Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Xu hướng biến đổi quan hệ dòng họ người việt tại đông nam bộ hiện nay (nghiên cứu trường hợp dòng họ lê ba tại xã lang minh, huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.91 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


LÊ THỊ NGỌC LÀNH

XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI
QUAN HỆ DỊNG HỌ NGƯỜI VIỆT
TẠI ĐƠNG NAM BỘ HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp dòng họ Lê Ba tại
xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


LÊ THỊ NGỌC LÀNH

XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI
QUAN HỆ DỊNG HỌ NGƯỜI VIỆT
TẠI ĐƠNG NAM BỘ HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp dòng họ Lê Ba tại
xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC


CHUYÊN NGÀNH: DÂN TỘC HỌC
MÃ NGÀNH: 60.22.70

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TIẾN SĨ NGUYỄN ĐỨC LỘC

TP. HỒ CHÍ MINH - 2013


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
-

Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí
Minh

-

Ban chủ nhiệm và q thầy cơ khoa Nhân học

-

Phòng sau đại học, Thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành tốt và kịp tiến độ luận văn thạc sĩ.
Xin được ghi nhận lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè ln bên cạnh, hỗ
trợ cho học viên có đủ tài lực và trí lực hồn thành khóa học của mình.
Đặc biệt, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Tiến sĩ Nguyễn Đức Lộc,
người thầy đã hướng dẫn, dìu dắt tôi trên con đường khoa học từ luận văn tốt nghiệp
Đại học đến Thạc sĩ.

Cuối cùng xin gửi lời cảm đến ban chức sắc, tồn thể thành viên dịng họ Lê Ba
tại Lang Minh, Xuân Lộc, Đồng Nai; dòng họ Lê Ba tại Cẩm Phổ, Quảng Trị và các
cấp chính quyền địa phương đã cung cấp nguồn tư liệu quý giá cho đề tài cũng như
giúp đỡ nhiệt tình trong q trình cơng tác thực hiện luận văn này.
Xin cảm ơn.

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đề tài “Xu hướng biến đổi quan hệ dịng họ người Việt
tại Đơng Nam Bộ hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp dòng họ Lê Ba tại xã Lang
Minh, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu,
tư liệu và hình ảnh trình bày trong luận văn là trung thực và đáng tin cậy, có trích dẫn
nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu chưa được ai cơng bố trong bất kì cơng trình
nghiên cứu nào khác.
TP HCM, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn

2


MỤC LỤC
Trang
Dẫn luận
1. Lý do- Mục đích nghiên cứu

5

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


6

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

7

4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

8

5. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu

8

6. Cấu trúc của đề tài

12

Nội dung
Chương 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận làm tiền đề nghiên cứu

14

1.1.1. Thao tác hố khái niệm

14


1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

21

1.1.3. Quan điểm tiếp cận lý thuyết của đề tài

24

1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và dòng họ Lê Ba

28

1.2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

28

1.2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên

28

1.2.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội

31

1.2.2. Tổng quan về dòng họ Lê Ba

34

1.2.2.1. Nguồn gốc và quá trình di dân


34

1.2.2.2. Định cư và phát triển

36
3


Chương 2
CẤU TRÚC THÂN TỘC DÒNG HỌ LÊ BA

2.1. Cơ cấu tổ chức gia đình

40

2.2. Cấu trúc dịng họ

45

Chương 3
QUAN HỆ DÒNG HỌ VÀ XU HƯỚNG CHUYỂN BIẾN QUAN HỆ DỊNG HỌ
3.1. Quan hệ dịng họ trong đời sống lễ nghi và đời sống xã hội
3.1.1. Quan hệ dòng họ trong đời sống lễ nghi

57
57

3.1.1.1. Nghi lễ theo dòng họ


58

3.1.1.2. Nghi lễ vòng đời

68

3.1.2. Quan hệ dòng họ trong đời sống xã hội

75

3.1.2.1. Liên kết người cùng họ

75

3.1.2.2. Hành xử cá nhân

79

3.2. Xu hướng chuyển biến quan hệ dòng họ

82

3.2.1.Xu hướng kết nối họ Lê Ba

82

3.2.2. Xu hướng kết nối họ Lê

87


Kết luận

97

Tài liệu tham khảo

100

Phụ lục 1: Biên bản phỏng vấn sâu (trích)

104

Phụ lục 2: Hình ảnh minh họa

124

4


DẪN LUẬN
1.

Lý do- Mục đích nghiên cứu
Đối với mỗi con người Việt Nam, quan hệ huyết thống, tôn ti, họ hàng ln

được xem là mối quan tâm hàng đầu. Vì thế, dòng họ gắn chặt với đời sống tinh thần
của biết bao thế hệ. Quan hệ dòng họ nằm trong mối quan hệ làng - xã. Trong đó các
mối quan hệ huyết thống, tơn ti của dịng họ là nền tảng trong các mối quan hệ xã hội
của cộng đồng. Từ quan hệ dòng họ đến quan hệ làng xã dường như đã trở nên quá
quen thuộc đối với xã hội Việt Nam từ trước đến nay. Vấn đề nghiên cứu quan hệ

dịng họ được đề cập bởi khơng ít những học giả trong và ngoài nước từ sau năm 1990
trở lại đây với nhiều khía cạnh nội bộ trong làng xã, quan hệ thứ bậc, tôn ti, sự can
thiệp của nhà nước vào nội tộc dòng họ… Tiếp nối những quan điểm ấy, luận văn là
một đóng góp có ích cho cơng cuộc nghiên cứu lĩnh vực dịng họ và quan hệ dịng họ
hiện nay. Góp phần tìm hiểu và đánh giá những diễn biến, thay đổi các mối quan hệ
bên trong và bên ngoài tộc họ, những xu hướng mới hòa nhập vào dòng chảy mạnh
mẽ của thời kỳ kinh tế thị trường, xu thế quốc gia hóa, quốc tế hóa.
Ngày nay, trong bối cảnh xã hội đương đại, q trình hiện đại hóa trong đời
sống xã hội Việt Nam đang dần thay đổi nếp sống, cách nghĩ cũng như quan hệ giữa
người và người. Sự thay đổi này cũng ảnh hưởng đáng kể đến quan hệ dòng họ và
phong tục thờ cúng tổ tiên đối với các cộng đồng tộc họ tại Việt Nam.
Trong số đó, dịng họ Lê Ba là một bộ phận lưu dân tại xã Lang Minh, huyện
Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ Quảng Trị vào khoảng năm 1977 đến 1979. Họ Lê Ba đã
chọn vùng đất này làm quê hương thứ hai của mình. Từ 1979 đến nay, dịng họ Lê Ba
khơng ngừng tăng lên về số hộ và nhân khẩu. Hiện nay, cả họ có 51 hộ, khoảng 320
người- một con số lớn trong một xã tương đối nhỏ như Lang Minh. Trải qua hơn ba
mươi năm định cư và phát triển, họ đã khẳng định được vị trí của mình tại vùng đất
mới. Trong quá trình lập làng, lập xứ, họ đã mang theo những phong tục, tập quán, lối
sống của quê hương vào việc tổ chức cuộc sống mới của cộng đồng trên vùng đất
Đơng Nam Bộ, đồng thời có những đổi mới để thích nghi với điều kiện địa lý, văn hóa
và xã hội nơi đây. Từ những nghiên cứu khảo sát bước đầu chúng tơi nhận thấy dịng
họ Lê Ba vừa giữ gìn, bảo tồn các giá trị truyền thống dân tộc, vừa có những chiến
5


