Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU VNS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ÁNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.71 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
o0o
TIỂU LUẬN MÔN
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Đề tài: PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU VNS CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ÁNH DƯƠNG
Hà Nội, tháng 4 năm 2014
Tiểu luận Phân tích tài chính doanh nghiệp
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
CHƯƠNG I : TÔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ÁNH DƯƠNG 5
1.1.Giới thiệu về công ty cổ phần Ánh Dương 5
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 10
2.1. Khái quát tình hình tài chính công ty 10
2
Tiểu luận Phân tích tài chính doanh nghiệp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SXKD Sản xuất kinh doanh
CTCP Công ty cổ phần
BCTC Báo cáo tài chính
BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
3
Tiểu luận Phân tích tài chính doanh nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã đi qua năm 2013
trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều bất lợi từ mặt bằng lãi suất ở mức


cao trong khi Chính phủ thực hiện khá nhất quán chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa theo
tinh thần của Nghị quyết số 11/NQ-CP.
Năm 2013 đầy khó khăn đã qua đi nhưng kinh tế vĩ mô trong nước vẫn tiềm ẩn không ít bất
ổn. Vừa qua, Chính phủ cũng đã khẳng định định hướng chính sách tiền tệ và chính sách tài
khoá tiếp tục theo hướng chặt chẽ và linh hoạt với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Với kỳ
vọng rằng mục tiêu này sẽ được thực thi một cách kiên quyết và mạnh mẽ; việc tái cấu trúc
nền kinh tế nhiều khả năng sẽ được đẩy mạnh thông qua qua các giải pháp tái cơ cấu hệ
thống ngân hàng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tăng hiệu quả đầu tư công, minh bạch
và đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Những thay đổi trên được đánh giá khá tích cực cho nền kinh tế nhưng có lẽ vẫn là trong dài
hạn. Dự báo trong ngắn hạn nền kinh tế sẽ có những xáo trộn và thay đổi nhất định, theo đó
thị trường chứng khoán có thể phải hứng chịu những tác động xấu không mong muốn nhưng
bù lại điều này là cần thiết cho một nền tảng phát triển bền vững và lâu dài.
Nhằm mục tiêu đưa ra các chiến lược đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán, qua
nghiên cứu và tìm hiểu tôi quyết định tìm hiểu đề tài: “PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU VNS
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ÁNH DƯƠNG” nhằm đưa ra kết luận cá nhân về khả năng
phát triển của công ty trong năm 2013 và đánh giá hiệu quả đầu tư nếu nhà đầu tư đầu tư vào
cổ phiếu doanh nghiệp này.
Nội dung chính của bài gồm:
Phần I: Tổng quan về Công ty cổ phần Ánh Dương
Phần II: Phân tích Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Ánh Dương
Phần III: Kết luận đầu tư/không đầu tư vào cổ phiếu VNS
4
Tiểu luận Phân tích tài chính doanh nghiệp
CHƯƠNG I : TÔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ÁNH DƯƠNG
1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Ánh Dương
Tên công ty: Công ty cổ phần Ánh Dương.
Trụ sở chính: Vinasun Tower 648 Nguyễn Trãi-P.11- Q.5- TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84.8) 38327178
Fax: (84.8) 39526410

