Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

LÊ THỊ BÍCH NGỌC

CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC
KIỂM SỐT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

LÊ THỊ BÍCH NGỌC

CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC
KIỂM SỐT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi


CẦN THƠ, 2019


i
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn với tựa đề “Các giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi đầu tư xây
dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng”, do học viên Lê Thị
Bích Ngọc thực hiện theo sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi.
Luận văn đã được báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày 06 tháng 7
năm 2019
Ủy viên
(ký tên)

Thư ký Hội đồng
(ký tên)

PGS.TS. Trần Phước

TS. Nguyễn Minh Tiến

Phản biện 1
(ký tên)

Phản biện 2
(ký tên)

TS. Lê Hồng Phúc

TS. Ngơ Quang Huy
Chủ tịch Hội đồng

(ký tên)

TS. Nguyễn Thiện Phong


ii
LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành được nghiên cứu này, cho tôi gởi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo và
tập thể Công chức Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã hỗ trợ tơi trong q
trình thu thập số liệu nghiên cứu;
Tôi chân thành biết ơn PGS.TS. Lê Nguyễn Đoan Khơi, Thầy rất tận tâm, nhiệt
tình và giành nhiều thời gian quí báu để hướng dẫn, hỗ trợ tôi thực hiện nghiên cứu này;
Đặc biệt cho tôi gởi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô Trường đại học Tây Đô
và tập thể giảng viên tham gia giảng dạy lớp Cao học Tài Chính – Ngân hàng Khóa 4
đợt 1. Các Thầy, Cơ đã tận tâm, nhiệt tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm q
báu trong thời gian học tập.
Xin trân trọng cảm ơn!


iii
TĨM TẮT
Là người trực tiếp tham gia vào cơng tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản, tác
giả thấy được những bất cập, hạn chế nhất định phát sinh trong quá trình tác nghiệp, cụ
thể là những chứng từ đề nghị thanh tốn của các đơn vị khơng đúng quy định đã được
Kho bạc Nhà nước Sóc Trăng từ chối thanh toán và những chứng từ đã được Kho bạc
Nhà nước chấp nhận thanh toán nhưng khi kiểm toán Nhà nước trực tiếp kiểm tra hồ sơ
tại đơn vị thì bị đề nghị xuất tốn do khơng đúng quy định, khơng đủ điều kiện để quyết
tốn đúng với số tiền mà đơn vị đã đề nghị thanh toán. Do đó, để có cơ sở đánh giá cho
vấn đề này một chính xác, khách quan và khoa học, tác giả đã tiến hành nghiên cứu
nhằm có giải pháp giúp hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản qua

Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, phương
pháp chọn mẫu là xác suất phân tầng, dữ liệu được thu thập bằng cách gửi bảng câu hỏi
được thiết kế sẵn đến công chức Kho bạc trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, cỡ mẫu nghiên
cứu là 150.
Kết quả khảo sát dữ liệu thu được 142 phiếu hợp lệ, đủ điều kiện để tiến hành các
phân tích. Trong nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện phân tích: thống kê mơ tả; kiểm
định độ tin cậy của các nhân tố bằng hệ số Cronbach’s Alpha, kết quả phân tích cho thấy
thang đo các nhân tố đều đạt yêu cầu; phân tích nhân tố khám EFA, kết quả phân tích
nhân tố khám phá đã gom thành 5 nhóm nhân tố độc lập từ 24 biến quan sát ban đầu;
phân tích tương quan Pearson; phân tích hồi quy đa biến, kết quả phân tích đã xác định
được 5 nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc
Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến cơng tác
kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhân tố cơ cấu tổ chức bộ máy, thứ hai là nhân
tố quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi, thứ 3 là nhân tố kiểm tra, kiểm sốt nội bộ, thứ tư
là nhân tố trình độ chuyên môn, thứ năm là nhân tố trang thiết bị, cơ sở - vật chất; Để
đảm bảo kết quả phân tích hồi quy được chuẩn xác tác giả đã tiến hành kiểm định hiện
tượng phương sai sai số, kết quả kiểm định chứng minh khơng có hiện tượng phương
sai sai số xảy ra, do đó kết quả phân tích hồi quy đáng tin cậy và là cơ sở để tác giả đưa
ra các giải pháp nhằm giúp công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc
Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được hoàn thiện hơn.


iv
ABSTRACT
As a person directly involved in the control of capital construction investment
expenditures, I found certain shortcomings and limitations arising in the operational
process. Specifically, the payment documents of units that fail to comply with the
regulations that have been refused payment by the Soc Trang province State Treasury
and the vouchers accepted by the State Treasury but when the State audit directly

inspects the dossiers at the units, the the proposal for payment due to improper
regulations, not eligible for finalization in accordance with the amount requested by the
unit. Therefore, in order to have a basis for evaluating this issue accurately, objectively
and scientifically, the author has conducted research to have a solution to improve the
control of capital construction investment expenditure through the State Treasury in Soc
Trang province.
This study was conducted by quantitative research method, the sampling method
is the probability of stratification. The data was collected by sending a pre-designed
questionnaire to Treasury officials in Soc Trang province, the sample size is 150.
Data survey results obtained 142 valid votes, eligible to conduct analysis. In this
study, the author performed analysis: descriptive statistics; verification of the reliability
of factors by Cronbach’s Alpha coefficient, the analysis results show that the scale of
factors is satisfactory; analyzing factors of EFA examination, the results of exploratory
factor analysis have gathered into 5 groups of factors independent from the original 24
observed variables; Pearson correlation analysis; Multivariate regression analysis. The
analysis results have identified 5 factors affecting the basic construction investment
control through the State Treasury in Soc Trang province. The most influential factor to
the control of capital construction investment expenditures, which is the organizational
structure. The second factor is the business process control expenditure. The third is the
internal inspection and control process. The fourth factor is professional qualification.
The fifth is the factor of equipment and facilities – material. The author has tested the
phenomenon of variance error, the test results prove (that there is no variance
phenomenon) in order to ensure that the regression analysis results are correct. The
reliable results of the survey is a basis for the author to recommend some solutions that
would be good for the control of capital construction investment expenditures through
State Treasury in Soc Trang province.


