Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Điều tra và khai thác tài nguyên du lịch quận long biên thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.05 MB, 100 trang )

i

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu: ........................................................................................... 1
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: ........................................................................... 1
4. Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................................... 1
5. Tổng quan nghiên cứu: ......................................................................................... 2
6. Kết cấu luận văn: .................................................................................................. 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH .............................. 3
1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và vai trò của tài nguyên du lịch:............................ 3
1.1. Khái niệm tài nguyên du lịch: ......................................................................... 3
1.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch..................................................................... 6
1.3. Ý nghĩa và vai trò của tài nguyên du lịch ...................................................... 10
2. Phân loại tài nguyên du lịch: ............................................................................... 13
3. Điều tra tài nguyên du lịch:................................................................................. 29
3.1 Điều tra tài nguyên du lịch tự nhiên .............................................................. 30
3.2 Điều tra tài nguyên du lịch nhân văn:............................................................ 32
CHƯƠNG II: ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN DU LỊCH QUẬN LONG BIÊN ......... 36
2.1 Giới thiệu quận Long Biên................................................................................ 36
2.1.1 Lịch sử hình thành quận Long Biên ............................................................ 36
2.1.2 Vị trí địa lý ................................................................................................. 37
2.1.3 Dân số ........................................................................................................ 39
2.1.4 Tình hình phát triển kinh tế – xã hội quận Long Biên: ................................ 39
2.2 Điều tra tài nguyên du lịch quận Long Biên ...................................................... 43
2.2.1 Điều tra tài nguyên du lịch tự nhiên ........................................................... 43
2.2.2 Điều tra tài nguyên du lịch nhân văn .......................................................... 44
2.2.3 Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn quận Long Biên................. 78
PHẦN III: GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH QUẬN LONG
BIÊN ......................................................................................................................... 81


3. Các giải pháp chủ yếu:........................................................................................ 81
3.1 Giải pháp về quy hoạch ................................................................................. 81
3.2 Giải pháp đầu tư kết cấu hạ tầng: ................................................................. 83
3.3 Giải pháp về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững: ................................... 90


ii
3.4 Tuyên truyền, quảng bá về giá trị văn hóa truyền thống và cách mạng: ........ 91
3.5 Giải pháp về cơ chế quản lý hoạt động du lịch, đào tạo chuyên môn phục vụ
du lịch: ................................................................................................................ 92
3.6 Giải pháp hợp tác khai thác với các doanh nghiệp lữ hành: .......................... 94
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 96


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Du lịch là ngành “cơng nghiệp khơng khói”, mang lại thu nhập đáng kể
cho một quốc gia. Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ phía đơng bắc Thủ đơ Hà
Nội, thủ đơ ngàn năm văn hiến. Long Biên là vùng đất “Địa linh -Nhân kiệt” có
bề dày truyền thống lịch sử văn hố, khí hậu hài hồ, con người giản dị, mến
khách, tài nguyên du lịch phong phú, đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn. Có
thể nói, thời gian vừa qua việc khai thác nguồn tài nguyên này của quận Long
Biên chưa được quan tâm đầu tư hợp lý nên chưa khai thác hết được giá trị kinh
tế - văn hoá của nguồn tài nguyên này. Tình trạng đầu tư xây dựng các cơng
trình di tích lịch sử mang tính tự phát làm giảm giá trị, sai lệch hiện trạng đã làm
giảm phần nào giá trị, làm ảnh hưởng đến việc khai thác phát triển du lịch.
Trước tình hình đó, việc điều tra tài nguyên du lịch và khai thác tài nguyên du
lịch để phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên là rất cần thiết. Với những lý
do trên, tôi chọn để tài “ Điều tra và khai thác tài nguyên du lịch quận Long

Biên – thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình
2. Mục đích nghiên cứu:
- Hệ thống hố các vấn đề lý luận về tài nguyên du lịch
- Điều tra các tài nguyên du lịch tại quận Long Biên. Từ đó đưa ra các giải
pháp khai thác tài nguyên du lịch nhằm phát triển kinh tế - xã hội của quận Long
Biên.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Tài nguyên du lịch của quận Long Biên
- Nghiên cứu các tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn
(tài nguyên du lịch nhân văn vật thể, phi vật thể).
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát thực địa, thu thập tài liệu
- Phương pháp điều tra, thống kê, phân tích, tổng hợp
- Phương pháp bản đồ
- Phương pháp xã hội học


5. Tổng quan nghiên cứu:
Hiện chưa có luận án, luận văn nào nghiên cứu về Điều tra và khai thác
tài nguyên du lịch để phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên. Chính vì vậy đề
tài này khơng trùng lặp với các đề tài đã được nghiên cứu và cơng bố trước đó.
6. Kết cấu luận văn:
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn
gồm 3 chương:
- Chương I: Cở sở lý luận về Tài nguyên du lịch
- Chương II: Điều tra tài nguyên du lịch quận Long Biên
- Chương III: Giải pháp khai thác tài nguyên dulịch quận Long Biên


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH

1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và vai trò của tài nguyên du lịch:
1.1. Khái niệm tài nguyên du lịch:
1.1.1. Khái niệm tài nguyên:
Tài nguyên có thể được quan niệm một cách dễ hiểu và đơn giản là: “Tất
cả những gì thuộc về tự nhiên và tất cả những sản phẩm do con người tạo ra, có
thể được con người sử dụng vào phát triển kinh tế và xã hội để tạo ra hiệu quả
kinh tế - xã hội và mơi trường trong q trình lịch sử phát triển của loài người”.
Nhiều tác giả, tổ chức trong nước và nước ngoài đã tiến hành phân loại tài
nguyên theo một cách khác nhau:
- Theo nguồn gốc hình thành: Tài nguyên được phân loại là tài nguyên tự
nhiên và tài nguyên nhân văn.
- Tài nguyên tự nhiên gồm các thành phần của tự nhiên là tài ngun địa
hình, địa chất, khí hậu, nước, sinh vật, đất, khống sản, khoảng khơng ngồi vũ
trụ và các thể tổng hợp tự nhiên.
- Tài nguyên nhân văn gồm các loại tài nguyên hữu thể như: các di tích lịch
sử, các DTLSVH, các cơng trình đương đại, vật kỷ niệm, bảo vật quốc gia.
- Tài nguyên nhân văn phi vật thể gồm các lễ hội, nghề và làng nghề
truyền thống, văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, phong tục, tập quán, lễ hội,
ngôn ngữ, chữ viết, tôn giáo, các nguồn thông tin và nguồn tri thức khoa học,
kinh nghiệm sản xuất.
- Tài nguyên kinh tế - xã hội và kỹ thuật gồm: đường lối, chính sách phát
triển kinh tế - xã hội và du lịch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, hợp tác đầu
tư quốc tế, dân cư và nguồn lao động, kết cấu hạ tầng các nguồn tài chính và
kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật...
Xét về mức độ tiềm năng, tài ngun được hình thành có hai loại đó là tài
nguyên hữu hạn và tài nguyên vô hạn.
Dựa vào khả năng tái tạo, tài nguyên được phân thành tài nguyên tái tạo
được và tài nguyên không tái tạo được. Tài ngun khơng có khả năng tái tạo là



