Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Những vấn đề pháp lý cơ bản về bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo hiệp định tríp và thep pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.42 MB, 58 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SHTT

-

Sở hữu trí tuệ

SHCN

-

Sở hữu cơng nghiệp

CDĐL

-

Chỉ dẫn địa lý

1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 4
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI
VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ............................................................................................. 7
1.1. Khái niệm chung.............................................................................................. 7
1.1.1 Khái niệm chỉ dẫn địa lý ............................................................................ 7
1.1.2. Quyền sở hữu trí tuệ với chỉ dẫn địa lý .................................................... 9
1.1.2.1 Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ .............................................................. 9


1.1.2.2 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý ............................. 11
1.2. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định TRIPs...................................... 11
1.2.1 Bối cảnh ra đời ......................................................................................... 11
1.2.2. Nguyên tắc bảo hộ ................................................................................... 12
1.2.3 Tiêu chuẩn bảo hộ chung ......................................................................... 13
1.2.4 Biện pháp để thực thi quyền sở hữu trí tuệ............................................. 13
1.2.5. Vấn đề chuyển giao công nghệ ................................................................ 14
1.2.6. Giải quyết tranh chấp ............................................................................. 15
1.3. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam ................................ 15
1.3.1. Bối cảnh ra đời ........................................................................................ 15
1.3.2 Nguyên tắc bảo hộ .................................................................................... 16
1.3.2. Tiêu chuẩn chung .................................................................................... 16
1.3.4 Biện pháp để thực thi ............................................................................... 17
1.4. Hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý .................................................................... 17
1.4.1 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng hệ thống riêng .............................................. 17
1.4.2. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng hình thức đăng ký nhãn hiệu tập thể hoặc
nhãn hiệu chứng nhận. ..................................................................................... 18
1.4.3 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật về chống cạnh tranh không lành
mạnh .................................................................................................................. 19
1.5. Ý nghĩa bảo hộ chỉ dẫn địa lý........................................................................ 20

2


CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO HỘ QUYỀN
SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ TRONG TƯƠNG
QUAN SO SÁNH VỚI HIỆP ĐỊNH TRIPS........................................................... 22
2.1.Theo pháp luật Việt Nam ............................................................................... 22
2.1.1 Điều kiện bảo hộ ....................................................................................... 22
2.1.2 Trường hợp ngoại trừ .............................................................................. 26

2.1.3 Hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý ............................................................ 27
2.1.4 Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý .................... 27
2.2.Theo Hiệp định TRIPs ................................................................................... 29
2.2.1 Điều kiện bảo hộ ....................................................................................... 29
2.2.2. Các trường hợp loại trừ .......................................................................... 30
2.2.3 Hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý ............................................................ 31
2.3.Đánh giá .......................................................................................................... 36
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HỘ VÀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT
NAM ......................................................................................................................... 39
3.1. Thực trạng hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam............................. 39
3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ chỉ dẫn địa lý. ................ 51
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 56

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xa xưa, nông sản thực phẩm đồ thủ công, rượu vang, lụa… có được danh tiếng
là nhờ nguồn gốc xuất xứ. Các sản phẩm này được đặt tên theo địa danh sản xuất.
Sau đó tên gọi này được pháp luật bảo hộ dưới dạng chỉ dẫn địa lý.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, uy tín thương mại của doanh nghiệp được thể
hiện qua các dấu hiệu gắn liền với hàng hóa của họ như nhãn hiệu, tên thương mại,
chỉ dẫn địa lý. Chỉ dẫn địa lý mang thông điệp về nguồn gốc danh tiếng, chất lượng
sản phẩm, do đó trở thành một tài sản có giá trị thương mại. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý
đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhiều doanh nghiệp,
khu vực và các quốc gia trên thế giới. Sự ra đời cuả Hiệp định về những khía cạnh
liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ năm 1994 ( gọi tắt là hiệp định
TRIPs) đã đánh dấu bước phát triển mới cho việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Các quốc

gia thành viên của WTO đều phải có những sửa đổi, hồn thiện hệ thống pháp luật
của mình để phù hợp và tương thích với u cầu của hiệp định TRIPs.
Việt Nam là quốc gia có giàu tiềm năng về các sản phẩm nông nghiệp , thủy sản,
thủ công mỹ nghệ. Danh tiếng của các sản phẩm này đã được biết đến và thừa nhận
rộng rãi ở trong và ngoài nước. Vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý là tương đối mới ở
Việt Nam và hầu như mới được quan tâm. Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra nhiều
thuận lợi cho pháp triển kinh tế, đồng thời cũng làm phát sinh khơng ít những thách
thức đặc biệt là vấn đề về chỉ dẫn địa lý. Do vậy Việt Nam cần đặc biệt chú ý đến
vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý để xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp, bảo vệ lợi ích
kinh tế của quốc gia, đồng thời tạo điều kiện để phát triển các sản phẩm mang chỉ
dẫn địa lý của Việt Nam ra ngoài quốc tế. Việc nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ
bản về chỉ dẫn địa lý và thực trạng của hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý, từ đó đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ chỉ dẫn địa lý là một yêu cầu cấp
thiết. Vì vậy em chọn nghiên cứu đề tài: “Những vấn đề pháp lý cơ bản về bảo hộ
chỉ dẫn địa lý theo Hiệp định TRIPS và theo pháp luật Việt Nam”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
*Mục đích của luận văn: nhằm làm rõ những vấn đề pháp lý cơ bản về bảo hộ chỉ
dẫn địa lý theo hiệp định TRIPs và theo pháp luật Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất
các giáp nhằm hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nhằm tăng cường bảo hộ chỉ
dẫn địa lý ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

4


* Nhiệm vụ của luận văn:
-Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về chỉ dẫn địa lý và bảo hộ sở hữu công
nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo hiệp định TRIPs: hệ thống các khái niệm, thuật
ngữ liên quan đến chỉ dẫn địa lý và bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nội dung bảo hộ quyền sở
hứu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý, phương thức bảo hộ, điều kiện bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý

- Nghiên cứu pháp luật thực đinh Việt Nam vê bảo hộ chỉ dẫn địa lý : các quy định
hiện hành về về điều kiện bảo hộ, nội dung,việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp
đối với chỉ dẫn địa lý
- So sánh đối chiếu pháp luật việt Nam với hiệp định TRIPs đánh giá thực trạng bảo
hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, khắc phục những hạn chế của pháp luật
Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.
3. Phạm vi nghiên cứu
Các quy định của hiệp đinh TRIPs và pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về bảo hộ
chỉ dẫn địa lý; tìm hiểu thực trạng bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế ở Việt Nam; nghiên cứu khái quát về bảo hộ chỉ dẫn địa lý trên thế
giới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ cở vận dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử theo quan điểm
của chủ nghia Mác- Lenin. Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp,
so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật Việt Nam với Pháp luật quốc tế
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phần phụ lục
Phần nội dung gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ QUỐC TẾ ĐỐI
VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ.
CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ
HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CHỈ DÂN ĐỊA LÝ TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH
VỚI HIỆP ĐỊNH TRIPS

5


CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HỘ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

