Tải bản đầy đủ (.ppt) (75 trang)

Triển khai ERP cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông (Áp dụng ERP vào công ty viễn thông)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 75 trang )

Bộ môn Enterprice Resource Planning
Triển khai ERP cho các doanh nghiệp
trong lĩnh vực viễn thông
(Áp dụng ERP vào công ty viễn thông)
GVHD: Phí Anh Tuấn
Nhóm Thực hiện: Nhóm 5-K13T02
Danh sách nhóm :
-Phạm Vinh Anh –T076682
-Nguyễn Hoàng Gia Bảo-T077425
-Lê Minh Chánh –T076927
-Vũ Duy Hưng-T076593
-Huỳnh Văn Huy-T073320
-Lâm Tuấn Anh Tài-T074521
-Huỳnh Tùy Quang-T072542
-Lữ Khải Minh –T074256
Chương 1: Tổng quan về ngành viễn thông
Chương 1: Tổng quan về ngành viễn thông
I.Khái niệm chung về viễn thông
Viễn thông: bao gồm những vấn đề liên quan đến việc truyền thông tin (trao
đổi hay quảng bá thông tin) giữa các đối tượng qua một khoảng cách, nghĩa
là bao gồm bất kỳ hoạt động liên quan tới việc phát/nhận tin tức (âm thanh,
hình ảnh,chữ viết,dữ liệu, …) qua các phương tiện truyền thông (hữu tuyến
như đường dây kim loại, cáp quang hoặc vô tuyến hoặc các hệ thống điện từ
khác).
1.Khái niệm viễn thông:
2.Bảng phân loại viễn thông
Viễn thông chiếm phần chủ đạo trong truyền thông.Truyền thông là việc
truyền thông tin từ một điểm tới một điểm khác, gồm có truyền thông cơ học
(bưu chính) và truyền thông điện (viễn thông) bởi vì nó phát triển từ dạng cơ
học (máy móc) sang dạng điện/quang và ngày càng sử dụng những hệ thống
điện/quang phức tạp hơn.


Chương 1: Tổng quan về ngành viễn thông
Chương 1: Tổng quan về ngành viễn thông
II.Khái niệm dịch vụ viễn thông:
"Dịch vụ viễn thông" là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết,
âm thanh,hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối
thông qua mạng viễn thông.
1.Khái niệm dịch vụ viễn thông là gì?
Chương 1: Tổng quan về ngành viễn thông
Chương 1: Tổng quan về ngành viễn thông
II.Khái niệm dịch vụ viễn thông:
A-khách hàng(người sử dụng dịch vụ):
Khách hàng (Customer) yêu cầu dịch vụ viễn thông, sử dụng, khai thác dịch
vụ và phảicó tráchnhiệm thanh toán toàn bộ cước phí dịch vụ theo hợp đồng
ký kết với nhà cung cấp dịch vụ.
B-nhà cung cấp dịch vụ:
Nhà cung cấp dịch vụ (Service Provider) đảm bảo dịch vụ tương xứng với
giá cước phục vụ trong mọi điều kiện, thường thì nhà cung cấp này thực hiện
việc thu cước dịch vụ gồm cước thông tin và cước sử dụng mạng của khách
hàng, sau đó trả cước sử dụng mạng cho nhà điều hành mạng.
C-Nhà cung cấp mạng (nhà cung cấp hạ tầng mạng, quản lý và điều hành
mạng):Nhà cung cấp mạng: có hạ tầng mạng lưới đủ cung cấp tài nguyên
theo yêu cầu dịchvụ của khách hàng, bao gồm các thiết bị chuyển mạch,
truyền dẫn v.v.
Chương 1: Tổng quan về ngành viễn thông
Chương 1: Tổng quan về ngành viễn thông
Phương pháp phân loại dịch vụ:có hai kiểu phân loại chủ yếu là phân
loại theo người sửdụng dịch vụ và theo nhà cung cấp dịch vụ
Chương 2: Phân tích hiện trạng ứng dụng ERP trong ngành
Chương 2: Phân tích hiện trạng ứng dụng ERP trong ngành
viễn thông ở Việt Nam

