Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Chuyên đề xã hội học đại cương 2 : tổ chức xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.4 KB, 14 trang )

Nhận xét chung:
1. Chưa có vi dụ minh họa cho lý thuyết
2. Trình bày cẩu thả (các mục trong bài), chưa có tính sáng tạo trong
triển khai nội dung, nhiều nội dung coppy nguyên dạng. Ví dụ: trang
6, để mục 2.2.1; 2.2.3 (không có 2.2.2)
1. Khái niệm Tổ chức xã hội
Khái niệm tổ chức xã hội được dùng với nhiều nghĩa khác nhau trong
các ngành khoa học khác nhau và trong tư duy đời thường. Tổ chức xã hội
có thể được hiểu hoặc là một thành tố của cơ cấu xã hội, hoặc là một dạng
hoạt động, hay là mức độ trật tự nội tại, sự hài hòa giữa các thành phần của
một chỉnh thể. với ý nghĩa này, tổ chức xã hội chính là một hệ thống các
quan hệ, tập hợp liên kết cá nhân nào đó để đạt được một mục đích nhất
định.
Theo các lí thuyết xã hội học
Khái niệm tổ chức xã hội có thể được hiểu theo nhiều nghĩa.
- Nếu coi tổ chức xã hội là một thành tố của cấu trúc xã hội thì tổ chức xã
hội là một hệ thống các quan hệ , tập hợp liên kết các cá nhân nào đó để
hoạt động xã hội, nhằm đạt được một mục đích nhất định.
- Ở giác độ nhóm, tổ chức xã hội là một dạng nhóm thứ cấp khá phổ biến,
nhưng không phải nhóm thứ cấp nào cũng là tổ chức xã hội. Một nhóm thứ
cấp được coi là tổ chức xã hội. Nhóm thứ cấp chỉ trở thành tổ chức xã hội
khi:
Từ khái niệm tổ chức xã hội ta có thể hiểu về nhóm xã hội như sau:
1.Là nhóm xã hội có mục tiêu, có chủ đích và có ý thức.
2.Quan hệ quyền lực phải được biểu hiện cụ thể trong cấu trúc của
nhóm, các thành viên của nhóm được phân bố trong mạng lưới các quan hệ
quyền lực theo thứ bậc trên dưới-cao thấp; những người có bậc thang quyền
lực ở bậc cao hơn có khả năng điều chỉnh hành vi, thái độ của người khác
thuộc nấc thang quyền lực thấp hơn.
3.Cùng với hệ thống quyền lực, tổ chức xã hội là một tập hợp các vị
thế và vai trò xã hội tương ứng.


4.Các vai trò của các thành viên tổ chức xã hội được thực hiện theo
yêu cầu của tổ chức. Thông qua các quy tắc do tổ chức xã hội đặt ra để điều
chỉnh quan hệ giữa các vai trò, nhằm phối hợp việc thực hiện vai trò của
các thành viên để hoạt động của tổ chức đi vào nề nếp và ổn định.
5.Phần lớn các tổ chức xã hội chính thức và công khai hoá các mối
quan hệ của tổ chức, các thành viên của tổ chức có thể được biết ở mức độ
khác nhau về nội dung của nó.
2.1. Các đặc tính của tổ chức xã hội
Những thông số cơ bản nhất của nhóm là thành phần, cấu trúc, các
quá trình của nhóm, chuẩn mực và giá trị nhóm. Mỗi một thông số có thể có
những ý nghĩa rất khác nhau phụ thuộc vào phương pháp tiếp cận nào đó
được dùng trong nghiên cứu. Thành phần của nhóm có thể được miêu tả
theo những chỉ báo hết sức khác nhau như giới, nghề nghiệp, tuổi đời.
Tất nhiên không thể có một phương thức thống nhất để miêu tả thành phần
nhóm. Trong mỗi trường hợp cụ thể cần phải bắt đầu từ chỗ nhóm thực tế
nào đó được lựa chọn như là khách thể nghiên cứu: lớp học trung học, đội
bóng, đội xây lắp máy, Nói cách khác lập tức ta đưa ra một tập hợp nào đó
các đặc trưng của nhóm phụ thuộc vào dạng hoạt động mà nhóm này gắn
vào.
Ngoài ra tổ chức xã hội còn mang những đặc trưng cơ bản sau:
• Có mục tiêu, chủ định, ý thức, chức năng nhiệm vụ rõ rang
được xã hội thừa nhận và cho phép hoạt động.
• Xác lập hệ thống quyền lực thống nhất thể hiện trong cơ cấu tổ
chức để chi phối hoạt động của các cá nhân
• Cùng hệ thống quyền lực, thể hiện vị thế, vai trò của cá nhân
vào thực hiện mục tiêu của tổ chức.
• Các vai trò của thành viên tổ chức xã hội được thực hiện theo
yêu cầu của tổ chức.
• Phần lớn các tổ chức xã hội được chính thức hóa và công khai
hóa các mối quan hệ của tổ chức để các thành viên thực hiện

