Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.09 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

TRẦN NGỌC TRÂM

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
GỬI TIỀN TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

TRẦN NGỌC TRÂM

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
GỬI TIỀN TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ng nh: T i chính - Ngân h ng
M

: 8340201


NGƯỜI HƯ NG D N KH A HỌC
PGS.TS. Võ Văn Dứt

CẦN THƠ, 2019


i

CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với tựa đề là “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết
kiệm của khách hàng cá nhân tại các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng”, do học viên Trần Ngọc Trâm thực hiện theo sự hướng dẫn của PGS.TS. Võ
Văn Dứt. Luận văn đã được báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày
…………………..
Uỷ viên Uỷ viên – Thư ký
(Ký tên) (Ký tên)

…………………………..
Phản biện 1

…………………………..
Phản biện 2

(Ký tên) (Ký tên)

…………………………..
Chủ tịch Hội đồng
(Ký tên)

…………………………..


…………………………..


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. VÕ VĂN DỨT,
người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian, cơng sức và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Khoa sau đại học cùng toàn thể quý thầy cô công tác trong
trường Đại học Tây Đô đã tổ chức đào tạo, tận tình giảng dạy truyền đạt những kiến
thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý lãnh đạo, gia đình, người thân, bạn bè cùng đồng
nghiệp đã ln tin tưởng, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng bài luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót,
tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp
để bài luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả


Trần Ngọc Trâm


iii

TÓM TẮT

Trong giai đoạn hiện nay, các TCTD đặc biệt là các QTDND ln tìm
cách giữ chân khách hàng cũ và thu hút nguồn tiền gửi tiết kiệm của khách
hàng cá nhân vừa ổn định lại có chi phí hợp lý. N ghiên cứu này nhằm phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại các
Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Đề tài sử dụng Lý thuyết hành vi
kiểm soát cảm nhận và liệt kê các yếu tố ảnh hưởng từ các nghiên cứu trước, nghiên
cứu này giả thuyết rằng: ảnh hưởng của người thân, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ
học vấn có mối tương quan thuận với quyết định gửi tiền và lượng tiền gửi của khách
hàng cá nhân, trong khi đó khoảng cách từ nhà khách hàng đến QTDND, chi phí, giới
tính có mối quan hệ nghịch biến với quyết định gửi tiền và lượng tiền gửi tiết kiệm của
khách hàng cá nhân. Bộ dữ liệu nghiên cứu dựa trên thông tin khảo sát từ 179 khách
hàng đã và đang giao dịch tại 12 QTDND trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Nghiên cứu sử
dụng mơ hình Probit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết
kiệm và mô hình Tobit để xác định yếu tố nào ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm
của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố về ảnh hưởng từ người thân, khoảng cách,
thu nhập ảnh hưởng đến sự quyết định gửi tiền và lượng tiền gửi tiết kiệm của khách
hàng cá nhân; biến thu nhập có mức ý nghĩa 1% đối với sự quyết định gửi tiền và
lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng. Ngoài ra, ở sự quyết định gửi tiền tiết kiệm
của khách hàng thì biến nghề nghiệp cũng có ảnh hưởng với mức ý nghĩa thống kê 5%
và lượng tiền gửi tiết kiệm thì biến chi phí cũng có ảnh hưởng với mức ý nghĩa thống
kê 5%.



iv

SUMMARY
In the current period, Credit Unions, especially People's Credit Funds (PCF)
always find ways to retain former customers and attract the savings account from
individual customers who are both stable and affordable. This study aims to analyze
the factors influencing individual customers' decision to deposit savings at the People's
credit funds in Soc Trang province. The topic uses Theory of Behavioral Control and
lists the influencing factors from the previous studies; this study hypothesizes that: the
influence of relatives, occupation, income, education level has positively correlated
with individual deposit decision and savings account, while distance from customer’s
house to PCF, cost, gender are negatively correlated with deposit decision and amount
of savings account by individual customers. The research data set is based on survey
information from 179 customers who have been trading at 12 PCFs in Soc Trang
province. The study uses the Probit model to identify the factors that affect the
decision on savings account and the Tobit model to determine which factors affect the
amount of savings account of individual customers in Soc Trang province.
The research results show that factors influencing the relatives, distance,
income affect the decision on deposits and the amount of savings accounts of
individual customers; The income variable has a significance of 1% for the customer's
deposit decision and amount of savings accounts. In addition, in the decision to save
customers' savings, the career variable also affects with a statistical significance of 5%
and the amount of savings account, the cost variable also affects the statistical
significance level of 5%.


v

LỜI CAM Đ AN


Tôi xin cam kết luận văn này được hồn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của
tơi và các kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ một cơng trình khoa
học nào khác.
Ngày: ……/…../……..

