Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Một số vấn đề pháp lý về quy định chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật thương mại năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 62 trang )

LỜI CẢM ƠN
----------

----------

Trước tiên, với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
đến toàn thể quý Thầy, Cô trong ban chủ nhiệm của khoa Luật- Viện Đại học Mở
Hà Nội đã tạo cơ hội, điều kiện giúp đỡ và hỗ trợ cho em trong q trình viết khố
luận tốt nghiệp. Và em cũng xin cảm ơn đến tồn thể các Thầy, Cơ giáo đã trực tiếp
giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt khoảng thời
gian tham gia học tại trường. Đó khơng chỉ là những nền tảng cơ bản mà cịn là
hành trang vơ cùng quan trọng cho em bước vào sự nghiệp sau này trong tương lai.
Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy, TS. Bùi Ngọc
Cường, nguyên giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội . Cảm ơn thầy đã hướng
dẫn, chỉ dạy tận tình, giải đáp những thắc mắc cho em về q trình làm khố luận
tốt nghiệp. Nhờ đó, em mới có thể hồn thành khố luận này một cách tốt nhất.
Với những hạn chế về kiến thức của bản thân và thời gian làm khố luận có
hạn cho nên khố luận của em chắc chắn khơng tránh khỏi những sai sót và hạn chế.
Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, nhận xét từ quý Thầy, Cơ để khố
luận của em được hồn thiện hơn.
Cuối cùng, em kính chúc q Thầy, Cơ ln có nhiều sức khỏe, niềm vui và
thành công trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Phạm Thị Mai


LỜI CAM KẾT
Em cam đoan đây là khoá luận tốt nghiệp do em thưc hiện.
Các số liệu, tài liệu tham khảo, trích dẫn được trình bày trong luận văn là hoàn


toàn trung thực.
Em xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình.

Giáo viên hướng dẫn

Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm

2015
Sinh viên

TS. Bùi Ngọc Cường
Phạm Thị Mai


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LTM:

Luật Thương mại năm 2005

BLDS:

Bộ Luật Dân sự năm 2005.

HĐMBHH:

Hợp đồng mua bán hàng hoá.

HĐMBTS:

Hợp đồng mua bán tài sản.


EU:

Liên minh Châu Âu.

VND:

đơn vị đồng tiền Việt Nam.

USD :

đơn vị đồng tiền Mỹ.

CFA:

Hiệp hội các chủ cá nheo ở Mỹ.

VIAC:

Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam.

ITC:

Uỷ ban thương mại quốc tế của Mỹ.

DOC:

Bộ Thương mại Hoa Kỳ.

FOB:


Giao lên tàu là điều kiện trong Incoterm.

CIF:

Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí, điều kiện trong
Incoterm.

CISG:

Cơng ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế 1980.

INCOTERMS: Bộ tập quán thương mại quốc tế.
ICC:

Phòng thương mại quốc tế.

L/C:

Thư tín dụng (Letter of Credit).


MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU .................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài. .............................................................................. 1

2.


Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài. ............................. 2

3.

Mục đích nghiên cứu của đề tài và nhiệm vụ của đề tài. ............................... 2

4.

Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 3

5.

Ý nghĩa của đề tài. ....................................................................................... 3

6.

Kết cấu của đề tài. ........................................................................................ 4

CHƯƠNG 1: ....................................................................................................... 5
NHữNG VấN Đề LÝ LUậN Về CHUYểN RủI RO TRONG HợP ĐồNG MUA
BÁN HÀNG HÓA. ................................................................................................. 5
1.

Khái quát về chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá . ................... 5

1.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh. .............................................................. 5
1.1.1. Khái niệm rủi ro. ...................................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm của rủi ro trong hoạt động kinh doanh . .................................... 7
1.1.3. Phân loại rủi ro......................................................................................... 7

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân gây ra rủi ro trong kinh doanh. ... 8
1.2. Tìm hiểu về chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá. .................. 11
1.2.1. Khái niệm về chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá. ............ 11
1.2.2. Đặc điểm riêng của rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá. ............... 12
1.2.3. Một số rủi ro thường gặp trong hoạt động mua bán hàng hoá. ................ 13
1.2.3.1. Rủi ro phát sinh do sự thay đổi môi trường khách quan. ....................... 13
1.2.3.2. Rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động của hợp đồng
mua bán hàng hoá........................................................................................ ...........13
1.3. Phân biệt một số khái niệm. ....................................................................... 14
1.3.1. Phân biệt HĐMBHH và hợp đồng mua bán tài sản ( HĐMBTS). ........... 14


1.3.2. Phân biệt thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng với thời điểm có hiệu
lực của hợp đồng . .................................................................................. 16
1.3.3. Phân biệt thời điểm chuyển rủi ro với thời điểm chuyển giao quyền sở
hữu hàng hoá trong hợp đồng. ................................................................ 17
1.3.4. Phân biệt chịu trách nhiệm khi có rủi ro và bồi thường thiệt hại trong hợp
đồng. ...................................................................................................... 19
2.

Pháp luật hiện hành và quy định của pháp luật về chuyển rủi ro trong

HĐMBHH trong kinh doanh. ................................................................................ 20
2.1. Pháp luật hiện hành về chuyển rủi ro trong HĐMBHH. ............................. 20
2.2. Phân tích các trường hợp chuyển rủi ro hàng hóa trong quan hệ mua bán
hàng hóa theo Luật Thương mại năm 2005. ............................................... 21
CHƯƠNG 2: ..................................................................................................... 27
THựC TIễN ÁP DụNG QUY ĐịNH CHUYểN RủI RO TRONG HợP ĐồNG
MUA BÁN HÀNG HÓA. ..................................................................................... 27
1.


Thực trạng pháp luật quy định về chuyển rủi ro trong HĐMBHH .............. 27

2.

Tình hình rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá của Việt Nam. ........... 31

2.1. Gia tăng rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hố từ mơi trường tự nhiên. 32
2.2. Gia tăng nguy cơ rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hố từ mơi trường
chính trị, pháp luật. .................................................................................... 32
2.3. Gia tăng nguy cơ rủi ro từ các cuộc khủng hoảng kinh tế. .......................... 33
2.4. Nguy cơ rủi ro từ chính sách quản lý kinh tế và cơ chế điều hành hoạt động
mua bán hàng hoá. ..................................................................................... 34
3.

Thực tiễn áp dụng quy định chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa

ở Việt Nam. ........................................................................................................... 35
3.1. Chọn Luật áp dụng giải quyết vấn đề liên quan đến chuyển rủi ro trong hợp
đồng mua bán hàng hoá ở Việt Nam. ......................................................... 36
3.1.1. Luật áp dụng trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hố có luật chun
ngành điều chỉnh .................................................................................... 36


3.1.2. Luật áp dụng trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hố có một bên là
thương nhân ........................................................................................... 37
3.1.3. Áp dụng pháp luật trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hố có yếu tố
nước ngồi. ............................................................................................ 37
3.2. Thực tế tranh chấp về chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa ở
Việt Nam. .................................................................................................. 40

CHƯƠNG 3: ..................................................................................................... 47
NHậN XÉT VÀ GIảI PHÁP HOÀN THIệN PHÁP LUậT Về QUY ĐịNH
CHUYểN RủI RO TRONG HợP ĐồNG MUA BÁN HÀNG HĨA. ...................... 47
1.

