Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện châu thành a, tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

BÙI VĂN THỌ

QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH A,
TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

BÙI VĂN THỌ

QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH A,
TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh Doanh
Mã số: 8340101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN PHƯỚC QUÝ QUANG

CẦN THƠ, 2021




i

CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với tựa đề là: “Quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện
Châu Thành A”, do học viên Bùi Văn Thọ thực hiện theo sự hướng dẫn của Tiến sĩ
Nguyễn Phước Quý Quang. Luận văn đã được báo cáo và được Hội đồng chấm luận
văn thông qua này 07/03/2021.

Ủy viên
(Ký tên)

Ủy viên – Thư ký
(Ký tên)

Phản biện 1
(Ký tên)

Phản biện 2
(Ký tên)

Người hướng dẫn khoa học
(Ký tên)

Chủ tịch Hội đồng
(Ký tên)


ii


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn, tơi đã được sự giúp đỡ của các tập thể và cá nhân. Tơi
xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ q báu đó.
Trước hết tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo của trường
Đại học Tây Đơ.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong
q trình giảng dạy, đã trang bị cho tơi những kiến thức khoa học. Đặc biệt là thầy
giáo - TS. Nguyễn Phước Quý Quang, người trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian nghiên cứu và học tập.
Tôi xin chân thành cám ơn các ban ngành nơi tôi cơng tác và nghiên cứu luận
văn, cùng gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện, cung cấp tài liệu cho tơi hồn thành
chương trình học của mình và góp phần thực hiện tốt hơn cho công tác thực tế sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!.
Cần Thơ, ngày…tháng…..năm 2021
Tác giả luận văn

Bùi Văn Thọ


iii

TĨM TẮT
BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta góp phần bảo đảm ổn
định đời sống cho cán bộ, công chức, quân nhân và NLĐ, ổn định chính trị, trật tự an
tồn xã hội, an sinh xã hội thúc đẩy sự mạnh nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ tổ
quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, từ khi thành lập nước đến nay, Nhà nước đã quan tâm
thường xuyên đến việc thực hiện các chế độ chính sách BHXH đối với cán bộ, cơng
chức, qn nhân và NLĐ thuộc các thành phần kinh tế. Qua nghiên cứu về công tác
quản lý thu BHXH tại BHXH Huyện Châu Thành A trong giai đoạn 2018-2020 kết

quả BHXH Huyện Châu Thành A đã đạt được như sau:
Luận văn đã khái quát hóa cơ sở lý luận về quản lý thu Bảo hiểm xã hội để làm
cơ sở cho việc nghiên cứu các nội dung của đề tài. Đồng thời đưa ra những kinh
nghiệm của một số huyện, tỉnh thành phố trong nước và của một quốc gia trên thế giới
về quản lý thu BHXH để rút ra bài học cho BHXH Huyện Châu Thành A nói riêng và
BHXH tỉnh Hậu Giang nói chung.
Luận văn cũng đã phân tích được thực trạng hoạt động quản lý thu BHXH tại
BHXH Huyện Châu Thành A trong giai đoạn 2018 - 2020. Phân tích để chỉ ra được
những kết quả đạt cụ thể như đối tượng tham gia bảo hiểm năm 2020 có sự gia tăng
7,7% so với năm 2018. Số thu BHXH năm 2020 cũng tăng 5,7% so với năm 2018.
Luận văn cũng đã phân tích và làm rõ cơng tác quản lý thu BHXH tại BHXH
Huyện Châu Thành A: Công tác quản lý thu BHXH qua ba năm đều tăng và ngày càng
đạt kết quả cao. Việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ chính sách…theo đúng quy
định của pháp luật. Bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ ra việc quản lý thu BHXH vẫn cịn
tồn tại một số khó khăn vướng mắc như: Tỷ lệ nợ đọng còn cao, chưa khai thác hết lực
lượng lao động, ở các cơ quan, đơn vị. DN nhà nước, DN ngoài quốc doanh, các hợp
tác xã, tổ sản xuất kinh doanh vẫn còn tồn tại tình trạng trốn tránh khơng nộp BHXH
cho NLĐ.
Trên cơ sở phân tích thực trạng luận văn đưa ra được mục tiêu, phương hướng
và để xuất giải pháp để tăng cường công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn.
Các giải pháp mà tác giả đề xuất bao gồm: tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền
về chính sách BHXH, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ bảo hiểm xã hội, đổi mới
công tác thu Bảo hiểm xã hội, nhằm tạo sự thuận lợi cho đối tượng tham gia BHXH,
tăng cường phối hợp với các ngành trong q trình thực hiện cơng tác thu Bảo hiểm
xã hội, hạn chế việc nợ đọng của các đơn vị, tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc,
xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác thu Bảo hiểm xã hội, nâng cao hiệu quả công
tác thu, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các cơng tác trong đó
có cơng tác cải cách thủ tục hành chính.



iv

ABSTRACT
The thesis has generalized the theoretical basis of management of social
insurance collection as a basis for the study of the contents of the topic. At the same
time, the experiences of some districts, provinces and cities in the country and a
country in the world on management of social insurance collection are given to draw
lessons for Chau Thanh A District Social Security in particular and Hau Giang
Provincial Social Security in general. .
The thesis also analyzed the current status of social insurance collection
management activities at Chau Thanh A District Social Security in the period of 2018 2020. The analysis is to show specific results such as the subjects participating in
insurance in 2020. an increase of 7.7% compared to 2018. Social insurance revenue in
2020 also increased by 5.7% compared to 2018.
The thesis also analyzed and clarified the management of social insurance
collection at Chau Thanh A District Social Security: The management of social
insurance collection over the past three years has increased and increasingly achieved
high results. The receipt of dossiers, settlement of regimes and policies ... in
accordance with the provisions of law. In addition, the thesis also points out that the
management of social insurance collection still has some difficulties and problems
such as: High arrears rate, not fully exploiting the labor force, in agencies and units.
State-owned enterprises, non-state enterprises, cooperatives, production and business
groups still have the situation of avoiding paying social insurance for employees.
On the basis of analyzing the current situation, the thesis provides objectives,
directions and solutions to strengthen the management of compulsory social insurance
collection in the locality. The solutions proposed by the author include: strengthening
the work of information and communication on social insurance policies, improving
the quality of social insurance staff, renewing the collection of social insurance, in
order to create the convenience for the participants of social insurance, strengthening
coordination with sectors in the process of collecting social insurance, limiting the
arrears of the units, strengthening the inspection and urging, strictly handle violations

in the collection of social insurance, improve the efficiency of collection, and promote
the application of information technology in all activities, including administrative
procedure reform.


