TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
***
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành : Kinh tế đối ngoại
HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ
VIỆT NAM – NHẬT BẢN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HÀNG
NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT
BẢN
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Thành
Mã sinh viên: 0851010659
Lớp: Anh 15
Khóa: 47
Người hướng dẫn khoa học: ThS. Trần Thị Kiều Minh
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành nhất, em xin gửi lời cảm ơn tới Khoa Kinh tế và
Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Ngoại Thương cùng toàn thể các thầy cô trong
trường đã truyền đạt do em kiến thức, phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học
trong suốt thời gian học tập tại Trường.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS: Trần Thị Kiều Minh đã tận
tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này, cho em
những lời khuyên ý nghĩa trong việc định hướng, nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận, giúp em nhận thấy giá trị của việc nghiên cứu và học tập một cách nghiêm túc
và có hệ thống.
Cuối cùng, em xin cảm ơn bố mẹ, bạn bè đã luôn bên cạnh, giúp đỡ, ủng hộ
em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận.
Sinh viên
Nguyễn Thị Thành
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt
Giải nghĩa tiếng Việt
C/O Giấy chứng nhận xuất xứ
CTH Quy tắc chuyển đổi mã số HS
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Hiệp định khu vực thương mại tự do
GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
GSP Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập
IQ Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
JICA Năng lực cạnh tranh
JGAP Bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt Nhật Bản
MAFF Bộ nông, lâm, thủy sản Nhật Bản
METI Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản
MOIT Bộ công nghiệp và thương mại
LVC Hàm lượng giá trị nội địa của hàng hóa
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
SPS Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật
TRQ Hạn ngạch thuế quan
VietGAP Bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam
VJEPA Hiệp đinh đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
DANH MỤC BIỂU
Biều đồ 1.1: Cơ cấu kênh phân phối hàng hóa của Nhật Bản
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản giai đoạn 17
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu cao su sang Nhật Bản giai đoạn 1
Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Nhật
Bản giai đoạn 21
Biểu đồ 2.5: Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản giai đoạn 2004-20112
Biểu đồ 2.6: Kim ngạch xuất rau quả sang Nhật Bản giai đoạn 22
Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu cao su sang Nhật Bản giai đoạn 24
Biểu đồ 2.8: Kim ngạch xuất khẩu cao su sang Nhật Bản giai đoạn 24
Biểu đồ 2.9: Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản giai đoạn 2004-201135
Biểu đồ 2.10: Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản giai đoạn 2
Biểu đồ 2.11: Kim ngạch xuất khẩu gỗ sang Nhật Bản giai đoạn 26
Biểu đồ 2.12: Kim ngạch xuất khẩu tiêu, điều sang Nhật Bản giai đoạn 2
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Xuất khẩu chè của Việt Nam sang Nhật Bản6
Bảng 2.2.Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang
Nhật Bản trong giai đoạn 3 tháng cuối năm 2009 cho tới 2 tháng đầu năm 2012 0
Bảng 3.1: Mô hình phân tích
SWOT…………………………………………………………54 Bảng 3.2: Bảng minh
họa biểu cam kết giảm thuế của Nhật Bản………………………75
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục.1: Một số mặt hàng hưởng thuế ưu đãi 0% khi Hiệp định có hiệu lực
Phụ lục 2: Một số mặt hàng tiềm năng lộ trình giảm thuế trong 3 năm
Phụ lục 3: Một số mặt hàng tiềm năng lộ trình giảm thuế trong 7 năm
Phụ lục 4: Một số mặt hàng tiềm năng lộ trình giảm thuế trong 15 năm
Phụ lục 5: Các cơ quan tổ chức cung cấp thông tin
6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ kinh tế - ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản với lịch sử gần 40
năm thiết lập quan hệ đã và đang không ngừng phát triển. Trong bối cảnh xu thế
hợp tác song phương trên thế giới và khu vực diễn ra ngày càng sôi nổi, bên cạnh
hàng loạt các Hiệp định đối tác kinh tế mà Nhật Bản đã kí kết, ngày 01 tháng 10
năm 2009 Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) đã chính thức có
hiệu lực. Hiệp định hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội trong quan hệ hợp tác kinh tế
và giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc. Đặc biệt đối với một nước nông nghiệp như
Việt Nam, kì vọng về mặt lợi ích lớn đã được đặt vào hoạt động xuất khẩu nông sản
sang thị trường Nhật Bản.
Tuy nhiên sau gần 3 năm thực hiện Hiệp định, phía doanh nghiệp và nhà
nước đều bộc lộ không ít nhược điểm, thiếu xót và sai lầm, nguyên nhân chủ yếu do
trình độ nhận biết về cơ hội và thách thức mà Hiệp định VJEPA mang lại chưa toàn
diện và đầy đủ, dẫn đến những hậu quả không đáng có và kết quả chưa được như kì
vọng.
Vậy câu hỏi đặt ra là: Những thách thức và cơ hội mà Hiệp định này mang
đến cho hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản là
gì? Khóa luận“Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản: cơ hội và thách thức
đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản”
mong muốn sẽ góp phần đánh giá một cách toàn diện về những ảnh hưởng có tính
chất hai mặt của hiệp định đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam,
đồng thời đưa ra những kiến nghị giải pháp để tối đa hóa cơ hội, giảm thiểu hóa
thách thức đó.
2. Mục đích của đề tài
Mục đích của đề tài là phân tích những thách thức và cơ hội mà Hiệp định
VJEPA mang đến đối với hoạt đông xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp trên cả phương diện vĩ
mô và vi mô nhằm tận dụng tốt những cơ hội mà hiệp định mang lại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản về thực trạng hoạt động dưới ảnh hưởng của Hiệp
7
định VJEPA, những cơ hội và thách thức Hiệp định mang đến và biện pháp để tận
dụng cơ hội cũng như hạn chế những thách thức.
Phạm vi nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá cơ hội và thách thức mà
VJEPA mang lại cho hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản từ sau khi Hiệp định có hiệu lực ngày 01 tháng 10 năm 2009 cho tới hết
năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp phân tích SWOT
- Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích, tổng hợp xuyên suốt bài khóa luận để đánh giá thực
trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
Phương pháp so sánh được áp dụng trong việc so sánh tình hình xuất khẩu giai đoạn
trước và sau khi hiệp định có hiệu lực, từ đó đánh giá tầm ảnh hưởng của Hiệp định.
Phương pháp phân tích SWOT dùng để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng
như thách thức đối với hoạt động này dưới tác động của Hiệp định, qua đó đưa ra
những chiến lược về giải pháp cần thiết.
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng
biểu, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, bài khóa luận gồm ba chương:
Chương I. Tổng quan về Hiệp định VJEPA và hoạt động xuất khẩu nông sản của
Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Chương II. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản dưới ảnh hưởng của Hiệp định VJEPA.
Chương III. Giải pháp tận dụng tối đa lợi ích của Hiệp định đối với hoạt động
xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM- NHẬT BẢN
VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯƠNG NHẬT BẢN
1.1. Lí do ra đời Hiệp định
8
1.1.1. Xu thế hợp tác song phương trên thế giới và khu vực
Chủ nghĩa khu vực đã bắt đầu có những bước phát triển nổi bật kể từ những
năm đầu của thập niên 1990 song song với xu thế toàn cầu hóa trên thế giới. Bước
sang năm 2001, thất bại của vòng đàm phán Đô Ha trong khuôn khổ Hiệp định
chung về thuế quan và thương mại (GATT) đã làm lung lay hệ thống thương mại đa
phương toàn cầu, dẫn tới làn sóng hình thành các Hiệp định thương mại tự do
(FTAs) song phương và nhiều bên ở khắp mọi nơi.
