Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng doanh nghiệp tại đài phát thanh và truyền hình thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
----------

TRẦN TUYẾT NHUNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ ĐÚNG HẠN
CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
TẠI ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2019


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
----------

TRẦN TUYẾT NHUNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ ĐÚNG HẠN
CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
TẠI ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHAN ANH TÚ

CẦN THƠ, 2019


i

CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn, với đề tựa là “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của
khách hàng doanh nghiệp tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ”, do
học viên Trần Tuyết Nhung thực hiện theo sự hướng dẫn của TS. Phan Anh Tú. Luận
văn đã được báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua
ngày………………….

Ủy viên

Ủy viên - Thư ký

…………………………..

Phản biện 1

…………………………..

Phản biện 2

…………………………..


Chủ tịch Hội đồng

…………………………….

…………………………..


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Phan Anh Tú đã tận tình hướng
dẫn, góp ý, giúp đỡ và hỗ trợ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu cùng quý Thầy, Cô Khoa Đào tạo sau
Đại học, Trường Đại học Tây Đô. Trong thời gian qua, quý Thầy, Cô đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tơi học tập và nghiên cứu, tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu
cho tôi trong thời gian học tập tại trường.
Sau cùng, tôi chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người
ln động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện nghiên cứu này.
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2019
Người thực hiện

Trần Tuyết Nhung


iii

TĨM TẮT
Mục đích của luận văn này là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
trả nợ đúng hạn của khách hàng doanh nghiệp dựa trên kết quả khảo sát 116 khách
hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng thương mại với Đài Phát thanh và Truyền

hình thành phố Cần Thơ. Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận
văn là phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phân tích hồi quy
Binary Logistic.
Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của
khách hàng doanh nghiệp tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ
được xây dựng gồm 08 yếu tố bao gồmtỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản, thanh
khoản, quy mô doanh nghiệp, số năm hoạt động, suất sinh lời của tổng tài sản
(ROA), quy mơ tín dụng thương mại, lịch sử thanh toán, kinh nghiệm của cán
bộthu hồi nợ.
Kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic cho thấy có 04 yếu tố tác động
đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng doanh nghiệp bao gồm tỷ suất sinh
lợi trên tổng tài sản bình qn (ROA), quy mơ doanh nghiệp, lịch sử thanh toán
trong quá khứ và tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản. Khơng tìm thấy ảnh hưởng của
yếu tố thanh khoản, số năm hoạt động, kinh nghiệm của cán bộ thu hồi nợ đến khả
năng trả nợ đúng hạn của khách hàng doanh nghiệp tại Đài Phát thanh và Truyền
hình thành phố Cần Thơ. Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm trước đây và bối
cảnh thực tế, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
tín dụng thương mại tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ trong
thời gian tới.


iv

ABSTRACT
The objective of this thesis is to examine the factors affecting the ability to
pay the debt on time of 116 enterprises customers having trade credit relationship
with the Radio-and-TelevisionStation of Can Tho City. The data analysis methods
used in subject including descriptivestatistics, comparison method andBinary
Logistic regression.
The model of researching the factors affecting the ability of enterprises'

customers to repay debt on time in Radio-and-Television Station of Can Tho City
was built with 08 factors including debt on total assets, liquidity, firm size, years of
operation, return on assets (ROA), commercial credit scale, payment history, and
experience of debt collection staff.The Binary Logistic regression result shows that
return on assets (ROA), firm size, payment history, and debt on total assets
influence the customers' ability to pay debt on time. Based on previous empirical
studies and the real context, the thesis proposes several solutions to improve the
efficiency of trade credit activities at the Radio-and-Television Station of Can Tho
city in the future.


v

LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan luận văn này được hồn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tơi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp
nào khác.

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2019
Người thực hiện

Trần Tuyết Nhung


vi

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ....................................................................1
1.1. Sự cần thiết của đề tài ......................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3
1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................3
1.4.2. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................3
1.5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.6. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 5
2.1. Tổng quan về tín dụng thương mại ...................................................................5
2.1.1. Khái niệm tín dụng thương mại ......................................................................5
2.1.2. Đặc điểm của tín dụng thương mại .................................................................6
2.1.3. Ưu điểm và hạn chế của tín dụng thương mại ................................................7
2.1.4. Vai trị của tín dụng thương mại đối với doanh nghiệp ..................................8
2.1.5. Chính sách tín dụng thương mại .....................................................................9
2.1.6. Mơ hình phân tích tín dụng 5C .....................................................................16
2.1.7. Quản lý công nợ khách hàng ........................................................................18
2.1.8. Nợ phải thu khó địi và khả năng trả nợ đúng hạn ........................................18
2.2. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập ......................................................... 19
2.2.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập ........................................................... 19
2.2.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp cơng lập ............................................................. 19
2.2.3. Vai trị của đơn vị sự nghiệp công lập trong nền kinh tế .............................. 20


vii
2.2.4. Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp cơng lập ...........................................20
2.3. Các lý thuyết có liên quan ................................................................................24
2.3.1. Lý thuyết về lợi thế tài trợ ............................................................................24
2.3.2. Lý thuyết phương tiện phân định giá ............................................................ 25

