Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực vận chuyển hành khách bằng đường bộ tuyến cố định liên tỉnh theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ thực tiễn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 84 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp
với các đề tài khác.
Tác giả luận văn

i


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRONG LĨNH VỰC VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCHBẰNG ĐƯỜNG BỘ
TUYẾN CỐ ĐỊNH LIÊN TỈNH…………………………………………………..12
1.1. Khái quát về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ........................................... 12
1.2. Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải
hành khách đường bộ tuyến cố định liên tỉnh ..................................................... 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC VẬN
CHUYỂN HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG BỘ TUYẾN CỐ ĐỊNH LIÊN TỈNH
.............................................................................................................................. 33
2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh
doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định liên tỉnh ............................... 33
2.2. Thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh
doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định liên tỉnh tại thành phố Hà Nội
.......................................................................................................................... 47
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI
TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
ĐƯỜNG BỘ TUYẾN CỐ ĐỊNH LIÊN TỈNH ...................................................... 63
3.1. Quan điểm chỉ đạo trong bảo vệ quyền lợi người tiêu trong lĩnh vực kinh
doanh vận tải đường bộ tuyến cố định liên tỉnh .................................................. 63


3.2. Các giải pháp tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực
kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định liên tỉnh ....................... 64
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 74
PHỤC LỤC ........................................................................................................... 79

ii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ quyền lợi người tiêu ngày càng trở thành lĩnh vực quan trọng ở nhiều
quốc gia trên thế giới. Hệ thống pháp luật các quốc gia phát triển luôn đặt ra các
tiêu chuẩn khắt khe trong sản xuất, phân phối lưu thông, cung cấp các dịch vụ cho
người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng
luôn được đề cao nhằm tăng cường tối đa hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng. Ở nước ta, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội khóa 12
thơng qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 17/11/2010 và chính thức có hiệu lực từ ngày
1/7/2011. Sau khi Luật chính thức có hiệu lực, nhiều Nghị định, Thông tư đã được
ban hành tạo một hành lang pháp lí tương đối đầy đủ để bảo vệ quyền lợi của người
tiêu dùng. Tính đến nay, sau trịn 4 năm Luật có hiệu lực, có thể nói, quyền và lợi
ích hợp pháp của người tiêu dùng đã được bảo vệ tương đối tốt. Hàng năm, trên
toàn quốc đã có hàng chục nghìn vụ vi phạm pháp luật liên quan đến người tiêu
dùng được giải quyết. Cụ thể, năm 2013 đã có 90.279 vụ việc vi phạm quyền lợi
người tiêu dùng bị phát hiện, trong đó có 25.869 vụ việc đã được giải quyết. [17]
Cũng trong thời gian bốn năm qua, một trong những thành công của Luật là đã
khuyến khích được các doanh nghiệp sản xuất và các địa phương tích cực tham gia
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh những thành tựu đạt được, lĩnh vực bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn còn những bất cập, hạn chế. Thời gian qua đã xảy
ra hàng loạt các vụ vi phạm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi người tiêu

dùng. Các vi phạm quyền lợi người tiêu dùng đang có xu hướng gia tăng cả về
phạm vi, cũng như về số lượng vụ việc và nghiêm trọng về tính chất, mức độ nguy
hiểm của hành vi. Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan trên
thị trường gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và đời sống của người tiêu dùng.
Trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh, mặc dù thời
gian qua đã có nhiều văn bản được sửa đổi hoặc ban hành, các ngành, các cấp trong
cả nước đang tích cực nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, điều kiện cơ sở hạ
tầng giao thông nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên,

1


cũng như tình trạng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung, việc bảo vệ quyền
lợi hành khách tham gia các tuyến vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh cũng
đang có nhiều bất cập, hạn chế. Vẫn cịn tình trạng một số quy định của pháp luật
vẫn chưa cụ thể, rõ ràng. Hiệu quả quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước
trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định vẫn còn nhiều hạn chế.
Các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách vẫn chưa tự giác thực hiện đúng các quy
định của pháp luật để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của hành khách. Ý thức, hiểu biết
của hành khách về pháp luật cũng như cơ chế bảo vệ quyền lợi của mình vẫn cịn
thấp. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tham gia
vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh là một vấn đề cấp bách đặt ra trong giai
đoạn hiện nay. Từ ý nghĩa đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trong lĩnh vực vận chuyển hành khách bằng đường bộ tuyến cố định liên
tỉnh theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ thực tiễn thành phố Hà Nội"
làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình với mong muốn có thể đưa ra được những giải
pháp tăng cường bảo vệ quyền lợi hành khác trong các tuyến vận tải đường bộ cố
định liên tỉnh.
2. Tình hình nghiên cứu
Thời gian qua, liên quan đến lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đã có

nhiều cơng trình của các tác giả nghiên cứu dưới những cách tiếp cận khác nhau. Có
thể kể đến một số cơng trình sau đây:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Tăng cường năng lực các thiết chế thực
thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam” của Bộ Tư pháp, Viện
Khoa học Pháp lý do PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Anh làm chủ nhiệm đề tài, nghiệm
thu năm 2014;
- Luận văn thạc sỹ “Pháp luật quảng cáo với vấn đề bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng” của tác giả Đào Tuyết Vân, trường Đại học Luật Hà Nội, 2007;
- Luận văn thạc sỹ “Trách nhiệm của thương nhân trong việc bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay”, của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền; trường
Đại học Luật Hà Nội, 2011;

2


- Luận văn thạc sỹ “Vai trò của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng Vĩnh Phúc trong việc bảo vệ người tiêu dùng” của tác giả Nguyễn Thị
Tâm; trường Đại học Luật Hà Nội, 2013;
- Luận văn thạc sỹ “Chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có
hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam” của tác giả
Đặng Đình Ngọc; trường Đại học Luật Hà Nội, 2013;
- Luận văn thạc sỹ “Thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của
hệ thống các cơ quan nhà nước tại Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Hoàng Mỹ Linh;
trường Đại học Luật Hà Nội, 2014;
- Bài viết “Hợp đồng theo mẫu và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”,
của tác giả Nguyễn Văn Vân, đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Số 4/2000, tr. 36;
- Bài viết “Vai trị của tồ án trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”,
của tác giả Tưởng Duy Lượng, đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân, Tòa án nhân dân
tối cao, Số 18/2007, tr. 29 – 35;

- Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt
Nam hiện nay”, của tác giả Nguyễn Thị Thư đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 8/2009, tr. 39 – 45;
- Bài viết “Trách nhiệm của nhà nước trong bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng”, của tác giả Nguyễn Đức Minh, đăng trên Tạp chí Luật học, Trường Đại học
Luật Hà Nội, Số 12/2008, tr. 36 - 41, 64;
- Bài viết “Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng”, của tác giả Nguyễn Đức Minh đăng trên Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 5/2008, tr. 22 – 30;
- Bài viết “Một số ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng”, của tác giả Bùi Nguyên Khánh đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 2/2010, tr. 78 – 84;

3


- Bài viết “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết hợp đồng điện tử
qua Internet”, của tác giả Trần Văn Biên đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
Văn phòng Quốc hội, Số 20/2010, tr. 29 – 33;
- Bài viết “Về một số quyền của người tiêu dùng theo pháp luật bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng”, của tác giả Nguyễn Thị Thư đăng trên Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 11/2011, tr. 55 – 59;
- Bài viết “Thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của một số
nước trên thế giới”, của tác giả Lê Thị Thanh Bình đăng trên Tạp chí Quản lý nhà
nước, Học viện Hành chính, Số 1/2012, tr. 68 – 71;
- Bài viết “Tính cắt khúc trong việc xây dựng và thực thi luật ở Việt Nam: Từ
thực tiễn soạn thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010”, của tác giả
TS. Nguyễn Văn Cương đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 5/2012, tr. 32
– 38;
- Bài viết “Đặc điểm của quan hệ tiêu dùng và pháp luật bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng”, của tác giả Nguyễn Thị Thư đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 10/2012, tr. 86 – 90;
- Bài viết “Bàn về một số quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng”, của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh đăng trên Tạp chí Luật học, Trường Đại
học Luật Hà Nội, Số 12/2012, tr. 3 – 7;
- Bài viết “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng các vụ kiện tập thể - kinh
nghiệm nước ngoài và các gợi ý hoàn thiện pháp luật”, của tác giả Quách Thúy
Quỳnh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp; Văn phòng Quốc hội, Số 16/2013,
tr. 53 – 58;
- Bài viết “Kinh nghiệm lập pháp từ Quốc triều hình luật với việc hồn thiện
pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, của tác giả Lương Văn Tuấn đăng trên
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phịng Quốc hội, Số 23/2013, tr. 15 – 19;
- Bài viết “Giải pháp toàn diện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, của tác
giả Phạm Thu Hằng, đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, Số
chuyên đề 1/2014, tr. 16 – 20;

4


- Bài viết “Trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các hiệp hội
nghề nghiệp”, của tác giả Viên Thế Giang, Lê Tuấn Tú đăng trên Tạp chí Dân chủ
và Pháp luật, Bộ Tư pháp, Số 2/2014, tr. 36 – 40;
- Bài viết “Tăng cường quản lý nhà nước về đo lường, chất lượng sản phẩm
hàng hóa bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng”, của tác giả Đỗ Hồng đăng trên
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, Số 2/2014, tr. 45 – 47;
- Bài viết “Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sau 3 năm đi vào cuộc
sống”, của tác giả Lê Thị Hải Ngọc đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư
pháp, Số 7/2014, tr. 50 - 52, 57;
- Bài viết “Các tiếp cận của pháp luật các nước và pháp luật Việt Nam về
khái niệm điều kiện thương mại chung”, của tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga đăng

trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Viện nghiên cứu lập pháp, Số 24/2014, tr. 23 –
28;
- Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở
Việt Nam hiện nay”, của tác giả Đinh Thị Hồng Trang đăng trên Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật, Bộ Tư pháp, Số 12/2014, tr. 22 – 26;
- Bài viết “Tăng cường thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” của
tác giả Lê Thanh Bình, đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính.
Số 6/2015, tr. 55 – 59.
Ngồi các cơng trình nghiên cứu khoa học trên, trong lĩnh vực bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến
cố định, cũng có một số bài viết trên các báo. Các bài viết này tuy không mang tính
nghiên cứu khoa học, nhưng lại cung cấp những thông tin quan trọng trong lĩnh vực
kinh doanh vận tải đường bộ tuyến cố định liên tỉnh. Đây thường là các bài viết nêu
ra các vụ việc hoặc các số liệu về việc vi phạm quyền lợi hành khách trong vận tải
đường bộ nói chung và vận tải tuyến cố định liên tỉnh nói riêng. Có thể đưa ra một
số bài viết sau đây:

5


- Bài viết “Lái xe ngủ gật: Hậu quả luôn vượt xa tưởng tượng”, của tác giả
Ngân Tuyền trên Báo điện tử An ninh Thủ đô, nguồn: />- Bài viết “theo chân Cảnh sát Giao thông Hà Nội đi xử lí xe khách “rùa
bị”, của tác giả Quỳnh An trên Báo điện tử Giao thông vận tải, nguồn:
/>- Bài viết “Xe giành khách kiểu 'xã hội đen' tuyến Hà Nội - Hải Phịng”, của
tác giả Đồn Loan trên Báo Điện tử Vnexpress, nguồn: />- Bài viết “Hà Nội: Tăng cường 3.400 lượt xe khách phục vụ dịp Tết”, của tác
giả Phi Long trên Báo Điện tử VOV, nguồn: />- Bài viết “Từ nay đến năm 2020, các bến xe tại Hà Nội không tăng thêm
lượt, tuyến”, của tác giả Hạnh Nguyên trên Báo Nhân Dân điện tử, nguồn:
/>- Bài viết “Đang điều tra vụ xe giường nằm cháy rụi trên đường cao tốc”,
trên Báo tuổi trẻ online, của tác giả Tân Đình nguồn: />- Bài viết “Vụ “vỡ trận” bến xe Mỹ Đình: Chỉ đạo của Phó Thủ tướng bị biến
thành “ma trận”, của tác giả Vũ Văn Tiến trên Báo Dân trí điện tử, nguồn:

/>- Bài viết “Truy tìm “thủ phạm” gây ra hàng loạt vụ tai nạn giao thơng kinh
hồng”, của tác giả Hà Minh trên Báo điện tử VTC news, nguồn: />
6


- Bài viết “Ba năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, của tác
giả Phương Lan, nguồn: />- Bài viết “Chuyện đăng kiểm viên ra đường tìm xe ... “hết đát”, của tác giả
Huy lộc trên Báo Giao thông điện tử, nguồn: />- Bài viết “2.000 ô tô ở Hà Tĩnh hết hạn đăng kiểm vẫn lưu hành”, của tác giả
Đức Hùng trên Báo Vnexpress điện tử, nguồn: />Đánh giá chung:
Các cơng trình nghiên cứu khoa học cũng như các bài viết thông tin trên là
những nguồn tài liệu quý giá cung cấp các tri thức hiểu biết và các thông tin cần
thiết về quyền lợi người tiêu dùng, các giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
về thực trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng nói chung và vi phạm quyền lợi
của hành khách trong kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định.
Tuy nhiên, tính đến nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về lĩnh vực bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng trong vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định liên
tỉnh. Luận văn này sẽ là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn
đề này. Luận văn sẽ kế thừa các tri thức q báu từ các cơng trình khoa học, các bài
viết kể trên để phân tích làm rõ lí luận về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong
lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định liên tỉnh; đánh giá
thực trạng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành
khách đường bộ tuyến cố định liên tỉnh; từ đó đề xuất những giải pháp tăng cường
bảo vệ bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành
khách đường bộ tuyến cố định liên tỉnh. Đây cũng là hướng nghiên cứu và nội dung
nghiên cứu chính của đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu làm rõ lí luận về bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường
7



bộ tuyến cố định liên tỉnh, phân tích làm rõ thực trạng bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định liên
tỉnh, luận văn hướng đến mục đích đề xuất các giải pháp tăng cường bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến
cố định liên tỉnh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, Luận văn hướng đến việc thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể như sau:
Một là, trên cơ sở lí luận chung về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, luận
văn phân tích làm rõ tổng quan về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực
kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định liên tỉnh..
Hai là, trên cơ sở nhận thức rõ về tổng quan bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định liên
tỉnh, luận văn đi sâu phân tích làm rõ thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật
trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành
khách đường bộ tuyến cố định liên tỉnh.
Ba là, trên cơ sở phân tích làm rõ nguyên nhân của những hạn chế về pháp
luật, những hạn chế trong thi hành pháp luật trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định liên tỉnh, luận
văn đề xuất các giải pháp tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh
vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định liên tỉnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là pháp luật về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định liên
tỉnh và vấn đề thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực
kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định liên tỉnh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
và thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

8


Về thời gian, đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường
bộ tuyến cố định liên tỉnh và quá trình thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định liên
tỉnh giai đoạn 2010 - 2015.
Về không gian, đề tài nghiên cứu các hành vi phạm quyền lợi người tiêu
dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định liên tỉnh
trên địa bàn Hà Nội (Các tuyến vận tải hành khách đường bộ cố định liên tỉnh có
bến đến và bến đi tại Hà Nội).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử của Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; các chủ trương,
đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về vấn đề bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến
cố định liên tỉnh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của luật học, cụ thể
như: phương pháp thống kê, quy nạp, phân tích, so sánh, hệ thống, diễn dịch, logic,
xã hội học; nghiên cứu tài liệu và các phương pháp của khoa học xã hội. Các
phương pháp nghiên cứu được sử dụng phù hợp với từng nội dung nghiên cứu. Các
phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh, bình luận, nghiên cứu lí luận...
được sử dụng trong chương 1 của Luận văn nhằm tập trung làm rõ tổng quan về bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường

bộ tuyến cố định liên tỉnh. Các phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, bình
luận, quy nạp, diễn dịch, suy luận logic, thống kê, nghiên cứu tài liệu... được sử
dụng trong chương 2 của Luận văn nhằm làm những quy định của pháp luật về bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường
bộ tuyến cố định liên tỉnh; phân tích làm rõ những hạn chế, bất cập trong các quy
định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh
vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định liên tỉnh; phân tích làm rõ những hạn

9


chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong thực thi pháp luật về
bảo vệ quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực
kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định liên tỉnh. Các phương pháp
phân tích, suy luận logic, quy nạp, diễn dịch... được sử dụng trong chương 3 nhằm
đề xuất các biện pháp tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực
kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định liên tỉnh trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
Để có thêm chất liệu phục vụ việc đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách
đường bộ tuyến cố định liên tỉnh tại Thành phố Hà Nội, phân tích tìm hiểu sâu hơn
về những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong thi
hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận
tải hành khách đường bộ tuyến cố định liên tỉnh tại Thành phố Hà Nội, tác giả luận
văn đã tiến hành một cuộc điều tra xã hội học bằng phiếu điều tra. Nội dung điều tra
nhằm khảo sát mức độ thi hành pháp luật của các đơn vị kinh doanh trong bảo vệ
quyền lợi của hành khách. Đối tượng điều tra là những hành khách sử dụng dịch vụ
vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh có bến đến và bến đi tại Hà Nội. Do kinh
phí và nguồn lực có hạn, tác giả luận văn chỉ điều tra các hành khách tại ba bến xe:
Mỹ Đình, Nước Ngầm và Gia Lâm. Đây là ba bến xe ở các hướng khác nhau của

