Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Phân tích mã cổ phiếu SHP của công ty cổ phần thủy điện Miền Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.04 KB, 22 trang )




 !"#!$%&'(!)*+, !$%/
).&01&2*"3
45&67789:8;97:
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã đi qua
năm 2012 trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều bất lợi từ mặt bằng lãi
suất ở mức cao trong khi Chính phủ thực hiện khá nhất quán chính sách thắt chặt tiền tệ
và tài khóa theo tinh thần của Nghị quyết số 11/NQ-CP.
Năm 2012 đầy khó khăn đã qua đi nhưng kinh tế vĩ mô trong nước vẫn tiềm ẩn
không ít bất ổn. Vừa qua, Chính phủ cũng đã khẳng định định hướng chính sách tiền tệ
và chính sách tài khoá tiếp tục theo hướng chặt chẽ và linh hoạt với mục tiêu ổn định
kinh tế vĩ mô. Với kỳ vọng rằng mục tiêu này sẽ được thực thi một cách kiên quyết và
mạnh mẽ; việc tái cấu trúc nền kinh tế nhiều khả năng sẽ được đẩy mạnh thông qua qua
các giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tăng hiệu
quả đầu tư công, minh bạch và đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Những thay đổi trên được đánh giá khá tích cực cho nền kinh tế nhưng có lẽ vẫn là
trong dài hạn. Dự báo trong ngắn hạn nền kinh tế sẽ có những xáo trộn và thay đổi nhất
định, theo đó thị trường chứng khoán có thể phải hứng chịu những tác động xấu không
mong muốn nhưng bù lại điều này là cần thiết cho một nền tảng phát triển bền vững và
lâu dài.
Nhằm mục tiêu đưa ra các chiến lược đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán,
qua nghiên cứu và tìm hiểu tôi quyết định tìm hiểu đề tài “Phân tích mã cổ phiếu SHP
của Công ty cổ phần Thủy Điện Miền Nam” nhằm đưa ra kết luận cá nhân về khả năng
phát triển của công ty trong năm 2010-2012 và đánh giá hiệu quả đầu tư nếu nhà đầu tư
đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp này.
Nội dung chính của bài gồm:


- Phần I: Sơ lược về Công ty cổ phần Thủy Điện Miền Nam (SHP)
- Phần II : Phân tích và đánh giá tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh
của công ty cổ phần Thủy Điện Miền Nam (SHP) giai đoạn 2010-2012
- Phần III : Kết luận đầu tư/không đầu tư vào cổ phiếu SHP
Phần I: Sơ lược giới thiệu về công ty Cổ phần
Thủy Điện miền nam
1.1 Lịch sử hình thành & phát triển
Căn cứ vào chủ trương của Nhà nước và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong
việc phát triển ngành điện lực phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế, qua quá trình khảo sát và xác định các dự án nhà máy thủy
điện có tính khả thi và hiệu quả, Tổng Công ty Điện Lực Miền Nam (tên gọi trước đây là
Công ty Điện lực 2) đã chủ trì tiến hành triển khai thực hiện các thủ tục để thành lập
CTCP Thủy điện Miền Nam gồm các cổ đông là: Tổng Công ty Điện Lực Miền Nam, cán
bộ công nhân viên đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu trong Tổng Công ty Điện Lực Miền
Nam và một số doanh nghiệp là các đối tác trong quá trình hoạt động của Tổng Công ty
Điện Lực Miền Nam.
Giai đoạn từ 2004-2006
Ngày 13/7/2004, CTCP Thủy Điện Miền Nam được Sở Kế hoạch và Đầu tư
TPHCM cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103002486, chính thức đi vào
hoạt động với mức vốn điều lệ là 250.000.000.000 VNĐ (hai trăm năm mươi tỷ đồng),
tương đương với 2.500.000 cổ phần (mệnh giá 100.000 đồng/cổ phần) với hơn 4.000 cổ
đông góp vốn.
Mục tiêu hoạt động ban đầu của Công ty :
- Thực hiện đầu tư 2 dự án thủy điện tại tỉnh Lâm Đồng gồm:
+ Công trình thủy điện Đasiat tại huyện Bảo Lâm với công suất 13,5 MW.
+ Công trình thủy điện Đa Dâng 2 thuộc địa bàn 2 huyện Lâm Hà và Đức Trọng với
công suất 34 MW.
- Đưa vào quản lý vận hành các nhà máy điện trên để sản xuất kinh doanh điện
năng.
- Đầu tư phát triển các dự án thủy điện khác