v

LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận văn

Bùi Văn Thọ


vi

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Lược khảo tài liệu ..................................................................................................2
2.1. Tài liệu trong nước...........................................................................................2
2.2. Tài liệu nước ngoài ..........................................................................................5
2.3. Tổng quan về tài liệu đã lược khảo ..................................................................5
3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 7
3.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 7
3.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 7
4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................7

5.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................7
5.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................7
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................8
6.1. Phương pháp thu thập số liệu...........................................................................8
6.2. Phương pháp phân tích số liệu .........................................................................9
7. Đối tượng thụ hưởng ............................................................................................. 9
8. Những đóng góp của luận văn về khoa học và thực tiễn ...................................9
9. Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 10
10. Khung nghiên cứu ............................................................................................. 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC ...........11
1.1. Khái quát chung Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội bắt buộc ..................11
1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội bắt buộc và các vấn đề liên
quan ............................................................................................................................... 11
1.1.2. Những quy định cơ bản về chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam .14
1.1.3. Vai trò của BHXH, BHXH bắt buộc .......................................................... 20
1.1.4. Đặc điểm và nguyên tắc của bảo hiểm xã hội bắt buộc .............................. 21
1.2. Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ........................................................... 22
1.2.1. Khái niệm ....................................................................................................22
1.2.2. Quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ........................................23
1.2.3. Vai trò quản lý thu BHXH bắt buộc ........................................................... 26
1.2.4. Phúc lợi và an sinh xã hội ...........................................................................28
1.2.5. Lý thuyết bất đối xứng thông tin trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội ..............30
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bảo hiểm xã hội bắt buộc .......38
1.3.1. Chính sách của Nhà nước ...........................................................................38


vii
1.3.2. Cách thức tổ chức và quản lý thu của các cơ quan BHXH ........................38
1.3.3. Đặc điểm của đối tượng tham gia ............................................................... 38
Tóm tắt chương 1 .........................................................................................................38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH A VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN PHÁT TRIỂN BHXH BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU
THÀNH A, TỈNH HẬU GIANG ................................................................................39
2.1 Tổng quan về BHXH huyện Châu Thành A...................................................39
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Bảo hiểm xã hội huyện Châu Thành A,
tỉnh Hậu Giang...............................................................................................................39
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ ..................................................................................41
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy ...............................................................................41
2.2. Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại huyện Châu Thành A ..........46
2.2.1. Về đối tượng tham gia BHXH ....................................................................46
2.2.2. Về mức thu nhập làm căn cứ tính tiền đóng BHXH bắt buộc ....................52
2.2.3 Về phương thức và mức đóng BHXH bắt buộc ..........................................54
2.3. Thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc tại huyện Châu Thành A ............56
2.3.1. Về công tác lập và duyệt kế hoạch ............................................................. 56
2.3.2. Về phân cấp quản lý thu .............................................................................57
2.3.3. Về quản lý tiền thu ......................................................................................58
2.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát ......................................................................61
2.3.5. Về quản lý hồ sơ tài liệu .............................................................................62
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc tại huyện Châu
Thành A ........................................................................................................................63
2.4.1. Các chính sách của nhà nước ......................................................................63
2.4.2. Cách thức tổ chức và quản lý thu của các cơ quan BHXH ........................63
2.4.3. Đặc điểm của đối tượng tham gia ............................................................... 64
2.5. Đánh giá quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội huyện Châu Thành A,
tỉnh Hậu Giang ............................................................................................................64
2.5.1. Kết quả đạt được .........................................................................................64
2.5.2. Một số hạn chế ............................................................................................ 65
2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ...........................................................................66
2.6. Kinh nghiệm quản lý thu BHXH bắt buộc ở một số địa phương ................67

2.6.1. Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Tiền Giang ..................................................67
2.6.2. Kinh nghiệm của BHXH huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương ......................67
Tóm tắt chương 2 .........................................................................................................68


viii
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH A ......69
3.1. Định hướng quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Châu Thành A. 69
3.1.1. Quan điểm ...................................................................................................69
3.1.2. Mục tiêu ......................................................................................................70
3.1.3. Định hướng .................................................................................................70
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn
huyện Châu Thành A ..................................................................................................71
3.2.1. Tăng cường cơng tác thơng tin, tun truyền về chính sách BHXH ..........71
3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ bảo hiểm xã hội ................................ 72
3.2.3. Đổi mới công tác thu Bảo hiểm xã hội, nhằm tạo sự thuận lợi cho đối
tượng tham gia BHXH...................................................................................................73
3.2.4. Tăng cường phối hợp với các ngành trong q trình thực hiện cơng tác thu
Bảo hiểm xã hội, hạn chế việc nợ đọng của các đơn vị ................................................74
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, xử lý nghiêm các vi phạm trong
công tác thu Bảo hiểm xã hội, nâng cao hiệu quả công tác thu.....................................75
3.2.6. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các cơng tác trong
đó có cơng tác cải cách thủ tục hành chính ...................................................................75
3.2.7. Các biện pháp khác .....................................................................................76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................77
1. Kết luận ................................................................................................................77
2. Kiến nghị ..............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 83



ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội Huyện Châu Thành
A giai đoạn 2018 - 2020 ................................................................................................ 46
Bảng 2.2. Số lượng đơn vị tham gia BHXH bắt buộc theo khối quản lý ......................47
tại Bảo hiểm xã hội huyện Châu Thành A giai đoạn 2018 - 2020 ................................ 47
Bảng 2.3. Số lượng lao động tham gia BHXH tại Bảo hiểm xã hội Huyện Châu Thành
A giai đoạn 2018 – 2020 ............................................................................................... 48
Bảng 2.4. Số lượng NLĐ tham gia BHXH bắt buộc phân theo khối quản lý tại Bảo
hiểm xã hội huyện Châu Thành A giai đoạn 2018 – 2020 ............................................49
Bảng 2.5. Đánh giá nhận thức của đối tượng điều tra về mức độ tham gia BHXH bắt
buộc trên địa bàn Châu Thành A ...................................................................................50
Bảng 2.6. Đánh giá của đối tượng điều tra về mức độ tun truyền chính sách BHXH,
mức độ tìm hiểu chính sách BHXH, và thủ tục hành chính khi tham gia và giải quyết
chế độ BHXH trên địa bàn Huyện Châu Thành A ........................................................51
Bảng 2.7. Tổng hợp mức tiền lương đóng BHXH giai đoạn 2018 - 2020 ....................53
Bảng 2.8: Đánh giá về mức Thu nhập thực tế bình quân đầu người/ tháng so với mức
lương đóng BHXH bình qn tháng..............................................................................54
Bảng 2.9. Tổng quỹ lương và mức đóng BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện
Châu Thành A giai đoạn 2018 – 2020 ...........................................................................56
Bảng 2.10. Kế hoạch thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội ....................................57
huyện Châu Thành A giai đoạn 2018 – 2020 ................................................................ 57
Bảng 2.11. Kết quả thu BHXH phân theo khối, ngành, loại hình quản lý giai đoạn
2018 - 2020 ....................................................................................................................59
Bảng 2.12. Tình hình nợ BHXH của các đơn vị giai đoạn 2018 - 2020 .......................60
Bảng 2.13: Đánh giá tình hình nộp tiền BHXH tại Bảo hiểm xã hội Châu Thành A ...61
Bảng 2.14. Tình hình kiểm tra đơn vị SDLĐ đóng BHXH trên địa bàn huyện Châu
Thành A giai đoạn 2018 – 2020 ....................................................................................62



x

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1: Khung nghiên cứu của đề tài ............................................................................10
Sơ đồ 2.1: Hệ thống BHXH tỉnh Hậu Giang .................................................................40
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH huyện Châu Thành A .........42


xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT
DN

: Bảo hiểm y tế
: Doanh nghiệp

DNNN
DNNQD

: Doanh nghiệp nhà nước
: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

HĐLĐ

HĐND
UBND

: Hợp đồng lao động
: Hội đồng nhân dân
: Ủy ban nhân dân


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới phát triển đất nước nền kinh tế nước ta có sự chuyển
biến từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có mối quan hệ lao
động phong phú, đa dạng và ngày càng phức tạp.Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi, góp phần
ổn định cuộc sống cho người lao động và giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước
thì BHXH ln được coi là một chính sách vĩ mơ quan trọng của Đảng và Nhà nước
ta. Do đó, chính sách BHXH ln cần được nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng cơ sở lý
luận nhằm đổi mới, hoàn thiện chính sách BHXH cho phù hợp với tình hình mới là
yêu cầu cấp thiết khách quan. Quản lý thu BHXH là một nội dung quan trọng trong
trong quá trình thực thi chính sách BHXH, có thể nói đây là xương sống của ngành
BHXH. Vì vậy, cơng tác quản lý thu BHXH tốt, đặc biệt là BHXH là cơ sở để đảm
bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, trong thực tế công
tác thu khơng phải là khơng có những hạn chế, bất cập. Do sự thiếu hiểu biết về pháp
luật cũng như là ý thức của nhiều doanh nghiệp chưa cao cùng với cơ chế quản lý nhà
nước cịn mỏng, tính dăn đe thấp nên vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp chưa tham gia,
hoặc tham gia không đầy đủ cho người lao động. Nhiều doanh nghiệp tham gia mang
tính đối phó với tổ chức BHXH. Nhận thức của người lao động còn hạn chế về Luật
Bảo hiểm xã hội, vì vậy quyền lợi và chế độ khi tham gia BHXH họ cũng không quan

tâm, mà chỉ quan tâm đến hàng tháng thu nhập trước mắt mà không quan tâm đến việc
quyền lợi được hưởng khi tham gia BHXH cũng như có thu nhập ổn định khi khơng
cịn khả năng lao động, vơ hình chung họ đã tiếp tay cho doanh nghiệp làm sai Luật
BHXH. Khi đó chính người lao động bị mất quyền lợi, phần trách nhiệm của doanh
nghiệp phải trích nộp BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động bị các doanh nghiệp
chiếm đoạt.
Theo số liệu thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2019 cả nước có trên
13,9 triệu người tham gia BHXH, BHYT, trong đó số đối tượng tham gia BHXH mới
chiếm khoảng 23% lực lượng lao động; số đối tượng tham gia BHYT mới đạt khoảng
85,6% dân số cả nước. Số lao động còn lại chưa tham gia BHXH bắt buộc tập trung
chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nước như: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tổ hợp
tác, người buôn bán nhỏ… trốn tránh không tham gia BHXH bắt buộc cho người lao
động hoặc cịn cố tình tìm mọi cách trốn đóng BHXH bắt buộc mặt khác nợ đọng
BHXH bắt buộc thời gian dài, thậm chí có những đơn vị sử dụng lao động lạm dụng
quỹ BHXH, lạm dụng tiền đóng BHXH bắt buộc của người lao động để làm vốn sản
xuất kinh doanh… Hoạt động thu BHXH bắt buộc ở hiện tại ảnh hưởng trực tiếp đến
cơng tác chi và q trình thực hiện chính sách BHXH trong tương lai, ảnh hưởng trực


