Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

CÂU HỎI GỢI Ý THẢO LUẬN CHƯƠNG I MARKETING QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.82 KB, 19 trang )

Trả lời câu hỏi gợi ý thảo luận Chương 1 – Chương 2 Môn: Marketing Quốc Tế
GVmôn học: Lưu Thanh Đức Hải Trang 1/19 Nhóm: 21
CÂU HỎI GỢI Ý THẢO LUẬN CHƯƠNG I:
Câu 1: Phân tích để tìm ra sự khác biệt giữa Marketing quốc tế và
Marketing bán hàng trong nước?
Trả lời:
Trước hết là sự khác nhau giữa kinh doanh quốc tế và kinh doanh nội địa:
Hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra giữa hai hay nhiều quốc gia và được thực
hiện trong môi trường kinh doanh mới và xa lạ. Vì vậy các doanh nghiệp kinh doanh
không thể lấy kinh nghiệm kinh doanh nội địa để áp đặt hoàn toàn cho kinh doanh nước
ngoài. Các doanh nghiệp muốn kinh doanh ở môi trường nước ngoài một cách có hiệu
quả, trước hết phải nghiên cứu, đánh giá môi trường kinh doanh nơi mà doanh nghiệp
muốn thâm nhập hoạt động. Sự khác nhau giữa kinh doanh quốc tế và kinh doanh trong
nước (kinh doanh nội địa) thể hiện ở một số điểm sau:
Thứ nhất, kinh doanh quốc tế là hoạt động kinh doanh diễn ra giữa các nước, còn
kinh doanh trong nước là hoạt động kinh doanh chỉ diễn ra trong nội bộ các quốc gia và
giữa các tế bào kinh tế của quốc gia đó.
Thứ hai, kinh doanh quốc tế được thực hiện ở nước ngoài, vì vậy các doanh
nghiệp hoạt động trong môi trường này thường gặp phải nhiều rủi ro hơn là kinh doanh
nội địa.
Thứ ba, kinh doanh quốc tế buộc phải diễn ra trong môi trường kinh doanh mới
và xa lạ, do đó các doanh nghiệp phải thích ứng để hoạt động có hiệu quả.
Thứ tư, kinh doanh quốc tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận
bằng cách mở rộng phạm vi thị trường. Điều này khó có thể đạt được nếu doanh nghiệp
chỉ thực hiện kinh doanh trong nước.
Chính vì sự khác biệt giữa kinh doanh quốc tế và kinh doanh nội địa nên
hai hoạt động: Marketing quốc tế và Marketing trong nước cũng có sự khác nhau:
- Giống nhau: đều là hoạt động Marketing, là quá trình lập kế hoạch và
tổ chức thực hiện các chiến lược Marketing tổng hợp nhằm thoả mãn
nhu cầu các tổ chức và cá nhân thông qua trao đổi. Do đó, tiến trình
marketing cũng không có sự khác biệt lớn, chỉ là marketing quốc tế rộng


lớn hơn, môi trường mới chứa đựng nhiều yếu tố khó nắm bắt.

Trả lời câu hỏi gợi ý thảo luận Chương 1 – Chương 2 Môn: Marketing Quốc Tế
GVmôn học: Lưu Thanh Đức Hải Trang 2/19 Nhóm: 21
- Khác nhau:
+ Marketing quốc tế nhắm đến thỏa mãn nhu cầu và phát triển thị trường thế
giới còn marketing nội địa phục vụ cho nhu cầu trong nước.
+ Thị trường của hoạt động Marketing quốc tế rộng lớn hơn và chứa đựng nhiều
rủi ro hơn (nhà quản lý khó dự đoán diễn biến của thị trường thế giới hơn so với
thị trường nội địa).
+ Marketing quốc tế sẽ có chi phí cao hơn do việc nghiên cứu thị trường thế giới
khó khăn hơn và phải cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn, có trình độ phát triển
cao hơn.
+ Marketing quốc tế có nhiều rào cản hơn: luật pháp, văn hóa, thị hiếu,…

Câu 2: Mô tả dạng Marketing quốc tế của một số Công ty, doanh nghiệp:
Trả lời:
Ðối với tất cả các loại công ty, từ công ty xuất khẩu nhỏ nhất đến công ty xuất
khẩu đa quốc gia lớn nhất, chính sách sản phẩm được quan tâm ở mọi cấp quản lý. Mặc
dù những nhà lãnh đạo cao nhất phải đưa ra những quyết định về sản phẩm, nhưng
trong thực tế họ phải dựa vào bộ phận marketing quốc tế để có được những thông tin,
như thông tin về phân tích nhu cầu của thị trường, để thiết kế sản phẩm cũng như đưa ra
các quyết định có liên quan đến những đặc tính của sản phẩm, dãy sản phẩm (product
line), hệ sản phẩm (product mix), nhãn hiệu, bao bì.
Vấn đề này càng trở nên cực kỳ phức tạp đối với việc điều hành một công ty
đang thâm nhập hàng hóa ở nhiều thị trường nước ngoài khác nhau. Khách hàng ở mỗi
quốc gia khác nhau sẽ có những nhu cầu đòi hỏi khác nhau, do đó việc thực hiện chính
sách sản phẩm quốc tế như thế nào cho phù hợp vừa là một sự cần thiết vừa vô cùng
khó khăn.
Ðối với các công ty đa quốc gia trên thế giới có tiềm lực mạnh, có thể thực hiện