Website:
Giấy chứng nhận ĐKKD số 4103001723 cấp ngày 17/7/2003 cho phép công ty kinh doanh
ngành nghề Vận tải bằng xe taxi, kinh doanh du lịch, vé máy bay, kinh doanh địa ốc, bất
động sản.
Mã chứng khoán: VNS
Sàn niêm yết: Sàn giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh (HoSe).
Vốn điều lệ: từ 8 tỷ VNĐ năm 2003 lên 300 tỷ VNĐ năm 2010.
Các mốc lịch sử phát triển của công ty:
Tiền thân của Công ty là Công ty TNHH Thương Mại Dịch vụ Lữ hành Tư Vấn Đầu Tư Ánh
Dương Việt Nam, được thành lập vào ngày 15/6/1995, với vốn điều lệ là 300 triệu đồng.
Giấy phép kinh doanh số : 052184 do Sở Kế hoạch và đầu tư cấp với hoạt động chính là
kinh doanh ăn uống và du lịch nội địa.
Ngày 27/01/2003: Dịch vụ Taxi được chính thức đưa vào hoạt động với thương hiệu
VINASUN TAXI.
Ngày 17/7/2003: công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần Ánh Dương Việt Nam với vốn
điều lệ là 8 tỷ đồng. Giấp phép đăng ký kinh doanh : 4103001723 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư cấp.
Ngày 25/5/2006: công ty tăng vốn điều lệ lên 16 tỷ đồng để đầu tư thêm xe mới cho hoạt
động dịch vụ Taxi.
Tháng 2/2007: công ty phát hành thêm 84 tỷ đồng mệnh giá để tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ
đồng nhằm tái cơ cấu lại nợ vay và đầu tư thêm xe trong năm 2007.
5
Tiểu luận Phân tích tài chính doanh nghiệp
Tháng 10/2007: công ty phát hành thêm 70 tỷ đồng mệnh giá cho các nhà đầu tư lớn, tăng
vốn điều lệ của Công ty lên 170 tỷ đồng để :
- Đầu tư 600 đến 800 xe Toyota để kinh doanh Taxi.
- Đầu tư dự án Cao ốc Vinasun Tower tại 26-28-30-32 Thủ Khoa Huân Quận I, Tp. HCM
(Diện tích đất: 680 m2 ).
- Đầu tư Chung cư 103 Trương Đình Hội Quận 8, Tp. HCM (Diện tích đất : 2.659 m2.
- Đầu tư dự án Trung tâm Thương mại Tản Đà (Diện tích đất: 1.200 m2)

Năm 2008:
- Vinasun đã trở thành 1 trong những hãng taxi sở hữu số đầu xe lớn nhất TP.HCM, cùng
với 2203 chiếc, 55 đội xe và 6196 tài xế.
- Mở rộng thêm địa điểm hoạt động ở Đồng Nai, ngoài 1300 điểm tiếp thị tại TP.HCM.
- Vinasun chính thức phát hành cổ phiếu.
Năm 2009:
- Ngày 28/10 phát hành thêm 3 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 170 tỷ đồng lên 200 tỷ
đồng
- Vinasun đạt thương hiệu taxi hàng đầu được người tiêu dùng bình chọn.
- Số lượng xe: 2793 xe cùng 60 đội và hơn 6000 tài xế
- Đạt doanh thu: 1068,602 tỷ VNĐ.
- Lợi nhuận sau thuế: 107,46 tỷ VNĐ.
Năm 2010:
- Ngày 01-01 Vinasun thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu mới.
- Số lượng xe hiện tại: 4000 chiếc (tính đến tháng 12/2010) với 67 đội xe và hơn hơn 8000
tài xế.
- Theo nghị quyết ĐHCĐ thường niên năm ngày 27/03/2010, VNS đã thông qua phương án
phát hành 10 triệu cổ phiếu thưởng để tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng.
- Doanh thu 6 tháng đầu năm: 757,55 tỷ VNĐ.
- Lợi nhuận sau thuế: 180 tỷ VNĐ.
- Ngày 21/08 khai trương chi nhánh Vinasun Taxi tại thành phố biển Vũng Tàu.
- Ngày 12/12 khai trương Vinasun Green taxi tại thành phố Đà Nẵng.
6
Tiểu luận Phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2. Định hướng phát triển của công ty:
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Vinasun Corporation đã xác định con đường phát
triển của mình dựa trên sự hợp tác vững mạnh, dài lâu và bền vững, cộng với trí tuệ của bộ
máy điều hành là nền tảng của hệ thống. Đây là những yếu tố cốt lõi để Vinasun
Corporation mở rộng phát triển để trở thành tập đoàn hùng mạnh trong tương lai. Ở
Vinasun Corporation sẽ tiếp tục phát triển như là một “công dân” của sự phát triển tốt nhất

toàn cầu.
Sứ mệnh
Vinasun Corporation sẽ tiếp tục tìm kiếm và tạo ra những giá trị bằng cách cung cấp các
dịch vụ khách hàng tốt nhất, thoã mãn khách hàng cao nhất. Thông qua sứ mệnh này, công
ty hướng đến sự phát triển, mang đến những lợi ích, ấp ủ sự thành công không những cho
những nhà đầu tư, cổ đông, những đối tác mà còn cho toàn bộ những mối quan hệ trong
mắc xích giá trị trên toàn thế giới.