FTA (Free Trade Agreement) là một Hiệp ước thương mại giữa hai hoặc
nhiều quốc gia, theo đó các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ
hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu
vực mậu dịch tự do. Tùy thuộc vào đặc điểm và trình độ phát triển của các bên tham
gia, các đàm phán FTAs sẽ xác lập lợi ích cân bằng và đưa ra những thỏa thuận
tương đương. Theo đó các nước đang phát triển thường tiến hành đàm phán FTAs
với các nước phát triển nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu. Ngược lại các nước
phát triển với lợi thế về công nghệ và vốn như luôn có chủ trương tìm kiếm lợi ích
từ các FTAs trong hoạt động đầu tư các ngành chế tạo, dịch vụ, gây dựng và đa
dạng hóa các chuỗi cung ứng phạm vi khu vực và toàn cầu, tăng cường kiểm soát
các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường…Thông
qua các FTAs, các quốc gia cũng mong muốn tăng cường mối quan hệ ngoại giao,
chính trị bằng cách dành cho nhau sự đối xử tốt hơn trong quan hệ kinh tế và
thương mại, đặc biệt là khi xu thế đối đầu trực tiếp được dần thay thế bằng xu thế
hòa hoãn.
Như vậy xét trên bình diện thế giới việc thiết lập các FTAs không chỉ là một
hiện tượng mang tính tạm thời trong bối cảnh hệ thống thương mại đa biên của
WTO đang bế tắc mà sẽ trở thành một xu thế không ngừng biến đổi về cả nội dung,
hình thức, đặc tính pháp lý để thích nghi và đáp ứng với yêu cầu phát triển. ([25],
tr.3)
Là một nước phát triển Nhật Bản đã thiết lập hàng loạt các Hiệp định đối tác
kinh tế (EPAs), lần đầu tiên với Singapore năm 2002, sau đó là với các nước trong
khối ASEAN khác như Brunay, Indonexia, Malaixia,ThaiLan, Hiệp định đối tác
kinh tế toàn diện ASEAN- Nhật Bản (AJEPA) năm 2003, và hiện đang khẩn trương
đàm phán một số FTAs khác với Austraulia, Newzealand, Ấn Độ, các nước thuộc
Hội đồng các quốc gia vùng vịnh (GCC).Trong khi đó Việt Nam cùng với ASEAN
9
cũng đã kí các FTAs với Trung Quốc (ACFTA) năm 2002, Ấn Độ (AIFTA), Nhật
Bản (AJEPA) năm 2003, Hàn Quốc (AKFTA) năm 2004, Austraulia và New
Zealand (AANZ FTA) năm 2004, EU năm 2007. Trước tình hình đó, Hiệp định đối
tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản VJEPA ra đời như một sự tất yếu nhằm bảo đảm
tính cạnh tranh của hàng hóa hai nước so với các nước khác và góp phần tạo nên
cấu trúc sản xuất, kinh doanh mới, mang tính khu vực và toàn cầu, giúp doanh
nghiệp 2 bên có cơ hội hợp tác, tham gia chặt chẽ hơn vào chuỗi cung ứng giá trị
trong khu vực. ([6], tr.8)
1.1.2. Tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam- Nhật Bản
Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973.
Nhật Bản là một cường quốc kinh tế lớn trên thế giới với thế mạnh về vốn, công
nghệ, kỹ thuật quản lý là những yếu tố rất cần thiết trong giai đoạn phát triển theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay của Việt nam. Trong khi đó Việt Nam
lại có một môi trường kinh tế, chính trị ổn định, nguồn nhân lực dồi dào thu hút các
dự án đầu tư trực tiếp của Nhật Bản nhằm mở rộng chuỗi sản xuất của mình trong
khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Về cơ cấu kinh tế, Việt Nam và Nhật Bản có sự bổ sung lẫn nhau và ít mang
tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp, cụ thể : Việt nam xuất khẩu sang Nhật Bản các loại
nông, lâm, thủy, hải sản, … trong khi nhập khẩu từ Nhật bản chủ yếu là các mặt
hàng phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nhu cầu tiêu dùng đặc thù trong nước và
một số sản phẩm tiêu dùng chất lượng cao nhưng chưa sản xuất được như: máy
móc, sản phảm điện tử, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, linh kiện, sắt thép…
1.1.3. Quá trình đàm phán và ra đời của hiệp định
-Tháng 12 năm 2005, Ủy ban bàn về việc thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế
giữa Việt Nam và Nhật Bản chính thức được thành lập trong phiên họp cấp cao Việt
Nam - Nhật Bản.
-Ngày 16 tháng 1 năm 2007 hai nước tiến hành đàm phán chính thức Hiệp
định sau hai phiên họp của Ủy Ban vào tháng 2 năm 2006 tại Hà Nội và tháng 4
năm 2006 tại Tokyo.
-Ngày 18 tháng 1 năm 2007 nguyên tắc đàm phán được thống nhất với mục
đích tạo thuận lợi cho các hoạt động như đầu tư, thương mại hàng hóa và dịch vụ
giữa Hai bên, đồng thời công bố các vấn đề sẽ đưa ra đàm phán.
10
-Trong hai ngày 26 và 27 tháng 1 năm 2007, Hai bên tiếp tục tiến hành phiên
đàm phán chính thức thứ hai tại Hà Nội. Trong đó Việt nam bày tỏ mong muốn
Nhật Bản giảm thuế nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp, còn
Nhật Bản thì đưa ra đề nghị giảm các dòng thuế nhập khảu sản phẩm công nghiệp
của Việt Nam.
-Ngày 6 tháng 6 năm 2007, trong phiên đàm phán thứ ba tại thủ đô Tokyo hai
bên tiến hành thảo luận chi tiết về các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, tiêu chuẩn vệ
sinh, tiêu chuẩn kỹ thuật…
-Từ 13 đến 14 tháng 11 năm 2007 Hai bên đàm phán các lĩnh vực còn lại như
buôn bán hàng hóa, hợp tác kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, môi trường
đầu tư và kinh doanh, quyền sở hữu trí tuệ, quy định về xuất xứ…
-Từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 8 năm 2008, phiên đàm phán chính thức lần
thứ 8 đã diễn ra ở thủ đô Tokyo Nhật Bản, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng như
dịch vụ, đầu tư, thương mại hàng hóa.
-Chiều ngày 29 tháng 9 năm 2008, sau nhiều phiên đàm phán chính thức và
không chính thức, nguyên tắc của Hiệp định VJEPA đã hoàn tất tại Hà Nội.
-Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Bộ trưởng bộ Công Thương Việt Nam ông Vũ
Huy Hoàng và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản ông Hirofumi Nakasone đã cùng
nhau ký kết Hiệp định VJEPA tại Thủ đô Tôkyo.
-Ngày 24 tháng 6 năm 2009 Hiệp định được phê chuẩn bởi Thượng viện
Nhật.
-Ngày 28 tháng 5 năm 2009 Hiệp định được phê chuẩn bởi Hạn viện Nhật
Bản.
-Cuối cùng ngày 01 tháng 10 năm 2009 sau khi Quốc hội Nhật Bản thông
qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam -Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực.
VJEPA là hiệp định tự do thương mại thứ 10 mà Nhật Bản ký kết nhưng với
Việt Nam là Hiệp định tự do thương mại song phương đầu tiên, đánh dấu một bước
đi quan trọng trong tiến trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu của Việt
Nam nói riêng và trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước nói chung.