2.3.3. Lý thuyết marketing ...................................................................................... 26
2.3.4. Lý thuyết về chi phí giao dịch ......................................................................26
2.3.5. Lý thuyết thông tin bất đối xứng ..................................................................26
2.3.6. Lý thuyết đại diện ......................................................................................... 27
2.4. Lược khảo các nghiên cứu có liên quan .......................................................... 28
2.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới ....................................................................28
2.4.2. Một số nghiên cứu trong nước ......................................................................30
2.5. Mơ hình nghiên cứu đề xuất.............................................................................34
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 37
3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 37
3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 38
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................38
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................45
4.1. Tổng quan về đài phát thanh và truyền hình thành phố Cần Thơ ..............45
4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................ 45
4.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban hiện nay ..........46
4.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành
phố Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2018.......................................................................50
4.1.4. Chính sáchcấp tín dụng thương mại của Đài Phát thanh và Truyền hình
thành phố Cần Thơ .................................................................................................55
4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách
hàng doanh nghiệp tại đài phát thanh và truyền hình thành phố Cần Thơ ......59
4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................................. 59


viii
4.2.2. Thực trạng thanh tốn tín dụng thương mại của doanh nghiệp tại Đài Phát
thanh & Truyền hình thành phố Cần Thơ qua kết quả khảo sát ............................. 61
4.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng doanh

nghiệp tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ .............................. 62
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................67
5.1. Kết luận ..............................................................................................................67
5.2. Đề xuất một số hàm ý về quản trị tín dụng thương mại tại đài phát thanh
và truyền hình thành phố Cần Thơ ........................................................................68
5.2.1. Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả........................................................ 68
5.2.2. Hồn thiện mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tại Đài .....................................70
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 72
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................. 75
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................. 77


ix

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn ................... 34
Bảng 3.1. Bảng diễn giải các biến độc lập được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu ...41
Bảng 4.1. Tình hình doanh thu của Đài trong giai đoạn 2016 – 2018 .......................... 51
Bảng 4.2. Tình hình chi phí của Đài trong giai đoạn 2016 – 2018 ............................... 53
Bảng 4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Đài trong giai đoạn 2016 – 2018...........54
Bảng 4.4. Tình hình doanh thu và khoản phải thu khách hàng của Đài ........................ 56
Bảng 4.5. Chính sách giảm giá của Đài.........................................................................58
Bảng 4.6. Trình tự thu hồi các khoản phải thu của Đài .................................................59
Bảng 4.7. Thống kê mô tả các chỉ tiêu về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp .60
Bảng 4.8.Quy mơ các khoản tín dụng thương mại trong mẫu khảo sát ........................ 61
Bảng 4.9. Khả năng trả nợ đúng hạn của doanh nghiệp ................................................61
Bảng 4.10. Lý do doanh nghiệp trả nợ không đúng hạn ...............................................62
Bảng 4.11. Kết quả ước lượng mơ hình Binary Logistic ..............................................63



x

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Quy trình phân tích khách hàng.....................................................................12
Hình 2.2. Quan hệ giữa chi phí thu nợ, mức độ mất mát trong chính sách thu hồi nợ .15
Hình 2.3. Mơ hình nghiên cứu đề xuất (2018) .............................................................. 35
Hình 4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ
.......................................................................................................................................47
Hình 4.2. Cơ cấu doanh thu của Đài trong giai đoạn 2016 – 2018 ............................... 52
Hình 4.3. Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của Đài giai đoạn 2016 – 2018 ........55
Hình 4.3. Biểu đồ tình hình doanh thu và khoản phải thu khách hàng của Đài ............57


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Quản lý công nợ khách hàng là một trong những vấn đề mà đa số các doanh
nghiệp đều quan tâm, tuy nhiên việc quản lý như thế nào là hiệu quả và phù hợp
với doanh nghiệp thì khơng phải đơn vị nào cũng nắm được. Công nợ phát sinh khi
doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
Tuy nhiên, hiện có rất nhiều doanh nghiệp phải gánh chịu hậu quả do khách hàng
chậm hoặc khơng chịu thanh tốn nợ (Petersen & Rajan, 1994). Vấn đề này ảnh
hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp do các khoản nợ đến
hạn và các khoản mà doanh nghiệp cho khách hàng vay chính là một loại tài sản
của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp ngày