lược thích ứng với bối cảnh đời sống xã hội đương đại ở Việt Nam. Chính vì vậy, tơi
chọn đề tài “Xu hướng biến đổi quan hệ dòng họ người Việt tại Đông Nam Bộ hiện
nay” (Nghiên cứu trường hợp dòng họ Lê Ba tại xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc,
tỉnh Đồng Nai) vì những lý do sau:
a) Nhận diện cấu trúc và quan hệ tộc họ của dòng họ Lê Ba đặt trong bối cảnh

kinh tế -xã hội của cộng đồng địa phương, đồng thời, chỉ ra những động thái
quan hệ tộc họ thông qua việc thờ cúng tổ tiên của các thành viên trong dịng
họ.
b) Tìm hiểu những những nhân tố tác động đến biến đổi quan hệ dịng hiện nay.
Từ đó, dự báo xu hướng biến đổi quan hệ dịng họ trong bối cảnh hiện đại hóa
đang diễn ra ở Việt Nam.
Chính vì vậy, mục tiêu chính yếu của đề tài nghiên cứu này là tìm hiểu mối
quan hệ dịng họ, đặt trong bối cảnh tơn giáo, kinh tế- xã hội, cộng đồng, sự thay đổi
của quá trình hiện đại hóa, yếu tố kinh tế thị trường tác động đến quan hệ gia đình,
dịng họ. Thơng qua đó, kết quả nghiên cứu của đề tài được xem xét như là những
luận cứ khoa học trong việc nghiên cứu về mối quan hệ dòng họ của người Việt ở
Đơng Nam Bộ đương đại. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu xu thế liên kết những người
thuộc họ Lê lại với nhau, gắn kết trong phạm vi cả nước và cả quốc tế cũng là một
mục tiêu nghiên cứu của đề tài cần quan tâm làm rõ. Đóng góp của đề tài có thể là tài
liệu tham khảo cho sinh viên, những đối tượng quan tâm đến văn hố, tơn giáo, đến
nghiên cứu dòng họ.
2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài xác định rõ đối tượng nghiên cứu là xu hướng biến đổi quan hệ dòng họ

của người Việt ở Đơng Nam Bộ (trường hợp dịng họ Lê Ba tại xã Lang Minh, huyện
Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), cư dân của dịng họ Lê Ba trong sự tìm hiểu những nhân tố
tác động và những xu hướng biến đổi quan hệ dịng họ, nhấn mạnh đến q trình tái
cấu trúc xã hội và ứng xử của các thành viên tộc họ với xu thế mới.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài về không gian: cộng đồng cư dân tại Đông Nam
Bộ (trường hợp nghiên cứu xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai)
6



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quan hệ dòng họ từ những năm
1990 trở lại đây, vì thời điểm này cư dân dần ổn định đời sống kinh tế, chuyển sang
đời sống tinh thần và các mối quan hệ thân tộc ngày càng được củng cố. Đặc biệt,
chúng tôi nhấn mạnh thời điểm năm 2007 đến nay, đây là thời điểm đánh dấu sự phục
hưng của phong tục thờ cúng tổ tiên, việc thực hành nghi lễ được chú trọng hơn, từ
đường ở khu vực phía nam được trùng tu, tơn tạo mạnh mẽ, thời điểm mà các mối
quan hệ thân tộc, dịng họ có chiều hướng biến đổi và phát triển những xu hướng mới.
3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần đưa ra những luận cứ khoa học,

những luận đề lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu quan hệ dòng họ người Việt
nói chung và người Việt tại Đơng Nam Bộ nói riêng, đồng thời góp phần nghiên cứu
cấu trúc cộng đồng, làm rõ đời sống văn hóa – xã hội của cư dân người Việt tại Đông
Nam Bộ. Hơn nữa, chúng tơi muốn phân tích, đánh giá những xu hướng biến đổi quan
hệ dòng họ trong bối cảnh hiện đại.
- Ý nghĩa thực tiễn: Sau những biến động của chiến tranh, của nền kinh tế bao
cấp, quan hệ dòng họ của người Việt hiện nay đang trên đà phục hồi và phát triển.
chúng tôi hi vọng nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần vào nghiên cứu quan hệ dịng họ
và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, một truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc. Thờ
cúng tổ tiên cũng gắn liền với quan niệm về dòng họ, về lối sống của người dân thông
qua cách thức tổ chức và thực hành nghi lễ. Nghiên cứu với trạng thái động của đề tài
sẽ góp thêm vào sự phong phú của nguồn tư liệu về vấn đề thu hút sự quan tâm không
chỉ của các học giả trong nước và cả nước ngoài. Ý nghĩa quan trọng nhất của đề tài là
đóng góp những tư liệu có ích cho phịng văn hố thơng tin tại địa bàn cư trú và các cơ
quan để có được những chính sách phù hợp nhằm khuyến khích phát huy truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, về công tác quản lý dân cư thông qua những biến động, xu hướng

thay đổi các mối quan hệ giữa người và người nói riêng, dịng họ nói chung. Đề tài sẽ
là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm tìm hiểu quan hệ dịng họ tại Đơng Nam
Bộ, tín ngưỡng tơn giáo của người Việt với những biến chuyển trong bối cảnh đương
đại.

7

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

4.

Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Từ mục tiêu của đề tài, chúng tôi đặt ra những câu hỏi nghiên cứu sau:
Quan hệ dòng họ của dịng họ Lê Ba qua q trình di dân, định cư và phát triển

như thế nào?
Hiện nay, quan hệ dòng họ có những thay đổi ra sao?
Những nhân tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội có những ảnh hưởng như thế
nào đến sự thay đổi của quan hệ dòng họ người Việt hiện nay?
Bản thân mỗi thành viên ứng xử như thế với với quan hệ dòng họ, với những
xu hướng biến đổi đang diễn ra và những mâu thuẫn trong tộc họ?
Từ đó, chúng tơi đã đặt ra một số giả thuyết nghiên cứu:
- Quan hệ dòng họ được đánh dấu và nhận diện từ cơ cấu tổ chức thân tộc. Cấu
trúc thân tộc Lê Ba phân chia theo gia đình và dịng họ với những chức năng, vai trò
đối với từng cá nhân vừa mang đặc điểm của phong tục xưa, vừa có nhiều điểm khác
biệt riêng của dịng họ tại Đơng Nam Bộ. Cấu trúc xã hội tại vùng đất mới của dòng
họ người Việt tại Đơng Nam Bộ có nhiều biến đổi, vừa mang tính truyền thống, vừa

hiện đại, đó là sự dung hịa, kết hợp cổ kim để giữ lại những giá trị cao đẹp lại vừa
thích ứng với những thay đổi văn hóa, kinh tế, xã hội tại vùng đất mới này.
- Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, xu hướng biến đổi
quan hệ dòng họ Lê Ba đang diễn ra theo xu hướng mở rộng theo nhiều chiều mang
tầm quốc gia, quốc tế. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi nào cho sự phát triển của
dòng họ về kinh tế cũng như vị thế xã hội?
- Thái độ ứng xử của thành viên, quan hệ ứng xử trong nội bộ dịng họ ngày
càng ít phụ thuộc vào những quy định của tộc họ mà thiên về lý tính hóa, hợp lý hóa.
5.

Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu trường hợp,

qua đó hướng tới thực hiện được các mục tiêu và kiểm chứng được những giả thuyết
nghiên cứu chính của đề tài.
8

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

-

Về địa bàn nghiên cứu:

Chúng tôi chọn Lang Minh vì đây là một xã nơng thơn mang đầy đủ tính chất
đặc trưng chung của vùng đất Đơng Nam Bộ về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý: xã
nằm phía Tây Nam huyện Xuân Lộc- tỉnh Đồng Nai nằm trên tỉnh lộ 765, cách thị trấn
Gia Ray khoảng 10km về phía Nam. Xã tuy diện tích nhỏ nhưng có tỉnh lộ 765 chạy

qua thuận lợi cho việc lưu thơng hàng hố và đầu tư phát triển với địa phương lân cận
như thành phố Phan Thiết, thành phố Biên Hồ và Vũng Tàu.1 Dân cư chủ yếu làm
nơng nghiệp, chưa xảy ra hiện tượng đơ thị hóa nên vẫn cịn giữ nhiều nét đại diện của
văn hóa làng xã, mối quan hệ dòng họ. Cư dân xã Lang Minh chủ yếu là người Việt
với những phong tục truyền thống lâu đời phù hợp với chủ đề của luận văn. Hơn nữa,
đây là nơi tập trung sinh sống chủ yếu của cư dân họ Lê Ba tại phía Nam, được xem là
hội đồng họ Lê Ba ở miền Nam Việt Nam. Con dân trong họ sống rải rác tại Đông
Nam Bộ đều tập trung về đây, nơi có ngơi từ đường, để kính nhớ tổ tiên.
Dịng họ Lê Ba được chọn làm khách thể nghiên cứu vì đây là dịng họ lớn, cư
trú khá lâu tại Đông Nam Bộ. Lê Ba là họ có số nhân khẩu đơng nhất trong các họ lớn
tại xã Lang Minh, đồng thời duy trì được các mối quan hệ đặc trưng của dòng họ, lưu
giữ những giá trị văn hóa, phong tục tốt đẹp trong quá trình phát triển. Ngày nay, đến
khu vực này hỏi họ Lê Ba thì dường như ai cũng biết bởi những nghi thức cúng kiếng,
hội họp của họ khá đặc biệt, ngôi từ đường khang trang bề thế… rất được ủng hộ. Đó
là điều mà những gia đình nhỏ, cư trú riêng lẻ khơng có được. Dịng họ Lê Ba mang
những nét văn hóa dịng họ cổ truyền từ quê hương miền Trung hòa vào hơi thở mới
của làng Việt Nam Bộ, có thể xem là đại diện của dịng họ người Việt tại vùng đất
Đơng Nam Bộ mà đa phần là dân di cư từ miền Bắc hay miền Trung vào.
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, chúng tơi đã vận dụng có sự kết hợp các
phương pháp định tính sau:
- Phương pháp quan sát - tham dự (Participant Observation): Phương pháp
chiếm phần lớn thời gian của chúng tôi và đưa lại những thông tin thu thập từ thực tế
một cách khách quan, chân thực về quan hệ dòng họ Lê Ba nhấn mạnh đến phong tục
thờ cúng tổ tiên. Đây là phương pháp đặc thù của ngành Nhân học, địi hỏi người
1

Báo cáo thuyết minh tình hình xã Lang Minh năm 2008, UBND xã Lang Minh, trang 4.

9


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

nghiên cứu phải sống, làm việc và nghiên cứu cộng đồng trong một thời gian dài và
tham gia vào cuộc sống của người dân. Trong suốt những đợt điền dã dài ngày tại địa
bàn, chúng tôi tiến hành quan sát cách thức tổ chức, chuẩn bị lễ vật, cách bài trí lễ vật,
các nghi lễ cúng bái, những hình thức vui hội…, thái độ tham gia của các thành phần:
các vị chức sắc, người lớn tuổi, thanh niên, cách hành xử, lối ứng xử giữa các thành
viên, giữa người nhỏ và người lớn tuổi, giữa chức sắc với thành viên… để thu thập dữ
liệu một cách thực tế và khách quan nhất. Chúng tôi cũng tham gia vào ngày lễ cùng
với các vị khách mời để tìm hiểu suy nghĩ, quan điểm của họ về vấn đề này. Đồng
thời, quan sát tìm hiểu vị thế xã hội, vai trò, yếu tố quyền lực của các thành viên trong
tộc họ, từ đó có nhìn nhận đúng đắn về trạng thái động của mối quan hệ dòng tộc hiện
đại. Thế mạnh của ngành Nhân học có lẽ là phương pháp này, chúng tôi được trang bị
kiến thức khá tốt khi thâm nhập địa bàn. Địa điểm thực địa tương đối gần với nơi ở
của chúng tôi nên khá thuận lợi, chúng tơi có thể đi bộ vì chỉ cách vài trăm mét. Được
tham gia và quan sát hầu hết các ngày lễ trong năm tại từ đường họ Lê Ba, xem họ
chuẩn bị lễ vật, thực hành nghi lễ, các cuộc họp bàn, tranh luận…và cả việc mặc lễ
phục nữa. Luận văn được phát triển từ luận văn tốt nghiệp Đại học của học viên từ
năm 2009 đến nay, trải qua ba năm làm việc và tìm hiểu sâu, thực địa, tham gia hầu
hết các kỳ lễ giỗ, hội họp của dịng họ, chúng tơi đã có nhiều điều kiện để quan sát –
tham dự, ghi chép nhiều tư liệu hữu ích cho bài viết của mình. Đặc biệt, chúng tơi đã
có chuyến thực địa một tuần của tháng 07/2012 tại Quảng Trị- quê gốc của dòng họ
Lê Ba này để tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc, quy mơ cũng như lý do và quá trình di
dân của họ. Tại đây, chúng tơi cũng có dịp ghi nhận lại hình ảnh và quan sát từ đường
gốc của họ trải qua hàng thập kỷ. Nhận ra được những nét khác biệt giữa cộng đồng
Lê Ba tại Lang Minh và cộng đồng gốc, từ cách ứng xử đến thực hành nghi lễ, đến các
mối quan hệ nội và ngoại tộc. Đồng thời, chúng tơi cũng có dịp gặp gỡ và làm việc

cùng một số thành viên thuộc tộc họ tại Thành phố Hồ Chí Minh, những thành viên
này cũng có tiếng nói và uy tín khá lớn trong dịng họ. Đây sẽ là nguồn thông tin tốt
cho luận văn.
- Phương pháp phỏng vấn sâu (In-depth interviewing, còn gọi là phương
pháp phỏng vấn sâu Dân tộc học) không kém phần quan trọng trong nghiên cứu, đối
tượng là trưởng tộc, thầy tế, các vị có chức vụ quan trọng, con cháu của dịng họ, cán
10

