Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

TRƯƠNG HƯƠNG THẢO

PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG
THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VỊ THANH,
TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

TRƯƠNG HƯƠNG THẢO

PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG
THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VỊ THANH,
TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Thị Loan



CẦN THƠ, 2022


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại trường Đại học Tây Đô và khi nghiên cứu thực hiện
đề tài, bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn và vô cùng quý báu của các đơn vị,
tập thể và các cá nhân, tôi xin chân thành cảm ơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phịng Đào tạo, Khoa sau đại học,
cùng các thầy giáo, cô giáo trong trường Đại học Tây Đơ đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện cho tơi trong q trình học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Loan Người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tơi trong
suốt q trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Hậu Giang và các cá
nhân trên địa bàn thành phố Vị Thanh đã cung cấp những thông tin cần thiết và giúp
đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã quan
tâm giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong học tập, tiến hành nghiên cứu và
hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2022

Học viên thực hiện



ii

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
trên địa bàn thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang” tập trung vào mục tiêu đánh giá các
kết quả và hạn chế kèm nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển đối tượng tham gia bảo
hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, luận văn đề
xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
tự nguyện trên địa bàn thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện hằng năm có xu hướng tăng lên nhưng tỷ lệ tham gia vẫn còn rất nhỏ so với số
người trong độ tuổi lao động thuộc diện tham gia. Mức thu nhập lựa chọn đóng thường
ở các mức thu nhập thấp, điều đó phản ánh một phần thu nhập của người lao động.
Việc xác định mục đích, lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao
động tương đối rõ ràng, tuy nhiên vẫn còn khá đông người lao động chưa xác định
được đầy đủ, đúng đắn mục đích và lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Khi đánh giá mức độ hài lòng khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có 3 yếu tố
mang lại hài lịng thấp nhất là: công tác truyền thông bảo hiểm xã hội tự nguyện, chế
độ giải quyết nhanh chóng và hình thức giao dịch tham gia bảo hiểm xã hội đa dạng.
Từ kết quả phân tích thực trạng phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện tại thành
phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, tác giả đề xuất 3 nhóm giải pháp ưu tiên trong việc
phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Vị
Thanh, tỉnh Hậu Giang, gồm: Tăng cường công tác tuyên truyền bảo hiểm xã hội tự
nguyện trên địa bàn thành phố Vị Thanh; Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm xã
hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Vị Thanh; Tăng cường biện pháp quản lý hiện
đại để nâng cao năng lực, chất lượng phục vụ của cơ quan bảo hiểm xã hội.


iii


ABSTRACT
Research topic "Developing voluntary social insurance participants in Vi Thanh
city, Hau Giang province" focuses on the goal of evaluating the results and limitations
and causes affecting the health insurance. developing the subjects participating in
voluntary social insurance in Vi Thanh city, Hau Giang province, the thesis proposes
some solutions and recommendations to develop the subjects participating in voluntary
social insurance in the locality. Vi Thanh city, Hau Giang province.
Research results show that the number of people participating in voluntary
social insurance every year tends to increase, but the participation rate is still very
small compared to the number of people of working age who are eligible to
participate. Closed option income levels are often at low income levels, which reflect a
portion of workers' incomes. The determination of the purpose and benefits of
employees when participating in voluntary social insurance is relatively clear, but
there are still a large number of employees who have not fully and properly identified
the purposes and benefits of the employee's participation in voluntary social insurance.
participate in voluntary social insurance. When assessing the level of satisfaction when
participating in voluntary social insurance, there are 3 factors that bring the lowest
satisfaction: voluntary social insurance communication, quick settlement mode and
transaction form. participate in various social insurance.
From the results of analyzing the current situation of voluntary social insurance
development in Vi Thanh city, Hau Giang province, the author proposes 3 groups of
priority solutions in developing the subjects participating in voluntary social insurance
in Vietnam. Vi Thanh city, Hau Giang province, including: Strengthening the
propaganda of voluntary social insurance in Vi Thanh city; Improve the quality of
voluntary social insurance services in Vi Thanh city; Strengthen modern management
measures to improve capacity and service quality of social insurance agencies.


iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi. Số liệu và kết quả
nghiên cứu là trung thực xuất phát từ thực tiễn tại địa bàn thành phố Vị Thanh, cơ
quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Hậu Giang và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận
văn, luận án nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã được
cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2022

Học viên thực hiện


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i
TÓM TẮT ......................................................................................................................ii
ABSTRACT ................................................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................... v
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ ........................................................................................... viii
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................... ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... x
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1

2. Tổng quan về các nghiên cứu trước .................................................................... 2
2.1. Nghiên cứu ngoài nước .................................................................................... 2
2.2. Nghiên cứu trong nước .................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 4
3.1 Mục tiêu chung ................................................................................................. 4
3.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 4
4. Câu hỏi nghiên cứu.……………………………………………………………...5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 5
5.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 5
5.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 5
5.3.Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 5
6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 5
6.1. Phương pháp luận nghiên cứu ......................................................................... 5
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể....................................................................... 7
7. Đóng góp đề tài nghiên cứu .................................................................................. 7
8.

ui tr nh nghiên cứu ............................................................................................. 8