6


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI
VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
1.1. Khái niệm chung
1.1.1 Khái niệm chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý được sử dụng trong đời sống hàng ngày với ý nghĩa là bất kỳ dấu
hiệu nào (từ ngữ, hình ảnh, biểu tương…) có mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với
một khu vực địa lý nhất định. Thông qua chỉ dân địa lý nhằm giúp người tiêu dùng
phân biệt sản phẩm của khu vực sản xuất này với khu vực sản xuất khác. Trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, chỉ dẫn địa lý đóng vai trị quan trọng như một phương
tiện xúc tiến thương mại, làm gia tăng giá trị và uy tín cho sản phẩm, mang lại
những lợi ích kinh tế to lớn cho người sử dụng chỉ dẫn địa lý
Khái niệm về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã hình thành ở Pháp vào đầu thế kỷ XX, các
vấn đề liên quan đến chỉ dẫn nguồn gốc địa lý được xác định theo các thuật ngữ: chỉ
dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ. Sau đó, nó được nâng lên tầm quốc tế, đặc biệt
trong Cộng đồng châu Âu, và được thừa nhận năm 1994 bởi Hiệp định về những
vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs). Hiệp định này
thiết lập các tiêu chuẩn để quy định về bảo hộ và thực thi sở hữu trí tuệ quốc tế. xây
dựng các tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu đối với chỉ dẫn địa lý.
Nói cách khác chỉ dẫn địa lý là thuật ngữ có nguồn gốc từ hai thuật ngữ chỉ dẫn
nguồn gốc và tên gọi xuất xứ hàng hóa.
Chỉ dẫn nguồn gốc là thuật ngữ xuất hiện sớm nhất trong các thuật ngữ trên. Chỉ
dẫn nguồn gốc lần đầu tiên được đề cập đến trong công ước Paris 1883 về bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp, nhưng công ước này chưa đưa ra khái niệm cũng như

các dấu hiệu của chỉ dẫn nguồn gốc. Kế thừa và phát triển công ước Paris, thỏa ước
Marid 1891 về đăng ký quố tế nhãn hiệu hàng hóa quốc tế đã quy định về chỉ dẫn
nguồn gốc. “Bất kỳ sản phẩm nào mang chỉ dẫn sai lệch và lừa dối mà qua đó, một
trong số các quốc gia thành viên của thỏa ước Marid hoặc một địa điểm tại nước đó
được chỉ dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp là nước hoặc địa điểm xuất xứ hàng nhập khẩu
vào bất kỳ quốc gia thành viên nào của thỏa ước đều bị tịch thu” Chỉ dẫn nguồn gốc
được quy định tai thỏa ước Marid phải là dấu hiệu chỉ dẫn chính xác về một qc
gia hoặc một địa điểm trong quốc gia đó mà tại đó hàng hóa được tạo ra.
Tên gọi xuất xứ hàng hóa thuật ngữ này cũng xuất hiện lần đâu tiên trong cơng
ước Paris nhưng mãi đến hiệp định Lisbon được kí kết thì khái niệm tên gọi xuất xứ
hàng hố mới được chuẩn hố. Có thể thấy rằng, Cơng ước Paris 1883 cũng như

7


Thoả ước Madrid 1891 đều không nhắc tới thuật ngữ chỉ dẫn địa lý mà chỉ nhắc tới
hai thuật ngữ chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ. Tuy nhiên cả Công ước và Thoả
ước kể trên không đưa ra được khái niệm về hai thuật ngữ này mà chỉ nhắc tới
chúng với tư cách là đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ. Đến năm 1958,
Thoả ước Lisbon về bảo hộ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ của hàng hoá ra đời
đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm về tên gọi xuất xứ hàng hoá. Theo điều 2, hiệp định
Lisbon: “Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, khu vực hoặc vùng lảnh
thổ dùng để chỉ đẫn cho sản phẩm bắt nguồn từ khu vực đó, có chất lượng hoặc
những tính chất đặc thù riêng biệt xuất phát từ môi trường địa lý, bao gồm yếu tố tự
nhiên và con người”. Theo thoả ước Lisbon thì tên gọi xuất xứ hàng hố có 3 đặc
điểm
- Là tên của một khu vực địa lý, địa danh nhất định như tên nước, khu vực hoặc
vùng, địa phương cụ thể. “Tên địa lý” phải là những tên gọi được sử dụng chính
thức trên bản đồ địa lý để chỉ một khu vực địa lý nhất định.
-Hàng hóa có sử dụng tên gọi xuât xứ phải bắt nguồn, được sản xuất từ khu vực

địa lý mà nó chỉ dẫn.
- Phải có mối liên hệ giữa chất lượng và các tích chất đặc thù của hàng hóa với
các yếu tố đặc biệt của mơi trường địa lý, bao gồm các yếu tố tự nhiên và con
người.
Thuật ngữ “chỉ dẫn địa lý” đã được đề cập trong Hiệp định TRIPs tại khoản 1
điều 22 như sau “ Chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hóa có nguồn gốc từ lãnh
thổ của một nước thành viên hoặc từ một khu vực hay địa phương trong lãnh thổ đó
mà chất lương, uy tín hay đặc tính khác của hàng hóa chủ yếu do xuất xứ địa lý
quyết định”. Theo đó chỉ dẫn địa lý có 3 đặc điểm:
- Chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về nguồn gốc của hàng hóa, khơng nhất thiết
phải là tên địa lý như tên gọi xuất xứ. Các chỉ dẫn này có thể là dấu hiệu bất kỳ ( từ
ngữ, hình ảnh…) miễn là qua đó có thể chỉ ra được hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý
được bắt nguồn từ lãnh thổ của quốc gia nào hoặc thuộc một khu vực địa phương
nào của lãnh thổ quốc gia đó. Tuy nhiên dấu hiệu trên hàng hóa phải liên quan đếnn
một quốc gia cụ thể hoặc một địa phương khu vực của một quốc gia cụ thể đến mức
qua dấu hiệu người tiêu dùng biết được hàng hóa bắt nguồn từ đâu. Như vây, theo
hiệp định TRIPs, phạm vi các chỉ dẫn được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý rộng hơn so với
tên gọi xuất xứ.

8


-Hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý phải bắt nguồn từ lãnh thổ, địa phương hay khu
vực được chỉ dẫn tới. Đây cũng là đặc điểm chung của chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi
cuất xứ.
-Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính mà các tính
chất này chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định.
Tại Việt Nam, khái niệm chỉ dẫn địa lý được quy định tại khoản 22 điều 4 Luật
sở hữu trí tuệ 2005 “ chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc
từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”.