theo.
• Có tính t hống nhất tổ chức đảm bảo bởi các bộ máy tổ chức
nhất định, đảm bảo vai trò vị thế của các cá nhân trong tổ chức.
2.2Các loại tổ chức xã hội
Căn cứ vào mức độ hình thức hóa của tổ chức
+Tổ chức chính thức:Là tổ chức có quy tắc tổ chức chặt chẽ và được pháp
luật thừa nhận, có những chức năng rõ nét, thể hiện ở những nghĩa vụ,
những quyền hạn của của các thành viên
+Tổ chức không chính thức: là tổ chức không có quy tắc chặt chẽ, không có
sự thừa nhận của pháp luật, hình thành 1 cách tự phát ở bên trong hay bên
ngoài tổ chức.
Có 2 loại:tổ chức ngoài quy tắc: là loại tổ chức hình thành 1 cách tự phát
giữa các thành viên của 1 tổ chức chính thức nhưng không theo những quy
định chính thức mà có những liên hệ ngoài quy tắc, tổ chức tâm lí xã
hội:hình thành 1 cách tự phát ở ngoài các tổ chức chính thức, từ những liên
hệ cá nhân của những người có chung những nhu cầu nào đó
_Căn cứ vào mục tiêu:
+Tổ chức xh có tổ chức:bao gồm 2 loại nhỏ:tổ chức quản lí nhằm giải quyết
những nhiệm vụ nhất định, mục tiêu của nó đươccj áp đặt cho các thành viên
, tổ chức liên kết :liên kết các hiệp hội quần chúng, trong đó mục tiêu chung
trùng hợp với mục tiêu cá nhân ở mức độ nào đó
+Tổ chức không có tổ chức:bao gồm tổ chức liên hợp và tổ chức cư trú. Tổ
chức liên hợp với mục tiêu chung trùng hợp với mục tiêu cá nhân. Tổ chức
cư trú dc hình thành từ những người, những gia đình ở chung với nhau trên 1
địa điểm nhằm giải quyết những vấn đề có liên quan đến sinh hoạt chung
Nhóm uy quyền (Charismatic groups)
Theo như cách phân loại về các nhóm xã hội, cho thấy rằng hầu như tất cả
chúng đều rơi vào một trong hai dạng là nhóm sơ cấp hay nhóm thứ cấp.
Thực tế, có một số nhóm có những đặc điểm của một tổ chức xã hội, và
những đặc điểm cơ cấu của một nhóm sơ cấp - Đó chính là nhóm uy quyền.

