Tải bản đầy đủ (.pdf) (280 trang)

Những biến đổi trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người việt ở quận bình thạnh thành phố hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa (1986 2006)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.75 MB, 280 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

Bùi Thị Ngọc Trang

NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở QUẬN BÌNH THẠNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG Q TRÌNH ĐƠ THN HĨA
(1986 – 2006)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LNCH SỬ
Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số: 5.03.10

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


BÙI THN NGỌC TRANG

NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở QUẬN BÌNH THẠNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG Q TRÌNH ĐƠ THN HĨA
(1986 – 2006)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LNCH SỬ
Chuyên ngành: Dân tộc học


Mã số: 5.03.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS PHAN AN

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2009


LỜI CAM ĐOAN

Nghiên cứu sinh cam đoan: cơng trình khoa học “Những biến đổi trong đời
sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt ở quận Bình Thạnh – thành phố
Hồ Chí Minh trong q trình đơ thị hóa (1996 – 2006)” do chính bản thân thực
hiện. Tất cả các trích dẫn, số liệu đều có chú thích nguồn gốc rõ ràng.

Nghiên cứu sinh

Bùi Thị Ngọc Trang


MỤC LỤC

Trang
Dẫn luận

……………………………………………………….. 01

Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT ………………….. 15
1.1.


Những khái niệm…………………………………….. 15

1.1.1. Văn hoá………………………………………………… 15
1.1.2. Văn hóa tinh thần ……………………………………… 17
1.1.3. Biến đổi văn hóa ………………………………………. 19
1.1.4. Làng và văn hóa làng ………………………………… 20
1.1.5. Đơ thị, đơ thị hóa và văn hóa đơ thị…………………… 26
1.2.

Lý thuyết tiếp cận ………………………………… 34

1.2.1. Học thuyết Mác-Lênin về hình thái kinh tế - xã hội và các
quy luật của tiến trình phát triển x hội……………………………. 35
1.2.1.1. Học thuyết Mác-Lênin về hình thái KT-XH

…… 35

1.2.1.2. Phép biện chứng duy vật của Mác-Lênin về quy luật của tiến
trình vận động và phát triển của xã hội ……………………………... 37
1.2.2. Lý thuyết về văn hóa trong nghiên cứu nhân học văn hóa 41
1.2.2.1. Thuyết tương đối luận văn hóa……………………………… 41
1.2.2.2. Thuyết chức năng …………………………………………

41

1.2.2.3. Lý thuyết giao lưu, tiếp biến văn hóa ……………………… 43


Chương 2: Q TRÌNH ĐƠ THN HĨA Ở QUẬN BÌNH THẠNH

- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH…………………………… 48
2.1. Tổng quan về quận Bình Thạnh - Tp.Hồ Chí Minh………… 48
2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm môi trường tự nhiên ………………… 48
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ……………………… 51
2.1.3. Lịch sử dân cư ………………………………………… 59
2.2. Q trình đơ thị hóa ở quận Bình Thạnh …………… 74
2.2.1. Đơ thị hóa ở quận Bình Thạnh trước năm 1975 ……………… 74
2.2.2. Đơ thị hóa ở quận Bình Thạnh sau năm 1975 ……………… 77
2.2.2.1. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986 ……………………… 77
2.2.2.2. Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2006……………………… 79

Chương 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH
THẦN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở QUẬN BÌNH THẠNH
TRONG QUÁ TRÌNH ĐƠ THN HĨA …………………………………… 100
3.1. Biến đổi trong quan hệ ứng xử ……………………………… 100
3.1.1. Biến đổi quan hệ ứng xử trong gia đình, họ tộc ……………… 100
3.1.2. Những biến đổi trong quan hệ cộng đồng …………… 109
3.2. Biến đổi của sinh hoạt tín ngưỡng trong gia đình, họ tộc và
cộng đồng ……………………………………………………..…

114

3.2.1. Những biến đổi trong sinh hoạt tín ngưỡng ở gia đình, họ tộc 114
3.2.2. Những biến đổi trong sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng ……… 130
3.3. Biến đổi trong hôn nhân ……………………………………… 152
3.3.1. Biến đổi trong chọn lựa người bạn đời ……………………… 152
3.3.2. Biến đổi trong nghi thức hôn lễ ……………………… 154


3.3.3. Những biến đổi trong tiệc cưới ……………………… 159

3.4. Biến đổi trong tang lễ …………………………………
Kết luận

171

……………………………………………………………….. 184

DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ …………………. 192
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………….. 195
PHỤ LỤC …………………………………………………………

225


1

Dẫn luận

1. Lý do và mục đích nghiên cứu
Đơ thị hóa là hiện tượng xã hội mang tính tất yếu trong lịch sử phát triển của
nhân loại. Việt Nam đang bước vào giai đoạn đNy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, do đó đơ thị hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ với sự hình thành nhiều khu đơ
thị mới và sự cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng ở cả thành thị và nơng thơn. Đơ thị
hóa dẫn đến những dịch chuyển sâu sắc về kinh tế, xã hội, văn hóa, khơng gian, mơi
trường, … nên GS.TS. Phùng Hữu Phú đã ví von “làn sóng đơ thị hóa - sự lan tỏa
một luồng sinh khí mới” [187, tr.15].
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hệ quả tiêu cực nảy sinh từ q trình
đơ thị hóa đã và đang làm cho những người làm công tác lãnh đạo, quản lý khơng
khỏi lo lắng quan tâm, đó là: vấn đề qui hoạch quản lý đất đai, thay đổi cơ cấu lao
động, thay đổi trong lối sống … Đặc biệt, trong tiến trình hội nhập quốc tế và điều

kiện mở rộng giao lưu văn hóa đa phương hiện nay, ở vùng đơ thị hóa, có một bộ
phận trong thế hệ trẻ được tiếp cận với lối sống phương Tây hiện đại đã có thái độ
kiên quyết phá bỏ một số phong tục tập quán được xem là “văn hóa làng quê”, là
“nếp cũ” lỗi thời trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, trong ứng xử, cách ăn, ở, mặc
của thế hệ cha ơng … Bên cạnh đó, ngày nay, khi nói đến đơ thị hóa hay vùng đơ
thị, hầu như mọi người thường chỉ liên tưởng đến những vấn đề nhằm làm biến đổi
những nơi vốn là nông thôn hay vùng ven thành phố thành “chốn phồn hoa đô hội”
hoặc nghĩ rằng vùng đơ thị hóa là những vùng đất mà con người sinh sống ở đấy
chắc chắn “một sớm một chiều” phải có sự “đổi đời” với một cuộc sống có đầy đủ
các phương tiện hiện đại và phải có một “lối sống mới - thức thời” với cách ăn, ở,
mặc, giao tiếp … sao cho mất đi “cái chất nhà quê”… Tất cả những điều này cũng
đã và đang diễn ra trên địa bàn quận Bình Thạnh - thành phố Hồ Chí Minh.
Quận Bình Thạnh là vùng đất ở cửa ngỏ phía Đơng Bắc có lịch sử hình thành
và phát triển gắn liền Sài Gịn - Gia Định - thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá khứ,


