Tải bản đầy đủ (.docx) (167 trang)

RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH CHO HỌC SINH CHUYÊN VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.36 KB, 167 trang )

Chuyên đề:
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH
CHO HỌC SINH CHUYÊN VĂN
Nguyễn Thanh Xuân, Phan Thị Thu Hiền, Trần Thị Thanh
Trường THPT Chuyên Hùng Vương Phú Thọ
(Chuyên đề đạt giải Nhất)
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đọc hiểu không phải là phương pháp riêng cho việc dạy học văn mà là phương
pháp chung của nhiều môn học khác. Song, trong quá trình khám phá cái hay, cái đẹp
của tác phẩm văn học, đọc hiểu vẫn có những đặc trưng riêng. Đại thi hào Gớt (Đức)
cho rằng: “Nghệ thuật địi hỏi những ý nghĩ và tình cảm đặc biệt như là sự dấn thân,
nếu không, một tác phẩm đối với chúng ta hoàn toàn chỉ là đối tượng quan sát. Nhìn
thấy đó mà vơ hồn sẽ khơng tiếp cận được và không thể hiểu sâu sắc những gì mà nhà
nghệ sĩ suy nghĩ về cuộc sống” (Dẫn theo Nguyễn Thanh Hùng, Hiểu văn - Dạy văn).
Đó chính là điểm khác nhau cơ bản, đặc thù giữa đọc văn bản văn học và đọc các loại
văn bản khác. Việc đọc hiểu tác phẩm văn học không chỉ đơn giản là vấn đề giải mã
ngơn ngữ mà cịn là đọc “toàn tâm, toàn ý, toàn hồn”, đọc bằng tất cả con người bên
trong mình. Xét về góc độ ấy, vấn đề đọc hiểu tác phẩm văn học đối với học sinh bao
giờ cũng mới mẻ và đầy tính khám phá. Bởi đọc văn là cuộc tìm kiếm khơng mệt mỏi
để tìm kiếm ý nghĩa nhân sinh qua tác phẩm bằng chính tâm hồn người đọc.
Những bài đọc hiểu văn bản văn học trong chương trình THPT thể hiện rất rõ
mối quan hệ hai chiều giữa giáo viên và học sinh. Nhưng một số giờ học đọc hiểu tác
phẩm thực chất là quá trình giáo viên đọc hộ, hiểu hộ học sinh. Học sinh là người tiếp
nhận thông tin, người đơn thuần ghi nhớ. Đọc tác phẩm trong chương trình thường
tuân thủ theo quy tắc định hướng (định hướng bằng cách cảm thụ của giáo viên, bằng
những tài liệu có sẵn, theo các mục đích giáo dục cụ thể của bậc học, đặc trưng mơn
học,…). Vơ hình chung, điều này với học sinh chuyên Văn cũng là một sợi dây “trói”
những suy nghĩ vào trong một khn mà năng lực chủ quan của học sinh ít được phát
huy. Vì thế, q trình đọc hiểu tác phẩm ngồi chương trình phổ thơng phần nào đã
phát huy được tính chủ quan, khơng giới hạn của học sinh chuyên Văn trong việc tiếp


nhận tác phẩm trên cơ sở được giáo viên cung cấp các bộ cơng cụ đọc hiểu.
Thực tế hiện nay, lí thuyết đọc hiểu không chỉ được ứng dụng vào giờ Đọc văn
trên lớp mà còn được đưa thành một phần riêng trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia.
Điều đó càng chứng tỏ vị thế, ý nghĩa của dạy học đọc hiểu. Việc đọc hiểu tác phẩm
ngồi chương trình khơng chỉ giúp cho các em học sinh chuyên Văn có được những
bài học chuyên sâu mà còn bổ sung thêm kĩ năng đọc hiểu và kĩ năng làm văn. Thêm
nữa, trong nhiều năm gần đây, đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn từ cấp Tỉnh, Khu vực
đến cấp Quốc gia thường yêu cầu học sinh thông qua những trải nghiệm văn học để
bàn luận cho vấn đề lý luận. Nếu học sinh chuyên Văn, nhất là học sinh giỏi chỉ nắm
chắc những tác phẩm trong chương trình thì chưa đủ để bài viết có chiều sâu, hấp dẫn.

1


Với những lý do ấy, thiết nghĩ chuyên đề Rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm
ngồi chương trình cho học sinh chuyên Văn là rất phù hợp và thiết thực. Khơng chỉ
giúp cho học sinh có thêm bộ cơng cụ đọc hiểu, những kiến thức về văn bản và khả
năng tiếp nhận tác phẩm phong phú mà còn giúp cho người giáo viên, nhất là giáo viên
trực tiếp giảng dạy lớp chuyên Văn mở rộng thêm nhiều kiến thức bổ ích, lý thú.
Thông qua những giờ đọc hiểu tác phẩm ngồi chương trình, học sinh sẽ ngày càng
tích cực, chủ động, độc lập trong tư duy, có phương pháp, kĩ năng đọc hiểu, có hứng
thú tiếp nhận tác phẩm.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Thực hiện đề tài này, chúng tơi hướng tới các mục tiêu sau:
Kế thừa và làm rõ hơn lí thuyết đọc hiểu. Đề xuất tiêu chí chọn tác phẩm ngồi
chương trình phù hợp với học sinh chun Văn.
Cung cấp một số phương pháp (công cụ) đọc hiểu, khám phá tác phẩm và một
số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm ngồi chương trình cho học sinh.
Chúng tơi hướng đến mục đích chính của chun đề là hoạt động hướng dẫn
học sinh tự đọc hiểu tác phẩm ngồi chương trình và vận dụng kiến thức đó trong làm

văn.

2


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT
1. Những vấn đề về đọc hiểu tác phẩm văn học
1.1. Khái niệm đọc hiểu
Thuật ngữ “đọc hiểu” (reading comprehension) được đưa vào nhà trường hơn
một thập kỉ. Đến nay, thuật ngữ ấy đã khá quen thuộc với học sinh THPT. Có nhiều
quan niệm khác nhau về đọc hiểu tác phẩm.
Đọc gắn liền với hiểu, hiểu là một khái niệm có nội hàm rất rộng. Theo
M.Bakhtin, hiểu trong đọc hiểu bao gồm nhiều hành động gắn bó với nhau: Cảm thụ
(tiếp nhận) kí hiệu vật chất (màu sắc, con chữ...); Nhận ra kí hiệu quen hay lạ, hiểu ý
nghĩa của nó được lặp lại trong ngơn ngữ, hiểu ý nghĩa của nó trong ngữ cảnh... Hiểu
khác nhận thức và giải thích ở chỗ hiểu khơng một chiều mà mang tính đối thoại. Hiểu
còn là sự sáng tạo, là sự bừng sáng trong khoảnh khắc [5;132]. Như thế, đọc luôn gắn
liền với nhiều mức độ hiểu và hiểu không bao giờ đơn giản chỉ là hiểu nghĩa.
Theo GS. Nguyễn Thanh Hùng: “Đọc – hiểu là khái niệm bao trùm có nội dung
quan trọng trong quá trình dạy học văn”; “Đọc hiểu là mức độ cao nhất của hoạt động
đọc; đọc hiểu đồng thời cũng chỉ ra năng lực văn của người đọc” [7;34-35].
GS. Trần Đình Sử đã chỉ ra một số nội dung then chốt của việc đọc: “đọc là quá
trình tiếp nhận ý nghĩa từ văn bản”, phải dựa vào tính tích cực của chủ thể và tác động
qua lại giữa chủ thể và văn bản; “đọc là quá trình giao tiếp và đối thoại với người tạo
ra văn bản”; “đọc là q trình tiêu dùng văn hóa văn bản”; “đọc là quá trình tạo ra các
năng lực người”. Hiểu bao giờ cũng là tự hiểu, nghĩa là biến cái được hiểu thành kiến
thức, quan điểm, niềm tin của mình [12;10].
PGS. Nguyễn Thị Hạnh, dựa trên cơ sở ngôn ngữ học, khẳng định đọc hiểu “là
một hoạt động giao tiếp ở đó người đọc lĩnh hội lời nói đã được viết thành văn bản