chiến lược thâm nhập từng thị trường khác nhau trên cơ sở chủ động lựa chọn các
phương thức thâm nhập theo khả năng của doanh nghiệp, nhưng đối với các doanh
nghiệp có qui mô nhỏ, trung bình, trình độ khoa học kỹ thuật và khả năng tài chính hạn
chế không nên lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường bằng việc tổ chức sản xuất ở
nước ngoài. Trong trường hợp này những doanh nghiệp đó phải lựa chọn phương thức
duy nhất là xuất khẩu sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp ra thị trường nước ngoài.
Trả lời câu hỏi gợi ý thảo luận Chương 1 – Chương 2 Môn: Marketing Quốc Tế
GVmôn học: Lưu Thanh Đức Hải Trang 3/19 Nhóm: 21
Do đó Marketing quốc tế áp dụng nhiều cho các công ty đa quốc gia bởi vì họ có
vốn lớn & khả năng cạnh tranh cao cùng qui trình công nghệ-kỹ thuật tiên tiến
Ví dụ: Công ty Uniliver đã vận dụng những tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm
nhưng thích nghi với nhu cầu của người Việt Nam. Họ đã mua lại từ các đối tác của
mình những nhãn hiệu có uy tín từ nhiều năm ở Việt Nam như bột giặt Viso, và kem
đánh răng P/S. Sau đó, cải tiến công thức chế tạo bao gói và tiếp thị để gia tăng tiêu thụ
những nhãn hiệu này. Bên cạnh đó, công ty cũng tìm hiểu sâu sắc nhu cầu người tiêu
dùng Việt Nam để “Việt Nam hóa” sản phẩm của mình, “luôn tôn trọng các chân giá trị
Việt Nam” là cách để nghiên cứu và “trình làng” các sản phẩm “Việt Nam thuần túy”,
mà P/S muối, dầu gội Sunsilk chứa thêm chiết xuất từ cây bồ kết - một loại dầu gội đầu
dân gian của Việt Nam; và nhãn hiệu này cũng đã thành công rất lớn chiếm 80% doanh
số của nhãn hiệu dầu gội Sunsilk, kết hợp với công nghệ hiện đại và kỹ năng tiếp thị,
Uniliver đã tạo được các thương hiệu mà bất cứ người Việt Nam nào cũng có thể nhận
biết và chấp nhận.
“Nghĩ theo cách nghĩ của người Việt Nam chính là cách tốt nhất để hiểu
người tiêu dùng Việt Nam cần gì, thích gì để tạo ra các sản phẩm phù hợp với họ”,
ông Michel Dallemage giải thích thêm. Sự thành công của Uniliver Việt Nam có sự
đóng góp rất quan trọng của các cộng sự Việt Nam. “quan điểm của Uniliver về phát
triển nhân sự là phát triển thông qua con người”. Uniliver luôn quan tâm đến nhân
viên và sẵn sàng hổ trợ họ trong mọi lĩnh vực công tác để họ có thể đạt được thành
công, bởi thành công của họ cũng chính là thành công của Uniliver và “Chỉ có người
Việt Nam mới hiểu tường tận người Việt Nam thật sự thích gì, cần gì. Vì thế, xây dựng

và phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo người Việt Nam có khả năng thích ứng với mọi
điều kiện kinh doanh, có tinh thần giám nghĩ giám làm và hiểu biết tường tận về văn
hóa kinh doanh, tập quán tiêu dùng của người Việt Nam là một trong những ưu tiên
hàng đầu của Uniliver trong kế hoạch từng bước địa phương hóa ban lãnh đạo
Uniliver Việt Nam”
Trả lời câu hỏi gợi ý thảo luận Chương 1 – Chương 2 Môn: Marketing Quốc Tế
GVmôn học: Lưu Thanh Đức Hải Trang 4/19 Nhóm: 21
Câu 5 – Chương 1: Tìm thông tin thứ cấp (số liệu thực tế, số liệu trên internet) để
mô hoạt động Marketing quốc tế của một công ty (doanh nghiệp) ở ĐBSCL có
tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa?
Mô hình hoạt động Marketing quốc tế của Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu Thủy sản Minh Phú.
1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Tên gọi Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MINH PHÚ.
Tên giao dịch: MINH PHÚ SEAFOOD JOINT STOCK COMPANY (MPC)
Địa chỉ: Khu công nghiệp phường 8, TP Cà Mau, Tỉnh Cà Mau
Ngành nghề kinh doanh: Chế biến, xuất khẩu thủy sản, nhập khẩu, nguyên vật
liệu, phụ liệu vầ chế biến hàng xuất khẩu; Kinh doanh bất động sản, đầu tư kinh doanh
cơ sở hạ tầng, thi công xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, kinh doanh
tòa nhà, cao ốc văn phòng cho thuê; nuôi trồng thủy sản, kinh doanh giống thủy sản
2. Thực trạng cạnh tranh của công ty
Hiện nay ngành thủy sản có 439 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, trong đó có
300 doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất chất lượng sản phẩm theo HACCP đủ tiêu
chuẩn xuất khẩu vào Mỹ, 1.717 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường
EU, trong đó có Công ty Cổ phần thủy hải sản Minh Phú.
Là doanh nghiệp lớn nhất trong số 54 doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại Việt nam, từ
khi thành lập đến nay, Minh Phú luôn giữ được tốc độ phát triển khá nhanh. Mạng lưới
khách hàng được xây dựng rộng lớn trên toàn thế giới: Censea Inc, H and N Food,
Pacìic Coral trên cả ba thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản.
Hiện nay công ty Minh Phú dẫn đầu cả nước về kim nghạch và sản lượng xuất khẩu

thủy sản.


Trả lời câu hỏi gợi ý thảo luận Chương 1 – Chương 2 Môn: Marketing Quốc Tế
GVmôn học: Lưu Thanh Đức Hải Trang 5/19 Nhóm: 21
-Tình hình Doanh thu, Lợi nhuận
Từ giữa tháng 12/2009 đến quý 1/2010, ngành sản xuất và chế biến tôm trong
nước gặp khó khăn lớn do thiếu nguyên liệu khá nghiêm trọng. Giá tôm nguyên liệu
liên tục tăng cao, đạt mức kỷ lục là 185.000đ/kg, mức cao nhất trong 10 năm vừa qua.
Tuy nhiên, nhờ có các dự án nuôi trồng của mình đáp ứng phần nào nhu cầu nguyên
liệu đầu vào (10%) nên trong điều kiện đó, MPC vẫn duy trì hoạt động 70% công suất
của các nhà máy, vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Quý
I/2010, doanh thu thuần của MPC đạt xấp xỉ 663 tỷ đồng, LNST đạt hơn 40 tỷ đồng.
MPC đặt ra kế hoạch DT-LN năm 2010 là đạt 3,500 tỷ DTT và 264.5 tỷ LNST.
-Thị trường tiêu thụ
Có thể thấy được Mỹ là thị trường xuất khẩu ổn định và lớn nhất của MPC qua các
năm với mức thuế chống bán phá giá tại thị trường này gần như bằng 0%. Đây là ưu thế
lớn của MPC so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Để thuận lợi cho việc mở rộng
thị phần ở quốc gia này, tháng 6/2008, MPC đã góp vốn vào Công ty Mseafood tại Mỹ
với số tiền là 20 triệu USD, chiếm 90% vốn điều lệ của Mseafood. Công ty này chỉ
chuyên nhập khẩu và phân phối các sản phẩm của MPC. Tuy nhiên theo thời gian đã
dần có sự chuyển dịch xuất khẩu sang các nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản và các
nước EU. Ngoài ra, MPC cũng đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước khác như Canada,
Hồng Kông, Úc…Nhìn chung thị trường cho sản phẩm của MPC ổn định, thị phần có
cơ hội được mở rộng.
Minh Phú và các công ty con bán hàng cho Mseafood, công ty này sẽ nhập hàng
và bán cho các nhà phân phối lớn ở Mỹ theo hình thức ký gửi hoặc bán hàng trực tiếp.
Hình thức ký gửi MPC chỉ phải trả hoa hồng ở mức thấp nhưng chỉ nhận được tiền khi
nhà phân phối bán được sản phẩm. Hình thức bán hàng trực tiếp thì các khoản phải thu
thấp, công ty nhận được tiền mặt ngay nhưng các nhà bán hàng thường yêu cầu tỷ lệ