1.2. Nội dung của Hiệp định VJEPA và các lợi ích đối với mặt hàng nông sản
1.2.1. Nội dung cơ bản của Hiệp định VJEPA
1.2.1.1. Mục tiêu của hiệp định
Chương I của hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản về các quy định
chung đã đề cập rõ 7 mục tiêu của hiệp định bao gồm:
- Tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại hàng hóa giữa các Bên
- Đảm bảo bảo vệ sở hữu trí tuệ và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này
11
- Thúc đẩy hợp tác và phối hợp trong việc thực hiện hiệu qua các luật cạnh
tranh của mỗi Bên
- Tạo thuận lợi cho di chuyển của thể nhân giữa hai Bên
- Cải thiện môi trường kinh doanh của mỗi bên
- Thiết lập khuôn khổ để tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực
nhất trí trong Hiệp định này
- Xây dựng các thủ tục hiệu quả để thực thi Hiệp định này và để giải quyết các
tranh chấp. ([4], tr.2)
Theo đó, có thể thấy mục tiêu chung của việc ký kết Hiệp định là tạo ra một
khuôn khổ chung thuận lợi cho nhiều hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư
đã được hai Bên thống nhất, hỗ trợ phát triển những lĩnh vực mà hai Bên có thế
mạnh và tối đa hóa các lợi ích của Hiệp định mang lại.
1.2.1.2 Thương mại hàng hóa
Thương mại hàng hóa là nội dung quan trọng nhất của Hiệp định này, bao
gồm các vấn đề xung quanh việc phân loại hàng hóa, đối xử quốc gia, cắt giảm thuế
quan, trợ cấp xuất khẩu và các biện pháp phi thuế quan.
Đối với vấn đề cắt giảm thuế quan, theo điều 16, mỗi Bên sẽ xóa bỏ hoặc cắt
giảm thuế hải quan đối với hàng hóa xuất xứ của Bên kia theo đúng lộ trình cam kết
nhằm xây dựng một khu vực thương mại tự do xong phương hoàn chỉnh. Cụ thể là
trong vòng 10 năm kể từ khi có hiệu lực, phía Nhật Bản sẽ miễn thuế 94,53% các
mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Ngược lại, phía Việt Nam cũng sẽ miến giảm
87,66% thuế suất các mặt hàng xuất khẩu của Nhật Bản. Các mặt hàng có mức cam
kết tự do hóa mạnh nhất làn nông sản, dệt may, hóa chất, linh kiện điện tử…
Ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, 2686 dòng thuế sẽ được hưởng mức thuế
0%, chiếm 28% biểu thuế cam kết của hàng hóa Việt nam xuất sang Nhật. Theo lộ
trình đến năm 2018 sẽ có thêm 3717 mặt hàng được xóa bỏ thuế quan hoàn toàn
chiếm 67% biểu thuế. Như vậy mức thuế xuất khẩu bình quân hiện hành của hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản là 5,05% sẽ giảm xuống
2,8% vào năm 2018 – một mức mở cửa thị trường cao nhất mà Nhật Bản dành cho
một nước ASEAN.
Về phía mình, Việt nam cam kết cắt giảm hơn 8873 dòng thuế cho đến cuối
lộ trình (năm 2025), chiếm khoảng 96% tổng số dòng thuế đưa vào cắt giảm. Mức
thuế bình quân hiện hành của hàng hóa Nhật Bản vào Việt Nam là trên 14% [25], sẽ
12
giảm xuống còn 7% sau 10 năm thực hiện Hiệp định. Dù mức giảm thuế cuối cùng
cao hơn nhưng tốc độ giảm thuế của Việt Nam lại nhanh hơn rất nhiều so với Nhật
Bản.
Về các biện pháp phi thuế quan được áp dụng thì điều 19 Hiệp định quy định
rằng các Bên không được áp dụng hoặc duy trì bất kỳ biện pháp phi thuế quan nào
đối với hàng hóa nhập khẩu của Bên kia hoặc đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc bán
để xuất khẩu dành cho Bên kia phù hợp với quy định của Hiệp định WTO. Mỗi bên
có trách nhiệm đảm bảo tính minh bạch của các biện pháp phi thuế quan được phép
áp dụng bao gồm hạn chế số lượng; đồng thời đảm bảo việc áp dụng này hoàn toàn
phù hợp với mục tiêu giảm đến mức tối thiểu sự bóp méo thương mại, tối đa hóa
khả năng.
1.2.1.3. Quy tắc xuất xứ
Điều 24 của Hiệp định quy định một hàng hóa được coi là có xuất xứ của
một nước thành viên nếu hàng hóa đó thảo mãn một trong các tiêu chuẩn sau đây:
- Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bột ại nước thành viên đó
- Đáp ứng các tiêu chí xuất xứ đối với hàng hóa vó xuất xứ không thuần túy
- Được sản xuất toàn bộ tại nước thành viên đó từ những nguyên liệu có xuất xứ của
nước thành viên đó. ([4], tr.17)
1.2.1.4. Các thủ tục hải quan
Chương 4 VJEPA quy định về thủ tục hải quan với các điểm đáng lưu ý sau:
Thứ nhất, để đảm bảo tính minh bạch trong quá trình làm thủ tục, mỗi nước
phải sẵn sàng cung cấp thông tin liên quan đến việc áp dụng luật Hải quan một cách
chính xác và nhanh chóng khi có bất kỳ cá nhân nào quan tâm hoặc có thay đổi, sửa
đổi trong luật hải quan của nước mình.
Thứ hai, Hải quan mỗi nước phải nỗ lực tận dụng công nghệ thông tin và
viễn thông, ứng dụng hải quan điện tử, và hợp tác trao đổi thông tin với nhau để đẩy
nhanh việc thông quan hàng hóa giữa hai nước.
Thứ ba, Hiệp định đề cập các thủ tục cần thiết để thông quan hàng hóa
thương mại giữa hai nước, đặc biệt nhấn mạnh sự minh bạch, đơn giản hóa và hài
hòa, hợp tác và trao đổi thông tin khi tiến hành mọi thủ tục hải quan.
1.2.1.5 Các biện pháp vệ sinh kiểm dịch
Tất cả các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch (SPS) sẽ được áp dụng trong
thương mại hàng hóa giữa hai nước đã được quy định trong điều 45 và 46 của Hiệp
định, bên cạnh việc khẳng định lại quyền lợi và nghĩa vụ của các Bên liên quan tới
biện pháp này căn cứ theo Hiệp định SPS của hiệp định WTO.
1.2.1.6. Thương mại dịch vụ
13
Hiệp định VJEPA quy định một số vấn đề liên quan tới thương mại dịch vụ,
theo đó mỗi Bên sẽ dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia sự đối xử
không kém thuận lợi hơn so với quy định trong Biểu cam kết cụ thể. Đồng thời các
Bên phải đảm bảo rằng các biện pháp của một Bên liên quan tới các yêu cầu và thủ
tục bằng cấp, yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu cấp phép của nhà cung cấp
dịch vụ của Bên kia không tạo ra những rào cản không cần thiết đối với thương mại
dịch vụ.
1.2.1.7. Di chuyển thể nhân
Về vấn đề này, trong Hiệp định quy định mỗi Bên phải cho phép nhập cảnh
và tạm trú của thể nhân của Bên khác khi họ đã tuân thủ đầy đủ các luật lệ và quy
định về việc nhập cảnh và tạm trú. Không Bên nào được áp đặt hoặc duy trì bất kỳ
hạn chế nào về số người nhập cảnh hợp pháp hoặc tạm trú trừ khi được quy định
khác. ([4], tr.47)
1.2.2. Một số vấn đề của Hiệp định có liên quan trực tiếp tới hoạt động xuất
khẩu nông sản từ Việt Nam sang Nhật Bản.
