Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Những giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty chế tạo máy điện Việt Nam - Hungari

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.19 KB, 68 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Những giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của
Công ty chế tạo máy điện Việt Nam - Hungari
MỤC LỤC
Lời mở đầu.............................................................................................. 1
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty.................................................3
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty cổ phần chế
tạo máy điện Việt Nam- Hungari...............................................................3
1.1 Một số thông tin chung về công ty......................................................3
1.2 Lịch sử hình thành...............................................................................3
1.3 Quá trình phát triển.............................................................................6
1.3.1 Giai đoạn 1978-1980..................................................................6
1.3.2 Giai đoạn 1981 - 1986................................................................7
1.3.3 Giai đoạn 1987 – 1988:..............................................................7
1.3.4 Giai đoạn 1988 - 1993...............................................................8
1.3.5 Thời kì 1994 – 1998....................................................................9
1.3.6 Thời kì 1999 – 2003..................................................................10
1.3.7 Thời kì 2004 tới nay..................................................................11
2. Cơ cấu tổ chức của công ty...................................................................12
3. Kết quả sản xuất kinh doanh................................................................16
3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...............16
3.1.1 Chỉ tiêu doanh thu.....................................................................16
3.1.2 Chỉ tiêu chi phí..........................................................................18
3.1.3 Chỉ tiêu về lợi nhuận.................................................................18
Chương 2: Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty........20
1. Các nhân tố ảnh hưởng.........................................................................20
1.1. Đặc điểm về sản phẩm và chất lượng sản phẩm..............................20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.1.1 Đặc điểm về sản phẩm..............................................................20
1.1.2 Chất lượng sản phẩm................................................................21
1.2. Giá cả về sản phẩm..........................................................................22


1.3. Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp...........................................24
1.4. Dịch vụ trước, trong và sau bán hàng..............................................26
1.5. Đối thủ cạnh tranh............................................................................28
1.6. Các nhà cung ứng.............................................................................30
1.7. Khách Hàng .....................................................................................31
2 Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty...........................32
2.1 Kết quả tiêu thụ của công ty trong 3 năm 2006 2007 2008..............32
2.1.1 Phân tích tổng mức tiêu thụ sản phẩm :....................................38
2.1.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty....................39
2.2. Thực trạng công tác tiêu thụ.............................................................43
2.2.1 Nghiên cứu và dự báo thị trường doanh nghiệp........................43
2.2.2 Lựa chọn sản phẩm thích ứng...................................................45
2.2.3 Chính sách giá cả trong hoạt động tiêu thụ..............................47
2.2.4 Lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm..............................................50
3. Đánh giá khái quát về công tác tiêu thụ..............................................52
3.1 Những thành tựu đạt được.................................................................52
3.2 Những mặt còn hạn chế.....................................................................52
Chương 3 Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty VIHEM
............................................................................................................... 54
1. Định hướng phát triển chung của công ty...........................................54
2 Giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm và một số
kiến nghị với công ty.................................................................................56
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.1 Tăng cường hơn nữa các hoạt động đầu tư nghiên cứu thị trường và
dự báo thị trường, tạo điều kiện vững chắc cho hoạch định kế hoạch tiêu
thụ sản phẩm...........................................................................................56
2.2 Không ngừng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất
lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.......................58
2.3. Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát việc quản lý chi phí nhằm hạ
giá thành và làm cơ sở để hạ giá bán sản phẩm.....................................60

2.4 Xây dựng chính sách giá linh hoạt....................................................62
2.5 Đa dạng hóa hình thức thanh toán, đồng thời tăng kỷ luật thanh toán
.................................................................................................................63
KẾT LUẬN........................................................................................... 64
Danh mục tài liệu tham khảo...............................................................65
1
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sản phẩm chiếm vị trí quan tâm
hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp và các nhà quản lí kinh tế vĩ mô.
Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm
thực hiện việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, qua đó đạt được những mục
tiêu đề ra của doanh nghiệp. Kết quả của việc tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng
trực tiếp tới tất cả các hoạt động khác của doanh nghiệp và ngược lại.
Tiêu thụ sản phẩm không chỉ mang lại cho doanh nghiệp khả năng thu
hồi vốn kinh doanh, thực hiện lợi nhuận, tiếp tục mở rộng sản xuất kinh
doanh mà nó còn đảm bảo vị thế cạnh tranh, phản ánh đúng đắn các mục tiêu
và chiến lược kinh doanh, phả ánh kết quả và sự cố gắng của doanh nghiệp
trên thương trường và còn ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế vĩ mô.
Cũng như mọi sự vật hiện tượng khác, thị trường luôn biến động và luôn
biến đổi không ngừng để giải quyết những mâu thuẫn vốn có trong nó, vì vậy
tiêu thụ sản phẩm tuy không còn là vấn đề mới mẻ nhưng nó luôn mang tính
thời sự cấp bách, là mối quan tâm của tất cả các nhà sản xuất kinh doanh, các
nhà hoạch định chiến lược phát triển kinh tế, và quản lí kinh tế.
Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề tiêu thụ sản phẩm em đã lựa chọn
đề tài “Những giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công
ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari” để nghiên cứu trong chuyên đề
tốt nghiệp của mình.
Đề án thực tập của em gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty.
Chương 2: Thực trạng vấn đề tiêu thụ