càng trở nên đa dạng và phức tạp. Sử dụng chính sách tín dụng thương mại như
“con dao hai lưỡi”. Do đó, doanh nghiệp cần phải cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro
khi thực hiện chính sách tín dụng thương mại.
Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ được thành lập vào năm
1975, là đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên từ năm 2017theo
Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ. Hiện nay, nguồn
thu chủ yếu của Đài là thu từ các hoạt động quảng cáo, thực hiện dịch vụ, trong đó
đối tượng khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp. Việc quản lý công nợ khách
hàng doanh nghiệp đang được Đài hết sức quan tâm, vì nó tác động trực tiếp tới
tình hình thu chi và hoạt động kinh doanh của Đài.
Ở Việt Nam, nghiên cứu liên quan đến tín dụng thương mại là một chủ đề
thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, nhà chuyên môn và nhà hoạch định
chính sách. Đã có một số nghiên cứu trước đây, ví dụ như Lê Khương Ninh & Cao
Văn Hơn (2012) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền mua chịu vật tư nông
nghiệp của nông hộ ở An Giang, Trần Ái Kết & Nguyễn Thành Tích (2014) phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của trang trại nuôi trồng thủy
sản ở Kiên Giang, Bùi Văn Trịnh & Nguyễn Tấn Duy Quốc (2017) nghiên cứu
thực trạng tiếp cận vốn và khả năng trả nợ vay đúng hạn của doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Nguyễn Văn Thép & Tạ Quang Dũng (2018)
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp bất
động sản niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Phần lớn
các tác giả tập trung nghiên cứu tác động của các yếu tố đến khả năng trả đúng hạn


2

các khoản nợ vay ngân hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực nơng nghiệp; chưa có nhiều
nghiên cứu được cơng bố về việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả
nợ đúng hạn giữa các doanh nghiệp với nhau (Ahmed & cộng sự, 2014; Carvalho,
2015; Trần Ái Kết, 2017). Do đó, việc mở rộng hướng nghiên cứu đối với loại hình

doanh nghiệp giúp nhận diện đầy đủ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
đúng hạn nhằm đưa ra các kiến nghị là thực sự rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả
nợ đúng hạn của khách hàng doanh nghiệp tại Đài Phát thanh và Truyền hình
thành phố Cần Thơ” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra các giải
pháp nâng cao hoạt động quản lý công nợ và tín dụng thương mại tại Đài Phát
thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ trong thời gian tới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
trả nợ đúng hạn của khách hàng doanh nghiệp tại Đài Phát thanh và Truyền hình
thành phố Cần Thơ, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng
thương mại tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ trong thời gian
tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, đề tài có các mục tiêu cụ thể như sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và cấp tín dụng thương
mại tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạncủa
khách hàng doanh nghiệp tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng thương mại
tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ trong thời gian tới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động kinh doanh và cấp tín dụng thương mại hiện nay tại
Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng
doanh nghiệp tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ? Mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố đó như thế nào đến khả năng trả nợ đúng hạn?



3

- Cần có các giải pháp nào nhằm góp phần nâng cao hoạt động tín dụng
thương mại tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ trong thời gian
tới?
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Cơ sở dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu là số liệu thứ cấp được thu thập từ các
phòng chuyên mơn tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ trong giai
đoạn 2016 – 2018 và số liệu sơ cấp thu thập từ việc khảo sát hồ sơ của khách hàng
và phỏng vấn thông qua bản câu hỏi soạn sẵn với đối tượng được khảo sát là các
khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng thương mại với Đài Phát thanh và
Truyền hình thành phố Cần Thơ trong năm 2018.
1.4.2. Phương pháp phân tích số liệu
Đối với mục tiêu 1: Để đánh giátình hình hoạt động kinh doanh và cấp tín
dụng thương mại tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ, đề tài sử
dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối, số tương đối vàphương pháp thống
kê mô tả.
Đối với mục tiêu 2: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Binary
Logistic để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng trả nợ đúng
hạn của khách hàng doanh nghiệp tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần
Thơ.
Đối với mục tiêu 3: Kết luận và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hoạt
độngtín dụng thương mại tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ
dựa trên các phân tích đạt được từ mục tiêu 1, 2.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: đề tài thực hiện tại Đài Phát thanh và Truyền hình
thành phố Cần Thơ.
- Phạm vi về số liệu nghiên cứu:
+ Số liệu thứ cấp: số liệu thứ cấp được sử dụng trong giai đoạn 2016 – 2018.

+ Số liệu sơ cấp: thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ tháng 7/2019 – 8/2019.
- Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng doanh nghiệp tại Đài Phát thanh và
Truyền hình thành phố Cần Thơ.