loại sau khi sử dụng chúng bị cạn kiệt mất đi giá trị ban đầu như tài ngun
khống sản khơng có cách để phục hồi. Tài nguyên có khả năng tái tạo được là
những loại tài nguyên nếu được sử dụng, bảo vệ hợp lý nó có khả năng tự tái tạo
như các loại tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật. Các loại tài nguyên nhân văn
nếu được sử dụng hợp lý và được con người bảo vệ, tôn tạo đúng quy trình kỹ
thuật, kịp thời cũng có khả năng phục hồi được. Thực tế khơng có loại tài
ngun nào là không bị tác động bởi đời sống và sản xuất của lồi người. Vì
vậy, giữa tài ngun vơ hạn và hữu hạn khó phân biệt ranh giới rõ rệt.
Một số loại tài nguyên nếu khai thác, bảo vệ hợp lý thì có thể là vơ hạn
như tài ngun nước, khí hậu, nhưng nếu biết khai thác khơng hợp lý làm cho
đặc điểm ban đầu của tài nguyên bị thay đổi theo hướng tiêu cực như bị ô
nhiễm,…
Các loại tài nguyên có mối quan hệ với nhau chặt chẽ trong một thể tổng
hợp tự nhiên nhất định. Vì vậy, khi một loại hay các loại tài nguyên bị cạn kiệt
hoặc thay đổi theo hướng tiêu cực thì sẽ dẫn đến sự suy thoái thay đổi tiêu cực
của các loại tài nguyên khác.
Phân loại theo tài nguyên đã được khai thác và tài nguyên chưa được khai
thác thì tài nguyên lại được phân làm tài nguyên đã khai thác và tài nguyên tiềm
năng (chưa khai thác).
Các loại tài nguyên ngày càng được mở rộng do trình độ khoa học kỹ
thuật cơng nghệ ngày càng phát triển, nên có nhiều loại tài nguyên mới được
phát hiện, được tạo mới và đưa vào sử dụng. Sự phát triển kinh tế - xã hội ngày
càng phát triển nên ngày càng có nhiều loại tài nguyên được nghiên cứu và đưa
vào sử dụng.
Việc sử dụng và bảo vệ tài ngun có hợp lý hay khơng phụ thuộc vào các
yếu tố:
- Trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ.
- Đường lối phát triển kinh tế - xã hội, thượng tầng kiến trúc,…
- Lịch sử phát triển kinh tế.
- Vốn đầu tư, các nguồn lực kinh tế - xã hội, các thiết bị công nghệ.



Tài ngun có vai trị quan trọng trong việc tổ chức sản xuất, phát triển
kinh tế, phục vụ đời sống của con người. Khả năng phát hiện, bảo tồn – tơn tạo,
sử dụng tài ngun, tạo tài ngun mới có hợp lý và hiệu quả hay không phụ
thuộc chủ yếu vào đường lối phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương cũng
như mỗi quốc gia.
1.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch
Khoản 4( Điều 4, chương 1) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định:
“TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, DTLSVH, cơng trình lao động
sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm
đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du
lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
TNDL là tổng thể tự nhiên, kinh tế - xã hội văn hóa được sử dụng để phục
hồi sức khỏe, phát triển thể lực và tinh thần con người. Trên cơ sở này các học
giả cho rằng địa hình, thủy văn, khí hậu, động – thực vật, DTLSVH, văn hóa
nghệ thuật lễ hội…là những TNDL. Song thực tế không phải bất cứ mọi dạng,
mọi kiểu địa hình, tất cả các kiểu khí hậu các yếu tố khí hậu hay các giá trị văn
hóa,…đều có khả năng hấp dẫn khách cũng như có khả năng kinh doanh du lịch.
Trong nhiều trường hợp địa hình hiểm trở, các bãi biển bị xâm thực mạnh, một
số kiểu khí hậu, nguồn nước bị ô nhiễm là những điều kiện không hấp dẫn
khách, trở ngại cho phát triển du lịch. Các tác giả trên quan niệm TNDL được sử
dụng để góp phần phục hồi sức khỏe, phát triển thế lực và trí tuệ của con người,
khả năng lao động và sức khỏe của họ. Quan niệm này chỉ phù hợp với đặc điểm
phát triển du lịch của nước xã hội chủ nghĩa trước đây mang tính bao cấp. Nhà
nước xây dựng CSVC kỹ thuật phục vụ du lịch, trả lương cho cán bộ, nhân viên
lao động làm việc trong ngành du lịch, bỏ tiền để tiếp đón các cán bộ nhân viên
nhà nước đi nghỉ dưỡng theo chế độ hoặc đón tiếp các chuyên gia. Thực tế hiện
nay việc bảo tồn và khai thác TNDL hấp dẫn du khách, ngoài các chức năng xã
hội phục vụ cho du khách, TNDL còn được khai thác nhằm đạt được hiệu quả về

kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, hiệu quả mơi trường và
chính trị…phần nhiều các nhà khoa học trong nước và quốc tế như: Pirojnik,


Ngô Tất Hổ, Trần Đức Thanh, Phạm Trung Lương và các tác giả cũng như luật
Du lịch Việt Nam đều cho rằng, TNDL là những cảnh quan thiên nhiên, các yếu
tố tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người tạo ra có sức hấp dẫn với du
khách, có thể sử dụng phục vụ cho sự phát triển du lịch.
Như vậy, TNDL được xem như là tiền đề phát triển du lịch. TNDL càng
phong phú đặc sắc có mức độ tập trung cao thì càng hấp dẫn với du khách và có
hiệu quả kinh doanh du lịch cao.
TNDL là một phạm trù lịch sử, việc khai thác phụ thuộc vào nhiều điều kiện
kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật, chính trị nên ngày càng được mở rộng. Do vậy,
TNDL bao gồm cả TNDL đã, đang khai thác và TNDL chưa được khai thác.
Từ những nhận xét trên có thể nói TNDL: “là tất cả những gì thuộc về tự
nhiên và các giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách,
có thể được bảo vệ, tơn tạo và sử dụng cho ngành du lịch mang lại hiệu quả kinh
tế - xã hội và môi trường”.
1.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch
Để có thể sử dụng, bảo vệ và phát triển TNDL đạt được hiệu quả bền
vững thì cần phải tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm của nguồn tài nguyên này.
TNDL sẽ mang cả những đặc điểm của tài nguyên nói chung và những đặc điểm
riêng liên quan tới tính chất của ngành du lịch
+ TNDL phong phú, đa dạng; Có các giá trị thẩm mỹ, văn hóa lịch
sử, tâm linh, giải trí; có sức hấp dẫn với du khách
Khác với nhiều loại tài nguyên khác, TNDL rất phong phú, đa dạng. Đặc
điểm này là cơ sở để tạo nên sự phong phú của các sản phẩm du lịch, nhằm thỏa
mãn nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng của du khách. Mỗi loại hình du lịch thường
được phát triển dựa vào những đặc điểm tính chất riêng của các loại TNDL. Ví dụ
đối với loại hình du lịch thăm quan, nghiên cứu phục vụ cho mục đích nâng cao

