Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

LÊ MINH HƯNG

KHẢO SÁT KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG
THIẾU MÁU, THIẾU SẮT Ở PHỤ NỮ MANG THAI
ĐẾN KHÁM BỆNH TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT
BỆNH TẬT TỈNH TRÀ VINH NĂM 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CẦN THƠ, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

LÊ MINH HƯNG

KHẢO SÁT KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG
THIẾU MÁU, THIẾU SẮT Ở PHỤ NỮ MANG THAI
ĐẾN KHÁM BỆNH TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT
BỆNH TẬT TỈNH TRÀ VINH NĂM 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược Lý-Dược Lâm Sàng
Mã số: 20872020514

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VÕ VĂN BẢY



CẦN THƠ, 2022


i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Bộ mơn Dược lâm
sàng, Phịng đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Trà Vinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi
được học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Võ Văn Bảy, Đang cơng tác
tại Bệnh viện Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh, đã trực tiếp hướng dẫn, tận
tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong
suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cơ
giáo Bộ mơn Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các
vướng mắc của tơi trong q trình làm luận văn.
Tôi xin cảm ơn, bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tơi trong suốt
q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên,
chia sẻ, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày

tháng năm 2022
Học viên

Lê Minh Hưng



ii
TĨM TẮT
KHẢO SÁT KIẾN THỨC PHỊNG CHỐNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT Ở
PHỤ NỮ MANG THAI ĐẾN KHÁM BỆNH TẠI TRUNG TÂM KIỂM
SOÁT BỆNH TẬT TỈNH TRÀ VINH NĂM 2022.
Thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng
quan tâm, đặc biệt tại các khu vực nông thôn.
Mục tiêu:
1. Đánh giá mức độ kiến thức chung phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở
phụ nữ mang thai
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức chung phòng chống thiếu
máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai.
Đối tượng và phương pháp:
nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện gồm 384 phụ nữ mang thai
đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh, từ tháng 1
đến tháng 6 năm 2022. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp theo
bảng hỏi.
Kết quả:
Thai phụ có tuổi thấp nhất là 18 và cao nhất là 47 tuổi. Tỷ lệ kiến thức chung
đúng của thai phụ về phòng chống thiếu máu, thiếu sắt còn thấp (58,3%). Các
yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt: Thai phụ ở
độ tuổi từ 25-35 tuổi có kiến thức chung đúng cao hơn nhóm > 35 tuổi và < 25
tuổi (p<0,05); Ở thành thị có kiến thức chung đúng cao hơn nhóm thai phụ ở
nơng thơn (p<0,05); Trình độ học vấn càng thấp thì kiến thức chung đúng
càng giảm (p<0,05). Thai phụ là cán bộ, cơng viên chức có kiến thức chung
đúng cao hơn nhóm: Cơng nhân, nội trợ (p<0,05); Thu nhập tốt có kiến thức
đúng cao hơn thu nhập thấp (p<0,05);


iii

Thai phụ có dự định mang thai, thường xuyên theo dõi cân nặng và tuân thủ
uống viên sắt có kiến thức chung đúng cao hơn nhóm khơng tn thủ
(p<0,05); Thai phụ có tẩy giun định kỳ 6 tháng/l lần và được cán bộ Y tế
hướng dẫn phịng bệnh có kiến thức chung đúng cao hơn nhóm thai phụ khơng
được hướng dẫn (p<0,05); Thai phụ có tiếp cận nguồn thơng tin có kiến thức
chung đúng cao hơn đối tượng khơng tiếp cận (p<0,05). Nguồn thông tin mà
thai phụ mong muốn được nhận thêm nhất là từ cán bộ y tế (96,1%), internet
(90,4%).
Kết quả nghiên cứu đã cung cấp nhiều cơ sở dữ liệu quan trọng để thực
hiện tốt chương trình phịng chống thiếu máu, thiếu sắt phụ nữ tuổi sinh đẻ nói
chung, và phụ nữ mang thai nói riêng tại tỉnh Trà Vinh
Từ khoá: Kiến thức, thiếu máu, thiếu sắt, phụ nữ mang thai, Trà Vinh.


iv
ABSTRACT
SURVEY OF KNOWLEDGE FOR PREVENTION OF ANEMIA, IRON
DEFICIENCY IN PREGNANT WOMEN WHO COME FOR MEDICAL
EXAMINATION AT TRA VINH PROVINCE'S DISEASE CONTROL
CENTER IN 2022.
Iron deficiency anemia in pregnancy is a public health concern of concern,
especially in rural areas.
Research objectives:
1. Assess the level of general knowledge about prevention of anemia and iron
deficiency in pregnant women
2. Analysis of some factors related to general knowledge of prevention of
anemia and iron deficiency in pregnant women.
Research Methods:
A cross-sectional descriptive study, convenient sampling of 384 pregnant
women who visited the Center for Disease Control of Tra Vinh Province, from