Trần Ngọc Trâm


vi

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 1
1.1 Lý do chọn đề t i ................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2
1.3 Phạm vi, đ i tượng nghiên cứu ........................................................................... 3
1.3.1 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3
1.5 Đóng góp của luận văn ........................................................................................ 3
1.6 Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 3
Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 5
2.1. Cơ ở lý luận ........................................................................................................ 5
2.1.1. Tiền gửi tiết kiệm (TGTK) ............................................................................ 5
2.1.2. Thủ tục gửi tiền gửi tiết kiệm ......................................................................... 6
2.1.3. Quy định về thẻ tiết kiệm ............................................................................... 7
2.1.4. Địa điểm nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm .................................................... 7

2.1.5 Lãi suất và phương thức trả lãi........................................................................ 8
2.1.6 Hình thức tiền gửi tiết kiệm ............................................................................ 8
2.1.7 Rút gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm ...................................................................... 8
2.2. H nh vi mua h ng ............................................................................................... 9
2.2.1 Khái niệm hành vi mua hàng .......................................................................... 9
2.2.2 Quá trình ra quyết định mua hàng ................................................................... 9
2.3. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm:........................................................ 11
2.4. Lý thuyết ............................................................................................................ 19
2.5 Các biến ử dụng trong mơ hình ...................................................................... 25
2.5.1 Chi phí ........................................................................................................... 26
2.5.2 Thu nhập hàng tháng của khách hàng ............................................................ 26
2.5.3 Ảnh hưởng của người thân............................................................................. 26
2.5.4 Nghề nghiệp ................................................................................................... 26
2.5.5 Khoảng cách .................................................................................................. 27
2.5.6 Giới tính ......................................................................................................... 27
2.5.7 Trình độ học vấn ............................................................................................ 27
2.6 Đề xuất mơ hình nghiên cứu .............................................................................. 27
Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................... 28
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 29


vii
3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 29
3.2 Phương pháp thu thập liệu ........................................................................... 30
3.2.1 Số liệu thứ cấp: .............................................................................................. 30
3.2.2 Số liệu sơ cấp:................................................................................................ 30
3.3 Phương pháp phân tích liệu ......................................................................... 31
Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................... 35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢ LUẬN .................................. 36
4.1 Giới thiệu về các QTDND trên địa b n tỉnh Sóc Trăng ................................. 36

4.1.1 Quỹ tín dụng nhân dân là gì? ........................................................................ 36
4.1.2 Mục tiêu của Quỹ tín dụng nhân dân ............................................................ 36
4.1.3 Nhiệm vụ của Quỹ tín dụng nhân dân........................................................... 36
4.1.4 Vai trị của Quỹ tín dụng nhân dân ............................................................... 36
4.1.5 Sơ lược về các QTDND trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ................................... 38
4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của 12 Qũy tín dụng nhân dân trên địa b n
tỉnh Sóc Trăng .......................................................................................................... 47
4.2.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh .................................................................... 47
4.2.2 Tình hình về tiền gửi tiết kiệm ...................................................................... 48
4.3 Đánh giá chung v định hướng phát triển của các QTDND trên địa b n tỉnh
Sóc Trăng .................................................................................................................. 52
4.4 Phân tích các yếu t ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách
h ng cá nhân tại các QTDND trên địa b n tỉnh Sóc Trăng ................................ 52
4.4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu................................................................................... 52
4.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá
nhân tại các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng .......................... 55
4.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại
các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ........................................ 58
TĨM TẮT CHƯƠNG 4 .............................................................................................. 61
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN .............................................................. 62
5.1 Giải pháp ............................................................................................................ 62
5.2 Kết luận ............................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢ ........................................................................................... 68
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................. 70
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................. 73


viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu đã tham khảo .......................................................... 16
Bảng 3.1: Số lượng cỡ mẫu từng QTDND .................................................................... 31
Bảng 3.2 : Diễn giải các biến độc lập và dấu kỳ vọng ................................................. 34
Bảng 4.1: Kết quả kinh doanh và chất lương tín dụng .................................................. 48
Bảng 4.2 Tình hình về tiền gửi tiết kiệm ....................................................................... 49
Bảng 4.3 Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn .................................................................. 50
Bảng 4.4 Cơ cấu mẫu theo quyết định gửi tiền tiết kiệm .............................................. 52
Bảng 4.5 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................................. 53
Bảng 4.6 Kết quả phân tích từ mơ hình Probit .............................................................. 56
Bảng 4.7 Kết quả phân tích từ mơ hình Tobit ............................................................... 59


