Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp được quản lý tại bệnh viện đa khoa huyện tri tôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
– – –– – –

HUỲNH THỊ THÚY QUYÊN

KHẢO SÁT TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
ĐƯỢC QUẢN LÝ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN TRI TÔN

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CẦN THƠ, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
– – –– – –

HUỲNH THỊ THÚY QUYÊN

KHẢO SÁT TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
ĐƯỢC QUẢN LÝ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN TRI TÔN

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược lý và Dược lâm sàng


Mã ngành: 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. Bùi Tùng Hiệp

CẦN THƠ, 2020


CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này với tên đề tài “Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và
các yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp được quản lý tại bệnh viện đa
khoa huyện Tri Tôn”, do học viên Huỳnh Thị Thúy Quyên thực hiện theo sự
hướng dẫn của GS. TS. Bùi Tùng Hiệp. Luận văn này đã được báo cáo với Hội
đồng chấm luận văn thông qua ngày……………………………………………

Ủy viên

Ủy viên – Thư ký

Phản biện 1

Phản biện 2

Chủ tịch Hội đồng


i

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học,
Ban Giám đốc BVĐK huyện Tri Tôn đã tạo điều kiện thuận lợi và luôn hỗ trợ

cũng như là quan tâm, động viên tôi trong q trình xây dựng đề cương nghiên
cứu và hồn thành luận văn theo đúng kế hoạch đặt ra.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ sự trân quý và biết ơn sâu sắc tới GS. TS.
Bùi Tùng Hiệp người đã định hướng, đã luôn dành nhiều thời gian, công sức,
luôn tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh
nghiệm bổ ích, trực tiếp dẫn dắt và cố vấn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện
đề tài nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa sau đại học và bộ môn dược
lâm sàng đã chia sẻ, trao đổi và giải đáp những khó khăn vướng mắc trong q
trình nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các anh chị trong BVĐK huyện Tri
Tôn đã cho phép, hỗ trợ và giúp tơi trong suốt q trình nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã
ln lắng nghe, ln bên cạnh chăm sóc, ủng hộ, khuyến khích, động viên tôi
trong cuộc sống, trong suốt những năm học tập cũng như trong thời gian hoàn
thành luận văn. Thành tựu này sẽ khơng thể có được nếu khơng có họ.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Tơi kính mong Q thầy cơ, những người quan tâm
đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp,
giúp đỡ tơi để đề tài được hồn thiện hơn.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn!


ii

TĨM TẮT
Nhằm mục đích cung cấp số liệu khoa học về việc tuân thủ điều trị tăng
huyết áp và lựa chọn thuốc điều trị an toàn, hợp lý, hiệu quả tại bệnh viện đa
khoa huyện Tri Tôn nên tôi thực hiện đề tài “Khảo sát tuân thủ điều trị tăng
huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp được quản lý tại

bệnh viện đa khoa huyện Tri Tôn” với mục tiêu như sau:
1. Mô tả đặc điểm bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện
Tri Tôn.
2. Khảo sát tỷ lệ tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan của bệnh nhân THA
được quản lý tại bệnh viện đa khoa huyện Tri Tôn.
Kết quả nghiên cứu như sau:
Về thực trạng tuân thủ điều trị: Phần lớn bệnh nhân tuân thủ điều trị thuốc
(72,03%) nhưng vẫn còn 66 bệnh nhân chưa tuân thủ tốt việc điều trị thuốc
(27,97%). Đa số bệnh nhân tuân thủ các chế độ điều trị không thuốc: tuân thủ
chế độ ăn (86,02%), tuân thủ việc hạn chế sử dụng rượu bia (81,36%), tuân thủ
tốt chế độ sinh hoạt và rèn luyện thể lực (83,47%). Phần lớn bệnh nhân đều tuân
thủ điều trị chung (88,98%). Về các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị: Có sự
liên quan giữa trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân và gia đình, điều kiện kinh
tế với tuân thủ điều trị thuốc ở bệnh nhân (p<0,001). Có mối liên quan giữa tuân
thủ điều trị và sự hỗ trợ từ NVYT (p<0,001). Có mối liên quan giữa sự hỗ trợ
của NVYT với đạt huyết áp mục tiêu (p<0,001). Có mối liên quan giữa tuân thủ
chế độ ăn và tuân thủ một số chế độ khơng dùng thuốc khác (p<0,001).
Từ khóa: Tăng huyết áp, tuân thủ điều trị, các yếu tố liên quan