nhằm làm thay đổi những hiểu biết, tình cảm hoặc hành vi của chính mình, đọc hiểu là
hoạt động cho mình” [Dẫn theo 10;26].
Như vậy, mỗi quan niệm trên đây, dù đứng ở góc độ nào cũng thấy đọc được
coi là một q trình tổng hợp, địi hỏi sử dụng nhiều kĩ năng; hiểu là mục đích của đọc.
Để đọc hiểu, người đọc phải tích cực, chủ động khám phá văn bản.
1.2. Các cấp độ đọc hiểu
Trong chương trình THPT, học sinh được hướng dẫn làm việc với văn bản trên
ba phương diện, cũng là ba cấp độ đọc hiểu khác nhau: đọc trên dòng chữ, đọc giữa
các dòng chữ, đọc ngồi dịng chữ.
Đọc trên dịng: u cầu học sinh phải thông hiểu ý nghĩa của văn bản trên cấp
độ ngôn từ, hiểu được nghĩa của từ, nghĩa của câu. Đây là cấp độ đầu tiên của quá
trình đọc hiểu, cũng là mục tiêu bắt buộc mà học sinh phải vượt qua.

3


Đọc giữa các dòng: Là cấp độ thứ hai sau đọc trên dòng. Cấp độ này đòi hỏi
học sinh hiểu được ý nghĩa hình tượng của văn bản. Đây là nghĩa giữa các câu, nghĩa
ngồi lời.
Đọc ngồi dịng chữ: Là cấp độ đọc cao nhất. Cấp độ này đòi hỏi đọc được ý
nghĩa của văn bản, hiểu ý nghĩa đó gắn với ngữ cảnh của văn bản.
Với ý nghĩa là q trình mang tính chủ động cá nhân, ba cấp độ này đòi hỏi
người đọc phải trải qua ba quá trình từ đọc đến suy ngẫm và cuối cùng là liên tưởng
khái quát, tương ứng với ba cấp độ của cấu trúc văn bản: ngơn từ, hình tượng, ý nghĩa.
Điều quan trọng đối với người giáo viên là phải thực sự thông hiểu, nắm được những
điểm nhấn của văn bản để điều chỉnh mức độ, phân phối dung lượng, hướng học sinh
vào những chỗ có vấn đề để giúp các em có được hứng thú trong q trình hiểu bài.
2. Người đọc là học sinh chuyên Văn
2.1. Các loại hình người đọc
Ðứng về phía người tiếp nhận, người ta chia người đọc ra bốn loại: người đọc

tiêu thụ; người đọc điểm sách; người đọc chuyên nghiệp – nhà phê bình; người sáng
tác - nhà văn, nhà thơ.
Ðứng ở góc độ sáng tác, người ta chia người đọc ra làm ba loại: người đọc thực
tế; người đọc giả thiết; người đọc hữu hình - người đọc tồn tại bên trong tác phẩm như
một nhân vật luôn đối diện và đối thoại với nhà văn, nhưng không phải nhân vật mà là
hiện thân của người đọc bên ngồi tác phẩm.
Ðứng ở góc độ thời gian, người ta chia người đọc ra làm ba loại: người đọc hiện
tại; người đọc quá khứ; người đọc tương lai.
Có nhiều cách phân chia loại hình bạn đọc khác nhau, ở đây chúng tôi giới
thiệu lại một số loại hình bạn đọc trên cơ sở kế thừa kết quả có sẵn của các nhà nghiên
cứu phương pháp.
2.2. Phân biệt người đọc là học sinh chuyên Văn với người đọc xã hội
Cả hai kiểu người đọc này giống nhau ở chỗ, cả hai cùng là chủ thể nhận thức
và cùng tham gia vào quá trình lĩnh hội văn học. Họ phải có những hiểu biết nhất định
về xã hội, con người và văn học nghệ thuật.
Tuy nhiên, người đọc tác phẩm văn học là học sinh vẫn có những điểm khác so
với người đọc xã hội nói chung:
Người đọc xã hội có thể đọc mọi tác phẩm mà họ muốn đọc theo thị hiếu, nhu
cầu, hứng thú của họ. Có khi đọc xong một tác phẩm họ chỉ cần biết tác phẩm họ viết
gì, hay hay dở, có đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của họ hay khơng. Họ có thể đọc hết
hoặc khơng hết tác phẩm, có thể khơng cần biết đến tác giả, hồn cảnh sáng tác hay
hiện thực lịch sử được phản ánh trong tác phẩm. Tác phẩm văn học nào cũng tác động
tới nhận thức, thẩm mĩ của người đọc nhưng mức độ tác động ấy đối với bạn đọc xã
hội cũng không giống nhau. Thậm chí, với mỗi người, tác phẩm của tác phẩm văn học
có thể là tích cực hoặc tiêu cực hoặc có khi tác động rất ít.
Người đọc là học sinh THPT – Đây là bạn đọc đặc biệt, họ cùng lứa tuổi, cùng
những đặc điểm tâm lý, cùng một trình độ văn hóa. Học sinh được cung cấp những
phương pháp, kĩ năng đọc hiểu theo định hướng ở nhà trường phổ thông. Đối với học

4



sinh, đọc tác phẩm văn học chủ yếu là để phục vụ cho việc học, đọc có mục đích, có
định hướng và có yêu cầu cụ thể. Học sinh là trung tâm, là chủ thể tiếp nhận. Thực tế,
học sinh luôn là một thực thể trực tiếp chi phối việc phân tích tác phẩm của giáo viên,
xu hướng lên lớp của người thầy. Những tác phẩm mà học sinh được đọc hiểu là
những tác phẩm có giá trị nội dung và nghệ thuật được lựa chọn theo tiêu chí rõ ràng.
Đối với học sinh, việc đọc và học tác phẩm có mối quan hệ gắn bó với nhau. Qua đọc
tác phẩm, học sinh nâng cao hiểu biết về văn học, xã hội, con người, thời đại; rèn các
kĩ năng đọc, nói, viết; phát triển nhân cách, năng lực tư duy, năng lực thẩm mỹ. Như
vậy, học sinh là độc giả đặc biệt, cũng bởi quá trình tiếp nhận của học sinh chịu sự chi
phối của các quy luật tiếp nhận chung và quy luật đặc thù.
Người đọc là học sinh chuyên Văn ở trường THPT chuyên có thêm những tố
chất đặc biệt hơn ở chỗ học sinh chuyên Văn thường có năng lực đặc biệt về văn học
và sự hứng thú với tác phẩm ở mức độ cao hơn so với học sinh các môn chuyên Khoa
học tự nhiên. Khi đến với các tác phẩm ngồi chương trình, học sinh chuyên Văn vừa
đóng vai bạn đọc học sinh vừa đóng vai bạn đọc xã hội.
2.3. Mối quan hệ giữa bạn đọc – học sinh chuyên Văn và tác phẩm
Tác giả J.Paul.Sartre cho rằng: “Tác phẩm văn học như con quay kì lạ, chỉ có
thể xuất hiện trong vận động. Muốn làm cho nó xuất hiện, cần phải có một hoạt động
cụ thể là sự đọc. Và tác phẩm văn học chỉ kéo dài chừng nào sự đọc cịn có thể tiếp
tục. Ngồi sự đọc ra, nó chỉ cịn là những vệt đen trên giấy trắng” [8;43-53]. Do vậy,
mối quan hệ giữa bạn đọc – học sinh chuyên Văn và tác phẩm văn học là mối quan hệ
giữa sáng tạo và tiếp nhận. Quan hệ này được thể hiện cụ thể ở các khía cạnh sau:
Mối quan hệ giữa bạn đọc là học sinh và tác phẩm văn học là mối quan hệ liên
chủ thể giữa nhà văn và bạn đọc – học sinh. Học sinh là bạn đọc thực tiễn. Ở đây có
ba mức độ gặp gỡ: sự đồng cảm - học sinh tiếp nhận những tác động thẩm mỹ mà tác
giả gửi vào tác phẩm; sự sáng tạo chuẩn mực là học sinh có thể đưa vào tác phẩm sự
sáng tạo một thực tế mới, bổ sung, mở rộng nội dung và ý nghĩa của văn bản, làm cho
tác phẩm có thêm một cuộc sống thứ hai; phá vỡ chuẩn mực - sự tiếp nhận của học