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

bộ quản lý, và người dân địa phương. Cùng với phương pháp trên, phỏng vấn sâu là
phương pháp quan trọng khi thực hiện đề tài. Đây là phương pháp mang lại nhiều
thông tin cho đề tài. Việc chọn mẫu cho phỏng vấn sâu được tiến hành khi chúng tơi
xin được danh sách từ trưởng ấp Tân Bình 2, nơi tập trung của dòng họ Lê Ba. Danh
sách chỉ có tên mà khơng có địa chỉ, thật là khó khăn để tìm nhà thơng tín viên. Tuỳ
theo từng đối tượng mà các câu hỏi phỏng vấn được linh hoạt, chẳng hạn khi hỏi các
thành viên thì câu hỏi về uy tín trong dịng họ sẽ dễ nhận được câu trả lời khách quan
hơn, hay khi phỏng vấn phụ nữ về quan niệm phân biệt giới trong thờ cúng sẽ có cái
nhìn khác với nam giới, v.v…Mẫu khó nhất mà chúng tơi tiếp xúc có lẽ là mẫu nữ, họ
cịn e dè và ngaị tiếp xúc, phải chăng đó là bản tính cố hữu của phụ nữ? Tuy nhiên,
sau một hồi giải thích, chúng tơi đã có thể thu thập thông tin dễ dàng. Tôi đã thực hiện
và gỡ băng ba mươi cuộc phỏng vấn ở nhiều đối tượng xoay quanh các vấn đề về
nguồn gốc, lý do di dân, định cư cũng như những mối quan hệ trong dòng tộc, các
cuộc xung đột nếu có và cách giải quyết mâu thuẫn cũng như những chiều hướng phân
chia chi phái hay kết nối họ tộc với kiều bào nước ngoài, với những thành viên lưu lạc
đến địa phương khác, xu hướng kêu gọi liên kết mọi người Việt Nam thuộc họ Lê làm
thành một họ Lê thống nhất. Trong đó có ba cuộc phỏng vấn các cán bộ địa phương về

công tác quản lý và đánh giá về phong tục, văn hóa trến phương diện xem xét hành vi
thờ cúng tổ tiên, tổ chức lễ hội, hội họp và cố kết cộng đồng.
Bên cạnh đó chúng tơi thường xun thu thập hình ảnh, ghi âm trong các đợt
điền dã, đồng thời được cung cấp những hình ảnh, tư liệu bổ ích từ chức sắc của dòng
họ này về các buổi lễ khánh thành từ đường, lễ giỗ hàng năm đều được họ lưu giữ lại.
đây quả thật là những tư liệu có ích cho đề tài. Phương pháp thu thập dữ liệu, xử lí
thơng tin bằng hình ảnh thu thập thơng tin chính xác. Phương pháp này chúng tơi được
học cả một chuyên đề nên cảm thấy tự tin khi tác nghiệp. Trang bị đầy đủ máy móc
thiết bị khiến tơi tự tin hơn khi làm việc, hình ảnh chúng tôi thu được khá nhiều.
Trong chuyến điền dã tại tỉnh An Giang năm 2009, chúng tơi đã có điều kiện
tìm hiểu hai họ lớn tại địa bàn thực tập. Những tư liệu tôi thu được dựa trên quan sát,
phỏng vấn sâu, chụp ảnh, và cả những sách giảng, đĩa ghi lại những ngày lễ, giỗ sẽ
giúp đỡ nhiều cho tôi khi vận dụng phương pháp so sánh – đối chiếu. Từ đó so sánh
11

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

sự khác biệt và tương đồng giữa dòng họ của Đơng Nam Bộ và Tây Nam Bộ, tìm ra
những nét nổi bật của vấn đề.
Muốn thực hiện được những phương pháp này đòi hỏi người nghiên cứu phải
đi thực tế điền dã tại địa bàn và điều quan trọng là phải trang bị cho mình hai quan
điểm: emic và etic để có những đánh giá mang tính khoa học nhất. Đồng thời, trang bị
cho mình tư duy phản thân, đặt mình vào trong bối cảnh của đối tượng để thấu hiểu và
lý giải là điều vô cùng quan trọng.
Sau khi thực hiện tương đối đầy đủ các kỹ thuật chụp ảnh, ghi âm, quan sát và
ghi chép, tư liệu từ ghi chép điền dã, biên bản phỏng vấn sâu, đồng thời tiếp cận với
nhiều cơng trình, tác phẩm trong nước và các tác giả nước ngồi, chúng tơi xử lý dữ

liệu thông qua gỡ băng, sắp xếp tư liệu để viết bài.
6.

Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần dẫn luận; đề tài được kết cấu theo ba

chương sau:
Chương 1: Thao tác hoá các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu về các
lĩnh vực tơn giáo, các mối quan hệ trong dịng họ và thờ cúng, nghi lễ trong tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên, v.v…để trang bị những nhìn nhận chính xác hơn về lĩnh vực
nghiên cứu. Đồng thời nêu lên phương pháp vận dụng các lý thuyết vào quá trình thực
hiện đề tài, lý thuyết nào được vận dụng như thế nào, để giải thích vấn đề gì. Phần tiếp
theo của chương một sẽ nêu tổng quan về dòng họ Lê Ba tại xã Lang Minh, huyện
Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Chương 2: Chương này phân tích về tổ chức gia đình với sự phân công lao
động giữa nam và nữ, yếu tố quyền lực của người đàn ơng trong gia đình. Về cơ cấu
tổ chức dòng họ, đề cập đến cơ cấu chức sắc, giới tinh hoa của dịng họ nhìn trong tác
động của yếu tố kinh tế, quyền lực và mối quan hệ dòng họ trong bối cảnh đương đại.
Chương 3: Đây là chương nội dung chính của đề tài, đề cập đến các khía cạnh
lễ nghi và xã hội của quan hệ dòng họ, đồng thời chỉ ra các xu hướng mở rộng quan hệ
dòng họ của họ Lê Ba đồng thời khái quát thành các xu hướng mở rộng quan hệ dịng
họ của người Việt tại Đơng Nam Bộ hiện nay và tình hình chuyển biến của chúng. Từ
12

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

đó nhìn nhận chiến lược ứng xử của các thành viên trong dòng họ hiện nay theo tư

duy lý tính, hợp lý hóa phù hợp với thời đại.