v
CAM KẾT VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tôi tên: Lê Thị Bích Ngọc xin cam kết luận văn này được hồn thành dựa trên kết
quả nghiên cứu của tôi và kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ một
cơng trình khoa học nào khác.


vi
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.4.2. Đối tượng khảo sát................................................................................................. 3
1.4.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.6. Bố cục của đề tài ..................................................................................................... 4
1.7. Đóng góp cùa đề tài ................................................................................................ 4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 6
2.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................................ 6
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước
thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 6
2.1.2. Một số vấn đề cơ bản về KSC đầu tư XDCB qua KBNN thuộc phạm vi nghiên
cứu của đề tài ................................................................................................................... 9
2.1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................................. 16
2.2. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu ............................................................... 18
2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới cơng tác kiểm sốt chi đầu tư XDCB ........................ 18
2.2.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................ 22

2.2.3. Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 22
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 24
3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 24
3.2. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................. 24
3.2.1. Quy trình xây dựng bảng câu hỏi ........................................................................ 24
3.2.2. Nghiên cứu định lượng ........................................................................................ 25
3.3. Mã hóa thang đo ................................................................................................... 25
3.4. Mơ tả dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................... 28
3.4.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu .................................................................... 28


vii
3.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................ 28
3.4.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ...................................................................... 29
3.4.4. Kiểm định mơ hình nghiên cứu và thực hiện các phân tích ................................ 29
CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KSC ĐẦU TƯ XDCB QUA KBNN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................. 32
4.1. Thực trạng công tác KSC đầu tư XDCB qua KBNN trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng............................................................................................................................. 32
4.1.1. Vài nét về KBNN tỉnh Sóc Trăng........................................................................ 32
4.1.2. Thực trạng công tác chi đầu tư XDCB qua KBNN trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng 33
4.2. Thống kê mơ tả dữ liệu ........................................................................................ 37
4.2.1. Kết quả thu thập dữ liệu ...................................................................................... 37
4.2.2. Thống kê mô tả thông tin cá nhân ....................................................................... 38
4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .................... 39
4.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với các biến độc lập ................................. 39
4.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến phụ thuộc - công tác kiểm soát chi
đầu tư XDCB ................................................................................................................. 42
4.3.3. Kết quả tổng hợp đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với các biến độc lập và
biến phụ thuộc ............................................................................................................... 42

4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA ...................................................................... 44
4.4.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập ................................ 44
4.4.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc .................................. 46
4.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ................................................................. 47
4.5.1. Phân tích tương quan Pearson ............................................................................. 47
4.5.2. Phân tích hồi quy đa biến .................................................................................... 48
4.5.3. Kiểm định các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu ............................................. 50
4.6. Kiểm định hiện tượng phương sai sai số ............................................................ 51
4.7. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc ..... 52
4.7.1. Mức độ ảnh hưởng của biến trình độ chuyên môn .............................................. 52
4.7.2. Mức độ ảnh hưởng của biến cơ cấu tổ chức bộ máy ........................................... 53
4.7.3. Mức độ ảnh hưởng của biến quy trình nghiệp vụ kiểm sốt chi ......................... 54
4.7.4. Mức độ ảnh hưởng của biến trang thiết bị, cơ sở vật chất – kỹ thuật ................. 55
4.7.5. Mức độ ảnh hưởng của biến kiểm tra, kiểm soát nội bộ ..................................... 56
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP .............................................................. 59
5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ........................................................................................ 59


viii
5.1.1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy ................................................................... 59
5.1.2. Giải pháp về quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi .................................................. 59
5.1.3. Giải pháp về kiểm tra, kiểm sốt nội bộ .............................................................. 61
5.1.4. Giải pháp về trình độ chuyên môn ...................................................................... 62
5.1.5. Giải pháp về trang thiết bị, cơ sở vật chất – kỹ thuật .......................................... 63
5.2. Kết luận ................................................................................................................. 64
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp của đề tài .................................................... 65
5.3.1. Hạn chế của đề tài................................................................................................ 65
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài ........................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 66
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................. 68

PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................. 70
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................................. 74
PHỤ LỤC 4 .................................................................................................................. 84
PHỤ LỤC 5 .................................................................................................................. 87
PHỤ LỤC 6 .................................................................................................................. 91
PHỤ LỤC 7 .................................................................................................................. 92


ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến công tác KSC đầu tư XDCB ......20
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp mã hóa thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KSC
đầu tư XDCB qua KBNN trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng .................................................26
Bảng 4.1. Kết quả thu thập dữ liệu ................................................................................37
Bảng 4.2. Bảng tổng hợp kết quả thống kê mô tả thông tin cá nhân .............................38
Bảng 4.3. Cronbach’s Alpha thang đo trình độ chun mơn ........................................39
Bảng 4.4. Cronbach’s Alpha thang đo cơ cấu tổ chức bộ máy .....................................39
Bảng 4.5. Cronbach’s Alpha thang đo quy trình nghiệp vụ KSC .................................40
Bảng 4.6. Cronbach’s Alpha thang đo trang thiết bị, cơ sở vật chất - kỹ thuật ............41
Bảng 4.7. Cronbach’s Alpha thang đo kiểm tra, kiểm soát nội bộ ................................41
Bảng 4.8. Cronbach’s Alpha thang đo công tác KSC đầu tư XDCB ............................42
Bảng 4.9. Bảng tổng hợp Cronbach’s Alpha các thang đo ảnh hưởng đến cơng tác
kiểm sốt chi đầu tư XDCB ...........................................................................................43
Bảng 4.10. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập .......................45
Bảng 4.11. Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc ..................................46
Bảng 4.12. Kết quả phân tích tương quan Pearson .......................................................48
Bảng 4.13. Kết quả phân tích hồi quy đa biến ..............................................................49
Bảng 4.14. Tổng hợp các giả thuyết được kiểm định ....................................................50
Bảng 4.15. Kết quả phân tích mức độ ảnh hưởng của biến trình độ chun mơn ........52
Bảng 4.16. Kết quả phân tích mức độ ảnh hưởng của biến cơ cấu tổ chức bộ máy .....53