sinh có thể đi chệch khỏi ý định tác động của tác giả, làm thay đổi mọi giá trị của văn
bản, đem lại một cách hiểu hoàn toàn mới.
Mối quan hệ giữa học sinh với tác phẩm văn học là mối quan hệ giao tiếp
nhằm thực hiện cuộc đối thoại có chủ định giữa hai chủ thể: nhà văn và học sinh. Tác
phẩm văn học là một thơng điệp thẩm mỹ, địi hỏi bạn đọc – học sinh phải có khả năng
giải mã được những thông điệp thẩm mỹ ấy. Việc tiếp nhận văn học của học sinh mỗi
thế hệ khác nhau, họ luôn nảy sinh những vấn đề mới, những khát vọng, nhu cầu và
thái độ riêng đối với văn học. Học sinh tham gia tích cực vào q trình giao tiếp ngôn
ngữ.
Mối quan hệ giữa tác phẩm và học sinh thực chất còn là mối quan hệ tác động
của tác phẩm đến sự tiếp nhận của học sinh. Học sinh khi đến với tác phẩm văn học là
đang thực hiện một cuộc giao tiếp, giao tiếp với thế giới nhân vật, với nhà văn và giao
tiếp với chính mình. Học sinh không chỉ cùng đồng hành với nhà văn kiến tạo tác
phẩm (khả năng đồng sáng tạo) mà còn tự kiến tạo nên con người mình.
3. Một số phương pháp đọc hiểu tác phẩm văn học

5


Umberto Eco cho rằng: “Tất cả mọi tác phẩm, dù được sáng tác theo thi pháp
tất yếu nào cũng mở theo các kiểu đọc, mỗi kiểu đọc mang lại cho đời sống tác phẩm
một đời sống mới từ một triển vọng nào đó theo thị hiếu cá nhân người đọc” (Nguyễn
Viết Chữ). Có nhiều phương pháp khác nhau để đọc hiểu tác phẩm. Chẳng hạn đọc
hiểu tác phẩm theo: đặc trưng thể loại, ngôn ngữ học, mĩ học, phân tâm học, văn hóa,
thi pháp học, phê bình sinh thái,… Đọc hiểu tác phẩm không thể không quan tâm đến
đặc điểm thể loại của tác phẩm. Bởi thể loại chính là một cơ sở tạo nên tính thống nhất
chỉnh thể của tác phẩm, quy định cách tổ chức, liên kết các yếu tố nội dung và hình
thức. Vì thế, tri thức về thể loại văn học, kĩ năng đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể
loại là những yếu tố rất quan trọng cần phải đạt được trong hoạt động dạy và học văn ở
trường THPT. Với chuyên đề này, chúng tôi tập trung giới thiệu kĩ hơn phương pháp

đọc hiểu theo đặc trưng thể loại, còn các phương pháp đọc hiểu theo những lý thuyết
khác chúng tôi giới thiệu để giúp học sinh đa dạng cơng cụ đọc hiểu, có thể ứng dụng
khi cần thiết.
3.1. Đọc hiểu tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại
3.1.1. Thể loại thơ trữ tình
* Đọc hiểu ngơn từ, hình ảnh, nhịp điệu, nhạc điệu
- Trước hết, cần đặc biệt coi trọng thao tác đọc văn bản để cảm nhận giọng
điệu, cảm hứng, nội dung bao trùm.
- Song song với việc đọc hiểu văn bản là giải mã các từ ngữ mới lạ, độc đáo,
những cách diễn đạt khác thường, những yếu tố ngôn ngữ được lặp đi lặp lại, các biện
pháp tu từ... để nắm bắt được mạch ngầm văn bản.
* Đọc hiểu mạch vận động của hình tượng thơ, cấu tứ thơ
Hình tượng trong thơ luôn vận động. Cấu tứ là một phương diện nghệ thuật đặc
trưng và quan trọng của thơ trữ tình và người khám phá khơng thể bỏ qua. Một bài thơ
hay sẽ khép tứ trọn vẹn, hợp lí và toát lên những ý nghĩa sâu sắc.
* Đọc hiểu cảm xúc thơ, tư tưởng thơ
Cảm xúc là một đặc trưng quan trọng của thơ trữ tình. Cảm xúc phải được ý
thức, khái quát, truyền tải tư tưởng của người nghệ sĩ. Tư tưởng thơ nâng cao giá trị
bài thơ, góp phần tạo nên sức sống lâu bền.
3.1.2. Thể loại truyện ngắn
* Đọc hiểu trọn vẹn văn bản
Trước tiên cần đọc trọn vẹn truyện ngắn, khơng phải một lúc có thể đọc truyện
đã hiểu được ngay. Nhiều truyện tuy ngắn nhưng phải đọc thật chậm để hiểu rõ ý
nghĩa nội dung, nhưng trong nhiều trường hợp phải đọc lướt thật nhanh.
* Đọc hiểu cốt truyện
Để nắm được nội dung thì sau khi đọc trọn vẹn tác phẩm, phải tái hiện được cốt
truyện. Cốt truyện phân loại theo những cách khác nhau: cốt truyện sự kiện - cốt
truyện tâm lí; đan cài - song song - truyện lồng trong truyện… Việc đọc hiểu không
ngừng lại ở việc nhận dạng cốt truyện thuộc loại nào mà phải nhận ra sự sáng tạo độc
đáo, hấp dẫn của cốt truyện trong phản ánh đời sống và thể hiện nhân vật.


6


* Đọc hiểu kết cấu, bố cục
“Bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định. Kết cấu là
phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm nhiệm các chức
năng rất đa dạng” (Taffy E. Raphael – Efrieda H. Hiebert). Nếu bố cục là sự sắp xếp
các phần, các chương, các đoạn, là mối quan hệ bề mặt của văn bản nghệ thuật thì kết
cấu là tổ chức bên trong tác phẩm, bao gồm hệ thống nhân vật, tổ chức khơng gian,
thời gian, điểm nhìn trần thuật…
* Đọc hiểu nhân vật
Thực chất của việc đọc hiểu nhân vật chính là phân tích nhân vật. Phân tích
nhân vật là khâu quan trọng trong đọc hiểu truyện ngắn. Nhân vật là phương tiện để
nhà văn gửi gắm mọi suy nghĩ, bày tỏ mọi quan niệm về đời sống. Tài năng của nhà
văn cũng chủ yếu thể hiện qua việc xây dựng thế giới nhân vật. Mục tiêu của phân tích
nhân vật là chỉ ra được đặc điểm, tính cách, số phận. Những đặc điểm này phải được
nhà văn tái hiện sinh động qua các phương diện như: ngoại hình, lai lịch, hành động,
ngôn ngữ…
* Đọc hiểu nghệ thuật trần thuật
Nghệ thuật trần thuật là phương diện không thể thiếu trong nghệ thuật tự sự.
Nói đến trần thuật, người ta thường chú ý ba phương diện quan trọng: ngơi kể, điểm
nhìn, giọng điệu.
3.1.3. Thể loại tùy bút
* Đọc hiểu trọn vẹn tác phẩm
* Đọc hiểu yếu tố “truyện” trong tùy bút
Trong tùy bút cũng có nhiều yếu tố truyện. Vì vậy, khi đọc hiểu thể loại này
học sinh tìm hiểu yếu tố truyện trong tác phẩm.
* Đọc hiểu yếu tố “kí” trong tùy bút
Nói đến yếu tố “kí” là nhắc đến tính chất thời sự, thơng tin chính xác, tỉ mỉ. Nó