hoa hồng từ 15% đến 20%. Do tỷ suất sinh lợi trong việc kinh doanh là không cao nên
chính sách của MPC trong giai đoạn tới sẽ là ưu tiên việc bán hàng theo hình thức trả
chậm để tăng lợi nhuận cho công ty.
Trả lời câu hỏi gợi ý thảo luận Chương 1 – Chương 2 Môn: Marketing Quốc Tế
GVmôn học: Lưu Thanh Đức Hải Trang 6/19 Nhóm: 21
3. Tình hình đầu tư hiện tại của công ty thông qua bảng cân đối kế toán 2008,
2009, 2010 của công ty.
Bảng1:BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị tính: đồng

TT Chỉ tiêu NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 2009/2008 2010/2009

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền tỷ lệ % Số tiền
tỷ lệ
%
I Tài sản ngắn hạn 996.091.266 1.397.541.618.262 1.577.813.092.193 138.758.070.560 13.930,25 180.271.473.931 128,9
1
Tiền và các khoản
tương đương tiền
85.264.851 151.115.119.815 495.965.068.075 151.029.854.964
177.130,26
344.849.948.260
228.2
2
Các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn
106.538.861
229.706.962.284 134.061.567.583 229.600.423.423
215.508,61
(95.645.394.701)

(41,6)
3
Các khoản phải
thu
647.433.485 231.670.594.480 697.266.844.612 231.023.160.995
35.682,91
465.596.250.132
200,9
4 Hàng tồn kho 146.816.940 744.436.065.748 188.312.770.328 744.289.248.808 506.950,52 556.123.295.420 74,7
5
Tài sản ngắn hạn
khác
10.037.129 40.612.875.935 62.206.841.595 40.602.838.806
404.526,42
21.593.965.660
99,9
II Tài sản dài hạn 1.077.291.163 817.924.725.616 1.364.668.309.803 816.847.434.453 75.824,20 546.743.584.187 66,8
2 Tài sản số định 63.585.789 427.069.574.844 131.380.277.157 427.005.989.055 671.543,11 295.625.711.898 99,9
2
Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn
977.342.341 10.480.754.203 1.216.345.890.200 9.503.411.862
972,37
1.205.865.135.997
11.50
5.5
3
Tài sản dài hạn
khác
14.742.383 29.475.786.980 16.942.142.446 29.461.044.597

199.839,09
(12.533.644.534)
42,5
4
Các khoản phải
thu dài hạn
21.620.650 230.998.205.300 0 230.976.584.650
1.068.314,71
(230.998.205.300)
(100)
III Tổng tài sản 2.073.382.429 2.215.466.343.578 2.942.481.401.996 219.473.251.928 10.585,27 727.015.058.418 32,8
IV Nợ phải trả 1.225.449.397 1.085.653.234.592 1.851.096.144.600 107.339.874.062 8.759,22 765.442.910.008 70,5
1 Nợ ngắn hạn 1.023.282.484 845.739.996.151 1.443.120.026.970 844.716.713.667 82.549,70 597.380.030.819 70,6
Trả lời câu hỏi gợi ý thảo luận Chương 1 – Chương 2 Môn: Marketing Quốc Tế
GVmôn học: Lưu Thanh Đức Hải Trang 7/19 Nhóm: 21
2 Nợ dài hạn 202.166.913 239.913.238.441 407.976.117.630 239.711.071.528 118.570,87 168.062.879.189 70
V Vốn chủ sở hữu 847.933.032 1.079.888.922.258 1.091.385.257.396 107.140.959.193 12.635,54 (970.750.396.862) 89,9
- Vốn đầu tư CSH 832.831.042 1.067.457.863.095 1.091.385.257.396 105.912.955.267 12.717,21 23.927.394.301 2,3

- nguồn kinh phí
và quỹ khác
15.101.990 62.355.245.891 0 62.340.143.901
412.794,23
(62.355.245.891)
(100)
VI Tổng nguồn vốn 2.073.382.429 2.215.466.343.578 2.942.481.401.996 219.473.251.928 10.585,57 727.015.058.418 238,1
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty CP XNK Thủy sản Minh Phú Cà Mau
2008,2009,2010)
Tổng tài sản công ty không ngừng tăng, nhưng chủ yếu là do tài sản lưu động tăng
lên, đặc biệt là hàng tồn kho và khoản mục tiền tăng mạnh điều này là do sản xuất tăng

lên.
Qua bảng phân tích ở trên ta thấy, qui mô của công ty ngày càng được mở rộng.
Bằng chứng là tài sản ngắn hạn (TSNH) tăng dần qua các năm từ 2008-2010; Năm
2009 TSNH tăng 13.930,25% so với năm 2008, năm 2010 tăng 128,9% so với năm
2009. Tài sản dài hạn (TSDH) năm 2009 tăng với tỷ 75.824,20% so với năm 2008,
năm 2010 tăng 66,8% so với năm 2009. Qua phân tích khối, trong cơ cấu tổng tài sản
cho thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dai hạn có xu hướng tăng dần. nhưng bên
cạnh đó đầu tư tài chính ngắn hạn có xu hướng giảm cụ thể năm 2009 tăng
215.508,61% so năm 2008, đến năm 2010 giảm 41,6% so năm 2009 đều này cho thấy
nguồn lợi tức ngắn hạn có xu hướng giảm.
Đầu tư của công ty vào tài sản cố định có xu hướng tăng, năm 2010 tăng 99,9% so
với năm 2009, điều này thể hiện sự chú trọng của công ty vào đầu tư đổi mới tài sản
giúp cho cơ sở vật chất của doanh nghiệp ngày càng tăng cường và qui mô về năng lực
sản xuất ngày càng được mở rộng.
Năm 2010, công ty đã có sự thay đổi trong cơ cấu tài sản dài hạn tăng đầu tư tài
chính dài hạn 11.505,5% so với năm 2009, điều này sẽ làm tăng nguồn lợi tức trong dài
hạn cho công ty.
Trả lời câu hỏi gợi ý thảo luận Chương 1 – Chương 2 Môn: Marketing Quốc Tế
GVmôn học: Lưu Thanh Đức Hải Trang 8/19 Nhóm: 21
4. Biến động doanh thu và chi phí từ năm 2008 – 2010
Bảng 2: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
Chênh
lệch 2009/
2008 (%)
Chênh
lệch 2010/
2009 (%)
Doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ
2.903.420.960.000 3.129.575.505.721 5.150.741.368.354 7,79 64,46
Các khoản giảm trừ
doanh thu
27.037.308.000 36.070.077.465 42.927.228.223 33,40 19,01
Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
2.876.383.652.000 3.093.505.428.256 5.107.814.140.131 7,55 65,11
Giá vốn hàng bán 2.421.613.156.000 2.641.598.972.682 4.348.632.817.160 9,08 64,62
Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
454.770.496.000 451.906.455.574 759.181.322.971 (0,6) 67,99
Doanh thu hoạt động
tài chính
64.038.299.000 223.984.122.503 57.390.177.310 249,76 (74,37)
Chi phí tài chính 406.522.391.000 185.022.400.333 174.097.348.184 (54,58) (5,90)
Chi phí bán hàng 157.152.146.000 204.080.684.047 273.060.149.556 29,86 33,80
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
35.127.989.000 32.390.683.537 54.312.540.416 (7,79) 67,67
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
(79.993.731.000) 254.396.810.160 315.101.366.125 (218,02) 23,86
Thu nhập khác 259.667.848.000 9.276.209.259 59.572.573.330 (96,42) 548,6
Chi phí khác 211.460.026.000 9.168.040.443 1.731.791.495 (95,66) (81,11)
Lợi nhuận khác 48.207.822.000 108.168.816 57.840.781.835 (99,77) 53372,69
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế

(31.785.909.000) 254.504.978.976 372.942.147.960 (700,68) 46,53
Thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành
5.185.207.000 18.865.311.308 67.578.405.619 263,83 258,21
Thuế thu nhập doanh
nghiệp hoán lại
(1.125.761.000)

(7.224.393.440) (9.313.263.777) (541,73) (28,91)
Lợi nhuận sau thuế
TNDN
(38.096.877.000) 242.864.061.108 314.677.006.118 (537,49) 29,57
lãi cơ bản trên cổ
phiếu
(596) 3.417 4.376 (0.96) 28,06
Trả lời câu hỏi gợi ý thảo luận Chương 1 – Chương 2 Môn: Marketing Quốc Tế
GVmôn học: Lưu Thanh Đức Hải Trang 9/19 Nhóm: 21
(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP XNK Thủy
sản minh phú 2008,2009,2010)
Qua các báo cáo trên có thể thấy doanh thu của công ty biến động mạnh qua các
năm, cụ thể: Doanh thu năm 2008 đạt 2.903.420.960.000 đồng, năm 2009 là
3.129.575.505.721 đồng (tăng 7,79 so với năm 2008). Đến năm 2010 là
5.150.741.368.354 đồng (tăng 4,46% so với năm 2009).
Doanh thu của công ty đã tăng nhẹ ở năm 2009 và tăng mạnh vào năm 2010 điều
này là do nhiều yếu tố mang lại. Những chiến lược kinh doanh mà công ty triển khai đã
bắt đầu phát huy hiệu quả.
5. Hoạt động marketing của công ty CP thủy sản Minh Phú
• MPC đã xây dựng cho mình thương hiệu uy tín trên thị trường xuất khẩu thủy sản Việt
Nam khi doanh nghiệp luôn dẫn đầu về sản lượng và kim ngạch mặt hàng tôm đông
lạnh. Với mức thuế chống bán phá giá xấp xỉ 0% vào thị trường Mỹ, MPC đang có lợi

thế hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài.
• MPC có mối quan hệ truyền thống tốt với khách hàng (là các đại lý phân phối lớn trên
các thị trường như Mỹ và Nhật Bản) và các nhà cung cấp (các cơ sở thu mua tôm
nguyên liệu, các hộ nông dân ở Việt Nam). Điều này giúp cho MPC hạn chế được
những rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
6. Một số dự báo về kết quả kinh doanh và chiến lược Marketing giai đoạn 2010—
2014 của công ty
Do đó tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ được coi là nhân tố
quan trọng nhất tác động vào tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Tất nhiên điều này
chỉ có thể thực hiện được với điều kiện nguồn cung của MPC luôn được đảm bảo đáp
ứng được nhu cầu thị trường. Các giả thiết cho tình hình kinh doanh 5 năm tới của MPC
như sau: Theo như số liệu thống kê Công ty có được tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng
năm của MPC vào khoảng 10% năm. Đây cũng là mức tăng trưởng doanh thu trung
bình dự kiến cho giai đoạn 2010—2014.
Trả lời câu hỏi gợi ý thảo luận Chương 1 – Chương 2 Môn: Marketing Quốc Tế
GVmôn học: Lưu Thanh Đức Hải Trang 10/19 Nhóm: 21
Giá bán tôm xuất khẩu trên thị trường Mỹ hiện nay tăng 10% so với năm trước;
tại thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc mức tăng giá phổ biến hiện nay là 5%. Ba thị
trường này đã chiếm tới hơn 80% sản lượng xuất khẩu của MPC, theo đó mức tăng giá
bán trung bình của MPC sẽ vào khoảng 7%/năm.
Căn cứ vào những giả định trên Công ty dự báo doanh thu của công ty tăng
trưởng trung bình hàng năm khoảng 17.27%. Đây là mức tăng giá vốn trung bình của
MPC trong quá khứ. Giá vốn hàng bán dự kiến sẽ tăng theo tốc độ tăng giá của thức ăn
chăn nuôi; giá con giống và các chi phí nguyên liệu khác.
Hoạt động kinh doanh vẫn là hoạt động chính của công ty. Mặc dù MPC có danh
mục đầu tư tài chính với đa số là trái phiếu và chứng chỉ quỹ của SSI nhưng Công ty
cho rằng việc đầu tư đó không mang lại hiệu quả và trong tương lai MPC sẽ giảm tỷ
trọng đầu tư cho hoạt động này. Doanh thu tài chính không đáng kể chủ yếu đến từ tiền
lãi gửi ngân hàng; cổ tức được hưởng Chi phí tài chính đa phần là chi phí lãi vay. Mức
lãi suất trung bình đối với các khoản vay của MPC là 10%/năm. Đây là mức lãi suất