4

1.6. Cấu trúc của luận văn
Nội dung chính của luận văn dự kiến gồm 5 chương:
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ


5

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Nội dung chính của chương này tác giả trình bày các khái niệm có liên quan
đến tín dụng thương mại và đơn vị sự nghiệp cơng có thu, cơ sở lý thuyết về vấn đề
tín dụng thương mại và khả năng hồn trả đúng hạn tín dụng thương mại tại các
doanh nghiệp. Các lý thuyết kinh tế được đề cập đến bao gồm(1) lý thuyết về lợi
thế tài trợ, (2) lý thuyết phương tiện phân định giá, (3) lý thuyết marketing, (4) lý
thuyết chi phí giao dịch, (5) lý thuyết thơng tin bất đối xứng; (6) và lý thuyết đại
diện. Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết và kế thừa các nghiên cứu thực
nghiệm trước đây, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố
đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng doanh nghiệp tại Đài Phát thanh và

Truyền hình thành phố Cần Thơ.
2.1. Tổng quan về tín dụng thương mại
2.1.1. Khái niệm tín dụng thương mại
Theo Peterson & Rajan (1997), tín dụng thương mại là hình thức tín dụng
trong đó người bán (nhà cung cấp) đồng ý cho người mua trả chậm giá trị hàng hóa
đã mua trong một khoảng thời gian nhất định.
García-Teruel và Martínez-Solano (2010) cho rằng tín dụng thương mại là
một hình thức tín dụng được hình thành khi người bán đồng ý cho người mua thanh
toán chậm giá trị hàng hóa đã mua trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với
người bán, đây là khoản đầu tư vào các khoản phải thu, trong khi đối với người
mua nó là một nguồn tài chính được phân loại theo các khoản nợ ngắn hạn trên
bảng cân đối kế tốn, hay cịn gọi là các khoản phải trả. Diễn đạt theo ngơn ngữ
thuần Việt, tín dụng thương mại là mua/bán chịu hay mua/bán trả chậm (Trần Ái
Kết, 2017). Thông qua hoạt động này, người bán chuyển giao cho người mua một
lượng hàng hóa cùng với quyền sử dụng tạm thời một lượng vốn bằng với giá trị
hàng hóa được mua bán, đến thời hạn thỏa thuận, người mua phải trả cho người bán
số tiền mà hai bên đã đồng ý trước đó trong hợp đồng tín dụng thương mại.
Tín dụng thương mại ra đời và phát triển là yêu cầu khách quan trong nền
kinh tế hàng hóa, xuất phát từ nhu cầu cần vốn tạm thời trong quá trình sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp. Người bán chịu có lợi là đẩy nhanh tiêu thụ hàng
hóa, thu được lợi tức tiền vay, chuyển nhượng thương phiếu để thu hồi vốn trước


6

hạn. Người mua chịu có được hàng hóa để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh
doanh tiến hành liên tục.
Tín dụng thương mại được xem là nguồn vốn ngắn hạn quan trọng giúp cho
doanh nghiệp giải quyết được tình trạng thiếu vốn mà chủ yếu là vốn lưu động;
việc thực hiện khoản tín dụng này tương đối thuận lợi, nhất là đối với những doanh

nghiệp đã có mối quan hệ thường xuyên, tín nhiệm với nhà cung cấp. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp khi sử dụng tín dụng thương mại, doanh nghiệp phải trả
chi phí cao hơn so với lãi suất vay vốn ngân hàngthương mại. Tuy vậy, nhiều
doanh nghiệp vẫn ưa thích sử dụng tín dụng thương mại, bởi lẽ hình thức này dễ
dàng được thực hiện hơn so với vay vốn của ngân hàng thương mại.
2.1.2. Đặc điểm của tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại có 05 đặc điểm:
Thứ nhất, đối tượng của tín dụng thương mại là hàng hóa, nghĩa là vốn cho
vay cịn tồn tại dưới dạng hàng hóa, hay một bộ phận của vốn sản xuất chuẩn bị
chuyển hóa thành tiền, chưa phải là tiền nhàn rỗi.
Thứ hai, người đi vay và cho vay là các doanh nghiệp đang trực tiếp tham
gia vào q trình sản xuất và lưu thơng hàng hóa. Trong quan hệ này người cho vay
là người bán chịu (chủ nợ), còn người đi vay là người mua chịu (con nợ). Thơng
thường khơng có khâu trung gian đứng giữa người sử dụng vốn và người có vốn.
Khối lượng tín dụng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tổng giá trị của khối lượng hàng
hóa được đưa ra mua bán chịu.
Thứ ba, tín dụng thương mại phát triển và vận động theo chu kỳ sản xuất
kinh doanh và góp phần làm phát triển sản xuất kinh doanh do nó rút ngắn chu kỳ,
giảm chi phí sản xuất kinh doanh.
Thứ tư, điều khoản tín dụng thương mại mà các doanh nghiệp thường thỏa
thuận khi sử dụng là “2/10 NET 30”, “2/10 NET 60”, nghĩa là nếu khách hàng
thanh tốn trong vịng 10 ngày sẽ được nhận một khoản chiết khấu thanh toán 2%
(tính trên giá bán ghi trên hóa đơn) – điều khoản này để khuyến khích khách hàng
thanh tốn sớm, nếu không sẽ phải trả đủ số tiền đến hạn trong vòng 30 ngày hoặc
60 ngày. Khi doanh nghiệp áp dụng những điều khoản tín dụng này, sẽ có quy định
kèm theo và được pháp luật quy định hai bên phải thực hiện theo đúng quy định.
Thứ năm, có hai loại tín dụng thương mại đó là tín dụng phải thu và tín dụng
phải trả. Tín dụng phải thu là tín dụng thương mại mà doanh nghiệp cấp cho khách