viễn thông ở Việt Nam
I.Tìm hiểu về hiện trạng ngành viễn thông.
-
Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường viễn thông đã có những
chuyển biến tích cực, sôi động hơn với xu thế hội nhập quốc tế
-
Bộ Bưu chính Viễn thông, nay là Bộ Thông tin Truyền thông, đã mở
rộng phạm vi quản lý nhà nước theo xu hướng hội tụ viễn thông-CNTT-
phát thanh-truyền hình.
-
Đồng thời, để nhanh chóng hội nhập lĩnh vực viễn thông thời WTO, Bộ
Thông tin - Truyền thông đã và đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các
khuôn khổ pháp lý, các quy định chuyên ngành, các chính sách cụ thể
như: quy hoạch và cấp phép các dịch vụ 3G, WiMAX nhằm phát huy tối
đa hiệu quả của công nghệ và dịch vụ mới, khuyến khích các doanh
nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng
thông tin quốc gia.
Chương 2: Phân tích hiện trạng ứng dụng ERP trong ngành
Chương 2: Phân tích hiện trạng ứng dụng ERP trong ngành
viễn thông ở Việt Nam
viễn thông ở Việt Nam
III.Tình trạng ứng dụng ERP vào ngành viễn thông
-Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam sẽ ứng dụng ERP Ứng dụng
CNTT vào quản lý sản xuất kinh doanh một cách chuyên nghiệp và sử
dụng nó như một công cụ đắc lực cho phát triển bề vững và cạnh tranh
lành mạnh đang là xu hướng phát triển được nhiều doanh nghiệp Việt
Nam trong đó có các doanh nghiệp viễn thông đặc biệt quan tâm.
-Các ứng dụng CNTT sẽ giúp các doanh nghiệp tăng cường quản lý và
phân tích tình hình sản xuất kinh doanh thông qua dữ liệu tức thời một
cách chính xác và đồng nhất, phản ánh trung thực tình trạng của doanh

nghiệp, giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh
doanh hiệu quả nhất.
- ERP đã thoả mãn nhu cầu của phần lớn các doanh nghiệp viễn thông
Việt Nam trong việc tăng sức mạnh cạnh tranh thông qua quản lý tình
hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên mọi phương diện bằng
một hệ thốngduy nhất.
Chương 2: Phân tích hiện trạng ứng dụng ERP trong ngành
Chương 2: Phân tích hiện trạng ứng dụng ERP trong ngành
viễn thông ở Việt Nam
viễn thông ở Việt Nam
II.Tình hình phát triển ngành viễn thông .
- Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ cơ bản của cơ quan quản lý nhà
nước là phải tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích hợp
tác và cạnh tranh lành mạnh, đồng thời duy trì sự phát triển bền vững,
hài hoà các lợi ích, giữa doanh nghiệp và người sử dụng, giữa thành
thị và nông thôn.
-
Thị trường di động "hút" đầu tư.
-
Các công nghệ mới được đầu tư nhiều hơn so với năm trước, thị
trường mở rộng hơn với các gói sản phẩm đa dạng, đầy cạnh tranh, các
chính sách cơ chế có sự cải tiến rõ rệt
-Đối với 1 thị trường viễn thông như Việt Nam, số lượng 6 nhà cung
cấp dịch vụ như hiện nay đã là vừa đủ. Nếu có thêm 1 nhà cung cấp thứ
7 thì sẽ là quá nhiều.Bởi như hiện nay, thị trường viễn thông VN vẫn
còn nhỏ, quy mô của các DN nhỏ,nên hiện tại số lượng DN chưa ảnh
hưởng nhiều
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
I.Các yếu tố ảnh hưởng đến các nghiệp vụ cho các doanh nghiệp trong

lĩnh vực Viễn thông
1.Nhân sự
Nguồn nhân lực là sức lao động của con người-một nguồn lực quý giá nhất
trong các yếu tố của sản xuất của doanh nghiệp-công ty.Nhân lực bao gồm
tất cả những người lao động làm việc trong công ty.
-Tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp-công ty.Đảm bảo mọi nguồn sáng tạo
trong tổ Chức.
-Nguồn nhân lực là nguồn mang tính chiến lược.Nhân tố tri thức ngày càng
chiếm vị trí quan trọng:Nguồn nhân lực có tính năng động,sáng tạo và hoạt
động trí óc của con người ngày càng trở nên quan trọng

-Nguồn nhân lực là nguồn lực vô tận.Xã hội không ngừng tiến lên,doanh
nghiệp-công ty ngày càng phát triển và nguồn lực con người là vô tận.Nếu
biết tận dụng khai thác nguồn lực này đúng cách sẽ tạo ra nhiều của cải vật
chất cho xã hội.
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
2.Cơ sở vật chất kĩ thuật
-Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình
tạo ra và thực hiện chất lượng sản phẩm viễn thông cũng như quyết định
mức độ khai thác tiềm năng viễn thông nhằm thoả mãn nhu cầu của khách
hàng.
-
Viễn thông là ngành sản xuất nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ, hàng
hoá nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
-
Tài nguyên viễn thông chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong tiêu dùng của
khách hàng. Việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên viễn thông đòi hỏi
phải xây dựng một hệ thống các công trình.
3.Lĩnh vực kinh doanh