2
tiếp đến quyền lợi của người lao động. Do BHXH bắt buộc cũng như các loại hình bảo
hiểm khác đều dựa trên cơ sở nguyên tắc có đóng có hưởng BHXH, đã đặt ra yêu cầu
quy định đối với công tác thu nộp BHXH bắt buộc. Nếu không thu được BHXH thì
quỹ BHXH khơng có nguồn để chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ. Vậy hoạt động thu
BHXH bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi và q trình thực hiện chính
sách BHXH. Do đó, thực hiện cơng tác thu BHXH bắt buộc đóng một vai trị quyết
định, then chốt trong quá trình đảm bảo ổn định cho cuộc sống của NLĐ cũng như các
đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn huyện Châu Thành A.
Tại Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 2020 cũng đã chỉ rõ: “Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là hai chính sách xã hội quan

trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và cơng
bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội”
Để đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, đáp ứng được những yêu
cầu trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
lý thu BHXH bắt buộc do vậy tôi chọn đề tài: “Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
trên địa bàn huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang”.
2. Lược khảo tài liệu
2.1. Tài liệu trong nước
Trong những năm gần đây, lĩnh vực BHXH nói chung và thu BHXH nói riêng đã
và đang được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Đã có một số cơng trình nghiên cứu
về BHXH với những cách tiếp cận khác nhau, được đề cập và thể hiện trong một số đề
tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và nhiều luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ khác. Cụ thể như:
- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, 1996. Thực trạng quản lý thu BHXH hiện nay và một
số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu. Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Văn Châu,
BHXH Việt Nam. Đây là một trong những đề tài được thực hiện sớm nhất kể từ khi
ngành BHXH Việt Nam được thành lập (1995). Đối tượng nghiên cứu của đề tài là
quản lý thu BHXH của BHXH Việt Nam với vai trò là cơ quan cấp Trung ương quản
lý về BHXH, trong công cuộc đổi mới về kinh tế của Đảng và Nhà nước đề ra. Phạm
vi nghiên cứu trên toàn quốc. Đề tài đã đánh giá kết quả công tác thu BHXH thời kỳ
kế hoạch hóa tập trung, bao cấp là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chính sách
BHXH, phân tích thực trạng tình hình, những vấn đề đặt ra đối với BHXH Việt Nam
đối với quản lý thu BHXH của BHXH Việt Nam khi mà Nhà nước đang mở ra một
nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, với nhiều thành phần kinh tế, thu hút đầu
tư nước ngồi địi hỏi phải đổi mới chính sách pháp luật quy định về thu BHXH nhằm
đảm bảo mở rộng đối tượng NLĐ và NSDLĐ thuộc các thành phần kinh tế tham gia
đóng BHXH đầy đủ. Đáp ứng thực tiễn phong phú, đa dạng về các mức tiền lương,


3
tiền cơng làm căn cứ đóng BHXH, hình thức đóng BHXH đồng thời có cơ chế quản lý

số tiền thu BHXH từ cấp địa phương đến trung ương. Đề tài đã đóng góp những
nghiên cứu khoa học, có ý nghĩa thực tiễn về xây dựng hệ thống biểu mẫu thu BHXH,
phương thức thực hiện thu BHXH từ địa phương đến trung ương, quản lý quỹ BHXH
cũng như hình thức, phạm vi đầu tư tăng trưởng một phần quỹ BHXH góp phần tạo
lập bền vững và cân đối quỹ BHXH về lâu dài.
- Đỗ Văn Sinh, 2013. Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam. Luận án Tiến
sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã góp phần làm rõ thêm
cơ sở khoa học và thực tiễn của quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam; tổng kết mơ hình và
phương thức quản lý quỹ BHXH của một số nước trên thế giới để rút ra một số bài học
kinh nghiệm có thể vận dụng trong quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam; đề xuất quan điểm
và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam.
- Nguyễn Hữu Vinh, 2015. Giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng và trốn
đóng BHXH ở Hà Nội”. Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường ĐH kinh tế quốc dân;
Nguyễn Dương, 2015. Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm
xã hội Thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh doanh và
Công nghệ Hà Nội. Hai đề tài của hai tác giả được thực hiện trong cùng một thời gian,
trên cùng một địa bàn, nghiên cứu hai nội dung khác nhau nhưng lại có những vấn đề
liên quan tới nhau. Tác giả Nguyễn Hữu Vinh đi sâu lý giải nguyên nhân làm giảm
nguồn thu là do tình trạng nợ đọng tiền đóng BHXH kéo dài, trốn đóng BHXH dưới
nhiều hình thức của các doanh nghiệp, từ đó tác giả kiến nghị các giải pháp làm giảm
tình trạng nợ đọng, truy thu, tính lãi thậm chí là khoanh nợ để đảm bảo thu đúng, đủ,
kịp thời không làm ảnh hưởng đến việc thụ hưởng các chế độ BHXH của NLĐ. Còn
tác giả Nguyễn Dương đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng quản
lý thu BHXH, từ đó tác giả đã có nhận định về quản lý thu BHXH cịn yếu kém do
nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan, tác giả đã có những kiến nghị về giải pháp
tăng cường chất lượng quản lý thu, khắc phục tình trạng nợ đọng, trốn đóng tiền
BXHH trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Đề tài cấp Bộ, 2017. Các giải pháp đảm bảo cân đối quỹ BHXH bắt buộc khi
thực hiện Luật BHXH”. Chủ nhiệm đề tài Phạm Đỗ Nhật Tân, Bộ Lao động thương
binh và Xã hội. Nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH đã được các nhà nghiên cứu khoa

học xã hội và tổ chức lao động quốc tế (ILO) khuyến nghị tới Chính phủ Việt Nam từ
khi xây dựng Luật BHXH. Khi mà nguồn hình thành và quản lý các quỹ thành phần
như là quỹ BHXH, quỹ BHYT, quỹ BHTN, trong đó quỹ BHXH chia thành các quỹ
thành phần như là: quỹ chi trả chế độ hưu trí, tử tuất (dài hạn); quỹ chi trả chế độ ốm
đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
(ngắn hạn). Việc hình thành nên các quỹ này là từ nguồn thu BHXH bắt buộc. Chính