Nhận xét. ................................................................................................... 47

2.

Giải pháp để hồn thiện pháp luật về quy định chuyển rủi ro trong hợp đồng

mua bán hàng hoá theo LTM. ................................................................................ 49
KếT LUậN ........................................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 54


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 1: Các tranh chấp kinh doanh, thương mại được giải quyết tại VIAC ........... 41
Biểu đồ 1: Tỷ lệ tranh chấp liên quan đến rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa
tại VIAC ................................................................................................................ 42


[1]
LỜI NĨI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hoạt động thương mại thường gặp nhiều rủi ro, đặc biệt là trong lĩnh vực trao
đổi mua bán hàng hóa bởi trong q trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
khơng thể tránh khỏi những rủi ro. Rủi ro có thể là những sự cố như thiên tai, tai

nạn bất ngờ hay cũng có thể do tính chất của hàng hóa ( gặp thời tiết nóng bức có
khả năng tự phát cháy...); hoặc do lỗi của con người ( đóng hàng khơng chắc chắn,
cầu móc làm rách bao hàng...). Vì vậy, việc xác định rủi ro cũng như trách nhiệm về
rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa vừa có ý nghĩa pháp lý, vừa có ý nghĩa
thực tiễn hết sức quan trọng.
Luật Thương Mại năm 2005 (LTM) đã được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã
Hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua vào ngày 14 tháng 06 năm 2005, có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 01 năm 2006 trong bối cảnh xu hướng tồn cầu hóa kinh tế và hội
nhập kinh tế quốc tế là xu thế chung, bao trùm lên hầu hết các lĩnh vực, nó đã thúc
đẩy sự phát triển của hoạt động mua bán hàng hoá. LTM đã đặt ra các quy định rất
cụ thể và chi tiết những nội dung của chuyển rủi ro đối với hàng hoá và đã đưa hoạt
động này ở Nước ta phát triển một lên tầm cao mới.
Vấn đề pháp lý về chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là
một nội dung liên quan tới hoạt động mua bán hàng hoá. Mà mua bán hàng hoá
cũng như việc xác lập hợp đồng mua bán hàng hoá là hoạt động chủ yếu nhất trong
các hoạt động thương mại hiện đang rất phát triển ở Việt Nam. Và đối với đại đa số
các doanh nghiệp thì mua bán hàng hóa là hoạt động có tính thường xun, quan
trọng trong quá trình kinh doanh của mình. Nên vấn đề chuyển rủi ro cũng cần phải
nghiên cứu rõ ràng hơn để thuận tiễn trong quá trình áp dụng cũng như giải thích
pháp luật quy định về chuyển rủi ro. Thực tiễn cho thấy rằng, trong quá trình thực
hiện hợp đồng, dù các bên không mong muốn nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra, những
bất trắc này xảy ra là ngoài ý muốn. Vậy khi xảy ra rủi ro mà có thiệt hại về tài sản
hoặc đối tượng của hợp đồng, ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng thì bên nào
phải chịu? Và liệu trong trường hợp này hợp đồng cịn thực hiện tiếp tục được nữa
hay khơng? Đó là mối qua tâm của rất nhiều doanh nghiệp.
Vậy mà trong quá trình thoả thuận hợp đồng , các bên lại rất ít khi thoả thuận,
cũng như đề cập đến “Chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa”. Mặc dù
các nội dung này chỉ mang tính chất dự phịng trong hợp đồng tuy nhiên nó lại có



[2]
thể tránh được những tranh chấp phát sinh cho các bên khi có rủi ro xảy ra. Đồng
thời thơng qua nội dung về chuyển rủi ro, các bên có thể chủ động trong quá trình
thực hiện hợp đồng để tránh rủi ro đó.
Do vấn đề pháp lý về chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ là
một nội dung rất nhỏ được quy định trong quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan
tới hợp đồng mua bán hàng hóa của LTM mà cho đến nay có ít và rất hạn chế các
cơng trình, bài viết nghiên cứu nào đề cập trực tiếp đến vấn đề vấn đề này. Chính vì
vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ nội dung và hoàn thiện pháp luật về chuyển rủi ro
trong hợp đồng mua bán hàng hóa là nhiệm vụ quan trọng cần thiết hiện nay.
Do đó, em đã chọn đề tài " Một số vấn đề pháp lý về quy định chuyển rủi ro
trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương Mại năm 2005 " làm
khố luận tốt nghiệp của mình.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về các quy định chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng
hóa theo LTM.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Quy định về chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo LTM là
một vấn đề khá hẹp và được quy định rất cụ thể trong luật. Bản thân nó khơng liên
quan đến nhiều lĩnh vực cũng như nhiều loại chủ thể tham gia. Chuyển rủi ro chỉ
liên quan đến lĩnh vực mua bán hàng hoá trong kinh doanh mà cụ thể liên quan tới
quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Chủ thể liên quan đến vấn đề
chuyển rủi ro chỉ là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh ( có
thể được kí kết giữa các bên là thương nhân hoặc một bên là thương nhân). Thế nên
trong khuôn khổ đề tài sẽ không chỉ giới hạn nội dung cơ bản về các quy định
chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo LTM năm 2005. Mà đề tài còn
đề cập đến thực tiễn áp dụng quy định chuyển rủi ro trong thời gian qua ở Việt
Nam.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài và nhiệm vụ của đề tài.

- Về mục đích của đề tài:
Mục đích của đề tài là làm rõ:
+ Một số vấn đề về chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa;


[3]
+ Phân tích pháp luật hiện hành quy định chuyển rủi ro trong hợp đồng mua
bán hàng hóa;
+ Thực tiễn áp dụng quy định chuyển rủi ro trong thời gian qua.
Để từ đó, có thể góp phần tăng cường hiệu quả trong quá trình thực hiện hợp
đồng mua bán hàng hóa và trách được những rủi ro khơng đáng có. Đặc biệt trong
bối cảnh Việt Nam đã là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới, hợp đồng mua
bán hàng hóa khơng chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà hợp đồng này cịn có
thêm cả yếu tố nước ngoài.
- Nhiệm vụ của đề tài:
Để đạt được các mục đích nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ:
+ Tiếp cận cơ sở lý luận về các quy định chuyển rủi ro trong hợp đồng mua
bán hàng hóa theo LTM 2005;
+ Tiếp cận làm rõ những mặt được, mặt còn hạn chế, bất hợp lý, bất cập trong
của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng quy định chuyển rủi ro trong hợp đồng
mua bán hàng hóa theo LTM 2005 ở Việt Nam hiện nay;
+ Đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về quy định chuyển rủi ro
trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo LTM 2005.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để đạt được các mục tiêu trên đây, việc nghiên cứu đề tài này được thực hiện
trên cơ sở kết hợp việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương
pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh,
dẫn chiếu tới các luật và các cam kết quốc tế liên quan tới chuyển rủi ro trong hợp
đồng mua bán hàng hóa ( ví dụ: Cơng ước Vien 1980 về mua bán hành hoá,
INCOTERM...).