nhận thức của khách du lịch thì cần có các loại TNDL như lễ hội, văn hóa các tộc
người, các bảo tàng, các làng nghề truyền thống, các thác nước, hang động, đỉnh
núi, các vườn quốc gia (VQG), các khu bảo tồn (KBT), các di sản thiên nhiên
(DSTN) thế giới có phong cảnh đẹp, có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao,..TNDL để


phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng hoặc chữa bệnh lại là các nguồn nước
khoáng, bùn chữa bệnh, các bãi biển đẹp nhiều ánh nắng, nước biển có độ trong
sạch cao, nồng độ muối phù hợp, các vùng núi khí hậu mát mẻ trong lành và phong
cảnh đẹp,…TNDL để phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm như du lịch thám
hiểm hang động là hệ thống các hang động đá vơi có nhiều điều bí hiểm; du lịch lặn
biển cần có tài nguyên sinh vật biển phong phú đa dạng, đặc sắc. Đặc biệt có nhiều
rạn san hơ, nước biển có độ trong sạch cao, đáy biển có độ sâu thích hợp từ 20 –
30m; TNDL để phát triển loại hình du lịch tâm linh là hệ thống các di tích tơn giáo
có giá trị văn hóa lịch sử đặc biệt như (chùa, đình, đền, nhà thờ) và các tổ chức tôn
giáo cùng với hệ thống các giáo lý…
Đặc điểm quan trọng của nhiều loại TNDL là có giá trị thẩm mỹ. Các loại
TNDL có giá trị thẩm mỹ cao thì khả năng hấp dẫn du khách càng lớn. Ví dụ
như Di sản thế giới Vịnh Hạ Long, danh lam thắng cảnh Hương Tích, VQG Ba
Bể, VQG Cát Bà, DSVH thế giới Cố đô Huế,…
+ TNDL bao gồm các loại tài nguyên vật thể và tài nguyên phi vật thể
TNDL không chỉ bao gồm các tài nguyên vật thể mà gồm cả tài nguyên
phi vật thể mà các ngành kinh tế khác thường không sử dụng. Bên cạnh việc
khai thác các tài nguyên vật thể có thể quan sát, nhìn thấy như các bãi biển, thực
vật, động vật, các thác nước, các hồ nước, các hang động và các DTLSVH,…
Ngồi ra, các giá trị vơ hình của tài nguyên cũng được khai thác làm hấp dẫn du
khách. Họ có thể cảm nhận được thơng qua sự diễn giải của các hướng dẫn viên
có trình độ hiểu biết cao, hoặc qua việc tơn vinh đánh giá di tích trong quá trình
phát triển lịch sử hoặc các tác phẩm văn thơ ca ngợi di tích thắng cảnh qua các
câu chuyện huyền thoại,… các giá trị văn hóa phi vật thể nói chung.

+ TNDL là những loại tài nguyên có thể tái tạo được
Trong quá trình khai thác và kinh doanh du lịch, khách du lịch được đưa
tới các điểm du lịch để họ trải nghiệm, thẩm định, thưởng thức, cảm nhận tại chỗ
giá trị của TNDL. Nếu được quy hoạch, tổ chức quản lý, bảo tồn, khai thác hợp
lý, tiết kiệm TNDL có thể được khai thác phục vụ du khách nhiều lần mà không
làm suy giảm giá trị cũng như khối lượng. Vì Vậy nếu được khai thác, sử dụng,


bảo vệ, tôn tạo hợp lý không vượt quá sức tải của TNDL cũng như việc đầu tư
cho bảo tồn, tơn tạo kịp thời đúng quy trình kỹ thuật thì không những bảo vệ
được giá trị của tài nguyên, mà cịn có thể nâng cao chất lượng và số lượng của
tài ngun.
Ví dụ: Việc bảo tồn, khơi phục cũng như khai thác theo hướng bền vững
các giá trị của nghề và làng nghề truyền thống cho mục đích phát triển du lịch vừa
có thể góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho cộng đồng địa phương,
cũng như tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách mà nhiều nghề và làng
nghề truyền thống ở Việt Nam và trên thế giới đã được bảo tồn và khơi phục.
Để bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần
của nhân dân, tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách, kéo dài số ngày lưu trú,
nhiều lễ hội và các giá trị văn hóa truyền thống đã được nghiên cứu, sưu tầm,
phục hồi, tơn vinh như Nhã nhạc cũng đình Huế, Cồng chiêng và văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên, các làn điệu quan họ, lễ tế đàn ở Nam Giao và nhiều lễ hội
khác,…ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
+ TNDL có tính sở hữu chung
Trong luật Du lịch Việt Nam, năm 2005 điều 7, mục 1 quy định: “Cộng
đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch”.
Và tại điều 5 mục 4 luật Du lịch Việt Nam, năm 2005 cũng quy định: “Nhà nước
đảm bảo sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tần lớp dân cư trong phát
triển du lịch”. Tuy nhiên trong việc phân cấp quản lý, chính quyền địa phương,
nơi có TNDL có quyền thay mặt cộng đồng trong việc tổ chức quản lý, bảo vệ,

tôn tạo, khai thác tài nguyên và điều hành du lịch. Mọi hoạt động trong khai thác
TNDL nằm trong phạm vi điều chỉnh của các luật có liên quan hiện hành. Việc
một khu vực tài nguyên nào đó được ghi vào danh sách Di sản thế giới cũng
chứng tỏ rằng đó là tài sản quý của nhân loại mà nhà nước sở tại có trách nhiệm
bảo vệ, giữ gìn cho các thế hệ mai sau. Chính phủ các nước được khuyến khích
kết hợp những biện pháp bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên (DSVH&TN) với
những chương trình khai thác bền vững làm cho di sản đi vào đời sống hàng ngày
của người dân nước mình và phục vụ nhu cầu du lịch của du khách quốc tế.