2
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty VIHEM
Vì Thời gian và trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn
chế, do vậy khi làm đề án này khó tránh khỏi những sai sót, em rất mong
được thầy giáo và các bạn góp ý để em có thể hoàn thiện hơn kiến thức của
mình.
Để hoàn thành bản báo cáo này em xin chân thành được cảm ơn cô giáo
Th.S Ngô Thị Việt Nga đã tận tình hướng dẫn em, Ban lãnh đạo công ty cổ
phần chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari đã tạo điều kiên thuân lợi hết sức
để em có thể tiếp xúc trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
và cung cấp cho em những số liệu quý giá để cho em hoàn thành bài báo cáo
này.
Em xin chân thành cảm ơn!!
3
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty cổ phần chế tạo
máy điện Việt Nam- Hungari
1.1 Một số thông tin chung về công ty
Công ty cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari là thành viên của
Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam thuộc Bộ công thương do nhà nước nắm
giữ cổ phần chi phối, được thành lập ngày 04/12/1978.
Tên giao dịch là: Vietnam- Hungari electric machinery manufacturing
join stock company.
Tên viết tắt là: VIHEM.JSC
Địa chỉ công ty: Tổ 53,thị trấn Đông Anh,huyện Đông Anh,TP. Hà Nội
Điện thoại: 84-04.38823256, 38823284, 38823287; Fax: 84-
04.38823291.
Email: .vn – –

Tài Khoản: 102010000064402

MST: 010010125
1.2 Lịch sử hình thành
Công ty chế tạo máy điện Việt Nam-Hungari được hình thành trên cơ sở
sự giúp đỡ của cộng hòa nhân dân Hungari.
Ngày 27/12/1965 chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và chính
phủ nước cộng hòa nhân dân Hungari kí nghi định thư trao đổi giữa hai chính
4
phủ về việc chính phủ nước cộng hòa nhân dân Hungari giúp chúng ta xây
dựng một nhà máy chế tạo động cơ điện.
Ngày 25/2/1966, Thủ tướng chỉnh phủ quyết định giao cho bộ công
nghiệp nặng sửa đổi thiết kế của Hungari và xây dụng nhà máy,tổ chức đoàn
cán bộ sang Hungari thực tập về chế tạo máy điện tại hai công ty EVIG và
GANZ. Năm 1969, ban thiết kế nhà máy động cơ điện Việt – Hung được
thành lập chuẩn bị cho việc khởi công xây dụng nhà máy.Do điều kiện vật tư,
thiệt bị xây dựng bị phân tán nhiều nơi, chiến tranh phá hoại bằng không quân
của Đế quốc Mỹ trở lại (tháng 4/1972) và ngày càng ác liệt.Khu vực xây dựng
nhà máy là nơi thường xuyên bi đánh phá. Do vậy lực lượng thi công phải
phân tán tới nhiều địa bàn để giảm bớt thiệt hại do chiến tranh tàn phá. Thực
tế đó đã gây cản trở lớn cho việc khởi công xây dựng nhà máy.
Đầu năm 1973, sau khi Việt Nam kí hiệp định Paris chấm dứt sự can
thiệp của đế quốc Mỹ vào Việt Nam. Công tác xây dựng nhà máy được tiến
hành trước yêu câù, nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra. Vượt qua khó khăn về mọi
mặt: Giải phóng mặt bằng, tiếp nhận thu hồi vật tư xây dựng, thiết bị trong
các dây chuyền công nghệ đã phân tán nhiều nơi trong thời kì chiến tranh phá
hoại. Khắc phục hậu quả chiến tranh để lại trên mặt bằng thi công và các phát
sinh khác trong lĩnh vực xã hội. Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng,ngoài việc
tăng cường thêm lực lượng, công tác chuẩn bị sản xuất đã bước vào hoạt
động.
Đầu năm 1975, Bộ đã quyết định 25 cán bộ kỹ thuật và công nhân trong
đoàn thực tập tại Hungari và một số kĩ sư trẻ tốt nghiệp ĐH Bách Khoa về