2

ở Bình Thạnh ngồi khu vực Bà Chiểu và Thị Nghè sớm phát triển thành khu tụ cư
tương đối đông đúc, còn lại hầu hết là vùng làng quê thưa thớt dân cư với những
tên làng, xóm, xã, thơn mộc mạc mà ngày nay vẫn còn lưu lại trong dân gian, sử
sách: xóm Cối, xóm Gà, xóm Giếng, xóm Chùa, xóm Đình, … Ở những làng xóm
ấy, cùng với hoạt động mưu sinh: làm ruộng, rẫy, đánh bắt, chăn nuôi, trồng cây ăn
trái… các thế hệ cư dân còn xây lập đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ… để đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Quang cảnh làng quê ở Bình Thạnh bị
phá vỡ dần theo thời gian bởi sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội và
q trình đơ thị hóa. Dù vậy, trải qua các thời kỳ cho đến thời thực dân mới cai trị
miền Nam, Bình Thạnh cũng chỉ mới có hai khu vực Thị Nghè và Bà Chiểu được
đơ thị hóa ở mức độ nhất định. Lúc này, hoạt động kinh tế của người dân có sự
chuyển mình từ nông nghiệp sang các ngành thương mại, tiểu thủ cơng nghiệp, dịch

vụ… [271, tr.30,31]. Đó là sự chuyển dịch bước đầu tập trung ở một số khu vực
nhất định. Đại bộ phận cư dân còn lại vẫn sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp và
khai thác các nguồn lợi tự nhiên của địa phương. Do vậy, đến năm 1997, quận Bình
Thạnh vẫn là một “quận vùng ven” của Thành phố Hồ Chí Minh1. Từ đầu năm 1995
đến cuối năm 1998, sau vài lần điều chỉnh, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh căn cứ Quyết định 123/1998/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 6788/QĐ-UB/QLĐT vào ngày 18 tháng 12 năm 1998 phê duyệt điều
chỉnh quy hoạch chung quận Bình Thạnh (Phụ lục 4). Theo đó, q trình đơ thị hóa
ở quận Bình Thạnh đã chính thức được tập trung thực hiện với nhiều kế hoạch đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đưa quận Bình Thạnh sớm trở thành một vùng đơ
thị của Thành phố Hồ Chí Minh với đầy đủ ý nghĩa của nó.
Nhìn đại thể, q trình đơ thị hóa ở Bình Thạnh diễn ra nhanh, mạnh mẽ trong
vịng 10 năm gần đây. Đó là khoảng thời gian khơng dài nhưng đủ làm thay đổi
cảnh quan nông thôn nơi đây thành phố thị; là sự chuyển đổi khá nhanh và toàn diện
trên mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Những người nông dân vốn quen với nếp

1

Bốn quận ven của Thành phố Hồ Chí Minh lúc bấy giờ là quận Gị Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh, quận 8.


3

nghĩ, cách làm, lối sống trong các xóm thơn truyền thống cũng phải có sự điều
chỉnh, thay đổi cho phù hợp với môi trường sống mới - đô thị. Những biến đổi ấy đã
và đang diễn ra mạnh mẽ trong các tầng lớp cư dân Bình Thạnh, cả ở lĩnh vực vật
chất và tinh thần. Có thể nói, cư dân Bình Thạnh đang trong thời kỳ đầu chuyển hóa
từ người nông dân sang thị dân, từ nếp sống nông thôn sang nếp sống thành thị. Vấn
đề đặt ra là những giá trị văn hóa làng truyền thống nói chung, trên lĩnh vực tinh
thần nói riêng đã và đang biến chuyển như thế nào? Cần có sự nghiên cứu để xem

xét đâu là những giá trị truyền thống tích cực nên gìn giữ để phát huy trong giai
đoạn lịch sử mới, đâu là những yếu tố khơng cịn phù hợp, cản trở sự phát triển phải
loại bỏ hoặc nếu còn cần thiết và có thể thì điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp để đáp
ứng yêu cầu phát triển chung. Do vậy, nghiên cứu những biến đổi trong đời sống
văn hóa tinh thần của cư dân Việt ở Bình Thạnh trong q trình đơ thị hóa là một
trường hợp cụ thể có thể nói là một trong những “điểm nóng” về đơ thị hóa ở thành
phố Hồ Chí Minh mà song hành cùng nó là những biến đổi về mọi mặt trong đời
sống sinh hoạt xã hội của người dân, đặc biệt là lĩnh vực tinh thần. Mặt khác, đây là
lĩnh vực mà từ lâu NCS đã quan tâm nghiên cứu, vì vậy chúng tơi quyết định chọn
đề tài “Những biến đổi trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người
Việt ở quận Bình Thạnh - thành phố Hồ Chí Minh trong q trình đơ thị hóa
(1986 - 2006)” làm đề tài luận án.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Việc luận án ghi nhận, phản ánh thực trạng những biến đổi trong đời sống sinh
hoạt tinh thần của cộng đồng cư dân Việt ở quận Bình Thạnh, một địa phương thuộc
Thành phố Hồ Chí Minh trong một thời đoạn nhất định góp phần vào hoạt động
nghiên cứu văn hóa dân tộc nói chung; làm phong phú những vấn đề lý luận và thực
tiễn về văn hóa dân tộc; khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa tính truyền thống
và tính hiện đại của văn hóa trong q trình vận động phát triển của một cộng đồng