+ Việc khai thác TNDL gắn chặt với vị trí địa lý
Phần lớn các loại TNDL như cảnh quan thiên nhiên, các DTLSVH, nghề và
làng nghề truyền thống,…đều gắn chặt với khơng gian địa lý, tạo ra nó khơng thể
dời đi được. Vì vậy, tạo nên sự khác biệt trong kinh doanh du lịch với các ngành
kinh tế khác là các sản phẩm du lịch được bán tại chỗ, khách hàng tìm đến và
được đưa đến nơi có tài ngun. Cũng vì thế đối với các địa phương, các quốc gia
để khai thác nguồn TNDL có hiệu quả, tạo ra sức hấp dẫn du khách, bên cạnh
việc đầu tư cho bảo vệ, tôn tạo, đầu tư kết cấu hạ tầng, CSVC kỹ thuật du lịch,
nguồn nhân lực thì cơng tác nghiên cứu đánh giá thị trường, xúc tiến phát triển du
lịch là những giải pháp, chiến lược quan trọng. Vì công tác này sẽ giúp nắm bắt
được kịp thời nhu cầu của thị trường, cung cấp thông tin cần thiết để du khách
nắm rõ về đặc điểm, chất lượng của các sản phẩm du lịch nói chung và TNDL nói
riêng để hấp dẫn họ, để họ có thể lựa chọn điểm đến, quyết định mua sản phẩm du
lịch và có ý thức trong việc tôn trọng cũng như bảo vệ tài ngun.
+ TNDL có tính mùa vụ
Hầu hết các TNDL mang đặc tính này. Tài nguyên khí hậu phù hợp với du
lịch nghỉ biển ở miền Bắc và các tỉnh duyên hải phía bắc Việt Nam, du lịch nghỉ
núi ở miền Bắc Việt Nam (Tam Đảo, SaPa, Ba Vì,…) từ tháng 4 đến tháng 8
hàng năm. Khí hậu phù hợp với du lịch thể thao mua đông, ở miền núi các nước
phương Bắc là mùa đông. Lễ hội thường diễn ra vào các giai đoạn nhất định

trong năm. Nhìn chung, các lễ hội truyền thống của Việt Nam được tổ chức
nhiều vào mùa xuân và mùa thu.
Trừ các nước ở vùng xích cận và cận xích đạo cịn ở phần lớn các nước
khí hậu mang tính theo mùa, đặc điểm này đã tác động đến việc khai thác các
TNDL cũng bị phụ thuộc vào tính theo mùa của khí hậu. Điều này là một trong
những nhân tố tạo ra tính theo mùa của hoạt động du lịch nói riêng. Thêm vào
nữa việc kinh doanh du lịch còn bị phụ thuộc vào thời gian nghỉ của du khách.
Thời gian du khách đi du lịch nhiều thường vào mùa hè đối với các nước xứ
nóng và mùa đơng đối với các nước xứ lạnh. Vì vậy các cơ sở kinh doanh du
lịch, các cơ quan quản lý tài nguyên cần có những giải pháp hữu hiệu để đa dạng


hóa sản phẩm du lịch, có kế hoạch tơn tạo TNDL vào mùa vắng khách, điều tiết,
quản lý, bảo vệ tài nguyên hợp lý vào những thời kỳ đông khách để tránh sự
lãng phí cũng như quá tải của TNDL.
+ TNDL mang tính diễn giải và cảm nhận
Đặc điểm này tạo ra sự khác biệt giữa TNDL với các loại các tài nguyên cho
phát triển các ngành kinh tế khác. Giá trị của TNDL có hấp dẫn du khách hay không
chỉ phụ thuộc vào giá trị tự thân của tài nguyên mà còn phụ thuộc vào chất lượng của
các hướng dẫn viên và trình độ nhận thức cũng như sở thích của du khách.
Tài nguyên là thành phần cơ bản tạo ra sản phẩm du lịch. Giá trị của loại sản
phẩm du lịch này có hấp dẫn du khách hay không, mức độ thưởng thức TNDL của
họ như thế nào phụ thuộc nhiều vào lịng u nghề, trình độ chun môn, nghiệp vụ
và phẩm chất của hướng dẫn viên hướng dẫn, diễn giải cho du khách.
Như vậy, sự đa dạng chất lượng của TNDL do được nâng cao hay không
phụ thuộc vào việc nghiên cứu những giá trị của tài nguyên, cách thức, chất lượng
tuyên truyền quảng bá của ngành du lịch, phụ thuộc chất lượng của hướng dẫn
viên, việc sử dụng quy hoạch, bảo vệ, khai thác cũng như tạo tài nguyên mới.
1.3. Ý nghĩa và vai trò của tài nguyên du lịch
1.3.1 Ý nghĩa:

TNDL là một nguồn lực quan thông hàng đầu để lại là sau phẩm du lịch.
Quy mô và khả nang phát triển du lịch của một địa phương hay một quốc gia phụ
thuộc rất nhiều vào số lượng chất lượng và sự kết hợp của các loại TNDL. Trên thế
giới những quốc gia có số lượng khách du lịch quốc tế dân là doanh thu du lịch
đứng hàng đầu thế giới là những nước có TNDL phong phú và hấp dẫn như Hoa
Kỳ, Pháp Tây Ban Nha, Trung Quốc, Anh, Thuỵ Sỹ, ltalia, Ôxtrâylia, Canađa,...
Tuy nhiên TNDL cịn được hiểu là TNDL đã sẵn có trong tự nhiên hoặc
do thế hệ trước trong quá trình phát triển lịch sử ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia
để lại và cả TNDL mới dược phát triển tạo dựng trong quá trình phát triển kinh
tế và du lịch để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của du khách (còn được gọi là tài
nguyên kinh tế - xã hội và kỹ thuật).
TNDL tiềm tàng hay sẵn có chỉ là nguồn lực quan trọng hàng đầu để phát


triển du lịch, còn việc khai thác và bảo tồn TNDL có hiệu quả hay khơng phụ thuộc
rất nhiều vào đường lối, chính sách việc quy hoạch, tổ chức quản lý các hoạt động
bảo tồn, tôn tạo tài nguyên, phát triển dụ lịch và phát triển kinh tế - xã hội.
1.3.2 Vai trị:
TNDL có các vai trị đối với hoạt động du lịch như sau:
- TNDL là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm du lịch. Trong các hệ
thống lãnh thổ du lịch, TNDL là những phân hệ giữ vai trò quan trọng và quyết
định sự phát triển du lịch của hệ thống lãnh thổ du lịch. Đặc biệt TNDL có mối
quan hệ qua lại chặt chế với các phân hệ khác và với môi trường kinh tế - xã hội.
Do vậy TNDL là một nhân tố quan trọng hàng đầu để tạo nên sản phẩm du lịch.
Để hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, các sản phẩm
du lịch cũng cần phải đa dạng, phong phú, đặc sắc và mới mẻ. Chính sự phong
phú và đa dạng, đặc sắc của TNDL tạo nên sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn của
sản phẩm du lịch. Số lượng, chất lượng, sự kết hợp giữa các loại tài nguyên cùng
sự phân bố của TNDL là yếu tố quan trọng hấp dẫn khách du lịch và có mối quan
hệ chặt chẽ, ảnh hưởng đến việc đầu tư CSVCKT du lịch, kết cấu hạ tầng, nguồn