Các loại nhóm này do một thủ lĩnh đầy uy quyền lãnh đạo và dẫn dắt.
Thủ lĩnh có một khả năng thu hút, lôi cuốn quần chúng một cách đặc biệt
(charisma). Người thủ lĩnh đó được coi là có những năng lực vượt trội hoặc
ít ra là khác thường. Các thành viên trong nhóm tôn sùng thủ lĩnh và sẵn
sàng hiến dâng phần lớn sức lực của mình cho thủ lĩnh.
Thí dụ: Chúa Giê Su và các môn đồ của chúa; Phật Thích Ca và các môn
đồ - nhóm uy quyền đặc trưng.
Nhóm uy quyền gần giống với hiện tượng chính trị phổ biến ở nhiều nước
trên thế giới - sùng bái cá nhân. Tuy nhiên, nhóm này không hoàn toàn trùng
lập, bởi vì một cá nhân nào đó có thể được sùng bái tột đỉnh nhưng cá nhân
đó vẫn không được coi là năng lực siêu nhân, hoặc những người không đồng
tình, không tán thành với thủ lĩnh này có thể hợp thành một nhóm đối lập
với số lượng đáng kể.
Đặc điểm quan trọng của nhóm uy quyền là nhóm này dễ bị biến đổi và phụ
thuộc nhiều vào thủ lĩnh của nhóm.
Thông thường, thủ lĩnh củ nhóm thường tự giải quyết các vấn đề mà không
cần tham khảo ý kiến của các thành viên trong nhóm.
Vị thế và vai trò của các thành viên trong nhóm không được xác lập theo
những quy tắc khách quan, mà theo mối quan hệ với thủ lĩnh.
Sự ràng buộc giữa thủ lĩnh với các thành viên của nhóm chủ yếu là sự ràng
buộc cá nhân chứ không tuân theo quy tắc hay theo luật pháp chính thức như
các tổ chức xã hội thông thường. Do vậy, những ràng buộc này kém bền
vững, đặc biệt nó càng kém bền vững xét từ góc độ của thủ lĩnh.
Nhóm uy quyền hoạt động được thường là dựa vào sự đóng góp của các
thành viên dưới danh nghĩa bổn phận. Tuy nhiên, nhóm cũng có thể có
những nguồn thu nhập từ việc sản xuất kinh doanh.
Dần dần, trong nhóm uy quyền sẽ mở ra những chức vụ, thứ loại, quyền lực
dưới thủ lĩnh. Từ đó, các dạng nhóm uy quyền sẽ chuyển thành các nhóm có
tính tổ chức cao - Tổ chức xã hội. Về bản chất nhóm uy quyền là một dạng
tổ chức sơ khai với những đặc điểm cấu trúc lỏng lẻo và kém bền vững.

Nhưng trong quá trình phát triển, các nhóm uy quyền sẽ chuyển thành các
dạng như tổ chức xã hội;
2.2.1Tổ chức tự nguyện (Voluntary associations)
Tổ chức tự nguyện có những đặc điểm chính như sau:
Vì những lợi ích và nhu cầu của các thành viên;
Việc tham gia tổ chức là hoàn toàn tự nguyện;
Tổ chức tự nguyện không liên quan nhiều với chính phủ.
Tổ chức tự nguyện hoạt động dựa vào những thành viên không hưởng
lương, tổ chức này thiếu một cơ cấu chắc chắn hoặc một hệ thống quyền lực
cưỡng bức. Do tính chất tự nguyện này, mà tổ chức tự nguyện hành động
không bị ràng buộc chặt chẽ, cho nên tổ chức tự nguyện thường thu hút đông
đảo thành viên. Và cũng chính vì sự đông đảo này, nên tổ chức tự nguyện
thường có khả năng tạo ra những nguồn kinh phí lớn nhờ vào sự đóng góp,
tài trợ. Tổ chức tự nguyện có thể phát triển thành những tổ chức phức tạp
được gọi là bộ máy quan liêu.
Thực tế cho thấy rằng, tổ chức tự nguyện (Hiệp hội những người chăn nuôi,
Hội đồng hương, Hội phụ huynh, ) là những tổ chức không thể thiếu trong
đời sống xã hội. Nó đáp ứng được một phần nhu cầu tổ chức hoạt động đời
sống của các thành viên trong xã hội, đồng thời vẫn tôn trọng tự do cá nhân
của các thành viên trong tổ chức.
Ví dụ:- Đội sinh viên tình nguyện một tổ chức tinh nguyện làm việc dựa
theo tinh thần làm việc tình nguyện mà không mong nhận được lợi nhuận về
vật chất.
- Tổ chức phi chính phủ
Tổ chức biệt lập (Total institution)
Tổ chức biệt lập là một dạng tổ chức xã hội nằm trên một cực đối lập so với
các hiệp hội, tổ chức tự nguyện. Sự đối lập này thể hiện ở chỗ, các tổ chức
tự nguyện được lập ra nhằm mục đích phục vụ và thúc đẩy những hoạt động
và lợi ích của các thành viên, trong khi các tổ chức biệt lập được lập ra để
đáp ứng phục vụ cho lợi ích của chính phủ, của tôn giáo, hay là của xã hội