Lĩnh vực kinh doanh của các công ty doanh nghiệp rất đa dạng phức tạp với
nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau.Vì thế mà việc lựa chọn các giải pháp
thích hợp cho doanh nghiệp đảm bảo tính tiện dụng,thích ứng và đạt được
hiệu quả tốt nhất,tận dụng tối ưu các lĩnh vực của doanh nghiệp
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
4.Khách hàng
Khách hàng là những người hay tổ chức sử dụng sản phẩm dịch vụ viễn
thông của doanh nghiệp.Khách hàng bao gồm người tiêu dùng cuối cùng,các
nhà phân phối trung gian:đại lý,bán sỉ,khách hàng công nghiệp,khách hàng
cơ quan.Doanh nghiệp viễn thông không thể tồn tại trong một nền kinh tế thị
trường nếu không có khách hàng.Khách hàng là một yếu tố quan trọng của
doanh nghiệp.Doanh nghiệp viễn thông phải lấy sự thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng là mục đích hoạt động.
5.Nhà cung cấp
Nhà cung cấp là những tổ chức hay cá nhân cung ứng các loại nguyên
liệu,vật liệu,bán thành phẩm hay dịch vụ cho doanh nghiệp viễn thông.Giữa
các nhà cung cấp và doanh nghiệp viễn thông thường diễn ra các cuộc
thương lượng về giá,chất lượng và thời hạn giao hàng.
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
II.Xác định các phân hệ mà ERP cần triển khai trong lĩnh vực viễn thông
1.Quản trị nguồn nhân lực:
a-Thành phần lao động viễn thông
Lao động trong khâu sản xuất nói chung và ở các doanh nghiệp viễn thông
nói riêng chia làm 2 bộ phận chủ yếu và thực hiện hai chức năng chính sau
đây:
Một là,bộ phận lao động trực tiếp thực hiện cung cấp các dịch vụ viễn thông
như lao động làm các công việc bảo dưỡng,sửa chữa cáp,dây máy thuê bao,di
chuyển lắp đặt máy điện thoại thuê bao,lao động chuyển mạch,vi ba,giao

dịch,…Hao phí lao động này nhập vào giá trị sản phẩm dịch vụ viễn thông.
Hai là,bộ phận phục vụ cho thực hiện các dịch vụ viễn thông.
b-Tính toán lao động viễn thông
Theo quy định lao động định biên của doanh nghiệp bao gồm lao động trực
tiếp sản xuất(trong doanh nghiệp viễn thông là lao động công nghệ),lao động
phục vụ và bổ trợ,lao động quản lý và lao động bổ sung.
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
c-Các hình thức tính trả lương
Trả lương theo sản phẩm
-Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân
-Trả lương sản phẩm tập thể
-Trả lương theo sản phẩm gián tiếp
-Trả lương sản phẩm khoán
-Trả lương sản phẩm có thưởng
Trả lương theo thời gian
-Trả lương theo thời gian đơn giản
-Trả lương theo thời gian có thưởng
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
2.Quản trị tài chính
2.1-Vốn kinh doanh doanh nghiệp viễn thông

Vốn cố định
Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động tham gia vào nhiều chu
kỳ sản xuất kinh doanh vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu
a-Tài sản cố định
b-Vốn cố định: Vốn cố định của doanh nghiệp bao gồm giá trị tài sản cố định,
số tiền đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, giá trị
TSCĐ thế chấp dài hạn.

c-Hao mòn và khấu hao tài sản cố định
-Hao mòn tài sản cố định
+Hao mòn hữu hình : Là sự hao mòn về vật chất và giá trị của TSCĐ trong
quá trình sử dụng.
+Hao mòn vô hình: là sự giảm sút về giá trị trao đổi do ảnh hưởng của tiến
bộ khoa học kỹ thuật.
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông

Vốn lưu động
-Vốn lưu động là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư mua sắm các tài sản
lưu động nhằm đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh
2.2-Doanh thu của doanh nghiệp viễn thông

Doanh thu doanh nghiệp viễn thông
Doanh thu của doanh nghiệp viễn thông gồm các loại: Doanh thu từ hoạt
động kinh doanh và phục vụ; Doanh thu từ các hoạt động khác bao gồm:
các khoản thu từ hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động bất thường.

