Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.85 KB, 94 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế có vai trò hết sức
quan trọng trong hoạt động ngoại thương của các quốc gia, đặc biệt là những nước mà
vận tải biển là phương thức vận tải chủ yếu trong thương mại quốc tế như ở Việt Nam.
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế chịu sự điều chỉnh
của một hệ thống quy phạm pháp luật hết sức phức tạp. Tính chất quốc tế của việc
vận chuyển hàng hóa bằng đường biển địi hỏi một sự tương thích nhất định giữa
luật bảo hiểm hàng hải của mỗi quốc gia với các chuẩn mực tiên tiến về bảo hiểm
hàng hải quốc tế.
Cũng như nhiều nước trên thế giới, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển ở Việt Nam là một nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải, do đó nó được điều
chỉnh trước tiên bởi Bộ luật hàng hải Việt Nam. Bộ luật hàng hải Việt Nam đầu tiên
được ban hành từ năm 1990, sau hơn 10 năm áp dụng đã nhường chỗ cho Bộ luật
hàng hải Việt Nam năm 2005. Việc ban hành Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 trong
bối cảnh nước ta đang trong giai đoạn chuẩn bị cho việc gia nhập tổ chức thương
mại thế giới có một ý nghĩa to lớn. So với Bộ luật hàng hải năm 1990, Bộ luật hàng
hải năm 2005 có nhiều điểm tiến bộ vượt trội. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tiến
bộ, bản thân Bộ luật này vẫn cịn có những hạn chế, khiếm khuyết. Bên cạnh đó,
hiện trạng thực thi pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lĩnh vực hàng
hải ở nước ta cũng đặt ra những vấn đề pháp lý cần phải giải quyết. Từ thực tiễn
trên cho thấy, việc nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề pháp lý về hợp
đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế nhằm tìm ra những
giải pháp và kiến nghị hữu dụng cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh
vực này trở nên có ý nghĩa quan trọng.
Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài "Hợp đồng
bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế ".
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Những nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hồn thiện những vấn đề lý luận
về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế trong khía cạnh pháp lý.
1




Trên cơ sở chỉ ra những khiếm khuyết của pháp luật bảo hiểm Việt Nam trong lĩnh
vực bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, những vấn đề pháp lý đặt ra
qua hiện trạng thực thi pháp luật về bảo hiểm hàng hóa, kết quả nghiên cứu của luận
văn là căn cứ cho việc định hướng hoàn thiện pháp luật bảo hiểm ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích:
Luận văn có mục đích làm rõ những vấn đề căn bản nhất về bảo hiểm và
bảo hiểm hàng hải; đồng thời nhấn mạnh những khía cạnh pháp lý đặc thù của hợp
đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế.
Nhiệm vụ:
Đề đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế, vướng mắc trong thực
tiễn thực thi pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế
tại Việt Nam và các vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn.
- Xây dựng các giải pháp và kiến nghị nhằm hướng tới một sự hoàn thiện
hơn trong các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
bằng đường biển.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu trong các vấn đề pháp lý trong quá
trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường
biển quốc tế. Do đó, đối tượng nghiên cứu của luận văn cũng được giới hạn ở các
quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này, bao gồm Bộ luật hàng hải Việt
Nam, Luật kinh doanh bảo hiểm, các quy tắc về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
bằng đường biển hiện hành trong tương quan so sánh với pháp luật quốc tế và pháp
luật nước ngoài.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu của luận văn là:
- Phương pháp duy vật biện chứng, các vấn đề nghiên cứu được giải quyết từ lý luận

đến thực tiễn với việc kết hợp ba quan điểm: quan điểm toàn diện, quan điểm phát
triển và quan điểm lịch sử cụ thể.

2


- Phương pháp tổng hợp, phân tích, đối chiếu và so sánh trong các nghiên cứu từ thực
tiễn đến việc xây dựng giải pháp, kiến nghị.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm và bảo hiểm hàng hóa vận
chuyển bằng đường biển quốc tế.
Chương 2: Những vấn đề pháp lý cơ bản về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận
chuyển bằng đường biển quốc tế.
Chương 3: Thực tiễn thực thi và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế.

3


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM VÀ BẢO HIỂM
HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm và các loại bảo hiểm
1.1.1.1. Khái niệm bảo hiểm
Ý tưởng tìm cách chống đỡ thiên tai, tai họa đã xuất hiện ngay từ thời kỳ cổ
xưa của nền văn minh nhân loại. Việc dự trữ thức ăn có được từ săn bắn, hái lượm
thời nguyên thủy có thể coi là những hành động có ý thức đầu tiên của con người

nhằm bảo vệ mình trước những rủi ro, bất trắc. Hành động dự trữ thức ăn của từng
cá nhân hoặc từng nhóm người thời cổ xưa xuất phát từ nhu cầu sinh tồn trong
những mùa khan hiếm hoặc những ngày tháng mưa gió, rét mướt không đi kiếm ăn
được. Tuy nhiên, thực tiễn cuốc sống đã dạy cho con người ý thức được rằng nguy
cơ đe dọa cuộc sống của họ không chỉ là thức ăn khan hiếm hay thời tiết khắc
nghiệt. Cùng với sự phát triển của xã hội, bên cạnh việc nảy sinh nhiều loại rủi ro
mới thì bản thân các rủi ro truyền thống cũng trở nên đa dạng hơn và có nguy cơ
vượt quá khả năng tự chống đỡ của từng cá nhân, từng gia đình, thậm chí từng tổ
chức kinh tế đơn lẻ. Bắt nguồn từ thực tế phải chống chọi với nhiều loại rủi ro trong
cuộc đấu tranh sinh tồn, ý tưởng bù đắp thiệt hại mà một số thành viên trong cộng
đồng phải gánh chịu nhờ vào sự đóng góp từ số đơng của các thành viên trong cộng
đồng đã gieo mầm cho sự ra đời và phát triển của hoạt động bảo hiểm ngày nay.
Ở Việt Nam hiện nay, thuật ngữ "bảo hiểm" được sử dụng chung cho cả hai
loại hình: bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Theo Điều 7 Luật kinh
doanh bảo hiểm, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế là một
trong các nghiệp vụ thuộc bảo hiểm phi nhân thọ, vì vậy mọi vấn đề lý luận và thực
tiễn được đề cập trong đề tài chỉ liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ.
Nghiên cứu kho tàng lý luận về bảo hiểm có thể nhận thấy đã có nhiều tác
giả đưa ra những khái niệm khác nhau về bảo hiểm.
Theo Dr.David Bland:

4


Bảo hiểm là một hợp đồng theo đó một bên, (gọi là công ty bảo hiểm) bằng
việc thu một khoản tiền (gọi là phí bảo hiểm), cam kết thanh tốn cho bên kia (gọi
là người được bảo hiểm), một khoản tiền hoặc hiện vật tương đương với khoản tiền
đó khi xảy ra một sự cố đi ngược lại quyền lợi của người được bảo hiểm [6, tr. 11].
Theo Từ điển thuật ngữ kinh doanh bảo hiểm do Bảo Việt phát hành năm
2002: "Bảo hiểm (Insurance) là cơ chế chuyển giao theo hợp đồng gánh nặng hậu

quả của một số rủi ro thuần túy bằng cách chia sẻ rủi ro cho nhiều người cùng gánh
chịu" [20].
Luật kinh doanh bảo hiểm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 3,
chương 1:
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích
sinh lời, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm,
trên cơ sở bên mua bảo hiểm chấp nhận đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo
hiểm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm [4].
Sự khác nhau trong các quan niệm về bảo hiểm xuất phát từ việc nhìn nhận
bảo hiểm ở các góc độ khác nhau và cách thức tiếp cận khác nhau. Bảo hiểm là một
lĩnh vực rộng lớn và phức tạp hàm chứa yếu tố kinh doanh, pháp lý, kỹ thuật nghiệp
vụ đặc trưng nên khó có thể tìm được một định nghĩa hồn hảo thể hiện được tất cả
các khía cạnh đó.
Từ những nhận định trên, có thể hiểu: Bảo hiểm là sự cam kết bồi thường
của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm được thực hiện qua hợp đồng bảo
hiểm, theo đó người mua bảo hiểm chấp nhận trả phí bảo hiểm và người bảo hiểm
bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Khái niệm trên đã hàm chứa những điểm cốt lõi nhất về bảo hiểm kinh doanh, đó là:
-

Đặc thù pháp lý của việc chuyển giao rủi ro bằng bảo hiểm là thực hiện

qua hợp đồng bảo hiểm.
-

Hai chủ thể đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm là người mua bảo hiểm

và người bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm);
-


Qua bảo hiểm, hậu quả của rủi ro có thể xảy ra được chuyển giao từ bên

mua bảo hiểm sang bên bảo hiểm theo một cơ chế đặc biệt, bên mua bảo hiểm trả

5


phí bảo hiểm để đổi lấy "lời hứa" (cam kết) bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm của
doanh nghiệp bảo hiểm.
-

Điều kiện để doanh nghiệp thực hiện cam kết của mình là xảy ra sự

kiện bảo hiểm.
Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc do pháp
luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo
hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm [4, tr. 10].
1.1.1.2. Phân loại bảo hiểm
Có thể phân loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo nhiều tiêu thức khác
nhau. Phạm vi phần này sẽ đề cập tới hai tiêu thức phân loại bảo hiểm căn bản, đó
là: phân loại bảo hiểm theo đối tượng bảo hiểm và phân loại bảo hiểm theo trình tự
ưu tiên áp dụng luật đối với hợp đồng bảo hiểm.
Phân loại bảo hiểm theo đối tượng bảo hiểm
Theo đối tượng bảo hiểm, toàn bộ hoạt động kinh doanh bảo hiểm được chia
thành ba loại: bảo hiểm tài sản; bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm con
người. Có thể thấy rõ điều này qua việc phân loại tại khoản 2 Điều 12, Luật kinh
doanh bảo hiểm của nước ta.
Bảo hiểm tài sản là thể loại bảo hiểm trong đó đối tượng bảo hiểm của hợp
đồng bảo hiểm là tài sản và các quyền tài sản. Tài sản được bảo hiểm bao gồm
nhiều chủng loại với những đặc tính riêng, do đó trong thực tế doanh nghiệp bảo

hiểm phải thiết kế nhiều sản phẩm bảo hiểm tương thích với từng loại tài sản.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là loại bảo hiểm trong đó người bảo hiểm
nhận trách nhiệm bồi thường phần trách nhiệm dân sự - trách nhiệm bồi thường của
người được bảo hiểm cho người thứ ba theo cách thức và mức độ đã thỏa thuận.
Trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm cho người thứ ba là một dạng
trách nhiệm pháp lý bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và
trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng.
Bảo hiểm con người là loại bảo hiểm trong đó tính mạng, sức khỏe, khả năng
lao động và tuổi thọ của người được bảo hiểm là đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo
hiểm. Trong các hợp đồng bảo hiểm con người, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh
nghiệp bảo hiểm trả một khoản tiền bảo hiểm hoặc trợ cấp định kỳ cho người thụ
6


hưởng bảo hiểm. Khác với bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự, khoản
tiền doanh nghiệp bảo hiểm trả cho bên mua bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm
con người thường khơng mang tính chất bồi thường thiệt hại mà đơn thuần chỉ là việc
thực hiện cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm.
Theo cách phân loại trên, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
quốc tế là một trong các loại hình bảo hiểm tài sản.
Phân loại bảo hiểm theo nghiệp vụ bảo hiểm
Theo nghiệp vụ bảo hiểm, Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam chia hoạt động
kinh doanh bảo hiểm thành hai loại bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.
Tại Điều 7 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định bảo hiểm nhân thọ bao gồm 6 nhóm
nghiệp vụ và bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm 12 nhóm nghiệp vụ bảo hiểm sau:
1. Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
a) Bảo hiểm trọn đời;
b) Bảo hiểm sinh kỳ;
c) Bảo hiểm tử kỳ;
d) Bảo hiểm hỗn hợp;

đ) Bảo hiểm trả tiền định kỳ;
e) Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ khác do Chính phủ quy định.
2. Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:
a) Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người;
b) Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
c) Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông,
đường sắt và đường không;
d) Bảo hiểm hàng không;
đ) Bảo hiểm xe cơ giới;
e) Bảo hiểm cháy, nổ;
g) Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu;
h) Bảo hiểm trách nhiệm chung;
i)

Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;

k) Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;
l)

Bảo hiểm nông nghiệp;
7


m) Các loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy
định [4, tr. 13-14].
Theo cách phân loại trên, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
nói chung và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế nói riêng là
một trong các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc bảo hiểm phi nhân thọ.
Trong bảo hiểm phi nhân thọ, có những nghiệp vụ bảo hiểm thuộc lĩnh vực
hàng hải (bảo hiểm hàng hải) và có những nghiệp vụ bảo hiểm không thuộc lĩnh

vực hàng hải (bảo hiểm phi hàng hải). So với bảo hiểm phi hàng hải, bảo hiểm hàng
hải có những nét đặc thù về pháp lý riêng. Chính vì vậy, tại khoản 3 Điều 12, Luật
kinh doanh bảo hiểm có quy định: "3. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được áp dụng
theo quy định của Bộ luật hàng hải; đối với những vấn đề mà Bộ luật hàng hải
khơng quy định thì áp dụng theo quy định của Luật này"[4, tr. 17].
Bảo hiểm hàng hải vận chuyển bằng đường biển quốc tế là một trong các
nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải. Do đó, hợp đồng bảo hiểm này được điều chỉnh trước
hết bởi Bộ luật hàng hải.
1.1.2. Khái niệm và các loại bảo hiểm hàng hải
Ngành bảo hiểm thế giới đã có bề dày lịch sử phát triển hàng thế kỷ. Với
hợp đồng bảo hiểm cổ xưa nhất còn lưu giữ lại được cho đến ngày nay là hợp đồng
bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trên biển Địa Trung Hải phát hành tại hải cảng
Gênes - Italia vào năm 1347, các nhà nghiên cứu lịch sử đều nhận định rằng sự ra
đời bảo hiểm hàng hải mở ra trang đầu tiên cho lịch sử của ngành bảo hiểm thế giới.
Ban đầu, khái niệm bảo hiểm hàng hải chỉ bao gồm việc bảo hiểm cho đối
tượng bảo hiểm là thân tàu biển và hàng hóa vận chuyển trên tàu biển. Rủi ro được
bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm hàng hải đầu tiên cũng chỉ bao gồm các
hiểm họa của biển (perils of the sea). Tuy nhiên, sự phát triển của giao lưu thương
mại quốc tế bằng đường biển đã kéo theo nhiều nhu cầu của giới thương gia cần
được nhà bảo hiểm đáp ứng trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải. Đòi hỏi thực tiễn
này đã mở rộng đối tượng và phạm vi của bảo hiểm hàng hải như ngày nay.
Trong bảo hiểm hàng hải, người bảo hiểm không chỉ nhận bảo hiểm cho tàu
biển mà còn bảo hiểm cho các hoạt động hàng hải. Hoạt động hàng hải là hoạt động
có liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào các mục đích kinh tế, nghiên cứu khoa
8