4

dân cư với những yếu tố tích cực cần giữ gìn, phát huy cùng những hạn chế cần
điều chỉnh hoặc loại bỏ.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho các
cơ quan chức năng địa phương (thành phố, quận) trong việc định hướng và cả trong
công tác quản lý, tổ chức sinh hoạt văn hóa… tiến tới xây dựng thành phố văn minh

có mơi trường văn hóa - xã hội phát triển lành mạnh, bền vững như mục tiêu mà
Đảng bộ - chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cũng như chủ trương chung của
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra.
Luận án còn là một tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy và
những người quan tâm đến văn hóa, sự biến đổi của văn hóa truyền thống của cộng
đồng cư dân Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, quận Bình Thạnh nói riêng
trong q trình đơ thị hóa.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu những biến đổi của văn hóa nói chung, của người Việt ở Thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng là lĩnh vực được nhiều nhà khoa học trong, ngoài nước
quan tâm nghiên cứu, nhất là trong giai đoạn đNy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại
hóa và đơ thị hóa hiện nay. Do vậy, đã có nhiều cơng trình được cơng bố. Tuy
nhiên, nghiên cứu trực tiếp về sự biến đổi của văn hóa nói chung và văn hóa tinh
thần nói riêng trong q trình đơ thị hóa ở quận Bình Thạnh - thành phố Hồ Chí
Minh cho đến nay chưa có một cơng trình chun biệt nào mà chỉ có một số cơng
trình nghiên cứu về đơ thị hóa, văn hóa làng xã… ở vùng ven Thành phố Hồ Chí
Minh, trong đó có quận Bình Thạnh. Đó là, Văn hóa làng xã trước sự thách thức
của đơ thị hóa tại vùng ven và ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh do PGSTS.Tơn Nữ Quỳnh Trân làm chủ nhiệm [240]. Trong đó, tác giả đã tiến hành nghiên
cứu về tình hình đơ thị hóa ở 10 điểm quận, huyện thuộc vùng ven và ngoại thành
Thành phố Hồ Chí Minh: quận 8, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình, quận Gị Vấp,
huyện Hóc Mơn, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh, huyện Thủ Đức, huyện Củ Chi


5

và huyện Cần Giờ. Qua đó đề cập đến văn hóa vật chất (cảnh quan khơng gian, nhà
cửa, trang phục, ăn uống) và văn hóa tinh thần (hơn lễ, tang lễ, quan hệ cộng đồng,
sinh hoạt tín ngưỡng, …) ở các địa phương trong q trình đơ thị hóa. Đặc biệt,
trong cơng trình nghiên cứu này đã nêu ra một phần nội dung rất quan trọng về
“Động thái văn hóa làng xã trong mơi trường đơ thị hóa” với “những thành tố văn

hóa bị xâm phạm dưới tác động đơ thị hóa và những thành tố vẫn được bảo tồn,
được phát huy”. Tác phNm dành riêng 6 trang trình bày về q trình đơ thị hóa ở
quận Bình Thạnh. Có thể nói đây là nguồn tài liệu quan trọng, là cơ sở khoa học và
thực tiễn để NCS có thể so sánh, đối chiếu với những biến đổi của văn hóa làng xã
ở Thành phố Hồ Chí Minh qua trường hợp cụ thể quận Bình Thạnh trong giai đoạn
hiện nay.
Ngồi ra, có một vài luận án và bài viết có đề cập đến về vấn đề đơ thị hóa ở
quận Bình Thạnh dưới góc độ khoa học lịch sử, cụ thể: tác giả Lê Hồng Liêm với
bài viết “Xu hướng phát triển đô thị, xu hướng gia tăng dân số và lao động ở các
quận ven thành phố Hồ Chí Minh” trong tác phNm “Ngoại thành Thành phố Hồ Chí
Minh những vấn đề lịch sử và truyền thống” [136] và trong luận án Tiến sĩ Khoa
học Lịch sử “Sự chuyển biến kinh tế - xã hội của các quận ven đơ thành phố Hồ Chí
Minh từ năm 1975 đến năm 1993 nhìn từ quận Gị Vấp” [137] đã cung cấp cho
người đọc cái nhìn sơ lược q trình đơ thị hóa ở các quận ven đơ mà chủ yếu là
quận Gò Vấp từ năm 1975 đến năm 1993; tác giả Nguyễn Thị Thủy trong luận án
Tiến sĩ Lịch sử “Quá trình đơ thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh từ 1975 đến 1996
(trường hợp các quận 8, Bình Thạnh, Tân Bình, Gị Vấp)” [233], dưới góc độ khoa
học lịch sử đã nghiên cứu và chỉ trình bày, xem xét, lý giải những sự kiện, hiện
tượng tiêu biểu nhất trong q trình đơ thị hóa ở các quận 8, Bình Thạnh, Tân Bình,
Gị Vấp. Mặc dù luận án khơng dành riêng một phần trình bày về quận Bình Thạnh,
nhưng đã giúp người đọc có cái nhìn tổng thể về q trình đơ thị hóa ở Thành phố
Hồ Chí Minh thơng qua các quận 8, Bình Thạnh, Tân Bình, Gị Vấp trong khoảng
thời gian 20 năm sau giải phóng với những chuyển biến về cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ
tầng, sự gia tăng dân số và đời sống dân cư đơ thị từ góc độ khoa học lịch sử.


6

Trong q trình thực hiện luận án này, chúng tơi cũng được tiếp xúc một số
cơng trình tuy nội dung khơng nghiên cứu trực tiếp về văn hóa của cộng đồng người