5. Ý nghĩa của đề tài.
+ Đề tài chỉ rõ đặc thù luật áp dụng và quy định chuyển rủi ro trong hợp đồng
mua bán hàng hóa.
+ Đề tài đối chiếu với các Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế để từ đó đưa
ra những ưu điểm và hạn chế, trên cơ sở so sánh và thực tiễn áp dụng để hoàn thiện
pháp luật về quy định chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo LTM
2005.


[4]
6. Kết cấu của đề tài.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được thực
hiện theo cơ cấu 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về về quy định chuyển rủi ro trong hợp đồng
mua bán hàng hóa.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán
hàng hóa.
Chương 3: Nhận xét và giải pháp để hồn thiện pháp luật về quy định chuyển
rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa.


[5]
CHƯƠNG 1:
NHữNG VấN Đề LÝ LUậN Về CHUYểN RủI RO TRONG HợP ĐồNG
MUA BÁN HÀNG HÓA.
1. Khái quát về chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá .
1.1.

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh.


1.1.1. Khái niệm rủi ro.
Vì hoạt động mua bán hàng hố là hoạt động có tính thường xuyên của các
doanh nghiệp và thường được xác lập bằng một hợp đồng mua bán hàng hoá. Nên
trong q trình thực hiện hợp đồng hồn tồn có thể xảy ra rủi ro. Mặt khác rủi ro
lại phụ thuộc vào ngữ cảnh, nếu con người khơng có khái niệm hoặc khơng liên
quan đến thì họ khơng có rủi ro. Do vậy mà khi tham ra vào hợp đồng, các chủ thể
ngồi việc tìm hiểu đối tác, pháp luật liên quan tới hợp đồng thì cũng cần phải lưu ý
đến các rủi ro.
Nhắc về khái niệm rủi ro: cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về
rủi ro. Trong những trường phái khác nhau, các tác giả và học giả khác nhau sẽ đưa
ra những định nghĩa rủi ro khác nhau. Ví dụ trong lĩnh vực bảo hiểm, cụ thể là trong
hợp đồng bảo hiểm, người ta thường nhắc đến rủi ro với các khái niệm như hiểm
họa ( hiểm họa là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tổn thất như: ngơi nhà bị cháy thì
hiểm họa là lửa) và nguy cơ ( nguy cơ là nguyên nhân dẫn đến hiểm họa như: ngơi
nhà bị cháy thì hiểm họa là lửa và mối nguy cơ có thể là chập điện, thất thốt khí
gas...). Và nếu chỉ hiểu theo một nghĩa cơ bản thì có thể hiểu: Rủi ro là một sự
không chắc chắn về mất mát, thiệt hại sẽ xảy ra.
Rõ rằng, định nghĩa về rủi ro rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên theo định
nghĩa của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia khi tổng hợp lại có thể chia khái niệm
về rủi ro thành hai trường phái lớn là: Trường phái truyền thống và Trường phái
hiện đại. Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự
tổn thất mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều khơng lành, điều khơng tốt, bất
ngờ xảy đến. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với
lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra
trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại
và phát triển của một doanh nghiệp.Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những
thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn


[6]

hoặc điều khơng chắc chắn có thể xảy ra cho doanh nghiệp trong quá trình kinh
doanh.
Theo trường phái hiện đại, rủi ro (risk) là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa
mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất
mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội.
Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phịng ngừa,
hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho
tương lai. Nhà kinh tế học người Mỹ Inrving Pfeffer và Marilu Hurt Mrcarthy thuộc
Viện Khoa học và kỹ thuật Mỹ là hai học giả đưa ra quan điểm này1. Ông Inrving
Pferfer cho rằng: “ Rủi ro là tổng hợp những yếu tố ngẫu nhiên có thể đo lường
được bằng xác suất”. Theo ơng thì rủi ro gắn liền với sự hiện diện ngẫu nhiên của
sự vật, hiện tượng có thể đo lường trước bằng xác suất, tức là rủi ro là những sự cố
ngẫu nhiên không phụ thuộc vào ý chí con người. Cịn Marilu Hurt Mrcarthy thì
định nghĩa rủi ro là một tình trạng mà trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có
thể xác định được. Ông đưa ra những quan điểm này sau khi đã nghiên cứu kinh
nghiệm của một số công ty về tần số riêng biệt các biến cố trong quá khứ do đó cho
phép các nhà quản trị của doanh nghiệp xác định và phân bổ được xác suất hiện
diện các biến cố tương lai. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các biến cố còn bị ảnh
hưởng của các yếu tố khách quan rất đa dạng nên khó có thể đo lường trước được.
Trong nước, quan điểm của các học giả cũng rất khác nhau, khái niệm về rủi ro
thường được đưa ra trong các cơng trình nghiên cứu khoa học mà chưa đưa ra một
khái niệm thống nhất. Trong tác phẩm: “Phương pháp mạo hiểm và phòng ngừa rủi
ro trong kinh doanh” của tác giả Nguyễn Hữu Thân thì: “ Rủi ro là những bất trắc
gây ra mất mát và thiệt hại”. Bất trắc ở đây là những điều không lường được trước.
Đồng thời những bất trắc này khi xảy ra phải có hậu quả là gây ra mất mát về tài
sản, hàng hố... cịn những bất trắc khơng gây ra thiệt hại thì khơng được coi là rủi
ro.
Như vậy, để hiểu một cách đầy đủ về rủi ro trong kinh doanh và phù hợp nhất
với đặc điểm hoạt động kinh doanh thì các thương nhân có thể hiểu rủi ro là: “ Rủi
ro là những nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, là điều không chắc

chắn có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, được phát sinh từ những bất trắc
ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, ở một mức
độ nào đó rủi ro có thể lường trước được bằng xác suất. Tức là các nhà kinh doanh

1

Pfeffer, Irving, Insurance and Economic theory ( Homewood, IItinois: Richard D. Irwin, Inc, 1956