nói chung. Đặc trưng quan trọng nhất của tổ chức này là các thành viên của
tổ chức bị cô lập, tách biệt khỏi xã hội. Phần lớn các thành viên của tổ chức
biệt lập không phải là tự nguyện, thậm chí có một số trường hợp do cưỡng
bức, như nhà tù thì tù nhân trở thành thành viên hoàn toàn miễn cưỡng và do
luật pháp quy định. Xã hội và các tổ chức biệt lập đặt ra nhiều luật lệ, quy
tắc để duy trì trật tự, đồng thời khiến các thành viên phụ thuộc lẫn nhau. Tổ
chức biệt lập có cơ cấu quan hệ phân hóa trên - dưới rất chặt chẽ.
Tổ chức biệt lập được chia thành bốn loại sau
Tổ chức dành cho những người không thể tự chăm sóc bản thân mình;
Tổ chức được lập ra để giam giữ, cách ly những phần tử nguy hiểm theo quy
định của luật pháp;
Tổ chức được lập ra để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt;
Vd: hiệp hội bảo vệ nạn nhân chất độc màu da cam…………
2.2.3 Tổ chức quan liêu
Tổ chức quan liêu là tổ chức mà hoạt động của nó được phân chia thành các
vai trò, các vai trò này được xác định bởi những quy tắc, thủ tục và được sắp
xếp vào một thứ bậc quyền lực. Các tổ chức tự nguyện và tổ chức biệt lập là
hai dạng nằm trên cực hai đối lập nhau của tổ chức xã hội. Hai dạng này chỉ
đại diện cho một bộ phận nhỏ các tổ chức. Trong xã hội hiện đại, tổ chức
quan liêu có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Nhà nước và các tổ chức xã hội
Nhà nước:
- Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy
chuyên trách để cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý xã hội nhằm
thực hiện và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối
kháng
- Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính – lãnh thổ
- Nhà nước thiết lập quyền lực công, mang tính chất chính trị giai cấp
- Nhà nước ban hành pháp luật và buộc mọi thành viên trong xã hội phải
thực hiện

- Nhà nước quy định các loại thuế và thu thuế
- Nhà nước đại diện cho chủ quyền quốc gia
Các tổ chức xã hội ( đoàn, hội,…):
- Là tập hợp một giai cấp, tổ chức có cùng quan điểm cùng lập trường, cùng
ngành nghề hoặc cùng giới tính. Gia nhập một cách tự nguyện để thực hiện
mục đích của mình.
- Không phân chia theo lãnh thổ hành chính, mà chỉ thành lập trong các đơn
vị hành chính quốc gia
- Không thiết lập quyền lực công, chỉ có tính bắt buộc do ban lãnh đạo đứng
đầu
- Đặt ra các điều lệ, quy định để áp dụng cho nội bộ tổ chức xã hội đó
- Đặt ra lệ phí, thu phí trong nội bộ tổ chức
- Không đại diện chủ quyền quốc gia, chỉ đại diện cho giới, tổ chức của
mình.
Sự khác nhau giữa tổ chức hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội
khác:
-Tổ chức hành chính nhà nước là thực hiện chức năng hành pháp đây là đặc
trưng cơ bản để phân biệt với các tổ chức khác như: tổ chức chính trị xã hội ,
đoàn thể
-Tổ chức hành chính nhà nước là những tổ chức hoạt động vì lợi ích công
cộng cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cho xã hội, công dân mà không vì lợi
nhuận
-Các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước mang tính thứ bậc cao, và
thường áp dụng các biện pháp cưỡng chế, độc quyền, mệnh lệnh hành chính
mang tính đơn phương.
- Tổ chức hành chính nhà nước có chức năng quản lý, điều hành các hoạt
động của xã hội trên tất cả các lĩnh vực, trên phạm vi địa giới hành chính
được quy định bởi các văn bản Luật, văn bản quy phạm pháp luật do các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
-Các tổ chức không phải tổ chức hành chính nhà nước thường có ảnh hưởng