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mơ hình năm giai đoạn của quá trình mua sắm ............................................ 10
Hình 2.2: Thuyết hành động hợp lý ............................................................................... 20
Hình 2.3: Thuyết hành vi dự định - TPB ....................................................................... 21
Hình 2.4: Mơ hình TAM truyền thống .......................................................................... 22
Hình 2.5: Mức độ tham gia cá nhân và mơ hình chấp nhận mẫu .................................. 24
Hình 2.6: Mơ hình hành vi có kế hoạch tách rời ........................................................... 25
Hình 2.7: Mơ hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 28
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của đề tài .................................................................... 29
Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức của các QTDND trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ...................... 39


x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


TCTD:

Tổ chức tín dụng

NHNN:

Ngân hàng Nhà nước

QTDND:

Qũy tín dụng nhân dân

NHTM:

Ngân hàng thương mại

TGTK:

Tiền gửi tiết kiệm


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề t i
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các tổ chức tín dụng (TCTD) ln gặp
phải nhiều khó khăn, thách thức nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức
của WTO và nhiều tổ chức quốc tế khác. Việt Nam phải tháo dỡ những rào cản đối với
các ngân hàng thương mại nước ngoài và tiến tới xóa bỏ những bảo hộ của Nhà nước

đối với các TCTD trong nước. Trước tình hình đó, các TCTD cần phải tập trung mọi
nguồn lực để tăng quy mô hoạt động, đặc biệt là gia tăng lượng vốn huy động là một
nhu cầu cấp thiết của các TCTD. Vì lẽ đó, các TCTD ln tìm cách để giữ chân khách
hàng cũ và thu hút nguồn tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân vừa ổn định lại có
chi phí hợp lý. Đây là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của các
TCTD, hoạt động này nhằm mang lại nguồn vốn để các TCTD có thể cấp tín dụng,
cung cấp các dịch vụ khác cho khách hàng. Vì vậy, quyết định gửi tiền tiết kiệm của
khách hàng đã trở thành chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, phần
lớn các nghiên cứu này đều tập trung vào việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại các ngân hàng thương mại (NHTM)
(Aregbeyen, 2011; Khaled và cộng sự, 2013; Lê Thị Kim Anh và Trần Đình Khơi
Ngun, 2016; Hồng Thị Anh Thư, 2017), trong đề tài này tác giả sẽ nghiên cứu về
việc huy động vốn của Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND).
Hệ thống QTDND ở Việt Nam cũng được xem là một TCTD, hoạt động theo luật
các tổ chức tín dụng và luật hợp tác xã. Địa bàn hoạt động của các QTDND chủ yếu là
ở khu vực nơng nghiệp nơng thơn. Mục đích hoạt động của QTDND là hợp tác tương
trợ, đặt lợi ích của thành viên lên trước tiên, không theo đuổi lợi nhuận, nhưng
QTDND cũng phải bảo toàn và phát triển nguồn vốn để mở rộng quy mô hoạt động,
hoạt động phải đủ bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển. Để thực hiện các cam kết
trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang
hồn thiện khn khổ pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và về QTDND nói
riêng theo hướng thơng thống, linh hoạt, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện
thực tiễn ở Việt Nam. Những kết quả, thành tựu đã đạt được trong thời gian qua đã


2
khiến người dân ngày càng tin tưởng và tham gia tích cực hơn vào hệ thống QTDND.
Đây là một trong những yếu tố hết sức thuận lợi để các QTDND mở rộng và nâng cao
chất lượng hoạt động. Cùng với đó, năng lực, trình độ và ý thức chấp hành luật pháp
của đội ngũ cán bộ QTDND ngày càng được nâng cao.

Đồng thời, để thực hiện được mục tiêu “khai thác nguồn vốn tại chỗ, góp phần
đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống của các thành viên,
thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo và hạn chế cho vay nặng lãi ở nơng thơn”, các
QTDND đã huy động vốn từ các món nhỏ lẻ, với phương châm gửi vào thuận tiện lấy
ra dễ dàng, các QTDND đã thu hút được lượng tiền gửi ngày càng nhiều hơn. Từ đó,
các QTDND đã có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế ở khu vực
nông nghiệp, nông thôn đáp ứng một phần nhu cầu vốn giúp các thành viên thực hiện
có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống. Vì vậy,
để có thể huy động được nguồn vốn trong chính thị trường của mình, các QTDND cần
tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc huy động vốn. Chính vì lý do đó, mà tác
giả chọn đề tài “Các yếu t ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách
h ng cá nhân tại các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa b n tỉnh Sóc Trăng” làm đề
tài nghiên cứu của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
gửi tiền tiết kiệm, đồng thời đánh giá thực trạng việc gửi tiền tiết kiệm của khách hàng
cá nhân vào các QTDND trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Từ đó, đưa ra những giải pháp
để gia tăng nguồn vốn huy động của khách hàng cá nhân trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng việc gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại các
QTDND trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
- Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách
hàng cá nhân tại các QTDND trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
- Đề xuất những giải pháp để gia tăng nguồn vốn huy động của khách hàng cá
nhân tại các QTDND Sóc Trăng trong thời gian tới.