[7]
có thể đo lường trước được rủi ro có khả năng xảy ra để phòng ngừa và hạn chế rủi
ro ở mức độ tối đa nhất”.
1.1.2. Đặc điểm của rủi ro trong hoạt động kinh doanh .
Để nói sơ qua về rủi ro thì rủi ro bao gồm 3 yếu tố: xác suất xảy ra, khả năng
ảnh hưởng đến đối tượng và thời lượng ảnh hưởng. Bản chất rủi ro là sự khơng chắc
chắn, nếu chắc chắc thì khơng gọi là rủi ro. Và từ đó ta có thể thấy được đặc điểm
của rủi ro như:
- Phải có khả năng xảy ra: Rủi ro có thể trở thành sự thật hoặc cũng có thể
khơng xảy ra, khơng ai có thể khẳng định chắc chắn liệu rủi ro có xảy ra hay khơng
xảy ra mà chỉ có thể dự dốn khả năng xảy ra rủi ro bằng xác suất là lớn hay nhỏ.
- Phải có tính chất khơng xác định: Rủi ro mang tính chất bất định là bởi vì
con người chỉ có thể lường trước được rủi ro chứ khơng thể đánh giá một cách
chính xác mức độ rủi ro là thiệt hại bao nhiêu hay thời gian xảy ra rủi ro.
- Phải có tính tương lai: Rủi ro mang tính tương lai vì khi nhắc đến rủi ro thì
rủi ro vẫn chưa xảy ra ở hiện tại, chúng chỉ là những dự đoán và những đo lường
trước rủi ro mà thôi.
- Phải gây tổn thất, thiệt hại khi xảy ra: Rủi ro một khi đã xảy ra sẽ phải có
một hậu quả nhất định, nếu khơng gây ra thiệt hại thì khơng được coi là rủi ro.
- Mang tính chất lịch sử: Ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn khác nhau lại có những
rủi ro trong kinh doanh khác nhau. Khoa học, kỹ thuật, công nghệ ngày càng phát

triển thì các rủi ro ngày càng được mở rộng và đa dạng hơn. Ví dụ: rủi ro vận
chuyển ( rủi ro vận chuyển trên biển, rủi ro vận chuyển trên đất liền...), rủi ro về
thanh toán, rủi ro về giá cả, rủi ro về những biến động trên thị trường...
1.1.3. Phân loại rủi ro.
Thực tế cho thấy rằng tồn tại rất nhiều loại rủi ro và việc phân loại lại tuỳ
thuộc vào mỗi lĩnh vực khác nhau. Trong hoạt động mua bán hàng hố nói riêng và
hoạt động kinh doanh nói chung thì việc phân biệt rủi ro là cần thiết để hiểu và nắm
bắt được rủi ro, từ đó có thể đưa ra được những phương pháp quản trị rủi ro tốt
nhất. Dưới đây là một số cách thức để phân loại rủi ro:
a)

Căn cứ vào tính chất của rủi ro.

Có hai loại rủi ro căn cứ vào tiêu chí này là: rủi ro thuần tuý và rủi ro suy
đoán.


[8]
- Rủi ro thuần tuý là: rủi ro chỉ mang lại những thiệt hại, mất mát như: hoả
hoạn, tai nạn... nên ln làm phát sinh một loại chi phí để bù đắp thiệt hại. Rủi ro
này cần phải hạn chế khả năng xảy ra.
- Rủi ro suy đoán: là rủi ro trong đó những cơ hội tạo ra thuận lợi gắn liền với
những nguy cơ gây ra tổn thất. Đây là loại rủi ro tạo động lực cho hoạt động kinh
doanh và có tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư.
b)

Căn cứ vào khả năng bảo hiểm

- Rủi ro được bảo hiểm: đây là những loại rủi ro mà khi xảy ra trên thực tế sẽ
được nhận bảo hiểm. Thông thường các loại rủi ro thường có tính bất ngờ, ngẫu

nhiên, xảy ra nằm ngồi ý chí của con người hoặc theo sự thoả thuận của các bên về
rủi ro.
- Rủi ro khơng được bảo hiểm: đó là những rủi ro mà không được người nhận
bảo hiểm chi trả hoặc không được người bảo hiểm bồi thường trong mọi trường
hợp. Đó là các rủi ro đương nhiên xảy ra, chắc chắn sẽ xảy ra hoặc các rủi ro mà
nguyên nhân do chính bản chất của hàng hố, do lỗi của các bên,...
c)

Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh rủi ro.

- Rủi ro do điều kiện tự nhiên: bão, mưa, lũ lụt, hoả hoạn... làm phát sinh rủi
ro đối với hợp đồng mua bán hàng hoá. Những rủi ro này thường gây ra những thiệt
hại lớn về tài sản, hàng hoá cũng như về người, làm cho các doanh nghiệp bị tổn
thất khá nặng nề.
- Rủi ro do chủ quan của cả hai bên: đây là những rủi ro thường gặp đối với
các doanh nghiệp. Ví dụ: do thiếu hiểu biết về văn hoá của nước bạn hàng nên dẫn
tới cách xử sự khơng đúng trong q trình thực hiện hợp đồng gây ra thiệt hại; hoặc
không am hiểu pháp luật của nhau nên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hợp đồng...
Cịn có thể phân biệt rủi ro theo các tiêu thức sau: Rủi ro tĩnh và rủi ro động
hoặc rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt hoặc rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ... Trong
quá trình mua bán hàng hoá cũng như kinh doanh các doanh nghiệp phải dám chấp
nhận rủi ro nhưng cũng phải chủ động đối với rủi ro, phải biết phân tích, đánh giá,
lường trước được rủi ro từ đó tìm ra được phương án thích hợp để phịng ngừa và
hạn chế rủi ro.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân gây ra rủi ro trong kinh doanh.
Qua quá trình nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp cho thấy rằng các nguyên nhân gây ra rủi ro là rất nhiều tuy nhiên có


[9]

thể phân chia vào hai nhóm: các nguyên nhân khách quan và các nguyên nhân chủ
quan.
a)

Nguyên nhân khách quan.

Nguyên nhân khách quan gây ra rủi ro trong kinh doanh là những nhân tố
thuộc về mơi trường tự nhiên, chính trị, kỹ thuật, xã hội... Và hầu hết các nhân tố
này đều khơng nằm ngồi sự kiểm sốt của các doanh nghiệp, nằm ngồi ý chí của
các bên.
- Mơi trường tự nhiên: môi trường này vừa là tiền đề cho sự phát triển nhưng
nó cũng vừa là mơi trường làm gia tăng nguy cơ rủi ro trong kinh doanh biểu hiện
thông qua các hiện tượng tự nhiên bất lợi ( bão lũ, động đất, sóng thần...). Có thể
nhận thấy rằng mơi trường tự nhiên là nhân tố làm giảm sút giá trị sử dụng và giá trị
thương mại của hàng hoá qua đó làm hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động
mua bán hàng hố nói riêng trở nên khắc nghiệt và khó khăn hơn. Mặc dù ngày nay,
khoa học kỹ thuật phát triển con người có thể dự đốn trước được mơi trường tự
nhiên để phịng tránh song đây là môi trường bất định và chứa nhiều rủi ro, các
doanh nghiệp chỉ có thể hạn chế một phần nào đó rủi ro mà thơi.
- Mơi trường chính trị: Sự ổn định về chính trị là một điều kiện vơ cùng quan
trọng đảm bảo cho một quốc gia phát triển và thịnh vượng. Hoạt động kinh doanh
mà cụ thể hơn là hoạt động mua bán hàng hố trong một mơi trường chính trị ổn
định sẽ mang đến cho các nhà doanh nghiệp nhiều thuận lợi hơn. Với một mơi
trường chính trị bất định, thương nhân phải đối mặt với rất nhiều rủi ro khơng lường
trước được. Rủi ro chính trị thường là nguyên nhân của các loại rủi ro khác và từ đó
nó tạo ra một chuỗi rủi ro cho doanh nghiệp nên hậu quả của nó là rất nghiêm trọng.
- Mơi trường kỹ thuật: đây là mơi trường có yếu tố nền tảng quyết định trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xét về một phương diện nào đó, khi khoa
học kỹ thuật phát triển thì nó cũng tạo ra những rủi ro mới ảnh hưởng không nhỏ
đến các doanh nghiệp.