January to June 2022. Study subjects were interviewed directly following
follow-up interviews. questionnaire.
Result:
The youngest pregnant woman is 18 years old and the highest is 47 years old.
The rate of correct general knowledge of pregnant women on prevention of
anemia and iron deficiency is still low (58.3%). Factors related to knowledge
of prevention of anemia and iron deficiency: Pregnant women aged 25-35
years have higher correct general knowledge than those of > 35 years old and
< 25 years old (p<0.05); In urban areas, the correct general knowledge is
higher than that of pregnant women in rural areas (p<0.05); The lower the
level of education, the lower the correct general knowledge (p<0.05). Pregnant
women who are cadres and civil servants have higher correct general
knowledge than workers, housewives (p<0.05); Good income with correct
knowledge is higher than low income (p<0.05);


v
Pregnant women who plan to become pregnant, regularly monitor their weight
and adhere to taking iron tablets have a higher correct general knowledge than
the non-compliance group (p<0.05); Pregnant women who had regular
deworming every 6 months/l and were guided by health workers to prevent the
disease had higher correct general knowledge than the group of pregnant
women who were not guided (p<0.05); Pregnant women who have access to
information sources have more correct general knowledge than those who do
not (p<0.05). The sources of information that pregnant women most want to
receive are from health workers (96.1%), the internet (90.4%).
The research results have provided many important databases to well
implement the program of prevention of anemia and iron deficiency in women
of childbearing age in general and pregnant women in particular in Tra Vinh
province.

Keywords: Knowledge, anemia, iron deficiency, pregnant women, Tra Vinh.


vi
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2022

Học viên

Lê Minh Hưng


vii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
TÓM TẮT.........................................................................................................ii
ABSTRACT..................................................................................................... iv
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................ vi
MỤC LỤC ......................................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................... xiii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. xiv
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 3
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA ..........................................3
1.1.1 Vai trò sinh học của sắt trong cơ thể .................................................3
1.1.2 Định nghĩa thiếu máu ........................................................................4
1.1.3 Định nghĩa thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ ....................................4
1.2 NGUYÊN NHÂN BỆNH THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT .................4
1.2.1 Thiếu máu thiếu sắt xảy ra do nhiều nguyên nhân ............................4
1.2.2 Yếu tố nguy cơ gây thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai ............5
1.3 CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT ...................................7
1.4. TÌNH HÌNH THIẾU MÁU CỦA PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM .........................................................................7
1.4.1 Tình hình thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ trên thế giới ...............7
1.4.2 Tình hình thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam. ...............8
1.5 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC CỦA THAI PHỤ VỀ
PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT ..............................................9
1.6 GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT .....10
1.6.1 Đa dạng hóa bữa ăn, giáo dục truyền thơng ....................................10
1.6.2 Tăng cường sắt vào thực phẩm........................................................11
1.6.3 Phịng chống nhiễm khuẩn ..............................................................11
1.7 BỔ SUNG VIÊN SẮT CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ THIẾU
MÁU CAO .......................................................................................................12


viii
1.8 PHÁC ĐỒ BỔ SUNG VIÊN SẮT/FOLIC CHO PHỤ NỮ MANG
THAI ................................................................................................................13
1.9 VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................................13
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 15
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................15
2.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ....................................15

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................15
2.4 MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU .........................................15
2.4.1 Cỡ mẫu.............................................................................................15
2.4.2 Phương pháp chọn mẫu ...................................................................15
2.5 TIÊU CHÍ CHỌN MẪU ......................................................................16
2.6 LIỆT KÊ CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU..........................................16
2.6.1 Biến độc lập .....................................................................................16
2.6.2 Kiến thức phòng thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai .............18
2.6.3 Tương tác thuốc ...............................................................................22
2.7 KỸ THUẬT, PHƯƠNG TIỆN ............................................................27
2.7.1 Kỹ thuật thu thập thông tin ..............................................................27
2.7.2 Công cụ thu thập ..............................................................................27
2.8 KIỂM SỐT SAI LỆCH THƠNG TIN .............................................27
2.9 XỬ LÝ DỮ LIỆU ..................................................................................28
2.10 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .......................................28
2.11 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ................................................28
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 30
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU ............................30
3.2 NGUỒN THÔNG TIN VÀ NHU CẦU NHẬN THÔNG TIN VỀ
PHÒNG CHỐNG TMTS ...............................................................................34
3.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIẾN THỨC CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG CHỐNG TMTS .............................................37
3.4 PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC
CHUNG PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT Ở PHỤ NỮ
MANG THAI ĐẾN KHÁM BỆNH TẠI TTKSBT TỈNH TRÀ VINH
NĂM 2022. .......................................................................................................42
3.4.1 Liên quan giữa kiến thức chung với đặc điểm chung của đối ĐTNC.42