nhân lực du lịch. TNDL là yếu tổ quan trọng mang tính quyết định để tạo nên quy
mơ, số lượng, chất lượng sản phẩm du lịch và hiệu quả của hoạt động du lịch.
- TNDL là mục đích chuyến đi của du khách và tạo những điều kiện thuận
lợi để đáp ứng các nhu cầu của họ trong chuyến đi. Hoạt động du lịch có phát
triển hay khơng, hiệu quả kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc vào yếu tố cầu du
lịch, đặc biệt là khách du lịch. Khách du lịch nói chung, đặc biệt là khách du lịch
thuần tuý, mục đích chuyến đi của du khách khơng chỉ hưởng thụ các loại dịch
vụ lưu trú ăn uống, đi lại, mua sắm. Phần lớn khách du lịch thực hiện chuyến đi
du lịch để thưởng thức, tìm hiểu, cảm nhận các giá trị của TNDL, con người và
kinh tế - xã hội tại các điểm đến.
Du khách có quyết định thực hiện các chuyến đi du lịch hay không phụ
thuộc vào các giá trị của TNDL nơi đến. Do vậy, mỗi địa phương, mỗi quốc gia
muốn phát triển du lịch đạt được hiệu quả cao, hấp dẫn du khách cần quan tâm
đầu tư cao cho việc bảo tồn, tôn tạo và phát triển TNDL và công tác xúc tiến


phát triển du lịch.
- TNDL là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Để đáp
ứng nhu cầu đa dạng, phong phú, ngày càng cao của khách du lịch, các doanh
nghiệp, các địa phương, các quốc gia cần phát triển nhiều loại hình du lịch. Các
loại hình du lịch ra đời đều phải dựa trên cơ sở của TNDL. Hoạt động du lịch
mạo hiểm được tổ chức trên cơ sở các TNDL như núi cao, hệ thống hang động,
các khu rừng nguyên sinh, hoang vắng có ĐDSH cao, các vịnh trên đảo có
phong cảnh đẹp, du lịch nghỉ dưỡng, tắm khoáng được phát triển ở những vùng
có các suối khống; du lịch lấn biển được tổ chức ở những vùng biển có nhiều
loại san hơ ĐDSH cao, có nhiều lồi thuỷ sinh, độ sâu đáy biển khoảng 20 đến
30m, nước biến có độ trong suốt cao, độ mặn, nhiệt độ phù hợp.
Du lịch nghỉ dưỡng thường tổ chức ở những khu vực miền núi cao, có khí
hậu mát mẻ các bãi biển đẹp, có nhiều ánh nắng những nơi có suối khống, có
CSVCKT phục vụ du lịch và nguồn lao động phù hợp.

- TNDL là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch.
Các phân hệ của hệ thống lãnh thổ du lịch gồm: Khách du lịch TNDL, cơ
sở hạ tầng CSVCKT du lịch, đội ngũ cán bộ nhân viên và bộ máy tổ chức điều
hành, quản lý du lịch. Các phân hệ này đều có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với
nhau và với môi trường kinh tế - xã hội cũng như các phân hệ khác nhau.
Hệ thống lãnh thổ du lịch được tổ chức phân chia theo nhiều cấp phân vị
khác nhau như: khu du lịch, điểm du lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, vùng
du lịch. Dù ở cấp độ nào, việc tổ chức quy hoạch phát triển du lịch cần phải nghiên
cứu, phát triển các phân hệ du lịch CSVC kỹ thuật du lịch, nguồn lao động du lịch,
kết cấu hạ tầng phải phù hợp với TNDL. Việc tổ chức đón lượng khách du lịch như
thế nào cũng phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của TNDL.
Như vậy, dù ở cấp phân vị nào, thì TNDL ln là những phân hệ quan
trọng bậc nhất mang tính quyết định trong việc tổ chức phát triển du lịch và là
yếu tố cơ bản của hệ thống lãnh thổ du lịch.
Hiệu quả phát triển du lịch của các hệ thống lãnh thổ du lịch phụ thuộc rất
nhiều vào TNDL. Vì vậy trong quá trình phát triển du lịch, mỗi doanh nghiệp


địa phương và mỗi quốc gia khi tiến hành quy hoạch phát triển du lịch xây dựng
các chiến lược, chính sách phát triển du lịch cần phải điều tra, đánh giá xác thực
nguồn TNDL, đồng thời cần thực thi các chính sách, chiến lược giải pháp quản
lý, bảo vệ, tơn tạo, phát triển và khai thác nguồn TNDL hợp lý, đúng đắn và hiệu
quả theo quan điểm phát triển du lịch bền vững.
2. Phân loại tài nguyên du lịch:
2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Để tiến hành nghiên cứu, quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phát triển và khai thác
TNDL có hiệu quả theo hướng bền vững cần phải tiến hành phân loại TNDL
khoa học và phù hợp. Khi xây dựng được hệ thống phân loại TNDL khoa học và
hợp lý sẽ góp phần quan trọng cho việc nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo phát triển và
khai thác tài nguyên đạt hiệu qua cao về kinh. tế - xã hội và mơi trường

TNDL gồm nhiều loại, có hàm nghĩa rộng, phức tạp, chồng chéo, khó có
thể áp dụng tiêu chuẩn đo lượng chính xác để lượng hố được. Vì vậy, nhiều tác
giả và các cơ quan nghiên cứu du lịch ở nước ta và quốc tế đã xây dựng các hệ
thống phân loại tài nguyên khác nhau.
Trong khi thiết kế hệ thống phân loại TNDL nên tuân thủ theo các ngun
tắc sau:
Tận dụng khoa học đồng thời có tính thao tác.
Căn cứ vào thực tiễn tổng điều tra tài nguyên trong các năm rồi tiến hành
phân loại tài nguyên theo đẳng cấp và phân loại theo thuộc tính.
Cố gắng phản ánh tồn diện q trình thao tác thực tế của các loại tài
nguyên đã khai thác và các loại tài nguyên tiềm tàng có khả năng khai thác nếu
cần có thể tăng thêm những chủng loại mới.
Trong khi phân loại thuộc tính và đẳng cấp của các tài nguyên, cần xem
xét cả việc đánh giá tài nguyên và phát triển sản phẩm du lịch tương ứng.
Khi phân loại thuộc tính, cần tính đến sự thích nghi của sản phẩm được
phát triển như: các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thể thao,
lễ hội, làng nghề, tâm linh.... Trên phương diện phân loại cũng cần xem xét tới
định hướng sắp có của nguồn tài nguyên mà tiến hành so sánh, định cấp một


cách có hiệu quả.
Khi phân loại tài nguyên cần đảm bảo tính khoa học cũng như tính thực
tiễn, phải thuận tiện cho việc quản lý, nghiên cứu và việc bảo tồn, tơn tạo, khai
thác tài ngun có hiệu quả.
Khi phân loại tài nguyên cần căn cứ vào hình thức để xác định tính chất
của tài ngun, ngồi ra cần phải phân loại tính quan trọng, quy mơ của tài
ngun, giá trị du lịch và định vị chức năng du lịch của nó.
Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO, 1997) đã xây dựng hệ thống phân loại
TNDL thành 3 loại, 9 nhóm gồm: Loại cung cấp tiềm tàng (3 nhóm: văn hoá
kinh điển, tự nhiên kinh điển, vận động): loại cung cấp hiện tại (gồm 3 nhóm:

đường sá, thiết bị hình tượng tổng thể) và loại tài nguyên kỹ thuật gồm 3 nhóm
tính năng: hoạt động du lịch cách thức và tiềm lực khu vực.