Khái niệm về chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam hiện hành hồn tồn tương
thích với điều 22.1 của Hiệp định TRIPs.
1.1.2. Quyền sở hữu trí tuệ với chỉ dẫn địa lý
1.1.2.1 Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ
SHTT có thể được hiểu một cách chung nhất là những kết quả sáng tạo trí tuệ
mang tính vơ hình nhưng lại có ý nghĩa rất lớn khi được ứng dụng vào các sản phẩm
hữu hình; đó là những sản phẩm của q trình sáng tạo khoa học- cơng nghệ văn
học, nghệ thuật, khoa học…
Quyền sở hữu trí tuệ quốc tế là quyền của chủ thể đối với các đối tường của
quyền sở hữu trí tuệ phát sinh ở nước ngoài hoặc được bảo hộ theo pháp luật nước
ngoài.
Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các nhóm quyền: quyền tác giả và quyền liên quan
đến tác giả; quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
* Đặc điểm
- Quyền sở hữu trí tuệ là quyền đối với các tài sản vơ hình
+ Các đối tượng cảu quyền sở hữu trí tuệ được tạo ra bởi lao động, sang tạo của trí
tuệ xã hội tiếp cận với các sản phẩm trí tuệ thơng qua các dạng cụ thể của sản phẩm
đã được vật chất hóa
+ Quyền sở hữu trí tuệ vừa mang tính chất nhân than vừa mang tính chất tài sản.
Chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có độc quyền trong việc khai thác, sử dụng các đối
tượng của quyền sở hữu trí tuệ
+ Quyền sở hữu trí tuệ chỉ phát sinh trong khoảng thời gian nhất định được pháp
luật bảo hộ
- Quyền sở hữu trí tuệ mang tính chất lãnh thổ
+ Tài sản trí tuệ dễ sao chép, phổ biến nên việc bảo hộ trong nước là rất khó khăn
do đó quyền sở hữu trí tuệ phát sinh trên lãnh thổ nước nào chỉ được bảo hộ ở nước
đó nếu khơng có điều ước quốc tế khác.

9



+ Pháp luật nơi phát sinh quyền sở hữu trí tuệ quy định điều kiện bảo hộ, đối
tượng bảo hộ, thời hạn bảo hộ, quyền và nghĩa vụ
- Quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ một cách đặc biệt nhằm chống lại hành vi sử
dụng trái phép quyền sở hữu trí tuệ thơng qua 2 cơ chế
+ Bảo hộ Quốc gia bằng việc mỗi nước tự xây dựng hệ thống pháp luật riêng trong
lĩnh vực bảo hộ sở hữu trí tuệ
+ Bảo hộ quốc tế thơng qua việc các quốc gia kí kết các điều ước quốc tế đa
phương hoặc song phương hoặc áp dụng nguyên tắc có đi có lại nhằm bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ cho pháp nhân, công dân các nước trên lãnh thổ của nhau.
Quyền SHTT bao gồm hai nội dung: quyền tác giả và quyền sở hữu cơng nghiệp
Quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu cơng nghiệp nói riêng được
quy định tại hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới cũng như trong các điều
ước quốc tế song phương và đa phương.
Theo quy định của Công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp, khái
niệm SHCN được hiểu theo hai nghĩa [10, tr.162]:
Theo nghĩa rộng, SHCN không những chỉ áp dụng cho công nghiệp và thương
mại theo đúng nghĩa của nó mà cho cả các nghành sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp khai thác và tất cả các sản phẩm chế biến hoặc sản phẩm tự nhiên như rượu,
ngũ cốc, lá thuốc lá, hoa quả, gia súc, khoáng sản, nước khoáng, bia, hoa và bột [6,
điều 1.3].
Theo nghĩa hẹp, đối tượng của SHCN bao gồm patent (sáng chế), mẫu hữu ích (
giải pháp hữu ích) kiểu dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ,
tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ hàng hóa và chống cạnh
tranh khơng lành mạnh [6, điều 1.2]
Pháp luật Việt Nam, tại khoản 4 điều 5 Luật SHTT năm 2005 đã giải thích “
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức cá nhân đối với sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại,
chỉ dẫn địa lý, bí mất kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống
cạnh tranh khơng lành mạnh”.

Xuất phát từ tính chất lãnh thổ của quyền SHCN nên quyền SHCN phát sinh tại
lãnh thổ quốc gia nào thì chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó.
Quyền SHCN muốn được bảo hộ ở nước ngồi phải thực hiện thơng qua các
phương thức bảo hộ quôc tế.
Bảo hộ quốc tế quyền SHCN có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn chặn các hành
vi sử dụng bất hợp pháp quền SHCN, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của
10


chủ sở hữu khi có các đối tượng SHCN được sử dụng ở nước ngồi, thơng qua đó
vừa tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quôc tế phát triển lành mạnh vừa thúc
đẩy sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật…
1.1.2.2 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý
Quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý là quyền của tổ chức, cá nhân đối với
chỉ dẫn địa lý.
Quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý cũng có một số đặc điểm chung của
quyền sở hữu trí tuệ như tính vơ hình, tính hạn chế về khơng gian. Ngồi ra, cịn có
những đặc điểm riêng biệt như
- Người sử dụng chỉ dẫn địa lý không phải là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý
- Việc bảo hộ tại nước xuất xứ là điều kiện cốt lõi, là nền tảng cho việc tồn tại và
bảo hộ các chỉ dẫn địa lý. Việc bảo hộ tại nước xuất xứ là điều kiện tiên quyết cho
sự bảo hộ trên phạm vi quốc tế.
- Chỉ dẫn địa lý không bị giới hạn thời hạn bảo hộ nếu đối tượng bảo hộ là chỉ dẫn
địa ký vẫn đáp ứng được các điều kiện theo quy định.
- Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng, quyền sử dụng chỉ dẫn
địa lý không được chuyển giao
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý là việc nhà nước, cơ quan chức năng và các chủ thể, thông
qua hệ thống pháp luật tiến hành các hoạt động liên quan đến xác lập, khai thác và
bảo vệ các chủ thể chống lại các hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.
1.2. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định TRIPs

1.2.1 Bối cảnh ra đời
Sở hữu trí tuệ khơng phải là một vấn đề mới trong thực tiễn hoạt động kinh tế
thế giới. Trước những năm 90 của thế kỷ thước, đã có nhiều Điều ước quốc tế đa
phương về sở hữu trí tuệ tồn tại, trong đó quan trọng nhất là Cơng ước Paris về bảo
hộ sở hữu công nghiệp, Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ
thuật, Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các tổ
chức phát sóng…Các điều ước quốc tế nói trên đều khẳng định vai trò ngày càng
quan trọng của SHTT đối với hoạt động đầu tư, sản xuất và thương mại ở từng quốc
gia cũng như trong quan hệ quốc tế.
Tuy nhiên, từ những năm 1980, quyền SHTT bắt đầu trở thành mối quan tâm
thường xuyên và có ảnh hưởng trực tiếp tới các thể chế thương mại quốc tế. Hệ
thống bảo hộ quyền SHTT của các quốc gia khác nhau đã được đánh giá lại và đòi
hỏi phải tuân thủ các tiêu chuẩn thống nhất có tính chất quốc tế. Sự đóng góp ngày
càng tăng của tài sản trí tuệ vào sự tăng trưởng kinh tế và tạo ra tri thức một cách