ix

3.4.2 Liên quan giữa kiến thức chung với số lần mang thai của ĐTNC ..45
3.4.3 Liên quan giữa kiến thức chung với dự định mang thai của ĐTNC ...45
3.4.4 Liên quan giữa kiến thức chung với theo dõi cân nặng của ĐTNC 46
3.4.5 Liên quan giữa kiến thức chung với mức độ ăn uống của ĐTNC ..46
3.4.6 Liên quan giữa kiến thức chung với tuân thủ uống viên sắt của
ĐTNC ...............................................................................................................47
3.4.7 Liên quan giữa kiến thức chung với tẩy giun định kỳ của ĐTNC . 47
3.4.8 Liên quan giữa kiến thức chung phòng TMTS của ĐTNC với
hướng dẫn của cán bộ Y tế ...............................................................................48
3.4.9 Liên quan giữa kiến thức chung với tiếp cận nguồn thông tin của
ĐTNC ...............................................................................................................48
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN .............................................................................. 50
4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..............50
4.2 NGUỒN THÔNG TIN VÀ NHU CẦU NHẬN THÔNG TIN VỀ
PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT ...........................................51
4.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIẾN THỨC CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU VỀ PHỊNG CHỐNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT .........52
4.4 PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC
PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT Ở PHỤ NỮ MANG THAI
ĐẾN KHÁM BỆNH TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH
TRÀ VINH NĂM 2022. ..................................................................................54
4.4.1 Liên quan giữa kiến thức chung với đặc điểm chung của đối tượng
nghiên cứu.........................................................................................................54
4.4.2 Liên quan giữa kiến thức chung với số lần mang thai của đối tượng
nghiên cứu.........................................................................................................56
4.4.3 Liên quan giữa kiến thức chung với dự định mang thai của đối
tượng nghiên cứu ..............................................................................................56
4.4.4 Liên quan giữa kiến thức chung với theo dõi cân nặng của đối
tượng nghiên cứu ..............................................................................................56
4.4.5 Liên quan giữa kiến thức chung với mức độ ăn uống của đối tượng

nghiên cứu.........................................................................................................57
4.4.6 Liên quan giữa kiến thức chung với tuân thủ uống viên sắt của đối
tượng nghiên cứu ..............................................................................................57
4.4.7 Liên quan giữa kiến thức chung với tẩy giun định kỳ của đối tượng
nghiên cứu.........................................................................................................57


x
4.4.8 Liên quan giữa kiến thức chung về phòng chống thiếu máu, thiếu
sắt của đối tượng nghiên cứu với hướng dẫn của cán bộ Y tế .........................58
4.4.9 Liên quan giữa kiến thức chung với tiếp cận nguồn thông tin của
đối tượng nghiên cứu ........................................................................................58
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN .............................................................................. 59
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 62
PHỤ LỤC ....................................................................................................... xv


xi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng phân loại mức độ của tương tác trong DF .............................. 22
Bảng 2.2 Bảng phân loại mức độ nặng của tương tác trong SDI .................... 24
Bảng 2.3 Bảng phân loại mức độ y văn ghi nhận về tương tác trong SDI ...... 25
Bảng 2.4 Bảng phân loại mức độ can thiệp của tương tác trong SDI ............. 26
Bảng 2.5 Bảng phân loại mức độ chung trong SDI ......................................... 27
Bảng 3.1 Thông tin về tuổi của đối tượng nghiên cứu .................................... 30
Bảng 3.2 Dân tộc của đối tượng nghiên cứu ................................................... 30
Bảng 3.3 Nơi ở của đối tượng nghiên cứu....................................................... 31
Bảng 3.4 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu .................................... 31
Bảng 3.5 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ........................................... 32