Bảng 1. Phân loại TNDL
Nhóm tài
nguyên

Hợp phần của tài
nguyên

Các yếu tố
- Vùng núi có phong cảnh đẹp
- Các hang động

Địa hình, địa chất, địa
mạo

- Các bãi biển, đảo
- Các di tích tự nhiên: hịn Phụ tử
(Hạ Long), hịn Trống mái (Sầm
Sơn)
- Tài nguyên khí hậu thích hợp với
con người, thuận lợi cho việc phát
triển các hoạt động du lịch

Khí hậu

- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho
việc chữa bệnh, an dưỡng

- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho
thể dục, thể thao

TNDL tự nhiên
Tài nguyên nước

Tài nguyên sinh vật

- Tài nguyên nước mặt: Sơng, hồ,
biển thiếu nước
- Tài ngun nước khống, nước
nóng
- Các VQG, các KBT thiên nhiên và
các rừng lịch sử sinh thái văn hoá
- Một số hệ sinh thái
- Các điểm tham quan sinh vật

Các cảnh quan du lịch
tự nhiên
Các cảnh quan di sản
thiên nhiên thế giới
- Các DSVH thế giới
Tài nguyên du
lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch
nhân văn vật thể

- Các DTLSVH thắng cảnh cấp
Quốc gia và địa phương:

+ Các di tích khảo cổ học


Nhóm tài
ngun

Hợp phần của tài
ngun

Các yếu tố
+ Các di tích lịch sử
+ Các di tích kiến trúc nghệ thuật
+ Các danh lam thắng cảnh
- Các cơng trình đương đại
- Vật kỷ niệm và cổ vật
- Các DSVH truyền miệng và phi
vật thể của nhân loại
- Các giá trị văn hoá phi vật thể cấp
Quốc gia và địa phương
+ Các lễ hội

Tài nguyên du lịch
nhân văn phi vật thể

+ Nghề và làng nghề thủ công
truyền thống
+ Nghệ thuật ẩm thực
+ Các đối tượng du lịch gắn với dân
tộc học
+ Các đối tượng văn hố thể thao

hay những hoạt động mang tính sự
kiện
+ Các giá trị thơ ca, văn học

Đường lối chính sách
phát triển du lịch

- Đường lối chính sách thuận lợi
cho phát triển du lịch
- Đường lối chính sách thuận lợi
cho phát triển kinh tế - xã hội
- Bộ máy tổ chức

Tài nguyên kinh
tế - kỹ thuật và
bổ trợ

Tổ chức quản lý nhà
nước về du lịch

- Đội ngũ cán bộ nhân viên quản lý
- Nội dung và nhiệm vụ quản lý
- Cách thức quản lý

Quy hoạch du lịch

- Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch
- Quy hoạch cụ thể phát triển du
lịch


Nguồn lao động du lịch - Số lượng nguồn lao động


Nhóm tài
nguyên

Hợp phần của tài
nguyên

Các yếu tố
- Chất lượng, cơ cấu nguồn lao động
- Số lượng các cơ sở đào tạo và chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực du
lịch
- Cơ sở lưu trú và ăn uống

- Các phương tiện vận chuyển
Cơ sở vật chất kỹ thuật khách
phục vụ du lịch
- Các cơ sở vui chơi giải trí và các
cơ sở vật chất khác
- Các khu du lịch
- Hợp tác trong phát triển du lịch
Hợp tác và đầu tư trong - Đầu tư trong phát triển du lịch
phát triển du lịch
(đầu tư trong nước và đầu tư quốc
tế)

Xúc tiến quảng bá du

lịch

Kết cấu hạ tầng

- Xúc tiến quảng bá của các cơ quan
quản lý du lịch TW
- Xúc tiến quảng bá của cơ quan
quản lý du lịch ở các địa phương và
các doanh nghiệp
- Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch
- Kết cấu hạ tầng chung

Theo Khoản 1 (Điều 13, Chương II) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005
quy định: "TNDL tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu,
thuỷ văn, HST, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được sử
dụng phục vụ mục đích du lịch.
Các loại TNDL tự nhiên không tồn tại độc lập mà luôn tồn tại, phát triển
trong cùng một khơng gian lãnh thổ nhất định, có mối quan hệ qua lại tương hỗ
chặt chẽ, theo những quy luật của tự nhiên, như quy luật luôn vận động và biến
đổi khơng ngừng, quy luật sinh địa hố, quy luật địa đới quy luật tuần hoàn của
nước, quy luật tuần hồn của khơng khí,...


Các tài nguyên tự nhiên luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên cũng như
các điều kiện văn hoá, kinh tế - xã hội và cũng thường được phân bố gần các
TNDL nhân văn. Sự phân loại TNDL tự nhiên chỉ mang tính tương đối. Thực tế
khi tìm hiểu và nghiên cứu về TNDL tự nhiên, các nhà nghiên cứu thường nghiên
cứu theo từng thành phần tự nhiên, các thể tổng hợp tự nhiên có các điều kiện
thuận lợi cho phát triển du lịch, các DSTN thế giới, các điểm tham quan tự nhiên.
* Địa chất - địa hình - địa mạo

Các quá trình kiến tạo địa chất lâu dài (các quá trình nội sinh) đã tạo nên
địa hình trên bề mặt của Trái Đất cũng như các hoạt động địa chất, địa mạo.
Khi nói tới những đặc điểm giá trị địa chất với tư cách là TNDL thực chất
là đề cập tới lịch sử phát triển địa chất. Các quá trình địa chất, các vận động địa
chất qua các thời kỳ lịch sử phát triển của Trái Đất, các hoạt động địa chấn
(động đất, núi lửa, sụt lún, tạo sơn,...), sự hình thành cấu tạo, sự phân bố của các
lớp đất đá, của các loại tài nguyên nước, tài ngun khống sản trong lịng đất.
Đối với hoạt động du lịch, tài nguyên địa chất tại các điểm du lịch dựa vào
tự nhiên cần nghiên cứu tìm lịi và khai thác là: lịch sử phát triển địa chất, các quá
trình địa chất, các vận động địa chất trong các thời kỳ lịch sử của Trái đất trong
quá khứ và hiện tại, tương lai, các hoạt động địa chất thường xảy ra, cấu tạo, phân
bố các lớp đất đá, chất lượng, trữ lượng, sự phân bố của các mỏ nước khoáng.
Đối với hoạt động du lịch, việc nghiên cứu phát hiện những đặc điểm, giá
trị lịch sử phát triển địa chất, các quá trình địa chất của các hệ thống lãnh thổ du
lịch, có nhiều ý nghĩa như: phục vụ cho việc bố trí, xây dựng kết cấu hạ tầng,
CSVCKT du lịch có hiệu quả, tránh được các tác động tiêu cực của các địa chấn,
tôn vinh giá trị của các điểm đến. Một trong những tiêu chuẩn để một địa điểm
được công nhận là DSTN thế giới là: "Những minh chứng hết sức tiêu biểu cho
quá trình địa chất đang diễn biến cho thấy sự tiến hoá sinh học và tác động qua
lại giữa con người và môi trường thiên nhiên. Loại mẫu này khác biệt với thời
kỳ lịch sử Trái đất và liên quan đến quá trình tiến hoá đang diễn ra của thực vật
và động vật, các dạng địa hình, các miền biển và miền nước ngọt" tạo ra các giá
trị tôn vinh các điểm đến tạo sức hấp dẫn lớn với du khách.


