Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Chuyên đề xã hội học đại cương 2: Thiết chế xã hội và biến đổi xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.85 KB, 23 trang )

Chuyên đề xã hội học đại cương 2: Thiết chế xã hội và biến đổi xã hội – NHÓM 4
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhận xét chung:
1. Bài làm tốt, phân tích tốt sự thay đổi của hệ giá trị trong thiết chế và
biến đổi xã hội
2. Hạn chế: Mô tả thiết chế xã hội vẫn còn thiếu
Một xã hội muốn tồn tại và phát triển thì phải dựa vào các thiết chế xã
hội nhằm quản lý và kiểm soát các hoạt động xã hội, các cá nhân, các nhóm,
các tổ chức xã hội và toàn thể xã hội nói chung. Chính vì vậy thiết chế có vai
trò hết sức quan trọng trong việc định hướng sự phát triển của mỗi đất nước,
đảm bảo an ninh trật tự cho mỗi quốc gia. Trên cơ sở đó các thiết chế xã hội
sẽ tác động làm biến đổi xã hội, ngược lại sự phát triển của xã hội cũng khiến
cho các thiết chế xã hội phải thay đổi sao cho phù hợp với sự phát triển đó.
Những thiết chế xã hội lạc hậu, không phù hợp không những không có vai trò
nhằm định hướng, quản lý, kiểm soát xã hội, đảm bảo trật tự của xã hội,
ngược lại có khi còn làm cản trở sự phát triển tiến bộ của xã hội.
Trên cơ sở những kiến thức cơ bản của xã hội học đại cương 1 về thiết
chế xã hội, nhóm chúng em đi sâu tìm hiểu về chuyên đề: “ Thiết chế xã hội
và biến đổi xã hội”. Để duy trì, phát triển một xã hội thì cần có rất nhiều thiết
chế xã hội như: thiết chế gia đình, thiết chế giáo dục, thiết chế kinh tế, thiết
chế chính trị, thiết chế tôn giáo,…Tuy nhiên trong phạm vi một bài chuyên đề
nhóm nhỏ, nhóm chúng em chỉ xin đi sâu trình bày về hai loại thiết chế rất
quan trọng đó là thiết chế gia đình và thiết chế kinh tế đối với biến đổi xã hội.
Do thời gian cũng như hiểu biết còn hạn hẹp vì vậy trong bài tìm hiểu
chuyên đề của chúng em sẽ còn nhiều sai sót, chúng em mong nhận được sự
gop ý, sửa chữa của thầy để bài chuyên đề này của chúng em được đầy đủ và
hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
1
Chuyên đề xã hội học đại cương 2: Thiết chế xã hội và biến đổi xã hội – NHÓM 4
NỘI DUNG


I. Kiến thức cơ bản về thiết chế xã hội:
1. Khái niệm:
Thiết chế xã hội là một tập hợp bền vững của các giá trị, chuẩn mực, vị
thế, vai trò và nhóm. Vận động xung quanh những nhu cầu cơ bản của xã hội.
Thiết chế bao gồm một hệ thống các cách thức, được con người tạo ra để điều
chỉnh hành vi, hoạt động của các cá nhân, các nhóm, các nhóm nhằm đáp ứng
nhu cầu nhất định của xã hội. Xã hội sử dụng thiết chế nhằm quyết định “cái
gì phải làm” về lâu dài. Vì vậy, thiết chế xã hội hạn chế sự chuyên quyền, tùy
tiện của hành động xã hội, chúng tạo cho tồn tại đặc tính hình thể, xếp đặt nó
và tạo ra tác động chuẩn mực. Với ý nghĩa đó, thiết chế xã hội được coi là
một đoạn văn hóa đã được khuôn mẫu hóa (J.Fichter)
Theo các nhà xã hội học, thiết chế xã hội nảy sinh, tồn tại và phát triển
là do nó đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhu cầu xã hội là lý do hình thành và là mục
đích tồn tại của thiết chế xã hội. Theo Lenski và Lenski (1970) cho rằng:
trong đời sống xã hội bao giời cũng có những nhu cầu cơ bản mà việc thỏa
mãn giữa chúng có ý nghĩa sống còn đối với bản thân xã hội, cụ thể như: nhu
cầu giao tiếp giữa các thành viên, nhu cầu sản xuất và sản phẩm dịch vụ, nhu
cầu phân phối các sản phẩm và dịch vụ hàng, nhu cầu bảo vệ các thành viên
khỏi thiên tai, bệnh tật và những nguy hiểm khác; nhu cầu thay thế các thành
viên; nhu cầu kiểm soát các hành vi của các thành viên. Việc thỏa mãn các
nhu cầu trên tạo thành các thiết chế xã hội cơ bản.
2. Đặc điểm của thiết chế:
• Thiết chế có tính bền vững tương đối và thường biến đổi chậm. Do
thiết chế được hình thành trên cơ sở một hệ thống các giá tri, chuẩn
2
Chuyên đề xã hội học đại cương 2: Thiết chế xã hội và biến đổi xã hội – NHÓM 4
mực lâu đời và khá bền vững. Bởi vậy khi đã tạo thành khuôn mẫu
hành vi trong thiết chế xã hội thì nó khó thay đôi.
• Mỗi thiết chế có đối tượng riêng để hướng tới phục vụ nhằm đáp ứng
các nhu cầu xã hội chuyên biệt liên quan tới đối tượng đó.