Việt ở quận Bình Thạnh trong q trình đơ thị hóa, nhưng qua những kết quả
nghiên cứu về một số địa phương cụ thể ở đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố
Hồ Chí Minh… đã giúp NCS có điều kiện hiểu sâu hơn về văn hóa làng xã, văn hóa
truyền thống người Việt nói chung và sự tương đồng, khác biệt của yếu tố vùng
miền; về những vấn đề liên quan đến đơ thị hóa, cũng như các phương pháp nghiên
cứu, tiếp cận… để hồn thành luận án. Có thể điểm qua các cơng trình:
Nơng thơn Việt Nam trong lịch sử [262] của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt
Nam đề cập chủ yếu đến vùng nông thôn Bắc Bộ với các vấn đề về thiết chế trong
tổ chức làng xã, quan hệ trong gia đình, họ tộc, quan hệ cộng đồng, quan hệ giữa
làng với nhà nước, đời sống sinh hoạt văn hóa …
Làng xã ở châu Á và ở Việt Nam [86] do GS. Mạc Đường chủ biên là tài liệu
tập hợp cơng trình của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tại cuộc hội thảo
do Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 1994 thuộc
chương trình hợp tác giữa Viện với Trung tâm Nghiên cứu Châu Á thuộc trường
Đại học Amsterdam (Hà Lan), đã cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản,
một cái nhìn tổng quan về vùng nơng thơn ở châu Á nói chung thời thuộc địa, trong
đó có Việt Nam để qua đó có sự so sánh giữa các vùng, cùng những biến đổi của nó
từ sau khi giành được độc lập.
Văn hóa cộng đồng làng vùng đồng bằng sông Cửu Long thập kỷ 80–90 của
tác giả Lương Hồng Quang [194]. Thông qua một trường hợp cụ thể là làng Bình
Phú - huyện Cai Lậy - tỉnh Tiền Giang, tác giả làm rõ những đặc trưng, sự biến đổi
của văn hóa làng xã mà ở đây là khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh
đang đổi mới, thực hiện cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa giúp người đọc nhận diện
được thực trạng của đời sống văn hóa làng xã ở hiện tại và xu hướng vận động phát
triển của nó trong tương lai.
Nhận diện văn hóa Việt Nam và sự biến đổi của nó trong thế kỷ XX của GS.
TS. Đỗ Huy [116] đề cập đến nhiều vấn đề về văn hóa Việt Nam trong thời đại mới,


7


trong đó có những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, văn hóa làng xã với những
biểu trưng, biến đổi của nó, giúp người đọc khơng chỉ hiểu rõ hơn về quan điểm,
nhận thức về nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà còn nắm
bắt được phương pháp tiếp cận khi nghiên cứu về những biến đổi của văn hóa làng
xã trong quá trình đơ thị hóa.
Đời sống văn hóa đơ thị và khu cơng nghiệp là cơng trình do GS. TS. Đình
Quang chủ biên [192] là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước (KX
05.03) về văn hóa - sự biến đổi từ văn hóa nơng thơn truyền thống sang văn hóa đơ
thị trong q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Từ khảo sát thực tiễn,
các tác giả đã cung cấp cho người đọc nhiều thơng tin về thực trạng sự chuyển biến
trong tình cảm, nhận thức, lối sống … của người dân trong bối cảnh đơ thị hóa ở
nhiều thành phố, khu cơng nghiệp lớn, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh.
Văn hóa truyền thống trong phát triển do PGS. TS. Nguyễn Minh Hòa, Bùi
Việt Thành và Võ Thị Anh Quân thực hiện (2004) cùng với sự tham gia của nhiều
nhà nghiên cứu văn hóa và đơ thị [105] đã giúp cho người đọc có một cái nhìn tổng
thể về những các yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc trong tiến trình phát triển
hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Sự biến đổi văn hóa trong q trình đơ thị hóa ở 4 xã vùng ven thị xã Vĩnh
Long [85] là luận văn Thạc sĩ Văn hóa học của Trương Thành Đức đã trình bày thực
trạng những biến đổi của văn hóa nơng nghiệp truyền thống trước tác động q trình
đơ thị hóa ở Vĩnh Long nói chung và ở 4 xã vùng ven: Tân Hòa, Tân Hội, Tân Ngãi
và Trường An từ năm 1986 đến năm 2006.
Biến đổi của văn hóa truyền thống trong q trình đơ thị hóa ở huyện Hóc
Mơn - thành phố Hồ Chí Minh [7] là luận văn Thạc sĩ Văn hóa học của Trần Quang
Ánh đã mang lại một cái nhìn sâu hơn về những biến chuyển của văn hóa ở vùng
ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh trước tác động của đơ thị hóa qua xem xét
thực tiễn ở một địa bàn cụ thể.
Tiềm năng cho kỳ tích sơng Sài Gịn [106] của PGS. TS. Nguyễn Minh Hòa là
kết quả được biên tập từ cơng trình nghiên cứu trọng điểm của Đại học Quốc gia



8

Thành phố Hồ Chí Minh. Cơng trình đã giúp người đọc hiểu hơn, nhất là sự tác
động của những nhân tố kinh tế, văn hóa, xã hội đến tiến trình phát triển của Sài
Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh.
Đơ thị hóa và cấu trúc đơ thị Việt Nam trước và sau đổi mới 1979-1989 và
1989-1999 của TS. Lê Thanh Sang [202]. Qua việc phân tích một cách sinh động,
sâu sắc các thành tố: tăng tự nhiên, di dân thuần và thay đổi địa giới … của tăng
trưởng đô thị giữa hai thời kỳ tổng điều tra dân số 1979-1989 và 1989-1999, tác
phNm đã đề cập khá toàn diện về tăng trưởng đô thị, di cư đô thị và chức năng đơ thị
Việt Nam.
Ngồi những cơng trình đã nêu trên đây, chúng tơi cịn tiếp cận nhiều bài viết
cho các hội thảo, tọa đàm khoa học của các nhà nghiên cứu liên quan đến văn hóa
đơ thị, đơ thị hóa ở Sài Gịn - Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là: Hội thảo Thực trạng
và xu hướng của lối sống và nếp sống ở Thành phố Hồ Chí Minh do Phân viện
Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Khoa học
Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Văn hóa Dân tộc Thành
phố Hồ Chí Minh tổ chức tháng 7 năm 1999; Lối sống đô thị tại Thành phố Hồ Chí
Minh do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh và Sở
Văn hóa Thơng tin Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tháng 3 năm 2003; Tọa đàm
Những vấn đề phát triển văn hóa ở các quận mới và các huyện ngoại thành trong
quá trình đơ thị hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh, tại quận Thủ Đức tháng 7 năm
2004. Với những bài viết, đã giúp cho NCS có điều kiện nhìn nhận được nhiều góc
cạnh của q trình đơ thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay nói chung, cụ thể:
Văn hóa đơ thị và u cầu chu!n mực hóa các qui tắc và nếp sống trong q trình
đơ thị hóa” của Trần Ngọc Khánh; Về các đơ thị và hiện tượng đơ thị hóa tại miền
Nam trong thời Mỹ - ngụy của Đỗ Khắc Tùng; Đơ thị hóa và sự thích ứng của các
nhóm dân cư mới, Đơ thị hóa vùng ven với những tác động đến xã hội và văn hóa,

