Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Một số biện pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch nhân lực tại công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu hạ long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.01 KB, 48 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên. Đợt
thực tập này giúp sinh viên có thể: học tập từ thực tế tại các doanh nghiệp và củng cố
những kiến thức đã học từ nhà trường. Sau đợt thực tập, mỗi sinh viên được rèn luyện
các kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc trong doanh nghiệp, tìm hiểu hoạt động sản
xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp, bước đầu làm quen với công việc chuyên
môn trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, ứng dụng những kiến thức và kỹ năng có
được từ các môn học vào phân tích thực tế và nhận dạng những vấn đề của cơ sở thực
tập đang gặp phải, làm quen với cách thu thập thông tin và viết báo cáo thực tập.
Qua giai đoạn thực tập tại Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ
Long, em nhận thấy thực trạng công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực tại Công ty còn
Người thực hiện: TRẦN THỊ LINH
Lớp: QKD51- ĐH1
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
nhiều vấn đề. Xuất phát từ lý do đó em đã quyết định lựa chọn đề tài "Một số biện
pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch nhân lực tại Công ty Cổ phần Chế biến
Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long”. Với mong muốn vận dụng được những kiến thức em
đã được học vào thực tế và góp phần cùng với công ty đưa ra giải pháp cải thiện cho
công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực phục vụ tốt cho chiến lược, mục tiêu phát triển
của công ty trong tương lai.
Kết cấu đề tài: gồm 3 phần
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu
Hạ Long.
Chương 2: Thực trạng công tác lập kế hoạch nhân lực tại Công ty Cổ phần Chế
biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch nhân lực
của Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long.
Do điều kiện và khả năng bản thân có hạn, thời gian nghiên cứu không dài nên
trong quá trình nghiên cứu em còn có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp


ý của thầy cô, các bác, các cô chú, anh chị trong công ty để báo cáo của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS Mai Khắc
Thành và các bác, các cô chú, anh chị ở Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất
khẩu Hạ Long đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực tập vừa qua.
Người thực hiện: TRẦN THỊ LINH
Lớp: QKD51- ĐH1
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chương 1:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN
THỦY SẢN XUẤT KHẨU HẠ LONG
1.1. Thông tin chung về Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ
Long
Tên công ty viết bằng Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY
SẢN XUẤT KHẨU HẠ LONG
Tên công ty viết bằng Tiếng Anh: HẠ LONG EXPORT SEAFOOD
PROCESSING JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt : HA LONG SEAFOCO .
Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần .
Mã số doanh nghiệp: 0200682800
Đăng ký kinh doanh lần đầu: ngày 28 tháng 07 năm 2006
Đăng ký knh doanh thay đổi lần thứ 2: ngày 18 tháng 09 năm 2010
Địa chỉ: 178 Lê Thánh Tông, Phường Máy Chai, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng
Điện thoại : 031.837.369
Fax : 031.767.085
Email :

Webside : www.mienseapro.com.vn
Ngành nghề kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Người thực hiện: TRẦN THỊ LINH

Lớp: QKD51- ĐH1
1
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Bảng 01: Ngành nghề đăng kí kinh doanh của công ty
STT Tên ngành Mã Ngành
1
Thu mua, chế biến thủy sản và thực phẩm các loại. Kinh doanh thủy
sản, thực phẩm và nông sản. Đại lý, ký gửi hàng hóa xuất khẩu.
Dịch vụ hầu cần nghề cá. Cho thuê kho bãi bảo quản hàng hóa
2 Bán buôn sắt, thép 46622
3 Bán buôn xi măng 46632
4 Bán buôn gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi 46633
5
Bán buôn hóa chất khác (trừ loại sử dụng trong nông nghiệp): Hóa
chất công nghiệp
46692
6 Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh 46493
( Nguồn : Phòng tổ chức hành chính Công ty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long )
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Chế biến
Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long
1.2.1. Lịch sử hình thành công ty
Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long được thành lập ngày
28/7/2006. Tiền thân là một phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản với 5 cán bộ
công nhân viên thuộc Công ty Dịch vụ và XNK Hạ Long – Tổng Công ty thủy sản Hạ
Long. Do tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nên tháng 10 năm 2006 Phòng
kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản xin được tách ra và thành lập theo giấy chứng
nhận đăng kí kinh doanh số 0203002469 do Sở Kế Hoạch đầu tư cấp với tên đầy đủ là
Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long do 3 cổ đông sáng lập:
1. Nguyễn Hữu Miền
2. Lê Thị Gái

3. Nguyễn Thị Hiên
1.2.2. Giai đoạn phát triển công ty
Tháng 1 năm 2007 đơn vị mới chính thức được hoạt động độc lập theo pháp
nhân mới. Từ đó tới nay, doanh nghiệp một mặt củng cố và hoàn thiện cơ cấu tổ chức,
một mặt định hướng các hoạt động của mình. Doanh nghiệp đã và đang tiếp tục khẳng
định mình trên thương trường và gặt hái được nhiều thành công trên lĩnh vực xuất
Người thực hiện: TRẦN THỊ LINH
Lớp: QKD51- ĐH1
2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
nhập khẩu cũng như thị trường trong nước.Thường xuyên đảm bảo cho nhiều lao động
có việc làm và thu nhập ổn định.
Trước kia khi còn trong doanh nghiệp nhà nước, đơn vị luôn không ngừng đóng
góp vào các thành tích chung của Tổng Công Ty thủy sản Hạ Long, các sản phẩm chế
biến đông lạnh trên thị trường mang thương hiệu Hạ Long Simexco.
Từ khi tách ra, công ty tiếp tục phát huy các khả năng và nguồn lực để xây
dựng và phát triển các mảng sản xuất và kinh doanh của mình với thương hiệu: “Miền
Hạ Long”.
1.2.3. Thành tựu mà công ty đã đạt được
Ban lãnh đạo và tập thể công ty luôn tâm niệm với tiêu chí: "Chất lượng là ở cái
tâm nhà sản xuất", “An toàn vì sức khỏe cộng đồng – làm nền tảng cho sự phát triển
của Doanh Nghiệp". Vì thế mà những sản phẩm của công ty luôn được khách hàng
đánh giá cao và luôn là sự lựa chọn hàng đầu nhờ vào chất lượng tốt, an toàn và ổn
định.
Qua các kỳ hội chợ các sản phẩm của công ty đã vinh dự đạt được nhiều huy
chương vàng và cúp vàng, tiêu biểu :
- Thương hiệu nổi tiếng vùng Duyên Hải đồng bằng Bắc Bộ.
- Thương hiệu thực phẩm an toàn vì sức khoẻ cộng đồng.
- Thương hiệu vàng năm 2007 – 2008 – 2009.
- Thương hiệu vàng thực phẩm an toàn năm 2008.