Doanh thu các đơn vị thành viên
Đơn vị thành viên hạch toán độc lập; Đơn vị thành viên hạch toán phụ
thuộc; Đơn vị sự nghiệp.
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
2.3-Chi phí, giá thành sản phẩm và cước phí dịch vụ viễn thông

Chi phí hoạt động kinh doanh viễn thông: Chi phí sản xuất kinh doanh là
biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống (Tiền lương,
Bảo hiểm xã hội, )và lao động vật hoá (Nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ
lao động, khấu hao tài sản cố định, ) mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành

các hoạt động sản xuất trong kỳ kinh doanh nhất định

Giá thành sản phẩm dịch vụ viễn thông
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí mà doanh
nghiệp viễn thông đã bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ.

Cước phí dịch vụ viễn thông
Chính sách giá, cước quyết định tình hình tài chính của doanh nghiệp viễn
thông, mức doanh thu, lợi nhuận, và các khả năng đầu tư phát triển nhờ
nguồn vốn tự có của mình.
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
3.Quản trị dịch vụ

Các loại hình dịch vụ cơ bản và yêu cầu của chúng về chất lượng
dịch vụ
Các dịch vụ viễn thông cơ bản thường được đề cập là dịch vụ thoại, dịch
vụ số liệu,dịch vụ thuê kênh viễn thông và dịch vụ truyền thông đa
phương tiện. Ngoài ra, có rất nhiều dịch vụ viễn thông cơ bản khác đã và
vẫn còn tồn tại tới ngày nay, tuy nhiên không được phổ cập rộng rãi như 4
dịch vụ này.
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông

Dịch vụ thoại/telex/Fax/nhắn tin
-Dịch vụ thoại : Điện thoại là dịch vụ viễn thông được phát triển rộng rãi
nhất, là dịch vụ cung cấp khả năng truyền đưa thông tin dưới dạng tiếng nói
hoặc tiếng nói cùng hình ảnh (như trường hợp điện thoại thấy hình –
videophone) từ một thuê bao tới một hoặc nhóm thuê bao.
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông

Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
-Dịch vụ Telex:Dịch vụ Telex là dịch vụ cho phép thuê bao trao đổi thông
tin với nhau dưới dạng chữ bằng cách gõ vào từ bàn phím và nhận thông
tin trên màn hình hoặc in ra băng giấy.
-Dịch vụ Fax:là dịch vụ cho phép truyền nguyên bản các thông tin có sẵn trên
giấy như chữ viết, hình vẽ, biểu bảng, sơ đồ gọi chung là bản fax từ nơi này
đến nơi khác thông qua hệ thống viễn thông.
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
-Dịch vụ nhắn tin
Nhắn tin là dịch vụ cho phép người sử dụng tiếp nhận các tin nhắn. Muốn sử
dụng dịch vụ này, khách hàng cần mua hoặc thuê một máy nhắn tin của Bưu
điện. Máy nhắn tin có kích thước nhỏ gọn, có thể cho vào túi hay đặt gọn
trong lòng bàn tay.

Dịch vụ thuê kênh viễn thông (leased line)
Dịch vụ thuê kênh riêng là dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn vật lý dùng riêng
để kết nối và truyền thông tin giữa các thiết bị đầu cuối, mạng nội bộ, mạng
viễn thông dùng riêng của khách hàng tại hai địa điểm cố định khác nhau

Dịch vụ số liệu
Dịch vụ truyền số liệu là dịch vụ truyền tải hoặc các ứng dụng để truyền tải
thông tin dưới dạng số liệu trong mạng viễn thông. Dịch vụ truyền số liệu
thích hợp với các kho thông tin dữ liệu lớn như ngân hàng, thư viện, thống
kê,
điều khiển từ xa thông qua thiết bị đầu cuối
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông

Dịch vụ truyền thông đa phương tiện

Dịch vụ viễn thông băng rộng cung cấp cho khách hàng khả năng truyền tải
thông tin với độ rộng băng tần lớn lên tới vài chục Mbit trên giây (Mbit/s)
(trên nền mạng ISDN-Mạng số đa dịch vụ tích hợp).
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
4.Quản trị chất lượng dịch vụ viễn thông
Quản trị chất lượng dịch vụ viễn thông là tổng hợp các hoạt động quản trị
nhằm xác định các chỉ tiêu, tiêu chuẩn chất lượng, nội dung, phương pháp và
trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu và tiêu chuẩn đã xác định bằng các phương
tiện thích hợp.