- Mở rộng các ngành nghề sản xuất kinh doanh để phát triển các mặt hoạt động của
Công ty.
Giai đoạn từ 2006 đến năm 2008
Tại Đại hội đồng cổ đông lần thứ 2 ngày 24/3/2006, toàn thể cổ đông sáng lập và cổ
đông tham gia góp vốn đã nhất trí kế hoạch đầu tư thêm dự án thủy điện Đam'bri.
Ngày 23/6/2006 Công ty đã tăng vốn điều lệ kinh doanh từ 250.000.000.000 VNĐ
(hai trăm năm mươi tỷ đồng) lên 687.000.000.000 VNĐ (sáu trăm tám mươi bảy tỷ
đồng), với số cổ phần tương ứng là 68.700.000 cổ phần (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần).
Từ tháng 4 năm 2008, Công ty đã thay đổi địa điểm đặt trụ sở. Trụ sở chính của
Công ty hiện nay đặt tại địa chỉ: 93B, Nguyễn Văn Thủ, Phường Đakao, Quận 1,
TPHCM.
Giai đoạn 2008 đến năm 2011
Tại Đại hội đồng cổ đông lần thứ 5 ngày 25/4/2009 Đại hội đồng cổ đông đã thông
qua phương án tăng vốn điều lệ lên 937,102 tỷ đồng. Ngày 25/11/2009 Công ty được Sở
kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tăng vốn từ
687.000.000.000 VNĐ (sáu trăm tám mươi bảy tỷ đồng) lên 937.102.000.000 VNĐ (chín
trăm ba mươi bảy tỷ một trăm linh hai triệu đồng) với số cổ phần tương ứng là
93.710.200 cổ phần (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần).
Ngày 10/09/2010 cổ phiếu của Công ty chính thức giao dịch trên sàn Upcom với mã
chứng khoán SHP
1.2 Lĩnh vực kinh doanh:
+ Đầu tư xây dựng và quản lý vận hành các nhà máy thủy điện
+ Sản xuất kinh doanh điện năng
+ Sửa chữa, bảo trì, thử nghiệm các nhà máy điện, lưới điện
+ Quản lý dự án
+ Sửa chữa thiết bị điện, cơ, điện tử và quang học
+ Giám sát thi công xây dựng và hoàn thiện công trình giao thông, cầu đường, thủy
lợi, thủy điện, điện, dân dụng -công nghiệp
+ Giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ cơ, điện
+ Đào tạo lực lượng quản lý vận hành các nhà máy điện

+ Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét
Hiện nay, Công ty Cổ phần Thủy Điện Miền Nam đã xây dựng hoàn thiện và đang
vận hành 02 nhà máy thủy điện Đa Siat và Đa Dâng 2 đồng thời Nhà máy Thủy điện Đa
M’bri đã phát điện hòa lưới quốc gia ngày 31/12/2013.
1.3 Sơ đồ tổ chức của công ty CP Thủy điện miền nam
PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN MIỀN NAM (SHP)
2.1 Vị thế công ty trong nghành
Bộ Công Thương là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý toàn diện hệ thống điện lực ở
Việt Nam, từ việc soạn thảo quy hoạch và kế hoạch phát triển, điều tiết thị trường, triển
khai đấu thầu và ký kết hợp đồng liên quan tới việc đầu tư xây dựng các nhà máy điện.
Giá điện bán lẻ do bộ Công Thương đề xuất và được Thủ Tướng phê duyệt.
Nắm giữ vai trò trung tâm trong hoạt động sản xuất, truyền tải và kinh doanh điện
năng là tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). EVN được tổ chức theo mô hình công ty
diện hợp nhất theo chiều dọc, kiểm soát từ hoạt động phát truyền tảu đến phân phối điện.
Với vai trò là một tổng công ty, EVN sở hữu và vận hành các nhà máy điện thuộc 100%
sở hữu nhà nước và nắm giữ cổ phần của một nhà máy điện độc lập.
Tổng công ty truyền tải điện và trung tâm Điều độ quốc gia, tất cà đều trực thuộc
EVN, sở hữu và vận hành hệ thống truyền tải, trong đó có trên 3.500 km đường dây
500KV. EVN có 5 công ty điện lực với chức năng kinh doanh điện trực tiếp đến khách
hang trong đó có 3 công ty điện lực Vùng (miền Bắc, Miền Trung, miền Nam) và hai
công ty điện lực thành phố (HN, HCM).
Bên cạnh hệ thống phát điện trực thuộc EVN, các nhà máy điện độc lập (IPP) đã
được phát triển năm 2002 để bán điện cho EVN theo các hợp đồng mua bán điện dài hạn
Tổng công suất phát điện tới cuối năm 2008 là 15.763 MW, tăng xấp xỉ 3.5% lần so
với năm 1995. Trong số này, các nhà máy điện thuộc EVN chiếm khoảng 71% và các nhà
máy điện độc lập chiếm 29% còn lại.
Tính đến cuối năm 2013 ước tính tổng công suất toàn hệ thống điện là 20.900 MW
Và theo nhiều nguồn số liệu khác nhau thì thủy điện chiếm khoảng 37% nguồn cung
này.