làm nhiệm vụ chuẩn bị sản xuất, thiết kế sản phẩm,công nghệ sản xuất, đưa
thiệt bị vào nhà xưởng,đào tạo công nhân..
5
Đầu năm 1977,do yêu cầu cấp bách cần đưa công trình vào sản xuất. Để
tận dụng các thiết bị đã hoạt động được.. Bộ trưởng Bộ cơ khí luyện kim đã
quyết định sáp nhập vào nhà máy chế tạo điện cơ hà nội. Sau 1 năm không
tiến triển được, tháng 5/1978 Bộ ra quyệt định tách ra khỏi nhà máy chế tạo
cơ điện Hà Nội và giao nhiệm vụ cho ban chuẩn bị sản xuất chế tạo thử động
cơ điện 33kw-1000vg/ph theo kiểu AO của Liên Xô. Được sự giúp đỡ của
nhà máy chế tạo điện cơ hà nội, đến tháng 11/1978 đã chế thử thành công
động cơ 33kw-1000vg/ph. Việc chế thử thành công đã khẳng định công trình
có thể đưa vào sản xuất và báo cáo bộ cho phép thành lập nhà máy.
Bằng công sức sáng tạo và nỗ lực phấn đấu của CBCNV, sự giúp đỡ tận
tình của đoàn chuyên gia Hungari, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ và sự
giúp đỡ, tạo điều kiện của nhân dân,chính quyền địa phương,sau gần 8 năm
xây dựng nhà máy, phần lớn các thiết bị trên các dây chuyền sản xuất đã
được đưa vào vị trí, trong đó có hơn 20% đã hoạt động tốt. Nhà máy tuy chưa
đủ điều kiện để khánh thành nhưng đã bước vào giai đoạn vừa sản xuất vừa
tiếp tục hoàn thiện.
Ngày 04/12/1978, Bộ trưởng Bộ cơ khí luyện kim Nguyễn Văn Kha ký
quyết định số 1092/CL-CB thành lập nhà máy, lấy tên là Nhà máy động cơ
điện Việt – Hung. Địa điểm nằm ở phía bắc Đông Anh(Km 25 quốc lộ 3
đường Hà Nội, Thái Nguyên). Đây là một nhà máy có dây truyền công nghệ
hoàn chỉnh chế tạo động cơ, theo thiết kế của Hungari có công suất từ 0,75kW
đến 40kw, tốc độ 1500vg/ph, sản lượng 15.000 chiếc/năm.
Ngày 20/02/1995, theo quyết định số 125/QĐ của bộ trưởng bộ công
nghiệp nặng, nhà máy được đổi tên thành Công ty chế tạo máy điện Việt Nam
– Hungary
6
Ngày 15/12/2003, Theo quyết định số 216/2003/QĐ – BCN của bộ

trưởng bộ công nghiệp Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary đượcc
chuyển thành công ty TNHH Nhà nước một thành viên chế tạo máy điện Việt
Nam – Hungary.
Ngày 13/01/2006, Bộ công nghiệp đã có quyết định số 3216/QĐ-BCN
chuyển công ty TNHH nhà nước 1 thành viên chế tạo máy điện Việt Nam –
Hungari thành Công ty cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari.
1.3 Quá trình phát triển
Từ khi thành lập tới nay công ty đã trải qua nhiều thăng trầm, phát
triển.Ta có thể tóm tắt quá trình phát triển của công ty qua các thời kỳ sau:
1.3.1 Giai đoạn 1978-1980
Trong giai đoạn này công ty có hai nhiệm vụ chủ yếu là:
+ Tiếp tục xây dựng và lắp đặt thiết bị để hoàn thành nhà máy.
+ Tích cực sản xuất sản phẩm cung cấp cho nền kinh tế quốc dân.
Do chiến tranh phá hoại hầu hết các thiết bị của nhà máy phải di chuyển
sơ tán nhiều nơi. Khi thu hồi lại nhiều thiết bị thất lạc , cộng với sự giúp đỡ
của các bạn đồng bộ nhưng chưa khép kín.
Chính vì vậy, Ban lãnh đạo công ty lúc đó phải tìm kiếm khắp mọi nơi
sự hợp tác của các nhà máy trong bộ và địa phương. Điều kiện sinh hoạt vô
cùng khó khăn. Vật tư được nhà nước cung ứng theo chỉ tiêu chưa được ghi
chính thức, hầu hết được cắt xén từ các đơn vị trong ngành. Do vậy, loại có
loại không. Công ty phải đi xin, đi vay nhượng khắp nơi từng cân gang, cân
thép, mét gen…Điện lưới mất triền miên,chủ yếu phải làm ca đêm, có những
đợt mất điện cả tháng .
7
Với sự quyết tâm của ban lãnh đạo và tập thể CNVC, sau 3 năm đã
khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân. Giá trị tổng sản
lượng của những năm này đạt bình quân 1,9 tỷ đồng /năm.
1.3.2 Giai đoạn 1981 - 1986
Công ty bước vào sản xuất ổn định trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, sự gia tăng sản lượng đa dạng hóa sản phẩm đánh dấu một bước trưởng

thành của Công ty. Năm nào công ty cũng vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch nhà
nước giao với mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Sản phẩm được
nhà nước phân phối hầu hết cho các ngành kinh tế và quốc phòng.
Với quyết tâm của tập thể lãnh đạo công nhân viên chức,công ty đã chủ
động xây dựng nhiều phương án kế hoạch nhằm giải quyết khó khăn và việc
làm cho người lao động như:
-Kế hoạch sản xuất bằng vật tư nhà nước cung cấp.
-Kế hoạch sản xuất bằng vật tư tự tìm kiếm.
-Kế hoạch sản xuất phụ bằng vật tư tận dụng tư liệu của sản xuất chính.
Những sản phẩm sản xuất ra ngoài việc giao nộp theo chỉ tiêu phân bổ
của nhà nước, công ty được sử dụng một phần nào dùng trao đổi lấy vật tư để
tiếp tục sản xuất một phần được sử dụng để trao đổi lấy lương thực thực phẩm
bổ sung thêm cho người lao động nhằm giảm bớt khó khăn.
Giá trị tổng sản lượng những năm này đạt bình quân 4,6 tỷ đồng/năm,
gấp 2,42 lần sản lượng giai đoạn 1978 – 1980
1.3.3 Giai đoạn 1987 – 1988:
Công ty bước vào thời kỳ đổi mới của đất nước. Chế độ bao cấp một
phần được xóa bỏ. Kế hoạch sản xuất kinh doanh được đơn vị lập trình cơ
quan chủ quản phê duyệt. Sản phẩm của công ty sản xuất ra không được nhà
8
nước bao tiêu nữa. Đặc biệt trong giai đoạn này giá cả leo thang tăng vọt. Giá
đầu ra phải thường xuyên thay đổi phù hợp với thị trường bất ổn định để giữ
vững sản xuất, ổn định đời sống cho người lao động.
Với mục tiêu như vậy, lại một lần nữa lãnh đạo công ty tập trung sức lực
và tập hợp trí tuệ của CNVC tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước. Đưa
sản phẩm của công ty đi tham gia hội chợ quốc tế nhằm tìm kiếm cơ hội. Tốc
độ tăng trưởng tuy có chững lại nhưng đời sống, việc làm của người lao động
vẫn được đảm bảo, bằng cách phát triển nhanh những mặt hang sử dụng triệt
để những phế liệu, phế phẩm và chuyển đổi thế hệ động cơ điện để giảm bớt
chi phí đầu vào tăng hiệu quả. 7 loại động cơ từ 0,75kw đến 7,5kw, với sản