Làng và quan hệ dịng họ của người Việt Nam bộ của GS. TS.Ngô Văn Lệ; Quản lý
đô thị và sự hình thành lối sống của cư dân các đô thị lớn, của TS. Lương Hồng
Quang; Về lối sống và xây dựng lối sống có tính văn hóa ở Việt Nam trong thời kỳ


9

cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa của TS. Đặng Quang Thành; Nguồn gốc nông thôn
của lối sống đô thị hiện nay của TS.Đinh Văn Hạnh; Vấn đề thích ứng với lối sống
đơ thị trong q trình đơ thị hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và giải
pháp của PGS. TS.Tạ Văn Thành; Cá nhân và cộng đồng trong quan hệ ứng xử lối
sống đô thị của PGS. TS. Phan An; Từ quan điểm của Louis Wirth nhìn về lối sống
người đơ thị Thành phố Hồ Chí Minh của PGS. TS. Tôn Nữ Quỳnh Trân; Bàn về lối
sống văn hóa đơ thị của Thành phố Hồ Chí Minh của PGS. TS. Phan Khanh; v.v..
Tất cả những tác phNm, cơng trình nghiên cứu mà chúng tơi đã đề cập cũng
như nhiều ấn phNm khác chưa được đề cập vì giới hạn của luận án đều là những
nguồn tài liệu tham khảo bổ ích, giúp chúng tơi hồn thành luận án này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Người Việt chiếm một tỷ lệ quan trọng (98.7% - năm 2006) trong cộng đồng
dân cư đa tộc hiện có trên địa bàn quận Bình Thạnh. Trong số các thành tố văn hóa
thể hiện hành vi ứng xử trong quan hệ giữa người và người thì quan hệ ứng xử
trong gia đình, họ tộc và cộng đồng; sinh hoạt tín ngưỡng trong gia đình và cộng
đồng; hơn nhân; tang lễ là những thành tố văn hóa có tính cơ bản và phổ biến nhất
trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt thuộc nhiều thành phần
khác nhau.
Luận án tập trung nghin cứu về sự biến đổi của một số thành tố trong lĩnh vực
văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt ở quận Bình Thạnh trong q trình đơ
thị hóa. Cụ thể ở các khía cạnh:
- Quan hệ ứng xử trong gia đình, họ tộc và cộng đồng.

- Sinh hoạt tín ngưỡng trong gia đình và cộng đồng.
- Hơn nhân.
- Tang lễ.


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: nghiên cứu những biến đổi văn hóa tinh thần của cộng đồng
người Việt ở quận Bình Thạnh.
Về thời gian: nghiên cứu trong giới hạn từ năm 1986 đến năm 2006. năm 1986
là thời điểm Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới với
nhiều chủ trương tác động đến sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa đất nước nói
chung và Bình Thạnh nói riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận án này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ
yếu của chuyên ngành dân tộc học.
- Trước hết là việc thu thập, tổng hợp các nguồn tư liệu thành văn. Đó là
những ấn phNm của cá nhân, tập thể hay tổ chức viết về văn hóa nói chung, văn hóa
làng xã truyền thống của người Việt nói riêng; các văn kiện, báo cáo về tình hình
kinh tế - văn hóa - xã hội của quận Bình Thạnh qua các thời kỳ,
- Quan sát, tham dự những chương trình sinh hoạt văn hóa tinh thần như: lễ Kỳ
yên, lễ giỗ, lễ cưới, lễ tang… của người dân ở gia đình, họ tộc (từ đường) hay cơ sở
văn hóa cộng đồng: đình, đền, miếu…
- Phỏng vấn các vị là thành viên của các Ban Q tế, Ban Quản trị các đình,
miếu; người cao tuổi, thanh niên cả nam và nữ về các vấn đề liên quan đến nội dung
nghiên cứu của luận án. Từ đó nắm bắt những suy nghĩ, nhận thức, cũng như biểu
hiện cụ thể của người dân trong sinh hoạt văn hóa, làm cơ sở so sánh, đối chiếu để

nhận diện sự biến đổi của văn hóa truyền thống trong giai đoạn hiện nay.
- Điều tra bằng bảng hỏi ở 20 phường thuộc quận Bình Thạnh (Phụ lục 1).
Trong đó trọng điểm là các phường: phường 1, phường 5, phường 6, phường 7,
phường 11, phường 12, phường 13, phường 22, phường 24, phường 26 và phường
28 - đây là những địa phương đã từng tồn tại những thiết chế của văn hóa làng xã và
hiện nay là những vùng đang diễn ra sự đơ thị hóa mạnh mẽ. Với tổng số 1.300

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11

phiếu, đối tượng điều tra được chọn ngẫu nhiên trong mọi tầng lớp dân cư ở độ tuổi
từ 18 trở lên. Bao gồm 04 đợt điều tra, trong đó có 03 cuộc điều tra dạng chuyên đề
(khoảng 840 phiếu) theo đối tượng là thanh niên và phụ nữ; theo độ tuổi: từ 40 trở
lên. Kết quả điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Dẫn luận, Kết luận và Phụ lục, nội dung chính của luận án được
trình bày trong ba chương:
Chương 1: Các vấn đề về lý thuyết
Chương này tập trung trình bày những lý thuyết về nhân học văn hóa, lý luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội; điểm lại một số khái niệm
về văn hóa, văn hóa làng, đơ thị và văn hóa đơ thị… của các nhà nghiên cứu đi
trước và quan điểm của cá nhân. Đó là cơ sở để định hướng nghiên cứu, lý giải
những biến đổi về văn hóa trong đời sống con người.
Chương 2: Q trình đơ thị hóa ở quận Bình Thạnh - Thành phố Hồ Chí Minh
Trong chương này, trình bày tổng quan về quận Bình Thạnh - Thành phố Hồ
Chí Minh bằng việc giới thiệu khái quát về lịch sử địa lý, hành chính, cư dân và văn

hóa của quận để chứng minh sự tồn tại của văn hóa làng xã ở đây; đồng thời trình
bày q trình đơ thị hóa ở quận Bình Thạnh với những biến đổi về cơ cấu kinh tế,
xã hội dẫn đến những biến đổi văn hóa truyền thống của cộng đồng người Việt trên
địa bàn.
Chương 3: Những biến đổi trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng
người Việt ở quận Bình Thạnh trong quá trình đơ thị hóa.
Chương này, với tư liệu điền dã đã thu thập được tập trung làm rõ những biến
đổi trong đời sống sinh hoạt tinh thần của cộng đồng người Việt ở quận Bình Thạnh
trong q trình đơ thị hóa trên một số khía cạnh: Quan hệ ứng xử trong gia đình, họ
tộc và cộng đồng; sinh hoạt tín ngưỡng trong gia đình và cộng đồng; hơn nhân; tang
lễ.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12