trong phạm vi nhỏ trong khi đó hoạt động của các cơ quan hành chính nhà
nước xã hội rộng lớn.
-Các sản phẩm dịch vụ của các cơ quan hành chính nhà nước tạo ra không
phải là sản phẩm mua bán, trao đổi trên thị trường, trong khi đó sản phẩm
của các tổ chức kinh tế , tổ chức xã hội thường để mua bán, trao đổi trên thị
trường vì mục tiêu lợi nhuận.
-Do bị quy định bởi hành lang pháp lý về quyền hạn nhiệm vụ trong hoạt
động mà tính linh hoạt thích ứng của các cơ quan hành chính nhà nước còn
nhiều hạn chế so với các tổ chức khác. Bộ máy quan liêu là bộ máy của tổ
chức xã hội, mà hoạt động của nó được phân chia thành các vai trò, các vai
trò này được xác định bởi những quy tắc, thủ tục và được sắp xếp vào một
thứ bậc quyền lực. Trong ngôn ngữ thường ngày, thuật ngữ "Bộ máy quan
liêu" thường được dùng với nghĩa xấu. Theo nhà lý thuyết xã hội học người
Đức Max Weber (1864-1920), các tổ chức xã hội theo mô hình bộ máy quan
liêu có ý nghĩa tích cực trong quá trình tổ chức và vận hành xã hội. Các tổ
chức này có cấu trúc như vậy vì chúng muốn hợp lý hóa cách tổ chức hoạt
động, một xu hướng của xã hội hiện đại. Xu hướng hợp lý hóa tổ chức hoạt
động thể hiện ở bước chuyển mạnh mẽ từ cách thực hiện công việc tự phát,
thiếu kế hoạch, định hướng giá trị truyền thống sang cách làm việc có hệ
thống, được tổ chức theo quy tắc, luật lệ, định hướng mục đích và duy lý. [1]
Sự phân công lao động được xác định theo quy định, theo luật. Trong một
Cục, Vụ của một Bộ, những chức vụ như giám đốc, phó giám đốc, tổng
trưởng phòng, trưởng bộ phận được xác định theo quy định của cục, bộ và
của chính phủ.
Hệ thống ban hành mệnh lệnh theo thứ bậc từ trên xuống dưới với nhiều cấp
độ khác nhau. Nghĩa là, một người đồng thời là cấp dưới của một người,
nhưng lại là cấp trên của những người khác.
Hệ thống văn phòng, hành chính công khai, được bổ xung những file tài liệu
viết, có thể cả một cơ quan trong đó những công việc của tổ chức được mô
tả và lưu giữ.

Quy trình đào tạo chính thức cho các công việc trong tổ chức. Ví dụ, việc
đào tạo nhân viên văn phòng sẽ đơn giản hơn và ngắn hơn so với việc tự học
hỏi qua kinh nghiệm bản thân.
Các thành viên cống hiến toàn bộ sự quan tâm và sức lực cho hoạt động của
tổ chức và coi đó là một sự nghiệp, một nghề nghiệp.
Các quy định hoặc chính thức ít nhiều ổn định có thể học được và tuân theo
một cách dễ dàng. Các quy định này điều chỉnh và định hướng công việc cho
các thành viên. Ví dụ, quy định nghỉ giữa giờ làm việc cho công nhân làm
ca.
Có sự trung thành của thành viên với tổ chức.
Các đặc trưng của bộ máy quan liêu giúp cho tổ chức có thể kiểm soát và
điều phối hành động của các thành viên. Đây là yếu tố then chốt để tạo ra
hiệu quả và năng suất vượt trội của tổ chức quan liêu so với bất kỳ một loại
tổ chức xã hội nào khác. Tuy nhiên, bộ máy quan liêu cũng tạo ra một sản
phẩm đặc trưng gọi là "sự bị tha hóa" - Karl Marx (1818-1883). [1]
Quá trình phát triển của Bộ máy quan liêu
Bộ máy quan liêu không chỉ có trong xã hội hiện đại, mà nó đã tồn tại trong
các xã hội Ai Cập, Trung Quốc, La Mã cổ đại từ xa xưa, v.v Cùng với
cuộc cách mạng công nghiệp, bộ máy quan liêu xuất hiện và phát triển mạnh
mẽ ở các nước phương Tây. Và quan liêu lại đẻ ra quan liêu thể hiện thành
xu hướng tách những nhiệm vụ lớn thành những nhiệm vụ nhỏ hơn. Mỗi một
nghề nghiệp được chuyên môn hóa và những đòi hỏi, tiêu chuẩn cũng chặt
chẽ và nghiêm khắc hơn. Để đạt được những đòi hỏi, tiêu chuẩn của nghề
nghiệp, người lao động phải học qua các trường lớp nhất định, nghĩa là phải
được đào tạo trong những bộ máy quan liêu. [2]
Các tổ chức lúc mới ra đời thường còn nhỏ, nhưng càng về sau càng lớn dần
lên và có xu hướng trở thành tổ chức độc quyền, nhất là trong kinh tế. Các
công ty nhỏ không thể cạnh tranh được với các tổ chức quan liêu đó. Nhằm
tạo môi trường cạnh tranh tự do lành mạnh, chính phủ phải lập ra các cơ
quan điều phối; điều này đã dẫn đến hình thành bộ máy quan liêu mới. Do