• Các thiết chế có xu hướng phụ thuộc vào nhau. Khi có sự thay đổi về
cơ cấu hay khuôn mẫu hành vi của một thiết chế xã hội nào đó thì nó
thường kéo theo sự thay đổi của các thiết chế khác.
• Các thiết chế có xu hướng trở thành tiêu điểm của những vấn đề xã hội
chủ yếu. Bất cứ sự đổ vỡ nào đó của thiết chế xã hội cũng trở thành
những vấn đề xã hội nghiêm trọng.
3. Chức năng của thiết chế xã hội:
Sự tồn tai của mọi xã hội, tính ổn định và phát triển của nó sẽ không
thể có được nếu không có sự quản lý và kiểm soát xã hội. Thiết chế xã hội
thực hiện sự kiểm soát và quản lí để đảm bảo cho cái đúng và ngăn chặn cái
lệch lạc. Vì vậy bất cứ thiết chế xã hội nào cũng có 2 chức năng cơ bản:
• Chức năng quản lý: nhằm khuyến khích, điều chỉnh, điều hòa hành vi
của con người cho phù hợp với quy phạm và chuẩn mực của thiết chế.
• Chức năng kiểm soát: nhằm ngăn chặn, giám sát, thậm chí trừng phạt
những hành vi sai lệch so với các chuẩn mực, đòi hỏi của thiết chế hoặc
không chịu tuân thủ thiết chế.
Như vậy thiết chế là công cụ định hướng, điều chỉnh, điều hòa, quản lý và
kiểm soát hành vi xã hội của con người. Nhờ có thiết chế, con người có thể có
những hành động phù hợp căn cứ vào chuẩn mực, quy phạm. Đồng thời nó
cũng là công cụ trừng phạt đốt với những hành vi sai lệch, vi phạm chuẩn
mực.
3
Chuyên đề xã hội học đại cương 2: Thiết chế xã hội và biến đổi xã hội – NHÓM 4
II. THIẾT CHẾ GIA ĐÌNH VÀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI:
Gia đình là tế bào của xã hội, một xã hội muốn khỏe mạnh thì mỗi tế
bào của xã hội phải khỏe mạnh. Không chỉ đối với xã hội mà đối với mỗi cá
nhân, gia đình có vai trò hết sức quan trọng. Gia đình không chỉ là nơi sinh ra,
nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người cả về thể chất, trí tuệ và đạo đức mà gia
đình còn là cái nôi cho ra đời những tế bào mới, những gia đình mới. Chính vì
vậy mà môi trường gia đình là môi trường gần gũi và gắn bó với mỗi cá nhân

trong suốt cuộc đời. Thiết chế gia đình cũng là một trong những thiết chế có
tác động sâu sắc nhất và mạnh mẽ nhất đối với quá trình xã hội hóa cá nhân
cũng như phát triển của mỗi xã hội. Sự biến đổi của thiết chế trong gia đình
truyền thống và gia đình hiện đại cũng tác động, và làm biến đổi xã hội.
Ngược lại sự phát triển không ngừng của xã hội cũng tác động trở lại thiết chế
xã hội, làm cho nó phù hợp với xã hội hiện đại. Tuy nhiên sự biến đổi đó như
thế nào, tốt hay xấu? tích cực hay tiêu cực thì không phải là một bài toán dễ
dàng đưa ra lời giải cho các nhà hoạch định chiến lược và các nhà xã hội học.
Trước khi tìm hiểu về những vấn đề đó, chúng ta hay xem xét, vậy gia đình là
gì?
1. Khái niệm gia đình:
Theo quan niệm của xã hội học: Gia đình là một nhóm xã hội được
hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan
hệ hôn nhân đó, đồng thời, có thể có một số người được gia đình nuôi dưỡng
tuy không có quan hệ máu mủ (quan hệ nhận con nuôi), cùng chung sống và
các thành viên gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi, giữa họ có
những ràng buộc có tính pháp lý được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ.
2. Các chức năng cơ bản của gia đình:
• Chức năng tái sản xuất ra con người ( tái sinh sản)
4
Chuyên đề xã hội học đại cương 2: Thiết chế xã hội và biến đổi xã hội – NHÓM 4
• Chức năng giáo dục
• Chức năng kinh tế
• Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm lí, tình cảm của các thành viên trong
gia đình.
• Chức năng chăm sóc người già và trẻ em.
3. Thiết chế gia đình:
Để duy trì một gia đình ấm nó và hạnh phúc thì mỗi gia đình đều có
những hệ thống các quy tắc, các chuẩn mực chung cho các thành viên trong
gia đình, và các thành viên phải có nhiệm vụ phải tuân theo. Dần dần hình

thành một hệ thống các giá trị, chuẩn mực, các vị thế vai trò phù hợp với từng
thành viên trong gia đình, những giá trị, chuẩn mực đó đó được xã hội chấp
nhận và nhiều gia đình cùng có chung hệ gia trị đó. Từ đó hình thành nên một
thiết chế gia đình chung nhưng cũng rất đặc trưng cho gia đình Việt Nam.
Vậy thiết chế gia đình là hệ thống các giá trị, chuẩn mực, vị thế, vai trò
của các cá nhân trong gia đình, có tình bắt buộc và là định hướng mọi hoạt
động, điều chỉnh hành vi của các thành viên trong gia đình sao cho phù hợp.
4. Thiết chế gia đình tác động tới xã hội:
Sự thay đổi của các thiết chế xã hội từ gia đình truyền thống cho tới hiện
tại đã tác động không nhỏ tới tình hình xã hội của đất nước ta hiện nay. Cùng
với “guồng quay” của biến đổi xã hội, thiết chế xã hội cũng đã có sự thay đổi-
đó được coi như một quy luật tất yếu của sự phát triển. Tuy nhiên không phải
mọi sự thay đổi đều và tiến bộ và đúng đắn. Vậy chúng ta hãy thử xem xét
xem thiết chế gia đình từ truyền thống tới hiện tại thay đổi như thế nào và nó
có tác động gì tới xã hội Việt Nam:
a, Thiết chế gia đình truyền thống:
Trong gia đình truyền thống mà mô hình là “tứ đại đồng đường” cùng
chung sống, có lẽ người ta đã quá quen thuộc với hình ảnh một ông cụ đã
5
Chuyên đề xã hội học đại cương 2: Thiết chế xã hội và biến đổi xã hội – NHÓM 4
bước vào tuổi cao niên, râu tóc bạc phơ vẫn cầm một chiếc gậy trúc, ngồi trên
phản và chỉ dạy những đứa con đã trạc ngoại tứ tuần đang quỳ gối dưới đất.
Hình ảnh đó cũng phán ánh một phần nào chuẩn mực trong gia đình truyền
thống. Mọi quyết đinh, quyền lực trong nhà đều thuộc về người đàn ông lớn
tuổi nhất. Mọi người trong gia đình đều phải có nghĩa vụ tuân theo. Tính từ
quan niệm về hiếu đễ, tam tòng mà quan hệ trong gia đình thường là trên bảo
dưới nghe, mang tính pháo chế, ít có sự bàn bạc và thương lượng trong gia
đình, đặc biệt việc hỏi ý kiến của người phụ nữ lại càng hiếm gặp. Chính từ
quan niệm “trọng nam khinh nữ” này kéo theo nhiều hệ quả đối với đời sống
xã hội

