội để công ty
chiếm lĩnh thị trường.

-

Hiện nay, người dân Việt Nam đang có thu nhập ngày càng tăng cao nên xu
hướng chi tiêu cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày cũng đang tăng cao. Nhờ
vậy, sản lượng tiêu thụ của công ty tại thị trường này đang tăng nhanh.

SV: Đinh Đình Quý

8 49B
Lớp: QTKDTH



-

Thị trường tiêu dùng trong nước hiện nay có nhiều nhà phân phối lớn, đặc
biệt là các siêu thị và các đại lý lớn tạo ra thuận lợi cho việc công ty tiếp cận
người tiêu dùng.

Tuy nhiên thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro với những hạn chế sau :
-

Thị trường chế biến thủy hải sản tuy chưa có nhiều những tên tuổi lớn, song
có rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ tham gia. Đây là một lực lượng cạnh tranh
tiềm ẩn, có thể gây ảnh hưởng tới các chiến lược của cơng ty những năm về
sau. Do đó, ngay từ lúc này, cơng ty cần có những chiến lược phát triển đúng
đắn tạo tiền đề về sau.

-

Tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay đang gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi
suy thoái kinh tế thế giới. Lại thêm việc mức lạm phát có xu hướng tăng cao
làm cho giá các mặt hàng tăng cao, dẫn tới người tiêu dùng hạn chế chi tiêu
khiến việc tiêu thụ sản phẩm của cơng ty gặp khó khăn. Đồng thời, giá các
yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất của cơng ty cũng tăng cao, tạo ra một
khó khăn khơng nhỏ cho các chiến lược kinh doanh của công ty.

 Thị trường xuất nhập khẩu
Ngoài thị trường trong nước, sản phẩm cơng ty cịn có mặt ở nhiều quốc qua
trên thế giới. Cơng ty đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường xuất khẩu truyền
thống của công ty là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ,
Indonexia…

Đồng thời công ty không ngừng tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng
thị trường tiêu thụ, khẳng định chất lượng, uy tín của thương hiệu.
1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần Chế biến
Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị
Cơ cấu tổ chức của Cơng ty gồm Ban lãnh đạo và các phịng ban chức năng : Tổ
chức – hành chính, kế tốn – tài chính, kinh doanh XNK, kinh doanh Nội địa - thị
trường, phòng điều hành sản xuất - kỹ thuật cùng các bộ phận phục vụ sản xuất với
02 xưởng sản xuất.

SV: Đinh Đình Quý

9 49B
Lớp: QTKDTH


Hội đồng
quản trị

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty CP
Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long

Ban Kiểm
sốt
Giám đốc
cơng ty

Phó giám đốc thị
trường


Phó giám đốc kinh
doanh nội địa

Phó giám đốc
XNK - HC

Phịng thị
trường

Phịng kinh doanh
nội địa

Phịng điều hành
Sx – kỹ thuật

Văn phòng đại
diện tại Hà Nội

Bộ phận thu mua
ngun liệu

Trưởng phịng phụ
trách SX

Bộ phận tiêu thụ
sản phẩm

Phó phòng phụ
trách kỹ thuật


Bộ phận kho

Tổ vật tư phục vụ
sản xuất

Tổ máy lạnh 1,2

Tổ sơ chế

Phòng kinh doanh
XNK
Trưởng phòng kinh
doanh XNK
Cán bộ XNK

Phịng tổ chức
hành chính
nhân sự

Phịng kế tốn
thống kê

Bộ phận tổ chức
hành chính

Trưởng phịng
KTTK/KKT

Bộ phận
lao động

tiền lương

Phó Phịng KTTK
– KT tổng hợp
Kế tốn
cơng nợ
Thủ quỹ

Tổ phục vụ

Tổ sx nem.chả

( Nguồn : Phịng tổ chức hành chính Cơng ty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long )

SV: Đinh Đình Quý

10
Lớp: QTKDTH
49B


Qua sơ đồ ta thấy, sơ đồ bộ máy của Công ty Cổ phần Chế biến Thủy
sản Xuất khẩu Hạ Long tn thủ theo mơ hình trực tuyến – chức năng. Ưu
điểm của mơ hình này đối với cơng ty là gắn việc sử dụng chuyên gia ở các bộ
phận chức năng với hệ thống trực tuyến mà vẫn giữ được tính thống nhất quản
trị ở mức độ nhất định.
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
1.2.2.1. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất của công ty của công ty giữa 2 nhiệm
kỳ Đại hội cổ đơng, gồm có 3 thành viên, do Đại hội cổ đông bầu. Hội đồng quản trị