11


nhanh chóng, bao gồm sự xuất hiện của những cơng nghệ mới đã dẫn đến sự thay
đổi chính sách về quyền SHTT và sự lựa chọn cách thức quản lý mới đói với tài sản
trí tuệ. Bên cạnh đó, khuynh hướng sử dụng trái phép các tài sản trí tuệ đã và đang
diễn ra ngày một phổ biến và trầm trọng với vấn nạn hàng giả, hàng nhái bùng nổ
trên toàn cầu. Việc bắt chước sao chép để sản xuất và bán các sản phẩm có chứa các
thành quả sang tạo đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh, đẩy những
người bỏ công sức đầu tư thực sự ra khỏi thị trường. Thực tế này đã khiến họ khơng
có khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận cần thiết để tiếp tục các hoạt động sáng tạo.
Do vậy, một số nước phát triển đã bắt đầu sử dụng những biện pháp thương mại
nhằm kiềm chế nạn đánh cắp tài sản trí tuệ ở nước ngồi. Tuy nhiên trong thực tiễn
hoạt động thương mại quốc tế, mức độ bảo hộ quyền SHTT ở các quốc gia là khác
nhau, nên thường dẫn tới tình trạng các tranh chấp thương mại khơng được giải

quyết theo tiêu chí thống nhất.
Trong bối cảnh đó, việc tạo lập một hệ thống bảo hộ quyền SHTT có tính bắt
buộc trên phạm vi quốc tế nhằm ngăn chặn việc sử dụng trái phép tài sản trí tuệ và
khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo đang ngày càng trở nên bức thiết. Các
nước thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhất trí cần phải có một
điều ước quốc tế riêng để điều chỉnh các quan hệ về sở hữu trí tuệ phát sinh giữa
các nước thành viên. Mặt khác trong điều ước quốc tế hiện có về sở hữu trí tuệ, một
số vấn đề về bảo hộ và thực thi quyền SHTT vẫn chưa được quy định hoặc chưa
quy định một cách chặt chẽ. Từ u cầu đó , tại vịng đàm phán Urugoay về thuế
quan và thương mại của GATT, ngày15/4/1994 Hiệp định TRIPS – Hiệp định về
các vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ đã được ký kết. Hiệp
định TRIPS bắt đầu có hiệu lực từ 01-01-1995 đối với tất cả các nước là thành viên
của GATT ( nay là WTO).
Mục đích chính của hiệp định TRIPS là quy định những tiêu chuẩn, những biện
pháp và những thủ tục tối thiểu mà các nước là thành viên của Hiệp định phải có
nghĩa vụ tuân thủ, thiết lập một khung pháp lý thống nhất , có hiệu quả trong việc
bảo hộ toàn diện quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền SHCN.
1.2.2. Ngun tắc bảo hộ
Hiệp định ghi nhận 2 nguyên tắc cơ bản trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
- Nguyên tắc bảo đối xử quốc gia (NT) Hiệp định quy định “ Mỗi thành viên phải
dành cho các công dân của các thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn
so với sự đối xử của Thành viên đó đối với cơng dân của mình trong bảo hộ sở hữu
trí tuệ [9,điều 3.1].

12


- Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN): Nguyên tắc này được ghi nhận tại điều 4
của hiệp định. Đây là nguyên tắc lần đầu tiên được ghi nhận trong lĩnh vự sở hữu trí
tuệ.m Theo nguyên tắc này : “ Đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bất kỳ một

sự thuận lợi ưu đãi, đặc quyền hoặc miễn trừ nào được một nước Thành viên dành
cho cơng dân của bất kỳ nước nào khác thì lập tức và vô điều kiện phải dành cho
công dân của tất cả các nước Thành viên khác”.
Việc bảo hộ các đối tượng của quyền SHTT được bảo hộ trên cơ sở độc lập của
các nước thành viên :
+ Việc bảo hộ đó phải được thực hiện khơng ít hơn tính chất của TRIPS
+ Các nước thành viên của TRIPS có thể sửa đổi hoặc xây dựng luật SHTT của
mình để thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm vấn đề y tế và dinh dưỡng
cho công dân và thức đẩy lợi ích cơng cộng nhưng khơng được trái với quy định của
TRIPS và không được trái với quy định quốc tế.
1.2.3 Tiêu chuẩn bảo hộ chung
Các tiêu chuẩn mang tính chất tối thiểu, do đó các quốc gia thành viên có thể mở
rộng nhưng khơng được phép hạn chế so với quy định của TRIPS
Đối với quyền SHCN các đối tượng được bảo hộ theo quy định của hiệp định
TRIPS bao gồm
-Nhãn hiệu hàng hóa
-Chỉ dẫn địa lý
-Kiểu dáng cơng nghiệp
-Sáng chế
-Thiết kế bố trí mạch tích hợp
-Thơng tin bí mật
Về cơ bản các quy định của hiệp định TRIPS về vấn đề này là phù hợp với quy định
của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đặc biệt là các quy định của Công ước
Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, hiệp định có bổ sung và quy định
thêm một số vấn đề mới như các quy định về bảo hộ đối với giống cây trồng, bảo hộ
đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp, thơng tin bí mật. Bổ sung các quy định về thời
hạn bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp…[10, tr.170].
1.2.4 Biện pháp để thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Các điều ước quốc tế trước đây về quyền sở hữu trí tuệ ( như cơng ước Berne,
cơng ước Paris) có rất ít các quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong khi đó


13


các quy định này được quy định cụ thể, chặt chẽ trong hiệp định TRIPS ( phần III
của hiệp định). Điều này tạo ra một bước ngoặt lớn trong việc bảo hộ SHTT trong
giai đoạn hiện nay [10, tr.170]. Cụ thể theo quy định của Hiệp định, mỗi Chính phủ
là thành viên của hiệp đinh phải có nghĩa vụ bảo hộ hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ,
hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phải được ngăn chặn kịp thời và phải được xứ
lý nghiêm khắc. Các thủ tục áp dụng trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải
hợp lý, cơng bằng khơng được phức tạp và tốn kém một cách không cần thiết. Các
thủ tục này không được chậm trễ gây ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất kinh
doanh một cách vô lý. Những người có liên quan phải được phép u cầu tịa án
xem xét lại quyết định hành chính cuối cùng, cũng như yêu cầu xem xét lại các khía
cạnh pháp lý của các quyết định xét xử vụ việc ở cấp sơ thẩm [9,điều 41].
Các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong hiệp định gồm:
- Biện pháp dân sự
- Biện pháp hành chính
- Biện pháp tạm thời
- Biện pháp hình sự
- Biện pháp kiểm sốt biên giới
1.2.5. Vấn đề chuyển giao công nghệ
Xuất phát từ chỗ các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển cho rằng chuyển
giao công nghệ là một phần của thị trường, Hiệp định TRIPS đã quay định các nước
phát triển phải tạo động lực để khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức trong
lãnh thổ của mình chuyển giao công nghệ cho những thành viên là các nước kém
phát triển để giúp họ tạo ra một nền tảng cơng nghệ bền vững [9,điều 66].
Ngồi các vấn đề cơ bản trên, Hiệp định còn đề cập tới một số vấn đề quan
trọng khác như, vấn đề hợp tác kỹ thuật, quy định về cơ chế hoạt động của “ Hội
đồng về các vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ” ( Hội đồng

TRIPS), quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp, về hiệu lực của hiệp định…
Tóm lại, các quy định trong Hiệp định TRIPS là sự kế thừa và phát triển của các
điều ước quốc đa phương quan trọng về quyền sở hữu trí tuệ trước đây ( Cơng ước
Berne và cơng ước Paris). Tuy nhiên, việc tập trung chủ yếu vào các khái cạnh kinh
tế- thương mại của quyền sở hữu trí tuệ cũng như các biện pháp để thực thi có hiệu
quả quyền sở hữu trí tuệ là sự khác biệt cơ bản nhất của hiệp định TRIPS so với các
điều ước quốc tế trên.