học - kỹ thuật, và các mục đích khác. Bảo hiểm hàng hải ra đời trước tiên và chủ
yếu là phục vụ cho đội tàu bn, đó là các tàu biển được sử dụng vào các mục đích
kinh tế như vận chuyển hàng hóa, hành khách, thăm dị, khai thác tài nguyên biển,

trục vớt, cứu hộ và các mục đích kinh tế khác.
Bảo hiểm hàng hải bao gồm ba loại bảo hiểm chủ yếu đó là: bảo hiểm thân
tàu biển; bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển và bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của chủ tàu biển (bảo hiểm P and I).
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển bao gồm cả bảo hiểm
hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
giữa các cảng biển Việt Nam (trong phạm vi nội thủy và lãnh hải Việt Nam). Bảo
hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế thực chất là bảo hiểm hàng hóa
xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hiểm hàng hải
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàm chứa các mối quan hệ bảo hiểm. Đó là
những mối quan hệ phức tạp giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm; giữa
các tổ chức bảo hiểm với nhau; giữa tổ chức bảo hiểm với các tổ chức kinh tế, xã
hội khác và Nhà nước. Các mối quan hệ này khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi từng
quốc gia mà rộng khắp trên phạm vi quốc tế. Những mối quan hệ đó được điều
chỉnh bằng luật pháp của các quốc gia và cả những nguồn luật mang tính chất quốc
tế và khu vực.
Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm là tên gọi chung của các văn bản pháp lý,
án lệ, tiền lệ có đối tượng điều chỉnh là quan hệ bảo hiểm tạo thành một hệ thống
pháp luật hướng tới một chuẩn mực điều chỉnh các quan mối quan hệ bảo hiểm.
Pháp luật về bảo hiểm hàng hải ra đời từ rất sớm. Vào khoảng ba, bốn thế
kỷ trước công nguyên, luật buôn bán đường biển Ru-tơ giữ một vai trò quan trọng
trong hoạt động buôn bán đường biển ở Địa Trung Hải. Trong luật này có quy định
về "tổn thất chung trên biển". Sau thế kỷ 14, theo đà phát triển của hoạt động buôn
bán đường biển cũng như sự phồn vinh của hoạt động bảo hiểm hàng hải ở châu Âu
đã dần xuất hiện những luật lệ về hoạt động hàng hải, trong đó gồm cả nội dung của
luật pháp về bảo hiểm. Theo đà phát triển của thương mại quốc tế và sự tiến bộ về

9



giao thông quốc tế các văn bản luật liên quan đến buôn bán quốc tế liên tục ra đời
và phát triển.
Pháp lệnh Bacelona - Tây Ban Nha năm 1435 đã công bố Quy tắc bảo hiểm
hàng hải và thủ tục bồi thường tổn thất. Pháp luật này cho đến nay được coi là "Luật
bảo hiểm hàng hải lâu đời nhất trên thế giới". Năm 1523, Phơ-ru-lông-sa (người
Italia) đã tổng kết cách làm của bảo hiểm hàng hải trước đây và đặt ra điều lệ tương
đối hoàn chỉnh, đồng thời quy định mẫu đơn bảo hiểm tiêu chuẩn. Sau đó ở thành
phố Antwerp của Bỉ, Amstecrdam của Hà Lan đã lập ra tòa án bảo hiểm hàng hải để
xét xử những vụ tranh chấp về bảo hiểm.
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và giao lưu thương mại quốc
tế, tại một số nước phát triển ở Tây Âu, luật bảo hiểm hàng hải được ban hành và đó
là nền tảng pháp lý quan trọng cho các đạo luật bảo hiểm hàng hải ở các quốc gia
ngày nay.
Luật bảo hiểm hàng hải ra đời sớm nhất tại Italia, đó là luật bảo hiểm hàng
hải Căng-sơ-ra-đơ. Sau đó, pháp lệnh về hoạt động hàng hải do nhà vua nước Pháp
Louis 14 ban hành năm 1681 có 6 chương quy định về bảo hiểm. Luật bảo hiểm
hàng hải của Anh ra đời năm 1906 đã có ảnh hưởng sâu rộng đối với luật bảo hiểm
hàng hải của các nước trên thế giới.
Tại Việt Nam ngày 30-6-1990, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã thông qua Bộ luật hàng hải (sau đây gọi là Bộ luật hàng hải 1990).
Đây là một bộ luật có quy mơ lớn với nhiều chế định phức tạp, được ban hành trong
thời kỳ đổi mới đất nước. Bộ luật hàng hải 1990 ra đời đã góp phần điều chỉnh các
mối quan hệ trong hoạt động hàng hải. Trong Bộ luật hàng hải 1990 có 41 điều quy
định về bảo hiểm hàng hải (từ Điều 200 đến Điều 240 chương XVI). Nội dung chủ
yếu của các điều luật này ngoài phần quy định chung cịn có những phần như: giá
trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm; chuyển giao quyền theo hợp đồng bảo hiểm hàng
hải; bảo hiểm bao; thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải; đòi người thứ ba bồi
thường tổn thất; từ bỏ đối tượng bảo hiểm; thanh toán tiền bồi thường…
Sau Bộ luật hàng hải, tại kỳ họp thứ 8, khóa X, Quốc hội nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật kinh doanh bảo hiểm. Luật kinh doanh
bảo hiểm là văn bản luật chuyên ngành bảo hiểm đầu tiên, luật này điều chỉnh các
10