là đặc điểm của thể tài hồi kí, phóng sự, kí sự và tùy bút.
* Phát hiện và đánh giá được óc quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, năng lực
sử dụng ngơn ngữ của nhà văn
Trong tùy bút, chất trữ tình đậm đà kết hợp với một trí tuệ sắc sảo, liên tưởng
phong phú bất ngờ là một đặc điểm nổi bật. Liên tưởng, so sánh, tương phản, đối lập...
là những thủ pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong tùy bút. Nhà văn xuất phát từ
những sự vật, hiện tượng có thực trong đời sống, rồi phát huy năng lực tưởng tượng để
mở rộng biên giới cảm xúc, suy tưởng để gửi gắm vào trang viết một thơng điệp có ý
nghĩa nhân sinh nào đó.
* Phát hiện đặc điểm “cái tơi” tác giả trong tùy bút
Hình tượng tác giả là cái được biểu hiện ra trong tác phẩm một cách đặc biệt.
Nhà thơ Gớt nhận xét: Mỗi nhà văn, bất kể muốn hay khơng, đều miêu tả chính mình
trong tác phẩm của mình một cách đặc biệt" (Nguyễn Thị Quỳnh Trang). Do đặc trưng
thể loại, tùy bút khác với thể văn khác ở tính chất tự do, nhà văn tự dẫn dắt ngịi bút
theo cảm xúc và trí tưởng tượng của mình. Ở thể văn này, cái tơi tác giả bộc lộ rõ rệt

7


nhất. Sức hấp dẫn của tùy bút phụ thuộc vào sức hấp dẫn của cái tôi ấy. Việc hướng
dẫn học sinh phát hiện ra cái tôi bản ngã của nhà văn trong quá trình đọc hiểu tác
phẩm tùy bút là vô cùng quan trọng.
3.1.4. Thể loại kịch
* Đọc trọn vẹn văn bản kịch
Trong nhà trường phổ thông, kịch được tiếp nhận từ kênh văn học là chủ yếu
chứ không phải từ kênh nghệ thuật sân khấu. Xét từ phương diện này đọc hiểu văn bản
kịch có nhiều điểm tương đồng với việc đọc hiểu các văn bản văn học nói chung.
* Đọc - hiểu chi tiết
Đọc hiểu từ phần Tiểu dẫn của bài học; đọc hiểu để nắm bắt được hồn cảnh sáng tác
của vở kịch, mục đích, tóm tắt nội dung vở kịch để có một cái nhìn khái quát về chủ đề

tư tưởng bao trùm toàn bộ tác phẩm; đọc hiểu bảng phân vai nhân; nắm được nội dung
cơ bản của vở kịch và tuyến nhân vật mới tạo được cơ sở vững chắc để đi sâu vào đọc
hiểu đoạn trích.
* Nhận diện bố cục, hành động, tóm tắt cốt truyện của văn bản kịch
Quan hệ giữa bố cục kịch và cốt truyện kịch là quan hệ mang tính hệ thống giữa
hình thức và nội dung. Bố cục kịch với tư cách là hình thức, đóng vai trị quyết định
trong việc trình bày nội dung của cốt truyện kịch một cách đầy đủ và rõ ràng nhất. Cốt
truyện trong kịch bản văn học là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư
tưởng và nghệ thuật nhất định của tác giả. Nhờ cốt truyện, nhà văn thể hiện sự hình
thành, đặc điểm của mỗi hành động, mâu thuẫn và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
* Nhận diện, đọc hiểu xung đột kịch
“Xung đột là cơ sở của kịch” (Phan Trọng Luận). Có thể có rất nhiều loại xung
đột khác nhau. Để đọc hiểu kịch bản văn học, nhất thiết phải nhận diện các mâu thuẫn
đã phát triển thành xung đột ra sao và tập trung phân tích cách giải quyết của tác giả.
3.1.5. Thể loại tiểu thuyết
* Đọc hiểu cốt truyện, chi tiết
Cốt truyện là hệ thống sự kiện xảy ra trong đời sống của nhân vật (có tác dụng
bộc lộ tính cách, số phận nhân vật).
* Sự miêu tả hoàn cảnh
Hoàn cảnh là toàn bộ các quan hệ xã hội, điều kiện sống tạo thành nền tảng
khách quan của đời sống nhân vật. Tác dụng biểu hiện địa vị, tâm tình nhân vật và gây
khơng khí hứng thú cho người đọc.
* Đọc hiểu hình tượng nhân vật
Một tác phẩm thường có nhiều nhân vật, trong đó phải có nhân vật chính. Nhân
vật thường biểu hiện qua các phương diện sau: Ngoại hình, nội tâm, hành động, biến
cố và ngôn ngữ của nhân vật; Mối quan hệ của các nhân vật và giữa các nhân vật với
hoàn cảnh xung quanh (các quan hệ này bộc lộ địa vị, tính cách và số phận của nhân
vật);Ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm (nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư
tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời)
* Đọc hiểu kết cấu


8


Tiểu thuyết là loại tự sự cỡ lớn có nhiều nhân vật, nhiều tuyến cốt truyện; Kết
cấu sao cho tính cách, số phận và quan hệ của các nhân vật được thể hiện trong quá
trình và bối cảnh rộng lớn.
* Đọc hiểu nghệ thuật trần thuật
Tìm hiểu điểm nhìn trần thuật, lời kể cho biết ai kể, kể theo điểm nhìn của ai;
cách dùng từ ngữ trong xưng hơ, miêu tả thể hiện điểm nhìn của người kể trong việc
hướng dẫn người đọc cảm thụ tác phẩm. Ngôn ngữ trong truyện thường có tính mới
mẻ, sáng tạo, có cá tính của tác giả.
3.2. Đọc hiểu từ góc độ Ngơn ngữ học
3.2.1. Giới thuyết vấn đề
Ngơn ngữ học có quan hệ mật thiết với văn học. Chính vì thế, trong lí thuyết
đọc hiểu hiện đại, phương pháp đọc hiểu văn bản văn học từ các yếu tố ngơn ngữ có
thể coi là chiếc chìa khóa cơ bản để mở cánh cửa đi vào khám phá thế giới nghệ thuật
của tác phẩm, tìm hiểu tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi vào trong đó. Văn
học hướng vào ngơn ngữ và gắn bó với bản chất tín hiệu học của chính bản thân ngơn
ngữ.
3.2.2. Phương pháp đọc hiểu
+ Đọc hiểu âm thanh, nhạc điệu: nẵm rõ giọng văn, giọng thơ trong tác phẩm nghệ
thuật. Mỗi tác phẩm có một giọng điệu khác nhau. Việc đọc hiểu, khai thác giọng điệu của
tác phẩm chính là bước đầu tiên để cảm thụ tình cảm, tư tưởng mà tác giả gửi gắm.
+ Đọc hiểu kết cấu, bố cục: nắm được cách triển khai tứ thơ, sự vận động của
mạch cảm xúc trong tác phẩm, trên cơ sở đó hiểu được tư duy và ý đồ của người sáng tác.
+ Đọc hiểu từ ngữ, lời thoại: Đọc hiểu từ ngữ là xem xét vốn ngôn ngữ bề mặt
của tác phẩm (từ láy, động từ, tính từ, các nghệ thuật kết hợp từ, các biện pháp tu từ)
để thấy được giá trị gợi hình, gợi cảm của chúng trong việc biểu đạt ý nghĩa văn bản.
+ Đọc hiểu hình tượng nghệ thuật: Quan hệ giữa tác phẩm và các tín hiệu ngơn

ngữ như từ, câu, chi tiết, nhân vật là quan hệ chỉnh thể - bộ phận. Để hiểu tác phẩm, ta
phải đi từ chỉnh thể đến bộ phận và ngược lại.
3.3. Đọc hiểu từ góc độ Mĩ học
3.3.1. Giới thuyết vấn đề
Mĩ học nghiên cứu ý thức thẩm mĩ của con người, các phạm trù mĩ học và
nghiên cứu nghệ thuật như là một lĩnh vực thẩm mĩ – sáng tạo ra những giá trị theo
quy luật của cái đẹp. Cái đẹp là phạm trù trung tâm của mĩ học, “là điều kiện không
thể thiếu được của nghệ thuật” (Bielinski). Lí thuyết mĩ học gắn bó mật thiết với văn
học, bởi sáng tạo nghệ thuật là hoạt động thể hiện đầy đủ nhất, tập trung nhất đời sống
thẩm mĩ của con người.
3.3.2 Phương pháp đọc hiểu
+ Đọc hiểu cái Đẹp: Đọc hiểu từ phương diện cái Đẹp là cảm thụ cái đẹp trong
tự nhiên, cái đẹp trong đời sống con người, cái đẹp từ các phương tiện nghệ thuật được
bộc lộ trong tác phẩm, thể hiện tư tưởng và phong cách của người sáng tạo.