13

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Chương 1:
NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ
TỔNG QUAN VỀ DỊNG HỌ LÊ BA TẠI ĐƠNG NAM BỘ
1.1. Cơ sở lý luận làm tiền đề nghiên cứu
1.1.1. Thao tác hố khái niệm
Chúng tơi tiến hành làm rõ một số khái niệm được vận dụng trong đề tài như
tôn giáo, tín ngưỡng, dịng họ, gia đình, thờ cúng tổ tiên, cấu trúc xã hội, tái cấu trúc
cộng đồng, thiết chế xã hội, hiện đại hóa v.v… Các khái niệm sau sẽ là cơ sở nhìn
nhận các mối quan hệ được đề cập đến trong nghiên cứu này.
- Dòng họ: là một phần quan trọng trong thân tộc và gia đình. Dịng họ có vai
trị liên kết các cá nhân có cùng mối quan hệ huyết thống chung một tổ tiên, đồng thời
nó cũng chi phối khá mạnh mẽ đối với mối quan hệ hơn nhân và gia đình.
- Quan hệ dòng họ: là các mối quan hệ giữa các chức sắc với thành viên, giữa
các thành viên trong dòng họ với nhau, giữa các thành viên trong gia đình, giữa gia
đình này với gia đình kia trong dịng họ, là quan hệ tôn ti, thứ bậc và lối ứng xử với
từng mối quan hệ ấy.
- Chức sắc: những người giữ chức vị cao trong họ, thường có quyền quyết định
các vấn đề trong dòng họ, thường là những người cao tuổi, có thứ bậc cao như con trai
trưởng của các dòng, các phái.
- Từ đường: các con cháu dòng dõi một họ thường lập chung một nhà thờ vị
Thuỷ tổ và các bậc tổ tiên các đời gọi là từ đường của họ hay nhà thờ họ. Tại từ đường

có bàn thờ để thờ riêng ông tổ, trên bài vị thường ghi rõ đó là vị Thuỷ tổ của dịng họ,
thường viết bằng chữ Hán.2 Hằng năm đến ngày kỵ giỗ, con cháu tập trung về từ
đường để cúng bái, tưởng nhớ tổ tiên.

2

Trương Thìn, 101 điều cần biết về tín ngưỡng và phong tục Việt Nam, NXB Hà Nội năm 2007, trang 142.

14

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

- Giỗ: được xem là quan trọng nhất trong thờ phụng tổ tiên. Ngày giỗ chính là
ngày kỷ niệm người chết đã qua đời, còn thường gọi la kỵ nhật.3 Người chết sau khi
được an táng, con cháu phải dẹp sầu, dẹp nhớ thương để trở lại cuộc sống thường nhật
nhưng hàng năm khi đến ngày người chết qua đời thì gia đình có tổ chức cúng giỗ vào
đung ngày mất của họ.4 Tuỳ theo kinh tế gia đình mà giỗ có thể lớn hay nhỏ, thường
làm mâm cúng người đã khuất rồi sau đó làm tiệc mời bà con, họ hàng.
Khái niệm tiếp theo chúng tôi muốn giải thích là tơn giáo.
- Tơn giáo: theo định nghĩa phổ thơng thì tơn giáo là một dạng sinh hoạt tâm
linh, trong đó con người tin vào sự hiện hữu của các thế lực siêu nhiên, có quyền lực
siêu phàm, có thể tác động đến con người khi cịn sống cũng như đã chết. Tin vào sự
bất tử của linh hồn và một thế giới sau khi chết, trong đó linh hồn của những người
chết vẫn tồn tại trong một cuộc sống khác. Từ đó con người đi đến chỗ tôn vinh, thờ
phụng các thế lực siêu nhiên, những linh hồn của những người đã chết với hy vọng
được sống an lành nơi trần thế và được hưởng phúc vĩnh hằng ở thế giới bên kia sau
khi chết. Tôn giáo có đặc trưng nổi bật là đặt niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên,

đặt ra những phương thức ứng xử để trước mắt có được một cuộc sống an bình nơi
trần thế và sẽ được hưởng hạnh phúc nơi thế giới bên kia, nhờ vào sự hỗ trợ của
những sức mạnh siêu nhiên đó. Thuật ngữ tơn giáo theo nghĩa Hán- Việt là những
điều giáo huấn tôn quý cung cấp cho con người một con đường để tự mình vận dụng
đặng đạt tới đích mong muốn mà khơng cần đến sự cứu rỗi của một đấng siêu nhiên
hay một tơn giáo khác.5 Cịn theo TS Nguyễn Thị Hiền trong bài viết “Nghiên cứu tơn
giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam đương đại” in trong cuốn “Sự biến đổi của tôn giáo tín
ngưỡng Việt Nam hiện nay” của NXB Thế giới thì tơn giáo xuất phát từ thuật ngữ
religio có nguồn gốc từ tiếng La tinh, nghĩa là quyền năng mà con người có niềm tin
và lịng mộ đạo hướng tới.6 Theo quan điểm này, tôn giáo không được hiểu theo kiểu
phương Tây với hệ thống giáo điều, giáo lý, giáo hội và giáo đường.

3

Ngơ Thị Q, Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt xưa và nay (171 điều về tín ngưỡng thờ cúng), NXB Thanh
Hố, trang 45.
4
Trương Thìn, Sđd, trang 148.
5
Trương Thìn, Sđd, trang 8.
6
Nguyễn Thị Hiền, “Nghiên cứu tơn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam đương đại”, Sự biến đổi của tơn giáo tín
ngưỡng ở Việt Nam hiện nay”, trang 8.

15

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


- Tín ngưỡng: là niềm tin. Trong Hán- Việt tự điển, Đào Duy Anh đã giải
nghĩa: tín ngưỡng là lịng ngưỡng mộ mê tín đối với một tơn giáo hay một chủ nghĩa.
Còn Đào Văn Lập trong tự điển Việt Nam phổ thơng thì định nghĩa rằng: tín ngưỡng
là lịng tin và ngưỡng mộ một tơn giáo hay một chủ nghĩa.7 Tín ngưỡng, nếu hiểu theo
nguyên nghĩa dịch từ chữ croyance của tiếng Pháp thì chỉ có nghĩa là sự tin về một
điều gì đó thơng thường, hay được dùng để chỉ một niềm tin tơn giáo. Tín ngưỡng là
sự tin tưởng, ngưỡng mộ và sùng bái những thần thánh, vật thiêng hoặc linh hồn
người chết do con người tưởng tượng ra hoặc suy tôn, gán cho những phẩm chất siêu
phàm.8
Trong tín ngưỡng có những nghi thức thờ cúng tuỳ vào đối tượng, tuỳ loại tín
ngưỡng mà sự thể hiện cũng khác nhau. Ba khái niệm sự thờ cúng, thờ cúng tổ tiên,
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên sẽ làm rõ hơn cho khái niệm tín ngưỡng ở trên.
- Sự thờ cúng: Bất kỳ tôn giáo nào muốn tồn tại phải có những hành vi thờ
cúng và hành vi này liên quan đến niềm tin, được thực hiện bởi các chức sắc, những
người làm nghi lễ tôn giáo hoặc tự thực hiện dưới sự chỉ dẫn của một nguyên lý và nội
dung nhất định. Hành vi thờ cúng có thể được thực hiện bằng tự cá nhân hoặc dưới
hình thức cộng đồng. Những hành vi tơn giáo đó thường được gọi là nghi lễ hay lễ
thức. Nghi lễ là mối quan hệ của các thực thể ở thế giới bên kia với cuộc sống trần
gian của của cộng đồng và cá nhân, nó làm cho nội dung tơn giáo trở nên sống động,
phổ quát qua thực hành hành vi tôn giáo. Cần phân biệt rõ ràng giữa 2 loại nghi lễ:
Nghi lễ tôn giáo và nghi lễ thế tục cho dù trong thực tế có lúc khó mà phân biệt rạch
ròi giữa hai loại nghi lễ này. Tuy nhiên những nghi lễ tôn giáo thường đi song song
với một hành vi thế tục như sự ra đời, sự trưởng thành, sự chết chóc hay những tai
nạn, thiên tai… Nghi lễ: ritual, hiểu một cách đơn giản nhất là các hình thức cúng, vái
lên tổ tiên.
- Thờ cúng tổ tiên: Đối vời người Việt, chết chưa phải là hết, và “dương sao
thì âm vậy”9, người chết cũng cần ăn uống, đi lại… như người sống. Vì vậy việc thờ
cúng là cần thiết. Trong quan niệm dân gian người Việt, qua việc thờ cúng tổ tiên, cho
7