quan hệ trong kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam trong đó có cả bảo hiểm hàng hải.
Hai đạo luật quan trọng này, cùng với các văn bản dưới luật khác đã tạo hành lang
pháp lý cho hoạt động bảo hiểm hàng hải Việt Nam nói chung, bảo hiểm hàng hóa
vận chuyển biển nói riêng.
Sau 15 năm ban hành, Bộ luật hàng hải 1990 đã góp phần khơng nhỏ vào sự
phát triển của hoạt động vận tải biển và ngoại thương. Mặc dù vậy, trong bối cảnh
giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, trình độ khoa học kỹ thuật phát triển ngày
càng cao, các hình thức hợp tác kinh tế, phương thức chuyển giao ngày càng đa
dạng, phong phú, luật pháp quốc tế về hàng hải, thương mại và bảo hiểm có những
thay đổi địi hỏi Bộ luật hàng hải cũng phải thay đổi là một tất yếu.
Xuất phát từ lý do này, ngày 14/6/2005 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ luật hàng hải Việt Nam mới,
thay thế Bộ luật hàng hải năm 1990 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/2006 (sau
đây gọi là Bộ luật hàng hải 2005). Kế thừa và phát triển các quy định về bảo hiểm
hàng hải trong Bộ luật hàng hải 1990, trong Bộ luật hàng hải 2005, có 37 điều quy
định liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải.
1.3. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm hàng hải
Bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường
biển quốc tế nói riêng phải tuân thủ 5 nguyên tắc cơ bản, đó là: quyền lợi có thể bảo
hiểm, trung thực tối đa, bồi thường, thế quyền và bảo hiểm rủi ro.
Nguyên tắc thứ nhất: Quyền lợi có thể bảo hiểm
Đây là nguyên tắc đầu tiên trong 4 nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm hàng
hải. Theo Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906 (MIA1906), sẽ là một vi phạm nếu
người nào thực hiện một hợp đồng bảo hiểm mà khơng có quyền lợi có thể bảo
hiểm trên đối tượng bảo hiểm hoặc khơng dự kiến hợp lý để tiếp nhận quyền lợi ấy.

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
quyền lợi có thể được bảo hiểm là yếu tố để xác lập và thực hiện hợp đồng bảo
hiểm. Một người chỉ có thể tham gia bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm và được
hưởng lợi từ hợp đồng bảo hiểm đó, khi người này có quyền lợi có thể bảo hiểm
được pháp luật thừa nhận.

11


Trong bảo hiểm tài sản, quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu,
hoặc quyền chiếm hữu, quyền sử dụng tài sản. Như vậy, người có quyền lợi có thể
bảo hiểm là người có quyền sở hữu hoặc người được người sở hữu trao quyền
chiếm hữu và sử dụng tài sản được bảo hiểm.
Quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
vận chuyển bằng đường biển thể hiện khi hàng hóa được đặt vào tình thế phải chịu
hiểm họa hàng hải và người được bảo hiểm phải có quan hệ pháp lý với hàng hóa,
họ sẽ được hưởng lợi nếu hàng hóa đó được bảo tồn hay về đến bến đến đúng hạn
và bị thiệt hại khi hàng hóa đó bị tổn thất, hay bị cầm giữ hoặc phát sinh trách
nhiệm.
Nguyên tắc thứ hai: Trung thực tuyệt đối
Đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm hàng hải là khi giao kết hợp đồng, doanh
nghiệp bảo hiểm thường không thể tiếp xúc trực tiếp đối tượng bảo hiểm để đánh
giá rủi ro. Vì vậy, hợp đồng bảo hiểm hàng hải nói chung và hợp đồng bảo hiểm
hàng hóa vận chuyển bằng đường biển nói riêng phải được giao kết trên cơ sở trung
thực tuyệt đối. Trung thực tuyệt đối ngụ ý phải khai báo đầy đủ và chính xác mọi
thơng tin cần thiết mà bên mua bảo hiểm đã biết hoặc coi như đã biết. Người mua
bảo hiểm phải kê khai và trình bày đúng tất cả các sự việc cụ thể có liên quan đến
hàng hóa được bảo hiểm những sự việc mà họ biết hoặc phải biết trong cơng việc
thương mại bình thường. Bổn phận trung thực cũng ràng buộc cả người bảo hiểm.
Họ không thể xúi giục khách hàng thực hiện một hợp đồng bảo hiểm mà họ biết là

không hợp pháp hoặc họ không thể nhận bảo hiểm một rủi ro mà họ đã biết khơng
cịn nữa trong khi người yêu cầu bảo hiểm chưa biết.
Nguyên tắc thứ ba: Bồi thường
Bồi thường là nguyên tắc cơ bản quan trọng nhất của bảo hiểm nói chung,
bảo hiểm hàng hải nói riêng và cũng vì mục đích này mà bảo hiểm tồn tại.
Bồi thường là một cơ chế mà công ty bảo hiểm sử dụng để cung cấp khoản
bồi thường tài chính, với mục đích khơi phục tình hành tài chính ban đầu cho người
được bảo hiểm sau khi tổn thất xảy ra. Bồi thường trong bảo hiểm hàng hải là bồi
thường theo cách thức và mức độ thỏa thuận, được xác định trên cơ sở là hợp đồng
và theo quy định của luật pháp. Về nguyên tắc số tiền bồi thường tối đa mà người
12


được bảo hiểm nhận trong mọi trường hợp không thể vượt quá giá trị thiệt hại mà
người đó gặp phải trong sự kiện bảo hiểm. Thực hiện nguyên tắc này nhằm tránh
hiện tượng gian lận, kiếm lời không hợp pháp từ hoạt động bảo hiểm.
Nguyên tắc thứ tư: Thế quyền
Là một hệ quả tất yếu của nguyên tắc bồi thường, nhằm ngăn ngừa một
người có thể địi bồi thường từ hai nguồn về cùng một tổn thất với mục đích trục
lợi. Nguyên tắc thế quyền được thể hiện: sau khi bồi thường cho người được bảo
hiểm, người bảo hiểm có quyền thay thế người được bảo hiểm để đòi bên có trách
nhiệm bồi hồn trong giới hạn số tiền bồi thường đã trả. Điều 79-MIA1906 quy
định:
Nếu người bảo hiểm thanh tốn tổn thất tồn bộ, hoặc một phần của đối
tượng bảo hiểm thì người bảo hiểm có quyền hưởng quyền lợi của người được bảo
hiểm về bất kỳ cái gì còn lại của đối tượng bảo hiểm đã được bồi thường và do đó
người bảo hiểm được người được bảo hiểm chuyển lại mọi quyền hạn và hưởng
quyền được bồi thường về đối tượng đó kể từ khi tai nạn gây ra tổn thất…[3].
Điều 247 Bộ luật hàng hải Việt Nam cũng đã quy định: "Khi trả tiền bồi
thường cho người được bảo hiểm, người bảo hiểm được quyền truy địi người có lỗi

gây ra tổn thất đó (gọi là người thứ ba) trong phạm vi số tiền đã trả. Người bảo
hiểm thực hiện quyền này theo quy định đối với người được bảo hiểm" [2]. Như
vậy, thế quyền là một nguyên tắc mang tính chất luật định nhằm ngăn ngừa hiện
tượng trục lợi trong quan hệ bảo hiểm.
Nguyên tắc thứ 5: Bảo hiểm rủi ro
Trong lĩnh vực bảo hiểm kinh doanh, trừ một số nghiệp vụ bảo hiểm nhân
thọ như bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm hỗn hợp, mọi nghiệp vụ bảo hiểm khác đều
bảo hiểm cho những rủi ro có tính bất ngờ, bấp bênh (xảy ra hoặc không xảy ra) chứ
không bảo hiểm cho sự chắc chắn. Trong bảo hiểm trọn đời, người bảo hiểm phải
trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng khi người được bảo hiểm bị chết vào bất kỳ
thời điểm nào sau khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực. Trong bảo hiểm hỗn hợp
nhân thọ, người bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm bị chết
trước thời điểm đáo hạn hợp đồng hoặc khi người được bảo hiểm cịn sống đến thời
điểm đó. Như vậy, trong hai loại hợp đồng này, nếu khơng có việc hủy hợp đồng thì
13