Bảng 3.6 Điều kiện kinh tế gia đình của đối tượng nghiên cứu ...................... 32
Bảng 3.7. Thông tin về số lần mang thai của đối tượng nghiên cứu ............... 33
Bảng 3.8. Thông tin về triệu chứng nghén của đối tượng nghiên cứu ............ 33
Bảng 3.9. Dự định mang thai của đối tượng nghiên cứu................................. 33
Bảng 3.10 Tiếp nhận thơng tin về phịng chống TMTS .................................. 34
Bảng 3.11 Nhu cầu nhận thêm thơng tin về phịng chống TMTS ................... 36
Bảng 3.12. Kiến thức đúng của ĐTNC về phòng chống TMTS ..................... 37
Bảng 3.13 Liên quan giữa kiến thức chung với tuổi của ĐTNC ..................... 42
Bảng 3.14 Liên quan giữa kiến thức chung với dân tộc của ĐTNC ............... 42
Bảng 3.15 Liên quan giữa kiến thức chung với nơi ở của ĐTNC................... 43
Bảng 3.16 Liên quan giữa kiến thức chung với TĐHV của ĐTNC ................ 43
Bảng 3.17 Liên quan giữa kiến thức chung với nghề nghiệp của ĐTNC ....... 44
Bảng 3.18 Liên quan giữa kiến thức chung với thu nhậpcủa ĐTNC .............. 44
Bảng 3.19 Liên quan giữa kiến thức chung với số lần mang thai của ĐTNC 45
Bảng 3.20 Liên quan giữa kiến thức chung với dự định mang thai của ĐTNC45
Bảng 3.21 Liên quan giữa kiến thức chung với theo dõi cân nặng của ĐTNC46
Bảng 3.22 Liên quan giữa kiến thức chung với mức độ ăn uống của ĐTNC . 46


xii
Bảng 3.23 Liên quan giữa kiến thức chung với tuân thủ uống viên sắt của
ĐTNC .............................................................................................................. 47
Bảng 3.24 Liên quan giữa kiến thức chung với tẩy giun định kỳ của ĐTNC . 47
Bảng 3.25 Liên quan giữa kiến thức chung phòng TMTS của ĐTNC với hướng
dẫn của CBYT ................................................................................................. 48
Bảng 3.26 Liên quan giữa kiến thức chung với tiếp cận nguồn thông tin của
ĐTNC .............................................................................................................. 48


xiii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Thai phụ có nghe truyền thơng về phịng chống TMTS .............. 35
Biểu đồ 3.2 Kiến thức chung đúng của đối tượng nghiên cứu ........................ 41


xiv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

CBYT

Cán bộ y tế

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TMTS

Thiếu máu thiếu sắt


WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu máu thiếu sắt tác động đến hàng tỷ người trên thế giới nhất là ở
phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Thiếu máu do thiếu sắt là
loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo
ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, trong số hơn 1,6 tỷ người trên toàn cầu bị
thiếu máu thì có tới 50% là thiếu máu do thiếu sắt [44]. Theo Hiệp hội Phát
triển Quốc tế, thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai tại các nước cơng
nghiệp là 17,4%, trong khi đó các nước đang phát triển tăng lên đáng kể đến
56% [5], [45] . Có nhiều nguyên nhân có thể gây thiếu máu, nhưng thường
gặp nhất ở phụ nữ mang thai là thiếu máu do thiếu sắt. Khi cơ thể không nhận
đủ lượng sắt cần thiết từ khẩu phần ăn, do chế độ dinh dưỡng của người mẹ
thiếu chất đạm hoặc do ăn kiêng quá mức, ăn uống khơng hợp lý hoặc vì
hồn cảnh kinh tế cụ thể, người mẹ rất dễ bị thiếu máu do thiếu sắt, do mất
máu, nhiễm giun, rối loạn hấp thu sắt và nhu cầu tăng [14], [41] . Ở phụ nữ,
tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt cao thường liên quan đến mất máu qua các kỳ kinh
nguyệt, nhu cầu cao khi mang thai và thời gian cho con bú. Hậu quả của thiếu
máu thiếu sắt đối với phụ nữ mang thai sẽ gây ra sẩy thai, đẻ non, trẻ sinh ra
nhẹ cân, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của trẻ em. Thiếu máu
ở phụ nữ cũng làm tăng nguy cơ tai biến và tử vong mẹ trong cả thời kỳ
mang thai và sinh nở [4], [46]. Với các ảnh hưởng nặng nề của thiếu máu do
thiếu sắt, việc phịng ngừa, phát hiện sớm và có kế hoạch điều trị kịp thời sẽ
là can thiệp có hiệu quả trong việc nâng cao sức khỏe và giảm tỷ lệ tử vong ở

bà mẹ và trẻ em [44]. Những năm gần đây, chiến lược phòng chống thiếu
máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai của Việt Nam có sự thay đổi. Từ việc
cung cấp miễn phí viên sắt cho các bà mẹ mang thai uống hàng ngày, thì nay
chương trình chỉ tuyên truyền để các phụ nữ mang thai tự mua viên sắt để
uống. Theo khuyến cáo của Liên đoàn sản phụ khoa quốc tế, tất cả các phụ
nữ mang thai đều được khuyến cáo bổ sung sắt hàng ngày [38]. Như vậy, có
thể nói rằng việc phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai phụ