7

hàng thể hiện trên tài khoản “phải thu khách hàng” trên bảng cân đối kế toán,
ngược lại, khi doanh nghiệp đóng vai trị là người mua hàng và được doanh nghiệp
khác cấp tín dụng, khi đó tín dụng phải trả xuất hiện, thể hiện trên tài khoản “phải
trả người bán” trên bảng cân đối kế toán.
2.1.3. Ưu điểm và hạn chế của tín dụng thương mại
Theo Phạm Ngọc Dũng & Đinh Xn Hạng (2011), hình thức tín dụng
thương mại có những ưu điểm và hạn chế như sau:
Ưu điểm của tín dụng thương mại:
- Góp phần đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp, đảm
bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện liên tục, chu kì sản xuất được
rút ngắn và do đó tăng nhanh vòng quay vốn của doanh nghiệp cũng như tồn xã
hội.
- Thơng qua tín dụng thương mại để điều tiết vốn một cách trực tiếp giữa các
doanh nghiệp, do đó đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn kịp thời, giảm nhẹ sự lệ thuộc
về vốn của các tổ chức tín dụng.
- Tín dụng thương mại làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thơng và nhờ
đó giảm chi phí lưu thơng xã hội.
- Sự phát triển của tín dụng thương mại tạo điều kiện mở rộng hoạt động của
tín dụng ngân hàng thông qua nghiệp vụ chiết khấu và cầm cố thương phiếu. Đồng
thời, nghiệp vụ chiết khấu, tái cầm cố thương phiếu là một trong các công cụ để
Ngân hàng Trung ương điều hành chính sách tiền tệ.
Hạn chế của tín dụng thương mại:
- Tín dụng thương mại bị giới hạn về quy mô, nghĩa là bị giới hạn bởi khối
lượng hàng hóa bán chịu.
- Thời hạn cho vay của tín dụng thương mại là ngắn hạn, thường dưới 1 năm.
Điều kiện kinh doanh và chu kỳ sản xuất của các doanh nghiệp có thể khơng phù
hợp nhau, do vậy khi thời gian mà doanh nghiệp cho vay muốn cung cấp không
phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp cần đi vay thì tín dụng thương mại khơng

thể xảy ra.
- Tín dụng thương mại chỉ đầu tư một chiều, chứ khơng có quan hệ cho vay
ngược lại và chỉ thực hiện được giữa các doanh nghiệp quen biết, tín nhiệm lẫn
nhau.


8

2.1.4. Vai trị của tín dụng thương mại đối với doanh nghiệp
Tín dụng thương mại làm tăng nguồn vốn kinh doanh
Trong tín dụng thương mại, các nhà sản xuất có thể tận dụng được nguồn
vốn nhàn rỗi để sản xuất, làm tăng nguồn vốn kinh doanh trong thời gian ngắn, với
chi phí thấp hoặc chi phí có thể bằng khơng, tùy theo mối quan hệ giữa người cấp
tín dụng và người sử dụng nguồn vốn đó.
Tín dụng thương mại giúp tiết kiệm chi phí và lưu thơng tiền tệ
Sử dụng vốn tín dụng thương mại giúp cho các nhà sản xuất giảm chi phí sử
dụng vốn. Để đáp ứng nhu cầu vốn, thay vì đi vay tại các ngân hàng thương mại
hoặc các tổ chức tín dụng khác với mức lãi suất cao, thủ tục phức tạp, phát sinh
nhiều chi phí trung gian từ việc vay vốn, thì nhà sản xuất có thể mua chịu nguyên
vật liệu, hay nhập hàng từ nhà cung ứng với chi phí trả sau và có mức chiết khấu
hợp lý thỏa thuận được. Việc sử dụng nguồn vốn tín dụng khơng chỉ có lợi cho nhà
sản xuất mà cịn có lợi cho kinh tế về mặt vĩ mô, khi không phải cung ứng thêm
tiền ra lưu thông, giúp cho các ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ
dễ dàng hơn.
Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hóa
Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng thừa thiếu vốn ở các doanh nghiệp
thường xuyên xảy ra, vì vậy hoạt động của tín dụng thương mại một mặt đáp ứng
được nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tạm thời thiếu, đồng thời giúp cho các
doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa của mình. Nguồn vốn tín dụng thương mại
giúp đáp ứng nhu cầu vốn trong thời vụ sản xuất cao điểm, đáp ứng nhu cầu thị