Nông sản là một trong những lĩnh vực thế mạnh và được quan tâm khá nhiều
trong Hiệp định với những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất là về vấn đề cắt giảm thuế quan. Nhật Bản hiện đang sử dụng Hệ
thống thuế ưu đãi GSP dành cho nhiều mặt hàng nhập khẩu có xuất xứ từ nhóm các
quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển. Theo đó Việt Nam sẽ được Nhật Bản
cho hưởng ưu đãi trên nguyên tắc lợi ích từ ưu đãi thuế GSP theo đúng những quy
định về lộ trình giảm thuế đã được thỏa thuận. Đối với một số sản phẩm thuộc diện
loại trừ hoặc sẽ đàm phán lại, việc áp dụng sẽ tùy thuộc chính sách GSP của Nhật
Bản. Cụ thể trong vòng 10 năm mức giảm thuế của Nhật Bản dành cho nông sản
Việt Nam là khoảng 83,8% về giá trị nông sản xuất khẩu. Trong số đó ngay khi
VJEPA có hiệu lực đã có tới 784 trong số 2.020 dòng thuế nông sản được xóa bỏ
thuế, chiếm 36% tổng số dòng thuế nông sản và chiếm 67,6% giá trị hàng xuất khẩu
của Việt Nam. Các dòng thuế có lộ trình giảm từ 3-5 năm bao gồm 14 sản phẩm có
nhiều tiềm năng xuất khẩu, chiếm khoảng 14% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản
của Việt Nam sang thị trường Nhật. Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục giảm và loại bỏ thuế
nhập khẩu đối với 72 dòng nông sản trong 7 năm và 214 dòng có lộ trình giảm và
loại bỏ thuế quan trong 10 năm.
14
Thứ hai là về vấn đề xuất xứ. Đây là một trong những nội dung quan trọng
nhất của hiệp đinh VJEPA. Tương tự các FTAs khác mà Việt Nam đã tham gia trước
đây, quy tắc xuất xứ VJEPA bao gồm các điều khoản chính như quy tắc cộng gộp,
tối thiểu, công đoạn gia công đơn giản, vận chuyển thẳng, quy định về bao bì, phụ
tùng, phụ kiện, dụng cụ, nguyên vật liệu gián tiếp, đánh bắt ngoài lãnh hải bằng tàu
thuyền thuộc sở hữu của các bên.
Theo quy định, hàng hóa hưởng ưu đãi là hàng hóa có xuất xứ thuần túy
hoặc hàng hóa đáp ứng được một trong hai tiêu chí: hàm lượng giá trị nội địa (LVC)
và chuyển đổi mã số HS ở cấp độ 4 chữ số (CTC). Để được công nhận xuất xứ, theo
tiêu chí LVC, hàng hóa đó phải có hàm lượng giá trị nội địa không nhỏ hơn 40% và
công đoạn sản xuất cuối cùng để tạo ra hàng hóa đó phải được thực hiện tại nước
thành viên, theo tiêu chí CTC tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng
trong quá trình sản xuất ra hàng hóa tại nước thành viên đã trải qua một quá trình
chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số (chuyển đổi nhóm) theo Hệ thống hài hòa.
Nhà xuất khẩu lựa chọn áp dụng một trong hai tiêu chí trên để xin cấp chứng nhận
xuất xứ của hàng hóa mẫu VJ.
Ngoài ra, VJEPA còn cho phép áp dụng quy tắc De Minimis để xác định xuất
xứ hàng hóa trong trường hợp hàng hóa không thuần túy không thỏa mãn LCV và
CTC. Đặc biệt lưu ý tới quy tắc cộng gộp và quy tắc vận chuyển trực tiếp trong vấn
đề liên quan đến xác định quy tắc xuất xứ được quy định trong hiệp đinh.Theo quy
tắc cộng gộp, nguyên liệu có xuất xứ của một nước thành viên được sử dụng để sản
xuất ra hàng hóa ở nước thành viên khác được coi là nguyên liệu có xuất xứ của
nước thành viên nơi diễn ra công đoạn gia công, chế biến hàng hóa đó. Nghĩa là
hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam nhưng nguyên liệu được nhập khẩu từ
Nhật Bản thì hàng hóa này vẫn được xem là có xuất xứ Việt Nam.Theo quy tắc vận
chuyển trực tiếp hàng hóa sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan nếu hàng hóa đó được
vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu; hoặc có thể đi qua các
nước khác nhưng chỉ quá cảnh, lưu kho tạm thời, bốc dỡ hàng nhằm bảo quản hàng
hóa trong tình trạng tốt. Như vậy nếu có thể bán hàng trực tiếp cho nhà phân phối
Nhật Bản thì các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ được hưởng lợi ích từ ưu đãi
thuế quan.
15
Về việc thực hiện C/O trong Hiệp định VJEPA, Bộ Công thương quy định rõ
trong thông tư số 10/2009TT-BCT với các nội dung liên quan tới thủ tục đăng kí hồ
sơ thương nhân và hồ sơ đề nghị cấp C/O. Khi người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ sẽ
có cán bộ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Sau đó cán bộ này thông báo bằng văn bản
với người đề nghị về việc sẽ cấp C/O hoặc đề nghị bổ sung chứng từ hay từ chối
cấp C/O trong trường hợp người đề nghị cấp chưa tuân thủ đúng các thủ tục quy
định. Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, C/O phải được cấp trong thời hạn không quá 3
ngày làm việc. Trong trường hợp việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ làm căn cứ để
cấp hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan cấp C/O có thể tiến hành
kiểm tra tại chính nơi sản xuất. Khi đó cán bộ kiểm tra, người đề nghị cấp và/hoặc
người xuất khẩu cùng kí vào biên bản. Trong trường hợp người đề nghị cấp và/hoặc
người xuất khẩu từ chối kí, cán bộ kiểm tra phải ghi rõ lí do từ chối đó, và kí xác
nhận vào biên bản. Thời hạn xử lý đối với trường hợp này là không quá 5 ngày làm
việc kể từ ngày người đề nghị cấp nộp hồ sơ đầy đủ. Tổ chức cấp C/O có thể thu hồi
lại C/O đã cấp nếu phát hiện người xuất khẩu, người đề nghị cấp C/O giả mạo
chứng từ hoặc C/O được cấp không phù hợp với các tiêu chuẩn xuất xứ. Vụ Xuất
Nhập khẩu trực thuộc Bộ Công thương là cơ quan hướng dẫn thực hiện và kiểm tra
cấp C/O, thực hiện các thủ tục đăng kí mẫu chữ ký của người có thẩm quyền cấp
C/O và mẫu con dấu của các Tổ chức cấp C/O của Việt Nam với cơ quan có thẩm
quyền của Nhật Bản và chuyển mẫu chữ ký đó cho Bộ tài chính (Tổng cục Hải
quan). [11]
Thứ ba là vấn đề về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhật Bản là
quốc gia có yêu cầu khắt khe nhất về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm nên
đây là vấn đề họ không bao giờ đàm phán. Tuy nhiên, theo thỏa thuận trong hiệp
định VJEPA, Chính phủ Nhật Bản sẽ hợp tác rất nhiều để giúp đỡ Việt Nam trong
vấn đề nâng cao năng lực đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa xuất khẩu
phù hợp với các yêu cầu của Nhật bản. Nội dung Hiệp định cũng khẳng định rõ cam
kết của Việt Nam và Nhật Bản trong việc tuân thủ quy đinh SPS, ngăn chặn việc sử
dụng các biện pháp SPS trên mức cần thiết hoặc như một rào cản “trá hình” đối với
các mặt hàng nhập khẩu, đặc biệt là nông sản. Hiệp định cũng đề ra một số cơ chế
như thành lập tiểu ban về SPS để các cơ quan quản lý của hai bên có thể thảo luận
biện pháp xử lý đối với các rào cản thương mại trong lĩnh vực này cũng như công
16
nhận hợp chuẩn. Ngoài ra mỗi bên sẽ thành lập điểm hỏi đáp về SPS để cung cấp
thông tin cho các doanh nghiệp và công chúng hai nước.