Các quá trình địa chất là nguyên nhân tạo ra bề mặt địa hình, việc nghiên
cứu chúng có thể phát hiện ra những giá trị để hấp dẫn du khách, là cơ sở quan
trọng để phát triển du lịch của các địa phương và quốc gia.
- Các đơn vị hình thái của địa hình là đồi núi, cao nguyên, đồng bằng, ven
biển và đảo

+ Đồng bằng là nơi thuận lợi cho cư trú của dân cư nông nghiệp, là điều
kiện quan trọng để hình thành nên các nền văn minh, văn hoá, là nơi bảo tổn, lưu
giữ nhiều giá trị văn hố của lồi người cũng như của nhiều quốc gia. Do vậy,
địa hình đồng bằng ở nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang được phát triển
nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái nhân văn, du lịch văn hoá, du lịch
thể thao, nghỉ dưỡng.
+ Địa hình đồi núi, cao ngun thường tạo ra những khơng gian kỳ vĩ,
sinh động và thơ mộng.
Do sự chia cắt của bề mặt địa hình, nên đã tạo nên sự tương phản về cảnh
vật giữa các thung lũng sâu, với các dãy núi cao nguyên cao, tạo ra sức hấp dẫn
với du khách các vùng đồi là nơi cư dân đến quần cư sớm và khá đông đúc. Do
vậy, các vùng đồi là nơi lưu giữ và phát hiện thấy nhiều di tích khảo cổ,
DTLSVH, tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch khám phá, du lịch tham
quan nghiên cứu như ở Sơn Vi ~ Lâm Thao - Phong Châu (Phú Thọ), Đồng Nai
Núi và cao nguyên là dạng địa hình có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát
triển du lịch. Do khí hậu có sự phân hố theo chiều cao nên cứ lên cao 1000m
nhiệt độ thường hạ đi từ 5 - 60C, vì thế nhiều vùng núi cao trên 1000m có phong
cảnh đẹp như thác nước sông suối, rừng cây ở nước ta cũng như nhiều nước trên
thế giới đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn du khách. Loại địa hình này
thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng. Ở các nước ôn
đới, về mùa đông nhiều vùng núi thường có băng tuyết nên ở những vùng núi có
độ cao từ 1500 - 2000m có phong cảnh đẹp như: An Pơ, Pirênê,… thuận lợi cho
phát triển du lịch thể thao mùa đơng.
Vùng núi là nơi có nhiều suối nước nóng, nước khống nên cịn thuận lợi
cho phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm khống, chữa bệnh.


* Khí hậu
Khí hậu là 1 một loại tài nguyên sớm được khai thác để quy hoạch phát
triển du lịch. Từ cuối thế kỷ XVII đến thững năm đầu thế kỷ XX đã có nhiều dự

án quy hoạch phát triển du lịch ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ở những
nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ như: Dovos, Crans - Montana, Lesyin ở Thuỵ
Sỹ, Kitzibuhel Cista,... ở Đức, Shimla, Dazilung, Neinitan ở Ấn Độ, núi Thái
Sơn ở Trung Quốc; Sapa, Đà Lạt, Bạch Mã, Ba Vì, Mẫu Sơn, Bà Nà, Tam Đảo
ở Việt Nam. Các điều kiện của tài nguyên khí hậu khai thác phục vụ cho các
mục đích phát triển du lịch khá đa dạng như: Tài nguyên khí hậu thích hợp với
sức khỏe của con người; tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an
dưỡng; tài nguyên khí hậu phục vụ cho các hoạt động thể thao mùa đơng; tài
ngun khí hậu thích hợp cho hoạt động du lịch tắm, lặn biển và thể thao biển,...
Nhiều nhà khí hậu trên thế giới đã xây dựng các chỉ tiêu khí hậu sinh học
để xác định mức độ thích nghi của khí hậu đối với con người. Các nhà nghiên cứu
du lịch cũng như các nhà quản lý kinh doanh du lịch thường vận dụng các chỉ tiêu
khí hậu, sinh học để đánh giá những thuận lợi, khó khăn, mức độ phù hợp với sức
khoẻ con người của khí hậu trong hoạt động du lịch. Trong thực tế, những điều
kiện khí hậu ơn hồ thường hấp dẫn khách du lịch. Du khách thường không thích
những nơi có các yếu tố khí hậu q lạnh, quá nóng, độ ẩm quá cao hoặc quá
thấp, tốc độ gió mạnh, ít ánh nắng. Những người ở xứ nóng trong những ngày hè
oi bức thường thích đi nghỉ mát ở các vùng biển hoặc ở các vùng núi, cao ngun
có khí hậu mát mẻ khả năng chịu lạnh kém hơn. Những người sống xứ lạnh
thường đi nghỉ đông ở những vùng ấm áp và khả năng chịu lạnh tốt hơn.
- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng
Khí hậu là một trong những loại tài nguyên quan trọng để phát triển loại
hình du lịch chữa bệnh an dưỡng. Một số loại bệnh như huyết áp, tim mạch thần
kinh, hô hấp rất cần được diều trị, có sự kết hợp giữa các liệu pháp y học với
TNDL tự nhiên thuận lợi, đặc biệt là điều kiện khí hậu trong lành, mát mẻ. Các
điều kiện thuận lợi về áp suất khơng khí, nhiệt độ, độ ẩm, ánh nắng, độ trong
lành của khơng khí có tác dụng tốt cho việc chữa lành bệnh và phục hồi sức


khoẻ của con người.