Qua đó, chỉ ra những biến đổi mang tính tích cực, là những giá trị đích thực
cần thiết được bảo tồn, phát huy trong bối cảnh xã hội mới. Đồng thời, chỉ rõ
những mặt hạn chế, không phù hợp với xu thế phát triển cần điều chỉnh hoặc loại
bỏ.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13


Chương 1

CÁC VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT

1.1. Những khái niệm
1.1.1. Văn hóa
Văn hóa trong tiếng Việt là một từ có thể hiểu với nhiều nội hàm khác nhau
tùy theo lĩnh vực chun mơn, góc độ tiếp cận và nhận thức của mỗi người. Đó có
thể là tồn bộ hoạt động sáng tạo của con người, cũng có thể là những khía cạnh cụ
thể như: lối sống, thái độ ứng xử, sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần …
Thuật ngữ văn hóa xuất hiện từ rất sớm trong hệ thống ngôn ngữ cả ở phương
Tây và phương Đông. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XVIII thì văn hóa mới trở thành
đối tượng nghiên cứu và được sử dụng như thuật ngữ khoa học … Người đầu tiên
sử dụng từ văn hóa trong khoa học là một người Đức - Pufendorf với quan điểm văn
hóa là tồn bộ những gì được tạo ra do hoạt động xã hội, nghĩa là văn hóa đối lập
với trạng thái tự nhiên. Đến năm 1871, nhà nhân học người Anh E.B.Tylor trong
cơng trình “Văn hóa nguyên thủy” đưa ra định nghĩa về văn hóa. Mặc dù việc đưa
ra định nghĩa về văn hóa của E.B.Tylor được xem là mốc đánh dấu sự chính thức
được khẳng định của ngành khoa học về văn hóa và được nhiều nhà nghiên cứu
trích dẫn để tham khảo, tuy nhiên vẫn có ý kiến khác nhau về định nghĩa này: PGS.
TS.Phan Thị Yến Tuyết khi phân tích định nghĩa này đã cho rằng: “Định nghĩa của
Tylor tập trung vào các ý niệm và hành vi mà con người thụ đắc khơng phải thơng
qua sự di truyền mang tính sinh học mà là thông qua việc họ lớn lên trong một xã
hội cụ thể, nơi họ đón nhận và tập làm theo một truyền thống văn hóa đặc thù”
[64,tr.102]; Vũ Minh Chi đã ví định nghĩa này mang tính “bách khoa tồn thư” vì
đã liệt kê hết mọi lĩnh vực của văn hóa [42, tr.39]; nhưng theo GS. Đặng Nghiêm
Vạn thì định nghĩa của E. B. Tylor “có nhược điểm là chưa phân biệt được rạch ròi
hai khái niệm văn hóa và văn minh, cũng như chưa nêu được cụ thể văn hóa và văn


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14

minh có bao gồm tồn bộ các tri thức văn hóa vật chất, xã hội và tinh thần hay
không” [268, tr.10].
Năm 1952, A.L.Kroeber và Klckhohn đã xuất bản quyển sách Culture: a
critical review of concept and definitions, trong đó tác giả đã trích lục khoảng 164
định nghĩa về văn hóa; đến lần tái bản thứ hai, số định nghĩa được đưa ra phân tích
đã tăng lên hơn 200 [222, tr.17]. Tính đến nay, có lẽ các nhà nghiên cứu văn hóa đã
cơng bố hơn 400 cách định nghĩa về “văn hóa”. Mỗi định nghĩa đều có nội hàm
khác nhau.
Trong giới hạn và góc độ của luận án, chúng tôi tiếp cận các khái niệm, định
nghĩa sau về văn hóa:
- Thứ nhất, khái niệm văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ
cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương
thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra và nhằm thích
ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [153, tr. 431].
- Thứ hai, khái niệm văn hóa do Feredico Mayor - Tổng giám đốc Tổ chức
Giáo dục Khoa học và Văn hóa Thế giới (UNESCO) phát biểu: “Văn hóa phản ánh
và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt cuộc sống của con người đã diễn
ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó cấu
thành một hệ thống các giá trị truyền thống, thNm mỹ và lối sống, mà dựa vào đó
từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”

Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì tồn tại con người là một
thực thể thống nhất của “sinh vật - xã hội - tinh thần”, tiếp cận hai định nghĩa trên
giúp cho chúng tơi có cái nhìn cụ thể và đầy đủ về văn hóa - văn hóa là sản ph!m
do con người tạo ra từ lao động tay chân và lao động trí óc để phục vụ mọi nhu cầu
về vật chất và tinh thần của bản thân trong quá trình tồn tại của mình. Trong cuộc

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15

sống con người khơng chỉ có những nhu cầu và các quy luật sinh học, mà còn
những nhu cầu và các quy luật sinh - tâm lý, tình cảm, xã hội,…; những “sản
ph!m” văn hóa ấy khơng chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của chính thế hệ cư dân tạo ra
nó mà cịn được truyền lại cho các thế hệ sau thơng qua giáo dục; văn hóa được
gắn liền với cộng đồng người trong suốt chiều dài lịch sử hình thành, tồn tại và
phát triển bởi con người vừa là khởi đầu, vừa là kết thúc, lại vừa là trung tâm của
mọi biến cố lịch sử …
1.1.2. Văn hóa tinh thần
Vì văn hóa là tồn bộ các lĩnh vực hoạt động của con người, bao hàm cả hoạt
động tay chân và hoạt động trí tuệ, cho nên việc đưa ra những định nghĩa về văn
hóa và phân chia những dạng thức trong văn hóa khơng nằm ngồi mục đích giúp
người nghiên cứu có một định hướng để tiếp cận vấn đề bởi vì thực chất, văn hóa
khơng hồn toàn tách biệt rõ ràng như các dạng thức được phân chia trong các định
nghĩa, mà nó ln hịa quyện, tương tác lẫn nhau, khơng có ranh giới rạch rịi. Có
nhiều cách phân loại văn hóa. Nghiên cứu văn hóa tộc người, các nhà khoa học có
nhiều cách phân loại văn hóa.
Cũng có khi văn hóa được chia thành hai dạng thức như vật chất, tinh thần