việc người bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm là chắc chắn và tính bấp bênh chỉ cịn lại
là trả tiền vào thời điểm nào mà thơi.
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế là loại bảo hiểm
rủi ro chứ không phải bảo hiểm cho sự chắc chắn. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm,
cả người mua bảo hiểm và người bảo hiểm đều không thể khẳng định rủi ro có xảy
ra hay khơng. Việc người bảo hiểm có phải bồi thường cho người được bảo hiểm
hay khơng hồn tồn khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bên nào mà phụ
thuộc vào hành trình vận chuyển hàng hóa có xảy ra rủi ro được bảo hiểm hay
khơng. Chính vì vậy, nếu một hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường
biển quốc tế được giao kết khi người mua bảo hiểm đã biết có rủi ro xảy ra cho
hàng hóa hoặc nếu người bảo hiểm đã biết là hàng hóa đã về đến đích an tồn sẽ trở
nên vơ hiệu.
1.4. Sự cần thiết và vai trị của bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng

đường biển quốc tế
1.4.1. Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
quốc tế
Xuất nhập khẩu hàng hóa là việc bán và mua hàng hóa diễn ra giữa các chủ
thể ở các quốc gia khác nhau. Hành vi mua bán này thường đi liền với việc vận
chuyển hàng hóa vượt qua biên giới của mỗi quốc gia. Hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa là hoạt động kinh doanh bn bán ở phạm vi quốc tế. Nó liên quan đến hệ
thống buôn bán, kinh doanh trong lĩnh vực thương mại có tổ chức cả ở trong nước
cũng như nước ngồi. Trên phương diện lợi ích quốc gia, hoạt động xuất nhập khẩu
khơng ngồi mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hóa trong nước, nâng cao mức sống
dân cư, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia và phát triển kinh tế quốc tế.
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có điểm đặc trưng là người bán (người
xuất khẩu) và người mua (người nhập khẩu) ở những quốc gia khác nhau. Sau khi
hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết, người bán thực hiện giao hàng, hàng hóa
được vận chuyển từ người bán sang người mua. Để thực hiện vận chuyển hàng hóa
người ta có thể áp dụng nhiều hình thức vận chuyển khác nhau như: vận chuyển
bằng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường biển… Trong các phương
thức vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, vận chuyển bằng đường biển chiếm ưu
14


thế hơn cả vì: giá thành vận chuyển thấp, khả năng vận chuyển lớn, chi phí xây
dựng, cải tạo, bảo dưỡng các tuyến đường thấp….Với những lý do này, vận chuyển
bằng đường biển là phương thức vận tải phổ biến, rộng rãi nhất trong vận chuyển
hàng hóa xuất nhập khẩu. Mặc dù, có nhiều ưu thế trong vận tải hàng hóa xuất nhập
khẩu nhưng vận tải đường biển chứa đựng nhiều rủi ro, hiểm họa không lường
trước được. Điều này, xuất phát từ đặc điểm của vận tải biển phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự nhiên, môi trường hoạt động, điều kiện thủy văn trên biển…. Những
rủi ro này có thể gây ra những tổn thất lớn làm cho các nhà kinh doanh hàng hóa
xuất nhập khẩu trắng tay.

Để khắc phục hậu quả về tài chính của rủi ro, đảm bảo cho hoạt động kinh
doanh được liên tục, các thương nhân có thể đi vay mượn và phải trả lãi cho các
khoản vay, hoặc nhờ sự cứu trợ của người khác, hoặc chuyển giao rủi ro cho người
bảo hiểm bằng việc ký kết một hợp đồng bảo hiểm. Trong các giải pháp trên, việc
chuyển giao rủi ro cho bảo hiểm mang lại hiệu quả hơn cả, vì xét về cơ cấu giá
thành thì chi phí mua bảo hiểm cho lơ hàng xuất nhập khẩu chiếm phần nhỏ nhất so
với các chi phí mua hàng, chi phí vận chuyển. Với khoản chi phí nhỏ này, người có
quyền lợi về hàng hóa hồn tồn có thể n tâm về những rủi ro bất ngờ mà hàng
hóa của mình có thể gặp phải. Hơn thế nữa, với khả năng tài chính của mình, cộng
với sự hậu thuẫn của các nhà tái bảo hiểm trên thế giới, người bảo hiểm có thể bồi
thường mọi tổn thất có thể xảy ra đối với hàng hóa vận chuyển, cho dù tổn thất ấy
có thể làm phá sản một thương gia.
Bên cạnh những lý do trên, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cịn xuất
phát từ địi hỏi của các ngân hàng. Nếu một thương gia vay tiền của ngân hàng để
nhập hàng, bất kỳ một chủ ngân hàng khôn ngoan nào cũng phải yêu cầu thương
nhân đó mua bảo hiểm cho hàng hóa nhằm đảm bảo cho khoản tín dụng mà ngân
hàng đó đã cung cấp.
Từ lý do này, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ra đời là một đòi hỏi tất yếu
của thương mại quốc tế trong lĩnh vực hàng hải.
1.4.2. Vai trò của bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế
Ra đời từ nhu cầu tất yếu của các thương gia trong giao lưu thương mại
quốc tế, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu quay trở lại phục vụ cho chính hoạt
15


động này. Trong hoạt động ngoại thương và sự phát triển kinh tế quốc dân, bảo
hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển giữ vai trò quan trọng:
Thứ nhất: Bảo hiểm giúp các thương nhân bảo toàn vốn, ổn định kinh doanh khi
không may gặp rủi ro.
Việc nhà bảo hiểm bồi thường kịp thời, chính xác và đầy đủ những tổn thất

về tài sản cho người được bảo hiểm khi khơng may có rủi ro xảy ra khơng những
giúp các thương nhân bảo tồn được vốn kinh doanh, tái tạo q trình kinh doanh
nhanh mà cịn giúp họ có sự ổn định về mặt tâm lý trong kinh doanh. Như vậy, vượt
lên trên cả ý nghĩa "tiền bạc", bảo hiểm hàng hóa mang lại trạng thái an toàn về tinh
thần, giảm bớt sự âu lo trước rủi ro, bất trắc cho các thương gia. Với ý nghĩa đó,
trong một chừng mực nhất định, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển, đảm bảo cho nền kinh tế
quốc dân tăng trưởng ổn định, bền vững.
Thứ hai: Nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên trong quá trình xuất nhập khẩu,
góp phần vào việc đề phịng hạn chế rủi ro, tổn thất.
Trong các hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu (nhất là đối với
hàng xá) nhà bảo hiểm thường quy định một mức miễn thường, do vậy người mua
bảo hiểm phải có ý thức trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất xảy ra cho đối tượng
bảo hiểm. Mặt khác, người bảo hiểm thông qua việc giám định, bồi thường tổn thất
đã thống kê tìm ra nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro, từ đó chủ động trích một
phần phí thu phối hợp cùng các bên hữu quan xây dựng các biện pháp phòng tránh
hiệu quả mang lại an tồn cao.
Thứ ba: Góp phần hạn chế tình trạng chảy máu ngoại tệ.
Theo tập quán thương mại quốc tế, việc tham gia bảo hiểm cho hàng hóa
xuất nhập khẩu là tác nghiệp khơng thể thiếu được của các thương nhân. Do vậy,
nếu bảo hiểm trong nước khơng đảm nhận phần bảo hiểm này, tồn bộ phần ngoại
tệ dưới dạng phí bảo hiểm sẽ được chuyển cho các cơng ty bảo hiểm nước ngồi,
làm chảy máu ngoại tệ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế quốc dân.
Thứ tư: Góp phần tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế.
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là một nghiệp vụ kinh
doanh quốc tế có tính chất tin cậy, ổn định và an tồn giữa các bên hữu quan trong
16