thành phố Hà Nội, trong đó bến xe Mỹ Đình ln q tải. Bến xe Gia Lâm được
đánh giá là có mật độ lưu lượng xe vừa phải và bến xe Nước Ngầm là bến xe vắng
khách. Đối tượng điều tra là những hành khách tham gia các tuyến vận tải hành
khách cố định liên tỉnh có bến đi và bến đến là một trong ba bến xe nói trên. Tác giả
đã tiến hành phát 350 phiếu phỏng vấn tại ba bến xe. Kết quả được tổng hợp ở bảng
phụ lục và được sử dụng trong những phần phù hợp của luận văn.
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Luận văn là cơng trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống
về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành
khách đường bộ tuyến cố định liên tỉnh. Đây là một nghiên cứu chuyên sâu góp
10


phần hồn thiện lí luận về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở nước ta, một lĩnh vực
lí luận đang ngày càng được hoàn thiện. Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ
góp phần hồn thiện lí luận về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
6.2. Ý nghĩa về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể được vận dụng trong thực tiễn hoàn
thiện các quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực
kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định liên tỉnh; nâng cao hiệu quả
cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành
khách đường bộ tuyến cố định liên tỉnh. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được
dùng làm tư liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào
tạo luật.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
Luận văn có kết cấu gồm 03 chương:
Chương 1: Tổng quan về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực
kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định liên tỉnh.

Chương 2: Thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố
định liên tỉnh.
Chương 3: Các giải pháp tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong
lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định liên tỉnh.

11


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRONG LĨNH VỰC VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH
BẰNG ĐƯỜNG BỘ TUYẾN CỐ ĐỊNH LIÊN TỈNH
1.1. Khái quát về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng
Trong những năm gần đây, khái niệm người tiêu dùng được sử dụng nhiều
trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, cũng như trong khoa học pháp lý ở nước ta, bởi
người tiêu dùng là một trong những chủ thể trung tâm trong sự phát triển về mọi
mặt của quốc gia, đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế. Hiểu được người tiêu
dùng là ai, họ có vai trị thế nào đối với xã hội là một điều hết sức quan trọng, tạo
nền tảng cơ bản đầu tiên trong việc xác định địa vị pháp lý cần thiết nhằm bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng.
Thông thường, người tiêu dùng được hiểu là người mua hàng hóa hoặc sử
dụng dịch vụ của các cơ sở sản xuất, cung cấp dịch vụ, cửa hàng… cho nhu cầu,
mục đích của mình.
Có nhiều khái niệm về người tiêu dùng. Hiện nay, có hai cách hiểu khác nhau
về người tiêu dùng:
+ Theo nghĩa hẹp, người tiêu dùng là các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức mua
hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích sinh hoạt, tiêu dùng của mình. Như
vậy, người tiêu dùng bao gồm cả người mua hàng hóa (mua lương thực, thực phẩm,

thuốc chữa bệnh, quần áo, thiết bị máy móc, đồ dùng sinh hoạt, phương tiện đi
lại...) và người sử dụng dịch vụ (dịch vụ bảo hiểm, vận tải, vui chơi, giải trí, khám
chữa bệnh, sửa chữa, lắp đặt thiết bị...)
+ Theo nghĩa rộng, người tiêu dùng ngồi mục đích mua hàng hoá, sử dụng
dịch vụ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thì cịn có thể phục vụ cho mục đích tái sản
xuất kinh doanh (mua sản phẩm này để chế biến, sản xuất thành sản phẩm khác, ví
dụ như mua vải để may thành quần, áo và mang đi bán).

12


Trong Hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng ban hành từ
năm 1985 và đã được hiệu chỉnh vào năm 1999, khái niệm người tiêu dùng khơng
được giải thích một cách rõ ràng. Tuy nhiên, Hướng dẫn này lại quy định người tiêu
dùng được hưởng 8 quyền sau đây[12]:
- Quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản
- Quyền được an tồn
- Quyền được thơng tin
- Quyền được lựa chọn
- Quyền được lắng nghe
- Quyền được khiếu nại và bồi thường
- Quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng
- Quyền được có mơi trường sống lành mạnh và bền vững [7, tr.33].
Xem xét tổng thể nội dung của 8 quyền, có thể thấy đây chỉ có thể là các
quyền mà chủ thể là cá nhân con người mới đầy đủ tư cách để thụ hưởng hay nói
cách khác, khi chủ thể là tổ chức thì khơng được trao trọn vẹn 8 quyền này. Điều
này có nghĩa trong quan niệm của Bản Hướng dẫn người tiêu dùng của Liên hợp
quốc, nói tới người tiêu dùng là nói tới cá nhân (thể nhân) chứ khơng thể là pháp
nhân.
Ở các nước châu Âu, khái niệm người tiêu dùng trong các văn bản pháp luật

về bảo vệ người tiêu dùng của Liên minh Châu Âu đã được giải thích trong Chỉ thị
số 1999/44/EC ngày 25/5/1999 về việc mua bán hàng hóa tiêu dùng và các bảo đảm
có liên quan (Directive 1999/44/EC of the European Parliament and of the Council
of 25 May 1999 on certain aspects of the sale of consumer goods and associated
guarantees). Chỉ thị này giải thích “người tiêu dùng là bất cứ tự nhiên nhân (tức là
cá nhân) nào … tham gia vào các hợp đồng điều chỉnh trong Chỉ thị này… vì mục
đích khơng liên quan tới hoạt động kinh doanh hoặc nghề nghiệp của mình.” [46,
tr.539]
Như vậy, khái niệm người tiêu dùng theo chỉ thị của Châu Âu bao gồm các
đặc điểm sau: Là bất kỳ cá nhân nào mua hàng theo hợp đồng mà mục tiêu của hợp