iii

ABSTRACT
In order to provide scientific data on the compliance of hypertension treatment
and safe, reasonable and effective drug selection at Tri Ton District General Hospital, I
conducted the topic “Survey of Compliance The treatment of hypertension and related
factors of hypertensive patients is managed at Tri Ton district general hospital ”with
the following objectives:
1. Characterization of hypertensive patients treated at Tri Ton district general hospital.
2. Survey of treatment adherence rate and related factors of hypertensive patients

managed at Tri Ton district general hospital.
The research results are as follows:
Regarding treatment compliance: The majority of patients complied with drug
treatment (72.03%) but still 66 patients did not comply well with drug treatment
(27.97%). The majority of patients adhered to the non-drug treatment regimen:
adhering to the diet (86.02%), adhering to the alcohol use restriction (81.36%), good
adherence to the daily life regimen and physical training (83.47%). Most patients
adhere to general treatment (88.98%). Factors related to adherence to treatment: There
was a relationship between education, marital and family status, economic conditions
and adherence to drug therapy in the patient (p <0.001). There is a relationship
between treatment adherence and the support from health workers (p <0.001). There is
a relationship between the support of the health worker and reaching the target blood
pressure (p <0.001). There was a relationship between adherence to the diet and
adherence to some other non-drug regimens (p <0.001).
Key words: Hypertension, Adherence, Related factors


iv

LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hồn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tơi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được cơng bố trong
bất cứ một cơng trình khoa học nào khác.

Tác giả luận văn

HUỲNH THỊ THÚY QUYÊN


v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... i
TÓM TẮT ............................................................................................................ ii
ABSTRACT ........................................................................................................ iii
LỜI CAM KẾT................................................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ xii
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
1.1 TỔNG QUAN VỀ TĂNG HUYẾT ÁP .................................................... 3
1.1.1 Định nghĩa tăng huyết áp ............................................................................... 3
1.1.2 Phân loại huyết áp .......................................................................................... 3
1.1.3 Triệu chứng tăng huyết áp ............................................................................. 4
1.1.4 Biến chứng của tăng huyết áp ........................................................................ 6
1.1.5 Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp ........................................................... 7

1.2 TỔNG QUAN VỀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP .......... 7
1.2.1 Điều trị tăng huyết áp .................................................................................... 7
1.2.2 Tuân thủ điều trị ........................................................................................... 16

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 21
2.1 ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ............. 21
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 21
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................... 21

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 21
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 21

2.2.2 Cỡ mẫu ......................................................................................................... 21


vi
2.2.3 Phương pháp chọn mẫu ............................................................................... 22

2.3 NỘI DUNG VÀ CÁC CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU .................................... 22
2.3.1 Đặc điểm chung các đối tượng nghiên cứu ................................................. 22
2.3.2 Đặc điểm tuân thủ điều trị tăng huyết áp ..................................................... 22
2.3.3 Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp............................. 23

2.4 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU ................................. 23
2.4.1 Đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc ................................................................. 23
2.4.2 Đánh giá tuân thủ chế độ ăn ........................................................................ 24
2.4.3 Đánh giá tuân thủ hạn chế rượu/bia, không sử dụng thuốc lá, thuốc lào .... 24
2.4.4 Đánh giá tuân thủ theo dõi HA .................................................................... 25
2.4.5 Đánh giá tuân thủ chế độ sinh hoạt luyện tập thể lực .................................. 25
2.4.6 Đánh giá tuân thủ điều trị chung.................................................................. 25

2.5. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ......................................... 26
2.6 KIỂM SOÁT SAI SỐ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ........................................ 26
2.7 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ..................................................................... 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 27
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................... 27
3.2 ĐẶC ĐIỂM TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ..................................................... 30
3.2.1 Tuân thủ điều trị thuốc ................................................................................. 30
3.2.2 Tuân thủ điều trị không thuốc ...................................................................... 31
3.2.3 Tuân thủ điều trị chung ................................................................................ 33