9


+ Đọc hiểu cái Bi: Đọc hiểu cái Bi là khai thác những xung đột tất yếu có ý
nghĩa xã hội mang tính quy luật trong sự phát triển lịch từ đó khám phá những cảm
xúc nhân văn, lành mạnh được khơi dậy từ trong bi kịch, hướng con người đến cái
thiện, cái Đẹp.
+ Đọc hiểu cái Cao cả: Cái Cao cả là những hiện tượng, tính cách, tư tưởng
vượt ra khỏi giới hạn bình thường. Đọc hiểu cái Cao cả là khai thác tính chất thanh
cao, hùng vĩ, đồ sộ, phi thường của sự vật, hiện tượng, gọi dậy cảm xúc chống ngợp,
chiêm ngưỡng, thậm chí là sợ hãi trong con người, đánh thức khát vọng vươn tới cái vĩ
đại của cuộc sống, hùng vĩ hóa cá nhân.
+ Đọc hiểu cái Hài: Đọc hiểu cái Hài là công việc nghiên cứu các mâu thuẫn
gây cười trong đời sống như xung đột cũ – mới, hình thức – nội dung… khai thác giá
trị nhận thức từ trong các mâu thuẫn để khẳng định cái đẹp.

3.4. Đọc hiểu từ góc độ Phân tâm học
3.4.1 Giới thuyết vấn đề
Phân tâm học là học thuyết do bác sĩ tâm lí Sigmund Freud khởi xướng vào
cuối thế kỉ XIX, dựa trên sự đề cao tuyệt đối cái vơ thức, buộc người ta phải nhìn nhận
“cái tơi khơng phải là chủ nhân trong chính ngơi nhà của nó”, chứng minh sức mạnh
của vơ thức, của những xung năng khối cảm như tính dục. Phân tâm học liên kết chặt
chẽ với văn học.
3.4.2. Phương pháp đọc hiểu
Đọc hiểu tác phẩm dưới góc độ phân tâm học chính là việc người đọc “giải mã
giấc mơ”, đi sâu phám phá sự tổ chức ngôn ngữ mang yếu tố vơ thức của tác phẩm
(các động từ, tính từ, các từ ngữ được lặp lại...); nhận diện những yếu tố tâm lí, tự sự,
trữ tình cho phép cái “tơi” lộ diện; so sánh, đối chiếu các chi tiết, hình ảnh lặp đi lặp
lại đến mức ám ảnh có ý nghĩa biểu tượng để kết luận ra vẻ đẹp của sáng tác. Cơng
việc này có hai q trình:
+ Đọc hiểu cấu trúc bề mặt: tìm hiểu sự vận động ngơn ngữ, diễn biến sự việc,
chi tiết, sự phát triển của hình tượng trên bề mặt; nối kết các sự việc, tình tiết vào một
mối quan hệ, xúc tiến tạo dựng giá trị để xác định nền tảng của vô thức trong tác
phẩm.
+ Đọc hiểu cấu trúc chiều sâu: là quá trình khai thác các bản năng gốc theo
quan điểm của Freud – bản năng tính dục và bản năng xâm hại.
3.5. Đọc hiểu từ góc độ Văn hóa học
3.5.1. Giới thuyết vấn đề
Văn học là một loại hình nghệ thuật đặc thù. Đọc hiểu tác phẩm từ góc
độ văn hóa học là đặt văn học vào bối cảnh rộng lớn của văn hóa – xã hội nơi tác phẩm
ra đời, “xác lập sự chi phối của các quan niệm triết học, tơn giáo, đạo đức, chính trị,
luật pháp, thẩm mĩ, quan niệm về con người, từng tồn tại trong một không gian văn
hóa xác định.
3.5.2. Phương pháp đọc hiểu
+ Thâm nhập khơng khí lịch sử - văn hóa của tác phẩm: thấy được ngữ cảnh
văn hóa mà tác phẩm nảy sinh, trên cơ sở đó khai thác được mối liên hệ giữa tác phẩm


10


– văn hóa – xã hội – lịch sử, vận dụng được các yếu tố tư tưởng trong các giai đoạn
lịch sử cụ thể như giai đoạn trung đại từ thế kỉ X – XIV sẽ khác với giai đoạn cuối thế
kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, giai đoạn 1930 – 1945 sẽ khác với giai đoạn 1945 – 1975
và sau năm 1975..
+ Xác định các yếu tố văn hóa của tác phẩm, bộc lộ ở thể loại, cấu trúc hình
tượng nghệ thuật, ngơn ngữ. Các yếu tố trong tác phẩm đều chịu ảnh hưởng của một
thời đại, một cơ tầng văn hóa nhất định, một vùng miền cụ thể, mang trong mình đặc
trưng xã hội – văn hóa của ngữ cảnh đó.
3.6. Đọc hiểu từ góc độ Thi pháp học
3.6.1. Giới thuyết vấn đề
Đây là “lĩnh vực nghiên cứu về đặc trưng, tổ chức, các phương thức, phương
tiện, nguyên tắc làm nên giá trị thẩm mĩ của văn học trong tính chỉnh thể của văn bản...
nghiên cứu quy luật nội tại của tác phẩm, cấu tạo và phong cách..” (Trần Đình Sử).
3.6.2. Phương pháp đọc hiểu
+ Khai thác nhân vật, quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm.
+ Khai thác không gian – thời gian trong tác phẩm. Khơng gian – thời gian là
hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Việc chiếm lĩnh không – thời gian trong tác
phẩm phản ánh mối quan hệ giữa con người với thế giới, từ đó xác lập được đặc điểm
cơ bản của thế giới nghệ thuật trong từng tác phẩm cụ thể.
+ Khai thác phương thức biểu hiện của tác phẩm: ngơn từ, kết cấu, hệ thống
hình ảnh, giọng điệu.
3.7. Đọc hiểu từ góc độ phê bình sinh thái
3.7. 1. Giới thuyết vấn đề
Trong tình hình diễn biến phức tạp của vấn đề mơi trường trên tồn cầu, từ thập
niên 70 của thế kỉ XX, phê bình sinh thái đã ra đời trong vị thế là một khuynh hướng
nghiên cứu liên ngành, đa văn hóa. Phê bình sinh thái nghiên cứu quan hệ giữa con

người với môi trường tự nhiên, truy tìm căn ngun văn hóa - tư tưởng của nguy cơ
sinh thái và là sự hồi đáp của văn chương với môi trường sinh thái.
3.7.2. Phương pháp đọc hiểu:
+ Xác định tư tưởng sinh thái trong nội dung tác phẩm, bộc lộ ở đề tài, cảm
hứng chủ đạo, nhân vật, không gian – thời gian nghệ thuật. Đây là các yếu tố thể hiện
rõ nhất tư tưởng sinh thái tập trung ở mỗi tác phẩm: phê phán sự chiếm hữu của nhân
loại với thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên, lối sống coi môi trường tự nhiên là không
gian đáng sống,...
+ Xác định tư tưởng sinh thái trong cấu trúc nghệ thuật, ở điểm nhìn, ngơn
ngữ, thủ pháp nghệ thuật, giọng điệu. Việc xác lập này đòi hỏi sự quan tâm đến cấu
trúc trần thuật, lối viết và sự miêu tả thế giới trong tác phẩm, bộc lộ ở việc thiên về tả
chân, sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, cấu trúc đòn bẩy...
Đọc hiểu văn học từ góc độ phê bình sinh thái là hướng tiếp cận mới, hóa giải
khuynh hướng kinh viện, học thuật, thúc đẩy văn học chuyển dịch ra xã hội, nhân văn,