(GS. TS. Trần Ngọc Thêm) hoặc vật thể, phi vật thể (UNESCO) bởi vì con người có
hai loại nhu cầu cơ bản là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, do vậy, con người
cũng có hai loại hoạt động cơ bản là sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Theo lý
thuyết “văn hóa bảo đảm đời sống và tộc người” thì “tổng thể văn hóa tộc người”
gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Văn hóa vật chất trong nghĩa rộng được
hiểu là tổng hòa tất cả sản phNm vật chất do lao động sáng tạo của con người tạo
nên trong một xã hội nhất định. Văn hóa vật chất được chia ra hai tiểu phân hệ là
“văn hóa sản xuất ban đầu” và “văn hóa bảo đảm đời sống”; cịn văn hóa tinh thần
gồm hai tiểu phân hệ “văn hóa định chuNn xã hội” và “văn hóa nhân văn” [253,
tr.15]. Theo GS. Nguyễn Từ Chi, văn hóa có ba dạng thức là vật chất, xã hội và tinh
thần. Văn hóa của cộng đồng tộc người sẽ bao gồm ba dạng thức đó và văn hóa của

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16

từng cộng đồng tộc người sẽ khác nhau nếu nó được hình thành ở những tộc người
khác nhau trong những mơi trường sống khác nhau. Văn hóa sẽ bị chi phối mạnh
mẽ bởi sự kiểm soát của xã hội thơng qua gia đình và các tổ chức xã hội, trong đó
có tơn giáo. Đây được xem là một trong những cách “phân loại văn hóa thơng
thường”, trong đó, văn hóa tinh thần là những khía cạnh thuộc về tơn giáo tín
ngưỡng, phong tục tập qn, lễ hội, ứng xử trong gia đình, cộng đồng, xã hội …
Tuy có nhiều cách phân loại văn hóa nêu trên, nhưng theo GS. Đặng Nghiêm
Vạn: “Phân loại văn hóa một dân tộc, một tộc người thành những thành phần khác
nhau là cần thiết cho việc nghiên cứu, nhưng bất kỳ cách phân loại nào cũng chỉ có
tính tương đối vì giữa các thành phần văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ, không tách
rời” [268, tr 31]. Do vậy, chúng tôi chọn phương án “trong dân tộc học, các nhà

khoa học thường chia văn hóa thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần”. Theo
đó, “văn hóa tinh thần là những sản phNm lao động trí óc của con người được sáng
tạo trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại … Thuộc về văn hóa tinh thần là
những thói quen trong lao động sản xuất, những tri thức khoa học, những phong tục
tập quán, dân luật cũng thuộc phạm trù văn hóa tinh thần. Các hình thức văn học
nghệ thuật, những sáng tác văn học dân gian, các hình thức vui chơi giải trí là
những thành tố hợp thành văn hóa tinh thần của một tộc người. Tơn giáo tín ngưỡng
cũng là một mặt rất quan trọng của văn hóa tinh thần” [132, tr.315].
Như vậy, tiếp cận khái niệm văn hóa tinh thần nêu trên, giúp chúng tơi một lần
nữa xác định các thành tố: quan hệ ứng xử trong gia đình, họ tộc, cộng đồng; sinh
hoạt tín ngưỡng trong gia đình và cộng đồng; các phong tục trong hơn nhân, tang lễ
là những thành tố văn hóa trong đời sống văn hóa tinh thần.
1.1.3. Biến đổi văn hóa
Các nhà nhân học nhấn mạnh quan điểm cần chú ý khi nghiên cứu văn hóa
phải thể hiện văn hóa ở trạng thái động; “động thái văn hóa là một quá trình trong
đó có các yếu tố văn hóa truyền thống bền vững, có yếu tố mất đi, có yếu tố được

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17

tái tạo, có yếu tố biến đổi, cách tân …” [64, tr.109]. Như vậy, biến đổi văn hóa là
q trình làm cho trạng thái văn hóa khác với trạng thái trước đây.
Nghiên cứu về sự biến đổi văn hóa, PGS. TS. Nguyễn Minh Hịa cho rằng:
“Các nét văn hóa và các phức hợp văn hóa mới xuất hiện ngày càng nhiều hơn đã
góp phần làm thay đổi diện mạo văn hóa, làm thay đổi cả nội dung lẫn cấu trúc nền
văn hóa ở một quốc gia hay một dân tộc” [104, tr.94]. Song, chúng ta cũng biết rằng

văn hóa có nhiều khuynh hướng phát triển khác nhau với những ưu điểm và nhược
điểm khác nhau tùy thuộc vào mỗi hoàn cảnh cụ thể. Mặt khác, thuật ngữ biến đổi
không chỉ mang hàm nghĩa mang lại thành tựu mà bao hàm trong nó sự thay đổi có
khi khơng mang lại kết quả tốt đẹp nào cho dù hình thức thay đổi. Do đó, người làm
cơng tác quản lý cần lưu tâm đến sự xuất hiện những nét văn hóa mới khơng tích
cực để có biện pháp ngăn chặn, loại bỏ.
1.1.4. Làng và văn hóa làng
1.1.4.1. Làng
Chúng tơi tiếp cận hai khái niệm khá rõ ràng về “làng”:
- Theo Từ điển tiếng Việt thì làng là “khối cư dân ở nơng thơn làm thành một
đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt, và là đơn vị hành chính thấp nhất thời phong
kiến” [178, tr.522].
- Làng là một đơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nơng nghiệp.
Người Việt quan niệm làng là một gia đình lớn, là một xã hội thu nhỏ … Làng là
một trong ba hằng số của văn hóa Việt Nam (Nhà - Làng - Nước). Là điểm tụ cư
được tổ chức chủ yếu dựa vào hai nguyên lý, cùng cội nguồn và cùng chỗ. Là hình
thức cơng xã nơng thơn với những đặc thù riêng thể hiện ở chế độ ruộng đất, chế độ
công điền, chế độ tổ chức xã hội, các điều lệ, tập tục, tín ngưỡng, lễ hội làng. Cơ
cấu kinh tế chính yếu là nơng nghiệp và thủ cơng. Trong cơ cấu hành chính thời
trung đại chưa có “làng” trong danh mục mà là “xã”; làng có nhiều xóm, xóm có