3.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN .................................................................. 34

3.3.1 Các yếu tố liên quan tuân thủ điều trị thuốc ................................................ 34
3.3.2 Các yếu tố liên quan tuân thủ chế độ ăn ...................................................... 35
3.3.3 Các yếu tố liên quan tuân thủ điều trị chung ............................................... 36
3.3.4 Các yếu tố liên quan tình trạng bệnh lý ....................................................... 37

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................ 38


vii

4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................... 38
4.2 ĐẶC ĐIỂM TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ..................................................... 41
4.2.1 Tuân thủ điều trị thuốc ................................................................................. 41
4.2.2 Tuân thủ điều trị không thuốc ...................................................................... 42
4.2.3 Tuân thủ điều trị chung ................................................................................ 44

4.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ...................................................................... 45
4.3.1 Các yếu tố liên quan tuân thủ điều trị thuốc ................................................ 45
4.3.2 Các yếu tố liên quan tuân thủ chế độ ăn ...................................................... 48
4.3.3 Liên quan tuân thủ các chế độ với tuân thủ chung ...................................... 49

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 55
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5
PHỤ LỤC 6



viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại huyết áp theo JNC VII năm 2013 đã quy định các mức độ
tăng huyết áp như sau ............................................................................................ 4
Bảng 1.2 Phân loại huyết áp theo Tổ chức Y tế thế giới (2003) ........................... 4
Bảng 1.3 Huyết áp mục tiêu theo các hướng dẫn điều trị ..................................... 8
Bảng 1.4 Điều chỉnh các hành vi để kiểm soát THA ............................................ 9
Bảng 3.1 Một số đặc điểm chung khác của đối tượng nghiên cứu ..................... 28
Bảng 3.2 Thời gian phát hiện mắc bệnh của bệnh nhân ..................................... 28
Bảng 3.3 Các bệnh kèm theo............................................................................... 29
Bảng 3.4 Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu ................................................ 29
Bảng 3.5 Đặc điểm chế độ dùng thuốc của bệnh nhân ....................................... 29
Bảng 3.6 Đặc điểm về số thuốc dùng của bệnh nhân ......................................... 30
Bảng 3.7 Đặc điểm về tác dụng không mong muốn trên bệnh nhân .................. 30
Bảng 3.8 Phân bố điểm Morisky của bệnh nhân................................................. 30
Bảng 3.9 Tuân thủ điều trị thuốc ......................................................................... 31
Bảng 3.10 Tuân thủ điều trị chế độ ăn ................................................................ 31
Bảng 3.11 Tuân thủ điều trị hạn chế sử dụng rượu, bia ...................................... 32
Bảng 3.12 Tuân thủ không hút thuốc lá, thuốc lào ............................................. 32
Bảng 3.13. Tuân thủ chế độ sinh hoạt, rèn luyện thể lực .................................... 32
Bảng 3.14. Đặc điểm theo dõi huyết áp .............................................................. 32
Bảng 3.15. Tuân thủ theo dõi huyết áp ............................................................... 33
Bảng 3.16 Tuân thủ điều trị chung ...................................................................... 33
Bảng 3.17 Đặc điểm tuân thủ điều trị chung....................................................... 33
Bảng 3.18 Các yếu tố liên quan giữa đặc điểm chung với TTĐT thuốc ............ 34
Bảng 3.19 Các yếu tố liên quan giữa chế độ dùng thuốc với TTĐT thuốc ........ 34
Bảng 3.20 Các yếu tố liên quan giữa một số yếu tố với tuân thủ chế độ ăn ....... 35



ix

Bảng 3.21 Các yếu tố liên quan giữa tuân thủ chế độ ăn và tuân thủ một số chế
độ không dùng thuốc khác .................................................................................. 35
Bảng 3.22 Các yếu tố liên quan giữa một số đặc điểm chung với TTĐT chung 36
Bảng 3.23 Các yếu tố liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc theo dõi huyết áp với
tuân thủ điều trị chung ......................................................................................... 36
Bảng 3.24 Các yếu tố liên quan giữa tuân thủ điều trị và sự hỗ trợ từ NVYT ... 37
Bảng 3.25 Các yếu tố liên quan giữa tuân thủ điều trị và đạt huyết áp mục tiêu 37
Bảng 3.26 Các yếu tố liên quan giữa sự hỗ trợ của NVYT với đạt huyết áp mục
tiêu ....................................................................................................................... 37