- Thương hiệu doanh nghiệp vì cộng đồng năm 2009.
- Doanh nghiệp Việt Nam vàng 2009.
- Cúp vàng Doanh nghiệp hội nhập vì sự phát triển Doanh Nghiệp Việt Nam 2009.
- Thương hiệu nổi tiếng Quốc gia 2010.
Ngoài ra, công ty luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, không
ngừng mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo việc làm và
nguồn thu nhập ổn định cho khoảng 150 lao động với mức lương bình quân 3,5 triệu
đồng/người/tháng.
Người thực hiện: TRẦN THỊ LINH
Lớp: QKD51- ĐH1
3
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1.3. Đặc điểm về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của công ty
1.3.1. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty
Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long là một công ty hoạt
động trong nhiều lĩnh vực. Nhưng chủ yếu là chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu và
chế biến các mặt hàng thủy sản đông lạnh như cá, tôm, mực các loại và thủy sản chế
biến như nem hải sản, chả cá rán, lẩu hải sản, mực nhồi thịt, tôm bỏ đầu, cá phi lê, cá
tẩm gia vị các loại …
1.3.2. Các sản phẩm chính của công ty
1. Cá nguyên con: cá thu, cá chim, cá hồng, cá chỉ vàng, cá basa, cá đầu vuông,
cá đồng, cá bò, cá dưa vàng, cá chim đen, cá đuối nhọn mõm, cá đuối quạt, cá gáy, cá
bạc má, cá hồng mím, cá lượng, cá lượng dài vây đuôi, cá hồng gù, cá kẽm, cá ngần,
cá nhú, cá ngừ vây, cá nục bông, cá rô biển, cá nhám búa, cá hố, cá gáy vàng, cá hồng
bô-ha, cá hồng chấm đen, cá hồng đai đen, cá hồng đỏ, cá hồng thác, cá hồng thác đỏ,
cá đổng nước, tu hải, cá nục, cá samma, cá nục heo.
2. Chả cá, tôm mực: chả mực, chả tôm, chả cá rán, chả cá, chả cá đặc biệt, chả
cá thượng hạng.
3. Nem hải sản: nem rế hải sản, nem hải sản cao cấp, nem rế hải sản cuốn tôm,
nem hải sản. Đây là mặt hàng sản phẩm độc đáo, riêng biệt của công ty và đang được

rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
4. Sản phẩm đặc biệt: basa kho tộ, cơ trai ngọc, lẩu hải sản, canh hải sản.
5. Các sản phẩm từ cá: cá tẩm gia vị, cá nục làm sạch, cá chim đông lạnh, cá bò
phi lê, cá đuối phi lê, basa cắt khúc, basa tẩm gia vị, cá thu đông lạnh.
6. Các sản phẩm từ tôm: tôm nguyên con, tôm nõn, tôm sú bỏ đầu, tôm thẻ, tôm
thẻ bỏ đầu.
7. Các sản phẩm từ mực: mực nhồi thịt, mực phi lê cắt khoanh, mực nguyên
con, mực phi lê, mực ống cắt khoanh, mực làm sạch, mực ống.
1.4. Đặc điểm thị trường
1.4.1. Thị trường nội địa
Từ khi bắt đầu kinh doanh, công ty đã xác định: "Muốn đứng vững trên thị
trường thì chất lượng sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu". Chính vì thế, công ty đã
đầu tư cho Nhà máy chế biến các trang thiết bị máy móc hiện đại, kết hợp với đội ngũ
Người thực hiện: TRẦN THỊ LINH
Lớp: QKD51- ĐH1
4
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
cán bộ công nhân có trình độ, tay nghề cao. Nhờ đó mà công ty đã tạo ra những sản
phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm khác đang
có mặt trên thị trường.
Thực tế qua những năm hoạt động, công ty luôn kiên trì thực hiện các mục tiêu
chất lượng, vận dụng các tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu quốc tế trong quá trình sản
xuất kinh doanh, như: ISO 9001/2000, HACCP… Nhờ đó mà các sản phẩm của công
ty hiện đang được bán rộng rãi tại các Siêu thị lớn và các tỉnh thành phía Bắc: Metro,
BigC, Fivimart, Intimex, Citimart, Unimart… và các kênh phân phối đã và đang được
sự ủng hộ nhiệt liệt của người tiêu dùng với thương hiệu Miền Hạ Long.
Thị trường nội địa vốn là thị trường mà công ty hoạt động nhiều năm. Do
đó, luôn được công ty đánh giá là thị trường trọng điểm trong rất nhiều năm tới.
Thị trường nội địa đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có những ưu
điểm sau:

- Đây là thị trường trong nước, phục vụ nhu cầu chủ yếu của người dân trong
nước. Do đó, các sản phẩm của công ty đa phần là phù hợp với văn hóa ẩm thực của
người Việt Nam.
- Với nhiều năm kinh doanh trên thị trường nội địa, công ty đã tạo ra thương
hiệu thực phẩm Miền Hạ Long - một thương hiệu mạnh, đạt nhiều khen thưởng của
các cơ quan ban ngành và đặc biệt là uy tín đối với người tiêu dùng Việt Nam. Thị
trường nội địa hiện nay mặc dù có nhiều doanh nghiệp khai thác chế biến thủy hải sản,
song chưa có nhiều doanh nghiệp chế biến thủy hải sản có uy tín, có thương hiệu lớn,
do đó đây là cơ hội để công ty chiếm lĩnh thị trường.
- Hiện nay, người dân Việt Nam đang có thu nhập ngày càng tăng cao nên xu
hướng chi tiêu cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày cũng đang tăng cao. Nhờ vậy, sản
lượng tiêu thụ của công ty tại thị trường này đang tăng nhanh.
- Thị trường tiêu dùng trong nước hiện nay có nhiều nhà phân phối lớn, đặc biệt
là các siêu thị và các đại lý lớn tạo ra thuận lợi cho việc công ty tiếp cận người tiêu
dùng.
Tuy nhiên thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro với những hạn chế sau :
- Thị trường chế biến thủy hải sản tuy chưa có nhiều những tên tuổi lớn, song
có rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ tham gia. Đây là một lực lượng cạnh tranh tiềm ẩn,
Người thực hiện: TRẦN THỊ LINH
Lớp: QKD51- ĐH1
5
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
có thể gây ảnh hưởng tới các chiến lược của công ty những năm về sau. Do đó, ngay
từ lúc này, công ty cần có những chiến lược phát triển đúng đắn tạo tiền đề về sau.
- Tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay đang gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi
suy thoái kinh tế thế giới. Lại thêm việc mức lạm phát có xu hướng tăng cao làm cho
giá các mặt hàng tăng cao, dẫn tới người tiêu dùng hạn chế chi tiêu khiến việc tiêu thụ
sản phẩm của công ty gặp khó khăn. Đồng thời, giá các yếu tố đầu vào phục vụ cho
sản xuất của công ty cũng tăng cao, tạo ra một khó khăn không nhỏ cho các chiến lược
kinh doanh của công ty.

1.4.2. Thị trường xuất khẩu
Ngoài thị trường trong nước, sản phẩm công ty còn có mặt ở nhiều quốc gia
trên thế giới. Công ty đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường xuất khẩu truyền thống
của công ty là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Indonexia…
Đồng thời công ty không ngừng tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị
trường tiêu thụ, khẳng định chất lượng, uy tín của thương hiệu.
1.5. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công
ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long
1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức của Công ty gồm Ban lãnh đạo và các phòng ban chức năng: Tổ
chức – hành chính, kế toán – tài chính, kinh doanh XNK, kinh doanh Nội địa - thị
trường, phòng điều hành sản xuất - kỹ thuật cùng các bộ phận phục vụ sản xuất với 02
xưởng sản xuất.
Người thực hiện: TRẦN THỊ LINH
Lớp: QKD51- ĐH1
6
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long
Giám đốc
công ty
Phó giám đốc thị
trường
Phó giám đốc kinh
doanh nội địa
Văn phòng đại
diện tại Hà Nội
Bộ phận thu mua
nguyên liệu
Bộ phận tiêu thụ
sản phẩm
Phòng kinh doanh

nội địa
Phó giám đốc
XNK - HC
Phòng thị
trường
Phòng điều hành
Sx – kỹ thuật
Trưởng phòng
phụ trách SX
Phó phòng phụ
trách kỹ thuật
Phòng kinh doanh
XNK
Phòng tổ chức
hành chính
nhân sự
Phòng kế toán
thống kê
Trưởng phòng kinh
doanh XNK
Cán bộ XNK
Bộ phận tổ chức
hành chính
Bộ phận
lao động
tiền lương
Trưởng phòng
KTTK/KKT
Phó Phòng KTTK
– KT tổng hợp

Kế toán
công nợ
Thủ quỹ
Bộ phận kho
Tổ máy lạnh 1,2
Tổ phục vụ
Tổ vật tư phục vụ
sản xuất
Tổ sơ chế
Tổ sx nem.chả
Hội đồng
quản trị
Ban Kiểm
soát
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
( Nguồn : Phòng tổ chức hành chính Công ty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ
Long )
Người thực hiện: TRẦN THI LINH
Lớp: QKD51- ĐH1
9
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Qua sơ đồ ta thấy, sơ đồ bộ máy của Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản
Xuất khẩu Hạ Long tuân thủ theo mô hình trực tuyến – chức năng. Ưu điểm của
mô hình này đối với công ty là gắn việc sử dụng chuyên gia ở các bộ phận chức
năng với hệ thống trực tuyến mà vẫn giữ được tính thống nhất quản trị ở mức độ
nhất định.
1.5.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
1. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất của công ty của công ty giữa 2 nhiệm kỳ
Đại hội cổ đông, gồm có 3 thành viên, do Đại hội cổ đông bầu. Hội đồng quản trị tự

bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị và 2 phó Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ được ghi trong điều lệ công ty như
sau:
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh
hàng năm của Công ty.
- Bổ nhiệm và miễn nhiệm cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với ban
quản lý.
- Quyết định cơ cấu tổ chức, các quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định
thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần
của doanh nghiệp khác.
2. Chủ tịch Hội đồng quản trị
Chủ tịch hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu ra, có trách nhiệm quản lý
chung các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Có trách nhiệm báo cáo hoạt động
sản xuất kinh doanh, và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Công ty với Hội đồng
cổ đông. Do đặc thù của công ty nên cần có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất chế biến
thủy hải sản hoặc trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý chung.
Chủ tịch hội đồng quản trị có thể kiêm nghiệm giám đốc trong trường hợp được
2 thành viên còn lại của Hội đồng quản trị chấp thuận.
3. Ban kiểm soát
Theo điều lệ công ty, ban kiểm soát gồm 3 người do Đại hội Cổ đông bầu và
bãi miễn theo quy tắc đa số phiếu theo cổ phần. Trong đó, có một kiểm soát viên là
thành viên của Hội đồng quản trị.
Người thực hiện: TRẦN THI LINH
Lớp: QKD51- ĐH1
10
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Ban kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt các cổ đông để giám sát Hội đồng quản trị,
Giám đốc và các hoạt động chung khác, chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông trong
thưc hiện các nhiệm vụ được giao.
4. Ban giám đốc