11


mang lại một động lực phát triển mới và bổ sung cho những khoảng trống trong phê
bình văn học.
CHƯƠNG II. THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC NGỒI
CHƯƠNG TRÌNH
1. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm văn học ngồi chương trình
1.1. Vai trị của người giáo viên trong việc định hướng đọc hiểu tác phẩm
Giáo viên là người bắc cầu nối giữa tác phẩm văn học với học sinh, “người tạo
ra sự hòa đồng giữa hai quá trình tác động của văn bản và quá trình tiếp nhận những
tác động thẩm mỹ đó ở học sinh” (Nguyễn Thị Thanh Hương). Khi giáo viên và học
sinh cùng đọc hiểu tác phẩm văn học, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu theo một
phương pháp tiếp cận cụ thể, được định hướng để giúp học sinh từng bước qua các
hoạt động, hiểu được hệ thống giá trị có trong văn bản. Sự tiếp nhận của giáo viên là

một hoạt động kép: vừa tiếp nhận cho mình, vừa phải bằng mọi con đường, cách thức,
chuyển tải sự tiếp nhận đó tới học sinh để các em cũng hiểu văn bản.
Người giáo viên có vai trị quyết định trong việc mở rộng, nâng cao tầm đón
nhận của học sinh và giúp các em khắc phục những khoảng cách giữa chính học sinh
với tác phẩm. Giáo viên là chủ thể tác động và định hướng quá trình đọc hiểu, tiếp
nhận những tác động thẩm mỹ của một tác phẩm văn học cho học sinh. Giáo viên là
người tổ chức, điều khiển hoạt động đọc hiểu tác phẩm văn học của học sinh. Khi đó,
người giáo viên đã tạo điều kiện cho học sinh tự lĩnh hội tác phẩm văn học một cách
tích cực, sáng tạo.
1.2. Giáo án hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm ngồi chương trình
Chúng tơi lựa chọn ba văn bản thuộc các thể loại khác nhau, giai đoạn sáng tác
khác nhau, cả văn học Việt Nam và văn học nước ngồi. Mục đích chung là vừa định
hướng đọc hiểu, vừa cung cấp phương pháp đọc hiểu tác phẩm để học sinh khơng chỉ
có kiến thức về chính văn bản đó mà học sinh cịn tự thực hành đọc hiểu những tác
phẩm khác.
Dưới đây, chúng tôi hướng dẫn học sinh ba tác phẩm: Khâm Thiên (Thơ của
Lưu Quang Vũ); Trăng nơi đáy giếng (Truyện ngắn của Trần Thùy Mai); Lụa (Tiểu
thuyết của Alessandro Baricco).
Đọc hiểu: KHÂM THIÊN
(Thơ – Văn bản phụ lục 1)
Lưu Quang Vũ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Thấy được những hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại trên đất nước Việt
Nam, cụ thể tại con phố Khâm Thiên và tiếng nói phản chiến mạnh mẽ của Lưu Quang
Vũ.
- Hiểu được ngòi bút trữ tình đầy xót xa của nhà thơ.
2. Về kĩ năng: Có kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình.

12



3. Về thái độ: Hiểu được tính chất phi nhân của chiến tranh, biết cảm thông,
thấu hiểu cho những số phận bị tổn thương trong chiến tranh.
4. Năng lực hướng tới: Năng lực cảm thụ văn học; Năng lực giao tiếp;…
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo, công cụ dạy học...
- Học sinh: Vở ghi, vở soạn.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I. Ổn định tổ chức, kiếm tra sĩ số:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị vở soạn, tài liệu của HS
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm I. Tìm hiểu chung:
hiểu về tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
* Chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
a. Tiểu sử, con người:
- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi - Tiểu sử:
nhóm trình bày một vấn đề về tác
+ Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là nhà thơ,
giả và tác phẩm.
nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam, sinh ra
- GV gợi ý 1 số câu hỏi khái quát:
và lớn lên ở huyện Hạ Hịa, tỉnh Phú Thọ,
+ Trình bày những nét chính về tiểu sớm bộc lộ thiên hướng và năng khiếu
sử và sự nghiệp sáng tác của Lưu nghệ thuật từ khi cịn rất nhỏ.

Quang Vũ.
+ Năm 1954, ơng về sống và đi học ở Hà
+ Trình bày hồn cảnh sáng tác, chủ Nội.
đề của tác phẩm.
+ Ông từng tham gia quân đội trong thời
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Vận dụng Kĩ thuật Kipling + Năm 1988, ông qua đời trong một vụ tai
(5W1H): Trình bày về tiểu sử, sự nạn.
nghiệp VH của Lưu Quang Vũ.
- Con người: Lưu Quang Vũ là người nghệ
sĩ tài hoa, luôn khát vọng sự sống, khát
vọng cái đẹp, cái thiện và sự hoàn thiện
nhân cách cho con người, cất lên trong
những trang văn dạt dào rung cảm.
b. Sự nghiệp sáng tác:
- Tác phẩm tiêu biểu:
GV: Gợi ý sử dụng sơ đồ Kipling:
+ Kịch: Sống mãi tuổi 17, Lời thề thứ 9,
coi các chữ cái là từ khóa để hỏi và
Hồn Trương Ba da hàng thịt...
hãy tìm câu trả lời tương ứng
+ Thơ: Tiếng Việt, Vườn trong phố, Bầy
(VD: “When” – Lưu Quang Vũ sinh
ong trong đêm sâu...
ra và mất đi khi nào?; “Why” – Tại
sao ông được đánh giá là một trong - Đặc điểm sáng tác:

13



những cây bút hàng đầu của VHVN + Lưu Quang Vũ thành công hơn cả ở thể
hiện đại? )
loại kịch. Sáng tác của ơng mang đậm tính
hiện thực và tinh thần nhân văn, phản ánh
* Thảo luận:
xung đột trong cách sống và quan niệm
- HS trình bày sản phẩm.
sống để khẳng định nhân cách của con
- GV: gọi HS theo nhóm. Mỗi nhóm người, kết hợp nhuần nhuyễn các giá trị
truyền thống với những mới mẻ, thời sự,
cử đại diện trình bày.
giữa tiếng nói phê phán mạnh mẽ, quyết
- GV: Gọi HS trong lớp thảo luận.
liệt và cảm hứng trữ tình lãng mạn.
*Đánh giá và chốt ý:
+ Ở mảng thơ, thơ Lưu Quang Vũ
không chỉ bay bổng, tài hoa mà cịn giàu
- GV cung cấp thêm 1 số thơng tin; cảm xúc, trăn trở, khát khao, in đậm tuổi
đời nhà thơ trong những năm tháng chiến
hướng dẫn để HS chốt ý.
tranh, những kí ức hậu chiến đầy biến
động của nước nhà.
- GV gọi HS bổ sung.