9. Bố cục đề tài nghiên cứu ....................................................................................... 8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN .............. 9
1.1. Một số khái niệm về bảo hiểm, BHXHTN và các vấn đề liên quan .............. 9
1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm ................................................................................. 9


vi
1.1.2. Khái niệm về BHXHTN ............................................................................... 9
1.1.3. Đối tượng, mức đóng và phương thức đóng BHXHTN ............................. 11
1.2. Vai trị của bảo hiểm xã hội tự nguyện .......................................................... 16
1.2.1. Vai trò của bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với cá nhân người lao động và

gia đình .......................................................................................................................... 16
1.2.2. Vai trò của bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với xã hội ............................... 16
1.3. Đặc điểm và nguyên tắc của bảo hiểm xã hội tự nguyện .............................. 18
1.3.1. Đặc điểm của bảo hiểm xã hội tự nguyện...................................................18
1.3.2. Nguyên tắc của bảo hiểm xã hội .................................................................19
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện .......... 19
1.4.1. Vấn đề phát triển kinh tế xã hội của đất nước ............................................ 21
1.4.2. Đặc điểm của đối tượng tham gia ............................................................... 21
1.5. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển hệ thống an sinh xã hội……………… 27
1.5.1 Kinh nghiệm phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Trung Quốc…..………27
1.5.2 Kinh nghiệm xây dựng mơ hình an sinh xã hội ở Ấn Độ ………………...28
1.5.3 Kinh nghiệm xây dựng mô hình an sinh xã hội ở Thái Lan …………...…29
1.5.4 Bài học kinh nghiệm được rút ra từ việc phát triển của quỹ an sinh xã hội ở
các nước trên thế giới…………………………………………………………………30
1.6. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện ....................... 31
1.6.1. Chỉ tiêu tỷ lệ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện .................................... 31
1.6.2. Chỉ tiêu biến động về số thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện ........................... 32
1.6.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng của BHXHTN............................................... 33
1.6.4. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý và tổ chức thực hiện đối tượng tham gia
BHXHTN....................................................................................................................... 33
1.6.5. Chỉ tiêu chế độ Bảo hiểm xã hội ................................................................. 34
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO
HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VỊ THANH ..... 366
TỈNH HẬU GIANG .................................................................................................. 366
2.1. Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Vị
Thanh, tỉnh Hậu Giang ............................................................................................. 366
2.1.1. Văn bản pháp lý liên quan ........................................................................ 366
2.1.2. Thực tế tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Vị
Thanh, tỉnh Hậu Giang ................................................................................................ 388



vii
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn
thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ............................................................................ 51
2.2. Thực tế khảo sát về tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn
thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang........................................................................ 63
2.2.1. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.................................... 63
2.2.2. Mức căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ........................................... 655
2.2.3. Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ........................................ 677
2.2.4. Mức độ cần thiết tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.............................. 699
2.2.5. Mức độ hài lòng khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ....................... 699
2.3. Đánh giá chung về tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành
phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ................................................................................... 71
2.3.1. Kết quả đạt được ......................................................................................... 71
2.3.2. Hạn chế .......................................................................................................72
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế ..................................................................................73
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VỊ THANH,
TỈNH HẬU GIANG ..................................................................................................777
3.1. Mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXHTN trên địa bàn thành phố
Vị Thanh .....................................................................................................................777
3.2. Giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên
địa bàn thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ........................................................788
3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn
thành phố Vị Thanh .....................................................................................................788
3.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành
phố Vị Thanh .................................................................................................................82
3.2.3. Tăng cường biện pháp quản lý hiện đại để nâng cao năng lực, chất lượng
phục vụ của cơ quan BHXH .......................................................................................... 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................877

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ix
PHỤ LỤC .......................................................................................................................x


viii

DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Khung nghiên cứu .............................................................................................. 8
Hình 2.1. Số lượng người tham gia BHXHTN giai đoạn 2018 - 2020 ........................ 39
Hình 2.2. Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2020 ......................... 41
Hình 2.3. Tốc độ tăng trưởng lao động tham gia BHXH tại thành phố Vị Thanh ......... 43
Hình 2.4. Kết quả thực hiện thu BHXHTN so với kế hoạch thu BHXHTN trên địa bàn
Thành phố Vị Thanh ...................................................................................................... 46


ix

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1. Mơ tả hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của nhà nước ............... 13
Bảng 1.2. Tóm tắt một số chỉ tiêu ................................................................................. 31
Bảng 2.1: Tổng hợp văn bản pháp lý liên quan đến BHXHTN .................................... 37
Bảng 2.2. Số người tham gia BHXHTN tại thành phố Vị Thanh.................................. 38
Bảng 2.3. Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại các xã, phường trên địa bàn
thành phố năm 2020 ..................................................................................................... 40
Bảng 2.4. Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại thành phố Vị Thanh .... 42
Bảng 2.5. Bảng tổng hợp tỷ lệ đóng BHXHTN được quy định qua các thời kỳ ........... 44
Bảng 2.6. Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXHTN trên địa bàn thành phố Vị
Thanh giai đoạn 2018 - 2020 ......................................................................................... 45
Bảng 2.7. Bảng tổng hợp mức chi thù lao đại lý BHXHTN trên địa bàn thành phố Vị
Thanh ............................................................................................................................. 50