14


1.2.6. Giải quyết tranh chấp
Tranh chấp phát sinh liên quan đến Hiệp định TRIPs sẽ được giải quyết theo quy
định của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB). Điều 63 yêu cầu các
thành viên phải công bố, hoặc ít nhất cho công chúng tiếp cận bằng ngôn ngữ quốc
gia, tất cả các luật, quy định, quyết định xét xử cuối cùng và quyết định hành chính
giải quyết vụ việc liên quan đến việc đăng ký, bảo hộ, thực thi, ngăn chặn lạm dụng
quyền SHTT. Noài ra, các thành viên phải công bố mọi thỏa thuận đã ký với các
thành viên WTO khác trong lĩnh vực quyền SHTT.
1.3. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam
1.3.1. Bối cảnh ra đời
Ở Việt Nam, bảo hộ sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực cịn khá mới mẻ. Song ý tưởng về
bảo hộ sở hữu trí tuệ mà trước tiên là quyền tác giả đã được ghi nhận ngay từ bản
Hiến pháp đầu tiên năm 1946 (điều 10,12,13). Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa đã thừa nhận quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản của công dân, quyền nghiên
cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và đảm bảo quyền tư hữu tài sản cùng
quyền lợi của tri thức. Năm 1986 đánh dấu một mốc mới trong hoạt động bảo hộ sở
hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng: Chính phủ nước cơng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành nghị định 142/CP- văn bản riêng biệt đầu tiên để
điều chỉnh các quan hệ xã hội về quyền tác giả, sau đó là Pháp lệnh bảo hộ quyền sở

hữu cơng nghiệp năm 1989.
Được hình thành từ những năm 80 của thế kỷ thứ 20, hệ thống pháp luật về SHTT
của Việt Nam liên tục được bổ sung, hoàn thiện và phát triển theo thời gian. TÍnh
đến giữa nhứng năm 1990, nước ta đã có một hệ thống pháp luật khá đầy đủ và
đồng bộ làm cơ sở cho việc triển khai việc bảo hộ quyền SHTT. Tuy nhiên, hệ
thống pháp luật vào thời gian ấy chưa thể bao trùm được hết các đối tượng của
quyền SHTT cần được bảo hộ. Tất cả các văn bản đều chỉ có giá trị dưới luật và khá
nặng nề về yếu tố quản lý. Các quy định nhằm phát huy giá trị kinh tế, thương mại
của các văn bản chưa cao. Đến thời điểm đầu năm 1995, khi Việt Nam nộp đơn xin
gia nhập WTO, thì nhìn chung hệ thống pháp luật về quyền SHTT của Việt Nam
được đánh giá là chưa đầy đủ và kém hiệu lực, còn nhiều điểm chưa phù hợp với
Hiệp định TRIPs.Để phù hợp với Hiệp định, Việt Nam đã có nhiều cố gắng để hồn
thiện hệ thống pháp luật về quyền SHTT của mình. Năm 1995, Bộ luật Dân sự được
ban hành (có hiệu lực từ ngày 1/7/1996) dành toàn bộ Phần thứ sáu để quy định về
quyền SHTT. Với sự ra đời của Bộ luật Dân sư, lần đầu tiên quyền SHTT được điều
chỉnh bởi một văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, tương xứng với vai

15


trị và vị trí của nó trong nền kinh tế. Đây là lần đầu tiên quyền SHTT được thừa
nhận như là một loại quyền dân sự tương tự như quyền sở hữu tài sản.Tuy nhiên,
những quy định của bộ luật Dân sự vẫn chưa đáp ứng được tiêu chí đầy đủ theo yêu
cầu của hiệp định TRIPs. Các đối tượng cần được bảo hộ như chỉ dẫn địa lý, nhãn
hiệu hàng hóa, quyền chống cạnh tranh khơng lành mạnh… chưa được đề cập cụ
thể trong Bộ luật Dân sự mà chỉ được gọi bằng cụm từ “các đối tượng khác”. Cụm
từ này chưa được làm rõ thông qua các văn bản do chính phủ ban hành.
Bộ luật Dân sự 2005 được ban hành ngày 15/6/2005 (có hiệu lực ngày 1/1/2006)
đã dành toàn bộ phần VI và một phần Phần VII có quy định nhằm điều chỉnh các
quan hệ về quyền tác giả và các quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và

giống cây trồng và nội dung của các quyền đó. Tuy nhiên, các quy định về bảo hộ
quyền SHTT nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau và có sự chồng chéo,
khơng nhất qn, vừa thừa vừa thiếu của các quy định này giữa Bộ luật Dân sự và
các văn bản khác, gây ra không ít khó khăn trong q trình thực hiện. Trước u cầu
phải có một luật riêng quy định về bảo hộ quyền SHTT, ngày 29/11/2005, Quốc hơi
khóa XI, kỳ họp thứ 8, đã thơng qua Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 (có hiệu
lực ngày 1/7/2006), Luật SHTT bao gồm 222 điều chia làm 6 phần, 18 chương,
được đánh giá là đã thể chế hóa được quan điểm của Đảng và Nhà nước ta tiệp tục
thực hiện chính sách nhất quán trong việc bảo hộ quyền SHTT trên cơ sở đảm bảo
lợi ích hài hịa của các chủ thể quyền với lợi ích xã hội, nhằm tiếp tục khuyến khích
và thúc đẩy sáng tạo, khai thác tối đa quyền SHTT phục vụ cho phát triển kinh tế-xã
hôi và nâng cao dời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đáp ứng được nhu cầu
hội nhập kinh tế quốc tế.
1.3.2 Nguyên tắc bảo hộ
Pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo đảm nguyền tắc đối xử tối huệ quốc giữa các chủ thể
nước ngoài và bảo đảm nguyên tắc đối xử quốc gia giữa chủ thể nước ngoài với chủ
thể Việt Nam, theo đó cá nhân, pháp nhân nước ngồi được hưởng mọi quyền và
chịu mọi nghĩa vụ như đối với chủ thể Việt Nam. Ngoại lệ duy nhất về NT (u cầu
người nước ngồi khơng thường trú tại Việt Nam phải nộp đơn đăng ký sở hữu
công nghiệp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện về sở hữu công nghiệp) là ngoại lệ
được TRIPs cho phép.
1.3.2. Tiêu chuẩn chung
Các đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ bao gồm: quyền tác giả và các quyền liên
quan; quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