đó cho thấy rằng, quan liêu là hiện tượng của nhiều tổ chức trong nhiều chế
độ xã hội khác nhau, và gắn bó chặt chẽ với xu hướng hợp lý hóa hoạt động
của con người.
Hai nguyên nhân làm cho Bộ máy quan liêu phát triển
Năng suất và hiệu quả;
Quyền lực.
Các chức năng của những quy định trong Bộ máy quan liêu
Giao tiếp;
Điều khiển từ xa;
Sự trừng phạt;
Tạo độ co giãn trong quản lý.
Nhược điểm của tổ chức
Nhược điểm của tổ chức
Bất ổn định, không chắc chắn;
Quy mô tổ chức, tính phức tạp và tính không hiệu quả.
Bệnh lý của tổ chức
Phục tùng mù quáng và lạm dụng quyền lực tổ chức;
Xung đột trong tổ chức.
-> nói đến bộ máy quan liêu là: hệ thống thứ bậc quyền lực, nghĩa vụ và
trách nhiệm. Hệ thống đó là một tổ chức chính thức có thể sử dụng vào hoạt
động để hướng tới những mục đích chuyên biệt. Nó là bộ máy chuyên môn
hóa cao 1 nhóm xã hội càng lớn thì tính chuyên môn hóa càng cao
Vd: 1 cơ quan nhỏ chỉ cần 1 kế toán có thể đảm nhiệm được toàn bộ công
việc nhưng với 1 doanh nghiệp lớn thì cần phải có nhiều kế toán phụ trách
các mảng khác nhau
Hay như trong 1 trường đại học cũng mang bộ mặt của bộ máy quan liêu
như: hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lí chung còn giảng viên chịu trách
nhiệm giảng dạy hiệu trưởng không có quyền can thiệp vào việc quản lí lớp
học của giảng viên đó bằng quyền lực của mình.
2.3.mục tiêu và cấu trúc của tổ chức xã hội

* Mục tiêu của tổ chức xã hội : Là cái đích phải đạt được thông qua hoạt
động của tổ chức.Mục tiêu thay đổi hoặc mở rộng mục tiêu thường dẫn tới
thay đổi cơ cấu tổ chức.cần lưu ý là một tổ chức có thể có một hoặc nhiều
mục tiêu,mục tiêu của một tổ chức không phải là bất biến,có thể thay đổi
trong quá trình phát triến của tổ chức ,nhưng điều quan trong là xác định
mục tiêu đó là gì.
Mục tiêu của một doanh nghiệp tư nhân là tạo được lợi nhuận,mục tiêu của
một cơ quan quản lí nhà nước là thực hiện tốt sự quản lí nhà nước trong lĩnh
vực được giao.
Ví dụ:một xí nghiệp sản xuất xe đạp,sau một thời gian thấy việc sản xuất
bàn ghế cao cấp rất có lãi xí nghiệp bèn bắt tay vào sản xuất bàn ghế như
vậy từ chỗ có một nay xí nghiệp có hai mục tiêu để theo đuổi,do đó cơ cấu
tổ chức của xí nghiệp phải thay đổi theo,bao gồm bộ phận nghiên cứu thị
trường bàn ghế,bộ phận kĩ thuật và các phân xưởng sản xuất bàn ghế.
*cấu trúc của tổ chức xã hội
Cơ quan hành chính nhà nước thường có cơ cấu tổ chức 2 hoặc 3 cấp
Ví dụ:một cơ quan có thủ trưởng,dưới là tổ trưởng dưới tổ trưởng là nhân
viên.
SƠ ĐỒ
Ban quản lí làng
Thiết chế dòng họ Thiết chế pháp luật
Các MQH huyết thống MQH ngoài huyết
thống( láng giềng)
Mục tiêu của tổ chức xã hội Là cái đích phải đạt được thông qua hoạt động
của tổ chức.Mục tiêu thay đổi hoặc mở rộng mục tiêu thường dẫn tới thay
đổi cơ cấu tổ chức.cần lưu ý là một tổ chức có thể có một hoặc nhiều mục
tiêu,mục tiêu của một tổ chức không phải là bất biến,có thể thay đổi trong
quá trình phát triến của tổ chức ,nhưng điều quan trong là xác định mục tiêu
đó là gì.
Mục tiêu của một doanh nghiệp tư nhân là tạo được lợi nhuận,mục tiêu của