tự bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị và 2 phó Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ được ghi trong điều lệ công ty
như sau:
 Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh
hàng năm của Công ty.
 Bổ nhiệm và miễn nhiệm cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với
ban quản lý.
 Quyết định cơ cấu tổ chức, các quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định
thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phịng đại diện và việc góp vốn,
mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
1.2.2.2. Chủ tịch Hội đồng quản trị
Chủ tịch hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu ra, có trách nhiệm quản lý
chung các hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty. Có trách nhiệm báo cáo hoạt
động sản xuất kinh doanh, và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Công ty với
Hội đồng cổ đông. Do đặc thù của công ty nên cần có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản
xuất chế biến thủy hải sản hoặc trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý chung.
Chủ tịch hội đồng quản trị có thể kiêm nghiệm giám đốc trong trường hợp
được 2 thành viên còn lại của Hội đồng quản trị chấp thuận.
1.2.2.3. Ban kiểm sốt
Theo điều lệ cơng ty, ban kiểm sốt gồm 3 người do Đại hội Cổ đông bầu và
bãi miến theo quy tắc đa số phiếu theo cổ phần. Trong đó, có một kiểm sốt viên là
thành viên của Hội đồng quản trị.

SV: Đinh Đình Quý

11 49B
Lớp: QTKDTH


Ban kiểm sốt có nhiệm vụ thay mặt các cổ đông để giám sát Hội đồng quản

trị, Giám đốc và các hoạt động chung khác, chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông
trong thưc hiện các nhiệm vụ được giao.
1.2.2.4. Ban giám đốc
 Giám đốc
Tại Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long, Giám đốc do
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm. Phụ trách chung, điều hành hoạt động sản
xuất kinh doanh hàng ngày, là người đại diện theo pháp luật của Cơng ty. Có nhiệm
vụ tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT và báo cáo tình hình kết quả sản
xuất kinh doanh của Cơng ty.
 Phó giám đốc
Các phó giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và bãi miễn theo đề nghị
của Giám đốc. Các phó giám đốc có nhiệm vụ hỗ trợ công việc cho Giám đốc, hiện
công ty có 3 phó giám đốc
-

Phó giám đốc thị trường: có nhiệm vụ tư vấn, tham mưu cho Giám đốc về
các chiến lược liên quan thị trường như mở rộng, thâm nhập, phát triển thị
trường. Quản lý các chính sách về marketing, chính sách giá, ….

-

Phó giám đốc nội địa: có nhiệm vụ liên kết, quan hệ với các đại lý, các nhà
phân phối, tiếp xúc tìm hiểu ý kiến người tiêu dùng, ….

-

Phó giám đốc Xuất nhập khẩu – Hành chính: chịu trách nhiệm chủ yếu trong
việc tìm và phát triển thị trường quốc tế, đồng thời kiêm nhiệm vụ quản lý
hành chính trong cơng ty. Theo xu hướng sắp tới, khi cơng ty mở rộng sản
xuất sẽ có thêm Phó giám đốc Hành chính để giảm tải cơng việc cho Phó

giám đốc Xuất nhập khẩu.
1.2.2.5. Các phịng ban gồm



Phịng thị trường

Bộ phận này có chức năng chính là tham mưu cho giám đốc hoạch định
chính sách giá cả, chiến lược sản phẩm, kênh phân phối, thực hiện các biện pháp
thúc đẩy bán hàng…

SV: Đinh Đình Quý

12 49B
Lớp: QTKDTH










Phòng kinh doanh nội địa
-

Xây dựng và tổ chức mạng lưới bán hàng tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kế
hoạch tiêu thụ sản phẩm.


-

Xây dựng và duy trì mạng lưới nhà cung ứng đầu vào, đảm bảo cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty được diễn ra liên tục và hiệu quả.

-

Chịu trách nhiệm báo cáo với giám đốc tình hình tiêu thụ sản phẩm nội địa
theo từng kỳ kinh doanh.

Phòng điều hành sản xuất – kỹ thuật
-

Thực hiện đúng những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.

-

Giúp Ban giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật, xây dựng kế hoạch

-

Đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học tiên tiến vào quản lý và sản xuất.

Phòng kinh doanh XNK
-

Trực tiếp nghiên cứu thị trường, nguồn hàng, khách hàng trong và ngoài
nước để xúc tiến thương mại, trong đó tập trung cho việc tạo chân hàng làm
hàng xuất khẩu.


-

Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường để đầu tư đẩy mạnh kinh
doanh bao gồm hàng xuất, hàng nhập và hàng nội địa. Đề xuất Ban Tổng
Giám đốc Công ty các chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tế
trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu.

-

Nghiên cứu theo dõi các chủ trương chính sách XNK, thuế của Nhà nước
ban hành để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định.