16


Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp,
thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhẫn hiệu, tên thương mại

và chỉ dẫn địa lý.
Các đối tượng trên muốn được bảo hộ tại Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn
được quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt
Nam tham gia. Các đối tượng sở hữu công nghiệp, không được pháp luật Việt Nam
bảo hộ bao gồm các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự cơng cộng, nguyên tắc
nhân đạo và những đối tượng khác mà pháp luật Việt Nam quy định là không bảo
hộ.
1.3.4 Biện pháp để thực thi
Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định tổng quan các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Biện pháp dân sự
- Biện pháp hành chính
- Biện pháp hình sự
- Các biện pháp khác (biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm sốt hàng hóa
xuất khẩu nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm
xử phạt hành chính) trong trường hợp cần thiết.
Luật sở hữu trí tuệ quy định một cách đầy đủ, có hệ thống về các biện pháp bảo vệ
quyền SHTT nói chung, bảo vệ quyền SHCN nói riêng, tạo cơ sở pháp lý để xử lý
các hành vi xâm phạm quyền SHTT. Luật đặc biệt chú trọng đến biện pháp dân sự
như một biện pháp quan trọng vì bản chất quyền SHTT là một loại quyền dân sự
đặc thù.
1.4. Hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Có nhiều phương thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhưng có thể chia thành 3 nhóm sau:
bảo hộ CDĐL bằng hệ thống pháp luật riêng, bảo hộ CDĐL bằng hình thức đăng ký
nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, và bảo hộ CDĐL bằng pháp luật vè
chống cạnh tranh không lành mạnh
1.4.1 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng hệ thống riêng
Pháp là nước đầu tiên và điển hình trong việc bảo hộ CDĐL bằng một luật riêng.
Hệ thống đăng ký và một loạt khái niệm trong luật của Pháp đã có ảnh hưởng lớn và
lan rộng trong các nước theo luật La Mã ở Châu Âu và Châu Mỹ La Tinh


17


Theo hệ thống riêng về bảo hộ chỉ dẫn địa lý, việc xác lập quyền đối với CDĐL
thông qua thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Theo đó để được bảo hộ chủ
thể phải nộp đơn đăng ký bảo hộ CDĐL và CDĐL phải đáp ứng đầy đủ các điều
kiện do pháp luật quy định. Thông qua việc đăng ký, cơ quan có thẩm quyền xác
định được chính xác thời điểm xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý , là cơ sở để giải
quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Do bản chất của chỉ dẫn địa lý là gắn với từng khu vực địa lý cụ thẻ nên người thực
hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không thể trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý mà
chỉ có quyền sử dụng. Hệ thống bảo hộ CDĐL theo cách thức này được áp dụng
khá phổ biến hiện nay. Pháp luật của các quốc gia trên thế giới cũng như pháp luật
Việt Nam đều có các quy định cụ thể về điều kiện và quy trình đăng ký chỉ dẫn địa
lý [12,tr 171].
1.4.2. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng hình thức đăng ký nhãn hiệu tập thể hoặc
nhãn hiệu chứng nhận.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật về nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng
nhận là hình thức bảo hộ chủ yếu tại các nước theo hệ thống pháp luật Common
Law như Anh, Mỹ.[12, tr.172]
- Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu mà chỉ có các thành viên của tập thể (hiệp hội hoặc
liên hiệp các nhà sản xuất, hãng sản xuất hoặc các thương nhân) mới được sử dụng
để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên trong tập thể với hàng hóa, dịch
vụ của những người khơng thuộc tập thể đó. Nhãn hiệu tập thể là do tập thể đó sở
hữu và độc quyền cấp cho các thành viên của tập thể có quyền sử dụng một cách
độc lập nhưng phải tuân thủ các quy chế chung do tập thể đó quy định (chất lượng
của hàng hóa, phương pháp sản xuất..). Khi chỉ dẫn địa lý được đăng ký như nhãn
hiệu tập thể thì chủ sở hữu có quyền được cấm những người khơng phải là thành
viên của tập thể đó sử dụng.

- Nhãn hiệu chứng nhận (cịn gọi là nhãn hiệu bảo đảm) khơng đo cá nhân hoặc tập
thể sở hữu mà do cơ quan có thẩm quyền sở hữu và cơ quan này không tham gia
vào sản xuất hoặc buôn bán những sản phẩm được chứng nhận. Cơ quan này có tầm
quan trọng đặc biệt trong việc cho phép cá nhân, doanh nghiệp…được sử dụng nhãn
hiệu đó và phải bảo đảm hàng hóa có chất lượng, đặc tính như đã được chứng nhận.
Khác với đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo hệ thống riêng, việc đăng ký bảo hộ chỉ
dẫn địa lý là nhãn hiệu tập thể hay nhãn hiệu chứng nhận thì chỉ dẫn địa lý được
xem như tài sản cá nhân được nhà nước bảo hộ độc quyền. Việc bảo hộ theo hình
thức này có ưu thế là các chủ thể có thể dễ dàng đáp ứng được các tiêu chí bảo hộ,
18


chi phí rẻ hơn so với việc đăng ký bảo hộ là chỉ dẫn địa lý, có ý nghĩa để các doanh
nghiệp hoặc hiệp hội doanh nghiệp chủ động phát huy vai trị của giới tư nhân. Tuy
nhiên, hình thức bảo hộ này chỉ có hiệu quả trong một chừng mực nhất định vì chỉ
có thể kiểm sốt những người tự nguyện sử dụng nhãn hiệu chứa CDĐL mà không
thể cấm những người không gia nhập tập thể và những người không chịu sự giám
định, chứng nhận sản phẩm sử dụng CDĐL,đồng thời việc đăng ký chỉ dẫn địa lý
thành nhãn hiệu tập thể hay nhãn hiệu chứng nhận có thể khơng ngăn cản được việc
chỉ dẫn địa lý đó trở thành tên gọi chung và mất đi khả năng phân biệt để được bảo
hộ.
1.4.3 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật về chống cạnh tranh không lành
mạnh
Việc sử dụng chỉ dẫn địa lý cho hàng hóa hoặc dịch vụ một cách khơng chính xác,
dẫn đến người tiêu dùng bị nhầm lần và gây phương hại tới uy tín của người được
quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, thì người được quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hồn
tồn có thể áp dụng các quy định về cạnh tranh không lành mạnh đê khởi kiện nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình [12, tr.173].
Pháp luật của các nước có quy định khác nhau về chống cạnh tranh khơng lành
mạnh, tuy nhiên nhìn chung một chỉ dẫn địa lý phải thỏa mãn hai điều kiện:

- Chỉ dẫn địa lý phải có danh tiếng hoặc uy tín nhất định. Nói cách khác, người tiêu
dùng phải có sự liên tưởng giữa chỉ dẫn địa lý với địa điểm xuất xứ của hàng hóa
hoặc dịch vụ đó.
- Việc sử dụng chỉ dẫn địa lý trên những hàng hóa hoặc dịch vụ khơng có nguồn
gốc từ khu vực địa lý tương ứng là sai trái , làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn về
xuất xứ thực của sảm phẩm hoặc dịch vụ
Người khởi kiện phải đưa ra bằng chứng về thiệt hại hoặc khả năng gây thiệt do
việc chỉ dẫn sai, khơng chính xác gây nên.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh có ưu
điểm là khơng bắt buộc chủ thể phải tiến hành các thủ tục phức tạp để dăng ký chỉ
dẫn địa lý tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên hình thức bảo hộ này chỉ
nhằm vào việc bồi thường thiệt hại xảy ra do việc sử dụng CDĐL sai trái do vậy để
khởi kiện, chỉ dẫn địa lý phải được sử dụng trong hoạt động thương mại một thời
gian nhất định và phải tạo được mối liên hệ giữa chỉ dẫn địa lý với địa điểm xuất xứ
của sảm phẩm dịch vụ trong các phạm vi tương ứng. do đó việc chứng minh sự đpá
ứng các điều kiện để được hưởng sự bảo hộ thuộc nghĩa vụ của chủ thể quyền và