Bảng 2.8. Bảng tổng hợp tỷ lệ thù lao đại lý thu BHXHTN giai đoạn 2018 – 2020 .... 51
Bảng 2.9. Tổng hợp thu nhập của người tham gia BHXHTN tại thành phố Vị Thanh 53
Bảng 2.10. Tổng hợp việc làm của người tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội tại
thành phố Vị Thanh năm 2020 ...................................................................................... 54
Bảng 2.11. Tổng hợp giới tính của người tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội tại
thành phố Vị Thanh năm 2020 ...................................................................................... 55
Bảng 2.12. Tổng hợp độ tuổi người tham gia với việc tham gia các loại hình bảo hiểm
xã hội tại thành phố Vị Thanh năm 2020 ...................................................................... 56
Bảng 2.13. Cơ cấu cán bộ, viên chức BHXH thành phố Vị Thanh năm 2020 .............. 59
Bảng 2.14. Tổng hợp hoạt động tuyên truyền BHXHTN trên địa bàn thành phố Vị
Thanh giai đoạn 2018- 2020 .......................................................................................... 61
Bảng 2.15. Lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động ......... 64
Bảng 2.16. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động......................... 66
Bảng 2.17. Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động ............ 67
Bảng 2.18. Mức độ cần thiết tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động 69
Bảng 2.19. Mức độ hài lòng khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao
động ............................................................................................................................... 70


x

1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

ASXH


An sinh xã hội

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHXHBB

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

BHXHTN

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

BHYT
GPD
HĐND

Bảo hiểm y tế
Tổng sản phẩm quốc nội
Hội đồng nhân dân

ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế

NLĐ

Người lao động


NSNN

Ngân sách nhà nước

WTO

Tổ chức thương mại quốc tế


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, chính sách BHXH đã từng bước khẳng
định và phát huy vai trò là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, là sự bảo đảm
thay thế, hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải những rủi
ro trong cuộc sống. Quỹ BHXH đã trở thành quỹ an sinh lớn nhất, hoạt động theo
nguyên tắc đóng - hưởng và chia sẻ giữa những người lao động cùng thế hệ và giữa
các thế hệ tham gia BHXH. Diện bao phủ BHXH theo quy định của pháp luật, số
người tham gia BHXH ngày càng được mở rộng, số người được hưởng BHXH khơng
ngừng tăng lên.
Chính sách BHXH từ chỗ chỉ thực hiện cho đội ngũ công chức, viên chức Nhà
nước với hình thức bắt buộc, đã được mở rộng và thực hiện cho mọi người lao động
(NLĐ) theo hai hình thức: BHXH bắt buộc đối với NLĐ có quan hệ lao động theo quy
định và BHXHTN đối với NLĐ khơng có quan hệ lao động, tiến tới thực hiện BHXH
toàn dân theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XII về cải cách chính sách BHXH.
Số liệu thống kê của BHXH Việt Nam cho biết, năm 2018, tồn quốc có trên
277.000 người tham gia BHXHTN, tăng hơn 52.900 người (tương ứng tăng 23,6% so

với năm 2017). Năm 2019, con số này đã tăng lên gần 574.000 người, tăng 296.700
người, (tương ứng tăng 107,1% so với năm 2018). Đặc biệt, số người tham gia
BHXHTN tăng mới trong năm 2019 đã bằng tổng số người tham gia BHXHTN phát
triển được của cả 11 năm trước cộng lại. Tuy nhiên, số người tham gia BHXHTN hiện
nay vẫn còn dưới mức tiềm năng, tỷ lệ NLĐ tham gia BHXHTN chỉ chiếm 1,17% so
với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động.
Trong đó, tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang theo thống kê của BHXH
tỉnh, số người tham gia BHXHTN là 1.199 người, chiếm 2,09% số người trong độ tuổi
lao động chưa tham gia BHXH. Như vậy tuy tính ưu việt của BHXHTN là rất rõ
nhưng trên thực tế hiện nay đối tượng NLĐ tham gia BHXHTN trên địa bàn vẫn còn
thấp.
Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách BHXHTN và tiềm năng thực tế
tại thành phố Vị Thanh, tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài: “Phát triển đối


2
tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Vị Thanh, tỉnh
Hậu Giang”.
2. Tổng quan về các nghiên cứu trước
2.1. Nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu của Mathiyazhagan (1998), nghiên cứu về "Sự sẵn lòng chi trả
bảo hiểm y tế nông thôn thông qua sự tham gia của cộng đồng ở Ấn Độ", tác giả đặt ra
mục tiêu là kiểm tra khả năng tham gia và chi trả cho một chương trình bảo hiểm y tế
nơng thôn thông qua sự tham gia của cộng đồng ở Ấn Độ và đề xuất các giải pháp
chính sách cho chương trình này. Tác giả thơng qua cách tiếp cận đánh giá ngẫu nhiên
(mơ hình logit), bằng cách sử dụng cuộc điều tra về sức khỏe hộ gia đình nơng thôn từ
bang Karnataka ở Ấn Độ. Kết quả cho thấy hầu hết người dân đặc biệt quan tâm đến
sức khỏe, sẵn sàng tham gia và trả tiền cho các chương trình BHYT nơng thơn. Tuy
nhiên, khả năng sẵn sàng tham gia được tìm thấy là lớn hơn khả năng sẵn sàng chi trả.
Yếu tố quan trọng quyết định sự sẵn sàng tham gia và trả tiền cho chương trình bảo