lượng chiếm 26%/năm được xuất khẩu.
Giá trị tổng sản lượng của những năm này đạt bình quân năm là: 10,3 tỷ
đồng gấp 2,2 lần sản lượng bình quân năm của thời kì 1981 – 1986.
1.3.4 Giai đoạn 1988 - 1993
Giai đoạn này, nền kinh tế của đất nước chuyển hẳn sang nền kinh tế thị
trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng XHCN, doanh nghiệp tự
do kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản
xuất kinh doanh của mình, đồng thời góp nghĩa vụ với nhà nước. Bước đầu,
với môi trường kinh doanh mới mẻ, chưa quen với cơ chế này, đặc biệt là con
người đã quá quen sống trong thời kì bao cấp, sức ì lớn, đã có không ít doanh
nghiệp lung túng phải ngừng hoạt động. Nhưng nhà máy với kinh nghiệm sau
nhiều năm tự chủ động trong hoạt động kinh doanh đã vượt qua giai đoạn đầy
sóng gió này. Tuy tốc độ tăng trưởng giảm do bị ảnh hưởng lượng dự trữ tại
các doanh nghiệp được cung cấp trong thời kì bao cấp quá nhiều nay tung ra
thị trường, làm cho sức sản xuất của toàn xã hội giảm. Nhưng nhà máy đã tự
9
khẳng định được mình, đã tạo được chỗ đứng trên thị trường và được khách
hàng chấp nhận.
Giá trị tổng sản lượng của những năm này đạt bình quân năm là: 7,71 tỷ
đồng bằng 76% sản lượng bình quân năm của thời kì 1987 - 1988.
1.3.5 Thời kì 1994 – 1998
Năm 1994-1995 do yêu cầu phát triển nhanh về sản xuất, để tránh phân
tán nhiều đầu mối nhằm chỉ đạo tập trung và có điều kiện phân cấp quản lý,
đồng thời tạo ra sự năng động cho các đơn vị, tổ chức được sắp xếp lại : sáp
nhập phân xưởng sản xuất thành hai khối điện và cơ.
Xưởng cơ khí: Đồng chí Hà Đình Minh làm giám đốc xưởng, đồng chí
Phan Văn Thanh và đồng chí Đỗ Văn Bút làm phó giám đốc xưởng. Sau này
là đồng chí Phan Văn Thanh, đồng chí Lê Vinh Hoàn làm giám đốc xưởng,
đồng chí Nguyễn Quang Tuyến làm phó giám đốc xưởng.
Xưởng điện: Đồng chí Hoàng Đình Phẩm làm giám đốc xưởng, đồng chí

Nguyễn Thế Tráng làm phó giám đốc xưởng. Sau này bổ xung thêm các đồng
chí Quách Hồng Xuân, Nguyễn Minh Ngọc làm phó giám đốc xưởng. Tiếp
theo là đồng chí Lê Minh Hoàn làm giám đốc xưởng rồi đến đồng chí Nguyễn
Thế Tráng.
Về mặt hoạt động sản xuất kinh doanh: Qua nhiều năm tạo dựng bằng
nhiều công sức của tập thể lãnh đạo và toàn thể công nhân viên chức toàn
công ty. Với sự nhìn nhận nghiêm túc, Công ty đã tạo dựng được một mạng
lưới tiêu thụ trên cả 3 miền Bắc Trung Nam. Sản phẩm của công ty đã được
đa dạng hóa theo yêu cầu sử dụng của khách hàng đó là sự quan tâm, trăn trở
của từng cán bộ và từng cá nhân người lao động trong công ty. Chính vi vậy
mà sản phẩm của công ty một phần đã chiếm được ưu thế cạnh tranh trên thị
trường. Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 19,4% nộp ngân sách
10
hàng năm từ 10% đến 17%, sản lượng hàng năm tăng gấp 18 lần sao với ngày
đầu thành lập công ty. Đời sống và điều kiện làm việc của người lao động
không ngừng được cải thiện, mối quan hệ với các bạn hàng không ngừng
được củng cố và phát triển.
1.3.6 Thời kì 1999 – 2003
Về tổ chức bộ máy quản lý: Từ tháng 01/1999, công ty có sự chuyển đổi
thế hệ lãnh đạo, đồng chí Hà Đình Minh được cấp trên bổ nhiệm làm Giám
đốc đã lãnh đạo công ty đã có những bước phát triển lớn mạnh và bền vững.
Công ty có sự quan tâm, chăm lo , đầu tư đúng mức cho những nguồn lực đặc
biệt là nguồn nhân lực, đồng thời thực hiện sắp xếp lại lao động, kiện toàn cơ
cấu tổ chức cho phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của công ty trong
từng thời kì và tạo ra sự năng động, hoạt động có hiệu quả trong bộ máy quản
lý nhằm thích nghi với yêu cầu mới. Khắc phục mọi khó khăn, phát triển
mạnh mẽ trong tình hình mới nhằm chủ động đón đầu cho hội nhập kinh tế
quốc tế là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, cần phải có những giải pháp đồng
bộ: Nâng cao hiệu quả quản lí, đầu tư thiết bị hiện đại, mang tính hiện đại hóa
cao, đổi mới khoa học công nghệ chế tạo sản phẩm…phải đi đôi với việc nâng