19


thường rất khó khăn và tốn kém. Mặt khác, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháo
luật về chống cạnh tranh khơng lành mạnh có thể khơng ngăn cản được việc chỉ dẫn
địa lý đó trơt thành tên gọi chung và sẽ mất đi tính độc đáo để được bảo hộ. Do vậy
trên thực tế, hình thức bảo hộ này thường được áp dụng bổ sung với các hình thức
khác để bảo hộ một cách hiệu quả đối với chỉ dẫn địa lý.
1.5. Ý nghĩa bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng đỗi với chủ thể quyền sử
dụng chỉ dẫn địa lý, đối với người tiêu dùng, mà cịn có ý nghĩa đối với nền kinh tế xã hội của mỗi quốc gia:
Xét về khía cạnh pháp lý, bảo hộ chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Trước hết nó sẽ trao cho chủ thể quyền nhăn cấm những người khơng có thẩm

quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, hoặc đối với những sản phẩm khơng có nguồn gốc từ
khu vực địa lý đã nêu, hoặc loại trừ những mặt hàng thuộc cùng một khu vực địa lý
nhưng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tạo công cụ pháp lý để nhà sản xuất chống lại các hành vi
giả mạo chỉ dẫn địa lý và cạnh tranh khơng lành mạnh trong thương mại quốc tế. Từ
đó, nhà sản xuất có thể gia tăng giá trị cho sản phẩm của mình. Để có được điều này
địi hỏi nhà sản xuất phải tự hoàn thiện và đảm bảo quy trình sản xuất, kinh doanh
sản phẩm có chất lượng ổn định, nguồn gốc rõ ràng.
Bảo vệ quyền lợi hơp pháp của người tiêu dùng với mong muốn được sử dụng
những sản phẩm có chất lượng bảo đảm, nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy.Chỉ dẫn
địa lý giúp người tiêu dùng nhận biết được xuất xứ địa lý của hàng hóa, tránh bị lừa
dối hoặc bị nhầm lẫn khi lựa chọn hàng hóa, làm mất lịng tin của cơng chúng vào
sản phẩm.
Bảo vệ uy tín, danh tiếng của hàng hóa, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý: chỉ dẫn
địa lý đóng vai trị tích cực trong việc liên hệ đến chất lượng của sản phẩm, bao
gồm những đặc điểm của sản phẩm mà chỉ có được nhờ nguồn gốc địa lý của nó.
Một khi người tiêu dùng biết chắc sản phẩm mình định mua có chất lượng và bảo
đảm về nguồn gốc, họ sẵn sang trả giá cao cho sản phẩm đó.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý để chúng khơng trở thành một tên gọi chung: làm mất đi
tính phân biệt với các hàng hóa thơng thường khác.
Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý có vai trị và ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển
kinh tế xã hội của quốc gia, địa phương có tên gọi địa lý được sử dụng: tạo lợi ích
kinh tế cho tất cả các mắt xích tham gia quy trình sản xuất, lưu thơng, tiêu dùng sản

20


phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn, các ngành
nghề truyền thống, phát triển sản xuất sản phẩm đặc trưng của địa phương, làm đa
dạng phong phú các sản phẩm nông nghiệp, không ngừng nâng cao giá trị của sản

phẩm.
Ngoài việc tạo danh tiếng và nâng cao được giá của sản phẩm trên thương
trường, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý cịn góp phần thúc đẩy việc giới thiệu, quảng bá
sản phẩm của quốc gia trên thị trường khu vực và quốc tế, từ đó phát triển các hoạt
động kinh doanh, xuất nhập khẩu, giúp thu hút đầu tư và quảng bá du lịch cho vùng
có sản phẩm đó

21


CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO HỘ QUYỀN
SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ TRONG TƯƠNG
QUAN SO SÁNH VỚI HIỆP ĐỊNH TRIPS
2.1.Theo pháp luật Việt Nam
2.1.1 Điều kiện bảo hộ
Chỉ dẫn địa lý theo quy định khoản 22 điều 4 Luật SHTT 2005 là “dấu hiệu dùng để
chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ
thể.” Trong Luật SHTT 2005 không quy định thế nào là bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhưng
đã quy định điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý tại điều 79:
“ Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng
lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do
điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với
chỉ dẫn địa lý đó quyết định.”
Một chỉ dẫn địa lý muốn được bảo hộ tại Việt Nam phải đáp ứng hai điều kiện:
Điều kiện thứ nhất, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu
vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương đương với chỉ dẫn địa lý.
Đây là điều kiện rất quan trọng khi xem xét khả năng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũng
như điều kiện cho người sử dụng chỉ dẫn địa lý. Yếu tố quan trọng là sản phẩm

được sản xuất tại một khu vực địa lý khác sẽ không bảo đảm được chất lượng, uy
tín của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý ban đầu.
Có hai vấn đề được đặt ra ở đây:
Một là, thế nào là sản phẩm được coi là có nguồn gốc từ khu vực địa phương,
vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý? Một sản phẩm mang chỉ dẫn
địa lý có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng
với chỉ dẫn địa lý nếu như sản phẩm đó được sản xuất từ khu vực, địa phương, vùng
lãnh thổ hoặc nước đó. Như vây có nghĩa là tất cả các khâu tạo nên sản phẩm đều
phải được thực hiện tại nơi sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, lại xảy ra hai
trường hợp:
+ Chất lượng đặc tính riêng biệt của sản phẩm khơng những được tạo nên bởi
nguyên liệu của địa phương, mà còn cả kỹ thuật quy trình chế tạo của người dân địa
phương đó. Ví dụ như gồm Bát Tràng, dù có mang nguyên liệu từ Bát Tràng đi nơi
khác sản xuất sản phẩm thì cũng khơng đạt được chất lượng như sản xuất tại Bát

22


Tràng. Vì thế sản phẩm được coi là gốm Bát Tràng khi tất cả các công đoạn làm ra
sản phẩm diễn ra tại Bát Tràng.
+ Một số công đoạn được thực hiện ở nơi khác nhưng những công đoạn tạo nên
đặc tính riêng biệt của sản phẩm đều được thực hiện ở nơi sản phẩm mang chỉ dẫn
địa lý thì sản phẩm vẫn được xem là có nguồn gốc từ nơi đó. Ví dụ nước mắm Phú
Quốc… nếu nước mắm được làm theo đúng quy trình truyền thống của nơi đây và
đều được thực hiện bởi người dân trên đảo Phú Quốc thì cho dù việc đóng chai, dán
nhãn được thực hiện ở nơi khác thì sản phẩm vẫn được coi là nước mắm Phú Quốc.
Tóm lại, sản phẩm được coi là có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng
lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý khi tồn bộ hoặc một số cơng đoạn
chính trong quy trình sản xuất có ảnh hưởng quyết định và quan trọng tạo nên và
duy trì tính chất, chất lượng, danh tiếng của sản phẩm được thực hiện tại khu vực