Nội dung quản trị
-Quản trị chất lượng dịch vụ viễn thông trong khâu thiết kế dịch vụ: Những
thông số kinh tế kỹ thuật thiết kế đã được phê chuẩn là tiêu chuẩn chất lượng
quan trọng buộc các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông phải tuân thủ.
-Quản trị chất lượng dịch vụ viễn thông trong khâu cung cấp: lựa chọn nhà
cung cấp có đủ khả năng đáp ứng những đòi hỏi về chất lượng dịch vụ, tạo
lập hệ thống thông tin phản hồi chặt chẽ, thường xuyên cập nhật.
-Quản trị chất lượng dịch vụ viễn thông sau khi cung cấp dịch vụ: nhằm
đảm bảo thoả mãn khách hàng nhanh nhất, thuận tiện nhất và với chi phí
thấp nhất nhờ đó tăng uy tín , danh tiếng của doanh nghiệp viễn thông.
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
5.Quản trị khách hàng
Quản lý khách hàng phục vụ cho phòng kinh doanh. Chức năng chủ yếu của
module này là giúp các nhân viên bán hàng tìm ra được các khách hàng sẽ
mua hàng của công ty (khách hàng tiềm năng).

Quản lý thông tin khách hàng
Quản lý toàn bộ thông tin khách hàng như: Các thông tin chung (Tên, Địa

chỉ, Mã số thuế, Phân loại ), các tài liệu (văn bản, tài liệu về chính sách của
khách hàng, hợp đồng nguyên tắc ).

Quản lý giao dịch khách hàng
Theo dõi, ghi nhận nội dung chi tiết của tất cả các giao dịch của các nhân
viên
kinh doanh với từng khách hàng (các giao dịch có thể là: Gọi điện thoại,
Gặp trực tiếp, Gửi hợp đồng ).

Kế hoạch làm việc của nhân viên kinh doanh
Chức năng “Lịch làm việc” luôn cung cấp thông tin về những việc cần làm
trong ngày đối với từng nhân viên kinh doanh. Lịch làm việc là giao dịch tiếp
theo và có thể là cuộc điện thoại cần gọi, lịch gặp gỡ khách hàng, lịch gửi báo
giá, hợp đồng
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông

Quản lý báo giá, hợp đồng
Module Quản lý khách hàng cũng hỗ trợ các công việc như: Làm báo giá,
Soạn hợp đồng, Lưu giữ thông tin của bộ phận thực hiện hợp đồng, Theo dõi
trạng thái của các báo giá (ví dụ: Đã gửi, Khách hàng đã nhận được ) và
hợp đồng (ví dụ: Đã gửi hợp đồng, Khách hàng đã ký ). Tìm kiếm thống kê
các thông tin liên quan đến báo giá, hợp đồng .

Tìm kiếm, viết thư, câu hỏi thăm dò
viết các thư giới thiệu, thư thăm dò cho một số lượng khách hàng nhất định
trong danh sách thỏa mãn các điều kiện lọc theo các thuộc tính của khách
hàng (ví dụ: Thư chào hàng, thư cám ơn gửi các khách hàng có doanh số lớn
hơn 10.000USD trong tháng ). Việc in các thư này được thực hiện đồng loạt
theo mẫu tạo ra (số lượng các mẫu này là không giới hạn) và các thư được

điền sẵn các thông tin về khách hàng.
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
Chương 3: Phân tích các nghiệp vụ trong lĩnh vực viễn thông
6.Quản trị bán hàng
a- Quản lý bán hàng
Bảo đảm tự động hóa toàn bộ quá trình bán sản phẩm và hàng hóa trong nhà
máy sản xuất, trong bán sỉ và bán lẻ. Phân hệ có các phương pháp hoạch dịnh
và kiểm soát việc bán hàng, cho phép giải quyết các vấn đề quản lý đơn đặt
hàng của người mua.
b-Hoạch định bán hàng
Phân hệ sử dụng để hoạch định:
khối lượng hàng bán theo số lượng và giá trị, dựa vào dữ liệu bán hàng ở thời
kỳ trước, thông tin về số dư của kho hiện tại và ghi nhận đơn đặt hàng của
người mua cho kỳ kế hoạch; giá xuất xưởng,
c-Quản lý đơn hàng của người mua
Chức năng quản lý đơn hàng được thực hiện trong hệ thống, cho phép phân
bổ tối ưu đơn hàng của người mua và phản ánh chúng trong chương trình sản
xuất tương ứng bằng việc thông qua phương hướng thực hiện đơn hàng và cơ
cấu làm việc trong công ty (làm việc theo kho, theo đơn đặt hàng)

×