x

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Biến chứng do tăng huyết áp .................................................................. 6
Hình 1.2 Quy trình điều trị tăng huyết áp của Bộ Y tế (2010) ........................... 11
Hình 1.3 Phối hợp thuốc điều trị tăng huyết áp .................................................. 13


xi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo giới tính .................................................... 27
Biều đồ 3.2 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ................................................. 27
Biểu đồ 3.3 Tuân thủ điều trị thuốc theo Morisky .............................................. 31



xii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt

Tiếng Anh

Tăng huyết áp

THA
WHO

Tiếng Việt

World Health Organization

BN

Tổ chức y tế thế giới
Bệnh nhân

TTĐT

Tuân thủ điều trị

HATT

Huyết áp tâm thu


HATTr

Huyết áp tâm trương
Thuốc ức chế men chuyển
angiotensin

ACE

ESC/ESH
2018

2018 ESC/ESH Guidelines
for the management of
arterial hypertension

Hướng dẫn quản lý tăng
huyết áp của Hiệp hội Tim
mạch Châu Âu/Hiệp hội tăng
huyết áp Châu Âu 2018

JNC VII

The seventh report of the
Joint National Committee on
Prevention, Dectection,
Evaluation and Treatment of
High Blood Pressure

Báo cáo lần thứ 7 của ủy ban
liên hợp quốc gia Hoa Kỳ về

tăng huyết áp 2013

JNC VIII

Envidence-Based Guideline
for the Managament of High
Blood Pressure in Adults
Report fromt the Panel
members apponited to the
eighth

Báo cáo lần thứ 8 của ủy ban
liên hợp quốc gia Hoa Kỳ về
tăng huyết áp 2014

CDC

Centers for Disease Control
and Prevention

Trung tâm kiểm sốt và
phịng ngừa dịch bệnh Hoa


xiii

Kỳ
BMI

Body Mass Index


Chỉ số cơ thề

BMQ

Brief Medication
Questionnaire

Bộ câu hỏi tuân thủ ngắn gọn

NVYT

Nhân viên y tế

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

YTNC

Yếu tố nguy cơ


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến trên
thế giới. THA là yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch ở các nước phát triển
và ngày càng tăng ở các nước đang phát triển như nước ta. THA đang trở thành
một vấn đề sức khỏe trên toàn cầu do sự gia tăng về tuổi thọ và tăng tần suất
mắc bệnh. THA là bệnh nguy hiểm bởi các biến chứng của nó nếu khơng gây
chết người thì cũng để lại những di chứng nặng nề (tai biến mạch máu não, suy
tim,…) ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và là gánh nặng cho gia đình và xã
hội. Tỷ lệ mắc ở người lớn khoảng 25-35% và là nguyên nhân gây ra khoảng 9
triệu người tử vong mỗi năm trên thế giới [84]. Tại Việt Nam, với số mắc hiện
tại ước khoảng 12 triệu người tăng huyết áp sẽ gây ra những gánh nặng tàn tật
và tử vong ngày một nghiêm trọng [61]. Kiến thức của y học về THA ngày càng
đầy đủ, hàng loạt các thuốc mới và các phương thức điều trị hiệu quả được áp
dụng. Tuy nhiên, các bệnh nhân THA cho đến khi bị các biến chứng của THA
mới biết mình bị THA hoặc khi đó mới hiểu rõ việc khống chế tốt huyết áp là
quan trọng như thế nào. Mặc dù y học đã đạt được nhiều thành tựu trong phòng
chống THA song vẫn tồn tại 3 điểm bất hợp lý trong cơng tác này, đó là: THA
rất dễ phát hiện (bằng cách đo huyết áp khá đơn giản) nhưng người ta lại thường
khơng phát hiện mình bị THA từ bao giờ. THA có thể điều trị được nhưng số
người được điều trị khơng nhiều. THA có thể khống chế được với mục tiêu
mong muốn nhưng số người điều trị đạt được “huyết áp mục tiêu” lại khơng
nhiều. Ngun nhân của tình trạng này là do tính chất âm thầm của bệnh nên
thường bị bỏ qua ở giai đoạn chưa biến chứng, sự tác động của nhiều yếu tố liên
quan đến lối sống, thói quen ăn uống và tập thể dục, lạm dụng rượu bia và hút
thuốc lá. Đặc biệt, mặc dù việc duy trì dùng thuốc hạ huyết áp đóng vai trị quan
trọng nhất trong việc giúp đạt được huyết áp mục tiêu ở bệnh nhân thì qua nhiều
nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy việc bỏ trị và tuân thủ
điều trị kém phổ biến ở hầu hết các khu vực. Theo CDC, năm 2013, tỷ lệ tuân
thủ điều trị trên thế giới chỉ đạt từ 20-30% [12]. Tại Việt Nam, Vũ Xuân Phú và
Bùi Thị Mai Tranh cho biết tỷ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân thành thị khoảng
từ 25- 44,8% [59]. Khảo sát tình trạng bỏ điều trị ở bệnh nhân đã từng khám và