• Trong các trường học ở Việt Nam xưa, chỉ có nam giới mới được
tới trường, phụ nữ không được học chữ mà chỉ được dạy “tề gia
nội trợ” để sau này về nhà chồng. Chính vì vậy đã bỏ xót không
ít những nhân tài là nữ giới trong lịch sử Việt Nam.
• Sự bất đình đẳng giữa nam và nữ diễn ra hết sức găn gắt và rõ
rệt: “ Trai tài lấy năm bảy vợ, gái chinh chuyên chỉ lấy một
chồng”. Chỉ riêng trong việc kết hôn, xã hội đã dành quá nhiều
“ưu ái” cho người đàn ông khi cho họ có thể cưới năm thê bảy
thiếp trong khi đó người phụ nữ khi đã lấy chồng thì phải phụ
thuộc hoàn toàn vào nhà chồng, dù chồng chết cũng khó mà tái
giá, điều đó sẽ bị xã hội lên án là không chung thủy, là lăng lơ.
• Tỉ lệ sinh con thứ ba cao. Trong gia đình truyền thống, với quan
niệm của người Việt Nam là đông con đông cháu là phú quý, lại
thêm việc phải có “con trai nối dõi tông đường” vì vậy mà nhà ít
cũng phải ba, bốn người con, nhà đông con, đông cháu phải 8, 9
có gia đình còn lên tới hơn 10 người. Đó là chưa kể đến việc anh
em cùng cha khác mẹ khi là con bà cả, bà hai, bà ba. Tỉ lệ sinh
cao vì vậy cũng khiến cho việc nuôi dạy, chăm sóc sức khỏe cho
con cái gặp không ít khó khăn. Có rất nhiều trường hợp do sinh
6
Chuyên đề xã hội học đại cương 2: Thiết chế xã hội và biến đổi xã hội – NHÓM 4
quá đông mà đến khi con ôm bệnh, không đủ chi phí đê chi trả,
bố mẹ chỉ có đành nhìn còn từ từ ra đi. Vì vậy mà trước đây, tỉ lệ
sinh cao tuy nhiên tỉ lệ trẻ sơ sinh chết non cũng không ít.
Giáo dục trong gia đình truyền thống thường mang tính kiểm soát chặt
chẽ. Bố mẹ thường xuyên theo dõi sát sao con cái. Do đặc thù của gia đình
truyền thống là sống chung nhiều thế hệ, mọi người trong gia đình lại thường
cũng làm nông nghiệp hoặc làm thêm các ngành thủ công nghiệp, vì vậy mà
gắn bó, cố kết trong gia đình thường mang tính chặt chẽ. Mọi thành viên cũng
làm chung, ăn chung mầm, cùng chia sẻ các thành quả lao động vì vậy họ có

thể chia sẻ cả việc nuôi dạy và giáo dục con cái. Trong gia đình truyền thống,
ông bà, cha mẹ rất coi trọng giáo dục đạo đức, truyền thống của gia đình cho
con cái, ngoài ra mọi việc của con cái đều cho cha mẹ quyết định, từ chuyện
học hành, quan hệ bạn bè cho tới hôn nhân. Vì vậy hôn nhân trong gia đình
truyền thống thường là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Để giữ đúng đạo hiếu
thì con cái phải làm đúng theo ý cha mẹ, nếu không bị coi là bất hiếu. Điều
này vừa có điểm tích cực nhưng cũng có điểm tiêu cực của nó:
• Hôn nhân trong gia đình truyền thống thường là hôn nhân
không có tình yêu hoặc chưa có. Tuy nhiên vợ chồng thường
sống với nhau bằng đạo nghĩa, không chỉ là đạo nghĩa vợ
chồng mà còn là đạo nghĩa đối với cha mẹ, tình làng nghĩa
xóm vì vậy mà hôn nhân thường gắn bó và bền chặt, ít xảy ra
biến động. Người phụ nữ trong gia đình thường hết mực chăm
lo con cái, chu đạo với bố mẹ chồng, phục vụ nhà chồng. Vì
vậy quan hệ mẹ chồng nàng dâu dù có nhiều mâu thuẫn song
lại ít có xích mích, tranh cãi.
• Bố mẹ hết sức chăm lo, chăm sóc con cái, tính quản lí chặt
chẽ vì vậy mọi sự biến đổi của trẻ đểu được cha mẹ dễ dàng
nhận ra, nếu có sự sai lệch trong hành vi đều được kịp thời
chấn chỉnh, uốn nắn.
7
Chuyên đề xã hội học đại cương 2: Thiết chế xã hội và biến đổi xã hội – NHÓM 4
• Tuy nhiên kiểu giáo dục trên bảo dưới nghe này cũng làm hạn
chế khả năng phát triển tự duy tự nhiên, phát triển sáng tạo
của trẻ em. Cha mẹ ít có sự tao đổi tâm tình cùng con cái để
hiểu con cái mà thường là dùng đòn roi, giáo lý ra để dạy bảo.
Giá trị đạo đức luân lấy chuẩn mực của nho giáo làm thước đo: đối với
nam là : nhân, nghĩa, lễ, chí, tín còn đối với phụ nữ là tam tòng, tứ đức.
Những giá trị đó trở thành thước đo đối với mỗi cá nhân trong gia đình, mọi
người trong gia đình đều phải tuân theo và hướng vào đó để hoàn thiện nhân

cách của mình. Ở một góc độ một số giá trị không còn phù hợp song những
giá trị đạo đức này cũng đã hướng con người ta sống có trước có sau, trên
kinh dưới nhường, thực hiện đúng nghĩa vụ vai trò của người con, người cha,
người chồng, người vợ trong gia đình. Vì vậy mà phẩm chất đạo đức trong xã
hội xưa luôn được đánh giá cao.
Trinh tết của người phụ nữ coi như một thước đo phẩm chất và nhân
cách của người phụ nữ trong gia đình truyền thống. Trong gia đình truyền
thống người ta rất khó chấp nhận việc trai tân lấy cái đã từng lấy chồng hay
một người phụ nữ đã mất trinh tiết. Việc đó được coi như là sự xỉ nhục đối
với gia đình, họ hàng. Chính vì vậy người phụ nữ xưa thường khá dè dặt trong
chuyện tình cảm, đặc biệt là rất giữ gìn hai chữ “trinh tiết” của mình.
Có thể nói, trong gia đình truyền thống, việc gắn kết các thành viên
trong gia đình thường mang tính cố hữu, tính kiểm soát chặt chẽ với các quy
tắc, chuẩn mực, giá trị nghiêm ngặt đã góp phần làm cho trật tự xã hội được
ổn định, đạo đức xã hội được duy trì. Tuy nhiên bên cạnh đó có không ít
những hạn chế của thiết chế xã hội trong gia đình truyền thống mà ngày nay
nó vẫn còn ảnh hưởng tới mô hình gia đình hiện đại
8
Chuyên đề xã hội học đại cương 2: Thiết chế xã hội và biến đổi xã hội – NHÓM 4
b. Thiết chế trong gia đình hiện đại:
Cùng với sự biến đổi của các hội, sự tác động của nền kinh tế thị
trường và quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa, mô hình gia đình cũng có
nhiều biến đổi, đặc biệt thiết chế trong gia đình cũng có nhiều thay đổi để phù
hợp với kiểu mô hình hạt nhân hiện đại như ngày nay.
• Mô hình gia đình phổ biến ngày nay thường là gia đình “hạt nhân” bao
gồm cha mẹ và con cái. Theo điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 thì
tỉ lệ này là 63,4%. Các gia đình còn tồn tại mô hình có ông bà, bố mẹ
và con cái cùng chung sống thì chỉ chủ yếu ở khu vực nông thôn. Do cơ
chế thị trường cùng quá trình đo thị hóa, trong gia đình thường đa dạng
về loại hình nghề nghiệp cũng như làm việc ở các khu vực kinh tế khác