13


đồng không liên quan đến thương mại, kinh doanh hay nghề nghiệp. Theo khái
niệm này thì người tiêu dùng khơng bao gồm pháp nhân và không bao gồm người
sử dụng, thụ hưởng hàng hóa dịch vụ mà khơng trực tiếp giao kết hợp đồng với nhà
sản xuất, kinh doanh.
Ở Canada, việc bảo vệ người tiêu dùng chủ yếu được quy định trong các đạo
luật về bảo về người tiêu dùng của các bang ở quốc gia này. Trong các đạo luật này,
người tiêu dùng cũng chỉ được giải thích là các cá nhân. Chẳng hạn, Luật bảo vệ
người tiêu dùng của Bang Quebec (Điều 1(e)) giải thích rõ “Người tiêu dùng là tự
nhiên nhân (các nhân) nhưng không phải là thương nhân mua sắm hàng hóa, dịch
vụ cho mục đích kinh doanh của mình”. Luật về bảo vệ người tiêu dùng và các hành
vi kinh doanh của Bang British Columbia cũng quy định rõ tại Điều 1 “Người tiêu
dùng là tự nhiên nhân (cá nhân) tham gia giao dịch tiêu dùng”…tức là tham gia
giao dịch mua sắm hàng hóa, dịch vụ mục đích chủ yếu phục vụ nhu cầu cá nhân
hoặc nhu cầu sinh hoạt gia đình. Như vậy, pháp luật Canada không phân biệt các
quan hệ phát sinh trực tiếp từ hợp đồng mua bán hàng hay thụ hưởng hàng hóa, dịch
vụ từ người khác.

Theo pháp luật Malaysia, khái niệm người tiêu dùng tương đối chi tiết về
mục đích sử dụng nhưng chỉ nói tới khái niệm “người” (person) mà không dùng từ
cụ thể là thể nhân hay cá nhân như các nước nói trên. Việc quy định thiếu rõ ràng
như vậy có khả năng dẫn tới hai cách hiểu khác nhau. Ngồi ra theo quy định của
luật thì người tiêu dùng không chỉ là người trực tiếp mua sản phẩm hay thuê dịch
mà bao gồm cả những người sử dụng hàng hóa dịch vụ khơng phụ thuộc vào hợp
đồng giữa họ với nhà cung cấp.
Theo pháp luật Thái Lan (Điều 3 Luật Bảo vệ người tiêu dùng Thái Lan năm
1979) “người tiêu dùng là người mua hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc được chào mua
hàng hóa, tiêu thụ dịch vụ có nguồn gốc từ người kinh doanh mặc dù người này
không trực tiếp trả tiền cho việc sử dụng hàng hóa, tiêu thụ dịch vụ đó” [13]. Trong
khi đó, cũng tại điều khoản này, “người kinh doanh” được giải thích là người bán
hàng, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu để bán hàng, người mua hàng để bán lại, người

14


cung cấp dịch vụ, người tiến hành việc quảng cáo”. Như vậy khái niệm tiêu dùng có
thể bao gồm cả thể nhân và pháp nhân và họ phải là người mua hoặc sử dụng dịch
vụ của nhà kinh doanh. Tuy quy định của Thái Lan không đề cập tới các chủ thể sử
dụng hàng hóa dịch vụ nhưng khơng mua hàng hóa hay thuê dịch vụ đó có là người
tiêu dùng hay khơng nhưng lại có sự mở rộng thêm cả giai đoạn được chào hàng
hoặc được đề nghị mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Như vậy, tại thời điểm được
nhà kinh doanh chào hàng hoặc đề nghị mua hàng, các chủ thể nói trên đã được coi
là người tiêu dùng và được bảo vệ theo các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng.
Theo pháp luật Trung Quốc (Điều 2 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
năm 1993) “Trường hợp người tiêu dùng, vì nhu cầu cuộc sống, mua, sử dụng hàng
hóa, dịch vụ thì các quyền và lợi ích hợp pháp của mình sẽ được bảo vệ theo quy
định của Luật này và trường hợp Luật này khơng quy định thì sẽ được bảo vệ theo

các quy định khác có liên quan của pháp luật” [12]. Điều luật này đã hàm ý rằng,
người tiêu dùng theo quan niệm của pháp luật Trung Quốc chỉ là cá nhân mua, sử
dụng hàng hóa, dịch vụ vì nhu cầu sinh hoạt của mình chứ khơng phải vì mục đích
kinh doanh hoặc hoạt động nghề nghiệp.
Tuy nhiên cũng có quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới mà trong pháp luật
bảo vệ người tiêu dùng có quy định người tiêu dùng bao gồm cả tổ chức.
Theo pháp luật Đài Loan, khái niệm người tiêu dùng được quy định là những
ai tham gia vào các giao dịch, sử dụng hàng hóa dịch vụ và mục đích là để tiêu
dùng. Như vậy chủ thể tham gia vào các giao dịch ở đây có thể được hiểu là bao
hàm cả thể nhân và pháp nhân, miễn là mục đích của họ là để tiêu dùng.
Theo pháp luật Hàn Quốc, người tiêu dùng được hiểu là những ai được cung
cấp hàng hóa, dịch vụ bởi các doanh nghiệp mà mục đích sử dụng hàng hóa, dịch vụ
bao gồm cả tiêu dùng và sản xuất. Như vậy, người tiêu dùng theo pháp luật Hàn
Quốc bao gồm cả cá nhân, pháp nhân; khơng chỉ phát sinh trực tiếp từ hợp đồng mà
cịn bao gồm cả những người sử dụng, thụ hưởng dịch vụ hàng hóa đó khơng từ hợp
đồng; khơng chỉ rõ có bao gồm mục đích thương mại hay khơng.