cao năng lực quản lí và trình độ nghề nghiêp của người lao động, tạo ra sự
chuyển biến đồng bộ, táo bạo, tự tin, nhiệt huyết trong công tác và lao động.
Về hoạt động sản xuất kinh doanh: Nền kinh tế trong nước bước vào giai
đoạn cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện hệ thống cơ chế chính sách pháp
luật chưa hoàn thiện, đã xuất hiện nhiều nhà sản xuất, cung ứng máy điệncó
mặt tại thị trường Việt Nam. Tính độc tôn của doanh nghiệp dần mất đi,
không còn được sự bảo trợ của nhà nước. Thay vào đó là sự cạnh tranh vừa
bình đẳng, vừa không bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Bình đẳng được
11
thể hiện ở bề ngoài, không bình đẳng thể hiện ở bên trong vì có sự tác động
không chính thức của một số cá nhân, nhà đầu tư.
Những kết quả đạt được là: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân
hàng năm từ 15,97%, sản lượng tăng 2,51 lần so với giai đoạn 1994 – 1998.
Mọi CBCNV trong công ty đều có việc làm, thu nhập bình quân đầu người
tăng 2,1 lần so với giai đoạn trước. Đóng góp ngân sách cũng tăng trên 2 lần.
Quan hệ với địa phương ngày càng được củng cố và thực hiện tốt các chính
sách xã hội.
1.3.7 Thời kì 2004 tới nay
Đây là thời kì kinh tế ,chính trị và xã hội trên toàn thế giới có nhiều xáo
trộn, tiềm ẩn những nguy cơ gây nên bất ổn định cũng như khủng hoảng và
suy thoái ở phạm vi toàn cầu. Chủ nghĩa khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo,
các phong trào li khai diễn ra tại nhiều nước trên thế giới. Tốc độ phát triển
quá nóng của một số nền kinh tế đặc biệt là Trung Quốc, sự bất ổn định của
thị trường bất động sản, thị trường tài chính Mỹ có khả năng để lại những hậu
quả to lớn lâu dài.
Tuy nhiên, nối tiếp đà tăng trưởng của thời kì 1999 – 2003, Trong giai
đoạn này vị thế và thương hiệu của công ty chế tạo máy điện Việt Nam –
Hungary đã được nâng lên một tầm cao mới. Sản phẩm, dịch vụ của công ty
được mọi thành phẩn kinh tế tin dùng. Đặc biệt, dòng sản phẩm động cơ 3 pha
phòng nổ và động cơ điện 3 pha có gắn phanh từ đã tạo bước đột phá mới

trong ngành chế tạo máy điện quay của Việt Nam. Nhờ đó, các ngành khai
thác hầm lò, xăng dầu cũng như chế tạo thiết bị nâng hạ đã có thể chủ động
trong việc tìm kiếm nguồn động cơ điện chế tạo trong nước với giá cả cạnh
tranh, tiến độ kịp thời, hạn chế nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước.
12
Tốc độ tăng trưởng luôn được duy trì ổn định ở mức cao, thu nhập và đời
sống của người lao động không ngừng được cải thiện.
So vớ thời kì trước giá trị sản xuất công nghiệp tăng 34,66%, tổng doanh
thu tăng bình quân 62,73%, trong đó doanh thu SXCN tăng 64,8%, nộp ngân
sách tăng bình quân 38,2%, lợi nhuận sau thuế tăng bình quân 147,56%, vốn
chủ sở hữu tính đến hết tháng 6/2008 tăng 51.05%. Cơ cấu sản phẩm chủ yếu:
Tỷ trọng động cơ có công suất lớn hơn 22kw ngày càng tăng thể hiện một
bước tiến về trình độ công nghệ và năng lực sản xuất ngày càng phát triển.
2. Cơ cấu tổ chức của công ty
13
Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lí của công ty :
: Quan hệ quản lý điều hành
: Quan hệ điều hành hệ thống chất lượng
Đại hội cổ đông
hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Đại diện
LĐ về CL
Phó TGĐ
HC – SX
Phó TGĐ
CN – TB
Phó TGĐ
KD