nhau. Chính vì vậy sở thích, quan điểm, đồng hồ sinh học của mỗi
người cũng khác nhau cho phù hợp với hoàn cảnh công việc. Đặc biệt
sự phát triển của công nghệ làm cho giới trẻ ngày nay phát triển hết sức
nhanh chóng, có xu hướng hoạt động quan niệm khác hẳn với ông bà,
thậm chí cả cha mẹ. Vì vậy nếu sống theo mô hình truyền thống sẽ nảy
sinh nhiều mâu thuẫn khó có thể giải quyết được, làm rạn nứt tình cảm
gia đình. Vì vậy xu hướng gia đình hạt nhân có vẻ phù hợp hơn với xu
thế phát triển của xã hội. Tuy nhiên, cùng với mô hình gia đình hạt
nhân, nhiều thiết chế gia đình cũng đã biến đổi:
• Trong gia đình, vợ và chồng bình đẳng hơn trong mọi việc. Nếu trước
đây người chồng là trụ cột của gia đình, là người làm ra kinh tế chính
trong gia đình, phụ nữ chỉ có ở nhà lo nội chợ và nuôi dạy con cái thì
trong gia đình hiện đại, người vợ cũng đi làm và kiếm ra tiền, đóng góp
vào kinh tế gia đình, vì vậy họ cũng có tiếng nói hơn trong gia đình.
Trong mọi việc của gia đình, thường vợ và chồng đều có sự bàn bạc để
đi đến sự thống nhất rồi mới đưa ra quyết định.
• Việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình được các gia đình chú trọng hơn,
tỉ lệ sinh con thấp, mỗi gia đình chỉ có từ một đến 2 con. Theo một
9
Chuyên đề xã hội học đại cương 2: Thiết chế xã hội và biến đổi xã hội – NHÓM 4
nghiên cứu năm 2006 thì ti lệ người đồng ý khá thấp ( 18,6% người
cao tuổi, 6,6% độ tuổi từ 18-60 và 2,8% vị thành niên). Theo số liệu lấy
từ vietnamplus.vn thì 4 tháng đầu năm 2009 công tác kế hoạch hóa gia
đình đã được triển khai hiệu quả vớ số ca đặt vòng tránh thai hơn
576.670, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái; số ca triệt sản là hơn
10.100 ca, tăng 25%. Như vậy từ nhận thức thay đổi của người dân, đặc
biệt tuyên truyền sâu rộng về kế hoạch hóa gia đình đã làm cho tỉ lệ
sinh tự nhiên có xu hướng giảm: Năm 2000 là 1,36% đến năm 2009
còn 1,2%.
• Phụ nữ trong gia đình hiện đại tham gia tích cực hơn vào các hoạt động

xã hội, hầu như mọi nghề nghiệp trong xã hội ngày nay đều có sự tham
gia vào của cả nam và nữ giới. Tuy nhiên tùy từng nghề nghiệp mà tỉ lệ
này là khác nhau. Chính vì vậy mà hiện nay phụ nữ có xu hướng kết
hôn muộn hơn so với trước đây để còn tập trung vào việc học hành
cũng như ổn định nghề nghiệp. Tuổi kết hôn trung bình làn đầu của nữ
vào năm 1999 là 22,8 tuổi, năm 2003 là 23,1 tuổi đến năm 2006 là 23,
2 tuổi. Phụ nữ ở thành thị cũng thường có xu hương hết hôn muộn hơn
nông thôn. Ở khu vực thành thị là 24,7 tuổi còn ở nông thôn là 22,6
(năm 2006). Đặc biệt hiện nay có một hiện trạng ngày càng phổ biến
hơn đó là tình trạng sống độc thân. Phụ nữ hiện đại, có điều kiện tự lực
về kinh tế, có địa vị xã hội tốt, chính vì vậy mà nhiều người cảm thấy
trách nhiệm gia đình quá nặng nền đối với họ, họ cảm thấy khó khăn
khi phải vừa làm tốt công việc vừa phải chăm sóc gia đình, vì vậy họ
chọn sống độc thân để tự do quyết định mọi việc, làm mọi điều họ
muốn. Theo Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 do Bộ Văn hóa -
Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, UNICEF, Viện Gia đình và
Giới tiến hành, người độc thân chiếm khoảng 2,5% dân số, trong đó
chủ yếu là nữ giới với tỷ trọng là 87,6% trong tổng số người độc thân.
10
Chuyên đề xã hội học đại cương 2: Thiết chế xã hội và biến đổi xã hội – NHÓM 4
• Thiếu sự gắn kết giữa các thành viên, hôn nhân kém bền vững: Xưa kia
ở Việt Nam, ly hôn là hiếm thì ngày nay xảy ra ngày càng nhiều và để
lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo một công trình nghiên cứu xã hội
học của tiến sỹ Nguyễn Minh Hòa (ĐHKHXH&NV Tp.HCM): tỷ lệ ly
hôn ở Việt Nam chiếm 31 - 40%, tức là cứ ba cặp kết hôn lại có một
cặp ly hôn. Điều đáng buồn hơn là 60% số vụ ly hôn này thuộc về các
gia đình trẻ, tuổi vợ chồng chỉ từ 23 - 30, trong đó 70% ly hôn khi mới
kết hôn chỉ từ 1 - 7 năm và hầu hết đã có con Để lí giải tình trạng này
có rất nhiều lí do: do sự bồng bột của tuổi trẻ, tình trạng ngoại tình
tăng, bao lực gia đình …nhưng có lẽ lí do chủ yếu chính là sự chia sẻ

và gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Trong nhiều gia đình
buổi sáng người ta phải chia tay nhau để dành thời gian cho công việc
để rồi chỉ xum họp vào buổi tối bên máy thu hình, trong khoảng xa rời
tổ ấm đó (vợ chồng vì công việc ở công sở ;con cái ở trường bán trú-
nhất là trong các gia đình trẻ) mỗi người đã sống một thế giới khác hẳn
nhau. Vậy thì, khi gặp lại nhau, sự mệt mỏi và căng thẳng khiến họ còn
điều gì chung để chia sẻ ? Sự lo toan cho gia đình đi tới chỗ mờ nhạt
dần.
• Tính khép kín giữa các thành viên trong gia đình và gia đình với hàng
xóm láng giềng. Đây là một thực trạng phổ biến hầu hết các gia đình ở
đô thị. Cha mẹ đi làm cả ngày nên không có nhiều thời gian quan tâm,
chia sẻ với con cái. Từ đó đã tạo ra một bức tường ngăn cách trong gia
đình, con cái không biết bố mẹ làm gì? Bố mẹ không hiểu con mình
nghĩ gì, cần gì, làm gì hàng ngày v v. Mối quan hệ hàng xóm, láng
giềng khép kín: “nhà nào biết nhà nấy”, “mạnh ai người ấy thắng”.
• Tính kiểm soát yếu: Sự kiểm soát của gia đình đối với các thành viên ở
mức độ yếu vì sống trong môi trường hiện đại, các cá nhân có nhiều cơ
hội trau dồi khả năng, nhận thức, trình độ…đảm bảo tính công bằng,
dân chủ. Tuy nhiên chính xu hướng này đã làm cho các thành viên
11
Chuyên đề xã hội học đại cương 2: Thiết chế xã hội và biến đổi xã hội – NHÓM 4
trong gia đình không con nhiều tình cố kết như trong gia đình truyền
thống, thời gian các thành viên trong gia đình dành cho nhau ít hơn,
nhưng bữa cơm gia đình cũng thưa dần: buổi trưa thì con cái thì ăn bán
trú ở trường, bố mẹ thì ăn ở cơ quan đến buổi chiều thì có khi bố mẹ
bận việc mà vắng mặt. Nhiều gia đình bận đến mức con cái cả tuần mới
gặp bố mẹ 1 lần và hầu hết toàn ăn cơm với người giúp việc. Theo một
nghiên cứu khi điều tra 943 ông bố bà mẹ thì kết quả thu được là: 15%
trong số họ dành cho con cái một ngày tư 5-10 phút, 18% dành cho 15
phút để hỏi han đến việc học hành của con cái, một khoảng thời gian

chỉ để hỏi qua loa, chiếu lệ. 22,4% thú thực là do bận rộn làm ăn, không
có thì giời ngó ngàng tới cốt sao cho chúng có cái ăn cái mặc là tốt rồi.
Vậy thử hỏi với sự kiểm soát con cái như vậy, liệu cha mẹ có biết được
chúng đang muốn gì, đang cần gì mà đang phát triển như thế nào
không. Hầu hết việc giáo dục trẻ hiện nay đều đổ hết lên nhà trường
nhưng các bậc làm cha làm mẹ không biết rằng giảo dục trong gia đình
mới là sự giáo dục quan trọng nhất tới việc hình thành và phát triển
nhân cách cho trẻ, đặc biệt trọng thời buổi bùng nổ internet như ngày
nay, trẻ có thể học được nhiều điều hay nhưng chắc chắn sẽ không ít
nhưng thói xấu từ internet, thiết định hướng của cha mẹ, tình trạng này
sẽ càng khó kiểm soát. Tình trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên,
nghiện game, bạo lực học đường chính là những hồi chuông cảnh tỉnh
các bậc làm cha, làm mẹ hãy quan tâm tới con cái mình, đừng để khi
mọi chuyện xảy ra thì đã quá muộn. Việc suy thoái đạo đức của lớp trẻ
hiện nay đang cần sự góp sức của các gia đình, nhà trường và của toàn
xã hội.
Như vậy thiết chế gia đình có nhiều sự thay đổi từ truyền thống đến hiện
đại, có những điểm tích cực và cả tiêu cực, song việc định hình các thiết chế
gia đình phải phù hợp với sự phát triển của xã hội nhưng vẫn cần lưu giữ
12
Chuyên đề xã hội học đại cương 2: Thiết chế xã hội và biến đổi xã hội – NHÓM 4
những truyền thống văn hóa tốt đẹp để mỗi gia đình Việt Nam sẽ là những “tế
bào khỏe mạnh”
III. THIẾT CHẾ KINH TẾ VÀ CẢI CÁCH KINH TẾ
1) Thiết Chế Kinh Tế
Thiết chế kinh tế bao gồm những thiết chế liên quan đến việc sản xuất,
phân phối sản phẩm của cải, điều chỉnh sự lưu thông tiền tệ, tổ chức và phân
công lao động.
Thiết chế kinh tế đó chính là chế tài kinh tế. do chính phủ ban bố và áp
dụng cho mọi thành phần kinh tế như tổ chức hoặc cá nhân đều phải tuân thu.

Thiết chế kinh tế thị trường là hoạt động theo quy luật cung cầu. Bất kỳ nền
kinh tế thị trường nào cũng chịu sự điều tiết của nhà nước, ví dụ thuế quan
sao cho có lợi cho nền kinh tế của mình.
2) Chức Năng Của Thiết Chế Kinh Tế.
Thiết chế kinh tế có chức năng đảm bảo quá trình sản xuất, phân phối
lợi ích và các dịch vụ.
Trong quá trình hoạt kinh tế thì cần phải thực hiện và trải qua quá trình
sản xuất, phân phối lợi ích các dịch vụ. Để đảm bảo được các quá trình này
và hiệu quả thì xã hội đưa ra các thiết chế kinh tế. Thiết chế kinh tế , đưa ra
các chuẩn mực giá trị, vai trò trong xã hội vận động xung quanh nhu cầu cơ
bản đã đặt ra.
Ở thiết chế kinh tế nói riêng và thiết chế kinh tế nói chung thì nó đều
thực hiện sự kiểm soát và quản lý để cho đảm bảo cái đúng và ngăn chặn cái
lệch lạc.
13
Chuyên đề xã hội học đại cương 2: Thiết chế xã hội và biến đổi xã hội – NHÓM 4
-Thiết chế kinh tế có chức năng quản lý : Nhằm khuyến khích, điều
chỉnh, điều hành vi của con người cho phù hợp với quy phạm và chuẩn mực
của thiết chế : Trong nền kinh tế thị trường , khuyến khích phát triển nền
kinh tế bền vững, ảnh hường nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã
hội.
-Thiết chế kinh tế có chức năng kiểm soát: nhằm ngăn chặn, giám sát,
thậm chí chừng phạt những hành vi sai lệch so với các chuẩn mực, đòi hỏi
thiết chế hoặc hoặc không chịu tuân thủ thiết chế. Trong nền kinh tế tập
chung, thì hoạt động kinh tế do sự quản lý của nhà nước, không được hoạt
động kinh tế tư nhân, nếu ai vi phạm thì sẽ bị sẻ phạt.
→ thiết chế kinh tế là công cụ để định hướng, điều chỉnh, điều hòa,
quản lý và kiểm soát hành vi hoạt động kinh tế xã hội. nhờ có thiết chế kinh tế
mà con người có những hoạt động phù hợp căn cứ vào chuẩn mực, quy phạm
của từng hình thái kinh tế. Đồng thời nó cũng là công cụ trừng phạt đối với