hiểm là các yếu tố kinh tế xã hội và khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng. Qua
kết quả điều tra, tác giả đề xuất Chính phủ lưu ý ảnh hưởng ngày càng tăng của khu
vực tư nhân và người dân sẵn sàng trả tiền cho một chương trình bảo hiểm để được
chăm sóc sức khỏe chất lượng và hiệu quả tại Ấn Độ.
Landis MacKellar (2009), Pension Systems for the Informal Sector in
Asia. Nội dung bài viết đã trình bày và phân tích những nội dung cụ thể như: Bối cảnh
châu Á, mở rộng diện bao phủ hệ thống hưu trí ở châu Á, chính sách lương hưu ở châu
Á và thách thức đối với người lao động khu vực phi chính thức ở châu Á. Từ đó nêu ra
kinh nghiệm của các nước châu Á trong việc mở rộng diện bao phủ của hệ thống hưu
trí cho người lao động khu vực phi chính thức.
2.2. Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Bùi Sỹ Tuấn và Đỗ Minh Hải (2012), hai tác giả thuộc Viện
Khoa học Lao động và Xã hội đã nghiên cứu về vấn đề “An sinh xã hội khu vực phi
chính thức: cần xác định BHXH là lưới quan trọng”. Nghiên cứu này đã tìm hiểu khá
sâu về khu vực phi chính thức, về lực lượng lao động phi chính thức tại Việt Nam,
theo đó nhấn mạnh khu vực phi chính thức khơng chịu sự điều chỉnh của các bộ Luật
có liên quan đến tổ chức và lao động và đánh giá các nguyên nhân chính tại sao theo
điều tra khảo sát thì nhu cầu tham gia BHXHTN rất lớn nhưng số lượng người lao


3
động tham gia BHXHTN còn thấp. Một số nguyên nhân như: thu nhập thấp, thời gian
đóng kéo dài, trình độ học vấn, công tác tuyên truyền chưa đến gần với người dân và
truyền thống, tập quán của người Việt Nam là người già được con cháu chăm lo, nuôi
dưỡng nên ít quan tâm đến vấn đề BHXH cho bản thân. Trên cơ sở đó, hai tác giả của
đề xuất một số giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực phi chính thức tham
gia BHXHTN.
Nghiên cứu của Phạm Thị Lan Phương (2015), “Thực trạng tham gia Bảo
hiểm xã hội tự nguyện của người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”. Nghiên cứu
này nhằm tìm hiểu thực trạng tham gia BHXHTN của người lao động trên địa bàn tỉnh

Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của họ. Nghiên cứu
tiến hành điều tra 200 người lao động ở 4 thành phố, thị xã, thành phố của tỉnh Vĩnh
Phúc. Kết quả điều tra cho thấy: Sự gia tăng đối tượng tham gia có sự khác nhau khi
xem xét trên các phương diện: độ tuổi, mức lựa chọn đóng phí, ngành nghề và địa bàn
cư trú. Kết hợp với ý kiến của người được phỏng vấn, nghiên cứu đề xuất một số giải
pháp nhằm thu hút người lao động tham gia BHXHTN trên địa bàn tỉnh như: (1) Nâng
cao nhận thức của về sự cần thiết tham gia BHXHTN; (2) Đổi mới mạnh mẽ công tác
dịch vụ của cơ quan BHXH; (3) Cần có chính sách hỗ trợ cho đối tượng chính sách.
Nghiên cứu của Phạm Thanh Tùng (2017), “Giải pháp phát triển đối tượng
tham gia BHXHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”. Nghiên cứu này tập trung đánh giá
toàn diện về thực trạng về tăng trưởng số người tham gia BHXHTN và công tác phát
triển đối tượng tham gia BHXHTN, cuộc điều tra, khảo sát về nhận thức và nhu cầu,
mong muốn của người lao động về chính sách BHXHTN trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp bao gồm: tăng cường công tác tuyên truyền
BHXHTN; hoàn thiện, mở rộng hệ thống đại lý thu BHXHTN; đẩy mạnh cải cách thủ
tục hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng cơng nghệ thơng tin,
nâng cao chất lượng phục vụ trong thực hiện chính sách BHXHTN; tham mưu cấp ủy
đảng, chính quyền các cấp chỉ đạo; phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan
triển khai chính sách BHXHTN.
Nghiên cứu của Lê Hồng Anh (2019), “Phát triển BHXHTN trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên - Huế”. Trên cơ sở phân tích dữ liệu thứ cấp thu thập được từ cơ quan
BHXH tỉnh Thừa Thiên - Huế và dữ liệu sơ cấp thông qua việc tiếp cận những đối
tượng chưa tham gia ở khu vực phi chính thức thấy rằng, thực trạng tham gia


4
BHXHTN trên địa bàn Thừa Thiên - Huế có xu hướng tăng, tuy nhiên, tỷ lệ người
tham gia còn hạn chế. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã thảo luận và đề xuất một số hàm ý
chính sách phát triển BHXHTN, bao gồm: hồn thiện chính sách BHXHTN, mở rộng
đối tượng tham gia BHXHTN, nâng cao nhận thức và kiến thức cho người lao động về