-

Chịu trách nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng thương mại, điều kiện và hình
thức thanh tốn. Thực hiện tốt nghiệp vụ thủ tục XNK đúng quy định cũng
như theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng.

-

Thực hiện cung cấp chứng từ XNK, hóa đơn xuất nhập hàng hóa, đồng thời
quản lý chặt chẽ hàng hóa và hệ thống kho hàng của Cơng ty.

Phịng tổ chức hành chính

Quản lý chung các vấn đề liên quan đến tổ chức, thực hiện chức năng
quản lý nguồn nhân lực, quản lý hành chính, thực hiện cơng tác tuyển dụng, đào
tạo, tính lương cho tồn Cơng ty. Xây dựng, đề xuất các biện pháp khuyến khích


SV: Đinh Đình Q

13 49B
Lớp: QTKDTH


(tài chính và phi tài chính…). Theo dõi chấm cơng, thời gian làm việc, quản lý
hành chính…


Phịng kế tốn thống kê

- Thực hiện các công việc về nghiệp vụ, chuyên mơn tài chính – kế tốn theo
đúng quy định.
- Theo dõi, phán ánh sự vận động của vốn kinh doanh và cố vấn cho Ban
lãnh đạo Công ty về các vấn đề liên quan.
- Tham mưu cho giám đốc về chun mơn nghiệp vụ của mình.
- Tổ chức hướng dẫn kiểm tra các bộ phận, phòng ban thực hiện các chính
sách, chế độ thực hiện tài chính của Cơng ty và Nhà nước.
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP chế biến thủy sản xuất
khẩu Hạ Long
Qua q trình hoạt động, Cơng ty đã đạt được nhiều thành tích và mục tiêu đặt
ra. Tuy nhiên cũng như hầu hết các cơng ty khác có nhiều vấn đề bất cập trong quá
trình hoạt động cũng như quản lý của Cơng ty. Việc phân tích kết quả hoạt động kinh
doanh có thể xây dựng được bức tranh tổng thể của Công ty và các vấn đề bất cập
trong hoạt động, quản lý và có thể đưa ra các giải pháp sơ bộ cho vấn đề đó.
Bảng 02 : Kết quả sản xuất kinh doanh của cơng ty
Đơn vị: Nghìn đồng

Chỉ tiêu

Doanh thu
Tổng chi phí
LNTT
TTNDN
LNST

Năm 2007
30.555.748
28.517.930
2.037.818
509.454
1.528.364

Năm 2008
37.486.516
32.833.787
4.652.729
1.163.182
3.242.137

Năm 2009
77.182.781
67.612.147
9.570.634
2.392.658
7.177.976

Năm 2010
155.978.663
135.388.995

20.589.668
5.147.471
15.442.197

(Nguồn : Phịng kế tốn thống kê Cơng ty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long)

Bảng 03 : Tỷ lệ tăng trưởng Doanh thu, lợi nhuận của công ty
Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Doanh thu

-

22,68%

105,89%

102,08%

LNST

-


112,14%

121,4%

115,14%

Biểu đồ 01 - Biểu đồ tổng doanh thu giai đoạn 2007 – 2010
SV: Đinh Đình Quý

14 49B
Lớp: QTKDTH


Doanh thu giai đoạn 2007 - 2010
180000000
160000000
140000000
120000000
100000000
80000000
60000000
40000000
20000000
0

Doanh Thu

2007


2008

2009

2010

Doanh thu của cơng ty qua những năm gần đây chúng ta có thể thấy Doanh
thu của cơng ty có những bước tăng trưởng rất nhanh. Cụ thể năm 2008 doanh thu
của công ty tăng 22,68% so với năm 2007 do công ty mới chính thức thành lập đi
vào hoạt động nên cơng ty đang phải dần ổn định cơ cấu tổ chức và các mặt sản
xuất. Mới năm đầu tiên, mức tăng trưởng doanh thu của công ty là 22,68% cũng cho
thấy cơng ty có mức tăng trưởng khá tốt. Từ những năm tiếp theo đến nay, Công ty
đã hoạt động ổn định,không ngừng phấn đấu sản xuất kinh doanh nên mức tăng
trưởng doanh thu rất cao cụ thể tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2009 so với năm
2008 là 105,89% và năm 2010 so với năm 2009 là 102,08%. Tỷ lệ tăng trưởng
doanh thu hai năm liên tiếp đều trên 100% phản ánh tình hình phát triển kinh tế, mở
rộng thị trường rất thành cơng của cơng ty. Uy tín của công ty ngày càng vững
mạnh, sản phẩm của công ty đang được nhiều người tiêu dùng biết đến, hứa hẹn
mức tăng trưởng doanh thu các năm tiếp theo sẽ cao và ổn định.

SV: Đinh Đình Quý

15 49B
Lớp: QTKDTH



×