trường. Bên cạnh đó, dựa trên cơ chế hoạt động của tín dụng thương mại, nhà sản
xuất có thể bán được hàng hóa của mình, giải quyết tình trạng tồn kho, và các chi
phí có liên quan đến tồn trữ hàng hóa. Người sản xuất được cấp tín dụng thương
mại sẽ bắt đầu chu kỳ sản xuất mới mà không cần chờ đợi đến khi có vốn mới. Như
vậy, tín dụng thương mại đã huy động được nguồn vốn nhàn rỗi vào vòng quay sản
xuất, làm sản xuất hiệu quả hơn, dịng tiền có khả năng sinh lời nhiều hơn. Trong
sản xuất kinh doanh, tín dụng thương mại là một phần khơng thể thiếu nhằm cung
ứng vốn. Qua đó, cịn liên kết các nhà sản xuất với nhau, bởi mối quan hệ của nhà
sản xuất được hiểu là đầu ra của người này và là đầu vào của người kia.


9

Khuyến khích sản xuất kinh doanh
Tín dụng thương mại dựa trên sự tín nhiệm giữa các nhà sản xuất và doanh
nghiệp với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất. Trong những giai đoạn lạm
phát, chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho nguồn vốn đến tay các doanh nghiệp khó
khăn hơn thì tín dụng thương mại với cam kết đơn giản giữa các doanh nghiệp,
cùng chi phí sử dụng vốn cực thấp lại là biện pháp vốn tối ưu cho các doanh
nghiệp, giúp duy trì sản xuất kinh doanh. Tín dụng thương mại được xem là hình
thức tài trợ rẻ tiền, rất linh hoạt trong kinh doanh.Bên cạnh đó, nó cịn tạo điều kiện
mở rộng mối quan hệ với đối tác lâu bền giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
2.1.5. Chính sách tín dụng thương mại
Khi doanh nghiệp quyết định cấp tín dụng thương mại cho một khách hàng,
doanh nghiệp phải thực hiện một số thủ tục đối với việc cấp tín dụng thương mại và
thu hồi các khoản nợ. Chính sách tín dụng thương mại của một doanh nghiệp là tập
hợp các nguyên tắc quy định về việc cấp tín dụng thương mại cho khách hàng của
doanh nghiệp. Một chính sách tín dụng thương mại linh hoạt sẽ giúp kiểm soát các
khoản nợ xấu, các khoản phải thu hiện hành, duy trì hoạt động tài chính và tối ưu
hóa tài sản doanh nghiệp. Chính sách tín dụng thương mại bao gồm các điều kiện

tín dụng, quy trình đánh giá khách hàng và chính sách thu hồi các khoản nợ.
2.1.5.1. Các điều kiện tín dụng
Các điều kiện tín dụng là những điều kiện quy định doanh nghiệp bán hàng
hóa và dịch vụ bằng cách thu tiền ngay hay cho khách hàng mua chịu. Các điều
kiện tín dụng bao gồm ba yếu tố: thời gian tín dụng, chiết khấu tiền mặt và cơng cụ
tín dụng thương mại. Đối với mỗi ngành nghề nhất định, các điều kiện tín dụng
thường được chuẩn hóa, tuy nhiên ở các ngành nghề khác nhau thì các điều kiện tín
dụng cũng khác nhau. Khi quy định điều kiện tín dụng là “2/10 và tồn bộ 30” có
nghĩa là sau 30 ngày, khách hàng sẽ phải trả toàn bộ số tiền mua hàng nhưng nếu
khách hàng trả trong vịng 10 ngày đầu thì sẽ dược hưởng một khoản chiết khấu là
2% giá trị hàng hóa.
Thời gian tín dụng
Thời gian tín dụng là độ dài thời gian từ ngày giao quyền sở hữu hàng hóa,
cung cấp dịch vụ đến ngày nhận được tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ. Nếu điều
kiện bán hàng là “2/10 NET 40” thì thời hạn tín dụng là 40 ngày. Nhà quản trị tài
chính có thể tác động đến doanh số bằng cách thay đổi thời hạn tín dụng.


10

Thời gian tín dụng càng dài, khách hàng được chiếm dụng vốn càng lâu, chu
kỳ luân chuyển tiền càng lớn, từ đó gây đọng vốn từ các khoản phải thu, điều này
dẫn tới chi phí tăng và khả năng khách hàng khơng thanh tốn cũng như nợ xấu
càng cao. Đồng thời, khi thời hạn tín dụng tăng địi hỏi doanh nghiệp đầu tư nhiều
hơn vào các khoản phải thu, nợ khó địi sẽ tăng lên cao hơn và chi phí thu tiền bán
hàng cũng tăng lên, đổi lại doanh nghiệp sẽ thu hút được nhiều hơn khách hàng mới
và doanh số sẽ tăng, lợi nhuận cũng tăng.
Thời hạn cấp tín dụng tùy theo từng ngành kinh doanh và tùy doanh nghiệp.
Khi thiết lập thời hạn tín dụng, các doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố sau:
- Quy mô của khoản tín dụng: đối với những khoản tín dụng có giá trị nhỏ,