BHXHTN.
Nghiên cứu của Bùi Sỹ Lợi (2019), “Nghiên cứu giải pháp mở rộng diện bao
phủ BHXH đối với lao động khu vực phi chính thức tại Việt Nam”. Đề tài đã hệ thống
cơ sở lý luận về phát triển BHXHTN khu vực phi chính thức, học tập kinh nghiệm của
Trung Quốc để rút ra bài học cho Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu đã phân tích khá
cụ thể những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong
phát triển BHXHTN đối với khu vực phi chính thức trong thời gian qua ở nước ta để
từ đó để ra các giải pháp, chủ yếu tập trung vào công tác; tuyên truyền tính ưu việt của
chính sách BHXHTN, mở rộng linh hoạt các gói BHXHTN về chế độ hưởng sẽ hấp
dẫn người dân tham gia BHXH, hơn nữa là khuyến nghị tăng mức hỗ trợ của ngân
sách, đặc biệt là người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người sống ở vùng
đặc biệt khó khăn có thể lên tới mức 70% để thu hút sự tham gia tốt hơn.
Tất cả những nghiên cứu trên mặc dù có những biện pháp cũng như cách tiếp
cận khác nhau. Các nghiên cứu đều chỉ ra kết quả đạt được cũng như hạn chế của phát
triển BHXHTN. Tuy nhiên hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về phát triển đối tượng
tham gia BHXHTN trên địa bàn thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Đây chính là
những khoảng trống cho tác giả và những nhà nghiên cứu có cơ hội tiếp tục nghiên
cứu, là cơ hội cho tác giả tiếp tục củng cố và phát triển các kết quả nghiên cứu về phát
triển đối tượng tham gia BHXHTN cho kho tàng nghiên cứu về phát triển đối tượng
tham gia BHXHTN của Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng tham gia BHXHTN trên địa bàn thành phố Vị Thanh, tỉnh
Hậu Giang, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển đối tượng
tham gia BHXHTN trên địa bàn thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài nghiên cứu nhằm thực hiện các mục tiêu sau:


5

Mục tiêu 1: Đánh giá các kết quả và hạn chế kèm nguyên nhân ảnh hưởng đến
phát triển đối tượng tham gia BHXHTN trên địa bàn thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu
Giang.
Mục tiêu 2: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển đối tượng
tham gia BHXHTN trên địa bàn thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng tham gia BHXHTN trên địa bàn thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu
Giang từ năm 2018 đến nay đã thay đổi như thế nào? Các kết quả và hạn chế kèm
nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển đối tượng tham gia BHXHTN trên địa bàn
thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang?
- Những giải pháp và kiến nghị nào để phát triển đối tượng tham gia BHXHTN
trên địa bàn thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
BHXHTN trên địa bàn thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: hoạt động phát triển BHXHTN trên địa bàn thành phố Vị Thanh,
tỉnh Hậu Giang
- Về không gian: Tại BHXH tỉnh Hậu Giang
5.3.Thời gian nghiên cứu
- Thời điểm thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn từ
năm 2018 đến hết năm 2020.
- Thời gian khảo sát: Tháng 6/2021.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận nghiên cứu
6.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp là các số liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nghiên cứu của đề
tài. Tác giả căn cứ vào các liệu đã được công bố, các báo cáo, số liệu thống kê tình hình
của BHXH Hậu Giang. Cụ thể như sau:
- Căn cứ vào số liệu được lưu trữ và các báo cáo hàng năm của BHXH Hậu Giang

từ năm 2018-2020. Trong các báo cáo này có đầy đủ các thông tin mà tác giả cần để sử
dụng trong đề tài như số lượng người lao động tham gia BHXHTN, đối tượng, mức


6
đóng, phương thức đóng, hỗ trợ của nhà nước đối với người lao động tham gia
BHXHTN...
- Căn cứ chiến lược phát triển KTXH thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đến
năm 2030; Chính sách pháp luật về BHXHTN.
6.1.2.Thu thập thơng tin sơ cấp
* Đối tượng khảo sát
Để giúp tác giả thu thập được các số liệu sơ cấp phục vụ cho q trình tính tốn,
nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển đối tượng tham gia BHXHTN trên địa bàn
thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, tác giả đã tiến hành xây dựng phiếu khảo sát đối
tượng đã tham gia BHXHTN trên địa bàn thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
* Chọn mẫu khảo sát:
Chọn mẫu số đối tượng đã tham gia BHXHTN trên địa bàn thành phố Vị
Thanh, tỉnh Hậu Giang. Do điều kiện thời gian, kinh phí, tác giả chọn ngẫu nhiên 100
mẫu (25 mẫu/xã). Cụ thể:
Địa bàn thành phố Vị Thanh rất rộng lớn, bao gồm 05 phường và 04 xã với tổng
số ấp, khu vực lên đến 52 ấp, khu vực. Trong đó, có 26 ấp, 26 khu vực nên đề tài chỉ
tập trung khảo sát thông tin để thực hiện nghiên cứu ở một số xã, phường trên địa bàn
thành phố có tỷ lệ người tham gia BHXHTN so với số người trong độ tuổi lao động.
Cụ thể phạm vi khảo sát được giới hạn tại:
+ Phường V, địa bàn có tỷ lệ người lao động trong độ tuổi lao động tham gia
BHXHTN là 2,34%, cao nhất trong địa bàn thành phố;
+ Xã Hỏa Tiến, địa bàn có tỷ lệ người lao động trong độ tuổi lao động tham gia
BHXHTN là 1,55%, thấp nhất trong địa bàn thành phố;
+ Phường I, địa bàn có tỷ lệ người lao động trong độ tuổi lao động tham gia
BHXHTN là 2,18%, trung bình trong địa bàn thành phố;