khá ưu đãi vì MPC kinh doanh trong lĩnh vực chế biến hàng xuất khẩu nên nhận được
nhiều sự hỗ trợ của chính phủ.
Trả lời câu hỏi gợi ý thảo luận Chương 1 – Chương 2 Môn: Marketing Quốc Tế
GVmôn học: Lưu Thanh Đức Hải Trang 11/19 Nhóm: 21
CÂU HỎI GỢI Ý THẢO LUẬN CHƯƠNG 2
Câu 2: Phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến chiến
lược Marketing sản phẩm của các doanh nghiệp Việt nam trong bối cảnh hội nhập
hiện nay?
Trả lời:
Hoạt động kinh doanh quốc tế có vai trò giúp cho các doanh nghiệp tham gia chủ
động và tích cực vào sự phân công lao động quốc tế và sự trao đổi mậu dịch quốc tế,
làm cho nền kinh tế quốc gia trở thành một hệ thống mở, tại cầu nối giữa nền kinh tế
trong nước với nền kinh tế thế giới, biến nền kinh tế thế giới thành nơi cung cấp các yếu
tố đầu vào và tiêu thụ các yếu tố đầu ra cho nền kinh tế quốc gia trong hệ thống kinh tế
quốc tế.
Đồng thời, tham gia vào thị trường thế giới còn giúp cho các doanh nghiệp khai
thác triệt để các lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, đạt quy mô tối ưu cho mỗi ngành sản
xuất, tạo điều kiện xây dựng các nền kinh tế mũi nhọn, nâng cao năng suất lao động,
chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, thúc đẩy việc khai thác các nhân tố tăng trưởng
theo chiều sâu, trao đổi và ứng dụng nhanh chóng các công nghệ mới, thu hút vốn đầu
tư từ bên ngoài, nâng cao tốc độ tăng trưởng và hiệu quả của nền kinh tế quốc dân.
Mở rộng các hoạt động kinh doanh quốc tế, tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học
và chuyển giao công nghệ, giúp cho các nước có nền kinh tế kém phát triển có cơ hội
cải tiến lại cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tạo cơ
hội cho việc phân phối các nguồn lực trong nước và thu hút các nguồn lực bên ngoài
vào việc phát triển các lĩnh vực, các ngành của nền kinh tế quốc dân một cách có hiệu
quả, khắc phục tình trạng thiếu các nguồn lực cho sự phát triển đất nước như vốn, nhân
lực có trình độ cao, công nghệ hiện đại, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
trong nước vươn ra thị trường thế giới.
Các yếu tố của môi trường kinh doanh luôn có những tác động khác nhau đến

doanh nghiệp, cụ thể hơn là những chiến lược Marketing không kể là trong nước hay
ngoài nước. Vì vậy, chiến lược marketing quốc tế của các doanh nghiệp cũng chịu ảnh
hưởng từ sự thay đổi không ngừng của các yếu tố môi trường kinh doanh quốc tế, đặc
biệt là trong cu thế hội nhập ngày nay.
Hoạt động thương mại quốc tế diễn ra trong thập kỷ 21 được so sánh là có những
khác biệt rất lớn so 2 thập kỷ về trước. Các Doanh nghiệp hiện nay đang phải đối mặt
Trả lời câu hỏi gợi ý thảo luận Chương 1 – Chương 2 Môn: Marketing Quốc Tế
GVmôn học: Lưu Thanh Đức Hải Trang 12/19 Nhóm: 21
với nhiều vấn đề khác nhau và chịu sức ép của cạnh tranh. Hệ thống thương mại quốc tế
đã từng trải qua một giai đoạn thay đổi to lớn cùng với phát minh ra các công nghệ mới
đang làm cho việc lập những chiến lược hoạt động Marketing và Chiến lược cung cấp
theo chuỗi cũng thay đổi theo.
Vấn đề cần nói đến, trước tiên, là " toàn cầu hóa ". Toàn cầu hoá ban đầu
được định nghĩa như là sự hợp nhất của các nền kinh tế trên Thế giới, đặc biệt là thông
qua hoạt động thương mại, đầu tư và các dòng luân chuyển của tài chính. Ngày nay, các
doanh nghiệp đều hiểu rằng kinh tế địa phương hay thậm chí các nền kinh tế trên Thế
Giới như là một nền tảng thuận lợi cho họ trong việc tham gia sản xuất, thương mại,
xuất khẩu và cung cấp dịch vụ. Điều này bao gồm một quá trình kết hợp các yếu tố như:
lao động, kỹ năng, kỹ thuật và tri thức có thể được chuyển đổi từ biên giới quốc gia này
sang biên giới quốc gia khác.
Sự thành công của các doanh nghiệp ngày nay đều phải dựa vào sự hiểu biết sâu
sắc của bối cảnh kinh doanh hiện tại, biết cách làm thế nào để thiết lập những mạng
lưới kinh doanh phù hợp và làm thế nào để sử dụng hệ thống đó nhằm phát triển hoạt
động kinh doanh của mình.
Nhìn vào môi trường kinh doanh quốc tế thời gian qua, có những biểu hiện
được coi là lý do chính đáng để có thể vui mừng, nhưng đồng thời lại cũng có
không ít diễn biến khiến không thể không lo ngại.
Chiều hướng phục hồi và tăng trưởng của kinh tế thế giới nói chung được duy trì
và củng cố. Mức độ và tính bền vững của phục hồi và tăng trưởng kinh tế có khác nhau
giữa khu vực này với khu vực khác và giữa nền kinh tế này với nền kinh tế khác, nhưng