15


Qua nghiên cứu pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của một số quốc
gia trên thế giới thì quan niệm về người tiêu dùng thường được tiếp cận theo nhiều
hướng:
• Nếu xét về chủ thể thì có 3 xu hướng
Xu hướng thứ nhất chỉ quy định người tiêu dùng là thể nhân (hoặc cá nhân),
đây là cách quy định của Châu Âu và Quebec. Cách quy định này thể hiện rõ luật
bảo vệ người tiêu dùng chỉ bảo vệ đối với cá nhân trong quan hệ với nhà cung cấp
nên luật bảo vệ người tiêu dùng không cần thiết phải can thiệp vào quan hệ tiêu
dùng của họ.
Tuy nhiên cách tiếp cận này cũng có một số điểm hạn chế bởi lẽ theo quy

định của pháp luật thì pháp nhân có nhiều loại bao gồm cả doanh nghiệp và các cơ
quan tổ chức khác trong xã hội. Các đối tượng này cũng có hoạt động thơng thường
mà khơng nhất thiết các quan hệ mua bán của họ đều là các quan hệ thương mại.
Do đó trong quan hệ tiêu dùng họ cũng không phải là những người chuyên nghiệp
và cũng như người tiêu dùng, họ cũng khơng có sẵn nguồn lực để đối phó với
những hành vi vi phạm từ phía nhà sản xuất và cũng rất cần tới sự bảo vệ của pháp
luật bảo về quyền lợi người tiêu dùng.
Xu hướng thứ hai là quy định rõ người tiêu dùng bao gồm cả thể nhân và
pháp nhân. Quy định này tuy có vẻ hơi rộng và có thể có quan điểm cho rằng nó sẽ
làm lỗng đi hiệu lực của Luật bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên cách quy định
này đã khắc phục được hạn chế của cách quy định thứ nhất vì khơng phải lúc nào
pháp nhân cũng là người đủ khả năng để đối mặt được với các vi phạm từ phía
thương nhân và hậu quả là nếu Luật bảo vệ người tiêu dùng không bảo vệ họ như
đối với các cá nhân tiêu dùng khác thì quyền lợi của một nhóm đối tượng khá lớn
trong xã hội bị xâm phạm, gây thiệt hại chung cho xã hội.
Xu hướng thứ ba là không nêu rõ, người tiêu dùng là cá nhân hay gồm cả
pháp nhân. Cách quy định này chỉ nói là “người nào” hoặc “những ai”. Cách quy
định này có thể dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “người tiêu dùng”
và khó có thể được áp dụng nhất quán trong thực tiễn bởi lẽ khái niệm người tiêu

16


dùng theo kiểu này có thể được hiểu bao gồm cả tự nhiên nhân và pháp nhân nhưng
cũng có thể giải thích theo hướng chỉ là tự nhiên nhân.
• Nếu xét về mối quan hệ giữa người tiêu dùng và nhà kinh doanh thì có 2
xu hướng
Xu hướng thứ nhất, người tiêu dùng chỉ bao gồm người sử dụng hàng hóa,
dịch vụ theo hợp đồng. Xu hướng này có thể dẫn tới việc bỏ sót nhiều đối tượng có
thể bị ảnh hưởng từ việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ, chẳng hạn như người được

tặng, cho, người được thụ hưởng.
Xu hướng thứ hai, người tiêu dùng bên cạnh là người sử dụng hàng hóa, dịch
vụ theo hợp đồng cịn bao hàm cả người sử dụng, thụ hưởng hàng hóa dịch vụ
khơng trực tiếp giao kết hợp đồng.
• Nếu xét về mục đích sử dụng hàng hóa, dịch vụ:
Đa số các nước đều quy định sử dụng hàng hóa, dịch vu nhằm mục đích phi
thương mại
Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ như trường hợp của Hàn Quốc. Quốc gia
này quan niệm người tiêu dùng bao gồm cả người sử dụng hàng hóa, dịch vụ và
mục đích thương mại hoặc kinh doanh.
Ở Việt Nam, khái niệm người tiêu dùng lần đầu tiên được quy định tại Điều
1 Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (1999), theo đó: “Người tiêu dùng là
người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá
nhân, tổ chức”. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) vẫn tiếp tục kế thừa
khái niệm người tiêu dùng của Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo
khoản 1 điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010), người tiêu dùng vẫn
được xác định là “người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng
sinh hoạt cá nhân, gia đình và tổ chức”.
Như vậy, theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam thì
người tiêu dùng phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
• Thứ nhất, người tiêu dùng là cá nhân, gia đình, tổ chức. Cả pháp nhân và
thể nhân đều được coi là người tiêu dùng và họ được bảo vệ trước những vi phạm từ

17


nhà sản xuất. Bởi người mua hàng hóa dịch vụ đóng vai trị quan trọng nhất trong
việc đưa sản phẩm của sản xuất và đời sống xã hội - họ đại diện cho nhu cầu tiêu
dùng, nhu cầu xã hội, nhu cầu thị trường.
• Thứ hai, người tiêu dùng mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ

chức kinh doanh. Người tiêu dùng có thể là người mua và sử dụng, cũng có thể là
người sử dụng hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức kinh doanh (được hưởng thụ
từ người mua hàng hóa);
• Thứ ba, mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức,
khơng nhằm mục đích bán lại hay sản xuất kinh doanh, hoặc hoạt động nghề
nghiệp. Cũng cần hiểu rằng “tổ chức” ở đây là một cộng đồng người cùng sinh hoạt,
cùng có nhu cầu tiêu dùng cá nhân như việc: tiêu dùng lương thực, thực phẩm trong
doanh trại quân đội, trong các nhà trẻ, trường tiểu học, trường học bán trú…
Có thể nói, người tiêu dùng là tất cả mọi người trong xã hội, không phân biệt
tuổi tác, nghề nghiệp, giới thiệu, thành phần xã hội…có một hoặc những hành vi kể
trên. Một điều cũng đáng nói ở đây là hàng hóa và dịch cụ đó phải nhằm phục vụ
cho cá nhân, gia đình hoặc tổ chức với mục đích tiêu dùng cá nhân, khơng phải mục
đích kinh doanh.
1.1.2. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là tổng hợp các biện pháp được nhà nước
quy định và đảm bảo thực hiện để đảm bảo quyền lợi của người mua và sử dụng
hàng hóa, dịch vụ; ngăn chặn những nhà sản xuất có hành vi gian lận… để thu lợi
bất chính (bao gồm các biện pháp pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội). Nói cách
khác, bảo vệ người tiêu dùng chính là bảo đảm cho các quyền của người tiêu dùng
được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, trong số các công cụ chủ yếu được nhà nước
sử dụng để bảo vệ người tiêu dùng thì pháp luật là cơng cụ hữu hiệu hơn cả vì nó là
phương thức thực hiện hóa các công cụ bảo vệ người tiêu dùng khác trong điều kiện
nhà nước pháp quyền và xã hội công dân
Khi nền kinh tế cịn ở trình độ sơ khai, hàng hóa, dịch vụ chủ yếu ở dạng đơn
giản, chất lượng hàng hóa dễ nhận biết, việc giao kết hợp đồng diễn ra không quá