một cơ quan quản lí nhà nước là thực hiện tốt sự quản lí nhà nước trong lĩnh
vực được giao.
Ví dụ:một xí nghiệp sản xuất xe đạp,sau một thời gian thấy việc sản xuất
bàn ghế cao cấp rất có lãi xí nghiệp bèn bắt tay vào sản xuất bàn ghế như
vậy từ chỗ có một nay xí nghiệp có hai mục tiêu để theo đuổi,do đó cơ cấu
THỦ TRƯỞNG
Tổ trưởng Tổ trưởng Tổ trưởng
Nhân
viên
Nhân
viên
Nhân
viên
Nhân
viên
Nhân
viên
Nhân
viên
tổ chức của xí nghiệp phải thay đổi theo,bao gồm bộ phận nghiên cứu thị
trường bàn ghế,bộ phận kĩ thuật và các phân xưởng sản xuất bàn ghế.
3. Quản lí tổ chức xã hội
Trong tổng thể phức hợp của những mỗi tương tác và quan hệ tất yếu xuất
hiện mỗi quan hệ, liên kết, tương hỗ giưa xã hội học và các lĩnh vực quản lý.
a – khái niệm quản lý
Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể vào
đối tượng theo một quy trình nhất định nhằm đạt được hiệu quả tối ưu so với
yêu cầu đăt ra. Quản lý gồm nhiều dạng thưc khác nhau:
- Quản lý giới vô sinh là quản lý khoáng sản, đất đai, tài nguyên thiên
nhiên, rừng, biển, thềm lục địa.

- Quản lý giới sinh vật là quản lý các loài động vật, gia cầm, gia súc,
chim muống, cây cỏ… có nghĩa là quản lý toàn bộ sinh vật sống.
- Quản lý xã hội là chương trình quản lý con người, đối tượng của nó là
các nhóm, các tổ chức, các cộng đồng xã hội đa dạng với tất cả các
nghành, các lĩnh vực phong phú cảu nó.
b – Quản lý xã hội là quá trình quản lý con người
Chủ thể là con người, đối tượng là con người song con người không phải tồn
tại một cách đơn độc, tách biệt với nhau mà còn luôn luôn tồn tại trong các
nhóm. Các tổ chức xã hội, các cộng đồng xã hội.
Trong cuộc sống, cho dù nội dung, tính chất và kiểu loại của quản lý có đa
dạng và phức tạp đến bao nhiêu thì vẫn đề quản lý xã hội cũng có 2 mặt.
Thú nhất chủ thể quản lý, thư hai đối tượng quản lý.
Đối tượng quản lý phải phục tùng sự tác động của chủ thể quản lý. Quản lý
xã hội cần phải có thông tin, luôn phải gắn với thông tin và mỗi liên hệ
ngược.
c – Bản chất
Quản lý tổ chức có bản chất là quản lý xã hội dựa theo sự ràng buộc về
quyền lực.
Vd: Trong quân dội 1 người đại tướng có thể ra lệnh mà mọi quân nhân phải
nghe theo.
Mỗi lĩnh vực có 1 mô hình quan lý tổ chức khác nhau.

×