có thể thấy rằng chiều hướng ấy chưa dễ gì có thể đảo ngược trong thời gian tới, cho dù
tốc độ tiến triển của nó có thể bị chậm lại bởi những diễn biến đang làm rung động
chính trường, an ninh và ổn định ở Bắc Phi và Trung Đông. Dấu hiệu phục hồi kinh tế ở
những nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản và EU nói chung đều khá rõ nét và liên tục.
Mức độ tăng trưởng ở những nền kinh tế mới nổi và đang phát triển vẫn khá ấn tượng
và có tính liên tục. Diễn biến trên thị trường chứng khoán ở nhiều nơi trên thế giới cũng
theo hướng phản ánh sự tin tưởng ngày càng tăng của giới đầu tư và kinh doanh vào sự
phục hồi và tăng trưởng của kinh tế thế giới.
Khủng hoảng tài chính tuy vẫn còn được đề cập đến không ít, nhưng đa phần
trong mối liên hệ trực tiếp đến một số nền kinh tế riêng rẽ như Hy Lạp hay Ireland. Có
Trả lời câu hỏi gợi ý thảo luận Chương 1 – Chương 2 Môn: Marketing Quốc Tế
GVmôn học: Lưu Thanh Đức Hải Trang 13/19 Nhóm: 21
thể thấy những biện pháp, chính sách đối phó và những chương trình kích cầu nhằm
thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế mà chính phủ nhiều quốc gia thực hiện từ sau
sự bùng nổ khủng hoảng tiếp tục đưa lại kết quả tích cực. Cũng có thể thấy được từ đó
mức độ thấm thía những bài học kinh nghiệm đã rút ra được từ lần khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu này. Quyết tâm của chính phủ ở nhiều quốc gia thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và tìm kiếm sự hợp tác hiệu quả hơn nhằm ngăn chặn và ứng
phó với khủng hoảng cũng thuộc về những mảng sáng trong bức tranh chung về môi
trường kinh doanh quốc tế hiện tại. Vai trò và sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh
tế không những được khẳng định mà còn có chiều hướng gia tăng và chưa thể sớm trở
lại về mức trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra.
Tuy nhiên, không chỉ là chuyện giá dầu tăng, mà cả tính thất thường và đột biến
trong chiều hướng tăng đó khiến giá dầu hiện đã trở thành một trong những rủi ro lớn
đối với sự phục hồi và tăng trưởng của kinh tế thế giới, làm cho môi trường kinh doanh
quốc tế không được ổn định. Nguy cơ khủng hoảng dầu lửa không phải không có vì
chẳng thể loại trừ được, không để xảy ra khủng hoảng dầu lửa là chuyện có ý nghĩa
sống còn chứ không phải đối phó với khủng hoảng dầu lửa.
Một trong những vấn đề được quan tâm xuyên suốt là lạm phát. Lạm phát tăng
mạnh đã là thực trạng ở nhiều nơi và khả năng sẽ tăng mạnh đang đe dọa nhiều nơi

khác. Cả biện pháp đối phó ở nơi này lẫn dự định phòng ngừa ở nơi khác đều chưa hẳn
đã quyết liệt và đồng bộ đủ mức. Lại càng chưa có được sự phối hợp hành động trên
bình diện quốc tế về phương diện chính sách tiền tệ để đối phó với lạm phát hiệu quả
hơn. Chiến tranh tiền tệ là chuyện khó xảy ra, nhưng cạnh tranh tiền tệ thì lại ngày càng
quyết liệt. Mặt bằng lãi suất thấp, khối lượng cung ứng tiền tệ lớn và việc kích cầu vẫn
còn rất cần thiết khiến ở đâu cũng vẫn thấy chính sách tiền tệ được nới lỏng. Nếu ở đâu
đó có nâng lãi suất cơ bản thì cũng chỉ ở mức độ tượng trưng, mang thông điệp chính trị
là chính.
Có thể khái quát rằng môi trường kinh tế quốc tế hiện tại là sự mất cân đối. Đó là
những mất cân đối về mức độ phục hồi và tăng trưởng, về hoạt động ổn định và rủi ro ở
các thị trường tài chính, mất cân đối về tiền tệ và thương mại, về thâm hụt ngân sách
quốc gia và mức độ vay nợ công. Chúng tồn tại song hành với những mất cân đối giữa
các nền kinh tế, giữa các khu vực và châu lục với nhau về kinh tế, tài chính, thương mại
và tiền tệ. Vì những mất cân đối này mà môi trường kinh doanh quốc tế hiện tại không
Trả lời câu hỏi gợi ý thảo luận Chương 1 – Chương 2 Môn: Marketing Quốc Tế
GVmôn học: Lưu Thanh Đức Hải Trang 14/19 Nhóm: 21
thể đảm bảo cho cạnh tranh công bằng và bình đẳng, không thể ngăn cản được chủ
nghĩa bảo hộ, không thể loại trừ được nguy cơ khủng hoảng cục bộ.
Phân tích được thực trạng môi trường kinh doanh quốc tế và nhận định được xu
hướng thay đổi, phát triển của nó doanh nghiệp mới có thể đưa ra những chiến lược
marketing quốc tế phù hợp để phát triển ngành hàng, sản phẩm ở nước ngoài. Tuy
nhiên, là không đủ khi chỉ phân tích môi trường tổng thể mà không nghiên cứu các yếu
tố môi trường của quốc gia, thị trường cụ thể tiêu thụ, phát triển sản phầm. Các yếu tố
môi trường có mức độ quan trọng khác nhau tùy theo sản phẩm, doanh nghiệp nhưng
nhìn chung các yếu tố cần thiết phải nghiên cứu gồm:
- Môi trường luật pháp: Một trong những bộ phận của môi trường bên
ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp. Vì
vậy, hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp trước hết đòi hỏi các nhà quản lý,
các nhà kinh doanh phải quan tâm và nắm vững hệ thống pháp luật: luật quốc tế, luật
của từng quốc gia – nơi doanh nghiệp đã và sẽ hoạt động, cũng như các mối quan hệ

luật pháp tồn tại giữa các nước này và giữa các nước trong khu vực với nhau.
- Môi trường chính trị: khi tham gia kinh doanh trên thị trường thế giới,
doanh nghiệp phải am hiểu môi trường chính trị ở các quốc gia, ở các nước trong khu
vực mà doanh nghiệp muốn hoạt động.
- Môi trường kinh tế thế giới: khi tham gia thị trường nước ngoài, các
hoạt động của doanh nghiệp ngày càng trở nên phức tạp hơn vì các nhà quản lý phải
hoạt động trong hai môi trường mới: sự tác động của các yêu tố thuộc quốc gia bên
ngoài và các yếu tố vận động của nền kinh tế thế giới.
- Những ảnh hưởng của địa hình (vị trí địa lý): nó được xem như là một
nhân tố giải thích mối quan hệ chính trị, thương mại của nước đó.
- Môi trường văn hóa và con người: môi trường văn hóa của mỗi quốc
gia có những đặc trưng rất khác nhau về: tập quán, quan niệm, thị hiếu,….
- Môi trường cạnh tranh: đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng, “biết
người biết ta trăm trận trăm thắng”, cần nhận thức rõ yếu tố này để có chiến lược cạnh
tranh phù hợp.