hoạt động ngoại thương, cũng như với người vận chuyển và ngân hàng. Bên cạnh

đó, bảo hiểm chính là một hoạt động xuất khẩu vơ hình rất quan trọng trong nền
ngoại thương quốc gia đồng thời là một công cụ tài chính của thương mại quốc tế
giúp tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng phát triển.
Tóm lại, những nghiên cứu trong chương 1 đã khái quát hóa lý luận chung
về bảo hiểm và bảo hiểm và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc
tế. Luận văn đã làm rõ các khái niệm then chốt trong bảo hiểm và bảo hiểm hàng
hải từ khái niệm bảo hiểm; bảo hiểm hàng hải; đối tượng bảo hiểm; rủi ro trong bảo
hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế; giá trị bảo hiểm; số tiền bảo
hiểm; phí bảo hiểm đến khái niệm tổn thất; giám định và bồi thường. Đồng thời,
luận văn cũng nêu lên các cách phân loại chủ yếu về bảo hiểm và bảo hiểm hàng hải
để chỉ ra phạm vi nghiên cứu của đề tài là bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển quốc tế thuộc lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ mà cụ thể là lĩnh vực bảo
hiểm hàng hải. Qua việc phân loại này, luận văn đã khẳng định hợp đồng bảo hiểm
hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế - đối tượng nghiên cứu của luận vănđược điều chỉnh trước hết bởi Bộ luật hàng hải, sau đó là các văn bản pháp luật
quốc gia và quốc tế có liên quan. Khơng dừng lại ở đó, luận văn còn làm phong phú
hơn kho tàng lý luận về bảo hiểm hàng hải ở Việt Nam khi đề cập đến quá trình
hình thành, phát triển của pháp luật bảo hiểm hàng hải, phân tích các nguyên tắc cơ
bản của bảo hiểm hàng hải và vai trò của bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển quốc tế. Những khái quát lý luận trên sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu
của luận văn ở các chương sau.

17


CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG
HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN QUỐC TẾ
2.1. Khái quát về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường
biển quốc tế
2.1.1 Khái niệm, phân loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

bằng đường biển quốc tế
Khái niệm hợp đồng bảo hiểm được quy định tại Điều 567 Bộ luật dân sự
2005 và Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Tuy nhiên, đây chỉ là khái
niệm chung về hợp đồng bảo hiểm. Cả hai đạo luật trên đều không quy định về bất
kỳ hợp đồng bảo hiểm cụ thể nào. Do đó, để đi đến khái niệm về hợp đồng bảo
hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế, trước hết luận văn bắt đầu
bằng khái niệm hợp đồng bảo hiểm hàng hải được đề cập tại Điều 224 Bộ luật hàng
hải Việt Nam 2005.
1. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải, theo
đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất
hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận
trong hợp đồng.
Rủi ro hàng hải là những rủi ro liên quan đến hành trình đường biển, bao
gồm các rủi ro của biển, cháy, nổ, chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, kê biên, quản
thúc, giam giữ, ném hàng xuống biển, trưng thu, trưng dụng, trưng mua, hành vi bất
hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc các rủi ro khác được thỏa thuận trong hợp
đồng bảo hiểm.
2. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải có thể mở rộng theo những điều kiện cụ thể
hoặc theo tập quán thương mại để bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm đối
với những tổn thất xảy ra trên đường thuỷ nội địa, đường bộ hoặc đường sắt thuộc
cùng một hành trình đường biển [2].
Từ khái niệm hợp đồng bảo hiểm trong Bộ luật dân sự; Luật kinh doanh
bảo hiểm và khái niệm hợp đồng bảo hiểm hàng hải trong Bộ luật hàng hải nói trên,
có thể hiểu: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế là
18


sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người mua bảo hiểm và người bảo hiểm, theo đó
người mua bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm cịn người bảo hiểm phải bồi thường
cho người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra cho hàng hóa được bảo

hiểm trong suốt hành trình được bảo hiểm.
Thơng thường, hành trình được bảo hiểm bắt đầu từ kho của người bán
(người xuất khẩu) đến kho của người mua (người nhập khẩu). Như vậy, ngồi hành
trình trên biển, hàng hóa cịn được bảo hiểm cả trên quãng đường vận chuyển bộ từ
kho người bán đến cảng bốc hàng và từ cảng dỡ hàng đến kho của người mua.
Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế thường
được chia thành hai loại là hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao.
Hợp đồng bảo hiểm chuyến là hợp đồng bảo hiểm cho một lô hàng trên một
chuyến hành trình từ địa điểm này đến địa điểm khác. Đây là loại hợp đồng "tường
minh" nhất bởi lẽ những thông tin về đối tượng bảo hiểm như: tên hàng, số lượng
xếp xuống tàu, đặc điểm nhận biết, giá trị bảo hiểm, phí bảo hiểm... cũng như
những thơng tin về phương tiện vận chuyển, hành trình như: tên tàu, chủ tàu, cảng
xếp hàng, ngày xếp hàng... đều được thể hiện rõ trong hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm bao là hợp đồng bảo hiểm trọn gói, được áp đối với đối
tượng bảo hiểm là một loại hàng hóa hoặc một số hàng hóa mà người được bảo
hiểm gửi đi hoặc nhận được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1
năm). Hợp đồng bảo hiểm bao thường áp dụng cho các khách hàng nhập khẩu
thường xuyên với khối lượng hàng hóa lớn từ nhiều cảng, nhiều nơi trên thế giới
hay với lô hàng lớn, vận chuyển giao hàng nhiều lần. Khác với hợp đồng bảo hiểm
chuyến, khi giao kết hợp đồng bảo hiểm bao có nhiều thơng tin liên quan đến hợp
đồng người bảo hiểm chưa được biết. Chính vì lẽ đó mà hợp đồng bảo hiểm bao
được coi là một dạng hợp đồng nguyên tắc trong đó các bên thỏa thuận các điều
khoản làm cơ sở cho việc tính giá trị bảo hiểm, phí bảo hiểm tương ứng với những
điều kiện bảo hiểm, phương thức thanh tốn phí, cam kết về phương tiện chuyên
chở... Với mỗi chuyến hàng bên mua bảo hiểm phải có nghĩa vụ cung cấp những
thông tin mà bên bảo hiểm yêu cầu và theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm, bên bảo
hiểm phải cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho từng chuyến hàng mà bên mua bảo
hiểm nhập (xuất).
19