Định hướng phát triển của công ty là
Tập trung vào ngành nghề chính: Dịch vụ vận tải du lịch.
- Trở thành hãng Taxi hàng đầu của Việt Nam trong tương lai.
- Củng cổ phát triển và chiếm lĩnh thị phần tại các địa bàn kinh doanh sẵn có.
- Mở rộng sang các thành phố trọng điểm của cả nước khi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và
khi nền kinh tế phục hồi và phát triển.
- Thiết lập các tiện ích trên xe như LCD, hệ thống thanh toán Online, quản lý qua hệ thống
GPS nhằm gia tăng khả năng phục vụ khách hàng.
Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình kinh doanh: khai thác các dịch vụ vận tải khác.
Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp: văn minh - lịch sự - chuyên nghiệp.
1.3. Vị thế của công ty trong ngành:
Hiện nay có khoảng 10.000 xe Taxi hoạt động trên địa bàn Tp. HCM, trong đó có khoảng
6.000 xe trực thuộc các công ty Taxi và khoảng 4.000 xe trực thuộc các Hợp tác xã và chạy
tự do. Với hơn 1.300 chiếc thì nếu so sánh số lượng đầu xe thì Công ty chiếm khoảng 20%
thị phần của các công ty và hơn 10% so với đầu xe toàn thành phố. Song xét về yếu tố
doanh thu (bình quân 900.000 đồng/xe/ngày) và số km vận hành mà Công ty đạt được (trên
7
Tiểu luận Phân tích tài chính doanh nghiệp
54%) thì Công ty chiếm hơn 30% thị phần của taxi thành phố và hơn 50% thị phần tại tỉnh
Bình Dương. Hiện nay, Công ty đang dẫn đầu về số lượng xe (tính số lượng xe mà Công ty
trực tiếp đầu tư, không tính xe góp của các tài xế và xe nhượng quyền thương hiệu) và là
Công ty dẫn đầu về doanh thu bình quân cũng như dẫn đầu về số km vận hành có khách.

1.4 Tài liệu phân tích
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán công ty từ năm 2011-2013( đơn vị: triệu đồng)
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tài sản
Tài sản ngắn hạn
-Tiền và các khoản tương đương tiền 62,994 38,484 28,298
-Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn N/A N/A N/A
-Các khoản phải thu ngắn hạn 95,715 123,553 138,199
-Hàng tồn kho 2,017 3,642 4,291
-Tài sản ngắn hạn khác 32,163 40,819 33,095
Tổng tài sản ngắn hạn 192,888 206,499 203,883
Tài sản dài hạn
-Các khoản phải thu dài hạn 2,864 1,119 11
-Tài sản cố định 1,545,634 1,558,471 1,560,312
-Bất động san đầu tư 11,570 11,570 11,570
-Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1,660 1,140 540
-Tài sản dài hạn khác 7,133 9,117 5,819
Tổng tài sản dài hạn 1,568,861
TỔNG TÀI SẢN 1,761,749 1,787,916 1,782,135
Nguồn vốn
Nợ phải trả
-Nợ ngắn hạn 183,999 170,879 177,607
-Nợ dài hạn 749,799 753,346 664,227
Tổng nợ 933,798 924,225 841,833
Nguồn vốn
-Vốn chủ sở hữu 819,978 855,868 936,220
-Nguồn kinh phí và quỹ khác N/A N/A N/A
Tổng nguồn vốn 819,978 855,868 936,220
Lợi ích của cổ đông thiểu số 7,973 7,824 4,081
TỔNG NGUỒN VỐN 1,761,749 1,787,916 1,782,135

Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD ( đơn vị: triệu đồng)
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu thuần 1,643,696 2,274,328 2,713,311
8
Tiểu luận Phân tích tài chính doanh nghiệp
Giá vốn hàng bán 1,380,614 1,954,709 2,257,708
Lợi nhuận gộp 263,082 319,619 455,603
Chi phí hoạt động
-Chi phí tài chính 81,339 125,257 113,492
-Trong đó: Chi phí lãi vay 80,599 124,737 112,890
-Chi phí bán hàng 5,895 6,849 94,025
-Chi phí quản lý doanh nghiệp 46,561 57,254 63,938
Tổng chi phí hoạt động 133,795 189,360 271,455
Tổng doanh thu hoạt động tài chính 5,264 3,109 1,118
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 134,551 133,369 185,265
Lợi nhuận khác 105,324 44,624 18,735
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 239,875 177,993 204,000
Chi phí lợi nhuận
Chi phí thuế TNDN hiện hành 60,448 45,113 52,514
Lợi ích của cổ đông thiểu số -27 -149 257
Tổng chi phí lợi nhuận 60,421 44,964 52,771
Lợi nhuận sau thuế TNDN 179,454 133,029 151,229
Bảng 3: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( đơn vị: triệu đồng)
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế 239,875 177,993 204,000
Điều chính cho các khoản 173,258 340,445 393,899
-Khấu hao TSCĐ 197,424 257,488 291,200
-Các khoản dự phòng 676 715 164
-Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư -105,441 -42,494 -10,355