Trả lời câu hỏi gợi ý thảo luận Chương 1 – Chương 2 Môn: Marketing Quốc Tế
GVmôn học: Lưu Thanh Đức Hải Trang 15/19 Nhóm: 21
Câu 4: Tổng hợp tư liệu về một số khó khăn và thuận lợi của Việt nam khi
thực hiện AFTA sẽ ảnh hưởng đến hoạt động marketing quốc tế ở các công ty?
Trả lời:
AFTA là tên viết tắt tiếng Anh của Khu vực thương mại tự do ASEAN (ASEAN
Free Trade Area).
Quyết định thành lập Khu vực thương mại tự do này được đưa ra tại Hội nghị
Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4, tổ chức vào tháng 1/1992 tại Singapore. Theo kế hoạch
ban đầu, AFTA được hoàn thành vào năm 2008 với mục đích cơ bản là "tăng cường
khả năng cạnh tranh của ASEAN như một cơ sở quốc tế nhằm cung cấp hàng hóa ra thị
trường thế giới". Tuy nhiên, trước sự phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ của các liên kết
kinh tế toàn cầu khác, cũng như do sự tiến bộ của chính các quốc gia ASEAN, năm

1994, khối này quyết định đẩy nhanh thời hạn lên năm 2003.
Sau đó, từ năm 1995 đến 1998, ASEAN kết nạp thêm 4 nước thành viên mới là
Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar.
Cơ chế chính để thực hiện AFTA là Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực
chung (Common Effective Preferential Tariff - CEPT). Về thực chất, CEPT là một thỏa
thuận giữa các nước thành viên ASEAN về việc giảm thuế quan trong nội bộ khối
xuống còn 0-5% thông qua những kế hoạch giảm thuế khác nhau. Trong vòng 5 năm
sau khi đạt mức thuế ưu đãi cuối cùng, các nước thành viên sẽ tiến hành xóa bỏ các hạn
ngạch nhập khẩu và những hàng rào phi quan thuế khác.
Thời hạn thực hiện CEPT của các nước có khác nhau. Cụ thể là:
 Với Brunei, Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan: từ 1993 đến
2003.
 Với Việt Nam: từ 1996 đến 2006
 Với Lào, Myanmar và Campuchia: từ 1998 đến 2008.
Để thực hiện dần dần việc cắt giảm thuế quan, mỗi nước sẽ phải phân loại tất cả
hàng hóa của mình vào một trong các danh mục sau:
 Danh mục giảm thuế (IL)
 Danh mục loại trừ tạm thời (TEL)
 Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL)
 Danh mục nhạy cảm (SL)
Trả lời câu hỏi gợi ý thảo luận Chương 1 – Chương 2 Môn: Marketing Quốc Tế
GVmôn học: Lưu Thanh Đức Hải Trang 16/19 Nhóm: 21
 Danh mục nhạy cảm cao
Danh mục giảm thuế (IL) bao gồm những mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế quan
để đến khi hoàn thành CEPT sẽ có thuế suất 0-5%. Ngay sau khi ký CEPT, mỗi nước
ASEAN phải đưa ra IL của mình để bắt đầu giảm thuế quan từ năm 1993. Trên thực tế,
không phải mặt hàng nào trong IL cũng thực sự phải giảm thuế quan, vì có những mặt
hàng trước khi đưa vào IL đã có thuế suất dưới 5%, thậm chí bằng 0%.
Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) bao gồm những mặt hàng chưa đưa vào giảm
thuế quan ngay, do các nước thành viên ASEAN phải dành thêm thời gian để điều

chỉnh sản xuất trong nước thích nghi với môi trường cạnh tranh quốc tế gia tăng.
Sau ba năm kể từ khi tham gia CEPT, các nước ASEAN phải bắt đầu chuyển dần
các mặt hàng từ TEL sang IL, tức là bắt đầu giảm thuế quan đối với những mặt hàng
này. Quá trình chuyển từ TEL sang IL được phép kéo dài trong 5 năm, mỗi năm phải
chuyển được 20% số mặt hàng. Điều đó có nghĩa là đến hết năm thứ tám thì IL đã mở
rộng bao trùm toàn bộ TEL, và TEL không còn tồn tại.
Khi đưa mỗi mặt hàng vào IL, các nước đồng thời phải chỉ ra lịch trình giảm
thuế quan của mặt hàng đó cho đến khi hoàn thành CEPT.
Ví dụ: Khi tham gia CEPT vào năm 1993, IL của nước A bao gồm 50 mặt hàng,
TEL của nước này có 100 mặt hàng. Từ năm 1996, nước A phải bắt đầu chuyển TEL
sang IL. Nếu mỗi năm chuyển đều 20% thì năm 1996, IL của nước này có 50 +
(100*20%) = 70 mặt hàng và TEL giảm đi còn 100 - (100*20%) = 80 mặt hàng. Năm
1997, IL sẽ là 90 và TEL sẽ là 60. Ba năm tiếp sau đó, các con số tương ứng sẽ là
110/40, 130/20 và 150/0. Đến năm 2000, IL của nước A sẽ bao gồm cả 150 mặt hàng
và TEL không còn mặt hàng nào nữa.
Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) bao gồm những mặt hàng không có nghĩa vụ
phải giảm thuế quan. Các nước thành viên ASEAN có quyền đưa ra danh mục các mặt
hàng này nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, bảo vệ sức khỏe con người,
động thực vật; bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, khảo cổ
GEL không phải là Danh mục các mặt hàng Chính phủ cấm nhập khẩu (NK).
Một số mặt hàng có trong GEL vẫn được NK bình thường, nhưng không hưởng thuế
suất ưu đãi như các mặt hàng trong danh mục giảm thuế.
Ngoài cơ chế này, để hiện thức hóa AFTA, các nước ASEAN còn ký kết hàng
loạt các thỏa thuận về thống nhất và công nhận tiêu chuẩn hàng hóa giữa các nước
Trả lời câu hỏi gợi ý thảo luận Chương 1 – Chương 2 Môn: Marketing Quốc Tế
GVmôn học: Lưu Thanh Đức Hải Trang 17/19 Nhóm: 21
thành viên, công nhận việc cấp giấy xác nhận xuất xứ hàng hóa của nhau, tăng cường
hợp tác trong lĩnh vực hải quan, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển công nghiệp và
xây dựng Khu vực đầu tư ASEAN (ASEAN Investment Area - AIA).
Quá trình tham gia của Việt Nam

Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN và
cam kết tham gia AFTA. Thời hạn hoàn thành AFTA của Việt Nam năm 2006. Việt
Nam bắt đầu thực hiện lộ trình giảm thuế quan tham gia AFTA từ ngày 1/1/1996, khi
đưa 875 mặt hàng đầu tiên vào thực hiện CEPT. Tất cả những mặt hàng này đều đã nằm
ở khung thuế suất 0-5%.
Đầu năm 1998, Việt Nam công bố lịch trình giảm thuế để thực hiện AFTA vào
năm 2006. Trên thực tế thì đến cuối năm 2002, 5.500 mặt hàng (chiếm khoảng 86%
tổng số mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu) đã được vào chương trình cắt giảm. Toàn
bộ các mặt hàng này đã ở thuế suất dưới 20% và có lộ trình cắt giảm trong thời kỳ
2002-2006. Trong số đó, 65% đã ở mức thuế 0-5%.
Theo số liệu của tờ Dow Jones, vào những ngày đầu năm 2003, mức thuế suất
trung bình của Việt Nam chỉ hơn 2% một chút, và Việt Nam đang là nước có mức thuế
suất trung bình thấp thứ 3 ASEAN, sau Singapore và Brunei.
Theo đúng lộ trình thì việc cắt giảm thuế tham gia AFTA đã được áp dụng chính
thức tại Việt Nam từ ngày 1/1/2003. Tuy nhiên, ngày 10/1/2003, Bộ Tài chính đã thông
báo việc cắt giảm đó sẽ được thực hiện lùi lại 7 tháng, vào ngày 1/7.
Đến ngày 1/7, 1.416 mặt hàng thuộc TEL được chuyển sang IL. Đa số đó là
những mặt hàng hiện đang được bảo hộ với mức thuế suất rất cao (30-100%), hoặc
đang được quản lý bằng hạn ngạch như xi măng , giấy , hàng điện tử, điện gia dụng , cơ
khí, vật liệu xây dựng
Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi thực hiện AFTA sẽ ảnh
hưởng đến hoạt động Marketing quốc tế ở các công ty:
Việt Nam nói chung
Thuận lợi:
Marketing quốc tế
- Sử dụng được nguồn nguyên liệu từ các
nước thành viên phục vụ cho sản xuất
trong nước. Nguồn nguyên liệu này phong
=> tận dụng ưu thế trong nước là nguồn
nguyên liệu và lao động, chính sách

khuyến khích đầu tư,… kết hợp với nguồn
Trả lời câu hỏi gợi ý thảo luận Chương 1 – Chương 2 Môn: Marketing Quốc Tế
GVmôn học: Lưu Thanh Đức Hải Trang 18/19 Nhóm: 21
phú và có chất lượng cao do một số nước
có trình độ phát triển cao hơn, hoặc nguồn
nguyên vật liệu đó Việt Nam không có,
hoặc khả năng khai thác còn hạn chế. Bên
cạnh đó còn có được sự dồi dào về nguồn
hàng công nghiệp để phục vụ cho sản xuất
và nhu cầu của người dân.
nguyên vật liệu chất lượng từ nước ngoài
để tạo nên điểm mạnh cho hàng hóa Việt
Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài. Từ đó,
marketing quốc tế có được cơ sở để đề ra
các chiến lược tiếp cận, nâng cao sức
mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa
Việt Nam trên thị trường Asean nhờ giảm
thuế quan và loại bỏ các hàng rào phi thuế
quan, mà ảnh hưởng trực tiếp nhất là yếu
tố giá cả.
=> Yếu tố giá cả giúp hàng hóa cạnh tranh
tốt hơn, marketing quốc tế có thể tận dụng
thuận lợi đó để thực hiện các chiến lược về
giá thúc đẩy nhu cầu, tăng sản lượng.
- Với tư cách là 1 thành viên của AFTA,
Việt Nam có điều kiện để khai thác những
lợi thế mới trong thương mại quốc tế với
các nước ngoài Asean kể cả là những thị
trường lớn (như Mỹ) nhờ vào chính sách

ưu đãi dành cho các nước là thành viên
của Hiệp hội kinh tế, khu vực mậu dịch tự
do.
=> thực hiện tốt marketing quốc tế sẽ tạo
tiền đề tốt giúp hàng hóa Việt Nam vươn
xa hơn đến những nền kinh tế lớn, các
công ty có cơ hội hội nhập và hợp tác với
những đối tác lớn, mạnh, và tiếp xúc với
trình độ kỹ thuật, khoa học cao hơn.
- Thu hút đầu tư nước ngoài vào một số
ngành công nghiệp khi tạo được cho các
doanh nghiệp nước ngoài nhiều lợi thế
cạnh tranh hơn so với việc họ đầu tư tại
nước bản địa (nhân công, nguyên vật liệu,
…) Sự hấp dẫn trong thu hút đầu tư phụ
thuộc nhiều vào các yếu tố: hàng rào thuế
quan, pháp luật, văn hóa, tính ổn định về
chính trị, xã hội,…
=> Đầu tư nước ngoài càng nhiều vào Việt
Nam thì sự hiểu biết về văn hóa và những
yếu tố khác của nước ngoài càng dễ dàng
và rõ ràng hơn. Nắm bắt được điều đó,
marketing quốc tế sẽ có lợi thế lớn khi có
được những thông tin quan trọng xác định
thị trường chính xác hơn (nhu cầu, tính
hấp dẫn,…), có chính sách tiếp cận gần
hơn, cụ thể hơn gia tăng cơ hội thành công
khi vươn vào thị trường nước ngoài.

Trả lời câu hỏi gợi ý thảo luận Chương 1 – Chương 2 Môn: Marketing Quốc Tế

GVmôn học: Lưu Thanh Đức Hải Trang 19/19 Nhóm: 21
Khó khăn:

- Các doanh nghiệp trong nước sẽ có nguy
cơ đối mặt với môi trường cạnh tranh khốc
liệt hơn do có sự du nhập của hàng hóa
nước ngoài. Điều đó cũng tạo nên sức ép
rất lớn với các doanh nghiệp trong yêu cầu
nghiên cứu cải tiến sản xuất, cải tiến sản
phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa,… và
kể cả việc hoạch định chiến lược cho phát
triển lâu dài, bền vững khi xét đến nhiều
nguy cơ hơn.
=> Khi hàng hóa Việt Nam phát triển
mạnh hơn hàng hóa du nhập từ nước
ngoài, Marketing quốc tế có thể tận dụng
thực tế đó tạo nhu cầu, ưu thế so sánh để
gia nhập ngành hàng đó ở nước ngoài.
Ngược lại, hàng hóa nước ngoài du nhập
vào lại phát triển mạnh hơn thì xác suất để
gia nhập và tăng trưởng ngành hàng đó ở
nước ngoài khá thấp. Marketing quốc tế
đòi hỏi trình độ cao, nhạy bén và có chiến
lược rõ ràng.
- Cơ cấu hàng hóa của Việt Nam và một
số nước có sự tương đồng nhưng với trình
độ có phần thua kém hơn nên chỉ có thể
cạnh tranh nhờ vào tính độc đáo của chủng
loại, mẫu mã, và do đó chỉ mang tính bổ
sung cho cơ cấu hàng hóa các nước.

=> sự tương đồng trong cơ cấu hàng hóa
dẫn đến mức độ cạnh tranh khá lớn. Vì
vậy, marketing quốc tế khó khăn trong
việc giúp người tiêu dùng nhận ra sự khác
biệt tạo nên ưu thế của hàng hóa Việt
Nam.

Edited by Foxit Reader
Copyright(C) by Foxit Software Company,2005-2007
For Evaluation Only.

×