Trong thực tiễn kinh doanh, do mang lại nhiều lợi ích và ưu thế hơn so với
hợp đồng bảo hiểm chuyến nên hợp đồng bảo hiểm bao luôn được các doanh
nghiệp bảo hiểm khuyến khích áp dụng. Hợp đồng bảo hiểm bao phù hợp đối với
những khách hàng có khối lượng hàng hóa nhập, xuất lớn trong năm. Hợp đồng bảo
hiểm bao được ký kết và thực hiện trên tinh thần thiện chí.
2.1.2. Các bên liên quan trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển quốc tế
Như đã đề cập, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế
thực chất là bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Hợp
đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển có mối quan
hệ mật thiết với hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng vận chuyển. Vì vậy,
ngồi hai chủ thể chủ yếu là doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, hợp
đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển còn liên quan
đến nhiều bên khác như người vận chuyển, người nhận ủy thác hàng hóa, người
giao nhận kho vận, …, trong đó chủ yếu và quan trọng nhất là người vận chuyển.
- Người bảo hiểm: Là thuật ngữ dùng để chỉ doanh nghiệp được thành lập
tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định
của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm. Trong bảo hiểm
hàng hóa vận chuyển biển, người bảo hiểm là người chấp nhận yêu cầu bảo hiểm
bằng việc giao kết hợp đồng bảo hiểm, cấp cho bên mua bảo hiểm hợp đồng bảo
hiểm hoặc bằng chứng về hợp đồng bảo hiểm và chịu trách nhiệm bồi thường
những tổn thất và chi phí phát sinh cho hàng hóa do những rủi ro được bảo hiểm
gây ra.
- Người tham gia bảo hiểm: Là tổ chức, cá nhân đứng ra giao kết hợp
đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Để có thể giao
kết hợp đồng bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm không những phải đảm bảo quy
định về năng lực giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm mà cịn phải đảm bảo
quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Người tham gia bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu có thể là

người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tùy theo điều kiện thương mại áp dụng.
Chẳng hạn, nếu điều kiện thương mại áp dụng trong hợp đồng mua bán là điều kiện
20


CIF (cost insurance and freight) hoặc CIP (carriage and insurance paid to) thì người
có trách nhiệm tham gia bảo hiểm cho hàng hóa là người bán (người xuất khẩu),
ngược lại nếu điều kiện thương mại áp dụng là FOB (free on board); CRF (cost and
freight) hoặc FAS (free alongside ship); … thì hợp đồng bảo hiểm hàng hóa lại do
người mua (người nhập khẩu) tham gia.
-

Người được bảo hiểm: Theo khoản 7 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm:

"Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng
được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là
người thụ hưởng" [4, tr. 10].
Trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, người được bảo hiểm
là những tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu lơ hàng được bảo hiểm và là người được
nhận tiền bồi thường của người bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Người
được bảo hiểm thường là người nhập khẩu.
Khác với các nghiệp vụ bảo hiểm khác, người được bảo hiểm khơng nhất thiết phải
có quyền lợi bảo hiểm khi tiến hành bảo hiểm, tuy nhiên, họ phải có dự tính hợp lý
về việc tiếp nhận quyền lợi ấy.
Trường hợp người xuất khẩu là người tham gia bảo hiểm, cùng với việc gửi
hàng, họ phải chuyển nhượng quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm cho người nhập
khẩu thông qua việc ký hậu vào đơn bảo hiểm gửi cho người nhập khẩu.
Tại khoản 3 Điều 226 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 quy định:
3. Người được bảo hiểm phải có quyền lợi trong đối tượng bảo hiểm tại thời
điểm xảy ra tổn thất và có thể khơng có quyền lợi trong đối tượng bảo hiểm tại thời

điểm tham gia bảo hiểm. Khi đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm theo điều kiện có tổn
thất hoặc khơng có tổn thất thì người được bảo hiểm vẫn có thể được bồi thường mặc
dù sau khi tổn thất xảy ra mới có quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp người được bảo
hiểm biết tổn thất đã xảy ra, còn người bảo hiểm khơng biết việc đó… [2, tr. 163].
- Người chun chở: Là những tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện vận
tải là tàu biển, đảm nhận việc vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển theo yêu cầu của
chủ hàng hoặc người được ủy thác.
Trong vận tải biển, người chuyên chở có thể là chủ tàu hoặc người thuê tàu.

21


2.1.3. Thời điểm hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
bằng đường biển quốc tế
Thơng thường hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm được quy định bắt đầu từ
một thời điểm này và kết thúc tại một thời điểm khác. Chẳng hạn, một hợp đồng
bảo hiểm xe cơ giới bắt đầu từ 10 giờ ngày 01/10/2006 đến 10 giờ ngày 01/10/2007.
Khác với nhiều loại hợp đồng bảo hiểm thông thường, quy định về hiệu lực
của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển lại nghiêng về giới
hạn không gian hơn là giới hạn thời gian.
Theo quy định của Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển do Bộ Tài chính Việt Nam ban hành năm 1990, hợp đồng bảo hiểm
hàng hóa vận chuyển bằng đường biển bắt đầu có hiệu lực từ khi hàng rời kho hay
nơi chứa hàng tại địa điểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển và
tiếp tục có hiệu lực trong suốt quá trình vận chuyển bình thường. Hợp đồng bảo
hiểm kết thúc hiệu lực tại một trong số các thời điểm sau đây, tùy thời điểm nào đến
trước:
-

Khi giao hàng vào kho hay nơi chứa hàng cuối cùng đã thỏa thuận


trong hợp đồng bảo hiểm.
-

Khi giao hàng vào kho hay bất kỳ nơi chứa hàng nào khác mà người

được bảo hiểm chọn dùng làm nơi chia hay phân phối hàng hoặc nơi chứa hàng
ngồi q trình vận chuyển bình thường.
-

Khi hết hạn 60 ngày kể từ ngày hoàn thành việc dỡ hàng tại cảng đến.

-

Khi hàng được giao vào bất kỳ kho hay nơi chứa hàng nào khác với

nơi nhận do nhầm lẫn.
Cần lưu ý rằng, hợp đồng bảo hiểm sẽ kết thúc hiệu lực khi hàng được giao
vào kho hay nơi chứa hàng cuối cùng, do đó tổn thất của cả lô hay của từng kiện
sau khi động tác bốc dỡ cả lô hay của từng kiện ấy đã thực hiện xong tại nơi nhận
đó sẽ khơng thuộc trách nhiệm của người bảo hiểm. Nói cách khác, khơng có bảo
hiểm cho hàng hóa ở trong những kho này. Như vậy, về khơng gian, hàng hóa được
bảo hiểm trong suốt q trình vận chuyển từ kho đi tới kho đến. Do đó chủ hàng chỉ
cần thu xếp một hợp đồng bảo hiểm mà hàng hóa vẫn được bảo hiểm cả quá trình

22


vận chuyển trên biển lẫn trong quá trình vận chuyển trên bộ ở hai đầu cảng đi và
cảng đến.