-Chi phí lãi vay 80,559 124,737 112,890
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước
thay đổi VLĐ
413,134 518,438 597,899
-Tăng, giảm các khoản phải thu -51,698 -25,899 -4,344
-tăng, giảm hàng tồn kho -1,113 -1,626 -649
-Tăng, giảm các khoản phải trả 40,625 -82,196 -4,448
-Tăng, giảm chi phí trả trước -11,038 -6,290 -452
-Tiền lãi vay phải trả -77,546 -123,788 -111,739
-Thuế TNDN đã nộp -62,929 -41,005 -48,387
-Tiền thu từ hoạt động kinh doanh 22,814 19,412 18,955
-Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh -22,451 -26,348 -24,849
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh 249,825 230,699 421,986
9
Tiểu luận Phân tích tài chính doanh nghiệp
doanh
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu

-Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và
các TSDH khác
-696,509 -264,087 -298,485
-Tiền thu từ thanh lys, nhượng bán TS 282,780 59,830 13,682
-Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi tức
được chia
5,248 3,102 1,117
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu

-408,481 -201,155 -283,686
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài
chính

-Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn
góp CSH
23,198
-Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 411,070 316,756 379,259
-Tiền chi trả nợ gốc vay -202,246 -293,238 -412,120
-Tiền chi trả nợ thuê tài chính -23,124 -46,882 -35,613
-Cổ ức, lợi nhuận trả cho CSH -54,506 -30,688 -76,014
-Vốn góp của cổ đông thiểu số vào công ty
con
8,000
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài
chính
162,393 -54,053 -148,488
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 3,737 -24,510 -10,187
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 59,257 62,994 38,484
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 62,994 38,484 28,298
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
2.1. Khái quát tình hình tài chính công ty
2.1.1. Phân tích sự biến động của tài sản, nguồn vốn
Để phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn, phương pháp chủ yếu được sử dụng
là phương pháp so sánh với kỹ thuật so sánh ngang và so sánh dọc.
10
Tiểu luận Phân tích tài chính doanh nghiệp
Bằng việc so sánh ngang có thể thấy được sự biến động về mặt thời gian của quy mô tổng
tài sản, tổng nguồn vốn, từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn của một doanh nghiệp, qua đó
đối hiếu với các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các chính sách bán hàng,
dự trữ; xem xét các yếu tố tác động đến sự biến động của tài sản, nguồn vốn để đánh giá tính
hợp lý hay không hợp lý của biến động đó.
Tuy nhiên thì so sánh ngang lại không hiệu quả khi so sánh các doanh nghiệp có sự khác
nhau về đơn vị tiền tệ trong báo cáo tà chính hoặc các doanh nghiệp có quy mô khác nhau.

Nếu chỉ so sánh tổng tài sản, nguồn vốn thì ta không thể hiểu được các vấn đề bên trong một
cách sâu sắc, trừ khi các yếu tố trên được đưa về cùng một tỷ lệ. Bởi vậy việc so sánh dọc
(so sánh đồng quy mô) thường được dùng để chuẩn hóa các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế
toán bằng việc biểu diễn chúng dưới dạng phần trăm của một chỉ tiêu được lấy làm gốc có
liên quan.
Bảng 4: Bảng cân đối kế toán đồng quy mô của công ty cổ phần Ánh Dương (đơn vị %)
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tài sản
Tài sản ngắn hạn
-Tiền và các khoản tương đương tiền 3,57 2,15 1,59
-Các khoản phải thu ngắn hạn 5,43 6,91 7,75
-Hàng tồn kho 0,11 0,2 0,24
-Tài sản ngắn hạn khác 1,83 2,28 1,86
Tổng tài sản ngắn hạn 10,95 11,55 11,44
Tài sản dài hạn
-Các khoản phải thu dài hạn 0,16 0,06 0,0006
-Tài sản cố định 87,73 87,17 87,55
-Bất động san đầu tư 0,66 0,65 0,65
-Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0,094 0,64 0,03
-Tài sản dài hạn khác 0,4 0,51 0,33
Tổng tài sản dài hạn 89,05 88,45 88,56
TỔNG TÀI SẢN 100 100 100
Nguồn vốn
Nợ phải trả
-Nợ ngắn hạn 10,44 9,55 9,97
-Nợ dài hạn 42,56 42,58 37,43
Tổng nợ 53 52,13 47,24
Nguồn vốn
11
Tiểu luận Phân tích tài chính doanh nghiệp