- Môi trường xã hội: Trong kinh doanh không thể khơng nhắc đến mơi trường
xã hội. Nếu có hiểu biết sâu sắc về xã hội thì doanh nghiệp sẽ có một nền tảng vững
chắc trong kinh doanh. Mơi trường xã hội có thể ảnh hưởng hoạt động kinh doanh
thơng qua một số nhân tố thuộc quan hệ tôn giáo, văn hố, tập qn... Sự khác biệt
về mơi trường xã hội ln làm gia tăng tính bất định trong quan hệ kinh tế giữa các
doanh nghiệp. Kinh doanh mà thiếu kiến thức về xã hội có thể sẽ gặp phải nhiều rủi
ro, bất trắc.


[10]
- Môi trường pháp lý: môi trường pháp lý là toàn bộ những quy phạm, quy tắc
sử xự, quy định... trong một quốc gia. Môi trường pháp lý minh bạch là một trong
những cơ sở quan trọng giúp cho các doanh nghiệp ổn định, yên tâm phát triển kinh
doanh. Sự thay đổi theo hướng bất lợi của môi trường pháp lý như: tăng thuế, chồng
chéo các quy định pháp luật... là nguyên nhân làm tăng thêm rủi ro trong kinh doanh
đồng thời cũng làm suy giảm niềm tin của các doanh nghiệp.
- Ngồi ra cịn rất nhiều các ngun nhân khách quan khác làm xuất hiện các
rủi ro trong quá trình kinh doanh cũng như trong hoạt động mua bán hàng hoá của
các doanh nghiệp như: cạnh tranh, sự biến động trong kinh doanh, các yếu tố kinh
tế, khủng hoảng...
b)

Nguyên nhân chủ quan.

- Thái độ của các doanh nghiệp đối với rủi ro: đây cũng được xem là nguyên
nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh của các doanh nghiệp, nó có thể làm tăng
cũng như làm giảm rủi ro kinh doanh. Nếu như một doanh nghiệp chủ quan, xem
thường rủi ro, khơng quan tâm hoặc mất cảnh giác... thì rủi ro sẽ xảy ra thường
xuyên hơn và hậu quả của nó cũng sẽ nặng nề hơn. Ngược lại, nếu doanh nghiệp
ln quan tâm đến, cũng như cảnh giác thì rủi ro sẽ ít xảy ra hơn hoặc có thể hạn

chế rủi ro xảy ra.
- Sự yếu kém về năng lực quản trị rủi ro: mặc dù không thể chắc chắn được rủi
ro có xảy ra hay khơng nhưng bản thân doanh nghiệp hồn tồn có thể dự dốn
được thơng qua xác suất- đó là trách nhiệm chủ yếu của các nhà quản trị rủi ro trong
kinh doanh. Không chỉ dự đốn mà họ cịn phải đưa ra được các phương án phòng
tránh hiệu quả cho các trường hợp rủi ro. Một doanh nghiệp mà có năng lực quản trị
rủi ro tốt thì hậu quả của các rủi ro nếu xảy ra trên thực tế sẽ được hạn chế đến mức
tối đa, nói cách khác thì mức độ rủi ro ảnh hưởng đến doanh nghiệp sẽ không lớn.
- Nguyên nhân từ chính các bên trong q trình thực hiện hợp đồng: Khi giao
kết hợp đồng, các bên luôn mong muốn có các lợi ích từ hợp đồng nên bản thân họ
luôn cố gắng thực hiện đầy đủ các trách nhiệm của mình trong hợp đồng. Tuy nhiên
khi thực hiện hợp đồng do lỗi của các bên mà làm phát sinh rủi ro thường phát sinh
từ thiếu tinh thần trách nhiệm, khi thực hiện trách nhiệm khơng hồn thành tốt nghĩa
vụ của mình gây thiệt hại khơng chỉ cho mình mà còn làm ảnh hưởng đến các bên
liên quan trong hợp đồng.
- Còn nhiều các nguyên nhân chủ quan khác dẫn đến rủi ro trong hoạt động
kinh doanh của một doanh nghiệp nói chung như: sai lầm trong chiến lược kinh
doanh hoặc các sai lầm khác trong cơ chế hoạt động kinh doanh ...


[11]
1.2.

Tìm hiểu về chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá.

1.2.1. Khái niệm về chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá.
Chuyển rủi ro là một trong những điều khoản quan trọng mà các bên cần lưu ý
vì hoạt động mua bán hàng hố là một hoạt động chứa đựng rất nhiều yểu tố này.
Rủi ro không thể tránh né, nhưng nếu chấp nhận gánh chịu toàn bộ rủi ro mà đặc
biệt là trong mua bán hàng hố ( với giá trị rất lớn ) thì sẽ là quá liều lĩnh và ảnh

hưởng không nhỏ đến các thương nhân. Trong trường hợp này, các thương nhân
thường tìm cách chuyển một phần, có lúc là tồn bộ sang đối tác hoặc người khác.
Có 3 học thuyết chính liên quan đến vấn đề chuyển dịch rủi ro2:
(i) Học thuyết thứ nhất: gắn thời điểm chuyển giao rủi ro với thời điểm ký kết
hợp đồng. Học thuyết này không phù hợp với thực tiễn, bởi đối với phần lớn các
hợp đồng mua bán hàng hóa, vào thời điểm hợp đồng được ký kết, hàng hóa vẫn
nằm trong tay người bán, nằm trong tầm kiểm soát của họ. Nếu người mua phải
chịu rủi ro từ thời điểm giao kết hợp đồng thì điều này là khó chấp nhận, vì nếu theo
quan điểm này thì phần thiệt sẽ nhiều hơn cho người mua.
(ii) Học thuyết thứ hai : gắn thời điểm chuyển dịch rủi ro với thời điểm chuyển
dịch
quyền sở hữu. Học thuyết này cũng không phù hợp với thực tiễn bởi lẽ quyền sở
hữu không phải lúc nào cũng gắn với hoặc liên quan đến khái niệm rủi ro. Hơn nữa,
học thuyết này không lý giải được những thông lệ mới nhất trong mua bán hàng
hóa: đó là những trường hợp mà người bán vẫn giữ quyền sở hữu trong khi người
mua nắm giữ hàng hóa trên thực tế. Điều này có nghĩa rằng, người bán sẽ phải chịu
rủi ro đối với hàng hóa mà đã nằm dưới sự quản lý của người mua (cho đến khi
quyền sở hữu được chuyển giao cho người mua). Hệ quả này cũng khó mà chấp
nhận được (đối với người bán), do vậy dễ dàng nảy sinh việc kiện tụng.
(iii) Học thuyết thứ ba: gắn thời điểm chuyển giao rủi ro với thời điểm chuyển
giao hàng hóa. Điều này có nghĩa là bên nào quản lý hàng hóa trên thực tế sẽ phải
chịu rủi ro. Học thuyết này tỏ ra hợp lý và công bằng hơn cả bởi lẽ bên nào chiếm
hữu thực tế hàng hóa sẽ ở một vị thế tốt hơn để bảo vệ chúng, thực hiện những biện
pháp phòng ngừa cần thiết để đảm bảo cho sự an toàn của hàng hóa, hoặc tiến hành
những biện pháp thích hợp để bảo vệ chúng sau khi sự kiện gây thiệt hại đã xảy ra