Bảng 4.17. Kết quả phân tích mức độ ảnh hưởng của biến quy trình nghiệp vụ kiểm
sốt chi ...........................................................................................................................55
Bảng 4.18. Kết quả phân tích mức độ ảnh hưởng của biến trang thiết bị, cơ sở vật chất
- kỹ thuật ........................................................................................................................56
Bảng 4.19. Kết quả phân tích mức độ ảnh hưởng của biến kiểm tra, kiểm soát nội bộ 57


x
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu........................................................................................22
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................24
Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức Kho bạc trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ......................................32
Hình 4.2. Biểu đồ quy mơ nguồn nhân lực KBNN .......................................................32
Hình 4.3. Biểu đồ phân loại cơng chức KBNN theo trình độ chun mơn ...................33
Hình 4.4. Biểu đồ phân tích chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư XDCB .....................34
Hình 4.5. Biểu đồ phân tích chi NSNN cho đầu tư XDCB theo cấp quản lý................35
Hình 4.6. Biểu đồ phân tích chi đầu tư XDCB từ ngân sách địa phương .....................36
Hình 4.7. Biểu đồ phân tích chi đầu tư XDCB bị từ chối thanh tốn ...........................36
Hình 4.8. Biểu đồ phân tích chi đầu tư XDCB bị xuất tốn ..........................................37
Hình 4.9. Biểu đồ Histogram về kiểm sốt chi đầu tư XDCB .....................................51
Hình 4.10. Biểu đồ Normal probability plot về kiểm soát chi đầu tư XDCB ...............51


xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ

Tiếng Anh

Tiếng Việt


viết tắt
KSC

Kiểm soát chi

ĐT

Đầu tư

XDCB

Xây dựng cơ bản

NSNN

Ngân sách Nhà nước

KB

Kho bạc

KBNN

Kho bạc Nhà nước



Quyết định


KTV

Kế tốn viên

KTT

Kế tốn trưởng

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

TVE

Total Variance Explained

Tổng phương sai trích

VIF

Variance Inflation Fctor

Hệ số độ phóng đại phương sai

TABMIS

Treasury And Budget Management
Information System


Hệ thống quản lý ngân sách và
Kho bạc


1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Chi ngân sách Nhà nước là công cụ hữu dụng và quan trọng để điều hành, quản lý
của Đảng, Chính phủ và Chính quyền các cấp khi thực hiện các nhiệm vụ về chính trị,
phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phịng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước. Vì thế, việc tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả ngân sách
Nhà nước có vai trị quan trọng trong q trình phát triển đất nước.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước là nguồn tài chính rất quan
trọng của một quốc gia đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đó. Nguồn lực
này góp phần quan trọng tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế và định hướng cho đầu
tư, phát triển những vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những nhân tố quan trọng trong sự nghiệp
đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quyết định sự tăng trưởng kinh tế - xã
hội. Nó góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết các
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do nguồn lực này có hạn nên tại bất
kỳ quốc gia nào, nhất là đối với nước ta, trong điều kiện nguồn vốn của nền kinh tế còn
hạn hẹp thì việc sử dụng nguồn vốn cho đầu tư phát triển cần phải tiết kiệm, có hiệu quả,
tránh thất thốt lãng phí các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước
ln địi hỏi phải được quản lý, kiểm sốt để đảm bảo tính hiệu quả. Với một quốc gia
đang đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh khủng hoảng và suy thối
kinh tế đang có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt như Việt Nam thì việc quản lý, kiểm
sốt các khoản chi ngân sách Nhà nước đảm bảo kịp thời, tiết kiệm và hiệu quả càng đặt
ra nhiều thách thức trong q trình hoạch định chính sách cũng như tổ chức thực hiện.
Trong những năm qua, cùng với việc bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp

luật về ngân sách Nhà nước, việc quản lý, kiểm soát các khoản chi đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực, một mặt đảm bảo cải cách
thủ tục hành chính để tăng cường sự minh bạch đơn giản, thơng thống, kịp thời. Mặt
khác, cơng tác kiểm tra, kiểm sốt cũng được tăng cường để đảm bảo các khoản chi đầu
tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước được thực hiện đúng nội dung, tiết kiệm,
hiệu quả. Tuy nhiên, trong điều kiện có những thay đổi nhanh chóng của mơi trường
bên ngồi cũng như những điều kiện kinh tế - xã hội bên trong mà cơng tác quản lý kiểm
sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước nói chung và kiểm sốt chi đầu
tư xây dựng cơ bản từ ngân sách trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng còn nghèo, kém phát triển
về kinh tế - xã hội nói riêng vẫn cịn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần được tiếp tục
nghiên
cứu để đề ra những giải pháp hồn thiện.
Thực tế cho thấy cơng tác kiểm soát chi nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên
địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã đạt được những thành công nhất định trong những năm qua
về mặt chất lượng và số lượng điển hình năm 2018 Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh


2
Sóc Trăng đã giải ngân kịp thời nhu cầu vốn cho các cơng trình đầu tư với số tiền
3.430.997 triệu đồng chiếm gần 50% cho nguồn chi thường xuyên so với năm cùng niên
độ và đã kiểm tra từ chối thanh toán tổng số tiền là 1.716 triệu đồng. Bên cạnh những
thành tựu đạt được thì hoạt động kiểm sốt chi nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua
Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng vẫn cịn tồn tại những khó khăn nhất
định, trong năm 2018 Kho bạc Nhà nước trên địa bàn được Kiểm toán Nhà nước kiểm
tra và đã thu hồi 12 món chi tổng số tiền là 3.690 triệu đồng.
Xuất phát từ các vấn đề trên tác giả chọn đề tài “Các giải pháp hồn thiện cơng
tác kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh
Sóc Trăng” làm luận văn tốt nghiệp, nhằm tìm ra những thuận lợi và khó khăn làm ảnh
hưởng đến cơng tác kiểm sốt chi (KSC) đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) qua Kho bạc
Nhà nước (KBNN) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Căn cứ vào các văn bản quy phạm hiện

hành, số liệu và kết quả phân tích cụ thể về công tác KSC đầu tư XDCB tác giả sẽ đưa
ra những giải pháp giúp hồn thiện cơng tác KSC đầu tư XDCB qua KBNN trên địa
bản tỉnh Sóc Trăng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng kiểm soát chi và đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác
kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài nghiên cứu cần đạt được các mục tiêu sau
- Nghiên cứu thực trạng cơng tác kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho
bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến cơng tác kiểm sốt chi đầu tư
xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
- Đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản
qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả cần trả lời được các câu hỏi sau
- Công tác KSC đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng được thực hiện như thế nào ?
- Cơng tác kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn
tỉnh Sóc Trăng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào ?
- Giải pháp nào giúp công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc
Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được hoàn thiện ?


3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Cơng tác kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước trên địa

bàn tỉnh Sóc Trăng
1.4.2. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát là tồn bộ Cán bộ, Cơng chức thuộc Kho bạc Nhà nước trên
địa bàn tỉnh Sóc Trăng (bao gồm Kho bạc tỉnh và Kho bạc các huyện, thị xã). Công chức
làm nhiệm vụ kho quỹ và bảo vệ không thuộc đối tượng khảo sát của nghiên cứu này.
1.4.3. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian và nguồn lực về tài chính có giới hạn, nên đề tài chỉ nghiên cứu
trong phạm vi
a. Không gian nghiên cứu
Không gian nghiên cứu của đề tài được thực hiện tại các Kho bạc Nhà nước trên
địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
b. Thời gian nghiên cứu
Số liệu kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại các Kho bạc Nhà nước trên địa
bàn tỉnh Sóc Trăng từ năm 2016 đến năm 2018.
c. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác KSC ĐT XDCB qua Kho bạc Nhà nước
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- Về lý luận tác giả đưa một số văn bản pháp quy về ngân sách, chi ngân sách,
cơ chế chính sách quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản và thực trạng cơng tác kiểm sốt
chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
- Thu thập, tổng hợp, phân tích thực trạng cơng tác kiểm sốt chi đầu tư xây
dựng cơ bản qua KBNN trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn từ năm 2016 - 2018.
- Khảo sát, tổng hợp, phân tích và xử lý dữ liệu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng
đến cơng tác kiểm sốt chi NSNN qua KBNN trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
- Kết quả thu được làm cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện
cơng tác KSC đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
- Số liệu thứ cấp thu thập từ Kho bạc Nhà nước tỉnh Sóc Trăng.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Thông qua việc
khảo sát dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Mẫu điều tra trong nghiên cứu được

lấy theo phương pháp xác suất phân tầng. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm
SPSS và phần mềm excel cho phần thống kê mô tả về thông tin cá nhân (giới tính, nhóm
tuổi, thâm niên cơng tác). Tác giả sẽ tiến hành đánh giá độ tin cậy của các thang đo đối
với các nhân tố độc lập và nhân tố phụ thuộc thông qua hệ số Cronbach’s Alpha; Phân
tích nhân tố khám phá EFA; Phân tích tương quan Pearson; Phân tích hồi quy tuyến tính


4
và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu; Kiểm định hiện tượng phương sai sai số bằng
cách dùng biểu đồ Histogram và biểu đồ Normal P – P Plot; Đánh giá mức độ ảnh hưởng
của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc
1.6. Bố cục của đề tài
Ngoài lời cam đoan, lời cảm tạ, tóm tắt, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục
hình, tài liệu tham khảo và phụ lục. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu gồm 5 chương
Chương 1. Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4. Thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và kết quả nghiên cứu.
Chương 5. Kết luận và giải pháp.
1.7. Đóng góp cùa đề tài
Đề tài đã xây dựng và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt chi
ĐT XDCB qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Bằng lập luận chặt chẽ
và phương pháp phân tích khoa học tác giả đã đưa ra các giải pháp giúp hồn thiện cơng
tác KSC ĐT XDCB trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Nghiên cứu này có thể làm tư liệu tham khảo giúp cho công chức Kho bạc và ban
lãnh đạo có cái nhìn sâu sắc hơn về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác KSC ĐT
XDCB qua Kho bạc nhà nước khi tác nghiệp đối với công chức thực hiện công việc
chuyên môn và là cơ sở để ban lãnh đạo đưa ra các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phù hợp.



5
Kết luận chương 1
Chương 1 Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu gồm các nội dung: Lý do chọn đề
tài, tác giả đã trình bày được sự quan trọng của chi ngân sách, kiểm soát chi đầu tư
XDCB, chỉ được thành tựu của công tác KSC qua KBNN trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
bằng việc phát hiện và từ chối thanh toán với số tiền lớn giúp tránh thất thốt lãng phí
nguồn tài chính của quốc gia. Tuy nhiên cơng tác KSC đầu tư XDCB cũng có những
hạn chế, điển hình bị kiểm tốn Nhà nước xuất tốn với số tiền khá lớn trong năm 2018
và đây cũng là nguyên nhân để tác giả chọn nội dung “Các giải pháp hồn thiện cơng
tác kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh
Sóc Trăng” làm đề tài nghiên cứu, với mong muốn tìm ra các giải pháp giúp hồn thiện
cơng tác KSC đầu tư XDCB qua KBNN trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Để thực hiện được
nội dung nghiên cứu trên tác giả đã có mục tiêu nghiên cứu cụ thể; Câu hỏi nghiên cứu
rõ ràng; Tác giả đã xác định được đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương
pháp nghiên cứu thích hợp được chọn cho đề tài là phương pháp định lượng, số liệu
được phân tích bằng phần mềm SPSS và phần mềm excel cho phần thống kê mô tả về
thông tin cá nhân (giới tính, nhóm tuổi, thâm niên cơng tác); Bố cục nghiên cứu của đề
tài là 5 chương.