Giám đốc
Tại Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long, Giám đốc do Chủ
tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm. Phụ trách chung, điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh hàng ngày, là người đại diện theo pháp luật của Công ty. Có nhiệm vụ tổ
chức thực hiện các quyết định của HĐQT và báo cáo tình hình kết quả sản xuất kinh
doanh của Công ty.
Phó giám đốc
Các phó giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và bãi miễn theo đề nghị
của Giám đốc. Các phó giám đốc có nhiệm vụ hỗ trợ công việc cho Giám đốc, hiện
công ty có 3 phó giám đốc
- Phó giám đốc thị trường: có nhiệm vụ tư vấn, tham mưu cho Giám đốc về
các chiến lược liên quan thị trường như mở rộng, thâm nhập, phát triển thị trường,
quản lý các chính sách về marketing, chính sách giá, ….
- Phó giám đốc nội địa: có nhiệm vụ liên kết, quan hệ với các đại lý, các nhà
phân phối, tiếp xúc tìm hiểu ý kiến người tiêu dùng, ….
- Phó giám đốc Xuất nhập khẩu – Hành chính: chịu trách nhiệm chủ yếu trong
việc tìm và phát triển thị trường quốc tế, đồng thời kiêm nhiệm vụ quản lý hành chính
trong công ty. Theo xu hướng sắp tới, khi công ty mở rộng sản xuất sẽ có thêm Phó
giám đốc Hành chính để giảm tải công việc cho Phó giám đốc Xuất nhập khẩu.
5. Các phòng ban gồm
Phòng thị trường
Bộ phận này có chức năng chính là tham mưu cho giám đốc hoạch định chính
sách giá cả, chiến lược sản phẩm, kênh phân phối, thực hiện các biện pháp thúc đẩy
bán hàng…
Phòng kinh doanh nội địa
- Xây dựng và tổ chức mạng lưới bán hàng tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kế
hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Người thực hiện: TRẦN THI LINH
Lớp: QKD51- ĐH1
11

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Xây dựng và duy trì mạng lưới nhà cung ứng đầu vào, đảm bảo cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty được diễn ra liên tục và hiệu quả.
- Chịu trách nhiệm báo cáo với giám đốc tình hình tiêu thụ sản phẩm nội địa
theo từng kỳ kinh doanh.
Phòng điều hành sản xuất – kỹ thuật
- Thực hiện đúng những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Giúp Ban giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật, xây dựng kế hoạch
- Đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học tiên tiến vào quản lý và sản xuất.
Phòng kinh doanh XNK
- Trực tiếp nghiên cứu thị trường, nguồn hàng, khách hàng trong và ngoài nước
để xúc tiến thương mại, trong đó tập trung cho việc tạo chân hàng làm hàng xuất khẩu.
- Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường để đầu tư đẩy mạnh kinh
doanh bao gồm hàng xuất, hàng nhập và hàng nội địa. Đề xuất Ban Tổng Giám đốc
Công ty các chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tế trong lĩnh vực kinh
doanh xuất nhập khẩu.
- Nghiên cứu theo dõi các chủ trương chính sách XNK, thuế của Nhà nước ban
hành để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định.
- Chịu trách nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng thương mại, điều kiện và hình
thức thanh toán. Thực hiện tốt nghiệp vụ thủ tục XNK đúng quy định cũng như theo
dõi tình hình thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng.
- Thực hiện cung cấp chứng từ XNK, hóa đơn xuất nhập hàng hóa, đồng thời
quản lý chặt chẽ hàng hóa và hệ thống kho hàng của Công ty.
Phòng tổ chức hành chính
Quản lý chung các vấn đề liên quan đến tổ chức, thực hiện chức năng quản
lý nguồn nhân lực, quản lý hành chính, thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo, tính
lương cho toàn Công ty. Xây dựng, đề xuất các biện pháp khuyến khích (tài chính
và phi tài chính…). Theo dõi chấm công, thời gian làm việc, quản lý hành chính…
Phòng kế toán thống kê
- Thực hiện các công việc về nghiệp vụ, chuyên môn tài chính – kế toán theo

đúng quy định.
Người thực hiện: TRẦN THI LINH
Lớp: QKD51- ĐH1
12
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Theo dõi, phán ánh sự vận động của vốn kinh doanh và cố vấn cho Ban lãnh
đạo Công ty về các vấn đề liên quan.
- Tham mưu cho giám đốc về chuyên môn nghiệp vụ của mình.
- Tổ chức hướng dẫn kiểm tra các bộ phận, phòng ban thực hiện các chính sách,
chế độ thực hiện tài chính của Công ty và Nhà nước.
1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
một số năm gần đây
Người thực hiện: TRẦN THI LINH
Lớp: QKD51- ĐH1
13
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Bảng 02: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2011- 2013
Đơn vị: 10
3
đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Năm 2012/ năm 2011 Năm 2013/ năm 2012
Chênh
lệch (10
3
đ)
So sánh
(%)
Chênh

lệch (10
3
đ)
So sánh
(%)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
28.874.445 33.264.570 42.910.407 4.390.125 115,20 9.645.837 129,00
2. Các khoản giảm trừ
631.176 16.246 181.578 -614.930 2,57 165.332 111,68
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
28.243.269 33.248.324 42.728.829 5.005.055 117,72 9.480.505 128,51
4. Giá vốn hàng bán
24.778.681 27.377.040 35.929.542 2.598.359 110,49 8.552.502 131,24
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
3.464.588 5.871.284 6.799.287 2.406.696 169,47 928.003 115,81
6. Doanh thu từ hoạt động tài chính
129.584 173.939 1.707.073 44.355 134,23 1.533.134 981,42
7. Chi phí tài chính
377.443 413.141 675.137 35.698 109,46 261.996 163,42
- Trong đó: chi phí lãi vay
344.434 377.679 391.552 33.245 109,65 13.873 103,67
8. Chi phí bán hàng
2.182.299 2.817.964 3.240.755 635.665 129,13 422.791 115,00
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
282.677 422.638 324.737 139.961 149,51 -97.901 76,84
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
751.753 2.391.480 4.265.731 1.639.727 318,12 1.874.251 178,37
11. Thu nhập khác
103.025 108.084 204.975 5.059 104,91 96.891 189,64
12. Chi phí khác