điều trị ở bệnh viện Trưng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh, Lý Huy Khanh cho
biết sau khi rời phòng khám 6 tháng đã có tới 79% bệnh nhân bỏ trị [12]. Điều
này cho thấy tình trạng bỏ điều trị và khơng tn thủ điều trị thuốc ở bệnh nhân
ngoại viện hết sức đáng lo ngại và cần có những can thiệp kịp thời.


2

Trong những năm gần đây, BN đến khám và điều trị THA tại Bệnh viện
đa khoa huyện Tri Tôn ngày càng gia tăng. Đã có những nghiên cứu về vấn đề
lựa chọn thuốc điều trị THA để đảm bảo an toàn, hợp lý, hiệu quả tại bệnh viện
này. Tuy nhiên hiện nay, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề tuân thủ
điều trị của bệnh nhân THA tại đây. Do đó, chúng tơi tiến hành đề tài “Khảo sát
tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng
huyết áp được quản lý tại bệnh viện đa khoa huyện Tri Tôn” để đánh giá thực
trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp khu vực này, tạo tiền đề cho
các nghiên cứu xa hơn để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhân THA và hạn chế
các gánh nặng do bệnh gây ra. Đề tài được thực hiện với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại bệnh viện đa khoa
huyện Tri Tôn.
2. Khảo sát tỷ lệ tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan của bệnh nhân
THA được quản lý tại bệnh viện đa khoa huyện Tri Tôn.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ TĂNG HUYẾT ÁP
1.1.1 Định nghĩa tăng huyết áp

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), người được gọi là tăng huyết áp
(THA) khi có một trong hai hoặc cả 2 trị số:
Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) > 140 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu
(huyết áp tâm trương) > 90 mmHg. Trị số được tính trung bình cộng của ít nhất
2 lần đo liên tiếp với cách đo chuẩn [83].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm tăng huyết áp của Tổ
chức y tế thế giới được trình bày ở trên. Khái niệm này cũng trùng với khái niệm
mà Bộ y tế và các Chương trình y tế tại Việt Nam đang sử dụng [6].
1.1.2 Phân loại huyết áp
Có 2 cách phân loại THA, đó là phân loại THA theo nguyên nhân và phân
loại theo mức chỉ số huyết áp:
Theo nguyên nhân tìm được, THA gồm 2 loại:
- THA nguyên phát (THA chưa rõ nguyên nhân)
+ Một số yếu tố sau đây có thể ảnh hưởng tới bệnh THA: do hút thuốc lá,
rối loạn chuyển hóa lipid, đái tháo đường, người cao tuổi trên 60 tuổi dễ bị tăng
huyết áp, nam giới hoặc nữ giới đã mãn kinh, nghiện rượu bia, béo phì, ít vận
động cơ thể hoạt động thể chất …
+ Tăng huyết áp là bệnh lý có thể gây tử vong và có di chứng thần kinh
nặng nề như liệt nửa người, hôn mê với đời sống thực vật, đồng thời có thể thúc
đẩy suy tim, thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống.
- THA thứ phát là triệu chứng của những bệnh dưới đây:
+ Bệnh thận: viêm thận mạn, viêm thận cấp, suy thận, thận đa nang, ứ
nước bể thận, u tăng tiết renin…
+ Nguyên nhân nội tiết: hội chứng Cushing, phì đại tuyến thượng thận
bẩm sinh, u tủy thượng thận: gây ra cơn THA sau đó huyết áp tự trở lại bình
thường, tăng calci máu, cường tuyến giáp,…