6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước
thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài
a. Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư xây dựng cơ bản là quá trình sử dụng các nguồn lực vào hoạt động sản
xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định, nhằm từng bước tăng cường và
hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế.

b. Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước là nguồn vốn của ngân
sách Nhà nước được cân đối trong dự toán ngân sách hàng năm từ các nguồn thu trong
nước, nước ngoài, bao gồm vay nước ngồi của Chính phủ và vốn viện trợ của nước
ngồi cho Chính phủ để cấp phát và cho vay ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ bản.
c. Đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư xây dựng cơ bản có những đặc điểm riêng biệt, đòi hỏi nhà quản lý phải
nắm vững để đưa ra các quyết định quản lý phù hợp nhất. Cụ thể đầu tư xây dựng cơ
bản có các đặc điểm sau
- Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đòi hỏi lượng vốn lớn và nằm đọng lại
trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Vì vậy, quản lý và cấp vốn đầu tư xây dựng cơ
bản phải thiết lập các biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo tiền vốn được sử dụng đúng
mục đích, tránh ứ đọng và thất thốt vốn đầu tư, đảm bảo cho q trình đầu tư xây dựng
các cơng trình được thực hiện đúng theo kế hoạch và tiến độ đã được xác định.
- Đầu tư xây dựng cơ bản có tính chất lâu dài, thời gian để tiến hành một cuộc
đầu tư cho đến khi thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm, nhiều
tháng với nhiều biến động xảy ra. Vì vậy, các yếu tố thay đổi theo thời gian sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, chẳng hạn: giá cả, lạm phát, lãi suất,….
- Sản phẩm đầu tư XDCB là các cơng trình xây dựng gắn liền với đất xây dựng
cơng trình. Vì vậy, mỗi cơng trình xây dựng có một địa điểm xây dựng và chịu sự chi
phối bởi điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, mơi trường, khí hậu, thời tiết,… của nơi
đầu tư xây dựng cơng trình, nơi đầu tư xây dựng cơng trình cũng chính là nơi đưa cơng
trình vào khai thác, sử dụng. Sản phẩm xây dựng cơ bản chủ yếu được sản xuất theo đơn
đặt hàng. Chính vì vậy, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải dựa vào dự tốn chi
phí đầu tư xây dựng cơng trình được xác định và phê duyệt trước khi thực hiện đầu tư
xây dựng công trình.
- Sản phẩm đầu tư xây dựng cơ bản có tính đơn chiếc. Mỗi hạng mục cơng trình,
cơng trình có một thiết kế và dự toán riêng tùy thuộc vào mục đích đầu tư và điều kiện
địa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu, thời tiết,… của nơi đầu tư xây dựng cơng trình.
Mục đích của đầu tư và các điều kiện trên quyết định đến qui hoạch, kiến trúc, qui mô



7
và kết cấu khối lượng, quy chuẩn xây dựng, giải pháp cơng nghệ thi cơng,… và dự tốn
chi phí đầu tư xây dựng cơng trình, hạng mục cơng trình. Vì vậy, quản lý chi NSNN
trong đầu tư xây dựng cơ bản phải gắn với từng hạng mục cơng trình, cơng trình xây
dựng nhằm quản lý chặt chẽ về chất lượng xây dựng và vốn đầu tư.
- Đầu tư xây dựng cơ bản được tiến hành trong tất cả ngành kinh tế quốc dân,
các lĩnh vực kinh tế - xã hội như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, y tế,
văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh,…, nên sản phẩm xây dựng cơ bản có nhiều loại
hình cơng trình và mỗi loại hình cơng trình có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng.
Quản lý và cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải phù hợp với đặc điểm của từng loại
hình cơng trình nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
- Đầu tư xây dựng cơ bản thường được tiến hành ngồi trời nên ln chịu ảnh
hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết và lực lượng thi cơng xây dựng cơng trình thường
xun phải di chuyển theo nơi phát sinh nhu cầu đầu tư xây dựng cơng trình. Quản lý
và cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải thúc đẩy quá trình tổ chức hợp lý các yếu tố về
nhân lực, máy móc thi cơng,…, nhằm giảm bớt lãng phí, thiệt hại về vật tư, tiền, vốn
trong quá trình đầu tư xây dựng các cơng trình.
Những đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản nêu trên cho thấy tính đa dạng,
phức tạp của đầu tư xây dựng cơ bản. Do đó, địi hỏi cần phải có cách thức tổ chức quản
lý và cấp phát vốn phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư. Chính vì vậy, quản lý
chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản cần phải có những nguyên tắc nhất định, biện
pháp, trình tự quản lý, cấp phát vốn dựa trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quản lý chi
NSNN nói chung và được vận dụng phù hợp với đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản.
d. Khái niệm chi đầu tư xây dựng cơ bản
Theo điều 4 luật ngân sách Nhà nước 2015 được Quốc hội thông qua ngày
25/6/2015 “Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách Nhà nước để thực
hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình,
dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”.

e. Vai trò của chi đầu tư XDCB
Mặt trái của cơ chế thị trường là các cá nhân, tổ chức kinh tế sẽ không đầu tư
vào lĩnh vực không lợi nhuận hoặc lợi nhuận không cao, trong khi đó đầu
tư XDCB lại rất cần thiết cho phát triển kinh tế và đảm bản an sinh xã hội. Vì vậy
chỉ có chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư XDCB mới có thể thực hiện được vai trị quan
trọng này.
Về mặt kinh tế
- Chi đầu tư XDCB góp phần tạo ra các nhà xưởng mới, thiết bị công nghệ, dây
chuyền, sản xuất hiện đại hoặc mở rộng, cải tạo những nhà máy cũ. Từ đó tăng năng
suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, mở rộng sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm. Do đó, nâng cao hiệu quả sản xuất ở cơ sở góp phần phát triển kinh tế địa
phương.