73.705 25.833 125.441 -47.872 35,05 99.608 485,58
13. Lợi nhuận khác
29.320 82.251 79.534 52.931 280,53 -2.717 96,70
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
781.073 2.473.731 4.345.265 1.692.658 316,71 1.871.534 175,66
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp
195.268 618.433 1.086.316 4.231.64.5 316,71 467.884 175,66
16. Lợi nhuận sau thuế TNDN
585.805 1.855.298 3.258.949 126.9494 316,71 1.403.651 175,66
(Phòng kế toán thống kê Công ty Cổ phần chế biến xuất khẩu thủy sản Hạ Long)
Người thực hiện: TRẦN THI LINH
Lớp: QKD51- ĐH1
14
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Qua bảng trên ta thấy: nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có
xu hướng biến động tăng trong các năm 2012, năm 2013. Trong năm 2012, chỉ tiêu lợi
nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng nhiều nhất: đạt 318,12% tương
ứng tăng 1.639.727 nghìn đồng so với năm 2011; chỉ tiêu các khoản giảm trừ giảm: chỉ
đạt 2,57% tương ứng giảm 614.930 nghìn đồng. Trong năm 2013, chỉ tiêu doanh thu
từ hoạt động tài chính của công ty tăng nhiều nhất: đạt 981,42% tức tăng 881,42%
tương ứng tăng 1.533.134 nghìn đồng so với năm 2012; chỉ tiêu lợi nhuận khác của
công ty giảm: chỉ đạt 96,7% tức giảm 3,3% tương ứng giảm 2.717 nghìn đồng.
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta nhận thấy tốc độ
phát triển doanh thu của công ty ngày càng có xu hướng tăng. Năm 2011 tổng doanh
thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty từ 28.243.269 nghìn đồng tăng
lên 33.248.324 nghìn đồng năm 2013, tức tăng 5.005.055 nghìn đồng, tương đương
17,72%. Trong năm 2013, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty
cũng có sự tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ 2012, cụ thể doanh thu tăng 28,51%,
đạt 42.728.829 nghìn đồng. Từ năm 2011 – 2013, tổng doanh thu tăng chủ yếu từ hoạt
động xuất khẩu thủy sản.

Với sự tăng trưởng doanh thu qua các năm, lợi nhuận của công ty cũng tăng
đáng kể. Năm 2012, lợi nhuận trước thuế tăng so với 2011 là: 1.692.658 nhìn đồng
tương đương với tăng 216,71% và năm 2013, lợi nhuận tăng 1.871.534 nghìn đồng
tức tăng 75,66 %. Lợi nhuận của công ty chủ yếu là khoản đóng góp từ hoạt động xuất
khẩu thủy sản.
Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có xu hướng phát triển
tốt, doanh thu và lợi nhuận tăng qua các năm. Công ty đạt được kết quả trên là do công ty
luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Đồng thời, công ty cũng áp dụng nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị
trường như hoạt động marketing quảng bá thương hiệu, giữ vững và nâng cao uy tín
thương hiệu, đáp ứng nguồn hàng có chất lượng cao.
Người thực hiện: TRẦN THI LINH
Lớp: QKD51- ĐH1
15
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chương 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU
HẠ LONG
2.1 Cơ sở lý luận về công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực
2.1.1 Khái niệm kế hoạch hóa nguồn nhân lực
Kế hoạch hoá nguồn nhân lực là tiến trình triển khai thực hiện các kế hoạch và
chương trình nhằm đảm bảo rằng cơ quan sẽ có đúng số lượng, đúng chất lượng được
bố trí đúng nơi, đúng lúc và đúng chỗ.
Kế hoạch hoá nguồn nhân lực là quá trình mà thông qua nó các doanh nghiệp
đảm bảo được đầy đủ về số lượng và chất lượng người làm việc phù hợp với yêu cầu
của công việc.
2.1.2. Vai trò của công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực
Kế hoạch hoá nguồn nhân lực là một khâu trong kế hoạch của sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp vì vậy nó có tầm quan trọng trong tổ chức.

Kế hoạch hoá nguồn nhân lực là điều kiện để giúp cho tổ chức có thể thực hiện
thắng lợi và có hiệu suất để đạt được mục tiêu của mình đã đề ra. Kế hoạch hoá nguồn
nhân lực giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được thực chất đội ngũ lao động của mình vì
khi xây dựng kế hoạch hoá nguồn nhân lực trong doanh nghiệp phải phân tích tình
hình sử dụng nguồn nhân lực.
Kế hoạch hoá nguồn nhân lực là cơ sở để thực hiện các hoạt động quản lý
nguồn nhân lực khác:
- Giúp cho doanh nghiệp có thể xác định con số cụ thể vì nhu cầu nhân lực của
năm tới và từ đó quyết định nên thực hiện công tác tuyển mộ, tuyển chọn có hiệu quả
và kinh tế. Đồng thời, kế hoạch hoá nguồn nhân lực có liên quan chặt chẽ tới quá trình
biên chế, sa thải, là điều kiện để doanh nghiệp có thể thực hiện biên chế đúng số lượng
đúng nơi, đúng lúc cần thiết nhất để hoàn thiện việc bố trí việc sử dụng nguồn nhân
lực hiện có tại doanh nghiệp.
- Là cơ sở để xây dựng một chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
một cách hợp lý: Doanh nghiệp cần bao nhiêu người ? theo mức độ nào? (Đào tạo
Người thực hiện: TRẦN THI LINH
Lớp: QKD51- ĐH1
16
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
mới, đào tạo lại, đào tạo phát triển) theo thời gian nào ? (Đào tạo dài hạn, đào tạo ngắn
hạn) theo hình thức đào tạo nào ? (Đào tạo trong xí nghiệp, gửi đi đào tạo) theo nghề
nghiệp gì ? (Đào tạo cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh, đào tạo công nhân, nhân viên
kỹ thuật) chi phí đào tạo là bao nhiêu ?
Kế hoạch hoá nguồn nhân lực dẫn đến nhu cầu xây dựng hệ thống thông tin
nguồn nhân lực: Đó là hồ sơ cán bộ nhân viên để nhà lập kế hoạch dễ dàng phân loại
lao động dựa vào hồ sơ về số lượng lao động, hồ sơ về chất lượng lao động qua hệ
thống hồ sơ thường và hồ sơ qua máy vi tính. Với hệ thống này, nhà quản trị sử dụng
để hiểu rõ khả năng của nhân viên.
Kế hoạch hoá nguồn nhân lực tạo điều kiện phối hợp hài hoà các chương trình
nguồn nhân lực khác trong doanh nghiệp.