2
thuộc rất nhiều vào nhận thức của bản thân người phụ nữ. Để giúp cán bộ
quản lý công tác chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản có một nhận định
khách quan về thực trạng chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em tại tỉnh Trà
Vinh. Góp phần tìm ra nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao kiến thức cho cộng đồng, khắc phục cải thiện tình trạng dinh dưỡng,
giảm thiểu nguy cơ gây thiếu máu, giảm tử vong mẹ, và tử vong chu sinh. Vì
vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu: “Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu
máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát
Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022”, với mục tiêu:
1. Đánh giá mức độ kiến thức chung phòng chống thiếu máu, thiếu sắt
ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh
Trà Vinh năm 2022.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức chung phòng chống
thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm
soát Bệnh tật tỉnh Trà Vinh năm 2022.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA
1.1.1 Vai trò sinh học của sắt trong cơ thể
Sắt là một trong những chất vi lượng có vai trò quan trọng bậc nhất để
tổng hợp nên hemoglobin, chất có mặt trong tế bào hồng cầu. Ở người bình
thường, 90-95% lượng sắt trong cơ thể được tái sử dụng từ nguồn sắt do hồng
cầu già bị phá hủy và giải phóng ra, có 5-10% (1-2 mg) lượng sắt được bài
tiết qua nước tiểu, mồ hôi, phân. Để bù lại lượng sắt mất đi, cơ thể nhận thêm
sắt từ thức ăn, quá trình hấp thu sắt diễn ra chủ yếu ở dạ dày, hành tá tràng và
đoạn đầu hỗng tràng. Máu được sinh ra từ tủy xương. Ở người trưởng thành,
bình thường hàng ngày cơ thể bị mất đi từ 40-50 ml máu và tủy xương cũng
sẽ tái tạo lại đủ số lượng đã mất [3]. Vai trị chính của hồng cầu là vận
chuyển oxy đi khắp cơ thể để ni sống các tế bào và vận chuyển khí
cacbonic (CO 2) thải từ các tế bào qua phổi để thải ra ngoài nhằm đáp ứng
đời sống của con người. Tuy nhiên, để vận chuyển oxy hay CO2 là do
hemoglobin (còn gọi là Huyết sắc tố) của hồng cầu quyết định. Hemoglobin
là thành phần cơ bản của hồng cầu, chiếm 1/3 trọng lượng hồng cầu. Có
khoảng 300 triệu phân tử Hb trong hồng cầu [2], [36] .
Khối lượng sắt toàn phần trong cơ thể xấp xỉ 4 đến 5 g, trong đó 66%
hemoglobin, 4% trong myoglobin và các enzym chứa sắt của hệ thống
cytochrom, 30% còn lại chủ yếu ở lách, gan và tủy xương.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi thiếu sắt đáp ứng miễn dịch của cơ thể
giảm ở 3 thành phần chính của hệ thống miễn dịch: Miễn dịch tế bào, miễn
dịch dịch thể và hoạt động của các đại thực bào. Ở bệnh nhân thiếu sắt, tế bào
lympho T giảm. Khi bệnh nhân thiếu máu nặng có thể giảm khoảng 20% tế
bào lympho B. Người ta cũng thấy có sự giảm bạch cầu đa nhân trung tính