thì thời gian bán chịu sẽ ngắn hơn.
- Xác suất về tình trạng khách hàng sẽ khơng trả tiền.
- Tính chất đặc trưng của hàng hóa như giá trị của hàng hóa, độ dài về thời
gian của hàng hóa...
Chiết khấu tiền mặt
Chiết khấu tiền mặt là chính sách giảm giá cho các khoản thanh toán sớm.
Đây là một bộ phận nằm trong điều kiện tín dụng. Việc đưa ra mức lãi suất tiền mặt
nhằm hai mục đích, mục đích thứ nhất là nhằm đẩy nhanh tốc độ thu tiền và mục
đích thứ hai là nhằm định giá cao hơn đối với những khách hàng muốn kéo dài thời
gian trả tiền. Điều này giúp kích thích doanh số bán hàng, đồng thời rút ngắn chu
kỳ luân chuyển tiền. Vì khách hàng muốn được hưởng chiết khấu thì khách hàng
phải thanh toán sớm theo đúng điều khoản mà doanh nghiệp thiết lập về hạn chi trả.
Một tỷ lệ chiết khấu tiền mặt hợp lý sẽ tạo ra những khuyến khích thanh tốn
sớm các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ. Đây là một cách giảm giá bán hàng hóa
khuyến khích khách hàng trả tiền sớm cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng
tốc độ thu hồi các khoản phải thu, giảm được chi phí quản lý các khoản phải thu.
Tuy nhiên, chiết khấu nghĩa là giá trị nhận được thấp hơn, vì thế cùng với lợi ích
mang lại từ chiết khấu thì doanh nghiệp phải chịu bán hàng với mức giá rẻ hơn, tức
là đã mất đi chi phí chiết khấu trên tổng doanh thu. Vì vậy muốn đưa ra một tỷ lệ
chiết khấu hợp lý, doanh nghiệp cần cân bằng được giữa chi phí tiết kiệm được và
lợi ích suy giảm của từng hình thức chiết khấu. Mức chiết khấu này cũng phải được
tính tốn sao cho khách hàng muốn thanh tốn sớm để được hưởng lợi ích


11

Cơng cụ tín dụng thương mại
Cơng cụ tín dụng là cơ sở pháp lý xác định quan hệ nợ nần giữa khách hàng
với doanh nghiệp. Hiện nay có một số cơng cụ tín dụng được sử dụng phổ biến như
hóa đơn bán hàng, thương phiếu, hợp đồng bán hàng có điều kiện,…

Hóa đơn bán hàng: là gấy tờ yêu cầu thanh tốn của người bán với người
mua, trên hóa đơn ghi lại thơng tin liên quan đến hàng hóa, người mua, người bán.
Các hóa đơn được gửi cùng hàng hóa, dịch vụ đến người mua. Khi nhận được hàng
hóa, dịch vụ, khách hàng sẽ ký vào hóa đơn, lúc này hóa đơn có giá trị về mặt pháp
lý trong quan hệ nợ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Sau khi tiền hàng được
thanh toán, bên bán sẽ xác nhận vào hóa đơn bằng hình thức đóng dấu đã trả tiền,
lúc này hóa đơn có tác dụng như biên lai, giấy biên nhận.
Hợp đồng bán hàng có điều kiện: đây là loại hợp đồng đảm bảo cho doanh
nghiệp duy trì quyền sở hữu hàng hóa cho đến khi người mua trả hết tiền. Các hợp
đồng này được trả làm nhiều lần và mỗi lần đều có chi phí lãi suất tương ứng trong
khoản tiền chi trả.
Giấy báo nợ: trong tín dụng thương mại, giấy báo nợ được gọi là thương
phiếu. Dựa trên cơ sở người lập, thương phiếu được chia thành hai loại: hối phiếu
và kỳ phiếu. Hối phiếu do người bán phát hành, yêu cầu người mua trả tiền khi đến
hạn. Kỳ phiếu do người mua phát hành, cam kết trả nợ người bán khi đến hạn. Trên
thương phiếu không ghi rõ nguồn gốc và mục đích khoản nợ, chỉ ghi nghĩa vụ tài
chính mà người mua có trách nhiệm hoàn trả cho người bán vào một thời điểm nhất
định với những điều kiện nhất định. Thương phiếu có thể dùng làm phương tiện
thanh toán trong thời hạn hiệu lực của nó. Nói cách khác, trong trường hợp doanh
nghiệp cần tiền nhưng thương phiếu chưa đến ngày đáo hạn, khoản nợ ghi trên
thương phiếu có thể được doanh nghiệp bán lại cho ngân hàng, đương nhiên phải
chịu một mức lãi suất chiết khấu do ngân hàng quy định. Như vậy, tín dụng thương
mại và tín dụng ngân hàng có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau.
2.1.5.2. Quy trình đánh giá khách hàng
Trước khi đưa ra bất cứ một quyết định gì, doanh nghiệp đều phải phân tích
kĩ. Để đưa ra quyết định có cấp tín dụng thương mại cho khách hàng hay không,
doanh nghiệp trước hết phải bắt tay vào phân tích khách hàng. Q trình tìm hiểu,
xem xét tình hình tài chính cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của khách
hàng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của họ và hạn chế tối đa rủi ro cho doanh
nghiệp gọi là ‘phân tích khách hàng”.