+ Xã Vị Tân, địa bàn cấp xã có tỷ lệ người lao động trong độ tuổi lao động
tham gia BHXHTN là 1,82%, trung bình trong địa bàn thành phố;
- Phương pháp khảo sát:
Tác giả lấy một hệ thống các câu theo những nội dung xác định nhằm thu thập
thông tin khách quan liên quan đến các tiêu chí tổng hợp của phát triển BHXHTN người
được hỏi sẽ trả lời bằng cách viết trong một thời gian nhất định. Phương pháp này cho
phép điều tra, thăm dò đồng loạt nhiều người nên tác giả đã sử dụng phương pháp này.


7
* Nội dung phiếu khảo sát:
Bảng câu hỏi điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:
Phần I: Thơng tin cá nhân (đơn vị) của người (đơn vị) tham gia trả lời bảng câu
hỏi khảo sát như: Tên, tuổi, giới tính, trình độ đào tạo, nghề nghiệp.
Phần II: Các câu hỏi khảo sát cụ thể được lựa chọn từ phần vấn đề cần giải quyết,
xoay quanh vấn đề BHXHTN đã hiệu quả hay chưa.
Việc chuẩn bị phiếu khảo sát và nội dung của phiếu khảo sát dựa vào mục tiêu
nghiên cứu và mục tiêu của việc khảo sát.
- Tổ chức khảo sát:
Mỗi đối tượng trong mẫu được chọn khảo sát tác giả phát 1 phiếu khảo sát.
Phương pháp khảo sát được thực hiện bằng cách người được khảo sát viết trong một
thời gian nhất định.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp theo thứ tự về độ
ưu tiên của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực thì
tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...
Phương pháp nghiên cứu nội dung: Tổng hợp các tài liệu, các cơng trình nghiên
cứu, giáo trình, tạp chí, luận văn, bài báo về BHXHTN.
Phương pháp phân tích: Thơng tin, dữ liệu về phát triển BHXHTN. Các dữ liệu
và thông tin được thu thập chủ yếu như sau:

- Là thu thập thông tin thứ cấp
- Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra. Mẫu phiếu điều tra được trình
bày trong phụ lục
- Các dữ liệu thu thập được sử dụng phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, mơ
tả.
- Tồn bộ số thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với
những thơng tin là định lượng thì tiến hành tính tốn các chỉ tiêu cần tính thiết như số
tuyệt đối, số tương tính đối, số trung bình và lập thành các bảng tính biểu, đồ thị.
7. Đóng góp đề tài nghiên cứu
Luận văn đã đưa ra được những giải pháp cần thiết để BHXH tỉnh Hậu Giang áp
dụng, nhằm phát triển đối tượng tham gia BHXHTN trên địa bàn thành phố Vị Thanh,
tỉnh Hậu Giang.


8
8.

ui tr nh nghiên cứu
Xác định vấn đề; mục tiêu, đối
tượng, phương pháp nghiên cứu

Khái quát các lý thuyết về
BHXHTN

Phân tích thực trạng các yếu tố tác động cơng tác phát triển đối
tượng tham gia BHXHTN

Sử dụng số liệu thứ cấp để phân tích thực
trạng tham gia BHXHTN


Khảo sát tham gia BHXHTN trên địa bàn
thành phố Vị Thanh

Đề xuất các giải pháp phát triển
BHXHTN
Kết luận và kiến nghị

Hình 1: Khung nghiên cứu
9. Bố cục đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các cơng trình nghiên cứu có liên quan,
danh mục bảng biểu sơ đồ, danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục nội dung chính của
luận văn chuẩn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Chương 2: Thực trạng về phát triển đối tượng tham gia BHXHTN trên địa bàn
thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
Chương 3: Giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXHTN trên địa bàn
thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.


9

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
1.1. Một số khái niệm về bảo hiểm, bảo hiểm xã hội tự nguyện và các vấn đề liên
quan
1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm
Ngày nay, ở hầu khắp các nơi trên thế giới, ngành bảo hiểm đã chiếm chỗ đứng
và vị thế lớn trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc và khẳng định vai trị
khơng thể thiếu được đối với nền kinh tế của đất nước.
Mặc dù đã ra đời và hình thành từ khá sớm, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều quan