4
trong trường hợp thiếu sắt. Chính vì vậy, thiếu sắt còn làm tăng khả năng mắc

bệnh của bà mẹ và trẻ em. [34], [35]
1.1.2 Định nghĩa thiếu máu
Theo WHO thiếu máu được định nghĩa khi nồng độ hemoglobin <13
g/dl ở người nam trưởng thành và <12 g/dl ở phụ nữ trưởng thành. [45]
Do sự biến đổi sinh lý trong thai kỳ, thể tích huyết tương gia tăng nhiều
hơn thể tích huyết cầu. Vì vậy sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu sinh lý. Trị số
sinh lý bình thường của ở phụ nữ mang thai sẽ thay đổi từ 11,5 đến 13 g/dl.
[2], [3] .
Ở phụ nữ mang thai thiếu máu được định nghĩa khi nồng độ hemoglobin
thấp hơn11 g/dl. Và được phân độ nặng nhẹ như sau: Nhẹ 10-10,9 g/dl;
Trung bình 7-9,9 g/dl; Nặng 4-6,9 g/dl; Rất nặng 4 Theo trung tâm kiểm soát bệnh tật của Hoa Kỳ, thiếu máu trong thai kỳ
được định nghĩa khi nồng độ hemoglobin <11g/dl hemoglobin <11 g/dl ở tam
cá nguyệt thứ I và III; và <10,5 g/dl ở tam cá nguyệt thứ II. [18], [37]
1.1.3 Định nghĩa thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ
Trong thai kỳ, khi nồng độ hemoglobin thấp hơn 11 g/dl và nồng độ
ferritin huyết thanh dưới 12 mg/ml thì được xác định là thiếu máu thiếu sắt.
[10],16]
1.2 NGUYÊN NHÂN BỆNH THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT
1.2.1 Thiếu máu thiếu sắt xảy ra do nhiều nguyên nhân [2], [24] .
Tuy nhiên được phân loại theo 3 nhóm chính:
-Khơng cung cấp đủ nhu cầu về sắt:
· Nhu cầu về sắt tăng lên đối với trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ thời kỳ
kinh nguyệt, phụ nữ có thai, cho con bú…
· Chế độ ăn thiếu sắt: Chế độ ăn uống không cân đối, ăn kiêng, người
nghiện rượu, người già,...
· Sử dụng một số thực phẩm làm giảm hấp thu sắt như tanin, cà phê,
nước uống có gas,...



5
· Cơ thể bị giảm hấp thu sắt do mắc một số bệnh lý như Viêm dạ dày,
viêm ruột; cắt đoạn dạ dày, ruột,...
-Mất máu do thiếu máu mạn:
Mất máu trong các trường hợp cơ thể bị loét dạ dày, túi thừa meckel,
polyp, u mạch máu, bệnh lý viêm đường ruột, viêm chảy máu đường tiết
niệu; mất máu nhiều qua kinh nguyệt; sau phẫu thuật, sau chấn thương, u xơ
tử cung,...
-Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh hay cách gọi khác là
Hypotrans errinemia.

ảy ra khi cơ thể không tổng hợp được trans errin vận

chuyển sắt. Bệnh này rất nguy hiểm, nó dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm
trọng cho gan, tim, xương khớp như suy tim, đau xương khớp, tiểu đường,...
1.2.2 Yếu tố nguy cơ gây thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai
Những phụ nữ có nguy cơ cao xuất hiện thiếu máu thiếu sắt trong khi
mang thai nếu:
-

Khoảng cách giữa hai lần mang thai liên tiếp quá gần nhau.

-

Mang thai với hơn một thai nhi (mang thai đôi, mang thai ba, thậm
chí nhiều hơn).

-

Nơn q thường xun, q nhiều do bị nghén buổi sáng.


-

Mang thai khi còn ở lứa tuổi vị thành niên.

-

Không thu nhận đủ lượng sắt cần thiết.

-

Trước khi mang thai là người có chu kì kinh nguyệt ra nhiều máu
(cường kinh).

-

Có tiền sử thiếu máu trước khi mang thai

Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, nhu cầu sắt tăng cao để phát triển bào
thai, nhau thai và cho người mẹ. Tổng số lượng sắt cần thiết đối với phụ nữ
có thai là khoảng 1000 mg, vì vậy trong suốt q trình mang thai nếu khơng
được cung cấp đủ sắt thì tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở bà bầu rất dễ xảy
ra[22], [27] .


6
Phụ nữ cho con bú: Sắt được tiết theo sữa để nuôi con. Như đã đề cập ở
trên, nhu cầu về sắt ở phụ nữ mang thai cao hơn so với phụ nữ khơng mang
thai, cụ thể trong thai kì mỗi ngày người phụ nữ cần 27 mg sắt. Tuy nhiên với
chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng, chứa các loại thức ăn có hàm lượng

sắt cao là đã có thể phịng tránh được tình trạng thiếu sắt.
Mỗi ngày người phụ nữ mang thai nên sử dụng ít nhất là ba khẩu phần
thức ăn giàu sắt, chẳng hạn như:
-

Thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, và cá.

-

Các loại rau có lá màu xanh đậm (ví dụ như rau chân vịt, bông cải
xanh, và cải xoăn kale).
Ngũ cốc và lúa mì bổ sung sắt.Các loại đậu hạt, đậu lăng, và đậu

-

phụ, các loại hạt và mầm.
Trứng.