địa lý mà nó chỉ dẫn.
Hai là, khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ được chỉ dẫn được xác định như thế
nào? Theo điều 83 Luật SHTT 2005 thì khu vực mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới
được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.
Điều kiện thứ hai, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc
đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc
nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Điều kiện này bao hàm hai nội dung:
Một là, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc
tính chủ yếu.
“ Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín
nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thơng qua mức độ rộng rãi của
người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm” [3, điều 81.1]. Như vậy, một sản
phẩm được coi là có danh tiếng khi sản phẩm đó gắn liền với ngành nghề truyền
thống của địa phương và xuất hiện lâu đời về mặt lịch sử. Để chứng minh sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý có một danh tiếng nhất định, người nộp đơn đăng ký bảo hộ có
thể đưa ra dẫn chứng về nguồn gốc của sản phẩm trong lịch sử. Ví dụ như bằng
chứng về sự xuất hiện phổ biến của sản phẩm từ giai đoạn nào trong lịch sử, quá
trình phát triển của nghề làm sản phẩm ở khu vực địa lý đó, sản phẩm gắn với lễ hội
truyền thống nào…Danh tiếng xuất phát từ đặc tính khác biệt của sản phẩm nghĩa là
khả năng tự phân biệt của bản thân sản phẩm với sản phẩm khác. Những sản phẩm
có danh tiếng thường là những sản phẩm có chất lượng, đặc tính riêng biệt so với

23


các sản phẩm khác cùng loại bởi qua thời gian lâu dài, sản phẩm đã được người tiêu
dùng nhận biết và thừa nhận có sự khác biệt so với các sản phẩm khác. Một sản
phẩm có danh tiếng nếu sản phẩm đó được người tiêu dùng biết đến một cách rộng
rãi thông qua việc xác định mức độ nhận biết của người tiêu dùng đối với sản phẩm

dựa trên các cuộc điều tra, khảo sát thị trường ở phạm vi địa phương, quốc gia hay
quốc tế [14,tr.49].
“ Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một
hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh
và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc
chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp” [3, điều 81.2]. Chất lượng, đặc tính
của sản phẩm mang được xác định thông qua các chỉ tiêu về vật lý như: khối lượng,
hình dáng…các chỉ tiêu hóa học như: thành phần, tỷ lệ các chất..các chỉ tiêu sinh
học như: các loại men, vi khuẩn…và các chỉ tiêu cảm quan như mùi vị, màu
sắc…Những chỉ tiêu về chất lượng phải được xác định bằng các thơng số có thể đo
được, so sánh phù hợp với các điều kiện kỹ thuật hiện có.
Điều kiện này có thể dẫn đến ba cách hiểu với ba mức độ bảo hộ khác nhau:
-Mức độ 1 sản phẩm phải đồng thời đáp ứng được ba yếu tố: có danh tiếng, chất
lượng và đặc tính.
-Mức độ 2 sản phẩm phải đồng thời đáp ứng được hai trong ba yếu tố: có danh
tiếng và chất lượng hoặc có danh tiếng và đặc tính chủ yếu.
-Mức độ 3 sản phẩm chỉ cần đáp ứng được một trong ba yếu tố: có danh tiếng
hoặc chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu.
Chất lượng, đặc tính của sản phẩm đều là yếu tố xác định tính chất riêng biệt của
sản phẩm vì vậy, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý chỉ cần có hoặc có chất lượng , hoặc
có đặc tính. Cịn danh tiếng luôn là điều kiện tiên quyết đối với sản phẩm mang chỉ
dẫn địa lý. Do đó, có thể hiểu sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải đáp ứng được hai
tiêu chuẩn tối thiểu: có danh tiếng và chất lượng hoặc có danh tiếng và đặc tính
[14,tr.50]. So sánh với pháp luật quốc tế thì điều 79 hồn tồn phù hợp với 22 Hiệp
định TRIPS khi hiệp định này quy định: “sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có
danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính”
Hai là, phải có mối liên hệ giữa danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính của sản
phẩm với các điều kiện địa lý của khu vực mà sản phẩm mang chỉ dẫn. Điều kiện
này đòi hỏi người nộp đơn đăng ký chỉ dẫn phải chứng minh các yếu tố đặc thù của
khu vực địa lý đã ảnh hưởng tác động như thế nào đến chất lượng, đặc tính hoặc


24


danh tiếng của sản phẩm. Đây là yêu cầu vô cùng quan trọng để chỉ dẫn địa lý được
bảo hộ. sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý từ địa phương đó. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
chứa đựng mối quan hệ ràng buộc giữa chất lượng của sản phẩm, dịch vụ tương ứng
với các điều kiện tự nhiên hoặc điều kiện con người của vùng địa lý mang tên gọi
hoặc được xác định theo tên gọi hoặc chỉ dẫn địa lý đó. Như vậy, chất lượng đặc thù
chỉ có được khi sản phẩm, dịch vụ được sản xuất, thực hiện trong vùng lãnh thổ địa
lý mang chỉ dẫn địa lý hoặc được xác định theo tên gọi hoặc chỉ dẫn địa lý đó. Theo
điều 82 luật sơ hữu trí tuệ: “điều kiện địa ký liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những
yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của
sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó”. Điều kiện địa lý ở đây được hiểu là các yếu tố tự
nhiên như: khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm…), thủy văn (nguồn nước, sơng
ngịi…), địa hình (đồi núi, trung du, đồng bằng…). Bên cạnh đó cịn có yếu tố về
con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo cuả con người, quy trình sản xuất truyền thống
của địa phương quyết định đến danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm. Luật
SHTT không hạn chế bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho loại sản phẩm, hàng hóa nào. Vì
vậy, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có thể là hàng hóa bất ký, khơng chỉ nơng sản,
thực phẩm mà cong có thể là các sản phẩm cơng nghiệp, thủ cơng, mỹ nghệ…Đối
với các sản phẩm nông nghiệp, chất lượng, đặc tính của nó có thể gắn bó rất chặt
chẽ với các điều kiện tự nhiên như: đất, nguồn nước, khí hậu.. Nhưng đối với các
hàng hóa khác như sản phẩm cơng nghiệp hay thủ cơng nghiệp thì thường chỉ có
mối liên hệ giữa đặc tính của sản phẩm với các yếu tố con người như phương pháp
sản xuất, bí quyết.
Tóm lại, để có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý, thì cần phải tồn
tại một địa danh, và tại địa danh này một loại sản phẩm nào đó được sản xuất ra mà
danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu của sản phẩm được quyết định bởi
những điều kiện địa lý của địa danh đó. Vậy để sản phẩm có được những đặc tính

khác biệt bắt buộc sản phẩm đó phải được sản xuất tại địa danh đó.
Ví dụ : Nước mắm Phú Quốc, Cà phê nhân Buôn Ma Thuật, Vải thiều Thanh Hà…
là những chỉ dẫn địa lý đã được Cục sở hữu trí tuệ Viêt Nam công nhận.
Nếu chỉ dẫn địa lý không thuộc về Việt Nam, chỉ dẫn địa lý tương ứng chỉ được
xem xét bảo hộ tại Việt Nam nếu đang được bảo hộ tại nước có chỉ dẫn địa lý tương
ứng.
Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý thuộc về nhà nước. Nhà nước cho phép tổ chức,
cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ
chức , cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nới thực hiện quyền

25


×