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18

nhiều ngõ, ngõ có vài nhà; trong làng có nhiều họ, trong đó có vài họ chính [282,
tr.32]

Như vậy, làng trước hết là một đơn vị cư trú của một bộ phận dân cư, nằm
trong cơ cấu tổ chức hành chính thống nhất của Nhà nước thời phong kiến. Ở Việt
Nam, làng là hình thức tổ chức cư trú đã hình thành khá sớm. Kết quả nghiên cứu
về thời đại Hùng Vương cho thấy đã có sự phân hóa của những cơng xã thị tộc để
trở thành những công xã láng giềng: “Sự tồn tại của những công xã gia đình khơng
làm trở ngại đến sự phát triển của xã hội nông nghiệp. Tất nhiên trong lúc xã hội đã
biến chuyển thì những cơng xã này cũng phải có những thay đổi nhất định. Tóm lại,
thời Hùng Vương, cả hai loại công xã đồng thời cùng tồn tại, nhưng công xã láng
giềng dần dần chiếm ưu thế” [212, tr.125,126]. Và sử liệu cũng cho biết: “Quyền
lực của người già là một hiện thực phổ biến trong công xã của các dân tộc thời cổ
đại. Trong thời Hùng Vương, cơ quan có quyền lực tối cao của cơng xã là hội đồng
công xã, gồm những ông già, bà già có uy tín trước các thành viên”; “Mỗi cơng xã
đều có một ngơi nhà cơng cộng … Ngơi nhà cơng cộng này là nơi thờ thần, đồng
thời là nơi hội họp, xử kiện, cũng là nơi tiếp khách lạ” [212, tr.127, 128].
Có một thực tế là mơ hình cư trú của làng khơng chỉ có ở Việt Nam mà cịn có
ở nhiều khu vực nơng thơn khác trên thế giới mà gần gũi với Việt Nam hơn là làng
xã ở các vùng nông thôn châu Á, đặc biệt là khu vực Đơng Nam Á. Tuy nhiên, làng
ở Việt Nam có những đặc trưng riêng mà nhiều nơi khác khơng có. Vấn đề này
được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đúc kết thành ba đặc trưng cơ
bản: đặc trưng về ý thức cộng đồng làng, được thể hiện trên hầu hết các mặt của
cuộc sống ở nông thôn, như trong sản xuất, chống thiên tai, bảo vệ đê điều, chống
ngoại xâm, giữ gìn an ninh trật tự của làng, trong lối sống, đạo đức … : tính tự quản
cao của làng với việc mỗi làng lập một hương ước do nhân dân tham gia ý kiến và
tự nguyện thực hiện; tính đặc thù của mỗi làng tức những nét rất riêng, làng này có
nhưng làng khác khơng có mặc dù có thể hai làng rất gần nhau. Thường thì sự khác
nhau giữa các làng được biểu hiện qua nội dung hương ước, đời sống tâm linh, tôn
giáo, cách ứng xử … [201, tr. 510, 511]. Mối liên hệ hữu cơ giữa ba đặc trưng cơ

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

19

bản trên tạo cho làng bộ mặt của một xã hội thu nhỏ khép kín mà trong nó cũng với
đầy đủ những thiết chế về tổ chức, cấu trúc văn hóa, tơn giáo, … tạo nên sắc thái
riêng cho văn hóa làng.
Ở khía cạnh tổ chức thì làng có thời kỳ từng là một đơn vị hành chính nên làng
khơng nằm ngồi sự chi phối chung của hệ thống pháp luật nhà nước đương thời.
Tuy vậy, song hành cùng hệ thống pháp luật của nhà nước, trong quan hệ xã hội,
cách ứng xử, người dân còn phải tuân theo lệ - lệ làng. Đó là những “điều quy định
có từ lâu đã trở thành nề nếp, mọi người cứ theo thế mà làm” [178, tr.541]. Người
vi phạm, tùy theo tội trạng và mức độ mà làng có hình thức xử lý khác nhau, nhẹ thì
chịu phạt vạ, nặng thì bị đuổi, “đáng sợ” hơn cả vi phạm pháp luật. Do vậy các mối
quan hệ trong làng được điều hòa bởi “lệ làng” là chủ yếu.
Trên cơ sở của nền sản xuất nông nghiệp, người nông dân thường xuyên phải
đối phó với những khó khăn, thách thức do thiên tai, dịch bệnh và nhu cầu hợp lực
để chống ngoại xâm bảo vệ xóm làng, bảo vệ thành quả lao động … nếp sống hợp
tác, tương trợ nhau sớm hình thành trong các khối cư dân ở các làng, trở thành nét
văn hóa truyền thống dân tộc: “Sự hợp tác tương trợ giữa các thành viên là truyền
thống trong các công xã được bảo lưu lâu dài cho đến sau này. Cá nhân tuy đã có
khả năng đảm bảo việc sản xuất của mình và cho mình, nhưng vẫn chưa tách rời
được cái cuống nhau công xã. Cho nên mỗi khi có việc làm nhà, be bờ, phát nương
… của một gia đình nhỏ, mọi gia đình khác đều đóng góp phần của mình, để rồi
được sự trả nợ của tập thể khi mình cần thiết” [212, tr.129,130]. Điều đó cịn cho
thấy cuộc sống giàu tình cảm của những người nông dân chân chất bên trong các
lũy tre làng – tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau.
Là một tổ chức xã hội nên làng có tính khép kín để bảo lưu những giá trị chuNn
mực vốn có của làng. Đó là “một hình thái tổng hợp khép kín, lệ thuộc vào qui mơ

sản xuất nhỏ, đáp ứng nhu cầu tự túc tự tồn của riêng mình” [282, tr.11]. Để đáp
ứng những nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt cho người dân, làng đã lập nên những
trường học, giếng nước, đình, chùa …biến mọi thành viên của làng dù có quan hệ

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×