-

Để làm tăng khả năng hấp thu sắt từ các nguồn thực vật (và cả các sản
phẩm bổ sung sắt), hãy sử dụng cùng với thực phẩm chứa nhiều vitamin C,
chẳng hạn như: Các loại hoa quả như: cam, chanh và nước ép từ chúng. Dâu
tây, kiwi, cà chua, ớt chuông.
Tuy nhiên nếu sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt thì hãy tránh sử dụng
cùng các sản phẩm tăng cường calci, bởi mặc dù calci cũng là thành phần
thiết yếu đối với phụ nữ mang thai, nhưng calci lại có thể làm giảm hấp thu
sắt, nên uống cách xa. Mỗi phụ nữ mang thai đều có nguy cơ tiềm ẩn sinh ra
những em bé không khỏe mạnh, cho dù họ bao nhiêu tuổi, con so (lần đầu)
hay con rạ (từ lần hai) mặc dù lần mang thai trước đó bà mẹ đã sinh ra đứa trẻ

khỏe mạnh. Tuy vậy, một số trường hợp phụ nữ cần phải bổ sung vi chất dinh
dưỡng:
-Tình trạng dinh dưỡng kém, bị sụt cân, ăn ít, khẩu phần ăn khơng cân
đối, thiếu vi chất dinh dưỡng.
-Có giai đoạn khơng ăn được do mệt mỏi, chán ăn hay lo lắng nhiều.
-Mới sẩy thai, hay thai chết lưu.


7
-Làm việc vất vả hoặc bị căng thẳng thần kinh.
-Phụ nữ đẻ dày, đẻ nhiều, có thể để lại hậu quả tình trạng dinh dưỡng
kém, nên rất cần cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng trước khi mang thai.
-Có tiền sử sinh con khiếm khuyết ống thần kinh.
-Nghiện cà phê, rượu hay thuốc lá.
-Thiếu máu thiếu sắt là một bệnh rất phổ biến tác động đến hàng tỷ
người trên thế giới, đặc biệt là phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai và trẻ
nhỏ. Ngày càng có nhiều người bị ảnh hưởng bởi bệnh thiếu máu do thiếu sắt
hơn so với bất kỳ sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng nào. Trước khi tình trạng
thiếu máu xảy ra, thiếu sắt đã làm ảnh hưởng đến các chức năng khác, như hệ
thống miễn dịch, hệ thống thần kinh, làm giảm khả năng miễn dịch, giảm
hoạt động thể chất và suy giảm nhận thức. [27],[33],[39],[40]
1.3 CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT
Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu thường nghèo nàn và âm thầm.
Người bị thiếu máu có thể khơng tự nhận ra bệnh, điều đó gây khó khăn
trong phịng chống bệnh này ở cộng đồng. Biểu hiện của thiếu máu nhẹ là:
mệt mỏi, mất ngủ, kém tập trung.
Ở Phụ nữ có thai: Phổ biến là da xanh, niêm mạc nhợt (niêm mạc mắt,
lợi), móng tay khum hình thìa, lịng bàn tay nhợt nhạt, đầu lưỡi có một đám
những hạt sắc đỏ sẫm, mệt mỏi, khi thiếu máu nặng thường có dấu hiện
chóng mặt, tim đập mạnh, khó thở khi lao động gắng sức…

Xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán thiếu máu là định lượng
Hemoglobin (Hb). Ở phụ nữ mang thai nếu Hb < 11 g/L và phụ nữ khơng có
thai nếu Hb < 12 g/L được xác định là thiếu máu. [2],[4]
1.4. TÌNH HÌNH THIẾU MÁU CỦA PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.4.1 Tình hình thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ trên thế giới
Thiếu máu là vấn đề sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến cả quốc gia
phát triển và quốc gia đang phát triển, gây hậu quả nặng nề đối với sức khỏe