- Vị trí văn học sử: Lưu Quang Vũ
là một trong những nhà thơ, nhà viết kịch
tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện
đại.
2. Tác phẩm:

2.1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ được viết năm 1972, trong
sự kiện Mỹ ném hàng loạt bom B52 xuống
con phố Khâm Thiên - Hà Nội, hòng tàn
phá thành phố, biến Hà Nội quay trở về
thời kì đồ đá. Đây là sự kiện thương tâm,
gây chấn động nhân loại. Chỉ trong 12
ngày đêm, khu phố bị san phẳng, hàng
trăm người chết và bị thương, nhiều gia
đình tiêu tán.
- Chứng kiến cảnh tượng thương
tâm ấy, Lưu Quang Vũ đã sáng tác bài thơ
như một lời tưởng niệm tới những người
đã khuất, đồng thời lên án tội ác chiến
tranh.
2.2. Đề tài, cảm hứng
- Đề tài: chiến tranh trong thời kì
- GV hướng dẫn HS phương pháp
kháng chiến chống Mĩ cứu nước, với
đọc hiểu tác phẩm.
những vấn đề về sự sống và cái chết.
- Cảm hứng: đau thương, bi tráng trước
những mất mát, thương đau của dân tộc.
2. Tác phẩm
a. Vị trí, xuất xứ

14


b. Giá trị

c. Bố cục
3. Phương pháp đọc hiểu tác phẩm:
Đọc hiểu theo đặc trưng thể loại
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc II. Đọc hiểu:
hiểu tác phẩm
1. Hiện thực của phố Khâm Thiên sau
* Chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
trận ném bom:
- GV: gợi ý cho HS qua hệ thống a. Hình ảnh những người tử nạn:
các câu hỏi.
- Cảnh người tử nạn vì chiến tranh:
- Yêu cầu HS: Vận dụng Kĩ thuật + Bút pháp tả chân với các hình ảnh chân
Động não khơng cơng khai để thực thực “thân gãy nát”, “óc chảy rịng trên
hiện. Sản phẩm là bài thuyết trình gạch”, “người chết cháy đen miệng há mắt
bằng miệng (gọi một số HS trình mở trừng”, “tay chân vặn vẹo thịt xương”,
bày mẫu)
“lòng ruột mắc trên dây điện” đã diễn tả
- Hiện thực phố Khâm Thiên sau một cách rùng rợn đến gai người cảnh
trận ném bom được miêu tả qua tượng chết chóc của phố Khâm Thiên.
những hình ảnh nào?
Người chết khơng cịn được tồn vẹn. Cả
- Những biện pháp nghệ thuật nào không gian chìm trong khơng khí tuyệt
được sử dụng để khắc họa hiện thực vọng, hoang tàn.
đó?

+ Những câu thơ đã ghi trọn dấu ấn lịch
- Nêu giá trị gợi hình, gợi cảm của sử: Chỉ trong 12 ngày đêm (từ ngày 18.12
các hình ảnh, biện pháp được sử – 29.12.1972), Mĩ đã sử dụng 441 lần
chiếc B52 cùng hàng ngàn lần chiếc máy
dụng?

bay chiến thuật, ném hơn 10.000 tấn bom
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
xuống Hà Nội. Phố Khâm Thiên bị bom
- GV: quan sát HS thực hiện nhiệm B52 tàn phá dài trên 1km, gần 2.000 ngôi
nhà, trường học, trạm xá bị phá sập, 287
vụ học tập.
người chết, 290 người bị thương.
- GV hỗ trợ HS bằng hệ thống gợi ý
- Hình ảnh những người thân của người tử
nhỏ:
nạn:
+ Định hướng cho HS tìm hiểu:
Khung cảnh những người tử nạn, + Những em bé, những cụ già là đối tượng
những người thân của người tử nạn, cần được bảo vệ, cần được nâng niu và
đám tang tập thể và cảnh tượng lưu chăm sóc, bởi họ là quá khứ giàu truyền
lạc, di tán của con người được miêu thống, là tương lai đang vẫy gọi. Nhưng
tại phố Khâm Thiên, bé thơ đã thành mồ
tả như thế nào?
côi, hằn trong ánh mắt là nỗi đau mất
+ Gợi ý một số dẫn chứng.
người thân. Cụ già đã trở nên điên dại, bởi
trong tay cụ là khung cảnh đổ nát với “xác
* Thảo luận:
người nằm ngổn ngang/ báo đậy mặt, ruồi
- GV: Gọi HS hoạt động độc lập
đậu bàn chân xám”.
- Các HS khác bổ sung và thảo luận:
+ Đưa ra hình ảnh “em bé, cụ già”, Lưu
bổ sung dẫn chứng + lời bình.
Quang Vũ khẳng định: chiến tranh đã gây

ra tội ác khủng khiếp, không chỉ với quá

15


* Đánh giá và chốt ý
HS chốt ý.

khứ, hiện tại mà cả với tương lai của một
dân tộc.
b. Hình ảnh đám tang tập thể:
- Hình ảnh đám tang:
+ Hình ảnh chân thực “xe nối xe sừng
sững chở quan tài” đã nói lên sự mất mát
lớn lao của cuộc chiến.
+ Tác giả tiếp tục nhắc đến trẻ thơ, nhưng
là “quan tài trẻ thơ như những chiếc hòm
con”, càng cho thấy sự bi thương của số
phận con người. Cái chết đối với những
đứa trẻ chính là nỗi đau tàn khốc nhất, vì
đó chỉ là những mầm non ngây thơ, nhưng
đã sớm phải đón nhận hậu quả do tai vạ
của người lớn.
+ Nghệ thuật dựng khơng gian chìm trong
khói hương nghi ngút càng làm tăng thêm
sự tang tác, tiêu điều của cảnh.
- Hình ảnh những người dân di cư, lưu tán
sau đám tang:
+ Thủ pháp tả chân tiếp tục được sử dụng,
khắc họa hình ảnh lưu tán đầy thương đau

của những con người “đội chiếu, ôm chăn,
đeo làn, vác bọc” bị bứt ra khỏi ngơi nhà
của chính mình.
+ Hình ảnh những cụ già một lần nữa được
lặp lại trong dáng vẻ “vịn nhau dị dẫm”,
“máu rịng rịng trên những chiếc cáng
thương” tơ đậm nỗi đau của con người
trong khoảnh khắc tội ác lịch sử diễn ra.
Chốt ý: Với lời văn, hình ảnh xác thực,
Lưu Quang Vũ đã dựng lại khung cảnh
của một sự kiện lịch sử có thật. Đó là hiện
thực chiến tranh: khơng đẹp đẽ, hào
nhống, khơng sung sức, thắng lợi mà chỉ
là mất mát và bi kịch. Lưu Quang Vũ đã
nhìn cuộc chiến đầy khắc khoải, đầy đau
thương và tuyệt vọng, qua đó, để người
đọc hiểu được một thời tàn khốc, một quá
khứ đớn đau của dân tộc.

- Trước hiện thực đổ nát của phố 2. Cảm xúc của nhà thơ trước hiện
Khâm Thiên, tác giả bộc lộ cảm xúc thực:
gì?
a. Tố cáo tội ác của kẻ thù:

16


- Để tố cáo tội ác của kẻ thù, Lưu - Lưu Quang Vũ đã thẳng thắn gọi tên tội
Quang Vũ đã có những hành động ác:
nào?