4
vì thế mà đề tài đã hệ thống các quy định của Nhà nước về đối tượng thu, mức thu,
cách thức vận hành và quản lý các quỹ BHXH, phân tích đánh giá thực trạng tình hình
thu - chi của quỹ BHXH bắt buộc của Việt Nam, từ đó đề tài đã đưa ra các dẫn chứng
về những ưu điểm và những mặt hạn chế về việc duy trì và mở rộng nguồn thu BHXH,
sử dụng quỹ BHXH, điều kiện để hưởng các chế độ chính sách BHXH nhằm đảm bảo
sự an toàn của quỹ BHXH, cân đối quỹ BHXH trong tương lai.
Đề án khoa học: “Xây dựng quy định quản lý thu nợ BHXH, BHYT, BHTN”,
chủ nhiệm đề án, Thạc sĩ Trần Đình Liệu, Trưởng Ban Thu BHXH Việt Nam. Đề án
đã nghiên cứu và đánh giá tình hình nợ BHXH, BHYT của các đơn vị sử dụng lao
động tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước và công tác quản lý thu nợ BHXH, BHYT
trong thời gian 03 năm 2015-2017. Xác định những nguyên nhân khách quan, chủ
quan đồng thời đề xuất các giải pháp quản lý có hiệu quả nhằm chống thất thu, ngăn
ngừa tình trạng chiếm dụng tiền đóng và giảm nợ đọng BHXH, BHYT như: Hồn
thiện Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn có liên quan, giao thẩm quyền thanh tra
về thu BHXH, BHYT cho cơ quan BHXH; Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp
uỷ Đảng và chính quyền địa phương, sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước ở
địa phương trong công tác thu hồi nợ đọng BHXH, BHYT; Đẩy mạnh cơng tác cải
cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu BHXH,
BHYT...- Phạm Trường Giang, 2018. Hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở Việt Nam. Luận
án Tiến sĩ, Trường ĐH Lao động xã hội. Đóng góp nghiên cứu khoa học của luận án
đó là tác giả đã nghiên cứu về cơ chế chính sách thu BHXH ở Việt Nam, việc phân

cấp quản lý thu BHXH, các chế tài về đóng BHXH và xử lý vi phạm về đóng BHXH.
Trên cơ sở phân tích cơ chế chính sách thu BHXH ở Việt Nam, đề cập vấn đề chế tài
xử phạt vi phạm pháp luật BHXH còn thấp, chưa đủ sức răn đe, tác giả có tham khảo
một số mơ hình thu BHXH ở một số nước phát triển, từ đó tác giả có khuyến nghị một
số giải pháp có ý nghĩa thực tiễn hồn thiện cơ chế chính sách thu BHXH ở Việt Nam.
- Đề án nghiên cứu khoa học, 2018. Hoàn thiện quy trình quản lý thu, quy trình
cấp và quản lý sổ BXHH, thẻ BHYT. Chủ nhiệm đề án: Dương Xuân Triệu, Viện
nghiên cứu khoa học - BHXH Việt Nam. Đề án đã hệ thống hóa các văn bản của Nhà
nước, của Ngành về thực hiện về thu BHXH, cấp sổ BXHH, thẻ BHYT, phân tích
đánh giá thực trạng thực hiện thu BHXH, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT trong mối tương
quan hỗ trợ nhau. Đề án đã phân tích được những mặt còn chưa hợp lý, hạn chế như:
văn bản quy định chồng chéo, thủ tục hành chính cịn nhiều, biểu mẫu chưa khoa học,
ứng dụng công nghệ thông tin còn thấp, việc thực hiện ở các địa phương còn chưa
đồng nhất do nhận thức chưa đúng quy định của Nhà nước, của Ngành. Từ đó Đề án
đưa ra các giải pháp về xây dựng thống nhất các chỉ tiêu, biểu mẫu, quy trình về thu
BHXH, cấp và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT phù hợp với tình hình mới.


5
2.2. Tài liệu nước ngoài
- Sakai and Okura (2018), nghiên cứu “Phân tích kinh tế học về bảo hiểm bắt
buộc và bảo hiểm tự nguyện” của hai chuyên gia người Nhật đã phân tích về thị trường
bảo hiểm mà cả hệ thống bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện cùng tồn tại. Thực tế, nghiên
cứu đánh giá xem liệu Bảo hiểm bắt buộc có góp phần khích lệ sự phát triển của bảo
hiểm tự nguyện hay không. Một vài kết luận đã được đưa ra trong 2 tình huống: (1)
Khi thị trường chỉ có bảo hiểm xã hội bắt buộc tồn tại; (2) khi thị trường có cả bảo
hiểm bắt buộc và tự nguyện cùng tồn tại.
- Bài viết của Castel P. (2019), Voluntary Defined Benefit Pension System
Willingness to Paticipate the Case of Vietnam. Nội dung bài viết đã chỉ ra các nhân tố
quyết định đến sự sẵn sàng tham gia vào hệ thống hưu trí tự nguyện của người lao