Công ty CP Thủy điện miền Nam có 3 dự án, dự kiến sẽ cung cấp cho ngành điện
tổng sản lượng là: 13.5 + 34+75 = 122.5 MW.
Cùng thời gian này có các du án như Thủy điện Miền Trung công suất 170 MW,
Thủy điện Song Boung 2 công suất 100 MW, Thủy điện Song Boung 4 công suất 156
MW, Thủy điện Hưa Na 180-200 MW năm 2010.
Tháng 7/2010, Cong ty CP Dầu tu xây dung Trung Nam (TNG) dã khởi công xây
dựng 2 nhà máy thủy điện Krong No 2 Và Krong No 3 có tổng công suất phát điện 46
MW tại xã Da Tong, huyện Dam Rong, tỉnh Lâm Đồng.
tài trợ cộng với 2,5%/năm). Lãi suất tăng sẽ làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến lợi nhuận
của Công ty.
2.3.7 Rủi ro bất khả kháng
Các rủi ro khác như thiên tai, địch họa, động đất là những rủi ro bất khả kháng ít
xảy ra nhưng nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng đến tài sản và hoạt động của Công ty.
2.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản:
2.4.1 Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động:
Chỉ Tiêu 2010 2011 2012
Số ngày hàng tồn kho 1,12 2,01 2,98
Số ngày khoảng phải thu 317,54 144,96 173,29
Số ngày khoảng phải trả 67,92 46,91 65,45
Nguồn: Tổng hợp từ các BCTC 2009-2012
Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển
trong kỳ. Ta nhận thấy từ chỉ số này của doanh nghiệp tương đối thấp chứng tỏ tồn kho
của công ty luôn ở mức thấp. Sản lượng điện sản xuất ra có cầu rất nhanh quay.
Chỉ tiêu số ngày phải thu phải ánh số ngày cần thiết để thu hồi được các khoản phải
thu. Theo bảng thống kê ta thấy số ngày trên một vòng quay của khoản phải thu của
doanh nghiệp là tương đối cao ở năm 2010 nhưng hiện đã giảm đáng kể trong những năm
tiếp theonhưng xem xét một cách khách quan khi so sánh với chỉ tiêu Thời gian trung
bình thanh toán cho nhà cung cấp thì chỉ tiêu này gần gấp 3 lần, điều này sẽ ảnh hưởng
lớn và gây trở ngại cho vấn đề quay vòng vốn và gia tăng các chi phí lãi vay cho doanh
nghiệp để tìm nguồn vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất.