những sai lệch, vi phạm chuẩn mực. nếu không tuân thủ thiết chế sẽ bị sử
phạt.
3) Thiết Chế Kinh Tế Và Cải Cách Kinh Tế.
Quá trình phát triển của lịch sử nhân loại theo lý luận cấu trúc hình thái
kinh tế xã hội Mác cho rằng sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là
một quá trình, nó không tuân theo ý chí chủ quan của con người mà tuân theo
quy luật khách quan, đó là quy luật chung của bản thân cấu trúc, hình thái
kinh tế xã hội. Quá trình phát triển của các hình thái kinh tế xã hội thay thế
nhau từ thấp đến cao, nó diễn gia tuần tự: Công xã nguyên thủy – Chiếm hữu
nô lệ - Phông kiến – Tư bản chủ nghĩa – Chủ nghĩa cộng sản.
14
Chuyên đề xã hội học đại cương 2: Thiết chế xã hội và biến đổi xã hội – NHÓM 4
Nhưng mỗi một hiện tượng kinh tế xã hội muốn phát triển được thì phải
dựa vào thiết chế xã hội để tổ chức, điều chỉnh và kiểm soát các hoạt động xã
hội của các cá nhân.
Như đã nói ở phần trước, thiết chế nó có chức năng quản lý và kiểm
soát, nhưng không phải lúc nào thiết chế cũng cứng nhắc, duy trì, kiểm soát
một cách vĩnh viễn, mà nó thay đổi theo sự phát triển của xã hội, đồng thời
thiết chế cũng tác động ngược trở lại làm cho xã hội thay đổi.
Xã hội loài người ngày càng có xu hướng phát triển về mọi mặt, con
người đòi hỏi cao về sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, về sự hoàn hảo của một
xã hội trong tương lai.
Nhu cầu của xã hội đòi hỏi phải có một thiết chế phù hợp , khi thiết chế lỗi
thời xã hội sẽ xẩy ra một mâu thuẫn ., và để giải quyết được các mâu thuẫn
đó lại cần có một gia trị, chuẩn mực, một quy tắc mà thiết chế đưa ra.
Cũng giống như các thiết chế xã hội khác, thiết chế kinh tế luôn thay
đổi và vận hành theo sự phát triển của xã hội , nó đáp ứng như cầu của xã hội,
đảm bảo quá trình sản xuất, phân phối lợi ích và các dịch vụ.
• 1975, đất nước theo cơ chế kế hoạch hóa tập chung.
Đất nước Việt Nam sau chiến tranh, nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, chỉ

có ngành nông nghiệp tăng trưởng chút ít, các ngành phi công nghiệp không
được chú trọng, đời sống của nhân dân gặp vô vàn khó khăn. Lúc này Đảng
nhà nước tiếp tục định hướng và phát triển nền kinh tế theo định hướng
CNXH với nhiệm vụ cơ bản là xây dựng một bước cơ sở vật chất _kinh tế
của CNXH bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trên cả nước mà bộ phận
chủ yếu là cơ cấu công _ nông nghiệp và cải thiện một bước đời sông vật
chất và văn hóa tinh thần.
từ 1975 -1986 Việt nam đã theo cơ chế kế hoạch hóa tập chung kiểu Liên Xô
15
Chuyên đề xã hội học đại cương 2: Thiết chế xã hội và biến đổi xã hội – NHÓM 4
cho cả Miền Bắc và Miền Nam trong đó hệ thống kinh tế quản lý cao độ. Khu
vục nông nghiệp rộng lớn bị tập thể hóa thành các Hợp Tác Xã sản xuất và
phân phối . Giá xuất xưởng và thương mại nông sản xác định theo phương
thức hành chính, tem phiếu, lương thực, hợp thành một phần tiền lương của
công nhân viên chức chỉ dùng được trong các cửa hàng nhà nước, thương mại
giữa các tỉnh bị hạn chế, hơn nữa về chợ cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra, các
doanh nghiệp nhà nước, phải thực hiện theo những chỉ thị của trung ương,
Tóm lại, chính sách của nền kinh tế tập chung được thể hiện như sau:
+ Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh chính giữa
trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh
nghiệp hoạt động trên cơ sở các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch
cấp phát vốn vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp nộp sản phẩm cho nhà
nước, hoạt động sản xuất bị lỗ được nhà nước đền bù, lãi thì nhà nước thu.
+Cơ quan hành chính can thiệp vào hoạt động sản xuất, xây dựng, của
các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật liệu và pháp lí
đối với các quy định cua mình những thiệt hại về vật chất do các quyết định
không đúng gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Các doanh nghiệp
không có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, không bị ràng buộc trách nhiệm
sản xuất .