18


phức tạp, quan hệ giữa thương nhân và người tiêu dùng ở vào vị trí ngang bằng

nhau nên khơng cần có quy định riêng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đến thế
kỉ XX khi khoa học công nghệ phát triển vượt bậc (đặc biệt là sự bùng nổ của cơng
nghệ thơng tin) thì hàng hóa, dịch vụ càng mang hàm lượng khoa học, kĩ thuật,
công nghệ rất cao. Hàng mỹ phẩm, sản phẩm dinh dưỡng có sử dụng nguyên liệu
hoặc chất phụ gia cùng các loại hàng cơ khí, điện tử có các bộ phận gây ảnh hưởng
đến sự an toàn cho người sử dụng xuất hiện ngày càng nhiều. Người tiêu dùng có
nguy cơ mua phải những hàng hóa, dịch vụ khơng an tồn cho sức khỏe của mình
bởi họ khơng đủ chun mơn để đánh giá được chất lượng hàng hóa, dịch vụ đó
bằng mắt thường. Đặc biệt trong thời kì hội nhập như hiện nay, hàng hóa quốc tế
tràn ngập trên thị trường nội địa. Quyền lợi của người tiêu dùng được quan tâm hơn
bao giờ hết. Tuy người tiêu dùng chiếm số đông trong xã hội nhưng hầu như tiếng
nói của họ rất ít có “trọng lượng”, rất ít được lắng nghe, họ ln là người thiệt thòi
trong quan hệ với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Sự cần thiết phải bảo vệ người
tiêu dùng vì những lý do sau đây:
• Thứ nhất, người tiêu dùng chiếm lực lượng đơng, đóng vai trị quyết định
nhưng ít được lắng nghe.
Người tiêu dùng đơng đảo nhưng nếu những người có tiếng nói chung khơng
được tập hợp lại thì tiếng nói đó dường như khơng được quan tâm, quyền lợi của
người tiêu dùng bị xâm phạm nhưng không được bảo vệ. Một trong những việc phải
làm để bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng là phải tạo ra một tổ chức để tập hợp họ
lại, đồng lịng để bảo vệ quyền lợi của số đơng người tiêu dùng.
• Thứ hai, bảo vệ người tiêu dùng là bảo vệ động lực phát triển kinh tế, là
góp phần bảo vệ nền tảng đạo đức của xã hội.
Bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng là một trong những nhiệm vụ của tất cả
các quốc gia trên thế giới và đặc biệt là cấp bách đối với các nước phát triển, bởi xét
từ góc độ kinh tế học, thì tiêu dùng là một khâu của quá trình tái sản xuất; là mục
đích và điều kiện tiên quyết của sản xuất. Bảo vệ người tiêu dùng thực chất cũng là
bảo vệ sản xuất, đảm bảo cho sản xuất phát triển vừa hiệu quả vừa đúng xu hướng.

19



Xét từ góc độ xã hội - nhân văn thì rõ ràng con người là trung tâm của những mối
quan tâm về sự phát triển bền vững, toàn diện và lâu dài; con người có quyền được
hưởng một cuộc sống hạnh phúc, lành mạnh; người tiêu dùng có quyền được hưởng
những điều kiện an toàn, phù hợp với khả năng và điều kiện của mình.
• Thứ ba, bảo vệ người tiêu dùng là để xây dựng một xã hội giàu mạnh,
công bằng, dân chủ, văn minh.
Một xã hội giàu mạnh, văn minh thì khơng thể là xã hội mà hàng giả, hàng
nhái, hàng kém chất lượng, hàng hết hạn sử dụng…tràn lan trên thị trường. Quyền
lợi của người tiêu dùng bị xâm phạm mà cơ quan Nhà nước không thể kiểm soát
được. Bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng cũng góp phần xây dựng một xã hội cơng
bằng, dân chủ. Bởi người tiêu dùng có quyền được bình đẳng với các nhà sản xuất.
Với tất cả những lí do đã phân tích ở trên, ta thấy rằng ý nghĩa quan trọng và
cấp thiết phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đây là vấn đề có ý nghĩa to lớn
trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Các quốc gia dù ở chế
độ chính trị nào đều ban hành những quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng.
1.2. Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh
vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định liên tỉnh
1.2.1. Khái niệm kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định
liên tỉnh
Vận tải nói chung có chức năng chủ yếu là di chuyển hàng hóa và hành
khách, trong khi vận tải hành khách đường bộ chỉ có chức năng di chuyển hành
khách từ nơi này đến nơi khác đáp ứng nhu cầu đi lại của mọi cá nhân trong xã hội.
Trong Luật Giao thông đường bộ 2008 tại Điều 3 khoản 30 quy định: “Vận tải
đường bộ là hoạt động sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển
người, hàng hóa trên đường bộ”. Định nghĩa này tiếp cận từ góc độ phương tiện
giao thơng, nhưng chưa nêu được bản chất quá trình vận tải chính là việc thay đổi vị
trí của hàng hóa và hành khách. Giáo trình nhập mơn vận tải ơ tơ của Trường Đại