Ngoài việc phân bố ở những nơi có những nguồn tài ngun khác như
nước khống, bãi biển đẹp có nhiều ánh nắng, nơi có phong cảnh đẹp, các điểm
du lịch chữa bệnh nghỉ dưỡng ở Việt Nam cũng như ở trên thế giới thường được
xây dựng, phát triển ở những nơi có khí hậu tốt, thích hợp với sức khoẻ của con
người như ở ven các hồ, ven biển và các vùng núi cao nguyên.
Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các loại hình du lịch thể
thao, vui chơi giải trí.
Các loại hình du lịch thể thao, vui chơi giải trí như bơi thuyền, lướt ván,
bơi lội lặn, tắm biển, hồ, thường được triển khai ở những vùng ven biển, hồ có
các điều kiện về tốc độ gió và nhiệt độ của nước phù hợp và nhiều ánh nắng.
Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các hoạt động du lịch
Những điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động du
lịch và hấp dẫn du khách được coi là TNDL như: có nhiều ngày thời tiết tốt, số
ngày mưa ít nhiều ánh nắng, tốc độ gió khơng q lớn, độ ẩm khơng khí khơng
q cao, cũng khơng q thấp, khơng có hoặc ít thiên tai và những diễn biến thời
tiết đặc biệt. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch của khí
hậu, ở các địa phương, các quốc gia trong nhiều thời kỳ trong năm cịn có những
yếu tố khí hậu khơng thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động du lịch như
(những thời kỳ mưa nhiều, nhiệt độ độ ẩm quá cao hoặc quá thấp tốc độ gió lớn,
có nhiều thiên tai). Để khắc phục được tính mùa vụ, những hạn chế của khí hậu
đối với các hoạt động du lịch cần phải nghiên cứu đánh giá cả những điều kiện
thuận lợi và khơng thuận lợi để có những định hướng, giải pháp khai thác có
hiệu quả các điều kiện thuận lợi, hạn chế những tác động tiêu cực của khí hậu
với các hoạt động du lịch.
+ Tài nguyên nước
Nước được coi là tài nguyên quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để phát
triển du lịch nói chung và để phát triển nhiều loại hình du lịch. Các loại tài
nguyên nước sau đây đã được khai thác là TNDL:
- Nước mặt: sông, hồ, suối, thác nước, các vùng ngập nước ngọt, các vùng



nước ven biển. Bề mặt nước của sông hồ, suối, thác nước, các vùng ngập nước
ngọt, các vùng nước ven biển đã kết hợp với các tài nguyên khác như núi non,
rừng cây tự nhiên, HST nhân văn tạo ra những phong cảnh nên thơ hữu tình hấp
dẫn du khách. Theo quan niệm Phương Đông, khi xây dựng các công trình cần
tuân theo các nguyên tắc phong thuỷ, trong Kinh dịch, phải có minh đường, tụ
thuỷ nên các hồ sơng, suối còn được coi là yếu tố quan trọng để lựa chọn vị trí
xây dựng các DTLSVH, tạo ra các danh lam thắng cảnh đẹp.
+ Các vùng nước ven biển có bãi cát đẹp hoặc ven các hồ, có mơi trường
trong sạch, độ mặn phù hợp từ 3 - 4%, độ trong suốt cao, thường được khai thác
để phát triển các loại hình thể thao, bơi lội, lặn biển, làm biến, đua thuyền, lướt
ván như các bãi biển ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới .
Bề mặt nước ven các bãi biển, trên các hồ, các sông suối kênh rạch có
phong cảnh đẹp nước khơng bị ơ nhiễm nhiều, còn là nơi triển khai các hoạt
động tham quan trên nước. Ví dụ như ở Sidney, Menbourn (ơxtrâylia), trên các
hồ lớn như Ngũ Hổ (Canađa - Hoa Kỳ), trên các sông, kênh rạch Ở Thái Lan,
trên sông Mê Kông Ở Việt Nam, Lào, Campuchia,...
+ Các thác nước cũng tạo nơi có phong cảnh đẹp và hấp dẫn du khách có
thể triển khai các hoạt động du lịch tham quan và thể thao mạo hiểm.
- Các điểm nước khoáng, suối nước nóng
Các điểm nước khống, suối nước nóng là tài nguyên thiên nhiên quý để
triển khai các loại hình du lịch, nghỉ dưỡng, tắm khống, chữa bệnh. Tính chất
chữa bệnh của các nguồn nước khoáng được phát hiện từ thời kỳ La Mã cổ đại.
Loại hình du lịch tắm khống, nghỉ dưỡng, chữa bệnh bằng nước khoáng đã được
phát triển ở nhiều nước Châu âu từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trên thế giới,
những nước giàu nguồn nước khống cũng là những nước phát triển loại hình du
lịch chữa bệnh nghỉ dưỡng dựa vào nguồn nước khoáng như Liên Bang Nga,
Bungari, Hungari, Thuỵ Sỹ, áo, ltalia, CHLB Đức CH Séc và Slôvakia …
Cho đến nay trên thế giới chưa có quy định thống nhất giới hạn dưới của
các nguyên tố độ khoáng hoá, thành phần … để phân biệt nước khống với nước

bình thường nhưng ở nhiều nước các nhà nghiên cứu các cơ quan môi trường đã


xây dựng các chỉ tiêu chủ yếu để xếp nước khoáng thiên nhiên vào nước khoáng.
* Tài nguyên sinh vật
+ Tài nguyên sinh vật: Tài nguyên sinh vật bao gồm toàn bộ các loài thực
vật, động vật sống trên lục địa và dưới nước vốn có sẵn trong tự nhiên và do con
người thuần dưỡng chăm sóc lai tạo.
Tài nguyên sinh vật vừa góp phần cùng với các loại tài nguyên khác tạo
nên phong cảnh đẹp, hấp dẫn, vừa có ý nghĩa bảo vệ môi trường như: bảo tồn
các nguồn gien, che phủ cho mặt đất, hạn chế hiện tượng xói mịn, xâm thực,
rửa trơi lở đất, trượt đất, lũ quét, lở trượt băng tuyết ở các miền núi, hạn chế
được hiện tượng xâm thực, tác dụng tiêu cực của sóng thần, các vùng ven biển.
Thảm thực vật cịn cung cấp chất mùn cho thổ nhưỡng, được coi là máy điều
hồ tự nhiên lọc khơng khí, làm cho khơng khí thêm trong lành, mát mẻ.
Tài nguyên sinh vật là nguồn cung cấp nhiều loại dược liệu cho việc phát
triển loại hình du lịch chữa bệnh và an dưỡng như (tắm thuốc của người Dao Đỏ
ở Sa pa - Lào Cai); cung cấp nguồn thực phẩm cho du khách. Vì vậy tài nguyên
sinh vật có ý nghĩa cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch chữa
bệnh, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, đi bộ, leo núi, lặn biển tham quan, nghiên
cứu, cùng với tài nguyên nước và địa hình góp phần phát triển du lịch sơng
nước, miệt vườn.
Tài nguyên sinh vật luôn tồn tại và phát triển trong mối quan hệ qua lại
tương hỗ giữa các loài và với các thành phần tự nhiên khác trên cùng một khơng
gian địa lý.
Ví dụ: Các rạn và các áng tiêu san hô ở dưới biển là những lá chắn để
tránh cho các bãi biển bị xâm thực, đồng thời là nơi ở, sinh sản, kiếm ăn của
nhiều loài động vật thuỷ sinh. Những lồi san hơ chỉ được bảo vệ và phát triển
khi khơng có sự tác động tiêu cực, vơ thức và có ý thức của con người, khi có
các điều kiện nhiệt độ, thành phần của nước biển phù hợp, khơng bị ơ nhiễm.

Khi các lồi san hô bị khai thác hoặc bị huỷ hoại sẽ kéo theo mất đa dạng sinh
học các loài thuỷ sinh sẽ bị huỷ diệt theo và các bãi ven bờ sẽ bị xâm thực .
Hay các cây gỗ lớn trong rừng là nơi sinh sống của nhiều loài cây ký sinh


×