3
1.3 Phạm vi, đ i tượng nghiên cứu

1.3.1 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết
kiệm vào 12 QTDND của khách hàng cá nhân được thực hiện trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng.
Thời gian: Dữ liệu được thu thập từ năm 2016 - 2018.
1.3.2 Đ i tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khách hàng cá nhân đã và đang gửi tiền tiết
kiệm tại các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp định lượng: Sau khi có bảng câu hỏi chính thức, tiến
hành khảo sát với cở mẫu 179 quan sát, có được số liệu sẽ dùng mơ hình hồi quy
probit và tobit để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu.
1.5 Đóng góp của luận văn
Tác giả đã tham khảo các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trong và
ngoài nước, đồng thời thảo luận với các chuyên gia trong QTDND có kinh nghiệm
thực tiễn và đã chọn lọc được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm
của khách hàng cá nhân tại các QTDND trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Trên cơ sở đo lường từng yếu tố tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá
nhân để tìm ra yếu tố có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định lựa chọn
QTDND để gửi tiền, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm mục đích duy trì khách hàng
cũ và thu hút khách hàng tiềm năng, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và đời sống của các thành viên, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo
và hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở nơng thơn. Đồng thời, đề tài có thể được sử dụng
như một tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu có liên quan.
1.6 Cấu trúc luận văn
Đề tài được chia thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5: Giải pháp và kết luận


4

Tóm tắt chương 1
Trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế, với mục tiêu: “Huy động vốn trên địa
bàn để cho vay các thành viên” các QTDND trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cũng gặp
khơng ít khó khăn. Hiểu được tình hình đó nên tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại các Quỹ tín dụng
nhân dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng”. Đồng thời, tác giả cịn trình bày mục tiêu,
phạm vi, đối tượng nghiên cứu, sơ lược phương pháp nghiên cứu và cấu trúc luận văn.


5

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ ở lý luận
Theo Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN.
2.1.1. Tiền gửi tiết kiệm (TGTK)
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết
kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận
tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
Người gửi tiền là người thực hiện giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm.
Người gửi tiền có thể là chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi
tiết kiệm, hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu tiền
gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm.
Chủ ở hữu tiền gửi tiết kiệm là người đứng tên trên thẻ tiết kiệm.
Đồng chủ ở hữu tiền gửi tiết kiệm là 2 cá nhân trở lên cùng đứng tên trên thẻ

tiết kiệm.
Giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm là giao dịch gửi, rút tiền gửi tiết
kiệm và các giao dịch khác liên quan đến tiền gửi tiết kiệm.
T i khoản tiền gửi tiết kiệm là tài khỏan đứng tên một cá nhân hoặc một số cá
nhân và được sử dụng để thực hiện một số giao dịch thanh toán.
Thẻ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu tiền gửi tiết
kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm về khoản tiền đã gửi tại tổ chức nhận
tiền gửi tiết kiệm.
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể
rút tiền theo u cầu mà khơng cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ
chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể
rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết
kiệm.


6
Kỳ hạn gửi tiền là khoảng thời gian kể từ ngày người gửi tiền bắt đầu gửi tiền
vào tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đến ngày tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm cam kết
trả hết tiền gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm.
2.1.2. Thủ tục gửi tiền gửi tiết kiệm
* Thủ tục gửi tiền tiết kiệm lần đầu:
▪ Người gửi tiền phải trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại tổ chức nhận tiền
gửi tiết kiệm và xuất trình các giấy tờ sau:
- Đối với người gửi tiền là cá nhân Việt nam phải xuất trình Chứng minh nhân dân
- Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngồi phải xuất trình hộ chiếu có thời
hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh được
miễn thị thực); xuất trình hộ chiếu kèm thị thực có thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ
hạn gửi tiền (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh có thị thực).
- Đối với người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật,