động khu vực phi chính thức ở Việt Nam, bao gồm: Thu nhập, trình độ học vấn, khả
năng tiết kiệm, nơi cư trú, tiếp cận tín dụng, kiến thức về BHXH, thái độ lập kế hoạch
lâu dài. Tuy nhiên, cơ chế chính sách cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự sẵn sàng tham
gia như thời gian đóng, mức đóng, quyền lợi được hưởng. Bài viết dừng lại nghiên
cứu về sự sẵn sàng tham gia hệ thống hưu trí tự nguyện cho khu vực phi chính thức,
chưa nghiên cứu các đối tượng khác như lao động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và
chưa đề cập đến quá trình tổ chức triển khai BHXH tự nguyện.
- Nghiên cứu “Phát triển một hệ thống bảo hiểm xã hội hiện đại” Ngân hàng thế
giới về Việt Nam năm 2020. Hệ thống bảo hiểm xã hội hiện tại đang gặp phải một số
thách thức như tỷ lệ bao phủ thấp trong cả khu vực chính thức và phi chính thức, bất
bình đẳng giữa các nhóm tham gia đóng bảo hiểm, thiếu sự bền vững về tài chính, và
năng lực quản lý và thực hiện các chương trình bảo hiểm yếu. Cần thiết phải đổi mới
để mở rộng độ bao phủ, khuyến khích bình đẳng, tăng cường tính bền vững về tài
chính, và hiện đại hóa cơng tác quản lý bảo hiểm xã hội để đảmbảo an sinh thu nhập
cho lượng dân số già của Việt Nam trong những thập kỷ tới đây. Hạn chế nghiên cứu
chủ yếu dựa trên số liệu sẵn có. Nghiên cứu tập trung vào biện pháp ổn định tài chính
quỹ, chưa tập trung vào đánh giá chính sách.
2.3. Tổng quan về tài liệu đã lược khảo
Qua nắm bắt tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, học viên nhận
thấy các đề tài nghiên cứu trước đây liên quan đến quản lý thu BHXH đều xuất phát từ
thực trạng và hướng tới các giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH ở mỗi địa phương,
mỗi thời kỳ nhằm nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu BHXH một cách bền vững. Tuy
nhiên trong thời gian gần đây, khi mà Nhà nước ban hành nhiều sửa đổi bổ sung chế
độ chính sách BHXH, chính sách kinh tế xã hội thì chưa có cơng trình nghiên cứu, đề
tài nghiên cứu nào về quản lý thu BHXH bắt buộc sau khi Luật BHXH số
71/2006/QH11 ngày 29/6/2006, Luật BHXH sửa đổi bổ sung số 58/2014/QH13, ngày


6
20/11/2014 và Luật BHYT sửa đổi bổ sung số 46/2014/QH13, ngày 13/6/2014 được

Quốc hội khóa XIII thơng qua với nhiều quy định mới, trong bối cảnh tình hình nợ
đọng BHXH, trốn đóng BHXH của chủ sử dụng lao động tăng cao đáng báo động làm
ảnh hưởng đến việc giải quyết quyền lợi cho người lao động, tiềm tàng nguy cơ vỡ quỹ
BHXH. Do vậy, các nghiên cứu này chưa phù hợp với các quy định mới, cần nghiên
cứu lại thực trạng và các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý thu BHXH bắt buộc
trong giai đoạn hiện nay.
Để đạt được hiệu quả cao trong quản lý thu BHXH bắt buộc đều có chung một
điểm là biết tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao một cách sáng tạo, khơng rập khn
máy móc, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị ở cơ sở tham gia
vào công tác BHXH, bài học kinh nghiệm cần được rút ra, đó là:
- Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương trong công
tác BHXH. Thực hiện phương châm cấp uỷ Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực
hiện, cơ quan BHXH làm tham mưu, có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan hữu
trách, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong công tác BHXH mà trọng tâm là khắc phục
nợ tồn đọng BHXH và phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
- Thực hiện cải cách hành chính, đổi mới tác phong, phong cách phục vụ người
lao động của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác thu BHXH bắt buộc và ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác thu, tạo thuận lợi tối đa cho tổ chức, cá nhân tham
gia BHXH bắt buộc.
- Công tác dự báo phải đi trước một bước để có những căn cứ khoa học, số liệu
sát thực, nhằm xây dựng kế hoạch phát triển nguồn thu một cách vững chắc, đáp ứng
yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời thường xuyên có sự điều chỉnh để có
dự báo sát với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhằm đảm
bảo thu đúng, đủ, kịp thời, khơng bỏ sót nguồn thu.
- Cơ quan BHXH phải chủ động các biện pháp công tác, đặc biệt coi trọng năng
lực xây dựng các phương án tổ chức thực hiện, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ứng
dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu, làm cho đối tượng tham gia. BHXH tin
tưởng, phấn khởi và yên tâm khi tham gia BHXH, biến quá trình nhận thức từ sang tự
giác thực hiện.
- Tổ chức tốt công tác phối hợp liên ngành trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi

phạm về đóng BHXH bắt buộc; phương châm là đề cao công tác thông tin, tuyên
truyền, vận động thuyết phục là chủ yếu, nhưng không xem nhẹ xử lý vi phạm, đặc
biệt chọn một đến hai đơn vị điển hình, lập hồ sơ kiến nghị khởi tố ra Toà án để răn
đe, giáo dục chung.