Trương Thìn, sđd, trang 95.
Trương Thìn, sđd, trang 96.
9
Toan Ánh, Phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt Nam, NXB Văn hố dân tộc, trang 5.
8

16

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

rằng giời hữu hình và vơ hình ln có mối quan hệ. Việc thờ cúng tổ tiên chính là môi
trường để người sống gặp gỡ với vũ trụ thần linh. Người Việt thờ phụng tổ tiên chính
là vì hiếu, và vì sự biết ơn các bậc đã sinh ra mình, ni nấng và tác thành cho mình.
Người Việt tuy có theo các tơn giáo, nhưng vẫn khơng bao giờ bỏ tổ tiên được. Tục
thờ cúng tổ tiên trải qua bao thăng trầm đến ngày nay vẫn còn được lưu giữ. “Nó đã
trở thành một nghi lễ truyền thống trong nhân dân, và được mọi người làm theo”10.
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: là tục lệ thờ cúng những người đã chết, đặc
biệt là tổ tiên. Đối vời người Việt, nó gần như trở thành một thứ tơn giáo, khơng gia
đình nào khơng có bàn thờ tổ tiên trong nhà. Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng truyền
thống lâu đời của người Việt, được cấu thành từ một “làng huyết tộc”, văn hố làng
của cư dân nơng nghiệp lúa nước chính là cái nơi sản sinh và lưu giữ tín ngưỡng này.
Nó đã trở thành tín ngưỡng bản địa, đồng thời cũng là một yếu tố không thể thiếu
trong đời sống con người, gắn chặt và trở thành tâm thức của con người Việt Nam. Tổ
tiên là một thành phần chủ đạo trong gia đình người Việt, gia đình nối kết hiểu theo
nghĩa rộng là dịng họ.11 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thể hiện mối dây liên đới mật
thiết giữa tổ tiên- người đã khuất và con cháu- người cịn sống. Một yếu tố cấu thành

tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là chiều kích đạo đức: “uống nước nhớ nguồn”. Tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng của cư dân nơng nghiệp lúa nước, nó có tính
phổ qt và tính khu biệt. Tính phổ qt khơng chỉ trong từng nhóm nhỏ xã hội mà
trong tổng thể người dân Việt Nam, khơng ai khơng tơn kính tổ tiên. Tính khu biệt thể
hiện trong các hình thức nơi từng nhóm nhỏ xã hội, đặc biệt là những nhóm xã hội của
một tơn giáo nào đó.12
Nhóm khái niệm quan trọng cần làm rõ trong luận văn này là các khái niệm xã
hội học về cơ cấu, cấu trúc xã hội :
-

Xã hội: Từ tiếng Anh society xuất hiện vào thế kỉ XIV và bắt nguồn từ tiếng

Pháp société. Lần lượt nó có nguồn gốc trong từ Latin societas, "sự giao thiệp thân
thiện với người khác", trong socius có nghĩa là "bầu bạn, kết giao, đồng chí hoặc đối
tác". Vì thế nghĩa của từ xã hội có quan hệ gần gũi với những gì được coi là thuộc
10

Ngơ Thị Q, Sđd, trang 6.
Phạm Thị Bích Hằng, Vấn đề thờ kính tổ tiên trong nền văn hoá đương đại Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp đại
học chun ngành Văn hố Đơng Nam Á năm 1998, trang 7.
12
Phạm Thị Bích Hằng, Sđd, trang 23.
11

17

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


quan hệ giữa người và người. Khái niệm này có thể hiểu một cách đơn giản là một tập
thể hay một nhóm những người được phân biệt với các nhóm người khác bằng các lợi
ích, mối quan hệ đặc trưng, chia sẻ cùng một thể chế và có cùng văn hóa13. Thơng
thường, chúng ta hình dung xã hội như một định nghĩa bình thường đề cập đến một
nhóm người sống cùng trong một cộng đồng có lề lối, ví dụ như là xã hội Nam Bộ
hoặc xã hội Việt Nam. Ngành khoa học xã hội sử dụng từ xã hội để nói đến một nhóm
người tạo dựng một hệ thống xã hội một phần khép kín (hoặc một phần mở rộng),
trong đó những người trong một nhóm hầu hết tương tác với những người khác thuộc
cùng nhóm đó.
Một cách trừu tượng hơn, một xã hội được coi là một mạng lưới của những mối
quan hệ của các thực thể. Một xã hội thỉnh thoảng cũng được coi là một cộng đồng với
các cá nhân trong cộng đồng đó phụ thuộc lẫn nhau. Tuy nhiên, các nhà xã hội học
mong muốn tìm được ranh giới giữa xã hội và cộng đồng.
-

Quan hệ xã hội (Social relation) là những quan hệ giữa người với người được

hình thành trong quá trình hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo
đức, văn hóa, v.v... Mọi sự vật và hiện tượng trong xã hội đều có những mối liên hệ
với nhau. Nhưng không phải mối liên hệ nào cũng là quan hệ xã hội.
Quan hệ xã hội được hình thành từ tương tác xã hội. Những tương tác này
không phải là ngẫu nhiên, mà thường phải có mục đích, có hoạch định. Những tương
tác này phải có xu hướng lặp lại, ổn định và tạo lập ra một mô hình tương tác. Nói
cách khác, các chủ thể hành động trong mơ hình tương tác này phải đạt được một mức
độ tự động hóa nhất định nào đó. Tức là họ thực hiện gần như khơng có ý thức, như
thói quen. Hai cá nhân ngẫu nhiên gặp nhau ở sân bay, nhà hàng hoặc rạp hát, v.v... dù
có chào hỏi, trao đổi, trị chuyện lần đó; nhưng lần gặp sau lại không nhận ra nhau,
hoặc không tiếp tục chào hỏi, trao đổi, trị chuyện thì giữa họ chưa thể coi là có mối
quan hệ xã hội. Trái lại, nếu như ở những lần gặp gỡ sau các cá nhân đó lại tiếp tục sự

giao tiếp và phối hợp hành động, thì giữa họ có thể coi là có mối quan hệ xã hội. Quan
hệ xã hội là quan hệ bền vững, ổn định của các chủ thể hành động. Các quan hệ này
được hình thành trên những tương tác xã hội ổn định, có tính lặp lại, v.v... Các tương
13

Định nghĩa của Bách khoa toàn thư Việt Nam.