ngồi việc xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, phải xuất trình các giấy tờ
chứng minh tư cách của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi
nhân sự.
▪ Người gửi tiền đăng ký chữ ký mẫu lưu tại tổ chức nhận tiền gửi tiết
kiệm. Trường hợp người gửi tiền không thể viết được dưới bất kỳ hình thức nào thì tổ
chức nhận tiền gửi tiết kiệm hướng dẫn cho người gửi tiền đăng ký mã số hoặc ký hiệu
đặc biệt thay cho chữ ký mẫu.
▪ Người gửi tiền thực hiện các thủ tục khác do tổ chức nhận tiền gửi tiết
kiệm quy định.
▪ Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm thực hiện các thủ tục nhận tiền gửi tiết
kiệm, mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm và cấp thẻ tiết kiệm cho người gửi tiền lần đầu
sau khi người gửi tiền đã thực hiện các thủ tục.
* Thủ tục các lần gửi tiền gửi tiết kiệm tiếp theo:
▪ Thủ tục nhận tiền gửi tiết kiệm do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy
định phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh, mơ hình quản lý của tổ chức nhận
tiền gửi tiết kiệm, đảm bảo việc nhận tiền gửi tiện lợi, chính xác và an toàn tài sản.


7
▪ Đối với giao dịch gửi tiền vào thẻ tiết kiệm đã cấp, người gửi tiền có thể
thực hiện trực tiếp hoặc gửi thông qua người khác theo quy định của tổ chức nhận tiền
gửi tiết kiệm.
2.1.3. Quy định về thẻ tiết kiệm
Thẻ tiết kiệm phải có các yếu tố chủ yếu sau:
- Tên tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm; loại tiền, số tiền; kỳ hạn gửi tiền; ngày gửi
tiền; ngày đến hạn thanh toán (đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn); lãi suất; Phương
thức trả lãi; thời điểm trả lãi; địa điểm thanh toán tiền gốc và lãi.
- Họ tên và địa chỉ của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền
gửi tiết kiệm; số Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu tiền gửi tiết

kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm (trừ trường hợp chủ sở hữu, đồng chủ sở
hữu tiền gửi tiết kiệm chưa đến tuổi được cấp Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu).
- Họ tên, địa chỉ và số Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giám hộ
hoặc người đại diện theo pháp luật (chỉ áp dụng đối với trường hợp người gửi tiền là
người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật).
- Số thẻ, con dấu, chữ ký của Tổng giam đốc (Giám đốc) tổ chức nhận tiền gửi
tiết kiệm hoặc người được Tổng giám đốc (Giám đốc) ủy quyền, chữ ký của giao dịch
viên của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
- Quy định về chuyển quyền sở hữu, cầm cố thẻ tiết kiệm tại chính tổ chức nhận
tiền gửi tiết kiệm; xử lý đối với các trường hợp rủi ro.
- Các nội dung ghi chú, chỉ dẫn khác của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
2.1.4. Địa điểm nhận v chi trả tiền gửi tiết kiệm
* Đối với mỗi thẻ tiết kiệm, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm được phép nhận và
chi trả tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch nơi cấp thẻ hoặc các địa điểm giao dịch
khác của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
* Trường hợp thực hiện việc nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm đối với mỗi thẻ tiết
kiệm tại nhiều địa điểm giao dịch, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm phải có các điều kiện
về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ và trình độ cán bộ để đảm bảo tiện lợi, chính
xác, bí mật, an tồn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức nhận
tiền gửi tiết kiệm.


8
2.1.5 L i uất v phương thức trả l i
* Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm phù hợp
với lãi suất thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động của tổ chức
nhận tiền gửi tiết kiệm.
* Lãi suất tiền gửi tiết kiệm được quy định trên cơ sở tháng (30 ngày) hoặc năm 365
ngày).
* Phương thức trả lãi do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định.

2.1.6 Hình thức tiền gửi tiết kiệm
* Hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo kỳ hạn gửi tiền gồm tiền gửi tiết kiệm
không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Kỳ hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức nhận
tiền gửi tiết kiệm quy định.
* Hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo các tiêu chí khác do tổ chức nhận tiền
gửi tiết kiệm quy định.
2.1.7 Rút g c v l i tiền gửi tiết kiệm
* Người gửi tiền thực hiện các thủ tục sau:
▪ Xuất trình thẻ tiết kiệm
▪ Nộp giấy rút tiền có chữ ký đúng với chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã
đăng ký tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
▪ Đối với cá nhân Việt Nam phải xuất trình Chứng minh nhân dân. Đối với
người gửi tiền là cá nhân nước ngồi phải xuất trình hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực
(đối với trường hợp nhập, xuất cảnh được miễn thị thực); xuất trình hộ chiếu kèm thị
thực còn thời hạn hiệu lực (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh có thị thực).
▪ Đối với trường hợp người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện
theo pháp luật, người gửi tiền ngoài việc thực hiện các thủ tục nêu theo quy định cịn
phải xuất trình thêm các giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ hoặc người đại
diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,
người hạn chế năng lực hành vi dân sự.
▪ Người gửi tiền thực hiện các thủ tục khác do tổ chức nhận tiền gửi tiết
kiệm quy định.
* Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định thủ tục chi trả tiền gửi tiết kiệm cho phù
hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh của mình, đảm bảo việc chi trả tiền gửi tiết
kiệm chính xác và an tồn.