8
- Đầu tư nói chung và đầu tư cho XDCB nói riêng tác động đến tổng cầu và tổng
cung của xã hội. Qua đó tác động đến sự ổn định, tăng trưởng và phát triển nền kinh tế
- xã hội.
- Đầu tư thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu toàn bộ nền kinh tế. Đầu tư
làm cho tổng cầu tăng theo. Chính vì vậy mà chính phủ đã sử dụng đầu tư như là một
trong những biện pháp kích cầu. Khi đầu tư có kết quả làm tăng năng lực sản xuất, dịch
vụ sẽ làm tăng tổng cầu xã hội. Tổng cầu tăng, tổng cung sẽ tăng kéo theo sản lượng cân
bằng của nền kinh tế tăng. Do đó thúc đẩy GDP tăng góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế.
- Chi NSNN cho đầu tư XDCB sẽ tạo ra hạ tầng kinh tế kỹ thuật như : điện,
đường giao thông, sân bay, cảng biển,…, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh
doanh, hạ giá thành sản phẩm từ đó thu hút đầu tư thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển
kinh tế.
- Về mặt chính trị, xã hội: Chi NSNN cho đầu tư XDCB tạo điều kiện xây dựng
cơ sở hạ tầng cho các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn như: đường giao

thơng tới miền núi, nông thôn, điện, trường học tạo điều kiện phát triển kinh tế ở các
vùng này từ đó tăng thu nhập, cải thiện
đời sống người dân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng ở địa phương; Đồng
thời, chi đầu tư XDCB cũng tập trung vào các cơng trình văn hóa để duy trì truyền thống,
văn hóa của địa phương, của quốc gia, đầu tư vào truyền thơng (cơng trình xây dựng cơ
bản trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình) nhằm thơng tin những chính sách, đường lối
của Nhà nước, tạo điều kiện ổn định chính trị của quốc gia, đầu tư XDCB trong lĩnh vực
y tế góp phần chăm sóc sức khỏe của người dân và các dịch vụ công khác cho cộng
đồng.
- Về mặt an ninh, quốc phòng: Kinh tế ổn định và phát triển, các mặt chính trị
– xã hội được cũng cố và tăng cường là điều kiện quan trọng cho ổn định an ninh, quốc
phòng. Chi đầu tư XDCB bằng vốn ngân sách Nhà nước cịn tạo ra các cơng trình như :
trạm, trại quốc phịng và các cơng trình khác phục vụ trực tiếp cho an ninh quốc phòng,
đặc biệt là các cơng trình đầu tư mang tính bảo mật quốc gia, vừa đòi hỏi vốn lớn vừa
đòi hỏi kỹ thuật cao thì chỉ có chi ngân sách Nhà nước mới có thể thực hiện được. Điều
này nói lên vai trị quan trọng không thể thiếu của chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư
XDCB trong lĩnh vực an ninh, quốc phịng.
Tóm lại, chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư XDCB để cung cấp những hàng
hóa cơng cộng như: quốc phòng, an ninh, các hoạt động quản lý Nhà nước, xây dựng
các cơng trình giao thơng, liên lạc; Các cơng trình mang tính chất phúc lợi xã hội như y
tế, giáo dục, văn hóa, thể thao; Các cơng trình phục vụ cho phát triển kinh tế quốc gia
như điện lực, cơng nghệ thơng tin,… Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn tạo điều
kiện thu hút đầu tư, tạo việc làm, tăng thu nhập, chống suy thoái kinh tế và thất nghiệp.
Vì vậy, chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư XDCB là tất yếu và không thể thiếu ở mọi
quốc gia.


9
2.1.2. Một số vấn đề cơ bản về KSC đầu tư XDCB qua KBNN thuộc phạm vi nghiên
cứu của đề tài

a. Khái niệm KSC đầu tư XDCB
Kiểm sốt chi khơng phải là cơng cụ quản lý riêng có của Nhà nước mà bất kỳ
thành phần kinh tế nào cũng đều phải kiểm soát để đảm bảo chi đúng nguyên tắc, đúng
chế độ, tiết kiệm chi phí nhằm mục đích cuối cùng là hiệu quả nguồn vốn .
Kiểm soát chi đầu tư XDCB là việc cơ quan cấp phát kinh phí ngân sách Nhà
nước cho đầu tư XDCB thực hiện vai trị kiểm tra, giám sát tồn bộ các hoạt động, các
khoản chi từ ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dưng cơng trình, mua sắm, lắp đặt thiết
bị gắn với cơng trình XDCB, …, đảm bảo chi đúng đối tượng, đúng mục tiêu của dự án
đã được duyệt, các khoản chi phải đảm bảo đúng chế độ theo quy định tài chính hiện
hành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b. Mục tiêu KSC đầu tư XDCB
Mục tiêu KSC đầu tư XDCB từ NSNN là đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích,
đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn, chế độ quy định và có hiệu quả cao. Đối với vốn đầu
tư XDCB từ NSNN hiệu quả không đơn thuần là lợi nhuận hay hiệu quả kinh tế nói
chung mà là hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế - xã hội. Như vậy KSC đầu tư XDCB
nhằm các mục đích
- Đảm bảo các khoản chi tiêu đúng đối tượng, đúng nội dung của dự án đã được
phê duyệt, theo đúng đơn giá hợp đồng đã ký kết, góp phần chống lãng phí, thất thốt
trong cơng tác quản lý chi đầu tư XDCB, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
- Qua công tác KSC đầu tư làm cho các chủ đầu tư hiểu rõ hơn để thực hiện
đúng chính sách, chế độ về quản lý đầu tư và xây dựng, góp phần đưa cơng tác quản lý
đầu tư và xây dựng đi vào nề nếp, đúng quỹ đạo, từ đó nâng cao vai trò và vị thế của
KBNN là cơ quan KSC đầu tư XDCB từ NSNN.
- Qua công tác KSC đầu tư XDCB từ NSNN, KBNN đóng góp tích cực
và có hiệu quả với các cấp chính quyền khi xây dựng chủ trương đầu tư, xây dựng kế
hoạch đầu tư dài hạn và hàng năm sát với tiến độ thực hiện dự án. Tham mưu với các
bộ, ngành trong việc hoạch định chính sách quản lý đầu tư, thu hút được các nguồn vốn
đầu tư.
c. Đặc điểm KSC đầu tư XDCB
Chi ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB là khoản chi lớn trong tổng cầu của