8
con người cũng như đối với sự phát triển kinh tế và xã hội. Thiếu máu xảy ra
ở tất cả các giai đoạn của chu kỳ vòng đời, phổ biến nhất ở phụ nữ có thai và
trẻ nhỏ [43].
Phụ nữ độ tuổi sinh đẻ có nguy cơ cao bị thiếu máu do cạn kiệt sắt mạn
tính vì mất sắt trong các chu kỳ kinh nguyệt.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới từ số liệu điều tra trên 192
quốc gia từ năm 1993 đến năm 2005 (Ngân hàng dữ liệu tồn cầu của WHO)
cho thấy có 56,4 triệu phụ nữ có thai bị thiếu máu, chiếm 41,8%, trong đó tỷ
lệ thiếu máu cao nhất ở châu Phi (57,1%), tiếp đến Đông Nam Á (48,2%).
Châu Âu và châu Mỹ có tỷ lệ thiếu máu thấp hơn (25,1% và 24,1%) [35],
[37].
Có khoảng 468,4 triệu phụ nữ khơng có thai trên toàn cầu bị thiếu máu,
chiếm 30,2%. Châu Phi vẫn là châu lục có tỷ lệ thiếu máu cao nhất (47,5%)
với 69,9 triệu phụ nữ bị thiếu máu. Đông Nam Á có tỷ lệ thiếu máu thấp hơn
(45,7%) nhưng lại ảnh hưởng tới 182 triệu phụ nữ. Châu Âu và châu Mỹ tỷ lệ
thiếu máu gần như thấp nhất (19% và 17,8%)[32], [40].
Theo ước tính của WHO hậu quả của thiếu máu do thiếu sắt sẽ làm ảnh
hưởng tới 350 triệu phụ nữ bị đẻ non và con bị thiếu cân, 325 triệu người
trưởng thành giảm khả năng lao động và 200 triệu tử vong ở phụ nữ do các

tai biến liên quan đến thai sản. [45]
1.4.2 Tình hình thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam.
Cũng như nhiều nước đang phát triển khác, ở Việt Nam thiếu máu
cũng được coi là vấn đề sức khoẻ cộng đồng. Mặc dù tình trạng thiếu máu đã
được cải thiện trong vài thập kỷ qua nhưng mức giảm còn chậm. Theo số liệu
gần đây nhất, thiếu máu ở phụ nữ Việt Nam tuổi sinh đẻ là 28,8%, có ý nghĩa
sức khỏe cộng đồng mức trung bình. Tỷ lệ thiếu máu cao hơn ở phụ nữ có
thai (36,5%) là thực trạng đáng lo ngại vì sẽ tăng nguy cơ gây đẻ non/nhẹ cân
và các tai biến khi đẻ cho cả mẹ và con. Thiếu máu của mẹ dẫn tới thiếu máu


9
ở bào thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực của trẻ em sau này [14],
[20].
Nghiên cứu của Vương Thị Ngọc Lan tại 6 quận nội thành và 3 huyện
ngoại thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận thiếu máu thiếu sắt chiếm tỷ lệ 75,5%
trên tổng số phụ nữ mang thai bị thiếu máu [18]. Tại thành phố Hồ Chí Minh,
Đặng Thị Hà nghiên cứu tần suất thiếu máu trong thai kỳ ở 5 huyện ngoại
thành và 17 quận nội thành chiếm 38,1% trong đó thiếu máu thiếu sắt chiếm
82,6% [10] . Tại Huế, năm 2002 Nguyễn Thị Ngân tìm hiểu nguyên nhân
thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại bệnh viện trung ương Huế do thiếu máu
thiếu sắt chiếm 83,3% trên tổng số thai phụ bị thiếu máu [22] .
Tình trạng thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ khác nhau rõ rệt theo vùng,
ở vùng núi Tây Bắc (56,7%), tiếp đến là Nam miền Trung và Đơng Bắc có tỷ
lệ thiếu máu lần lượt là 36,3% và 31,9%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức
Vy về ảnh hưởng của tình trạng thiếu máu. Nhóm bà mẹ thiếu máu nặng có
28,57% trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 2.500 g; nhóm bà mẹ thiếu máu trung
bình có 11,89% trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 2.500 g; nhóm bình thường
thì tỉ lệ này là 10,2% sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê [30] .
Ảnh hưởng của uống viên sắt tới trọng lượng của trẻ sơ sinh: Bà mẹ

uống viên sắt trong thai kỳ thì 90,26% trẻ sinh ra có trọng lượng trên 2500 g
và chỉ có 9,74% trẻ có trọng lượng dưới 2500 g. Trong khi ở nhóm khơng
uống viên sắt thì tỷ lệ trẻ sinh ra dưới 2.500 g là 14,21%. Như vậy uống viên
sắt khơng chỉ có vai trị phịng tránh thiếu máu mẹ mà còn cải thiện cân nặng
trẻ sơ sinh [9], [12], [26].
1.5 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC CỦA THAI PHỤ VỀ
PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT
Theo kết quả nghiên cứu của Dương Thị Hồng năm 2003 tại 4 xã huyện
Lương Sơn, tỉnh Hồ Bình cho thấy thai phụ có kiến thức về phòng chống
thiếu máu thiếu sắt còn hạn chế, kiến thức tốt đạt 41,5%.[11]


×