9
* Đồng tiền chi trả gốc và lãi (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ) là đồng tiền mà người
gửi tiền đã gửi. Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, khi người gửi tiền có yêu cầu,

tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm có thể chi trả gốc và lãi bằng đồng Việt Nam theo tỷ
giá do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định. Việc chi trả đối với ngoại tệ lẻ được
thực hiện theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
* Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, trường hợp ngày đến hạn thanh toán
trùng với ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật, việc chi trả gốc và lãi
tiền gửi tiết kiệm được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo đầu tiên.
2.2. H nh vi mua h ng
2.2.1 Khái niệm h nh vi mua h ng
Khái niệm về hành vi mua hàng đã được nghiên cứu và đưa ra rất nhiều định nghĩa
khác nhau về nó.
Theo Hiệp hội marketing Hoa Kỳ: “Hành vi khách hàng chính là sự tác động qua
lại giữa các yếu tố kích thích của mơi trường với nhận thức và hành vi của con người
mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ”. Hay nói cách khác,
hành vi khách hàng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con người có được và
những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng. Những yếu tố như ý kiến
từ những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thơng tin về giá cả, bao bì, bề ngồi sản
phẩm đều có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi của khách hàng.
Theo Kotler & Levy (2004), “hành vi khách hàng là những hành vi cụ thể của
một cá nhân hay đơn vị khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và xử lý thải
bỏ sản phẩm hay dịch vụ”.
Theo Philip Kotler (2009), ông cho rằng hành vi mua hàng của khách hàng là cả
một quá trình để đi đến quyết định mua hàng và quá trình này bị tác động bởi nhiều
yếu tố.
Theo Nguyễn Xuân Lãn và cộng sự (2011), “Hành vi người tiêu dùng phản ánh
tổng thể các quyết định người tiêu dùng đối với việc thu nhận, tiêu dùng, loại bỏ hàng
hóa, bao gồm sản phẩm, dịch vụ, hoạt động và ý tưởng, bởi các đơn vị ra quyết định
theo thời gian”.
2.2.2 Quá trình ra quyết định mua h ng
Quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng theo Philip Kotler (2009)
bao gồm 5 bước:



10
Tìm kiếm
thơng tin

Ý thức
nhu cầu

Đánh giá các
phương án

Quyết
định mua

Hành vi
hậu mãi

Hình 2.1. Mơ hình năm giai đoạn của q trình mua sắm
Nguồn: Philip Kotler (2009)
Ý thức nhu cầu
Quá trình mua sắm bắt đầu từ khi người mua ý thức được vấn đề hay nhu cầu,
tức là người mua cảm thấy có sự khác biệt giữa tình trạng thực tế và tình trạng mong
muốn. Nhu cầu có thể bắt nguồn từ những tác nhân kích thích nội tại hay bên ngồi,
nó đem đến cảm giác thích thú và kích thích quá trình mua sắm của người tiêu dùng
và họ sẽ tiến hành bước thứ hai là tìm kiếm thơng tin về sản phẩm hay dịch vụ đó.
Tìm kiếm thơng tin
Để tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ nhằm mục đích thỏa
mãn nhu cầu và ước muốn của mình. Người tiêu dùng có thể tìm qua các nguồn thơng
tin sau:

-

Nguồn thơng tin cá nhân: gia đình, bạn bè, hàng xóm, người quen

-

Nguồn thơng tin thương mại: quảng cáo, nhân viên bán hàng, đại lý, bao bì,
triển lãm, hội chợ, …

-

Nguồn thông tin công cộng: đài truyền thanh, truyền hình, báo chí, tổ chức
nghiên cứu người tiêu dùng, …

-

Nguồn thơng tin thực nghiệm: chúng ta có thể cảm nhận được trực tiếp bằng
cách sờ mó sản phẩm, nghiên cứu, sử dụng sản phẩm, …