2.1.3. Các loại kế hoạch hóa nguồn nhân lực
Ứng với mỗi loại chu kỳ sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp có những kế
hoạch sản xuất kinh doanh cho từng thời kỳ. Chính vì thế mà cũng có ba loại kế hoạch
hoá nguồn nhân lực trong ba thời kỳ sản xuất kinh doanh.
- Kế hoạch hoá nguồn nhân lực dài hạn (3-5 năm) đó là sự kiểm tra hay rà soát
môi trường để dự đoán cơ cấu cuả lực lượng lao động trong tương lai.
- Kế hoạch hoá nguồn nhân lực trung hạn (2-3 năm) đó là sự dự tính về số
lượng lao động cần thiết cho mỗi loại công việc để đạt được mục tiêu sản xuất kinh
doanh.
- Kế hoạch hoá nguồn nhân lực ngắn hạn (6 tháng-1 năm) đó là sự dự tính số
người theo mỗi loại kỹ năng và trình độ cần thiết để đạt được mục tiêu của công việc
và các giải pháp để đáp ứng.
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực.
1. Chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chiến lược của doanh nghiệp đưa ra sẽ chỉ dẫn và chi phối mọi hoạt động trong
doanh nghiệp về cách thức phân bổ nguồn nhân lực và triển khai nỗ lực trong doanh
nghiệp. Do đó, chiến lược của doanh nghiệp sẽ chi phối toàn bộ nội dung, các bước,
phương pháp kế hoạch hoá nguồn nhân lực, điều này thể hiện rất rõ ở nội dung giải
pháp để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Người thực hiện: TRẦN THI LINH
Lớp: QKD51- ĐH1
17
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2. Môi trường kinh doanh
Đó là tổng hợp những yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh
hưởng tới công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực nói riêng và công tác quản trị nhân
lực nói chung.
Môi trường kinh doanh luôn luôn thay đổi theo thời gian, thế giới luôn luôn vận
động không ngừng, đặc biệt trong nền kinh tế mở hiện nay. Sự thay đổi của môi
trường làm cho công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực phải tính được sự thay đổi nhân

lực theo, tránh được các rủi ro cho doanh nghiệp, phải xác định đúng cầu nhân lực, các
giải pháp để đáp ứng nhu cầu này. Môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh càng
rộng lớn hay càng có nhiều bất trắc, nhiều thay đổi thì thời gian kế hoạch hoá càng
ngắn đi sẽ tránh được tối đa các rủi ro.
3. Độ dài thời gian kế hoạch hoá
Như trên đã nói độ dài thời gian kế hoạch hoá càng lớn càng thiếu chính xác.
Người ta phân làm ba loại (hay 3 mức) thời gian kế hoạch hoá là:
- 3-5 năm;
- 1-3 năm;
- 6 tháng-1 năm.
Ở thời gian dài thì công tác kế hoạch hoá chỉ là sự dự đoán về cơ cấu của lực
lượng lao động nói chung không thể vạch ra một cách chi tiết, nhưng trong ngắn hạn
thì người làm công tác kế hoạch hoá có thể tính toán một cách chi tiết số người theo
mỗi công việc, số lao động theo mỗi loại kỹ năng trình độ khác nhau một cách cụ thể
và chính xác hơn là trong dài hạn và tránh nhiều rủi ro.
4. Các loại thông tin và chất lượng thông tin phục vụ kế hoạch hoá nguồn nhân lực
trong doanh nghiệp
- Thông tin chiến lược:
Thông tin chiến lược cho biết số lượng sản phẩm, cơ cấu sản phẩm hay cơ cấu
khách hàng, mục tiêu cạnh tranh, hướng nhấn mạnh cạnh tranh, giới hạn địa lý của thị
trường.
- Các thông tin chung về tổ chức:
Các thông tin về cơ cấu tổ chức cho biết vị trí làm việc trong tương lai của
doanh nghiệp, địa dư bán hàng; trình độ kỹ thuật của đội ngũ lao động trong Công ty.
Người thực hiện: TRẦN THI LINH
Lớp: QKD51- ĐH1
18
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Các thông tin đặc thù của kế hoạch hoá nguồn nhân lực:
Đây là các thông tin có được từ phân tích công việc như đặc trưng của công

việc, thể lọai yêu cầu của công việc
Các thông tin về kỹ năng, trình độ lành nghề của người lao động, khả năng
năng lực của người quản lý trong tổ chức
Các thông tin phân tích về thị trường lao động, khả năng đáp ứng; giá cả lao
động; chi phí sinh hoạt
Các thông tin về các chương trình nguồn nhân lực trong tổ chức như các
chương trình đào tạo và phát triển, tuyển mộ, tuyển chọn, thù lao, khuyến khích trong
tổ chức
Các thông tin về biến động lao động trong doanh nghiệp.
Các thông tin về bản chất các công việc cần tuyển người, khả năng có thể tìm
những người cần thiết từ nguồn nào và khả năng phát triển những người lao động hiện
tại của công ty để đảm nhận các vị trí trống, mức độ khó khăn để tuyển mộ và cần thiết
để tuyển mộ.
2.2. Thực trạng công tác lập kế hoạch nhân lực tại Công
ty Cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long
2.2.1. Tình hình nhân lực của công ty
Số lượng lao động:
Cơ cấu lao động theo giới tính
Bảng 03 : Cơ cấu lao động theo giới tính trong các năm 2012-2013
Đơn vị : Người
Tiêu chí
Năm 2012 Năm 2013
Số lượng
(người)
Tỉ trọng
(%)
Số lượng
(người)
Tỉ trọng
(%)