2.4.2 Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Hệ số thanh toán ngắn hạn 1,58 1,17 1,09
Hệ số thanh toán nhanh 1,58 1,17 1,09
Hệ số thanh vốn hoạt động trên doanh
thu thuần
6,74 3,89 4,68
Khả năng trang trải lãi vay 2,66 3,93 6,40
Khả năng hoàn trả vốn vay ngắn hạn 1,38 1,70 1,84
Nguồn: Tổng hợp từ các BCTC 2009-2012
Khả năng thanh toán là chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp.Từ
bảng số liệu cho thấy hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty Thủy điện miền
nam khá tốt.Từ bảng cân đối kế toán có thể thấy chiếm phần lớn trong tài sản ngắn hạn
của doanh nghiệp là tiền mặt và các khoản tương đương tiền, số lượng hàng tồn kho như
đã phân tích ở trên khá nhỏ so với tổng tài sản. Khi có sự cố nguồn vốn ngắn hạn bị giảm
sút cũng sẽ không làm ảnh hưởng biến động đến hoạt động kinh doanh của công ty. Bên
cạnh đó khả năng trả lãi vay qua từng năm tăng lên đảng kể chức tỏ lợi nhuận công ty
tăng lên rõ rệt. Chứng tỏ công ty Thủy điện miền nam có tính thanh khoản khá cao.
2.4.3 Nhóm chỉ tiêu về khả năng độc lập tài chính
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Hệ số nợ trên tổng tài sản 44,66% 52,94% 58,70%
Hệ số nợ trên VCSH 80,70% 112,49% 142,15%
Hệ số nợ dài hạn trên VCSH 32,68% 38,63% 43,03%
Tỷ số tổng tài sản trên VCSH 1,86 2,28 2,70
Nguồn: Tổng hợp từ các BCTC 2009-2012
Thông thường nhà phân tích sử dụng tỷ số Nợ trên tổng tài sản, tỷ số này đo lường
mức độ sử dụng nợ của công ty so với tài sản, được tính bằng công thức:
Tỷ số nợ trên tổng TS =
Tổng nợ
Giá trị tổng tài sản

Tổng số nợ ở đây bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả.Chủ nợ thường thích
công ty có tỷ số nợ thấp vì như vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn.Ngược lại, cổ
đông muốn có tỷ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông.Tuy
nhiên muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải so sánh với tỷ số nợ của bình quân
ngành.
Tỷ số nợ trên VCSH
Tổng nợ
VCSH
Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức
mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể
chi trả cho các hoạt động.Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của
doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh
nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu.Về nguyên tắc, hệ số này càng
nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì
doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính.Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng gặp
khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn.
Từ số liệu cho thấy tỷ lệ nợ trên VCSH của Công ty Thủy sản miền nam ở mức hợp
lý.Chỉ ở mức chưa vượt quá 1.5 lần. Chi phí lãi vay có thể làm giảm trừ mức thuế thu
nhập doanh nghiệp cho công ty.
2.3.4 Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời
Chỉ Tiêu 2010 2011 2012
Hệ số biên lợi nhuận gộp 50,64% 57,96% 62,55%
Hệ số biên lợi nhuận hoạt động 44,89% 41,88% 52,65%
Hệ số biên lợi nhuận ròng 36,97% 40,59% 51,54%
Nguồn: Tổng hợp từ các BCTC 2009-2012
Nhóm chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng
thu nhập. Từ kết quả phân tích cho thấy, tỷ suất lợi nhuận mang lại từ hoạt động kinh
doanh của công ty Thủy điện miền nam khá cao và có diễn biến vẫn tiếp tục tăng theo các
năm.
2.3.5 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả hoạt động

Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Hệ số sinh lời trên doanh thu ROS 36,97% 40,59% 51,54%
Hê số sinh lời trên tổng tài sản ROA 1,86% 3,73% 4,08%
Hệ số sinh lời trên VCSH ROE 3,35% 7,77% 10,20%
Tỷ suất sinh lời cơ bản BEP 3,57% 5,16% 5,04%
Nguồn: Tổng hợp từ các BCTC 2009-2012
ROS =
Tổng EBIT
Tổng Doanh thu
Hệ số này phản ánh một đồng doanh thu của doanh nghiệp mang lại bao nhiêu đồng
lợi nhuận cho cả cổ đông và chủ nợ. Chỉ số này tốt trong năm cả 3 năm gần đây và tăng
đều trong các năm.
Công thức của hệ số sinh lời trên tổng tài sản và hệ số sinh lời trên VCSH như sau:
ROA =
Lợi nhuận trước thuế
Tổng tài sản bình quân
Chỉ số này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh (đầu tư vào tài sản) bình quân sử
dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Bảng thống kê ROA của công
ty cho thấy chỉ số này tăng đều qua các năm và năm 2012 là một năm hoạt động hiệu quả
so với các năm trước tỷ lệ ROA là 4.08% , tuy nhiên vẫn thấp hơn tỷ lệ trung bình của
ngành điện là 5%.
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu ROE phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế. Bảng thống kê chỉ số ROE qua các năm theo xu hướng tăng điều này thể
hiện sức sinh lời và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là đang tốt dần lên đặc biệt
năm 2011 là một năm hoạt động tốt hơn các năm trước với tỷ suất sinh lời trên Vốn chủ
sở hữu (ROE) tăng lên đáng kể là 10.2%%. Mặc dù hệ số ROE thấp hơn so với trung
bình ngành (trung bình ngành 15%) nhưng trong năm 2013, công ty vẫn có thể tiếp tục