18

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

tác này cịn có thể mang những đặc trưng khác nữa, và qua đó tạo ra các loại quan hệ
xã hội khác nhau14.
-

Thiết chế xã hội hay định chế xã hội : một tập hợp các vị thế và vai trị có chủ

định nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội quan trọng. Khái niệm thiết chế xã hội là khái
niệm quan trọng và được dùng rộng rãi trong xã hội học. Cũng giống như nhiều khái
niệm khác của xã hội học, nội hàm của thiết chế xã hội cũng chưa được xác định một
cách rõ ràng. Sự nhầm lẫn phổ biến nhất là việc đồng nhất thiết chế xã hội với một
nhóm thực, tổ chức thực nào đó. Lý do của sự nhầm lẫn này là mặc dù khái niệm thiết
chế xã hội rất trừu tượng, nhưng bản thân thiết chế lại hữu hình.
Theo tác giả Trần Hữu Quang, “định chế xã hội (hay thiết chế xã hội- social
institution) là một hệ thống các quan hệ xã hội đã được xác lập ổn định trong xã hội.
Nó được định hình theo thời gian, khi mà, trong các mối quan hệ tương tác giữa các
vai trò, một số ứng xử nào đó của con người được lặp đi lặp lại, rồi dần dần biến thành

tập quán, và cuối cùng trở thành những chuẩn mực mà mọi thành viên đều thừa nhận
và tuân thủ. Định chế xã hội là một sản phẩm của đời sống xã hội. Mỗi định chế đáp
ứng những nhu cầu nhất định của xã hội. Người ta thường phân biệt bốn loại định chế
xã hội: các định chế chính trị (liên quan tới việc phân bố và sử dụng quyền lực trong
xã hội), các định chế kinh tế (liên quan tới các quá trình sản xuất và phân phối các của
cải và dịch vụ), các định chế thân tộc (như hơn nhân, gia đình), và các định chế văn
hóa (như giáo dục, tơn giáo, phong tục, văn chương, nghệ thuật, truyền thông đại
chúng...)”15
Nhà xã hội học người Mỹ J. Fichter cho rằng, thiết chế xã hội chính là một
đoạn của văn hóa đã được khn mẫu hóa. Những khn mẫu tác phong của nền văn
hóa đó được xã hội đồng tình, khuyến khích sẽ có xu hướng trở thành các mơ hình
hành vi được mong đợi - các vai trị. Do đó, thiết chế xã hội là một tập hợp các khuôn

14

Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, “QUAN HỆ XÃ HỘI”, Viện Từ điển học và Bách khoa thư
Việt Nam. Truy cập 12 tháng 9 năm 2010.
15
Trần Hữu Quang, 2005, "Phát triển các định chế xã hội: Một trong những tiền đề xã hội của quá trình phát
triển ở thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Khoa học xã hội, số 11 (87), trang 20-26, dẫn theo Nguyễn Đức Lộc,
Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyện ngành Dân tộc học năm 2010, Cấu trúc cộng đồng của người Việt Công giáo di
cư năm 1945 tại Nam Bộ.

19

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


mẫu tác phong được đa số chấp nhận (các vai trò) nhằm thỏa mãn một nhu cầu cơ bản
của nhóm xã hội.
Mỗi thiết chế đều có mục đích nhằm thỏa mãn những nhu cầu xã hội. Sự nảy
sinh thiết chế xã hội là do điều kiện khách quan nhất định, biểu hiện ở tính thống nhất
với cơ sở kinh tế - xã hội. Bản thân của thiết chế xã hội có sự độc lập tương đối và có
tác động trở lại đối với cơ sở kinh tế - xã hội. Tính khơng hiệu quả của các thiết chế xã
hội, sự tác động khơng hài hịa của chúng, việc chúng khơng có khả năng tổ chức các
lợi ích xã hội, không thu xếp được một cách đúng theo trật tự sự vận hành của các mối
liên hệ xã hội là dấu hiệu nói lên sự khủng hoảng của xã hội. Để khắc phục tình trạng
này, cần phải cải tiến cơ bản bản thân các phương thức và cơ chế hoạt động của
chúng.
Thiết chế xã hội được tổ chức thành cơ cấu. Các yếu tố tạo thành thiết chế xã
hội có khuynh hướng kết hợp lại với nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Khi thiết chế xã hội
càng phức tạp, thì xã hội càng phát triển, và như vậy nó xác định vị trí, vai trị của cá
nhân càng rõ ràng. Mỗi một thiết chế xã hội có một đối tượng riêng để hướng tới phục
vụ, nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội chuyên biệt liên quan tới đối tượng. Để đạt được
điều đó mỗi thiết chế lại có một chức năng. Mỗi một thiết chế tự nó được cấu trúc ở
mức cao và được tổ chức xung quanh hệ thống các giá trị, chuẩn mực, quy tắc, khuôn
mẫu đã được xã hội thừa nhận16.
Cấu trúc xã hội : (Social structure) là sự sắp xếp, mối quan hệ và cơ chế vận

-

hành của các bộ phận, các yếu tố trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, trong
đó phương thức sản xuất là cơ sở, là nền tảng của cấu trúc. Trong lịch sử đã xuất hiện
hai loại cấu trúc: cấu trúc xã hội phi giai cấp và cấu trúc xã hội có giai cấp17.
Khái niệm cấu trúc xã hội được nhắc đến nhiều trong trường phái xã hội học
Bungari. Theo đó thì xã hội là một hệ thống cực kì phức tạp gồm có nhiều hệ thống
nhỏ khác nhau. Mỗi hệ thống nhỏ này lại có cấu trúc riêng, gồm những thành phần tác
động lẫn nhau một cách đặc thù. Được xem xét như một hệ thống hoàn chỉnh hữu cơ

và tự phát triển (nhờ các mâu thuẫn nội tại của nó), xã hội là một cấu trúc rất sâu mà

16

Hechter, M.; Horne, C., 2003, Lý thuyết về trật tự xã hội
Professor Charles Crothers, Social structure, , London: Routledge , 1996.

17

20

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

sự hoạt động và sự phát triển của cấu trúc này chứa đựng những điều kiện cần thiết
cho sự tồn tại của hệ thống xã hội. Nói đến cấu trúc là nói đến tính hệ thống của một
chỉnh thể, là mối liên kết của các bộ phận cấu thành nên một hệ thống. Cấu trúc xã hội
còn gọi là cơ cấu xã hội là kiểu cách, là khuôn mẫu, là hình thái của mối quan hệ giữa
con người và xã hội.
Xem cấu trúc xã hội là sự sắp đặt của các thành phần xã hội, đơn vị xã hội, sự
tương tác của chúng trong cả trạng thái tĩnh và động, xem xã hội là tổng hịa các đồn
thể xã hội là quan điểm của nhà xã hội học người Mỹ J. H. Fischer.
“Như vậy, cấu trúc xã hội bao gồm các đặc tính được thừa nhận trong xã hội
theo thời gian liên quan đến những sự khác biệt quan trọng (giai cấp xã hội, chủng
tộc/dân tộc, tôn giáo, nơng thơn/thành thị) giữa các nhóm người trong việc tiếp cận
với nguồn lực vật chất, xã hội và tâm lý. Nói đến cấu trúc xã hội là nói đến một hệ
thống các quan hệ xã hội. Cấu trúc xã hội dựa trên ý tưởng cho rằng xã hội được phân
chia thành các nhóm khác nhau với những chức năng, ý nghĩa, mục đích khác nhau.