2

Zoi Valioti, Passing of risk in international sale contracts: A comparative examination of the rules on risk
under the United Nation Convention on Contracts for the International Sales of Goods (Vienna 1980) and

INCOTERMS 2000, 84 p, PACE, September 2003, đoạn iii phần C, chương I.


[12]
và yêu cầu công ty bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm nếu hàng hóa đã được mua bảo
hiểm.
Có thể nhận định rằng: trong 3 học thuyết nói trên thì học thuyết thứ 3 là phù
hợp nhất với nội dung nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, thực tế các quy định về
chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá đã áp dụng rất khéo léo và hợp lý
ba học thuyết nếu trên để phù hợp với thực tiễn cũng như lợi ích bình đẳng giữa các
bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá.
1.2.2. Đặc điểm riêng của rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hố.
Ngồi những đặc điểm chung đã nêu ở trên thì rủi ro trong hoạt động mua bán
hàng hố cịn có những đặc điểm cơ bản khác mà rất dễ phân biệt với các loại rủi ro
khác trong kinh doanh.
- Về tần suất xảy ra rủi ro: có thể thấy rằng rủi ro trong hoạt động mua bán
hàng hoá thường xảy ra với tần suất lớn hơn bởi trong q trình đó, các thương
nhân phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ làm phát sinh rủi ro ở tất cả các giai đoạn
khác nhau của hợp đồng mua bán hàng hoá. Và các rủi ro này không chỉ thuộc môi
trường kinh doanh trong nước mà cũng có thể là mơi trường kinh doanh ngồi nước
nếu đó là hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế. Tức là, trong quá trình thực hiện hợp
đồng thì có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng ( nguyên nhân khách quan và nguyên
nhân chủ quan) sẽ tác động làm ra tăng rủi ro cho các bên.
- Mức độ nghiêm trọng của rủi ro: hợp đồng mua bán hàng hố khơng chỉ
được thực hiện giữa các thương nhân trong cùng một nước mà còn được giao kết
giữa các thương nhân đến từ các quốc gia khác nhau. Do khoảng cách địa lý xa và
hầu hết các hợp đồng thường có giá trị lớn nên một khi rủi ro xảy ra rất khó có thể
nhanh chóng hạn chế, khắc phục tổn thất nên hậu quả của nó là rất nghiêm trọng.
Ngày này, mức độ nghiêm trọng của rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá ngày
càng gia tăng.

- Tính đa dạng và phức tạp của rủi ro: hoạt động mua bán hàng hoá là một
hoạt động rất phức tạp liên quan đến các yếu tố khác như: chủ thể kinh doanh, luật
áp dụng, sự di chuyển hàng hoá, tiền, tập quán thương mại quốc tế, chứng từ, thanh
toán quốc tế... Do đó mà rủi ro xảy ra trong q trình mua bán hàng hố diễn ra hết
sức phức tạp. Thực tế cho thấy hoạt động mua bán hàng hố thường xảy ra rủi ro
mang tính bất ngờ cao đặc biệt là đối với hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế, thập
chí chưa gặp bao giờ trong hoạt động kinh doanh đã gây ra khơng ít khó khăn cho
các thương nhân


[13]
.
1.2.3. Một số rủi ro thường gặp trong hoạt động mua bán hàng hố.
Trong q trình mua bán hàng hố, các doanh nghiệp có thể gặp rất nhiều rủi
ro, những rủi ro này có thể chia làm 2 nhóm cơ bản sau đây:
1.2.3.1. Rủi ro phát sinh do sự thay đổi mơi trường khách quan.
Nhóm này bao gồm các rủi ro sau:
- Rủi ro từ môi trường tự nhiên: Loại rủi ro này đến rất bất ngờ và khó thể
kiểm sốt được, nằm ngồi ý chí con người. Ngun nhân gây ra rủi ro chính là mơi
trường tự nhiên như: mưa gió, bão lũ, hạn hán... Các rủi ro này luôn đe doạ trực tiếp
đến đối tượng của hợp đồng là hàng hoá về chất lượng cũng như số lượng. Hầu hết
các thương nhân luôn muốn tránh gặp phải rủi ro này bởi một khi nó xảy thì hậu
quả rất lớn, bản thân các thương nhân sẽ phải tăng một số chi phí trong q trình
thực hiện hợp đồng.
- Rủi ro chính trị, pháp luật: Đây là rủi ro được các nhà doanh nghiệp phải
quan tâm vì loại rủi ro này khó lường trước được mà tổn thất lại rất nghiêm trọng.
Những rủi ro này phát sinh do sự thay đổi về mơi trường chính trị và pháp luật như:
sửa đổi pháp luật, thay đổi nền chính trị, bị phong toả hay bị cấm vận về kinh tế...
mà đó là lý do hợp đồng đã được ký kết nhưng không thể thực hiện được, hoặc đã
giao hàng nhưng không thể hoàn tất các thủ tục xác nhận... Hoặc sự thay đổi về mơi

trường chính trị, pháp luật có thể tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp từ đó
tạo ra các rủi ro, đặc biệt là các hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế thì rủi ro càng
rõ ràng nhất.
- Rủi ro do chính sách ngoại thương thay đổi: Đây là loại rủi ro liên quan mật
thiết đến các hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế. Chính sách ngoại thương là hệ
thống các nguyên tắc, các biệt pháp kinh tế, hành chính, pháp luật nhằm điều tiết
các hoạt động mua bán hàng hoá của một Nhà nước trong một giai đoạn nhất định.
Trong quá trình thực hiện mua bán hàng hố nếu có sự thay đổi về chính sách ngoại
thương thì các doanh nghiệp có thể phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng cơ
bản nhất vẫn là các rủi ro do các quy định về thủ tục hải quan làm khó khăn khi
hồn tất các thủ tục xác nhận, đây là loại rủi ro mà các nhà kinh doanh rất lo ngại.
1.2.3.2. Rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động của hợp
đồng mua bán hàng hố.
Các rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá :


[14]
- Rủi ro trong đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá.
Rủi ro này phát sinh do kỹ thuật chào hàng, do quá trình đàm phán khơng có
những thoả thuận rõ ràng các yếu tố dễ xảy ra rủi ro như: phương pháp vận chuyển,
địa điểm giao hàng, chất lượng hàng hoá... Hoặc trong hợp đồng lại sử dụng những
từ ngữ không rõ ràng dẫn đến hiểu nhầm, thiếu những điều khoản cần thiết của một
hợp đồng đặc biệt là các điều khoản bảo vệ quyền lợi hay xác định trách nhiệm của
các bên khi xảy ra rủi ro.
- Rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hố.
Đây là nhóm rủi ro thường xuyên xảy ra gây nên những tổn thất lớn và ảnh
hưởng trực tiếp đến hàng hoá của hợp đồng mua bán hàng hoá. Cần lưu ý rằng một
đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá là từ khi ký kết hợp đồng cho đến khi
tiến hành thanh toán và giao hàng là một khoảng thời gian cũng khá dài. Vì vậy,
quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hố cũng dài theo. Nhóm rủi ro này bao

gồm những rủi ro có thể liệt kê như: rủi ro trong quá trình vận chuyển, rủi ro trong
quá trình giao nhận hàng, rủi ro trong quá trình giao các chứng từ liên quan tới hàng
hoá...
1.3.

Phân biệt một số khái niệm.

1.3.1. Phân biệt HĐMBHH và hợp đồng mua bán tài sản ( HĐMBTS).
LTM không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương
mại nhưng có thể dựa vào khái niệm hợp đồng mua bán tài sản tại Điều 428 Bộ
Luật dân sự năm 2005 ( BLDS) thì hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung
của hợp đồng. Nên do đó mà hai loại hợp đồng này có tính chất tương tự giống
nhau như: đều là sự thoả thuận của 2 bên; bên bán có nghĩa vụ giao hàng ( tài sản),
chuyển quyền sở hữu hàng hóa ( tài sản) cho bên mua và nhận thanh tốn; bên mua
có nghĩa vụ thanh tốn cho bên bán, nhận hàng (tài sản) và quyền sở hữu hàng hóa
(tài sản) theo thỏa thuận... Tuy nhiên hợp đồng mua bán hàng hoá trong kinh doanh
cũng là hoạt động thương mại nên cũng có sự khác biệt với hợp đồng mua bán tài
sản.
Hợp đồng mua bán tài sản thông thường cũng có quy định những nội dung liên
quan đến vấn đề chuyển rủi ro trong hợp đồng mà cụ thể được quy định tại Điều
440 BLDS. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong lĩnh vực
HĐMBHH theo LTM nên cần phải làm rõ và phân biệt được hai loại hợp đồng này.
Một số sự khác nhau cơ bản:


[15]
- Thứ nhất, về đối tượng: HĐMBHH trong thương mại có đối tượng là hàng
hố. Tuy nhiên khơng thể hiểu theo nghĩa thơng thường, mà hàng hố chỉ được hiểu
theo quy định tại khoản 2 Điều 3 LTM là :“Hàng hoá bao gồm : Tất cả các loại
động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đât

đai.”
Còn đối tượng của HĐMBTS rộng hơn là các loại tài sản quy định trong Điều
162 BLDS bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản được phép giao
dịch.
- Thứ hai, về chủ thể: chủ thể trong HĐMBHH chủ yếu là thương nhân ( các
tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của
HĐMBHH) bao gồm : tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động
thương mại một cách độc lập, thường xun và có đăng kí kinh doanh (Khoản 1
Điều 6 LTM). Thương nhân là chủ thể của HĐMBHH có thể là thương nhân Việt
Nam hoặc thương nhân nước ngoài (trong HĐMBHH quốc tế).
Trong khi đó, chủ thể tham gia HĐMBTS có thể là mọi tổ chức, cá nhân đầy
đủ năng lực, có nhu cầu mua bán tài sản, có sự mở rộng hơn rất nhiều so với chủ thể
trong HĐMBHH.
- Thứ ba, về mục đích: HĐMBHH trong thương mại chủ yếu là để kinh doanh
thu lợi nhuận cho các thương nhân.
HĐMBTS lại khơng nhất thiết là có mục đích kinh doanh mà có thể nhằm
nhiều mục đích khác nhau như : tiêu dùng, tặng, cho, làm từ thiện hoặc đơn giản là
vì sở thích…Sự khác nhau này là do yếu tố chủ thể quyết định.
- Thứ tư, về hình thức: Ta hầu như không thấy sự khác biệt nào khi so sánh
Điều 401 về hình thức hợp động dân sự của BLDS 2005 với Điều 24 về hình thức
HĐMBHH của LTM 2005. Chúng đều có thể xác lập bằng lời nói, văn bản hoặc
hành vi cụ thể. Tuy nhiên, trong thực tế kinh doanh chúng ta thấy rằng, đối tượng là
hàng hoá thường mang số lượng nhiều, giá trị lớn và để đảm bảo lợi ích, tránh xảy
ra tranh chấp khơng đáng có thì hình thức hợp đồng bằng văn bản hay được ưu tiên
do những ưu điểm vốn có của nó (minh bạch, rõ ràng, có thể dễ dàng đưa ra làm
bằng chứng khi có tranh chấp).
- Thứ năm, về nội dung: Nội dung của HĐMBHH là các điều khoản do các
bên thoả thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng, là
sự phát triển tiếp tục và cụ thể trong pháp luật chuyên ngành từ những quy định về
nội dung hợp đồng của HĐMBTS của BLDS.