điểm, khái niệm khác nhau về bảo hiểm. Ở từng góc độ tiếp cận khác nhau thì khái
niệm bảo hiểm được hiểu theo một nghĩa khác nhau. Có thể ghi nhận khái niệm bảo
hiểm dưới 3 góc độ tiếp cận như sau:
- Dưới góc độ tài chính: “Bảo hiểm là q trình lập quỹ dự phòng bằng tiền
nhằm phân phối lại những chi phí, mất mát khơng mong đợi”.
- Dưới góc độ pháp lý: “Bảo hiểm là sự cam kết bồi thường hoặc chi trả về mặt
kinh tế, trong đó người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm phải đóng một khoản tiền
gọi là phí bảo hiểm cho đối tượng được bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm đã quy
định. Ngược lại, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm
cho đối tượng bảo hiểm gặp rủi ro, sự cố bảo hiểm”.
- Trên phương diện thống kê toán: “Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo
hiểm cam kết bồi thường (theo quy luật thống kê) cho người tham gia bảo hiểm trong
trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện người tham gia bảo
hiểm nộp một khoản phí cho chính anh ta hoặc người thứ ba”. Đây được coi là định
nghĩa mang tính chung nhất của bảo hiểm, bởi khi người tham gia chuyển giao rủi ro
cho người bảo hiểm bằng cách nộp khoản phí để hình thành quỹ dự trữ. Khi người
tham gia gặp rủi ro dẫn đến tổn thất, người bảo hiểm lấy quỹ dự trữ trợ cấp hoặc bồi
thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia. Phạm vi bảo hiểm là
những rủi ro mà người tham gia đăng ký với người bảo hiểm (Phạm Thị Lan Phương).
1.1.2. Khái niệm về Bảo hiểm xã hội tự nguyện
1.1.2.1. Bảo hiểm xã hội


10
Sự ra đời của hệ thống BHXH là một trong những sáng tạo của loài người trong
lịch sử phát triển xã hội. BHXH ln là chính sách cốt lõi của hệ thống chính sách
ASXH của bất kỳ quốc gia, hệ thống xã hội nào. BHXH ra đời vào những năm giữa
thế kỷ 19, khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hóa đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở
các nước Châu Âu.
Ở Việt Nam, khái niệm BHXH được quy định thống nhất trong Luật BHXH,

2014. Đây là khái niệm được sử dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu liên quan đến
chính sách BHXH ở Việt Nam. Định nghĩa như sau: “BHXH là sự bảo đảm thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở
đóng vào quỹ BHXH”. Từ khái niệm cho ta thấy, BHXH có vai trị rất quan trọng, là
trụ cột cơ bản, là “xương sống” của hệ thống ASXH quốc gia. BHXH có tác dụng góp
phần đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi NLĐ bị giảm
hoặc bị mất thu nhập do các yếu tố như (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, khi hết tuổi lao động hoặc chết). Ở nước ta hiện nay, BHXH cơ bản bao gồm
BHXH bắt buộc và BHXHTN.
1.1.2.2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Ở Việt Nam BHXHTN là một trong những chính sách ASXH của Đảng và Nhà
nước, mang tính nhân văn nhân đạo sâu sắc, là loại hình dịch vụ cơng, hoạt động phi
lợi nhuận, lấy hiệu quả xã hội làm mục đích. Đây là loại hình BHXH do Nhà nước tổ
chức. Ngày 29/06/2006, Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua Luật
BHXH. Đây là sự kiện pháp lý quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách
BHXH, mở rộng đối tượng tham gia, thụ hưởng BHXH đến khu vực lao động phi
chính thức, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền lợi của người tham gia BHXH. Với sự
kiện ra đời của Luật BHXH số 71/2006/QH11 đã quy định chính sách BHXHTN cho
NLĐ và được thực hiện kể từ ngày 01/01/2008. Lần đầu tiên trong Lịch sử Việt Nam
mọi NLĐ (nông dân, lao động khu vực phi chính thức) có cơ hội được tham gia
BHXHTN. Đây là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng để thực hiện chính sách ASXH
cho NLĐ và Nhân dân. Sau 07 năm thực hiện (2008 – 2014), ngày 20/11/2014 tại kỳ
họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật BHXH số 58/2014/QH13 thay thế Luật BHXH số
71/2006/QH11 nhằm đảm bảo công bằng, bình đẳng, tiếp tục mở rộng diện bao phủ
BHXH, đảm bảo quyền lợi của người tham gia ngày một tốt hơn. Tại Điều 3 nêu rõ