nền kinh tế. Mức độ và mục đích chi sẽ tác động lớn đến tổng chi NSNN và có ảnh
hưởng lớn đến quan hệ cân đối giữa thu - chi ngân sách từ đó gây ảnh hưởng đến các
chính sách về thuế, vay nợ và ảnh hưởng đến các chính sách xã hội khác. Phần lớn công
tác KSC NSNN về đầu tư XDCB đều được thực hiện thông qua hệ thống KBNN.
NSNN ở nước ta được hình thành chủ yếu là nguồn thu từ thuế của các chủ thể
trong nền kinh tế, nguồn vay nợ của Chính phủ nên chi NSNN cho đầu tư XDCB có mối
quan hệ chặt chẽ, tác động trực tiếp đến hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế.


10
Việc quản lý, KSC đầu tư XDCB từ NSNN gắn với quản lý và sử dụng vốn theo phân
cấp. Do đó, việc hình thành, phân phối, sử dụng và thanh quyết toán nguồn vốn đầu tư
XDCB cần được thực hiện chặt chẽ theo luật định được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các dự án, cơng trình đầu tư XDCB thường có vốn đầu tư lớn, q trình đầu tư
kéo dài nhiều năm từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành dự án đưa vào sử dụng,
khối lượng chi đầu tư XDCB thường dồn vào những ngày cuối năm, sản phẩm xây dựng
cơ bản không thể mua ngay một lần mà phải mua từng phần, mỗi cơng trình xây dựng
có chi phí riêng và được xác định bởi dự tốn cơng trình theo thiết kế của cơng trình,
sản phẩm xây dựng được tạo ra trong thời gian dài, khối lượng chi đầu tư XDCB lớn,
do đó q trình quản lý, kiểm soát và giám sát việc sử dụng vốn cần phải được thực hiện
chặt chẽ và chỉ kết thúc khi cơng trình hết nghĩa vụ bảo hành và được thanh tốn hết các
khoản chi phí theo quyết định phê duyệt quyết tốn. Do đó chi phí thực hiện dự án sẽ có
tác động trực tiếp và lâu dài đến hoạt động kinh tế xã hội của vùng thực hiện dự án.
Vì dự án, cơng trình được thực hiện qua nhiều năm, nên thường xuyên có sự
thay đổi về chế độ, chính sách (chế độ tiền lương, sự biến động về giá cả nguyên vật
liệu phục vụ cho xây dựng,…) nên cơng tác quản lý, KSC mang tính khơng ổn định.
Mỗi dự án, cơng trình đều có thiết kế riêng, đặc điểm riêng, yêu cầu riêng về
công nghệ, nội dung và tính chất, quy mơ, kết cấu phức tạp, mang tính chất tổng hợp về
kỹ thuật, kinh tế, văn hóa xã hội,…, có thời gian sử dụng lâu dài và có thể có liên quan
đến nhiều ngành, địa phương và vùng lãnh thổ. Nhưng công tác quản lý, KSC vẫn phải

đồng bộ, thống nhất trong phạm vi cả nước.
Tổng các khoản chi ngân sách nhà nước dành cho đầu tư XDCB là những khoản
chi lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài, có những dự án lên đến hàng chục năm. Các dự
án đầu tư XDCB thời gian thi công triển khai rất dài nên bị ảnh hưởng trực tiếp từ nhiều
yếu tố chủ quan và khách quan dẫn đến nhiều dự án khơng hồn thành và trở thành
những dự án treo. Chính vì vậy, các khoản chi ngân sách Nhà nước gặp những rủi ro rất
lớn.
d. Vai trò của KSC đầu tư XDCB
KSC đầu tư XDCB góp phần đảm bảo vốn đầu tư đuợc thanh toán đúng thực tế,
đúng hợp đồng đã ký kết. Thơng qua q trình KSC đầu tư đã góp phần quan trọng trong
việc tránh thất thốt, lãng phí trong đầu tư xây dựng, tiết kiệm chi cho ngân sách nhà
nước
KSC đầu tư XDCB góp phần đảm bảo thực hiện dự án theo đúng tiến độ. Vì
thơng qua kiểm sốt chi đầu tư XDCB cơ quan kiểm sốt chủ động nắm bắt tình hình
thực hiện của các dự án, qua đó tham mưu cho các bộ, ngành, trung ương và địa phương,
các chủ đầu tư, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư kịp thời tháo gỡ, giải quyết những khó
khăn vướng mắc phát sinh trong triển khai chi đầu tư, góp phần đảm bảo dự án thực hiện
theo đúng tiến độ; Như vậy sẽ hạn chế các chi phí phát sinh do kéo dài thời gian thực
hiện dự án và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.