Một điểm đáng lưu ý là, mặc dù theo quy định chung, hợp đồng bảo hiểm
có hiệu lực từ kho người bán đến kho người mua song pháp luật Việt Nam cũng
như các nước đều không ngăn cấm chủ hàng và người bảo hiểm thỏa thuận để bảo
hiểm cho hàng hoá chỉ trong hành trình vận chuyển trên biển mà thơi. Thực tế, có
khơng ít hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển biển quốc tế được ký kết tại các
doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam để bảo hiểm cho hàng hóa kể từ khi được xếp
xuống tàu cho đến khi dỡ ra khỏi tàu biển tại cảng đến.
Quy định về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong Quy tắc chung về bảo
hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển do Bộ Tài chính Việt Nam ban hành
năm 1990 khơng có gì khác biệt so với "điều khoản vận chuyển" và điều khoản
"đảm bảo mở rộng" trong các điều kiện bảo hiểm do ủy ban Kỹ thuật và điều khoản
- Học hội bảo hiểm London ban hành năm 1963 và năm 1982.
2.1.4. Hình thức của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
Cũng như pháp luật của các quốc gia khác, pháp luật bảo hiểm Việt Nam
quy định hình thức của mọi hợp đồng bảo hiểm là bằng văn bản. Có thể minh chứng
qua các điều của Bộ luật dân sự, Bộ luật hàng hải và Luật kinh doanh bảo hiểm
dưới đây.
Điều 570 Bộ luật dân sự 2005 quy định: "Hợp đồng bảo hiểm phải được lập
thành văn bản. Giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ ký của bên mua bảo hiểm là bộ phận
không tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo
hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm" [18].
Tuy không quy định riêng trong một điều luật về hình thức của hợp đồng
bảo hiểm hàng hải song tại khoản 3 Điều 224 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 có
quy định: "Hợp đồng bảo hiểm hàng hải phải được giao kết bằng văn bản" [2].
Trong Luật kinh doanh bảo hiểm, tại Điều 14 có quy định: "Hợp đồng bảo
hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy
chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do
pháp luật quy định" [4].

23



Không phải là ngoại lệ, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển quốc tế cũng phải thể hiện bằng văn bản.
Vì nhiều lý do khác nhau như: tiện lợi trong việc quản lý, xuất trình khi cần
thiết, thuận tiện, tiết kiệm cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm…, mà trong nhiều
nghiệp vụ bảo hiểm, người bảo hiểm sử dụng giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo
hiểm làm bằng chứng pháp lý cho việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, đơn
bảo hiểm được sử dụng khá phổ biến và là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong
bảo hiểm hàng hải nói chung, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng. Theo
Điều 22-MIA 1906 quy định: "Một hợp đồng bảo hiểm hàng hải không được chấp
nhận là một bằng chứng trừ khi được thể hiện trong một đơn bảo hiểm hàng hải phù
hợp với luật này". Đơn bảo hiểm có thể được phát hành vào lúc hợp đồng được ký
kết hoặc sau đó.
Hợp đồng thương mại nói chung, là văn bản được pháp luật cơng nhận, là
một bằng chứng về sự thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng về những vấn đề
kinh tế nêu trong nội dung hợp đồng. Đối với bảo hiểm hàng hóa và một số nghiệp
vụ bảo hiểm khác thì theo tập qn nhiều khi có thể khơng cần một văn bản như
vậy, sự thỏa thuận giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm có thể được thể
hiện trên đơn bảo hiểm. Tuy vậy, nếu chỉ một đơn bảo hiểm khơng thơi thì tự nó
chưa đảm bảo đầy đủ các tính chất (tính tán thành, tính phải trả tiền, tính chấp
thuận…) và nội dung chi tiết của hợp đồng bảo hiểm. Một bộ hồ sơ đầy đủ bao
gồm: giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, các điều kiện và điều khoản ghi
trên và kèm theo đơn bảo hiểm sẽ thỏa mãn nhu cầu này và theo tập quán nó được
coi như một hợp đồng bảo hiểm đầy đủ để tranh chấp trước tòa.
Hiện nay, trên thế giới thường sử dụng mẫu đơn bảo hiểm hàng hóa Marine Cargo Insuarance Policy Form 1991 (MAR Form 1991) hoặc một đơn bảo
hiểm nào đó được mơ phỏng theo nội dung và hình thức của nó. Trong MAR 1991
gồm có một vài dòng chứng nhận rằng người bảo hiểm đồng ý nhận bảo hiểm với
điều kiện được trả một khoản phí bảo hiểm, các chi tiết về đối tượng được bảo

hiểm, giá trị bảo hiểm, phí bảo hiểm, các thơng tin liên quan đến rủi ro, các điều
kiện, điều khoản, bảo hiểm, các cam kết công khai và các điều khoản đặc biệt khác
24


được mô tả trong phần "Schedule". Các điều khoản, điều kiện bảo hiểm, bằng nội
dung của bản thân nó đã nói lên phạm vi bảo hiểm, được đính kèm và là một bộ
phận của đơn bảo hiểm.
Đơn bảo hiểm có thể được cấp theo các hình thức: đơn bảo hiểm chuyến;
đơn bảo hiểm thời hạn; đơn bảo hiểm định giá; đơn bảo hiểm khơng định giá.
Người có quyền lợi đối với đối tượng bảo hiểm, có thể chuyển nhượng đơn
bảo hiểm (trừ trường hợp trong đơn có thỏa thuận về cấm chuyển nhượng) trước
hoặc sau khi có tổn thất xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm. Đây là sự khác biệt giữa
bảo hiểm hàng hải so với các hoạt động bảo hiểm khác. Việc chuyển nhượng đơn
bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
bằng đường biển nói riêng, là cần thiết vì hàng hóa được bảo hiểm có thể thay đổi
chủ sở hữu nhiều lần trong một hành trình. Việc chuyển nhượng đơn bảo hiểm hàng
hải được quy định rõ tại Điều 50 - MIA1906 và Điều 235 Bộ luật hàng hải Việt
Nam 2005:
Đơn bảo hiểm hàng hải có thể được chuyển nhượng, trừ trường hợp trong đơn
bảo hiểm có thỏa thuận về cấm chuyển nhượng. Đơn bảo hiểm có thể chuyển
nhượng trước hoặc sau khi có tổn thất xảy ra với đối tượng bảo hiểm.
Người khơng có quyền lợi trong đối tượng bảo hiểm thì khơng được chuyển
nhượng đơn bảo hiểm [2].
Trong một số trường hợp như: khi hành trình hàng hóa đã mua bảo hiểm nhưng
khơng được thực hiện hoặc khơng thể thực hiện vì những lý do hợp lý (do sự thay
đổi về thị trường, những biến động về chính trị, chính sách cấm vận…); do người
được bảo hiểm vi phạm các cam kết hoặc man trá trong khai báo rủi ro… thì đơn
bảo hiểm sẽ bị hủy bỏ và tùy vào từng trường hợp cụ thể người bảo hiểm có thể
phải hồn phí bảo hiểm hoặc khơng phải hồn phí cho người được bảo hiểm.


25


×