+Quan hệ - tiền tệ đã bị coi nhẹ , chỉ là nhiều hình thức, quan hệ hiện
vật là chủ yếu nhà nước quản lí kinh tế thông qua chế độ ‘’ cấp phát, giao nộp
‘’. Vì vậy, nhiều hàng hóa quan trọng như sức lao động, phát sinh sáng chế, tư
liệu sản xuất quan trong không được coi là hàng hóa về mặt pháp lí.
16
Chuyên đề xã hội học đại cương 2: Thiết chế xã hội và biến đổi xã hội – NHÓM 4
+Bộ máy quy luật cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động
vừa sinh ra đội ngũ quản lí kém năng lực,phong cách cửa quyền, quan liêu,
nhưng lại được hưởng quyền cao hơn người lao độ.
=>Sản xuất hàng hóa tập chung, phân phối sản phẩm bằng tem phiếu
hiện vật, hạn chế trao đổi tiền mặt.
• Năm 1986 đất nước ta thực hiện chính sách đổi mới.
Nhận ra những bất cập của cơ chế kinh tế hiện hành, nhà nước Việt
Nam cũng bắt đầu có một số thay đổi trong cuộc sống quản lí kinh tế. Chuyển
đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập chung sang nền kinh tế thị trường vào năm
1986. Kinh tế thị trường là cách tổ chức nền kinh tế- xã hội, trong đó, các
quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua –
bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và thái độ cư xử của từng thành viên
chủ thể kinh tế là hướng vào việc tìm kiếm lợi ích của chính mình theo dẫn
dắt của giá cả thị trường.
Nền kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, khi
tất cả các quan hệ kinh tế trong quá trình sản xuất xã hội đều được tiền tệ
hóa : các yếu tố của sản xuất như đất đai và tài nguyên, vốn bằng tiền và vốn
vật chất, sức lao động, công nghệ và quản lí, các sản phẩm và dịch vụ tạo ra,
chất xám đều là đối tượng mua – bán, là hàng hóa.
Kinh tế thị trường có những đặc điểm như sau:
+Tự do (tự do sở hữu, tự do kinh doanh, tự do giao dịch thương mại, tự
do hành nghề, tự do học hành).
+Mỗi chủ thể kinh tế theo đuổi lợi ích của chính mình trong hoạt động
kinh doanh.

17
Chuyên đề xã hội học đại cương 2: Thiết chế xã hội và biến đổi xã hội – NHÓM 4
+khách hàng là thượng đế .
+Sản xuất và bán hàng hóa theo nhu cầu thị trường.
+Cạnh tranh.
+Tiền tệ hóa các quan hệ kinh tế .
4. Thiết chế kinh tế và sự thay đổi của xã hội.
- Giai đoạn 1975 – 1986 đất nước ta áp dụng nền kinh tế hoạch hóa tập
trung, một đặc điểm của nền kinh tế theo chủ nghĩa cộng sản. Nhưng thực tế
xã hội chưa đủ để chúng ta bứt phá theo kế hoạch này, tư tưởng của chúng ta
còn nóng vội, giáo điều thể hiện qua việc đề ra phương châm tiến nhanh, tiến
mạnh, tiến vững chắc lên CNXH, đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu quá cao, không
tính đến khả năng thực hiện và điều kiện của đất nước sau thống nhất, dẫn tới
kinh tế của Việt Nam mất cân đối hơn, kinh tế quốc doanh luôn thua lỗ nặng,
không phát huy tác dụng, kinh tế tư nhân và cá thể bị ngăn cấm triệt để, sản
xuất chậm phát triển, thu nhập quốc dân năng suất thấp, đời sống nhân dân
gặp nhiều khó khăn, xã hội nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.Nền kinh tế
thời kì này kém phát triển nó kéo theo hàng loạt các vấn đề khác, giáo dục
không được chú trọng, đặc biệt là giáo dục trong gia đình( vẫn mang tính áp
đặt, mệnh lệnh từ cao xuống thấp) các nghành y tế không đảm bảo, cách quản
lý của nhà nước cồng kềnh nhiều giai đoạn.
Nhìn lại cách quản lý và phân phối sản phẩm thời kì này cũng có nhiều
bất cập, nó làm cho người dân ỉ lại, không có tính chủ động, tích cực, luôn
phải phụ thuộc vào nhà nước, không có trách nhiệm trong công việc.
VD: Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, lao động tập trung chịu sự
quản lí của hợp tác xã, mọi nhười cùng làm chung. Khi nào có kẻng thì đi
làm, hết giờ được về, người làm ít cũng như người làm nhiều, năng suất lao
18
Chuyên đề xã hội học đại cương 2: Thiết chế xã hội và biến đổi xã hội – NHÓM 4
động thấp.Vì không phải công việc của cá nhân mình nên thường dẫn tới tình

trạng “nồi canh chung không ai cha muối”.
Nhà nước không cho hoạt động nền kinh tế tư nhân, nếu ai vi phạm sẽ coi
như là phản động là theo chủ nghĩa tư bản, điều này làm cho nhân dân không
phát huy được tính sáng tạo, và khả năng phát triển kinh tế.
Nhà nước sản xuất ồ ạt, không dựa trên thị trường ( nguồn cung – lượng
cầu). Họ không biết người dân cần gì,thiếu gì, mà ngược lại họ có cái gì thì họ
phát cái đấy. Do đó cái gì thiếu thì vẫn cứ thiếu, cái gì thừa thì vẫn cứ thừa.
=> Nền kinh tế không ổn định, lại xuất hiện tình trạng lạm phát nên gây ra
mâu thuẫn xã hội, tác động đến hàng loạt các vấn đề khác như văn hóa,
giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội…Xã hội đòi hỏi phải có một thiết chế khác
để vận hành đảm bảo nền kinh tế phát triển đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
- Bắt đầu từ năm 1986 nhà nước thực hiện cuộc sống đổi mới.
Thay đổi chính sách cũng như thay đổi thiết chế kinh tế là một vấn đề cấp
thiết. Đó là nhu cầu và cũng là đòi hỏi của xã hội. 1986 nhà nước thực hiện
nền kinh tế thị trường, nền kinh tế nhiều thành phần.Phát triển mọi mặt của
đời sống xã hội, người dân được ăn no, mặc đẹp, cuộc sống được cải thiện.
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự do cạnh tranh, doanh nghiệp
muốn đứng vững trên thị trường thì phải luôn luôn đổi mới về sản phẩm,
về tổ chức quản lí do vậy luôn tạo ra lực lượng sản xuất cho xã hội tạo ra sự
dư thừa hàng hóa để cho phép thỏa mãn ở mức tối đa.
Sau 20 năm đổi mới, Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế, đạt được
tốc độ tăng trưởng nhanh, tăng cường cơ sở vật chất và tạo tiền đề cho giai
doạn phát triển mới CNH – HDH đất nước. Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm
phải nhập khẩu 50 vạn -> một triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành
19
Chuyên đề xã hội học đại cương 2: Thiết chế xã hội và biến đổi xã hội – NHÓM 4
nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhất thế giới. Năm 2005 nước ta đứng thứ 2 thế
giưới về xuaats khẩu gạo, thứ 2 về cà phê, thứ 4 về cao su, công nghiệp và
xây dựng tiếp tục tăng cao, có bước chuyển biến tổ chức về cơ cấu sản xuất.
Nhìn vào bảng so sánh tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm trong các

giai đoạn ở nước ta sẽ thấy rõ sự phát triển:
BẢNG SO SÁNH TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP TRUNG BÌNH NĂM
1970 - 1990 1990 - 2003 1970 - 2003
2.4% 7.4% 4.3%