[16]
Khó có thể tìm thấy điều luật cụ thể trong BLDS về trách nhiệm chuyển rủi ro
trong các trường hợp cụ thể được quy định về HĐMBTS, nhưng trong LTM được
đề cập trong Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61.
Điểm đặc biệt hơn, giá không phải là nội dung bắt buộc để HĐMBHH có hiệu
lực. Bởi ngay cả khi khơng có sự thoả thuận về giá hàng hố, khơng có sự toản
thuận về phương pháp xác định giá và cũng khơng có bất kì chỉ dẫn nào khác về giá
thì giá của hàng hố được xác định theo giá của loại hàng hố đó trong các điều
kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hố, thị trường
địa lí, phương thức thanh tốn và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá (Điều 52
LTM 2005).
Trong khi đó, HĐMBTS thường mang tính chất nhỏ, lẻ thì việc thoả thuận về
giá mang ý nghĩa rất lớn ( Khoản 3,Điều 402, BLDS). Bởi giá cả là biểu hiện bằng
tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hố đó và cũng là
một phần lợi ích mà các bên mong muốn được khi giao kết hợp đồng (bên bán tài
sản) trong hợp đồng mua bán tài sản. Vì vậy, hơn ai hết các bên trong hợp đồng
mua bán tài sản luôn mong muốn làm rõ vấn đề về giá cả tài sản là cơng việc trước
tiên.
Và cịn có rất nhiều sự khác biệt như: chế tài phạt hợp đồng, mua bán hàng hoá
qua sở giao dịch...
Để tránh xảy ra tranh chấp giữa các chủ thể, đặc biệt là các thương nhân phải
rất chú ý điểm khác biệt hai loại hợp đồng này trong kinh doanh bởi vì ln có
những nhầm lẫn hoặc hiểu nhầm về hai loại hợp đồng này từ đó lại phát sinh nhưng
thiệt hại khơng đáng có trong hợp đồng làm ảnh hưởng tới các bên.
1.3.2. Phân biệt thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng với thời điểm có hiệu
lực của hợp đồng .
Liệu rằng khi hợp đồng có hiệu lực thì bên mua có phải chịu rủi ro hay khơng
khi có rủi ro xảy ra mặc dù tại thời điểm này hàng hoá vẫn ở trong tay người bán?

Theo quan điểm của LTM khẳng định: thời điểm chuyển rủi ro và thời điểm có hiệu
lực của hợp đồng là khác nhau. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp các bên vẫn nhầm
lẫn hai thời điểm này khi tham ra vào hợp đồng mua bán hàng hoá trong kinh doanh
nên cũng cần phải phân biệt sự khác nhau của hai thời điềm trên.
+ Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng:
Việc xác định thời điểm có hiệu lực của một hợp đồng là trong những vấn đề
rất quan trọng. Bởi kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực thì quyền và nghĩa vụ của


[17]
các bên mới phát sinh, và được pháp luật bảo vệ. Cũng căn cứ vào đó để xác định
sự tồn tại hợp pháp của một hợp đồng và từ đó để rằng buộc các bên trong hợp
đồng. Và khi hợp đồng đã có hiệu lực các bên phải thực hiện các nghĩa vụ đã xác
lập từ hợp đồng đó. Về nguyên tắc, hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ
thời điểm giao kết3. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định hiện hành, thời điểm có
hiệu lực của hợp đồng được xác định tại nhiều thời điểm khác nhau, tùy thuộc vào
hình thức của hợp đồng, tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên, cũng như những quy
định khác của pháp luật chuyên ngành. Thời điểm phát sinh hiệu lực của những hợp
đồng này là không giống nhau, và khơng phải trong mọi trường hợp đều có thể xác
định một cách rõ ràng.
Ví dụ: hợp đồng bằng văn bản có hiệu tại thời điểm bên sau cùng ký vào văn
bản hợp đồng...
+ Thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng:
Xác định thời điểm chuyển rủi ro lại có ý nghĩa là xác định việc bên nào phải
chịu rủi ro đối với hàng hố khi có rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng
tức là từ thời điểm đó người bán hết phải chịu rủi ro và người mua bắt đầu phải chịu
rủi ro đối với hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa. Pháp luật hiện
hành cho phép các bên hoàn toàn được thoả thuận thời điểm chuyển rủi ro. Tuy
nhiên theo nguyên tắc, thời điểm chuyển rủi ro sang người mua thường được xác
định theo hai thời điểm là: thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời điểm giao hàng.

Căn cứ để xác định thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng đơn giản hơn
nhiều so với việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Và cũng cần phải
lưu ý rằng, thời điểm chuyển rủi ro chỉ được quy định trong hợp đồng mua bán hàng
hoá, rộng hơn là hợp đồng mua bán tài sản, còn trong các hợp đồng dân sự khác rất
hiếm có các quy định về chuyển rủi ro. Còn đối với thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng thì nó lại có ý nghĩa đối với tất cả các loại hợp đồng.
1.3.3. Phân biệt thời điểm chuyển rủi ro với thời điểm chuyển giao quyền sở
hữu hàng hoá trong hợp đồng.
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, việc xác định thời điểm chuyển quyền sở
hữu và thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ người bán sang người mua có ý
nghĩa pháp lý hết sức quan trọng. Tuy nhiên, việc xác định hai thời điểm này rất dễ
gây nhầm lẫn cho các bên cũng như bên thứ ba. Vì vậy, cần phải phân biệt cụ thể
hai thời điểm nêu trên trong hợp đồng.
3

Điều 405 BLDS năm 2005


[18]
+ Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá:
Theo quy định tại Điều 62 LTM 2005 (LTM): “Trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên
bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.”
Trong khi đó, quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản thì
BLDS 2005 ( BLDS) tại Điều 68: “... Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản
có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác.”
Như vậy, thông thường theo quy định của pháp luật về thời điểm chuyển
quyền sở hữu đối với hàng hóa từ người bán sang người mua là quy phạm có tính
chất lựa chọn, tức là các bên có quyền tự do thỏa thuận thời điểm quyền sở hữu đối

với hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán. Quan điểm này hoàn toàn đồng
nhất với thời điểm chuyển rủi ro khi mà pháp luật cũng ưu tiên sự thoả thuận của
các bên. Pháp luật chỉ can thiệp khi khơng có sự thỏa thuận của các bên. Ý nghĩa
pháp lý của việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa thể hiện
ở chỗ, sau thời điểm chuyển quyền sở hữu, người bán hết quyền định đoạt hàng hóa,
cịn người mua có được thẩm quyền của người chủ sở hữu đối với hàng hóa.
+ Thời điểm chuyển rủi ro trong HĐMBHH.
Khác với việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu, xác định thời điểm
chuyển rủi ro có nghĩa là từ thời điểm đó người bán hết phải chịu rủi ro và người
mua bắt đầu phải chịu rủi ro đối với hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán
hàng hóa. Và theo nguyên tắc, thời điểm chuyển rủi ro sang người mua liên quan
đến hai sự kiện pháp lý hoàn toàn khác nhau: thời điểm chuyển quyền sở hữu và
thời điểm giao hàng.
Như vậy, trong một số trường hợp, quyền sở hữu đối với hàng hóa được
chuyển từ người bán sang người mua tại thời điểm giao hàng, tức là đồng thời với
việc chuyển rủi ro. Lúc này việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá
lại là điều kiện xác định thời điểm chuyển rủi do và cũng như xác định bên nào sẽ
phải chịu trách nhiệm khi có rủi ro xảy ra.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác quyền sở hữu đối với hàng hóa khác
với trách nhiệm chịu rủi ro với hàng hoá được ở chỗ là sau thời điểm giao hàng. Có
nghĩa là, ở trong tình huống này bên mua đã phải chịu những rủi ro mặc dù quyền
sở hữu vẫn chưa được chuyển giao.
Ví dụ, trong hợp đồng mua bán hàng hóa với điều kiện rủi ro được chuyển
sang người mua tại thời điểm người bán hồn thành nghĩa vụ giao hàng của mình ở


×