11
KSC đầu tư XDCB góp phần đảm bảo thực hiện đầu tư tập trung theo định
hướng của Nhà nước, từ đó tham mưu cho các cấp chính quyền điều chỉnh, điều hoà kế
hoạch vốn đúng đối tượng.
KSC đầu tư XDCB góp phần làm lành mạnh nền tài chính Nhà nước, từ đó giúp
quyết tốn đúng chính sách, chế độ, thời gian, sớm đưa dự án vào khai thác sử dụng.
KSC đầu tư XDCB góp phần hồn thiện các quy định về quản lý đầu tư xây
dựng của Nhà nước. Tham gia với các bộ, ngành liên quan để nghiên cứu, sửa đổi và
hoàn thiện các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước, tạo hành lang

pháp lý cần thiết cho công tác đầu tư và xây dựng.
KSC đầu tư XDCB góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà
nước, thông qua KSC, KBNN thực hiện tốt chức năng tham mưu, đề xuất cho các cấp
chính quyền, địa phương thực hiện cải cách các thủ tục hành chính trong đầu tư xây
dựng, đảm bảo đơn giản, dễ thực hiện nhưng vẫn đúng theo quy định của pháp luật. Từ
đó nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư
xây dựng.
Do yêu cầu mở cửa và hội nhập với nền tài chính khu vực và thế giới, việc áp
dụng quy trình KSC đầu tư XDCB từ NSNN đến từng đối tượng sử dụng là cần thiết,
góp phần minh bạch hố hoạt động quản lý chi tiêu cơng, đồng thời
thúc đẩy q trình lành mạnh hố các hoạt động giao dịch trong nền kinh tế.
e. Nguyên tắc KSC đầu tư XDCB
Nguyên tắc KSC đầu tư XDCB được thực hiện theo điều 3 quyết định số
5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016, cụ thể như sau
Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án được mở tài khoản cấp phát vốn đầu tư tại KBNN,
nơi thuận tiện cho việc KSC đầu tư của KBNN và thuận tiện cho giao dịch của chủ đầu
tư. Thủ tục mở tài khoản được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và
hướng dẫn của KBNN.
KBNN có trách nhiệm kiểm tra, kiểm sốt chặt chẽ trong q trình thanh tốn,
đảm bảo chi kịp thời, đầy đủ, đúng quy định. Định kỳ và đột xuất kiểm tra các chủ đầu
tư về tình hình chấp hành chế độ chính sách về
quản lý chi phí đầu tư xây dựng, về tình hình sử dụng vốn đầu tư. Được phép tạm ngừng
chi hoặc thu hồi số vốn mà chủ đầu tư sử dụng sai mục đích, khơng đúng đối tượng hoặc
trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước. Đồng thời báo cáo KBNN cấp trên để
tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính xem xét, xử lý.
Trong quá trình KSC đầu tư nếu phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền
trái với quy định hiện hành, KBNN phải có văn bản gửi cấp có thẩm quyền đề nghị xem
xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất. Nếu quá thời hạn đề nghị mà khơng nhận được trả lời
thì được quyền giải quyết theo đề xuất của mình. Nếu được trả lời mà xét thấy khơng
thoả đáng thì vẫn phải giải quyết theo ý kiến của cấp có thẩm quyền, đồng thời phải báo

cáo lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn và báo cáo cơ quan tài chính để xem xét, xử lý.


12
Cán bộ KSC đầu tư của KBNN khi KSC chi cho dự án phải đảm bảo đúng quy
trình. Khi cần thiết phải chủ động báo cáo xin ý kiến lãnh đạo để phối hợp với chủ đầu
tư đi nắm tiến độ thực hiện dự án để đôn đốc, hướng dẫn chủ đầu tư hồn thiện hồ sơ,
thủ tục thanh tốn.
Số vốn thanh tốn cho dự án trong năm khơng được vượt quá kế hoạch vốn cả
năm đã bố trí cho dự án. Số vốn thanh tốn cho từng cơng việc, hạng mục cơng trình
khơng vượt q dự tốn hoặc giá trúng thầu, tổng dự toán của dự án (đối với chi phí nằm
trong tổng dự tốn). Tổng số vốn thanh tốn cho dự án khơng được vượt tổng mức đầu
tư đã được phê duyệt. Trường hợp số vốn thanh toán vượt kế hoạch vốn cả năm đã được
bố trí (do điều chỉnh kế hoạch, do dự án phân bổ không đúng quy định,…), KBNN phải
phối hợp với chủ đầu tư để thu hồi số vốn đã thanh toán vượt kế hoạch.
Các khoản chi vốn ĐT XDCB phải thực hiện chuyển khoản trực tiếp đến đơn vị
thụ hưởng, trừ một số khoản được chi bằng tiền mặt qua KBNN như sau
- Chi cho cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng, bao gồm các khoản chi cho hội
đồng giải phóng mặt bằng, các khoản chi đền bù cho người dân, cho các
tổ chức, các đơn vị khơng có tài khoản.
- Đối với chi phí ban quản lý dự án, ngồi các chi phí mua sắm bằng hợp đồng,
các khoản mua sắm hàng hoá dịch vụ thanh toán chuyển khoản trực tiếp cho nhà cung
cấp, các khoản chi phí thanh tốn cho cá nhân và chi phí thường xuyên nhỏ lẻ được chi
bằng tiền mặt.
- Chi phí tư vấn cho các cá nhân khơng có tài khoản.
- Chi phí xây dựng các cơng trình của xã do dân được phép tự làm, chi mua
sắm một số vật tư do nhân dân khai thác và cung ứng được chính quyền địa phương và
chủ đầu tư chấp thuận.
KBNN thực hiện thanh toán trước, kiểm sốt sau đối với từng lần thanh tốn
của cơng việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần và kiểm soát trước, thanh tốn sau đối với

cơng việc, hợp đồng thanh tốn 1 lần và lần thanh tốn cuối cùng của cơng việc, hợp
đồng thanh toán nhiều lần.
Việc giao nhận hồ sơ giữa phịng KSC và phịng kế tốn do giám đốc KBNN
các cấp chủ động quy định. Phịng Kế tốn chỉ có trách nhiệm xem xét các chứng từ kế
tốn như giấy rút vốn đầu tư, giấy đề nghị chi tạm ứng đầu tư (trường hợp nếu có thanh
tốn tạm ứng), các tài liệu khác được phịng kiểm sốt chi đầu tư kẹp thành tập hồ sơ
theo từng nội dung thanh tốn cụ thể để trình lãnh đạo KBNN, phịng kế tốn khơng có
trách nhiệm xem xét.
Trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư, KBNN căn cứ vào các điều
khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán,
thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán) để thanh toán theo đề nghị của chủ
đầu tư. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của đối tượng thực
hiện, định mức, đơn giá, dự tốn các loại cơng việc, chất lượng cơng trình, KBNN không


×