Nam 27 32,93 43 34,4
Nữ 55 67,07 82 65,6
Tổng số lao động 82 100 125 100
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long)
Lao động của công ty chủ yếu là lao động nữ. Tính đến thời điểm 31/12/2013
tổng số lao động của công ty là 125 người. Trong đó :
- Lao động nữ là 82 người, chiếm 65,6%.
Người thực hiện: TRẦN THI LINH
Lớp: QKD51- ĐH1
19
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Lao động nam là 43 người, chiếm 34,4%.
Năm 2013 so với năm 2012, số lao động nam và nữ đều có xu hướng tăng lên.
Năm 2012, số lượng nữ là 55 người, số lao động nam là 27. Năm 2013, tỉ lệ này lần
lượt là 82/43. Nhìn chung, tỉ lệ lao động nữ so với tỉ lệ lao động nam trong tổng số lao
động trong các năm khoảng 65% / 35%.
Công ty sử dụng nhiều lao động nữ do đặc thù ngành sản xuất thủy sản, yêu cầu
sự khéo léo, cẩn thận, tỉ mỉ. Những yêu cầu trên chủ yếu là lao động nữ đáp ứng được
còn lao động nam thì rất ít. Tất nhiên, công tác sản xuất, vận hành máy móc cũng cần
sử dụng nhiều lao động nam.
Cơ cấu lao động theo các phòng ban:
Bảng 04: Cơ cấu lao động theo các phòng ban trong 2 năm 2012- 2013
Đơn vị: Người
STT Phòng ban Năm 2012 Năm 2013
Chênh
lệch
So Sánh
(%)
1 Ban Giám đốc 4 4 0 100,00
2 Phòng thị trường 5 7 2 140,00

3 Phòng kinh doanh nội địa 21 25 4 119,05
4 Phòng kĩ thuật- sản xuất 40 75 35 187,50
5 Phòng XNK- HC 8 10 2 125,00
6 Phòng kế toán thống kê 4 4 0 100,00
Tổng 82 125 43 152,43
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: số lao động của công ty có xu hướng tăng cao từ
năm 2012 đến năm 2013. Số lượng lao động của công ty tăng như vậy chủ yếu là số
lao động trong phòng kĩ thuật - sản xuất: tăng 35 người tương ứng tăng 87,50%, còn
những phòng ban khác lao động cũng tăng nhưng không nhiều. Số lượng lao động của
công ty tăng nguyên nhân chủ yếu do công ty có chiến lược mở rộng sản xuất trong
năm 2013.
Chất lượng lao động:
Bảng 05 : Cơ cấu lao động theo trình độ trong 2 năm 2012-2013
Người thực hiện: TRẦN THI LINH
Lớp: QKD51- ĐH1
20
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đơn vị: Người
Tiêu chí Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
So sánh
(%)
Lao động phổ thông 49 77 28 157.14
Công nhân kỹ thuật 23 33 10 143.48
Trung học chuyên nghiệp 1 1 0 100.00
Cao đẳng 2 5 3 250.00
Đại học và sau đại học 7 9 2 128.57
Tổng số lao động 82 125 43 152.44
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long)
Qua bảng số liệu ta thấy trình độ của người lao động của công ty đang ngày

càng được nâng cao và tăng lên nhưng tỷ trọng tăng không đều qua các năm. Số lượng
lao động phổ thông tăng nhiều nhất trong tổng số lao động của công ty. Năm 2012 số
lao động phổ thông 49 người, năm 2013 là 77. Nhìn chung, đây vẫn là lực lượng lao
động sản xuất chính của công ty, luôn chiếm trên 60% tổng số lao động của công ty.
Việc tăng nhanh lượng lao động này là do chiến lược mở rộng, phát triển sản xuất của
công ty trong các năm qua.
Một lực lượng lao động khác cũng tăng nhiều đó là công nhân kỹ thuật, đây
thực chất là những công nhân có tay nghề cao, thường đảm nhiệm các vị trí như tổ
trưởng sản xuất. Năm 2012, lượng công nhân kỹ thuật là 23, năm 2013 là 33 người tức
tăng 10 người.
Bên cạnh đó, công ty cũng chú trọng tới công tác tuyển dụng nhân lực chất
lượng cao, phản ánh thông qua việc tăng về số lượng lao động cao đẳng, đại học và
sau đại học, năm 2012, số lượng lao động này là 7 người, đến năm 2013, là 9 người,
chủ yếu là tuyển dụng bên ngoài.
Tình hình biến động nhân sự của công ty 2 năm gần đây:
Thực trạng lao động rời khỏi công ty:
Bảng 06 : Số lượng lao động rời khỏi công ty trong 2 năm 2012-2013
theo trình độ chuyên môn
Đơn vị : Người
Người thực hiện: TRẦN THI LINH
Lớp: QKD51- ĐH1
21
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tiêu chí Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
So sánh
(%)
Lao động phổ thông 21 14 -7 66.67
Công nhân kỹ thuật 5 4 -1 80.00
Trung học chuyên nghiệp 0 0 0 0
Cao đẳng 0 2 2 0