11
“BHXHTN là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn

mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính
sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất”.
Nội hàm của khái niệm đã cho thấy toàn bộ nội dung để thực hiện chính sách
BHXHTN cho NLĐ.
Thứ nhất, khi nói đến BHXHTN điều đầu tiên chúng ta thấy, đây là loại hình
bảo hiểm do Nhà nước tổ chức và được Nhà nước bảo hộ. Nhà nước ban hành ra chính
sách để mọi NLĐ khơng thuộc đối tượng tham gia BHXHBB đều có thể tham gia vào
loại hình BHXHTN này. Nhà nước tổ chức ra thì đồng nghĩa với việc Nhà nước sẽ
quản lý và có chính sách vận động, tuyên truyền để NLĐ tham gia vào loại hình
BHXHTN với mục đích là giúp NLĐ có cuộc sống ổn định khi hết tuổi lao động, giảm
bớt gánh nặng cho Nhà nước, cho cộng đồng, gia đình và góp phần đảm bảo cơng
bằng trong xã hội.
Thứ hai, đây là loại hình BHXHTN, chính vì vậy NLĐ có quyền quyết định
tham gia hay không tham gia là do bản thân NLĐ quyết định. Nhà nước không ép
buộc NLĐ phải tham gia, Nhà nước chỉ khuyến khích, vận động NLĐ tham gia để
phục vụ lợi ích cho chính bản thân và gia đình NLĐ.
Thứ ba, khi NLĐ tham gia BHXHTN thì NLĐ có quyền lựa chọn mức đóng,
phương thức đóng sao cho phù hợp với thu nhập của NLĐ và đảm bảo nguyên tắc có
đóng – có hưởng, đóng cao hưởng cao và đóng thấp hưởng thấp.
Thứ tư, khi tham gia BHXHTN thì người tham gia còn được sự hỗ trợ của Nhà
nước, người tham gia BHXHTN chỉ cần đóng phần trách nhiệm đóng của mình. Đây là
chính sách rất nhân văn của Đảng và Nhà nước ta.
Thứ năm, khác với BHXHBB, BHXHTN chỉ được hưởng 2 chế độ cơ bản đó là
hưu trí và tử tuất. Nhà nước chỉ thực hiện 2 chế độ dài hạn này đối với NLĐ tham gia
BHXHTN.
1.1.3. Đối tượng, mức đóng và phương thức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện
1.1.3.1. Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Đối tượng tham gia BHXHTN theo quy định tại Điều 8, văn bản hợp nhất số
2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam quy định: “Người tham gia
BHXHTN là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham

gia BHXHBB theo quy định của pháp luật về BHXH”. Như vậy, đối tượng tham gia


12
BHXHTN khá rõ ràng, bao gồm toàn bộ NLĐ từ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối
tượng tham gia BHXHBB thì được tham gia BHXHTN.
Vậy, những đối tượng đó gồm:
+ NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01/01/2018;
NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01/01/2018 trở đi;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố,
khu, khu phố;
+ NLĐ giúp việc gia đình;
+ Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng
tiền lương;
+ Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã;
+ Người nông dân, NLĐ tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt
động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
+ NLĐ đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng
để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH;
+ Người tham gia khác.
- Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến BHXHTN
Hiện nay, theo quy định tại Điểm h, Khoản 1 Điều 27 của Luật thi hành án dân
sự số 41/2019/QH14 có một điểm mới đó là “phạm nhân được tham gia BHXHTN,
hưởng chế độ, chính sách về BHXH theo quy định pháp luật”. Quy định này có hiệu
lực từ ngày 01/01/2020.
Tựu chung lại, đối tượng tham gia BHXHTN khá rộng. Nó bao gồm tồn bộ
những người từ 15 tuổi trở lên mà chưa tham gia BHXHBB, kể cả phạm nhân cũng
được tham gia BHXHTN.
1.1.3.2. Mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Người lao động theo quy định tại Luật BHXH, hàng tháng đóng bằng 22% mức
thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu
nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực
nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Hiện nay, mức chuẩn hộ nghèo
của khu vực nông thôn là 700.000 đồng/người/tháng được quy định tại Quyết định số


13
59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn
nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước
trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện
chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người lao động tham gia BHXHTN.
1.1.3.3. Phương thức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo quy định tại Mục 2, Khoản 1, Điều 9 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày
14/04/2017 và khoản 14, Điều 1 Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020 của
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định NLĐ tham gia BHXHTN lựa chọn các
phương thức đóng như: NLĐ có thể lựa chọn đóng BHXHTN theo hàng tháng; đóng
theo 03 tháng/1 lần, 06 tháng/1 lần, 12 tháng/1 lần đóng hoặc NLĐ đóng một lần cho
nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần; đối với những NLĐ đã đủ điều
kiện về tuổi để hương lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH cịn thiếu khơng q 10
năm (120 tháng) thì được đóng một lần cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Như vậy, phương thức đóng BHXHTN hiện nay khá linh hoạt, mềm dẻo, tạo
điều kiện thuận lợi tốt nhất để NLĐ tham gia và hưởng lương hưu.
1.1.3.4. Hỗ trợ mức đóng của Nhà nước
Nhà nước có chính sách hỗ trợ đóng cho NLĐ khi tham gia BHXHTN theo tỷ
lệ % trên mức đóng BHXH hàng tháng theo mức chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn,
cụ thể được mô tả trong bảng sau.
Bảng 1.1. Mơ tả hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của nhà nước


TT

Đối tượng

Tỷ lệ hỗ

Số tiền được hỗ trợ

Mức đóng thấp nhất

trợ (%)

(đồng/tháng)

(đồng/tháng)

1

Hộ nghèo

30

46.200

107.800

2

Hộ cận nghèo


25

38.500

115.500

3

Đối tượng khác

10

15.400

138.600
(Nguồn: Chính phủ, 2015)

Khi đóng BHXHTN, người tham gia được giảm trừ ngay số tiền Nhà nước hỗ
trợ khi đóng BHXHTN. Thời gian hỗ trợ tiền đóng của Nhà nước tùy thuộc vào thời
gian tham gia BHXHTN thực tế của mỗi người tham gia nhưng không quá 10 năm
(120 tháng). Ngoài ra, tùy thuộc vào mỗi địa phương cũng có mức hỗ trợ thêm cho


×