4


+ Bệnh tim mạch: hẹp đoạn xuống quai động mạch chủ: tăng huyết áp chi
trên, chi dưới huyết áp lại thấp hơn, hở van động mạch chủ: huyết áp tối đa tăng,
huyết áp tối thiểu giảm.
+ Một số nguyên nhân khác: nhiễm độc thai nghén, bệnh tăng hồng cầu,
nguyên nhân thần kinh(nhiễm toan hô hấp); do sử dụng thuốc corticoid kéo dài,
thuốc tránh thai… cũng khiến huyết áp tăng cao.
Phân loại theo mức chỉ số huyết áp có các phân loại sau:
Bảng 1.1 Phân loại huyết áp theo JNC VII năm 2013 đã quy định các mức độ
tăng huyết áp như sau [39]
Phân loại huyết áp

HA tâm thu (mmHg)

HA tâm trương (mmHg)

Bình thường

< 120

< 80

Tiền THA

120 - 139
140 - 159
≥ 160

80 - 89
90 - 99
≥ 100


THA giai đoạn 1
THA giai đoạn 2

Bảng 1.2 Phân loại huyết áp theo Tổ chức Y tế thế giới (2003) [83]
Phân loại

HATT (mmHg)

HATTr (mmHg)

HA tối ưu

< 120



< 80

HA bình thường

120-129



80-84

HA bình thường cao

130-139




85-89

Tăng huyết áp độ 1

140-159

Và /hoặc

90-99

Tăng huyết áp độ 2

160-179

Và /hoặc

100-109

Tăng huyết áp độ 3

≥ 180

Và /hoặc

≥ 110

THA tâm thu đơn độc


≥ 140



< 90

1.1.3 Triệu chứng tăng huyết áp
Đa phần các triệu chứng của tăng huyết áp đều khá mờ nhạt. Trên thực tế,
hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu


5

hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng.
Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng
qua hoặc phát hiện khi đến khám định kỳ hoặc khám một bệnh khác.
Giai đoạn đầu của tăng huyết áp, ngoài việc đo thấy huyết áp tăng cao, đa
số bệnh nhân khơng thấy biểu hiện gì đặc biệt. Khi bệnh nhân phát hiện tăng
huyết áp thường thấy biểu hiện như: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, hay quên, ù
tai, mệt mỏi, hồi hộp trống ngực, đau mỏi cổ gáy… Giai đoạn sau của việc tăng
huyết áp kéo dài sẽ gây tổn thương cơ quan đích như tim, não, thận và sẽ thấy
các triệu trứng liên quan kèm theo.
Đúng như cái tên gọi mà nhiều nhà khoa học đã đặt cho căn bệnh
tăng huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng”, những triệu chứng của bệnh đều
không rõ ràng và hầu hết không xảy ra cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai
đoạn rất nghiêm trọng. Lúc này, các biến chứng tim mạch có thể đột ngột xuất
hiện và lấy đi tính mạng bệnh nhân chỉ trong cái chớp mắt.
Tuy nhiên, các triệu chứng trên không đặc trưng cho bệnh lý THA. Đo
huyết áp là động tác quan trọng nhất có ý nghĩa chẩn đốn xác định THA.

Những người có nguy cơ bị THA:
• Tuổi: Nguy cơ THA tăng cùng với độ tuổi, nhất là ở người từ 45 tuổi trở lên
thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
• Thừa cân béo phì: Người thừa cân BMI ≥ 23, nam vòng bụng ≥ 90 cm, nữ
vòng bụng ≥ 80 cm.
• Sử dụng rượu bia, thuốc lá làm THA và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim
mạch.
• Ăn nhiều muối, ít rau quả.
• Ít hoạt động thể lực.
• Căng thẳng tâm lý: căng thẳng thường xuyên là nguy cơ khiến huyết áp của
bạn tăng cao.
• Mắc các bệnh mạn tính như bệnh thận, đái tháo đường…
• Tiền sử bệnh trong gia đình: Nguy cơ THA gia tăng nếu trong gia đình đã có
người bị THA.
Đối với triệu chứng cận lâm sàng, mục đích để đánh giá biến chứng và
tìm nguyên nhân:


6

• Xét nghiệm máu: Ure, creatinin máu để đánh giá biến chứng suy thận.
• Xét nghiệm: cholesterol, triglycerid, HDL- Cholesterol, LDL- Cholesterol,
Glucoese máu, HbA1C…để phát hiện các yếu tố nguy cơ của người bệnh THA.
• Nước tiểu: Protein, hồng cầu trong nước tiểu.
• Soi đáy mắt: Đánh giá dấu hiệu phù gai thị, xơ hóa, teo nhỏ động mạch võng
mạc, xuất huyết.
• Điện tim: Phát hiện dày thất trái, hở van 2 lá do biến chứng suy tim trái.
• Xquang tim phổi: Phát hiện dấu hiệu phì đại thất trái.
• Siêu âm tim, mạch: Đánh giá chức năng tâm thu thất trái, tình trạng xơ vữa
mạch.

1.1.4 Biến chứng của tăng huyết áp
THA nếu như khơng được kiểm sốt tốt có thể gây ra nhiều biến chứng
nguy hiểm như: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, suy tim, suy thận mạn…

Hình 1.1 Biến chứng do tăng huyết áp
Nguồn: Ảnh mạng [78]


7

1.1.5 Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp
- Tuổi và giới
+ Bệnh THA dần theo tuổi, những người lớn tuổi có nguy cơ cao đối với
tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do những bệnh có liên quan đến THA. Huyết áp cũng
thay đổi theo giới, trước tuổi 55 trị số huyết áp nam giới cao hơn nữ nhưng sau
tuổi này trị số huyết áp ở hai giới như tương đương nhau [40], [67].
- Yếu tố di truyền và tiền sử gia đình
+ Nhiều nghiên cứu khẳng định yếu tố di truyền của THA và THA có tính
gia đình rõ rệt.
- Địa lý, thói quen và lối sống [57], [76], [79].
+ Tỷ lệ THA khác nhau ở các nước có điều kiện kinh tế, văn hóa và chủng
tộc khác nhau.
+ Hút thuốc lá nicotin trong khói thuốc lá gây co mạch ngoại biên, tăng
nồng độ sertonin, cathecholamin ở não, tuyến thượng thận.
+ Uống nhiều rượu bia: rượu có mối liên quan chặt chẽ với THA.
+ Ăn mặn: lượng muối ăn hàng ngày cao là một nguyên nhân gây ra THA.
+ Hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày là một trong những biện
pháp phòng ngừa THA và là cách điều trị không dùng thuốc tốt nhất [37].
+ Ít vận động, béo phì, đái tháo đường, rối loạn lipid máu.
+ Hội chứng chuyển hóa: THA là một trong những biểu hiện của hội

chứng chuyển hóa, hội chứng chuyển hóa bao gồm béo phì, rối loạn chuyển hóa
glucose, rối loạn chuyển hóa lipid và THA.
1.2 TỔNG QUAN VỀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
1.2.1 Điều trị tăng huyết áp
** Mục tiêu điều trị [36]
Mục tiêu điều trị THA là để giữ cho huyết áp của bệnh nhân ổn định ở
mức cho phép, thường là dưới 140/90 mmHg đối với mức huyết áp mục tiêu.
Lưu ý, các mức huyết áp mục tiêu có thể khác nhau theo từng đối tượng bệnh
nhân cụ thể.
Hội tim mạch học Việt Nam đưa ra mức huyết áp mục tiêu < 140/90
mmHg cho tất cả các bệnh nhân trên 18 tuổi. Duy nhất chỉ có trường hợp bệnh