7
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý cơng tác thu BHXH bắt buộc
giai đoạn 2017 – 2019 trên địa bàn huyện Châu Thành A, từ đó đề xuất những giải
pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác thu BHXH bắt buộc trên địa bàn Huyện Châu
Thành A.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về BHXH và công tác thu
BHXH bắt buộc.
- Phân tích và đánh giá thực trạng về quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm
xã hội huyện Châu Thành A, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót,
nguyên nhân và những vấn đề đang đặt ra hiện nay.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý thu
BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Châu Thành A giai đoạn 2020 - 2025.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn về BHXH và công tác thu BHXH bắt buộc
là gì?
- Thực trạng cơng tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại huyện Châu Thành A diễn
ra như thế nào?
- Giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH bắt buộc
tại huyện Châu Thành A?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý thu
BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Châu Thành A.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về: (1) Quản
lý đối tượng tham gia BHXH, (2) Quản lý quỹ lương làm căn cứ tính tiền đóng
BHXH, (3) Quản lý tiền thu BHXH và (4) Thanh tra, kiểm tra đóng BHXH.
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý thu
BHXH bắt buộc tại cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Châu Thành A.
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Các tài liệu và số liệu nghiên cứu được thu
thập từ các nguồn trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2019


8
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập số liệu
6.1.1. Số liệu thứ cấp
Đây là những nguồn thông tin cơ bản rất quan trọng để tổng hợp phân tích và đưa
ra những nhận xét, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp với mục tiêu
của luận văn.
Tài liệu thứ cấp cho luận văn được thu thập từ các nguồn thích hợp như: Bảo
hiểm xã hội huyện Châu Thành A, Sở Kế hoạch và đầu tư, các ban ngành, số liệu từ
các báo cáo, các đề tài, cơng trình nghiên cứu nghiên cứu về huyện Châu Thành A, về
BHXH bắt buộc trong nước và nước ngoài đã được công bố qua các nhà xuất bản tin
cậy, có uy tín và đảm bảo chất lượng.
Nguồn số liệu này được sử dụng nhằm đánh giá tổng quát theo phương pháp số
lớn về thực trạng điều kiện KT-XH của khu vực nghiên cứu. Số liệu của các năm trong
giai đoạn nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, KT-XH, thu - chi ngân sách, lực lượng lao
động, số lượng lao động tham gia, cơ cấu đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, số tiền
thu-chi BHXH bắt buộc nhằm phân tích thực trạng phát triển, phân tích xu hướng biến
động qua phương pháp số lớn, đại diện cho khu vực.

6.1.2. Số liệu sơ cấp
Để có được số liệu sơ cấp, chúng tôi đã tiến hành thực hiện điều tra khảo sát trực
tiếp, bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu các đối tượng thông qua phiếu điều tra.
- Người lao động tham gia BHXH BB tại các điểm nghiên cứu.
- Cán bộ trực tiếp phụ trách công tác thu BHXH BB tại địa phương.
6.1.3. Phương pháp chọn mẫu
+ Đối với cán bộ BHXH huyện Châu Thành A: điều tra tổng thể 8 cán bộ
liên quan đến hoạt động quản lý thu BHXH BB.
+ Đối với người lao động tham gia BHXH BB tại BHXH Huyện Châu Thành
A: Tổng số người lao động tham gia BHXH BB tại BHXH Huyện Châu Thành A
2.112 người tính đến tháng 6/2020. Vì vậy, quy mơ mẫu sẽ được tính theo cơng thức
sau (Fely David, 2005).
n=

NZ2 p(1  p)
2.500(1.96) 2 (0.5)(1  0.5)
=
= 91
Nd 2  Z 2 p(1  p) 2.500(0.05) 2  (1.96) 2 (0.5)(1  0.5)

Trong đó:
n = Quy mơ mẫu mong muốn
Z = Độ lệch chuẩn, mức 1,96, tương ứng với mức 95% độ tin cậy
p = Phần tổng thể mục tiêu được đánh giá là có những đặc điểm chung cụ thể,
thường mức 50% (0,5)
d = độ chính xác kỳ vọng, thường để ở mức 0,05


9
Như vậy, theo cơng thức tính quy mơ mẫu là 91, để tăng độ chính xác của tài liệu

điều tra, tác giả tăng quy mô mẫu điều tra lên là 100 mẫu.
- Thời gian thực hiện: tiến hành điều tra 11/2020 - 6/2021.
6.2. Phương pháp phân tích số liệu
Tác giả sử dụng
- Phương pháp khảo sát chuyên gia nhằm xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Châu Thành A
- Phương pháp phân tích, so sánh nhằm đối chiếu, so sánh các số liệu, thơng tin
trong q khứ để tìm hiểu nguyên nhân và có các định hướng phù hợp.
7. Đối tượng thụ hưởng
Cán bộ, lãnh đạo chính quyền địa phương; nhóm cán bộ, nhân viên ngành BHXH
là những người trực tiếp cung cấp dịch vụ BHXH BB; nhóm lao động đã tham gia
BHXH BB tại huyện Châu Thành A.
8. Những đóng góp của luận văn về khoa học và thực tiễn
Các đề tài nghiên cứu, đề án, luận án, luận văn, bài viết nghiên cứu về BHXH đã
đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của quản lý chính sách BHXH nói chung và
quản lý thu BHXH nói riêng. Tuy nhiên, học viên cũng kỳ vọng với kiến thức thu
được trong quá trình học tập, kế thừa những kết quả nghiên cứu khoa học trước đó và
với kinh nghiệm công tác của bản thân sẽ tham gia nghiên cứu một cách cơ bản, hệ
thống về quản lý thu BHXH bắt buộc tại huyện Châu Thành A, từ đó có những đóng
góp mới mang tính khoa học, thực tiễn về hồn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc góp
phần giúp lãnh đạo BHXH huyện Châu Thành A hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu
BHXH của đơn vị, cụ thể như sau:
- Luận văn nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về quản
lý thu BHXH trên địa bàn huyện Châu Thành A trong điều kiện kinh tế xã hội hiện
nay.
- Luận văn phân tích, đánh giá đúng những nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia
BHXH của NLĐ và NSDLĐ khi mà Luật BHXH năm 2006 đã được Quốc hội thông
qua Luật BHXH sửa đổi bổ sung năm 2014 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01
năm 2016.
- Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại cơ quan BHXH

huyện Châu Thành A, làm rõ những mặt tích cực, hạn chế yếu kém, nguyên nhân và
bài học từ công tác quản lý thu BHXH.
- Từ chủ trương, định hướng của Huyện Châu Thành A, đề xuất phương hướng
và một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý thu BHXH tại cơ quan Bảo hiểm
xã hội huyện Châu Thành A nhằm góp phần phát triển bền vững quỹ BHXH cũng như