Đại học và trên đại học 2 1 -1 50.00
Tổng số lao động rời công ty 28 21 -7 75.00
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long)
Qua bảng trên ta thấy trong 2 năm qua số lượng lao động có trình độ chuyên
môn rời khỏi công ty ít nhất. Số lượng lao động có trình độ chuyên môn rất ổn định
cho thấy công ty đã chú trọng thu hút và có chính sách đãi ngộ tốt để giữ được những
người lao động có trình độ là chìa khóa cho sự thành công của công ty trong giai đoạn
phát triển sau này.
Hàng năm, bộ phận lao động sản xuất thôi việc rất nhiều. Cụ thể là lao động
phổ thông rời khỏi công ty luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trên 70% tổng số lao động rời
công ty, rồi đến công nhân kỹ thuật chiếm từ 15 – 20% tổng số lao động rời công ty.
Việc lao động bộ phận sản xuất bỏ việc nhiều ảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện kế
hoạch sản xuất của công ty, làm chậm tiến độ sản xuất, trì trệ quá trình thực hiện hợp
đồng với khách hàng, làm giảm uy tín của công ty. Cho thấy việc giữ chân người lao
động sản xuất vô cùng khó khăn. Mặc dù công ty đã chú ý hơn đến công tác thu hút,
tạo động lực cho cán bộ công nhân viên dưới nhiều hình thức, song vẫn chưa thực sự
ổn định được bộ phận cán bộ công nhân viên này.
Thực trạng lao động tuyển vào công ty:
Trong 2 năm qua tình hình kinh doanh của công ty đang rất thuận lợi, luôn đạt
tốc độ tăng trưởng cao, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng không ngừng. Cho nên
những năm sau công ty luôn có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Vì thế
mà trong 2 năm qua, công ty cần rất nhiều nhân lực nên số lượng lao động tuyển vào
công ty ngày một tăng và luôn cao hơn số lượng lao động rời khỏi công ty. Điều này
được thể hiện rõ qua các bảng số liệu dưới đây :
Người thực hiện: TRẦN THI LINH
Lớp: QKD51- ĐH1
22
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Bảng 07 : Số lượng lao động tuyển vào công ty trong 2 năm 2012- 2013 theo
trình độ chuyên môn

Đơn vị: Người
Tiêu chí Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
So sánh
(%)
Lao động phổ thông 24 32 8 133.33
Công nhân kỹ thuật 10 14 4 140.00
Trung học chuyên nghiệp 1 0 -1 0
Cao đẳng 2 5 3 250.00
Đại học và trên đại học 4 3 -1 75.00
Tổng số lao động vào công ty 41 54 13 131.71
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long)
Qua bảng số liệu ta thấy thực trạng lao động vào công ty cũng khá giống với
thực trạng lao động rời công ty:
Công ty vẫn tiếp tục tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ
trung cấp, cao đẳng, đại học để phục vụ cho công việc của công ty. Nhưng họ vẫn chỉ
là lực lượng lao động chiếm tỷ lệ ít trong tổng số lao động vào công ty.
Còn lao động phổ thông và công nhân kỹ thuật vừa là lực lượng lao động rời
công ty nhiều nhất nhưng cũng là lực lượng lao động vào công ty nhiều nhất trong 2
năm qua. Đa số họ chỉ qua lớp đào tạo nghề dưới 3 tháng hoặc chưa đào tạo nghề.
Nhưng do công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh không ngừng, đang cần rất
nhiều nhân lực nên công ty vẫn tuyển họ vào làm và sẽ có những chương trình đào tạo
tay nghề của họ dần dần.
Như vậy, lao động vào công ty chủ yếu là công nhân, lao động phổ thông có
trình độ thấp do đặc thù ngành nghề lao động của công ty nên điều này có ảnh hưởng
đến chất lượng nhân lực trong công ty, đến sự biến động thường xuyên nhân sự của
công ty.
2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch nhân lực tại Công ty
Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long
Những yếu tố bên ngoài công ty:
Chính sách của nhà nước về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực:

Người thực hiện: TRẦN THI LINH
Lớp: QKD51- ĐH1
23
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Hiện nay, Chính phủ rất chú trọng tới công tác phát triển nguồn nhân lực và bảo
vệ người lao động. Đây là một thuận lợi lớn cho công ty tiếp cận nguồn nhân lực dồi
dào có chất lượng cao. Tuy nhiên cũng có một số khó khăn nhất định đối với công ty
trong việc thực hiện đầy đủ các chính sách này do đặc thù của công ty, đặc biệt là Bộ
luật lao động. Ví dụ như do tính chất vụ mùa vào mùa vụ đánh bắt cá và Tết âm lịch,
công ty khuyến khích nhân công làm tăng ca, thêm giờ quá 8 giờ một ngày theo quy
định, có những lúc phải huy động tới 28 ngày công/tháng nhưng có trả công ưu đãi
theo thỏa thuận.
Bên cạnh đó, Thành phố Hải Phòng cũng có những chính sách cho công tác
phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực hiện Đề án quy hoạch mạng
lưới cơ sở dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, triển khai thực hiện Đề
án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2015 trên địa bàn thành phố. Tiếp
tục triển khai thực hiện kế hoạch dạy nghề cho người nghèo trong giai đoạn 2010 -
2015 tại quận huyện ngoại thành. Những chính sách này đã giúp đào tạo ra rất nhiều
người lao động có tay nghề, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thu hút đủ số lượng lao
động và sử dụng người lao động có chất lượng cao.
Tuy nhiên các cơ chế, chính sách về đào tạo chưa đồng bộ, môi trường làm việc
cũng còn nhiều bất cập, Những hạn chế này đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu
hút và tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng của công ty.
Tình hình nguồn nhân lực:
Trụ sở hoạt động sản xuất chính của công ty hiện nay là ở nội thành Hải Phòng,
do đó có những thuận lợi và khó khăn nhất định trong công tác lập kế hoạch nguồn
nhân lực.
Thành phố Hải Phòng rất dồi dào nhân lực lao động kỹ thuật. Năm 2013 có
khoảng 1.400.000 người lao động, tăng 6,8% so với năm 2012, trong đó lực lượng lao
động qua đào tạo có gần 640.000 người, chiếm tỷ lệ 45,7%. Đa phần là lực lượng lao

động trẻ, lực lượng lao động này có ưu điểm là sự hăng say công việc, sáng tạo, năng
động và có nhiều cơ hội tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đây chính là một
thuận lợi lớn cho công ty trong công tác thu hút và tuyển dụng nguồn nhân lực có chất
lượng. Tuy nhiên, lực lượng lao động trẻ thường không gắn bó lâu dài với công ty và
Người thực hiện: TRẦN THI LINH
Lớp: QKD51- ĐH1
24

×