Từ các nguồn thông tin thu thập được sẽ giúp cho người tiêu dùng sẽ hiểu rõ
hơn về các nhãn hiệu trên thị trường và các tính năng của chúng, đánh giá được tầm
quan trọng của những thông tin mà họ thu thập được, họ chưa quyết định mua ngay mà
có nhiều phương án để lựa chọn.
Đánh giá các phương án
Q trình xử lý thơng tin về các nhãn hiệu trên thị trường sẽ được người tiêu
dùng sử dụng để đưa ra quyết định cuối cùng phù hợp với nhu cầu của họ. Khách hàng
đánh giá dựa vào các yếu tố như: các đặc điểm, tính chất của sản phẩm, niềm tin vào
nhãn hiệu, …



11
Quyết định mua h ng
Người tiêu dùng sau khi đánh giá các phương án, họ có thể hình thành ý định mua,
nhưng để đi đến quyết định mua hàng người tiêu dùng còn chịu sự chi phối của 2 yếu
tố là thái độ của người khác và những yếu tố tình huống bất ngờ như: thu nhập của gia
đình, hồn cảnh, giá cả, lợi ích của sản phẩm, …
H nh vi hậu m i
Sau khi quyết định mua hàng, khách hàng sẽ có sự đánh giá chất lượng sản phẩm,
dịch vụ và họ sẽ thể hiện sự hài lòng hay khơng hài lịng về sản phẩm, dịch vụ đó. Nếu
hài lòng họ sẽ trở lại để mua thêm lần nữa, cịn nếu khơng hài lịng họ sẽ khơng trở lại
thậm chí cịn thơng báo cho người thân, bạn bè.
2.3. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm:
Với cuộc sống ngày càng hiện đại, nhu cầu của con người ngày càng nhiều,
việc lên kế hoạch về tài chính để có những khoản chi tiêu và tiết kiệm hợp lý là rất
quan trọng. Do đó, việc mỗi cá nhân quyết định lựa chọn cho mình một tổ chức tín
dụng đáng tin cậy để gửi tiền tiết kiệm thì cần phải được nghiên cứu. Vì vậy, có rất
nhiều nguồn tài liệu tham khảo phong phú như: các cơng trình nghiên cứu, các bài viết
đăng tải trên báo, tạp chí và các cuộc hội thảo về các vấn đề có liên quan.
Nhiều bài nghiên cứu đã được thực hiện liên quan đến sự quyết định của khách
hàng với nhiều phương pháp khác nhau, có nghiên cứu sử dụng phương pháp định
tính để lập luận đưa ra các nhận xét và đánh giá tổng quát các nhân tố ảnh hưởng đến
sự quyết định; có nghiên cứu thì lại sử dụng định lượng để đo lường các yếu tố ở mỗi
mức độ khác nhau nhằm đưa ra các giải pháp cụ thể hơn. Trong nghiên cứu này tác
giả sẽ lược khảo một số nghiên cứu liên quan đến đề tài, cụ thể như sau:
Nghiên cứu của Aregbeyen (2011), xác định các yếu tố quan trọng trong việc quyết
định lựa chọn ngân hàng của khách hàng tại Nigeria bằng việc đi khảo sát 1750 người từ
sáu thành phố lớn về tầm quan trọng của 25 yếu tố khác nhau trong khi lựa chọn ngân
hàng gửi tiền. Kết quả nghiên cứu như sau dịch vụ nhanh chóng, thời gian chờ đợi ngắn,
xử lý khiếu nại tốt, danh tiếng/ tin cậy của ngân hàng, sự đổi mới trong sản phẩm dịch vụ,
chi phí dịch vụ thấp, thái độ thân thiện, cách cư xử của nhân viên là các nhân tố ảnh

hưởng đến việc quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng tại Nigeria. Hay Yavas và
cộng sự (2006), tiến hành nghiên cứu khách hàng quan tâm đến điều gì khi đến ngân hàng?