tăng vốn chủ sở hữu, mở rộng hoạt động kinh doanh để tiếp tục giữ vững hiệu quả hoạt
động trong dài hạn phát triển của công ty.
2.3.6 Nhóm chỉ số lợi nhuận cổ đông
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Lãi trên cổ phần EPS
317 740 1.033
Cổ tức trên cổ phần DPS
15 285 475
Tỷ lệ chi trả cổ tức
4,60% 38,55% 45,97%
Hệ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu
P/E
18,01 5,14 6,58
Nguồn: Tổng hợp từ các BCTC 2009-2012
Các chỉ số liên quan tới cổ phiếu đo lường mối tương quan giữa nhà đầu tư với chi
phí và lợi nhuận mà nhà đầu tư có thể phải trả và thu về được từ danh mục đầu tư của
mình.
EP
S =
Tổng Lợi nhuận sau thuế
Tổng số lượng cổ phiếu lưu hành
Chỉ số EPS đo lường mức lợi nhuận trong một năm nhà đầu tư thu được trên mỗi cổ
phiếu. Các nhà đầu tư luôn mong muốn chỉ số này càng cao các tốt.Bên cạnh đó, EPS
phản ánh khả năng kiếm lời của doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu của mình. Có thể thấy
EPS của công ty thủy điện miền nam tăng đều qua các năm tỷ lệ 1.5%. Tuy nhiên tỷ lệ
EPS này so với ngày vẫn kém hấp dẫn so với ngành bình quân la 4.000
Chỉ số P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu
lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. Nếu hệ số P/E cao thì
điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu
có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán

công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.P/E của Công ty Thủy điện
miền nam hiện nay xấp xỉ với mức trung bình của ngành điện là 6 lần.
2.5 Kết luận chung về tình hình tài chính kinh doanh của doanh nghiệp
- Theo thời gian doanh nghiệp tự hiện phát hành rộng rãi cổ phiếu ra ngoài thị
trường, việc tăng số lượng cổ phiếu này chứng tỏ doanh nghiệp từng bước huy động vốn
để tăng nguồn vốn đồng thời theo xu hướng tăng đầu tư vào tài sản phục vụ sản xuất kinh
doanh.
- Doanh thu qua các năm của doanh nghiệp tăng tương đối nhanh phản ánh tình
hình kinh doanh ngày càng phát triển theo đúng xu hướng của ngành.
- Khả năng thanh khoản của doanh nghiệp là khá cao, lượng hàng tồn kho của
doanh nghiệp là rất thấp. Cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh khoản tốt tạo tâm lý
yên tâm cho nhà đầu tư.
- Việc sử dụng vốn kinh doanh để tạo ra lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp đều
tăng hàng năm nhưng chỉ ngang bằng với các công ty cùng ngành.
Phần III : Kết luận đầu tư/không đầu tư vào cổ
phiếu SHP
Kết luận, Các chỉ số cho thấy cổ phiếu công ty Thủy điện miền nam có rủi ro thấp,
tình hình tài chính lành mạnh, thanh khoản cao. Hoạt động kinh doanh tăng trưởng
tương đối bền vững. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận mang lại cho nhà đầu tư ở mức trung
bình so với ngành.Trong khi P/E ngành điện hiện nay là 6x lần được xem là mức P/E
thấp so với bình quân P/E thị trường đang khoảng 12x. Có thể kết luận là không nên đầu
tư vào mã cổ phiếu SHP này mặc dù việc đầu tư không làm nhà đầu tư thua lỗ nhưng tỷ
suất lợi nhuận mang lại không cao so với các mã khách cùng ngành và cũng như so với
thị trường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính của SHP các năm 2010, 2011,2012
2. Website công ty cổ phần Thủy điện miền nam: h'p://shp.vn/
3. Website h'p://s.cafef.vn/hose/VHC-cong-ty-co-phan-vinh-hoan.chn
4. Website Công ty chứng khoán cổ phiếu 68: h'p://www.cophieu68.com.vn/
5. Website Tổng cục thống kê h'p://www.gso.gov.vn/default.aspx?

tabid=430&idmid=3
6. Các website khác

×