Phó TGĐ
Kỹ thuật
Phòng
CL
Phòng
TC
Phòng
KD
VP
Cty
Phòng
TB
Ph
òng
TKPT
Ph
òng
KTC
N
X í nghi ệp
C ơ Kh í
X í nghi ệp
Đi ện Các công ty thành
viên
14
Bộ máy quản lý của công ty kết hợp giữa mô hình tổ chức theo chức
năng và mô hình nhân tố nhằm làm tách bạch giữa sản xuất và kinh doanh,
gắn liền giữa trách nhiệm và quyền hạn, giảm bớt quyền lợi nhưng vẫn đảm
bảo chỉ đạo tâp chung.
Hội đồng quản trị: là cơ quan đại diện cho các cổ đông để quản trị công

ty. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh cổ đông của công ty để quyết
định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền
của đại hội cổ đông và các vấn đề quan trọng trong hoạt động của công ty
như: Phương hướng hoạt động, kế hoạch kinh doanh, lãnh đạo cán bộ các
phòng ban theo nguyên tắc nhất trí; có quyền nhân danh Công ty thực hiện
lãnh đạo tập thể, quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty như bổ nhiệm, miễn
nhiệm,…. Quyết định mức lương hợp lí cho người lao động và cho các cấp
dưới quyền. Hội đồng quản trị họp ít nhất một lần mỗi quý và có thể hợp bất
thường. Hiện tại hội đồng quản trị của công ty gồm các ông: Hà Đình Minh,
Nguyễn Huy Du, Ngô Thế Giang, Kiều Quốc Nhật và ông Nguyễn Nhất Việt.
Tổng giám đốc: Là người được hội đồng quản trị đề ra để điều hành các
hoạt động thường ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản
trị về hoạt động của công ty. Là người nắm giữ quyền hành cao nhất, chịu
trách nhiệm chỉ huy điều hành chung toàn bộ hoạt động của công ty một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phó tổng giám đốc và các phòng ban nghiệp
vụ. Đương kim tổng giám đốc của công ty là ông Hà Đình Minh.
Các phó giám đốc: Là người tham mưu cho tổng giám đốc trong việc
quyết định quản lý trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp. Phó tổng giám đốc của công ty hiện nay là: Kiều Quốc Nhật, Bạch
Đình Nguyên, Lê Vinh Hoàn, Đỗ Văn Chính.
15
Các trưởng phòng và chánh văn: có nhiệm vụ điều hành hoạt động của
các lĩnh vực quản trị đã được phân công, chuyên trách; có trách nhiệm báo
cáo tình hình hoạt động cũng như chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của
bộ phận, lĩnh vực mà mình chuyên trách với hội đồng quản trị, tổng giám đốc,
và người được ủy quyền thay mặt tổng giám đốc( thường là phó tổng giám
đốc). Hiện tai, ông Vũ Văn Vân là trưởng phòng Tài Chính, ông Bùi Quốc
Bảo làm trưởng phòng kinh doanh, ông Nguyễn Huy Du làm trưởng phòng
TCHC & LĐ, ông Bùi Khắc Luận làm trưởn phòng TK và Phát triển, ông
Nguyễn Quang Khải làm trưởng phòng kỹ thuật công nghệ, ông Phan Văn

Nhân làm trưởng phòng thiết bi, ông Nguyễn Văn Hiểu làm trưởng phòng
Quản Lý Chất Lượng.
Các công ty thành viên: Trong bất cứ giai đoạn nào thì điều trăn trở nhất
đối với các đồng chí cán bộ lãnh đạo công ty luôn là nghiên cứu và lựa chọn
chiến lược phát triển lâu dài cho phù hợp với các nguồn lực sẵn có của công
ty cũng như xu thế phát triển đất nước. Nhằm mở rộng quy mô và phạm vi
kinh doanh, đổi mới công nghệ nâng cao hiệu quả hoạt động, thích ứng hơn
với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế. Mô hình công ty mẹ con đã được
hội đồng quản trị áp dụng. Điểm khởi đầu chính là việc thành lập công ty CP
chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary 1 và 2 trên nền tảng toàn bộ cơ sở vật
chất kỹ thuật và nhân sự của 2 chi nhánh tại Đà Nẵng và TP.HCM từ tháng
7/2008. Công ty cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary là công ty mẹ
giữ vai trò trung tâm đầu tư vốn vào các công ty con với tỷ lệ vốn đầu tư 51%.
Công ty mẹ làm đầu mối thực hiện các dự án lớn, phats triển các mối quan hệ
đối ngoại, tổ chức phân giao công việc cho các công ty con trên quan hệ hợp
đồng, không tồn tại quan hệ phân giao bằng mệnh lệnh hành chính gượng ép.
16
3. Kết quả sản xuất kinh doanh
3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
3.1.1 Chỉ tiêu doanh thu
Doanh thu là số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Bao gồm:
- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh : Là toàn bộ số tiền thu
được khi bán sản phẩm và cung cấp dịch vụ.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính : Là toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động
thuộc lĩnh vực tài chính sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ, nó bao gồm :
Thu nhập từ hoạt động góp vốn kinh doanh, thu nhập từ hoạt động mua bán
chứng khoán ngắn hạn và dài hạn, thu nhập từ hoạt động cho thuê tài sản, thu
nhập về lãi tiền trả ngân hàng.
- Doanh thu hoạt động khác : Là toàn bộ các khoản thu nhập bất thường