8

nhân tăng huyết áp trên 80 tuổi không mắc kèm bệnh thận mạn hoặc đái tháo
đường có thể cân nhắc mục tiêu huyết áp cao hơn < 150/90 mmHg [36].
Hướng dẫn điều trị tăng huyết áp JNC – 8 đưa ra mức huyết áp < 140/90
mmHg cho các bệnh nhân < 60 tuổi thông thường hoặc mắc kèm đái tháo
đường, bệnh thận mạn, trong khi đó bệnh nhân cao tuổi (≥ 60 tuổi) nên đặt huyết
áp mục tiêu là < 150/90 mmHg [38]. Hướng dẫn điều trị tăng huyết áp của
ESH/ESC 2013 khuyến cáo huyết áp mục tiêu < 140/90 mmHg các bệnh nhân
thông thường. Các trường hợp đặc biệt như cao tuổi (>80 tuổi), đái tháo đường
và bệnh thận mạn có protein niệu tương ứng sẽ có các mức huyết áp mục tiêu
riêng [21].
Bảng 1.3 Huyết áp mục tiêu theo các hướng dẫn điều trị
Hướng dẫn
điều trị

Bệnh nhân


Huyết áp mục tiêu
mmHg

BN > 18 tuổi
- Đái tháo đường

< 140/90 mmHg

- Bệnh thận mạn
- Hội chứng chuyển hóa
Hội tim mạch

- Microalbumin niệu

Việt Nam 2015 - Bệnh mạch vành
BN > 80 tuổi
- Mục tiêu điều trị chung

< 150/90 mmHg

- Đái tháo đường

< 140/90 mmHg

- Bệnh thận mạn
JNC – 8

BN ≥ 60 tuổi


< 150/90 mmHg

BN < 60 tuổi: đái tháo đường,
bệnh thận mạn

< 140/90 mmHg

BN thông thường

< 140/90 mmHg

BN > 80 tuổi

< 150/90 mmHg

ESH/ESC 2013 Đái tháo đường
Bệnh thận mạn không protein
niệu
Bệnh thận mạn có protein niệu

< 140/85 mmHg
< 140/90 mmHg
< 130/90 mmHg


9

** Nguyên tắc điều trị
- Thay đổi lối sống.
- Biện pháp không dùng thuốc bao giờ cũng chiếm một vai trị cực kỳ quan

trọng trong liệu trình điều trị chung. Theo lời khuyên của các bác sĩ, bệnh
nhân có thể kiểm soát huyết áp bằng cách:
 Điều

chỉnh chế độ ăn uống: lành mạnh hơn và dùng ít muối (dưới
6g/ngày); tăng cường rau xanh, hoa quả tươi;
 Tập
 Cố

thể dục đều đặn, vừa sức;

gắng duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân theo hướng dẫn;

 Ngừng

hoặc hạn chế tối đa uống rượu, bỏ hút thuốc;

 Tránh

nhiễm lạnh đột ngột;

 Kiểm

soát tốt các bệnh liên quan;

 Sử

dụng thuốc điều trị tăng huyết áp đúng theo hướng dẫn của bác sĩ;

 Thường


xuyên theo dõi sự thay đổi của huyết áp ngay tại nhà với máy đo

thích hợp.
- Kiểm sốt huyết áp là một việc làm hết sức cần thiết cho người bệnh,
đồng thời là nhiệm vụ hàng đầu của thầy thuốc, để phòng ngừa biến
chứng cũng như giảm gánh nặng cho xã hội. Theo Uỷ ban phòng chống
THA Hoa Kỳ và Hội tim mạch học Việt Nam, hành vi điều chỉnh lối sống
hợp lý có hiệu quả kiểm sốt huyết áp, cụ thể thể như bảng sau [36], [38].
Bảng 1.4 Điều chỉnh các hành vi để kiểm soát THA [36], [38]
Điều chỉnh

Khuyến cáo

Mức huyết áp giảm
được dự kiến

Giảm cân

Duy trì trọng lượng cơ thể bình
thường (BMI 18.5 - 24.9)

5 - 20 mmHg / 10 kg
cân nặng giảm

Tuân thủ kế
hoạch ăn

Ăn nhiều trái cây, rau, các sản
phẩm bơ sữa và chất béo


4 - 8 mmHg

Giảm Na đưa
vào

Giảm Na trong khẩu phần ăn
(2,4 g Na hay 6g NaCl)

2 - 8 mmHg

Hoạt động thể
lực

Hoạt động thể lực điều độ như đi 4 - 9 mmHg
bộ nhanh


×