Thứ tư là vấn đề áp dụng các biện pháp phi thuế quan trong xuất nhập khẩu
hàng hóa giữa hai nước. Hiệp định VJEPA nêu rõ hai bên phải tuân thủ quy định
của WTO về việc chỉ được phép sử dụng một số biện pháp phi thuế quan trong
những bối cảnh nhất định với những điều kiện cụ thể, đồng thời đảm bảo tính minh
bạch của các biện pháp đó. Thực tế, để bảo hộ sản xuất trong nước, cho tới nay
Nhật Bản vẫn áp dụng biện pháp quản lý định hướng đối với một số nhóm sản
phẩm bao gồm hạn ngạch thuế quan (TRQ), hạn nghạch nhập khẩu (IQ), giấy phép
nhập khẩu và cấm nhập khẩu.
TRQ là biện pháp hạn chế nhập khẩu áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp
phù hợp với quy định trong Hiệp định Nông nghiệp của WTO. Theo đó một mặt
hàng nhập khẩu (thường là các mặt hàng nông sản nhạy cảm) sẽ áp dụng đồng thời
mức thuế trong và ngoài hạn ngạch. Hầu hết sản phẩm áp dụng TRQ trong lĩnh vực
nông sản này đều thuộc nhóm “không cam kết giảm thuế” trong hiệp định VJEPA ví
dụ như các mặt hàng gạo, bột mì, lúa mạch, đậu lạc…
Về IQ - Một trong những biện pháp mà WTO hầu như không cho phép các
nước áp dụng - thì kể từ sau Hiệp định VJEPA Nhật Bản vẫn là một trong những
thành viên WTO còn áp dụng hạn ngạch này với một số sản phẩm thủy sản nhằm
ngăn chặn việc hủy hoại tài nguyên biển, đặc biệt là cá loại thủy sản có nguy cơ
tuyệt chủng.
Biện pháp phi thuế quan cuối cùng là cấm nhập khẩu thường chỉ được áp
dụng vì lí do chính trị như cấm vận hoặc an ninh, xã hội, bảo vệ vật nuôi, cây trồng,
sức khỏe con người, theo từng giai đoạn và không mang ý nghĩa phân biết đối xử
giữa hàng hóa nhập khẩu, sản xuất trong nước hay các nước đối tác. Các biện pháp
này không ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Nhật Bản.
Ngoài ra Hiệp định VJEPA cũng quy định hết sức chi tiết về các khía cạnh
khác như cạnh tranh, giải quyết tranh chấp…mà thực tế rất dễ xảy ra khi các doanh
nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường Nhật Bản. Đây cũng
là những vấn đề mà hai bên cần hết sức chú ý để đảm bảo lợi ích và mối quan hệ lâu
dài.
1.2.3. Lộ trình cắt giảm thuế của Hiệp định VJEPA
1.2.3.1. Nhóm nông sản xuất khẩu của Việt nam có nhiều lợi ích nhất
17
Có 505 trong tổng số 2020 dòng thuế nông sản chiếm khoảng 24% kim
ngạch xuất khẩu sang Nhật sẽ có lộ trình cắt giảm thuế theo từng năm theo lộ trình,
có thể kéo dài từ 3 đến 15 năm tùy thuộc vào từng nhóm sản phẩm. Sau một lộ trình
nhất định, từ 0 đến 10 năm, 23 trong tổng số 30 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của
Việt Nam sang Nhật sẽ được hưởng thuế suất 0%. Một số chủng loại mặt hàng có
thể kể đến như sau:
- Mật ong: mức hạn nghạch mà Nhật Bản dành cho Việt Nam là 100 tấn hàng năm
và sẽ tăng dần cho tới khi xuất khẩu mật ong của Việt nam đạt 150 tấn. Thuế suất
trong hạn ngạch là 12,8%.
- Rau quả: Ngay khi hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản sẽ loại bỏ thuế nhập khẩu đối
với sầu riêng nhập khẩu từ Việt nam.Và trong vòng từ 5-7 năm tiếp theo, thuế suất
đối với rau chân vịt, hạt tiêu và ngô ngọt cũng sẽ giảm dần về 0%.
- Cà phê và chè: Nhật bản sẽ cắt giảm dần và đưa thuế nhập khẩu đối với cà phê rang
và chè xanh về 0% trong vòng 15 năm.
- Nông sản chế biến: Trong vòng 4 năm, Nhật bản sẽ cắt giảm thuế suất đối với nước
sốt cà chua và loại bỏ thuế suất đối với cà ri và sản phẩm cà ri trong vòng 7 năm.
- Gỗ và sản phẩm gỗ: Thuế suất đối với gỗ xẻ sẽ được Nhật Bản loại bỏ ngay sau khi
Hiệp định có hiệu lực và tới năm 2016 sẽ loại bỏ thuế suất đối với gỗ ván.
1.2.3.2. Những mặt hàng không thuộc điện cam kết giảm thuế
Theo Hiệp định VJEPA, có hai nhóm sản phẩm không thuộc đối tượng cắt
giảm thuế của Nhật Bản bao gồm Nhóm loại trừ (X) và Nhóm đàm phán sau (C2).
Nhóm loại trừ X bao gồm 735 dòng thuế nông sản (trong tổng số 2350 dòng) gồm
những sản phẩm thuộc diện áp dụng nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ như hạn chế
định lượng, hạn ngạch thuế quan của Nhật Bản trong khuôn khổ cho phép của
WTO. Nhóm C2 gồm các mặt hàng mà Nhật Bản đang tiến hành cải cách cơ cấu
nuôi trồng và Nhật Bản đã cam kết sẽ nối lại đàm phán vào khi quá trình cải cách
cơ cấu có tác dụng tích cực.