12

Thu thập thơng tin
Phân tích các chỉ số
tài chính

Tập hợp và phân
loại thơng tin

Phân tích thơng tin
Phân tích tiềm năng
của khách hàng
Ra quyết định
Không đủ
điều kiện

Đủ điều kiện
Quyết định cấp tín dụng
thương mại

Quyết định từ chối cấp
tín dụng thương mại

Hình 2.1. Quy trình phân tích khách hàng
(Nguồn: Phạm Quang Trung & cộng sự (2012), Giáo trình Quản trị tài
chính doanh nghiệp,)
Theo Phạm Quang Trung & cộng sự (2012), quy trình phân tích khách hàng
bao gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Thu thập thông tin liên quan đến khách hàng
Quá trình thu thập thơng tin là bước đầu cho việc phân tích khách hàng, vì
vậy những thơng tin thu thập được cần có độ chính xác nhất định và sự đầy đủ về
thơng tin. Nếu q trình này được tiến hành một cách không kỹ lưỡng, những thông
tin thu thập thiếu chính xác hoặc khơng đầy đủ sẽ gây khó khăn cho việc phân tích
thơng tin và có thể gây ra những sai lầm trong việc đưa ra những quyết định về
chính sách tín dụng.
Các thơng tin về khách hàng cần thu thập bao gồm:
- Báo cáo tài chính những năm gần đây.
- Mức xếp hạng tín dụng.
- Các thơng tin từ các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
- Những kinh nghiệm của bản thân doanh nghiệp,…
Ngoài việc tự thu thập thơng tin, doanh nghiệp có thể nhờ đến sự can thiệp
của bên thứ ba để đảm bảo cho khoản nợ của khách hàng sẽ được trả đúng hạn hoặc


13

giảm thiểu những rủi ro từ phía khách hàng mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Các
bên thứ ba có thể là ngân hàng, các tổ chức tài chính hoặc các cơ quan tín dụng có
kinh nghiệm.
Bước 2: Tập hợp và phân loại thông tin
Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, cần phải tập hợp các thông tin lại và phân
loại chúng một cách logic và hợp lý giúp cho việc phân tích thơng tin được thuận
tiện. Doanh nghiệp nên chia khách hàng thành các nhóm khác nhau để tiện theo dõi
và ra quyết định. Vị thế của các khách hàng sẽ được kiểm tra mỗi năm một lần và
như vậy sẽ đảm bảo công bằng cho các khách hàng cũng như tránh được rủi ro cho
doanh nghiệp.
Bước 3: Phân tích thơng tin
Phân tích các chỉ số tài chính

Việc phân tích các chỉ số tài chính này dựa trên báo cáo tài chính hàng năm
của khách hàng. Bằng kinh nghiệm của mình, doanh nghiệp có thể đưa ra những
nhận định về tình hình tài chính của khách hàng liệu có đủ khả năng thanh tốn cho
các khoản nợ hay khơng. Báo cáo tài chính lựa chọn thường là những năm gần
nhất, tối thiểu là 3 năm để đảm bảo sự ổn định trong vấn đề tài chính của khách
hàng.
Doanh nghiệp có thể yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính đã
được kiểm tốn như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
bảng dự tốn các ngân sách…Thơng tin này có thể được sử dụng để đánh giá sức
mạnh tài chính của khách hàng và khả năng trả các khoản nợ tín dụng. Nếu khách
hàng khơng sẵn lịng cung cấp các báo cáo tài chính thì điều này có ý nghĩa khách
hàng có điểm yếu trong vấn đề tài chính và do đó, doanh nghiệp cần kiểm tra chi
tiết hơn, có thể từ chối cấp tín dụng. Các nhóm chỉ số dùng để đo lường sức mạnh
tài chính của khách hàng gồmcác hệ số khả năng thanh khoản, vòng quay tiền mặt,
khoản phải thu, khoản phải trả, địn bẩy tài chính, các hệ số thể hiện khả năng sinh
lời,…
Phân tích mối quan hệ và tiềm năng khách hàng
Nếu cứ lựa chọn những khách hàng ln có đủ khả năng tài chính đảm bảo
cho việc thanh toán, doanh nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn nhất định, như là
khả năng cạnh tranh, hoặc phải cấp tín dụng ở mức hết sức cạnh tranh, nó ảnh
hưởng lớn đến doanh thu cũng như vịng quay tiền mặt của doanh nghiệp. Chính


×