10
góp phần đảm bảo ổn định chính trị, xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa
bàn huyện.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận
văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản lý thu BHXH bắt buộc
Chương 2: Thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Châu
Thành A và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện
Châu Thành A
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển quản lý thu BHXH bắt buộc trên
địa bàn huyện Châu Thành A
10. Khung nghiên cứu
QUẢN LÝ VỀ CHẤT
- Công tác lập và duyệt kế hoạch
- Công tác phân cấp quản lý thu
- Quản lý tiền thu
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát

QUẢN LÝ VỀ LƯỢNG
- Số lượng lao động tham gia
- Cơ cấu đối tượng tham gia
- Số lượng đại lý, cán bộ thu BHXH

- Số tiền thu, chi trả chế độ

- Quản lý hồ sơ tài liệu

QUẢN LÝ THU
BHXH BẮT
BUỘC

CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ THU
- Số lượng đối tượng tham gia BHXH
bắt buộc
- Mức thu nhập làm căn cứ đóng
BHXH bắt buộc
- Phương thức và mức đóng BHXH bắt
buộc

Hình 1: Khung nghiên cứu của đề tài
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


11

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC
1.1. Khái quát chung Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội bắt buộc
1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội bắt buộc và các vấn đề
liên quan
1.1.1.1. Khái niệm BHXH và BHXH bắt buộc
Bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm xã hội nói riêng đã hình thành rất sớm trong

lịch sử phát triển của xã hội loài người và đã được nhiều nhà khoa học đề cập và
nghiên cứu một cách sâu sắc dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên,
cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về BHXH. Bởi lẽ, BHXH là đối tượng
nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau như kinh tế, xã hội, pháp lý,... Do đó,
hiện nay cịn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về BHXH, tuỳ thuộc vào góc độ
nghiên cứu của các nhà khoa học.
Theo từ điển Bách khoa: "BHXH là sự đảm bảo, thay thế hoặc bù đắp một
phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất,
dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có
sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm đảm bảo, an toàn đời sống cho người
lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội".
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm về BHXH như sau: “BHXH
là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thơng qua một loạt
các biện pháp cơng cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội dẫn
đến việc ngừng hoặc giảm sút đáng kể về thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già, và chết; đồng thời bảo đảm chăm sóc y
tế và trợ cấp cho các gia đình đơng con”. Khái niệm này đã phản ánh được sự kết
hợp hai mặt của BHXH là mặt kinh tế và mặt xã hội.
Còn theo quan niệm của BHXH Việt Nam: “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối
với người lao động thơng qua việc huy động các nguồn đóng góp để trợ cấp cho họ,
nhằm khắc phục những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm thu
nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn, thất nghiệp, mất khả năng lao động, tuổi già
và chết. Đồng thời, bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các thân nhân trong gia đình
người lao động, để góp phần ổn định cuộc sống của bản thân người lao động và gia
đình, góp phần an tồn xã hội”. Quan niệm trên đây đã phản ánh đầy đủ hai mặt của
BHXH là mặt kinh tế và mặt xã hội, thể hiện bản chất của BHXH.
Như vậy, có thể khái quát về BHXH như sau: “BHXH là hệ thống bảo đảm
khoản thu nhập thay thế cho người lao động trong các trường hợp bị giảm hoặc mất
khả năng lao động hay mất việc làm, thơng qua việc hình thành và sử dụng quỹ tài



12
chính do sự đóng góp của các bên tham gia và có sự ủng hộ của Nhà nước, nhằm góp
phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ đồng thời góp phần
bảo vệ an tồn xã hội. Đối tượng của BHXH chính là thu nhập bị biến động giảm hoặc
mất do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm của những người lao
động tham gia BHXH”.
Có 2 loại BHXH: Bắt buộc và tự nguyện được quy định tại điều 3 Luật Bảo hiểm
xã hội số 58/2014/QH13 kỳ họp thứ 8 ngày 20/11/2014. Cụ thể như sau:
BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia
được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà
nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ
hưu trí và tử tuất.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội
do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải
tham gia.
1.1.1.2. Quỹ BHXH
+ Nguồn hình thành: Người sử dụng lao động đóng theo quy định; Người lao
động đóng theo quy định; Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ; Hỗ trợ của Nhà
nước; Các nguồn thu hợp pháp khác.
+ Các quỹ thành phần: Quỹ ốm đau và thai sản; Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp; Quỹ hưu trí và tử tuất.
+ Sử dụng quỹ: Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy
định; Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ
cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, thất nghiệp; Chi phí quản lý; Chi
khen thưởng theo quy định; Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định.
1.1.1.3. Vai trò của BHXH đối với đời sống kinh tế xã hội
Trong điều kiện phát triền nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN hiện
nay, BHXH càng trở nên quan trọng trong việc góp phần đảm bảo công tác xã hội và

phát triển xã hội một cách bền vững. Nó giữ vai trị quan trọng khơng chỉ đối với NLĐ
mà cịn có ý nghĩa to lớn đối với tổ chức SDLĐ và toàn xã hội, cụ thể:
a. Đối với người lao động
BHXH được hình thành và phát triển chủ yếu là nhằm đảm bảo chính sách cho
NLĐ và người thân của họ khi gặp phải những khó khăn, làm giảm hoặc mất một phần
thu nhập. Do đó, BHXH có vai trị vơ cùng quan trọng đối với đối tượng này. BHXH
không chỉ là quyền lợi cho NLĐ mà nó cịn thể hiện trách nhiệm của NLĐ đối với xã
hội. Một mặt, BHXH tạo điều kiện cho NLĐ nhận được sự tương trợ của cộng đồng,
xã hội khi ốm đau, thai sản,… Mặt khác, cũng là cơ hội để mỗi người thực hiện trách


×