+ Với ơng, cuộc ném bom của Mĩ ở Khâm
HS hoạt động độc lập.
Thiên là một “vụ thảm sát xưa nay chưa
từng có”, thê thảm tận cùng mà bích họa
Ghéc-ni-ca của thiên tài Picasso – bức
tranh miêu tả nỗi kinh hồng của ngơi làng
Ghéc-ni-ca nhỏ bé khi phải chịu sự oanh
tác của quân đội Phát xít – cũng khơng thể
bằng. Bởi đây là cuộc thảm sát trên đất
Việt Nam, với những người dân Việt Nam
– những người như Lưu Quang Vũ, có thể
là nhà thơ, là người lính, là chính khách...
nhưng đã vĩnh viễn bị tước quyền sống.
+ Tun ngơn tình thương, tun ngơn
nhân ái của Thánh kinh, nhạc luật hiền hòa
của giao hưởng, sự thỏa thuê của công
nghệ hiện đại cũng đã thành vơ nghĩa.
+ Khi nhân loại đã ở năm 1972, đã
thốt xa những mông muội, tối tăm của
một thời Trung cổ, khi ánh sáng văn minh
đang ngấp nghé trên bậc cửa thì thảm sát
Khâm Thiên - “bể máu dâng đầy” chính là
tội ác, là những xấu xa, đê nhục không thể
lãng quên. Lưu Quang Vũ đã viết những
dòng thơ này khi tuổi đời còn rất trẻ, viết
với nỗi niềm đớn đau, bởi anh biết, sau đổ
máu không phải là hạnh phúc mà là máu
và nước mắt.
- Ông chỉ mặt vạch tên kẻ gây ra tội ác và
đồng lõa của chúng:

+ Với giọng thơ đanh thép, đầy căm phẫn,
nhà thơ đã kết tội, đã nguyền rủa những kẻ
gây ra tội ác: Kít-xinh-giơ – Ngoại trưởng
Mĩ; Ních-xơn – Tổng thống Mĩ. Họ đều là
những người lãnh đạo, những người đứng
đầu quốc gia, kêu gọi hạnh phúc, kêu gọi
bình yên nhưng lại chế súng bom hủy diệt,
tàn hại sự sống.
+ Nhà thơ cũng hờn ốn những
người tự xưng “mơi kề răng lạnh”, những
người đón đưa chúc hịa bình, “qun
thuốc men”, “đi biểu tình” và tìm thấy
lương tâm n ả trong chính nỗi đau của
đồng bào Việt Nam. Tiếng nói tố cáo,

17


tiếng nói phản chiến của Lưu Quang Vũ đã
vang lên mạnh mẽ.
b. Ý thức tự trách của tác giả - công
dân:
- Nhà thơ tự dằn vặt, tự trách cứ bản thân:
+ Trước thảm kịch của đồng bào, khơng ai
có thể dửng dưng, lạnh nhạt. Ơng khẳng
định: “lồi người chung vai nhận tội ác
này/ anh và tôi, vâng, tôi nữa, cả tôi”

- Ý thức tự trách trên cương vị một
tác giả - công dân của Lưu Quang + Đặc biệt với danh phận một người nghệ

Vũ về tội ác chiến tranh phố Khâm sĩ, nhà thơ càng cảm thấy đau xót trước
cảnh tượng mất mát, tang thương. Ông dằn
Thiên được biểu hiện như thế nào?
vặt “Không che chở được mẹ già em dại/
HS hoạt động độc lập.
Khỏi quả bom tàn bạo tự trời cao”. Đây là
tiếng lòng của con người mang nỗi đau
dân tộc, mang nỗi bi thương khơng thể xóa
mờ của đồng loại.
- Với ý thức trách nhiệm cao độ, Lưu
Quang Vũ đã tự nhận mình là chứng nhân
lịch sử, là ngòi bút trung thành, tận tụy
với nhân dân, đất nước, với cơng bằng –
tình u – cuộc sống của nhân loại cần
lao:

+ Ông hiểu rằng, trước chiến tranh, con
người khơng thể thờ ơ, khơng thể ngủ n,
khơng thể bình tĩnh với những lời thơ tụng
ca tốt đẹp, không thể kết thúc với những
lời thơ hoa mĩ. Tiếng thơ phải cất lên từ
cuộc sống, phải là nỗi đau chung của cuộc
đời, hòa nhập trong ngàn vạn mạng người,
trong những xác chết cháy đen, tơi tả.
+ Nhất là thơ ông, không thể bình tĩnh,
khơng thể dễ dãi với nụ cười mà phải là
niềm đau: “để nói về những xác chết cháy
đen/ để nói về/ những xác chết cháy đen”
Chốt ý: Trong dòng văn học cách mạng,
khi thơ ca là những tiếng hát hào hùng cổ

động chiến đấu, cổ động tinh thần và sức
mạnh của đồng bào với niềm tin rực lửa về
tương lai, về chiến thắng thì tiếng thơ bi
thương thảm thiết, không né tránh hiện
thực khốc liệt, tang thương của chiến tranh
như Lưu Quang Vũ quả là một dấu hiệu
mới mẻ, đưa thơ ca về gần với hiện thực

18


đời sống con người. Nhờ những vần thơ
của ông mà sự kiện Mĩ ném bom phố
Khâm Thiên đã được lưu lại chân thực, ám
ảnh, có sức truyền tải lớn trong tâm khảm
của con người và các thế hệ mai sau.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng III. Tổng kết:
kết nội dung, nghệ thuật của tác 1. Nội dung:
phẩm
- Bài thơ là minh chứng lịch sử cho một
- HS tổng kết những đặc sắc nội quá khứ đau thương, tàn khốc của dân tộc.
dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Hậu quả nó để lại là vơ cùng to lớn, trở
- GV nhận xét, bổ sung, hướng dẫn thành mảng kí ức khơng thể qn, nỗi đau
HS chốt ý.
lớn trong lịng dân tộc
- Qua bài thơ, tác giả tố cáo tội ác chiến
tranh, bày tỏ sự căm phẫn trước những
hành động máu lạnh của kẻ thù. Nhà thơ
đồng thời thể hiện sự đau xót trước tình

cảnh đồng bào, đó là tình thương đồng
loại, tình thương của một cơng dân có
trách nhiệm với cộng đồng.
2. Nghệ thuật:
- Thể thơ tự do
- Kết hợp các phương thức biểu đạt miêu
tả, tự sự, biểu cảm
- Hình ảnh thơ chân thực, có sức ám ảnh
cao
- Ngơn ngữ thơ giản dị, khơng cầu kì, hoa
mỹ
- Giọng điệu xót xa, cay đắng, xen lẫn sự
căm phẫn
IV. Củng cố:
- Nắm được hiện thực bi thảm của phố Khâm Thiên trong chiến tranh và cảm
xúc thương xót, phản chiến của tác giả.
- Hiểu đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài về nhà:
- Vận dụng phương pháp đọc hiểu theo đặc trưng thể loại để đọc hiểu các tác
phẩm thơ: Mưa xuân (Nguyễn Bính), Xa cách (Xuân Diệu), Tranh lõa thể (Bích Khê),
Trăng vàng trăng ngọc (Hàn Mặc Tử), Người dệt tằm gai (Vi Thùy Linh).
- Nộp lại sản phẩm đọc hiểu bằng văn bản.
Đọc hiểu: TRĂNG NƠI ĐÁY GIẾNG

19


(Truyện ngắn – Văn bản phụ lục 2)
Trần Thùy Mai
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:
- Thấy được bi kịch tình yêu những khát khao quý báu của người phụ nữ.
- Nắm được đặc sắc nghệ thuật kể chuyện của tác giả nữ đương đại Trần Thùy
Mai.
2. Về kĩ năng:
- Có kĩ năng đọc hiểu thể loại truyện ngắn.
- Biết viết bài phân tích tác phẩm trên cơ sở đọc hiểu.
3. Về thái độ:
Thông cảm với những bi kịch của con người, đặc biệt là người phụ nữ, từ đó
thêm trân trọng, nâng niu sự sống của họ.
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực cảm thụ nghệ thuật.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực tìm kiếm thơng tin.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo, công cụ dạy học...
- Học sinh: Vở ghi, vở soạn.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I. Ổn định tổ chức, kiếm tra sĩ số:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị vở soạn, tài liệu của HS
III. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS I. Tìm hiểu chung
tìm hiểu về tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả
* Chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 1.1. Tiểu sử, con người:

- GV yêu cầu: HS dựa trên các tài - Tiểu sử:
liệu tham khảo, tìm hiểu một số
+ Trần Thùy Mai (sinh ngày 8 tháng 9 năm
vấn đề về tác giả và tác phẩm.
1954), tên thật là Trần Thị Thùy Mai, sinh ra
HS Vận dụng kĩ thuật Động ở Hội An, Quảng Nam, quê gốc ở xã Hương
não không công khai để tìm hiểu Long, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên
tác giả, tác phẩm.

20



×