1.2.3.3. Các mặt hàng nông sản có thuế ưu đãi 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực
Nhật Bản cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực
đối với 784 trong số 2020 dòng thuế nông sản. Trong đó 202 dòng đã có thuế GSP
dành cho Việt Nam là 0% , 451 dòng đã có thuế suất MFN và 333 dòng có thuế suất
18
từ 1,2 đến 21% sẽ giảm về 0% ngay. Như vậy, chỉ có131 sản phẩm thực sự có ý
nghĩa thương mại lớn với lộ trình giảm thuế xuống 0%. (Xem thêm phụ lục 1)
1.2.3.4. Các mặt hàng nông sản tiềm năng có lộ trình giảm thuế sau 3 đến 5 năm
Các dòng thuế có lộ trình từ 3 đến 5 năm bao gồm 14 sản phẩm với kim
ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 14% tổng xuất khẩu nông sản sang thị trường Nhật
Bản. Trong đó Việt Nam đã có truyền thống và lợi thế xuất khẩu hầu hết các sản
phẩm như mì chính, đậu tương, gừng và các loại hoa quả như chuối, sầu riêng,
chôm chôm, vải chế biến. (Xem thêm phụ lục 2)
1.2.3.5. Các mặt hàng nông sản tiềm năng có lộ trình giảm thuế sau 7 đến 10 năm
Nhật Bản cam kết giảm và loại bỏ thuế nhập khẩu đối với 72 dòng nông sản
Nhật Bản trong 7 năm và 214 dòng khác trong 10 năm. Trong số đó, đáng chú ýlà
những mặt hàng mà thời gian qua các doanh nghiệp của Việt Nam đã có nhiều lợi
thế xuất khẩu sang Nhật Bản và các nước trên thế giới bao gồm các mặt hàng rau,
quả chế biến, ngô, sắn chế biến, các loại gia vị, nước sốt. (Xem thêm phụ lục 3)
1.2.3.6. Các mặt hàng nông sản có tiềm năng có lộ trình giảm thuế trong 15 năm
Theo cam kết trong Hiệp đinh, 96 dòng nông sản Nhật Bản sẽ có lộ trình
giảm thuế trong 15 năm. Đây là lộ trình giảm thuế chậm nhất bởi phần lớn các sản
phẩm thuộc nhóm này ban đầu đều chịu chính sách bảo hộ mạnh mẽ nhất bằng thuế
quan của Nhật Bản. Trong số đó có các mặt hàng Việt Nam có nhiều lợi thế xuất
khẩu như các sản phẩm từ trà xanh, chè, cà phê, khoai lang, hành và hoa quả chế
biến. (Xem thêm phụ lục 4)
1.2.3.7. Hạn ngạch thuế quan đối với mật ong
Đây là một trong những cam kết đặc biệt trong lĩnh vực nông sản của hiệp
định. Theo cam kết này, hàng năm 100 tấn mật ong của Việt Nam sẽ được hưởng ưu
đãi thuế là 12.8% thấp hơn nhiều so với mức thuế MFN là 25.5%. Để được hưởng
ưu đãi này doanh nghiệp Việt Nam cần đăng kí khối lượng xuất khẩu với Bộ công
thương và có Giấy chứng nhận xuất xứ cần thiết đối với sản phẩm mật ong đó.
1.2.3.8. Vấn đề nhập khẩu gạo của Nhật Bản
Hiệp định VJEPA cho phép gạo là mặt hàng thuộc nhóm loại trừ và không
thuộc đối tượng giảm thuế, việc xuất khẩu gạo sang thị trường Nhật Bản, nếu có, sẽ
tuân theo cam kết của Nhật Bản trong khuôn khổ WTO. ([6], tr.32-41)
1.3. Khái quát về hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam và thị trường Nhật
Bản
1.3.1. Khái quát chung về tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam
19
Từ xưa tới nay Nông nghiệp vẫn luôn là ngành kinh tế quan trọng của một
nước nông nghiệp như Việt Nam. Nền nông nghiệp Việt Nam đạt được nhiều thành
tựu đáng kể từ sau giai đoạn đổi mới đặc biệt là từ những năm 1990 trở đi không chỉ
trên phương diện sản xuất mà cả trên phương diện xuất khẩu đa dạng hóa sản phẩm
như gạo, cà phê,chè, cao su, hạt tiêu, hạt điều… tới hàng loạt các nước trên thị
trường Châu Á như Nhật Bản, ASEAN, thị trườngcác nước khối EU và châu Mỹ.
Tổng kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong suốt 10 năm liên tiếp: năm 2000 kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt 14308 triệu USD trong đó kim ngạch xuất
khẩu nông sản chiếm 30%, đạt 4300 triệu USD, tăng hơn năm 1991 là 3,9 lần. [23]
Năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản ước
tính đạt khoảng 15 tỷ USD trong đó nông sản đạt trên 8 tỷ, giảm 8% so với năm
2008, nguyên nhân chính là do cầu sụt giảm tại các thị trường chủ lực.
Năm 2010, tỷ trọng hàng nông lâm sản xuất khẩu chiếm khoảng 30-35%
khối lượng hàng nông sản thực phẩm làm ra, trong đó lúa gạo chiếm khoảng 20%,
cà phê 95%, cao su 85%, hạt điều 90%, chè 80%, hạt tiêu 95% Một số nông sản
của Việt Nam như gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu đã khẳng định được vị thế trên thị
trường thế giới. Thị trường tiêu thụ nông sản mở rộng, ngoài các khu vực tiêu thụ
truyền thống nông sản của Việt Nam, như Trung Quốc, ASEAN, Nga và các nước
Đông Âu, nông sản Việt Nam cũng đã thâm nhập thị trường Trung Đông, EU, Hoa
Kỳ và Châu Phi.
Năm 2011, xuất khẩu Gạo chiếm 26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản,
trị giá gạo xuất khẩu đạt 3,66 tỷ USD tăng 12,6% về trị giá so với năm trước. Trị giá
cà phê xuất khẩu đạt gần 2,75 tỷ USDtăng48,7% so với năm 2010. Các thị trường
xuất khẩu lớn gồm EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản.Tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả
nước đạt 3,23 tỷ USD, tăng 35,4% so với năm 2010, đối tác chính là Trung Quốc,
tiếp theo là các thị trường: EU, Malaixia, Đài Loan, Nhật Bản.
1
Như vậy, hoạt động xuât khẩu nông sản của Việt Nam ngày càng gặt hái
được nhiều thành công với việc gia tăng sản lượng, trị giá và mở rộng thị trường
xuất khẩu.
1Số liệu thống kể của Tổng cục Hải quan Việt Nam
20
1.3.2. Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản bao gồm chủ yếu là các đảo với diện tích khoảng 0,3% toàn thế
giới. Tuy rất nghèo về tài nguyên khoáng sản, hàng năm phải nhập khẩu hơn 99%
nhu cầu về dầu thô; 100% khoáng sản bô xít dùng cho sản xuất nhôm, thép; hơn
97% than đá, 40% nông sản [31]…nhưng Nhật Bản luôn là một quốc gia có tiềm
lực vể kinh tế, tài chính và khoa học kỹ thuật xếp thứ hai toàn thế giới. Do đó, thị
trường Nhật Bản là một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng đối với nhiều quốc gia
trong đó có Việt Nam.
1.3.2.1. Đặc điểm dân cư
Thứ nhất, cơ cấu dân cư theo độ tuổi của Nhật Bản biến động theo xu hướng
giảm tỷ lệ trẻ em, thanh niên và tăng tỷ lệ người già [21], ngoài ra thanh niên lại ít
có xu hướng muốn làm việc trong ngành nông nghiệp. Điều này đã gây ra ảnh
hướng lớn tới tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng nông sản của nước này.
Thứ hai, cơ cấu hộ gia đình Nhật Bản có sự thay đổi, ngày càng nhiều người
sống độc thân, tỷ lệ hộ gia đình một hoặc hai người chiếm tới 52,7% , trong đó
27,6% là hộ độc thân và tỷ lệ này đang có xu hướng ngày càng tăng
2
. Điều này dẫn
đến cơ cấu hàng hóa phục vụ gia đình giảm và những sản phẩm như rau quả đông
lạnh, thực phẩm chế biến sẵn được ưa chuộng.
Thứ ba, tỷ lệ phụ nữ ở Nhật Bản cao hơn nam giới nhưng chênh lệch
không nhiều và khá ổn định. Tuy vai trò và địa vị không được coi trọng như nam
giới nhưng phụ nữ lại là người kiểm soát ngân sách và quyết định việc chi tiêu trong
gia đình.