đã trừ đi các khoản giảm trừ, nó bao gồm : Thu nhập do thanh lý nhượng bán
tài sản, tiền thu được do phạt vi phạm hợp đồng, các khoản nợ khó đòi đã
được xử lý.
Vậy ta có công thức tính toán sau :
Doanh thu = Doanh thu SXKD + Doanh thu tài chính + Doanh thu khác
Căn cứ vào tình hình kinh doanh của công ty ta có bảng sau :
17
Bảng 7: Doanh thu của công ty qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006
Năm 2007 Năm 2008
Doanh thu hoạt động SXKD
103.184 225.057 326.875
Doanh thu hoạt động TC
688 136 232
Doanh thu hoạt động khác
159 16 668
Tổng Doanh thu
104.031 225.209 327.775
(Nguồn: Phòng Tài Chính )
Bảng 8: Mức tăng giảm doanh thu qua các kỳ

Năm
Tổng Doanh thu
(Tr.Đồng)
Mức thay đổi
Chênh lệch
(Tr.Đồng)
Tỉ lệ tăng so với
năm trước (%)

2006
104.031
2007 225.209 121.178 116,48
2008 327.775 102.566 45,54
Qua bảng trên ta thấy có sự thay đổi doanh thu qua các năm, năm sau
tăng so với năm trước. Năm 2007 doanh thu là 225.209Tr.đồng tăng 121.178
Tr.đồng so với năm 2006 tương ứng với tăng 116,48%. Năm 2008 doanh thu
là 327.775 Tr.đồng tăng so với năm 2007 là 102.566 Tr.đồng tương đương
với 45,54%. Ta nhận thấy doanh thu của năm sau đều lớn hơn năm trước
chứng tỏ sự sn xuất và thi trường của công ty
18
3.1.2 Chỉ tiêu chi phí
Bảng 9: Chi phí của công ty qua các năm
Đơn vị: Tr.đồng
STT Chỉ Tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1 Chi phí tài chính 2.135 1.941 4.655
2 Chi phí bán hàng 2.755 4.867 5.193
3 Chi phí quản lý doanh
nghiệp
2.698 5.522 7.319
4 Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành
132 171 215
5 Chi phí khác 0 0 310
6 Tổng cộng 7.720 12.501 17.692
(Nguồn: Phòng tài chính)
3.1.3 Chỉ tiêu về lợi nhuận
Lợi nhuận là một chỉ tiêu đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của
nhà máy. Lợi nhuận chính là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí :
Nhận xét: Qua Bảng 10 ta có thể rút ra: Lợi nhuận sau thuế của công ty

đều tăng mạnh qua các năm,đặc biệt là năm 2007 tăng 311%. Lợi nhuận tăng
là do doanh thu của doanh nghiệp tăng mạnh. Lý do sâu xa chính là do năm
này doanh nghiệp mới chuyển đổi từ mô hình công ty TNHH nhà nước một
thành viên sang công ty cổ phần do vậy quy mô được mở rộng, phương pháp
quản lý sản xuất thay đổi tạo điều kiện kinh doanh hiệu quả.
19
Bảng 10: Kết quả công ty qua các năm
ĐVT: Tr.đồng
STT CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008
1
Doanh thu bán hàng
và cung cấp DV
103.459 226.068 327.189
2 Giảm trừ doanh thu
275 1.010 314
3 Doanh thu thuần 103.184 225.058
326.875
4 Gía vốn hàng bán
94.887 208.274 304.617
5 Lợi nhuận gộp 8.297 16.784 22.258
6 DT hoạt động TC
688 136 232
7 Chi phí tài chính
2.135 1.941 4.655
8 Chi phí Quản lý KD
2.698 5.522 7.319
9
Chi phí bán hàng 2.755 4.867 5.193
10
Lợi nhuận từ

HDSXKD 1.397 4.590 5.251
11
Thu nhập khác 159 16 668
12
Chi phí khác
0 0
310
13 Lợi nhuận khác 0 0
358
14 LN trước thuế 1.556 4.606 5.967
15
CF thuế thu nhập
hiện hành 132
171 215
17 LN sau thuế 1.424 4.435 5752
(Nguồn: Phòng tài chính)
20
Chương 2: Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty
1. Các nhân tố ảnh hưởng
1.1. Đặc điểm về sản phẩm và chất lượng sản phẩm
1.1.1 Đặc điểm về sản phẩm
Công ty máy điện Việt Nam - Hungari chủ yếu là sản xuất các loại sản
phẩm động cơ điện. Do đặc điểm của các loại sản phẩm động cơ điện là nhu
cầu sử dụng khác nhau về chủng loại với những mức công suất khác nhau,
cho nên công ty đã áp dụng chính sách đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, sản
phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn cố định hàng loạt, và cả những sản phẩm
được sản xuất theo đơn đặt hàng, sản xuất theo yêu cầu của khách hàng, đây
chính điểm mạnh của công ty để tạo ra rào cản lớn cho đối thủ cạnh tranh có ý
định muốn lôi kéo khách hàng của công ty.
Hiện nay công ty đang sản xuât 4 loại: Động cơ điện, quạt công nghiệp