học Giao thông vận tải đã định nghĩa vận tải từ hướng tiếp cận bản chất của hoạt

20


động vận tải: Vận tải là quá trình thay đổi (di chuyển) vị trí của hàng hố, hành
khách trong khơng gian và thời gian để nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con
người.[15, tr.4]. Từ hai khái niệm trên cho thấy, vận tải hành khách chính là q
trình vận chuyển hành khách từ nơi này đến nơi khác phục vụ nhu cầu đi lại của
hành khách. Điều 3 khoản 1 Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014
của Thủ tướng Chính phủ quy định: “Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử
dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi;
bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền
trực tiếp”. Từ quy định trên, có thể hiểu, kinh doanh vận tải hành khách đường bộ
chính là q trình sử dụng xe ô tô để vận chuyển hành khách từ nơi này, đến nơi
khác nhằm mục đích sinh lợi.
Các chủ thể có thẩm quyền kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của
khoản 3 Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ “Đơn vị
kinh doanh vận tải là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia kinh doanh
vận tải bằng xe ô tô.” Theo quy định này thì có ba nhóm chủ thể tiến hành kinh
doanh vận tải bằng xe ô tô là doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh.
Khoản 5 Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ
cũng quy định: “Tuyến cố định là tuyến vận tải hành khách được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt và cơng bố, được xác định bởi hành trình, bến đi, bến đến (điểm
đầu, điểm cuối đối với xe buýt) phù hợp với quy hoạch mạng lưới tuyến được phê
duyệt”. Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của
Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh quy định “Tuyến vận tải hành
khách cố định bằng xe ô tô bao gồm: tuyến liên tỉnh và tuyến nội tỉnh. Tuyến liên
tỉnh có cự ly từ 300 ki lơ mét trở lên phải xuất phát và kết thúc tại bến xe loại 4
(bốn) trở lên”. Như vậy, một tuyến xe cố định phải là một tuyến vận tải hành khách

được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cơng bố. Đó có thể là tuyến cố định nội
địa hoặc tuyến cố định liên tỉnh. Trên cơ sở phê duyệt và công bố của cơ quan có
thẩm quyền, các đơn vị muốn kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô sẽ phải
làm hồ sơ xin đăng kí kinh doanh các tuyến cố định theo phê duyệt.

21


Từ quy định này và nội dung kinh doanh vận tải hành khách đường bộ như
phân tích ở trên, có thể đưa ra định nghĩa: Kinh doanh vận tải hành khách đường bộ
tuyến cố định liên tỉnh là việc sử dụng xe ô tô vận tải hành khách trên các tuyến vận
tải hành khách cố định liên tỉnh đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cơng
bố, được xác định bởi hành trình, bến đi, bến đến, nhằm mục đích sinh lợi.
Định nghĩa này cho thấy, kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố
định có các đặc điểm sau:
- Kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định liên tỉnh là loại
hình kinh doanh chỉ do các đơn vị kinh doanh vận tải là doanh nghiệp, hợp tác xã,
hộ kinh doanh thực hiện.
- Kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định là loại hình kinh
doanh sử dụng các phương tiện là các xe ô tô các loại theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, kinh tế phát triển nên các phương tiện ô tô sử dụng trong vận tải hành
khách đường bộ cũng phong phú, bao gồm từ các loại xe 16 chỗ cho đến các loại xe
giường nằm hai tầng, đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của hành khách.
- Kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định chỉ vận chuyển
hành khách theo những tuyến cố định do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cơng
bố, được xác định bởi hành trình, bến đi, bến đến phù hợp với quy hoạch mạng lưới
tuyến được phê duyệt, bao gồm: tuyến liên tỉnh và tuyến nội tỉnh. Tuyến liên tỉnh có
cự ly từ 300 ki lơ mét trở lên phải xuất phát và kết thúc tại bến xe loại 4 (bốn) trở
lên”. Quy chuẩn bến xe được thực hiện theo Điều 7 của Thông tư số 24/2010/TTBGTVT ngày 31/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về bến xe,
bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

- Kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định là loại hình kinh
doanh nhằm mục đích sinh lợi. Theo quy định tại Điều 3 khoản 1 Nghị định
86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ thì loại hình kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô bao gồm hai loại kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh
vận tải không thu tiền trực tiếp. Chiếu theo quy định của Thơng tư này thì hình thức
kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định là loại hình kinh doanh vận

22


tải thu tiền trực tiếp từ tiền vé bán cho hành khách.
1.2.2. Khái niệm người tiêu dùng trong kinh doanh vận tải hành khách
đường bộ tuyến cố định liên tỉnh
Từ khái niệm người tiêu dùng định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, kết hợp với định nghĩa “hành khách” trong
khoản 26 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 “Hành khách là người được
chở trên phương tiện vận tải hành khách đường bộ, có trả tiền”, có thể định nghĩa:
“Người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố
định chính là hành khách đã trả tiền để được chở trên ô tô của các doanh nghiệp,
hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia các tuyến vận tải cố định”.
Như vậy, trong luận văn này, khái niệm “Người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh
doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định” được hiểu tương đương khái
niệm “Hành khách trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố
định”.
Hành khách trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố
định được chia làm 2 loại:
- Hành khách đi lại thường xuyên: Số hành khách đi lại thường xuyên có tính
chất cố định, có quy luật, tương đối ổn định như học sinh, sinh viên, cán bộ công
chức, công nhân lao động, người đi buôn bán thường xuyên…
- Hành khách đi lại không thường xuyên: Đây là những hành khách có nhu

cầu đi nhất thời (theo thời vụ, theo yêu cầu công…) như đi thăm viếng, đi lễ hội
hàng năm, đi tham gia các hoạt động văn hóa, tham quan, nghỉ mát...
1.2.3. Khái niệm và các yếu tố bảo vệ quyền lợi của hành khách trong kinh
doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định
Từ khái niệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã phân tích ở trên, có thể
định nghĩa bảo vệ quyền lợi hành khách trong kinh doanh vận tải hành khách đường
bộ tuyến cố định liên tỉnh là tổng hợp các biện pháp được nhà nước quy định và
đảm bảo thực hiện để đảm bảo quyền lợi của hành khách trong kinh doanh vận tải
hành khách đường bộ tuyến cố định liên tỉnh; ngăn chặn những đơn vị kinh doanh

23


×