1.3.3.2. Rào cản thương mại đối với hàng nông sản
Từ trước tới nay, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
Nhật Bản áp dụng hầu như luôn cao hơn những tiêu chuẩn quốc tế thông thường
(tuy nhiên vẫn đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc của tổ chức WTO). Tất cả các
sản phẩm muốn tiêu thụ tại Nhật Bản đều phải tuân thủ những tiêu chuẩn cần thiết,
đã qua kiểm tra và được cấp giấy chứng nhận đầy đủ, một số tiêu chuẩn là bắt buộc,
một số khác là tự nguyện, phù hợp từng mặt hàng. Dưới đây là một số tiêu chuẩn
bắt buộc phổ biến đối với hàng nông sản:
-Luât tiêu chuẩn nông nghiệp của Nhật bản (JAS)
2Kết quả điều tra của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản năm 2007
21
Luật tiêu chuẩn nông nghiệp JAS do Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật bản đặt
ra, trong đó quy định tất cả các tiêu chuẩn về chất lượng bao gồm các quy tắc về ghi
nhãn chất lượng, đóng dấu chất lượng và bắt buộc tất cả các nhà sản xuất cũng như
các nhà nhập khẩu phải tuân theo. Các sản phẩm chịu sự điều chỉnh của luật này
bao gồm đồ uống, các sản phẩm chế biến, lâm sản và các mặt hàng nông nghiệp,
thú nuôi, dầu và chất béo, thủy hải sản, các loại gỗ dán, gỗ ván, ván lát sàn, gỗ xẻ.
-Tiêu chuẩn môi trường
Môi trường là vấn đề ngày càng được quan tâm tại Nhật Bản. Hiện nay, Cục
môi trường Nhật Bản đang khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm có
đóng dấu dấu Ecomark - không làm hại môi sinh. Để đươc đóng dấu Ecomark, dù là
sản phẩm nội địa hay nhập khẩu đều phải đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chuẩn
sau:
+ Việc sử dụng các sản phẩm đó không hoặc rất ít gây ô nhiễm môi trường.
+ Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích đối với môi trường
+ Việc sử dụng sản phẩm đó đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường.
-Luật bảo vệ thực vật
Luật này ra đời nhằm mục đích ngăn ngừa tình trạng lây nhiêm các loại vi
khuẩn, sâu bệnh, có khả năng gây hại cho cây trồng và mùa màng, trong đó quy
định cụ thể biện pháp xử lý đối với các sản phẩm từ những vùng có nguy cơ lây
nhiễm cao hoặc bị cấm nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản. Các sản phẩm có nguy
cơ lây nhiễm sẽ bị khử nhiễm bằng cách đốt cháy, xông khói hoặc trả lại. Hàng
nông sản buộc phải có “Chứng nhận kiểm dịch thực vật” của nước xuất khẩu trước
khi xuất sang Nhật.
-Luật vệ sinh thực phẩm
Theo quy định của Luật vệ sinh thực phẩm, những loại thực vật chứa độc tố
hoặc có những chất phụ gia có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người đều bị cấm
kinh doanh. Để xác định mức độ an toàn của sản phẩm, trong luật cũng có hướng
dẫn cụ thể về lượng kháng sinh và lượng phụ gia tối đa cho phép trên một đơn vị đo
lường, các thông tin cần thiết phải có trên nhãn mác sản phẩm nhập khẩu và các quy
định về nhãn mác sản phẩm biến đổi gen. Việc tiến hành kiểm dịch an toàn vệ sinh
thực phẩm đối với thực phẩm chế biến phải do các bộ phận giám sát kiểm dịch thực
phẩm tại các phòng thí nghiệm của Nhật Bản đảm nhiệm. Do đó, trước khi nhập
khẩu, nhà nhập khẩu có thể gửi mẫu hàng đến giám định tại phòng giám định của
bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi hay các cơ quan chức năng của Nhật Bản để lấy kết
22
quả và làm chứng từ hợp pháp để khai báo khi tiến hành nhập khẩu thực phẩm vào
Nhật Bản.
-Luật an toàn sản phẩm
Luật này quy định các tiêu chuẩn đối với một số sản phẩm đặc biệt, có yêu
cầu cao về độ an toàn. Các sản phẩm này phải có cấu trúc, vật liệu không gây nguy
hiểm cho người sử dụng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về an toàn sản phẩm và
gắn nhãn PS Mark. Nếu không có nhãn này, sản phẩm có thể sẽ không được lưu
thông trên thị trường Nhật Bản.
1.3.3.3. Đặc điểm về hành vi tiêu dùng
Ở Nhật Bản, các tiêu chuẩ như tiêu chuẩn nông sản Nhật Bản (JAS), tiêu
chuẩn công nghiệp Nhật bản (JIS) luôn được người tiêu dùng Nhật Bản đề cao và
nắm rõ hơn cả các tiêu chuẩn quốc tế, với đòi hỏi rất cao về chất lượng, sự tiện
dụng, độ bền cũng như độ tin cậy của sản phẩm. Trong giai đoạn kinh tế trì trệ,
tuy nhu cầu về sản phẩm giá rẻ có xu hướng tăng lên nhưng họ vẫn đặc biệt quan
tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm, xuất xứ thực phẩm và luôn nắm rõ các thông tin
quan trọng liên quan đến các loại thực phẩm như nhãn mác, thương hiệu. Khi xuất
khẩu sang thị trường này, các nhà nhập khẩu Nhật Bản chú trọng ngay từ khâu
nguyên liệu, bảo quản sau thu hoạch đến công nghệ chế biến sản phẩm. Khi kí kết
hợp đồng với họ, tất cả các vấn đề có liên quan tới chất lượng hàng hóa như hàng
phải được giao đúng mẫu, giao trong thời hạn giao hàng quy định đều được thỏa
thuận kỹ lưỡng và một khi vi phạm hợp đồng có thể sẽ bị hủy bỏ ngay lập tức.
Người dân Nhật Bản có xu hướng mua sắm nhiều tại các cửa hàng bán lẻ.
Nguyên nhân là do diện tích sinh hoạt rất hạn chế không tiện cho dự trữ, họ thường
xuyên phải đi mua sắm, do đó việc tới các cửa hàng bán lẻ mua sắm sẽ tiện lợi hơn.
Ngoài ra người tiêu dùng Nhật Bản cũng rất ưa chuộng sự đa dạng hóa
trong sản phẩm. Hàng hóa càng có mẫu mã đa dạng phong phú sẽ càng thu hút sự
quan tâm của họ. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm nhất của người Nhật Bản hiện
nay là môi trường sinh thái. Việc đóng gói không cần thiết và các sản phẩm ít thân
thiện với môi trường như các sản phẩm dùng một lần là không phù hợp. [22]
1.3.3.4. Thu nhập và chi tiêu
Nhật Bản là một nước phát triển có thu nhập bình quân đầu người thuộc
nhóm cao nhất thế giới hiện nay. Đối với người lao động, bên cạnh lương tháng còn
có các khoản tiền thưởng 1 năm 2 lần vào tháng 6 (hoặc tháng 7) và tháng 12 hàng
năm tạo ra hai đỉnh điểm về sức mua trong năm.
23
Trong những năm cuối của thập niên 90 chi tiêu của các hộ gia đình Nhật
Bản giảm liên tục do suy thoái kinh tế và mất ổn định trong thu nhập. Tuy nhiên chi
tiêu bình quân đầu người thì không thay đổi nhiều do quy mô hộ gia đình có xu
hướng nhỏ đi. Hơn nữa, trong cơ cấu chi tiêu của người Nhật Bản, chi tiêu cho thực
phẩm vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, trước năm 2005 tỷ trọng của nhóm hàng thực phẩm
có xu hướng giảm dần (từ 25,37% năm 1990 xuống còn 22,86% năm 2005) nhưng
sang năm 2006, 2007 đã tăng cao hơn so với năm 2005 (23,09% năm 2006 và
23,02% năm 2007 [19]).