các loại , máy phát điện, Balats đèn huỳnh quang 40W và 20W.
Động cơ điện chia thành: Động cơ điện xoay chiều 1 pha điện áp 220V
công suất từ 0,2 đến 3 kW. Động cơ điện xoay chiều 3 pha ( Động cơ 3 pha
dây quấn và động cơ 3 pha lồng sóc) các cấp độ công suất từ 0,125kW đến
1000kW. Động cơ phanh từ, động cơ có khớp nối từ (VS) và động cơ thông
minh.
Động cơ 3 pha thông minh (Smart Motor) là động cơ điện không đồng
bộ 3 pha có tích hợp bộ điều khiển thông minh cho phép điều chỉnh trơn tốc
độ động cơ bằng cách thay đổi tần số trong dải rộng (5Hz đến 60 Hz). Bộ điều
khiển có thể lập trình chế độ chạy theo quy luật V/f là hằng số hoặc chế độ
M~n
2
tùy chọn theo người sử dụng. Động cơ được điều khiển tốc độ nhờ điều
21
chỉnh chiết áp gắn trên hộp cực của động cơ, việc dừng(Stop) hay chạy (Run)
có thể được thực hiện bằng cách ấn hai nút Run và Stop gắn trên thân hộp
cực.
1.1.2 Chất lượng sản phẩm
Người tiêu dùng khi mua hàng trước hết nghĩ tới hàng hóa đáp ứng nhu
cầu của họ tới chất lượng mà nó có. Trong điều kiện hiện tại, chất lượng là
yếu tố quan trọng bậc nhất mà doanh nghiệp lớn thường sử dụng trong cạnh
tranh vì nó đem lại khả năng “ chiến thắng vững chắc ” đó cũng là con đường
mà doanh nghiệp thu hút khách và tạo dựng giữ gìn chữ tín tốt nhất. Chất
lượng hàng hóa xuất phát từ khâu sản xuất tới khâu phân phối và tiêu dùng.
Chất lượng sản phẩm chứa đựng trong nó tính dan tộc và tính thời đai.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty không ngừng cải tiến mẫu
mã, đầu tư có chọn lọc vào máy móc thiết bị công nghệ. Quy trình sản xuất
sản phẩm của công ty là quy trình sản xuất kiểu liên tục, tổ chức sản xuất
nhiều với khối lượng lớn, chu kì sản xuất ngắn xen kẽ liên tục. Cùng một quy
trình sản xuất sản phẩm nhưng kết quả sản xuất là một nhóm sản phẩm động

cơ với công suất và vòng quay khác nhau.
Hiện nay công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari tổ chức theo hệ
thống quản lý chất lượng Iso 9001-2000 vì vậy mạng lại các lợi ích:
-Thúc đẩy cả hệ thống làm việc tốt, đặc biệt giải phóng người lãnh đạo
khỏi công việc sự vụ lặp đi lặp lại.
- Ngăn chặn được nhiều sai sót nhờ mọi người có tinh thần trách nhiệm
cao và tự kiểm soát được công việc của chính mình.
- Tạo điều kiện xác định nhiệm vụ đúng và cách đạt được kết quả đúng.
22
- Lập văn bản các hoạt động một cách rõ ràng, từ đó làm cơ sở để giáo
dục, đào tạo nhân lực và cải tiến công việc có hệ thống.
- Cung cấp cách nhận biết, giải quyết các sai sót và ngăn ngừa chúng tái
diễn.
- Cung cấp bằng chứng khách quan để chứng minh chất lượng sản phẩm
(dịch vụ) của tổ chức và mọi hoạt động đều đã được kiểm soát.
- Cung cấp dữ liệu phục vụ cho hoạt động cải tiến.
1.2. Giá cả về sản phẩm
Giá cả sản phẩm là một trong nhưng nhân tố chủ yếu tác động đến tiêu
thụ. Giá cả hàng hóa có thể kích thích hay hạn chế cung cầu và do đó sẽ ảnh
hưởng tới tiêu thụ. Xác định giá bán cao hay thấp đều ảnh hưởng trực tiếp đến
lợi nhuận thu được. Nếu xác định được giá bán đúng sẽ đảm bảo khả năng
tiêu thụ và thu lợi nhuận tránh được ứ đọng, hạn chế thua lỗ. Trong cạnh tranh
thì giá cả được sử dụng như một vũ khí. Song trong điều kiện hiện tại , công
cụ chủ yếu vẫn là chất lượng hàng hóa. Nếu doanh nghiệp mà lạm dụng vũ
khí giá cả trong cạnh tranh thì có thể không những không thúc đẩy tiêu thụ mà
còn bị thiệt hại. Vì khi doanh nghiệp hạ giá bán thì đối thủ cũng có thể hạ giá
thấp thậm chí là thấp hơn giá cả cùng loại hoặc thay thế dẫn tới không thúc
đẩy được tiêu thụ mà lợi nhuận còn bị giảm xuống. Các doanh nghiệp phải hết
sức thận trọng trong cạnh tranh qua giá. Định giá cũng cần phải hiểu tâm lý
khách hàng vì giá cả là một nhân tố thể hiện chất lượng. Người tiêu dùng

đánh giá chất lượng hàng hóa thông qua giá của nó khi đứng trước những
hàng hóa cùng loại hoặc thay thế, họ thường cho rằng tiêng nào của lấy, giá
cao thì chất lượng cao và ngược lại. Do vậy giá thấp không phải lúc nào cũng
thúc đẩy tiêu thụ.

×