Nguồn: Cục thống kê liên hợp quốc

Bảng so sánh trên đã cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta
trước và sau đổi mới có sự chênh lệch đáng kể.
Sự phát triển về mặt kinh tế nó sẽ kéo theo các yếu tố khác trong xã hội
cũng phát triển theo: giáo dục được đẩy mạnh phát triển, vấn đề y tế và sức
khỏe người dân được chú trọng, chính trị được đảm bảo và văn hóa cũng có
sự thay đổi đáng kể.
Sự phát triển về kinh tế và xã hội đã cho chúng ta thấy rõ, khi xã hội thay
đổi nó sẽ đòi hỏi thiết chế thay đổi, đồng thời thiết chế tác động đến xã hội
làm xã hội thay đổi.
Khi nói về sự biến đổi xã hội sau năm 1986 chúng ta cũng không thể bỏ qua
khu vực nông thôn.Vậy khu vực nông thôn họ đã thay đổi như thế nào?
• Sự thay đổi ở khu vực nông thôn
20
Chuyên đề xã hội học đại cương 2: Thiết chế xã hội và biến đổi xã hội – NHÓM 4
Trong gia đình nông thôn chuẩn mực con được hình thành trong mối quan
hệ với một hệ thống phức tạp các nhân tố kinh tế - xã hội cùng sự tương tác
lẫn nhau của chung. Do những biến đổi về kinh tế - xã hội ở nông thôn nước
ta sau khoán sản phẩm (1981) và đặc biệt là khoán hộ (1988), chuẩn mực số
con trong gia đình nông dân đang có biểu hiện khác trước đây.
Sau sự thay đổi về đặc trưng kinh tế, quan hệ sản xuất ở nông thôn đã
có những chuyển biến quan trọng. Hộ xã viên được trở thành đơn vị sản xuất
cơ bản ở nông thôn. Các hội viên được quyền sở hữu trâu bò, máy móc, nông
cụ và được khoán ruộng đất lâu dài, mức khoán ổn định. Họ được quyền chủ

động trong sản xuất kinh doanh, điều hành phaanf lớn các khâu công việc trên
đồng ruộng.
Tình hình đó tạo cho mỗi gia đình ý thức về nhu cầu cao của đất đai canh
tác, về sự cần thiết có phân công lao động chặt chẽ trong gia đình và các
phương án phân công lao động cụ thể. Những yếu tố này tác động đến sự thay
đổi chuẩn mực về số con. Chính sự thay đổi về chuẩn mực số con trong gia
đình nông thôn nó tác động đến các vấn đề khác của xã hội. Quyền chủ động
trong sản xuất cũng cho phép người dân định hướng được phương thức hoạt
động và năng suất lao động của mình.
Sự thu hẹp các nguồn quỹ bảo hiểm ở nông thôn cũng tác động đến tư
tưởng, và trách nhiệm của người dân phải tự thu xếp lấy phần bảo hiểm xã hội
khi về già.
Sau khoán hộ thị trường trao đổi hàng hóa ở nông thôn mở rộng hơn, kết
quả đó cũng đồng thời gắn liền với sự đa dạng hóa nghề nghiệp ở nông thôn,
người dân chú trọng đến sự kết hợp với VAC và các nghành phi nông nghiệp.
=> Thiết chế kinh tế thay đổi nó tác động không những chỉ trong lĩnh vực
kinh tế mà nó còn thay đổi ở tất cả các mặt khác trong đời sống xã hội. Tư
21
Chuyên đề xã hội học đại cương 2: Thiết chế xã hội và biến đổi xã hội – NHÓM 4
tưởng bảo thủ, lạc hậu của thời kinh tế bao cấp cũng bị thay đổi theo nền
kinh tế thị trường.
Thiết chế kinh tế có vai trò và chức năng vô cùng to lớn trong đời song
kinh tế xã hội, thiết chế kinh tế nhằm ổn định tổ chức, và phát triển nền kinh
tế ổn định. Nhưng nhu cầu của con người ngày càng cao, xã hội ngày càng
thay đổi, nó đòi hỏi phải có một thiết chế phù hợp với từng giai đoạn, từng
thời kì phát triển của loài người. ngược lại nếu thiết chế thay đổi thi nó sẽ tác
động đến tất cả các mặt của đời sống xã hội.
Kinh tế là yếu tố quyết định trong đời sống xã hội, kinh tế thấp kém kéo
theo đời sống xã hội khó khăn, nhưng nếu kinh tế phát triển thì cuộc sống của
con người cũng tăng lên về mọi mặt về: chính trị, y tế, giáo dục, văn hóa,

phúc lợi xã hội…
22
Chuyên đề xã hội học đại cương 2: Thiết chế xã hội và biến đổi xã hội – NHÓM 4
KÊT LUẬN
Thiết chế gia đình và thiết chế kinh tế chỉ là hai trong số rất nhiều thiết
chế trong xã hội Việt Nam. Vì vậy có một cái nhìn tổng quát về vai trò của
thiết chế xã hội và sự thay đổi các thiết chế xã hội ảnh hưởng như thế nào tới
đời sống xã hội Việt Nam thì cần có một bài khóa luận chuyên sâu về vấn đề
này.
Trong phạm vi của một chuyền đề với quy mô nhóm nhỏ, chúng em chỉ
đi sâu vào thiết chế gia đình nhằm so sánh, đưa ra sự biến đổi trong thiết chế
gia đình Việt Nam từ truyền thống tới hiện đại và sự thay đổi đó có ảnh
hưởng như thế nào tới xã hội Việt Nam. Và thiết chế kinh tế với việc thay đổi
thiết chế từ trước và sau đổi mới để thấy được những mặt tích cực và tiêu cực
của thiết chế kinh tế này.
Bài chuyên đề này của chúng em còn hết sức sơ sài và nhiều thiết sót.
Chúng em mong sẽ nhận được sự góp ý của thầy để nó trở thành một tài liệu
có ích trong việc học tập và nghiên cứu của chúng em say này.
23

×