12
khảo sát là 262 mẫu, dựa vào cơ sở khái niệm của mơ hình lựa chọn đa thuộc tính, tầm
quan trọng hiệu năng xem xét khía cạnh người tiêu dùng sử dụng việc đánh giá một số
đối tượng. Đây là tầm quan trọng tương đối của các thuộc tính cho người tiêu dùng và
đánh giá của người tiêu dùng về hoạt động của các đối tượng trong điều khoản của các
thuộc tính. Khách hàng quyết định chọn ngân hàng để giao dịch quan tâm đến sự
chuyên nghiệp của nhân viên, lịng tin, phí và sự thuận tiện về địa điểm. Các yếu tố bên
ngoài, dịch vụ đa dạng và giờ làm việc không được đánh giá cao. Qua nghiên cứu thì tác
giả chỉ đưa ra kết luận các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng nhưng
chưa đo lường được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố như thế nào, để các ngân hàng có
thể đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách hàng. Hai nghiên cứu
trên thuộc phạm trù định tính và đây là cơ sở để các nghiên cứu tiếp theo chọn lựa các
yếu tố để đưa vào phân tích định lượng.
Về phương pháp định lượng thì phương pháp phân tích nhân tố EFA để xác định
các biến ảnh hưởng đến sự lựa chọn khách hàng cá nhân, sau đó dùng mơ hình hồi
quy để đo lường mức độ ảnh hưởng của các biến được sử dụng khá phổ biến trong
nghiên cứu. Cụ thể, tác giả Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2010) đã thực hiện
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn lựa ngân hàng của khách
hàng cá nhân. Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu với mười
người đang làm việc tại ngân hàng và những người đang sử dụng dịch vụ ngân hàng
thông qua một dàn bài được chuẩn bị sẵn. Nghiên cứu chính thức được thực hiện
thơng qua phương pháp phỏng vấn bằng bảng câu hỏi với 350 khách hàng cá nhân
trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Kết quả cho thấy, yếu tố nhận biết thương hiệu có tác
động mạnh nhất đến xu hướng chọn lựa ngân hàng, kế đến là thuận tiện về vị trí, xử lý
sự cố, ảnh hưởng của người thân, vẻ bên ngoài và cuối cùng là thái độ đối với chiêu

thị. Nghiên cứu có ý nghĩa trong việc cung cấp thông tin cho các ngân hàng thương
mại hoạt động tại Đà Lạt để đề ra các biện pháp tiếp thị nhằm duy trì khách hàng cũ
và thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn. Tác giả đã dùng phương pháp phân
tích nhân tố EFA để xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng
của khách hàng cá nhân, sau đó tác giả dùng mơ hình hồi quy tuyến tính để đo lường
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ấy. Nghiên cứu đem lại kết quả nhất định trong
việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn ngân hàng, qua đó phần nào


13
giúp các ngân hàng hiểu được thái độ, mong muốn của người tiêu dùng khi tìm hiểu
để lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên điểm hạn chế của nghiên cứu là
phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn tại địa bàn Tp. Đà lạt và dữ liệu được thu thập theo
phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên thị trường khá đồng nhất, mẫu chưa mang tính
đại diện cao. Ở nước ngồi thì Blankson và cộng sự (2007), nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng giữa ba nước Mỹ, Đài Loan, Ghana;
điều tra sự thay đổi trong tiêu chí lựa chọn ngân hàng giữa ba nhóm văn hóa riêng biệt
ở Malaysia, cụ thể là người Mã Lai, Trung Quốc và Ấn Độ. Sử dụng phương pháp
phân tích nhân tố EFA để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
ngân hàng từ câu trả lời của 482 sinh viên đại học của Malaysia. Nghiên cứu cho thấy
ở Mỹ, sự thuận tiện là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân
hàng, còn ở Taiwan và Ghana là về năng lực cạnh tranh. Những nước có sự khác biệt
về văn hố và trình độ phát triển kinh tế thì có sự tương đồng trong việc lựa chọn ngân
hàng. Nghiên cứu đã chỉ ra thêm các nhân tố mới ảnh hưởng đến sự quyết định của
khách hàng.
Và trong năm 2016 tác giả Lê Thị Kim Anh và Trần Đình Khơi Ngun với mục
tiêu nghiên cứu là tìm kiếm mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn ngân hàng gửi tiền tiết kiệm. Nghiên cứu đã dùng số liệu thu thập từ 512
khách hàng đã và đang gửi tiền tiết kiệm và phương pháp kiểm định Cronbach’s
Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và

phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng trong nghiên cứu. Trên cơ
sở tổng hợp lý thuyết và thực hiện nghiên cứu định lượng, kết quả nghiên cứu thực
tiễn tại địa bàn thành phố Tuy Hòa, Phú Yên cho thấy sự an toàn, sự thuận tiện, chất
lượng dịch vụ, lợi ích tài chính, hình thức chiêu thị và ảnh hưởng của người liên quan
có mối quan hệ thuận chiều với quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiền tiết kiệm. Đến
năm 2017 tác giả Hoàng Thị Anh Thư đã kế thừa phương pháp nghiên cứu của Lê
Thị Kim Anh và Trần Đình Khơi Ngun (2016) đã dùng phân tích nhân tố EFA để
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiền tiết kiệm
của khác hàng cá nhân tại Huế từ dữ liệu khảo sát 267 khách hàng cá nhân ở Huế, tiếp
theo tác giả dùng mơ hình mạng (SEM) để đo lường các nhân tố ấy và kết quả nghiên
cứu cho thấy, có 06 nhân tố ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn ngân hàng
gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Huế; trong đó uy tín thương hiệu là nhân tố


×