1.3.3.5. Đặc điểm hệ thông phân phối
Người Nhật Bản có thói quen mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ.
Biều đồ 1.1: Cơ cấu kênh phân phối hàng hóa của Nhật Bản
Nguồn: Cục xúc tiến thương mại Việt Nam
Tuy nhiên, những năm trở lại đây, cửa hàng bách hóa tổng hợp, siêu thị, và
cửa hàng tiện ích đang có xu hướng phát triển mạnh và ngày càng phổ biến tại Nhật
Bản. Các kênh phân phối hàng nhập khẩu này thay đổi theo từng loại hàng hóa,
mạng lưới buôn bán và các công ty tham gia vào quá trình phân phối.
Việc phân phối hàng hóa nhập khẩu hàng hóa tại Nhật Bản chủ yếu được tiến
hành như sau: người nhập khẩu (công ty thương mại tổng hợp) liên hệ với đại lý
nhập khẩu độc quyền để nhập khẩu hàng hóa từ nhà sản xuất nước ngoài, sau đó
đem phân phối cho các nhà bán buôn, tiếp theo các nhà bán buôn mới cung cấp đến
các nhà bán lẻ. Như vậy, để tới được tay người tiêu dùng, hàng hóa nhập khẩu phải
trải qua nhiều khâu với những mối quan hệ phức tạp giữa các nhà sản xuất, các
nhà nhập khẩu, các công ty thương mại, các nhà bán buôn và các nhà bán lẻ ảnh
24
hưởng nhiều tới giá cả hàng hóa. Tuy nhiên trong những năm gần đây, phương thức
nhập khẩu này đã dần đa dạng hóa. Một số nhà bán lẻ và bán buôn lớn đã trực tiếp
đặt và nhập khẩu hàng từ nước ngoài, sử dụng nhãn mác riêng. Các nhà sản xuất
trong nước cũng bắt đầu tiến hành nhập khẩu hàng hóa từ các cơ sở đầu từ ở nước
ngoài.
Một đặc điểm đặc thù trong hệ thống phân phối tại Nhật Bản là tồn tại việc
kiểm soát giá bán lẻ của nhà sản xuất do mối liên kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất và
các nhà bán lẻ. Cụ thể các nhà sản xuất sẽ cung cấp tài chính cho các nhà bán lẻ
thông qua các nhà bán buôn và sẵn sàng mua lại hàng hóa nếu không bán được,
ngược lại các nhà bán lẻ chỉ được kinh doanh những mặt hàng do nhà bán buôn và
nhà sản xuất giao. Điều này tạo ra sự phức tạp, khép kín dẫn tới sự thiếu linh hoạt
trong khâu phân phối hàng hóa và khó khăn khi thâm nhập vào thị trường Nhật
Bản.
1.3.3. Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản
1.3.3.1 . Cà phê
Đây là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ hai sau gạo của Việt Nam.
Hiện nay cà phê Việt nam được xuất khẩu đi khoảng 60 nước trên thế giới trong đó
các thị trường xuất khẩu chính của Việt nam là các nước EU, Mỹ, và Châu Á trong
đó có Nhật Bản. Do đặc điểm địa lý nằm trong khu vực khi hậu ôn đới không thích
hợp cho việc trồng cây cà phê nên Nhật hoàn toàn phải nhập khẩu cà phê từ các
nước bên ngoài, đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu cà phê từ Việt
Nam sang thị trường này. Cà phê nhập khẩu vào Nhật Bản chia làm 4 loại: cà phê
dạng hạt chưa rang gọi là cà phê nhân sơ chế, cà phê dạng hạt đã rang gọi là cà phê
nhân thông thường, cà phê bột uống liền và các tinh chất, chiết xuất của cà phê.
Ngày nay do máy pha cà phê khá phổ biến nên cà phê nguyên chất được người tiêu
dùng Nhật Bản ưa chuộng hơn cả. Xuất khẩu cà phê sang Nhật chịu sự điều phối
của luật an toàn thực phẩm, luật bảo vệ công nghiệp, luật đo lường và các quy định
về nhãn mác hàng hóa.
1.3.3.2. Chè
Đã từ rất lâu chè được coi là thức uống phổ biến của người Nhật đặc biệt là
người cao tuổi. Các loại chè nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản gồm có: chè xanh,
chè thảo dược, chè uống liền, chè đen, và một số loại chè khác trong đó chủ yếu là
chè xanh, trong những năm gần đây, tỷ trọng chè đen có phần tăng lên. Do có ảnh
25
hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nên mặt hàng này phải tuân theo quy định
của luật bảo vệ thực phẩm, luật đo lường. Hiện nay thông qua các kênh quảng cào
như báo chí truyền hình, intenet, và cơ quan xúc tiến nhập khẩu Nhật Bản, việc
nhập khẩu trực tiếp chè ngày càng nhiều. Tuy nhiên sản phẩm chè của Việt Nam
xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu dưới dạng chè thô, rời, chưa chế biến, sau đó sẽ
tiến hành gia công và đóng gói dán mác tiêu thụ của Nhật hoặc do công ty nhập
khẩu Nhật Bản nhập chè đã chế biến nhưng tự đóng gói và bán lẻ tại Nhật. Đây là
một vấn đề mà cách doanh nghiệp xuất khẩu chè hiện nay của Việt Nam cần đặc
biệt lưu ý và có biện pháp xử lý.
1.3.3.3. Cao su
Nhật Bản là một trong các nước tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất trên thế
giới trong khi lại không tự sản xuất được loại cao su này. Hàng năm Nhật Bản nhập
khẩu các loại cao su phục vụ tiêu dùng và sử dụng trong các ngành công nghiệp
khác như đế dày, dép cao su, găng tay cao su ống cao su, phụ thuộc nhiều vào kế
hoạch sản xuất, tiêu thụ và giá dầu thô. Việt Nam cũng là một trong các nước cung
cấp cao su xuất sang thị trường Nhật Bản trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, tính
đến hết năm 2010 thị phần cao su xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm
khoảng 1,4% kim ngạch nhập khẩu cao su của Nhật Bản với chủng loại xuất khẩu
chủ yêu là cao su tự nhiên đã định chuẩn về kỹ thuật (TSNR) trong khi Nhật Bản lại
chủ yếu nhập khẩu cao su ly tâm (RSS 3 và TSR 20) để sản xuất lốp ôtô. Trong
tương lai chúng ta cần có những biện pháp khắc phục để đẩy mạnh tỷ trọng xuất
khẩu cao su sang thị trường này.
1.3.3.4. Rau quả
Mức tiêu thụ rau quả của Nhật bản thuộc loại cao nhất thế giới, đặc biệt là
đối với các mặt hàng rau xanh giàu vitamin. Trước đây người Nhật thường trực tiếp
hái và lựa rau của những người bán rau quả trong vùng sau đó tự chế biến rau tại
nhà. Tuy nhiên những năm gần đây, việc tự sản xuất chỉ đủ đáp ứng 40% nhu cầu
trong nước. nên việc nhập khẩu rau quả của Nhật Bản tăng mạnh, đặc biệt là sự gia
tăng nhập khẩu các các mặt hàng rau đông lạnh. Điều này là cơ hội lớn đối với thị
trường rau quả Việt Nam. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản
của Việt Nam chưa thực sự cao vì rau quả và các sản phẩm chế biến nhập khẩu vào