Cấu trúc xã hội trả lời câu hỏi: các mối quan hệ xã hội được tổ chức theo những kiểu
hình như thế nào. Ví dụ về cấu trúc xã hội: gia đình, tơn giáo, luật pháp, giai cấp,
chủng tộc, kinh tế đều là các cấu trúc xã hội. Cấu trúc xã hội là một công cụ phân tích,
nó giúp chúng ta hiểu được cách thức con người ứng xử trong đời sống xã hội”18.
-

Cấu trúc thân tộc: là một dạng cấu trúc xã hội, cũng là một hệ thống

gồm nhiều thành viên nhưng mối quan hệ giữa các thành viên này chủ yếu dựa trên
quan hệ huyết thống. Các giai cấp, các quan hệ xã hội hình thành, tồn tại và phát triển
trong nội tại thân tộc.
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu quan hệ dịng họ có sự liên quan mật thiết đến vấn đề làng, quan hệ
làng xã và thờ cúng tổ tiên. Nếu giai đoạn 1975 đến 1990, vấn đề làng xã hầu như ít
được các nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu thực địa sâu; thì từ sau năm 1990 đến
nay, khi người ta bắt đầu tiến hành nghiên cứu điền dã dân tộc học trở lại, mở đầu là

18

Nguyễn Đức Lộc, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyện ngành Dân tộc học năm 2010, Cấu trúc cộng đồng của
người Việt Công giáo di cư năm 1945 tại Nam Bộ, trang 23.

21

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

nghiên cứu của GS. Lương Văn Hy, năm 1992, vấn đề quan hệ nội bộ trong làng cũng

như chính trị, quyền lực được đề cập đến ngày càng nhiều.
Trong các nghiên cứu về làng Việt Nam, định nghĩa làng xã tiếp nhận ở đây
xem xét các xã nông thôn và xã những người nông thôn sống ở vùng ngoại ô trực
thuộc quản lý của thành phố. Xã là đơn vị hành chính được chia thành các thơn hay
làng. Làng là tên gọi Nôm, tương đương với “village” trong tiếng Anh, chỉ một đám
nhà ở và cộng đồng dân cư với sự gắn kết xã hội mà ở đó chắc chắn khơng có xung
đột (đối chiếu với Boomgaard 1991, tr.291)19. Như vậy, ở một phương diện nào đó,
làng cũng chính là xã.
Đặc biệt ở miền Bắc Việt Nam, các nhà nghiên cứu lại chú ý nhiều đến tính tự
trị khỏi những can thiệp của nhà nước, thể hiện qua tính nội hơn của làng. Nghiên cứu
về sự phản kháng của nông dân với sự can thiệp của nhà nước cũng ảnh hưởng đến
hiện tượng di chuyển lao động. Một số nhà nghiên cứu đã đề cập đến hiện tượng này
như Shiraishi 1984, Nguyễn Thế Anh 1971, Laffey 1975, Nguyễn Văn Chính 1997,
v.v…
Về làng tại Nam Bộ thì chúng tơi được tiếp cận bài viết “Làng và quan hệ dòng
họ của người Việt Nam Bộ”, trong Đề tài cấp nhà nước “Đặc trưng tín ngưỡng tơn
giáo và sinh hoạt văn hóa của các cộng đồng cư dân Nam Bộ”, tháng 6/2011 của
GS.TS. Ngô Văn Lệ với quan điểm: “Làng Việt Nam Bộ ra đời không bị chi phối hoặc
bị chi phối nhưng rất yếu ớt của chế độ ruộng công nên người nông dân không bị quá
lệ thuộc vào làng, họ có thể di chuyển khá tự do có lẽ cũng vì thế mà quan niệm chính
cư, ngụ cư khơng chi phối các thành viên của một làng. Nguồn gốc hình thành các
làng Việt Nam Bộ cũng như khơng bị chi phối bởi chế độ ruộng công đã làm cho làng
Việt có xu hướng mở, người nơng dân năng động hơn”.
Một cơng trình nghiên cứu của John Kleinen mà chúng tơi chịu ảnh hưởng
nhiều trong đề tài của mình là “Làng Việt - đối diện tương lai hồi sinh quá khứ” trong
Tạp chí xưa và nay, NXB Đà Nẵng nhìn sự biến đổi của làng Việt thời hiện đại với
những trạng thái động từ cấu trúc làng xã đến các mối quan hệ, nêu bật được tác động

19


John Kleinen, Làng Việt - đối diện tương lại hồi sinh quá khứ, NXB Đà Nẵng, trang 17.

22

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

của yếu tố kinh tế. Quan điểm của tác phẩm này sẽ là tài liệu tốt, soi sáng cho giả
thuyết thứ hai của đề tài nghiên cứu.
Ngoài ra, chúng tơi cịn được tiếp cận nhiều cơng trình nghiên cứu về văn hố
làng Việt Nam- bối cảnh của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, để so sánh với thực tế
nghiên cứu:
Quan điểm về thờ cúng tổ tiên là một tơn giáo cùng với các đặc điểm, vai trị,
tính chất của nó với quan điểm xuất phát từ một làng “huyết tộc” trong luận văn tốt
nghiệp đại học chuyên ngành Văn hố Đơng Nam Á của Phạm Thị Bích Hằng năm
1998 là cơ sở lý luận cho đề tài.
Về vấn đề tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt thì chúng tơi đã may mắn
tiếp cận được nhiều cơng trình, tác phẩm về các đặc trưng văn hố, tín ngưỡng của
người Việt, đặc biệt viết rất rõ về giỗ tổ, họ, về các đặc trưng văn hố, tín ngưỡng
trong phạm vi gia đình của người Việt:
Quyển “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt xưa và nay, 171 điều về tín
ngưỡng thờ cúng” của Ngơ Thị Q biên soạn (NXB Thanh Hoá) nêu ra những quan
niệm về thờ cúng tổ tiên, các kiêng kỵ, giỗ tổ tiên, các ngày lễ trong năm, v.v… thể
hiện rõ quan niệm có thế giới linh hồn khác với thế giới trần tục của con người, phản
ánh đặc trưng của một đất nước nông nghiệp.
Năm 2007, NXB Hà Nội với quyển “101 điều cần biết về tín ngưỡng và phong
tục Việt Nam”, của tác giả Trương Thìn cho rằng thờ cúng tổ tiên là phong tục, tập
quán đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người, là đặc trưng văn hố, là trình độ văn

minh của cộng đồng. Ngay phần đầu cuốn sách đã có chương nhận biết về tơn giáo ít
nhiều chịu ảnh hưởng của khái niệm tơn giáo phương Tây. Chính vì thế cả hai cuốn
sách này đều xem thờ cúng tổ tiên chỉ là tín ngưỡng mà chưa phải là tơn giáo.
Vấn đề đặc trưng văn hố, tín ngưỡng trong phạm vi gia đình người Việt được
đề cập trong tác phẩm “Về văn hố và tín ngưỡng truyền thống người Việt” của
Léopold Cadière, do Đỗ Trinh Huệ dịch chỉ rõ các mối quan hệ gia đình, hơn nhân,
huyết thống, gia trưởng, cha mẹ- con cái. Gia đình chính là tế bào của xã hội, là nơi
hình thành nên văn hố, tín ngưỡng, mối quan hệ làng- nước thể hiện rất rõ trong tác
23

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×