-Vốn chủ sở hữu 47 47,8 52,76
-Nguồn kinh phí và quỹ khác N/A N/A N/A
Tổng nguồn vốn 47 47,87 52,76
Lợi ích của cổ đông thiểu số 0,45 0,44 0,23
TỔNG NGUỒN VỐN 100 100 100
Về tài sản:
Tài sản ngắn hạn của công ty co cho chiều hướng tăng lên vào năm 2012 và giảm nhẹ
vào năm 2013, còn tài sản dài hạn lại có chiều hướng giảm vào năm 2012 vầ tăng nhẹ năm
2013. Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu ở các khoản mục khoản phải thu, hàng tồn kho và giảm
đi ở khoản mục tiền và tương đương tiền. Điều nay cho thấy việc quản lý hàng tồn kho và
khoản phải thu của công ty chưa tốt. Theo thuyết minh báo cáo tài chính của công ty thì
hàng tồn kho chủ yếu là công cụ, dụng cụ, còn khoản mục khoản phải thu khách hàng thì
một nửa trong số đó là trả trước cho người bán ở nước ngoài, và một nửa là phải thu người
mua. Cả 2 khoản mục này đều tăng nhưng vẫn có thể chấp nhận được và nó tăng không quá
lớn, tuy nhiên nếu doanh nghiệp có thể chiếm được khoản tiền từ việc chậm trả tiền cho đối
tác thì sẽ làm cho vốn của doanh nghiệp dồi dào hơn, quay vòng vốn nhanh hơn. Tài sản dài
hạn của công ty năm 2012 giảm đi do doanh nghiệp nhượng bán, thanh lý bớt nhũng xe taxi,
máy móc, thiết bị cũ đi, sau đó năm 2013 doanh nghiệp mua thêm xe mới để mở rộng kinh
doanh. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy việc kinh doanh của doanh nghiệp tốt.
Về nguồn vốn:
Nguồn vốn của công ty biến động không nhiều, và khoản mục biến động mạnh là nợ dài
hạn của doanh nghiệp đã giảm đi, theo thuyết minh báo cáo tài chính thì nợ dài hạn giảm là
do doanh nghiệp trả nợ tiền vay cho các ngân hàng. Đây là tins hiệu tốt cho thấy tự chủ
trong nguồn vốn của công ty tăng lên, có nghĩa là công ty làm ăn có hiệu quả tốt.
Nhìn chung thì tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty không có thay đổi
đáng kể sau 3 năm, và các khoản mục thay đổi lớn trên bàng cân đối kế toán thì không có
quá lo ngại, nó vẫn chỉ ra rằng công ty đang làm ăn ổn định và hiệu quả.
2.1.2. Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận
12
Tiểu luận Phân tích tài chính doanh nghiệp

Tình hình và kết quả kinh doanh của công ty tong một kỳ được thể hiện thông qua các chỉ
tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Bằng việc so sánh ngang và so sánh dọc để thấy
được giá trị tuyệt đối cũng như tương đối qua thời gian mà công ty đã làm ra.
Bảng5: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD dạng so sánh
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Chênh lệch
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
2012 2013 2012 2013
Doanh thu
thuần
1,643,69
6
2,274,32
8
2,713,31
1
630,638 1,069,61
5
1,38 1,65
Giá vốn hàng
bán
1,380,61
4

1,954,70
9
2,257,70
8
574,095 877,094 1,42 1,64
Lợi nhuận gộp 263,082 319,619 455,603 56,537 192,521 1,21 1,73
Chi phí hoạt
động
-Chi phí tài
chính
81,339 125,257 113,492 43,918 32,153 1,54 1,4
-Trong đó: Chi
phí lãi vay
80,599 124,737 112,890 44,138 32,291 1,55 1,4
-Chi phí bán
hàng
5,895 6,849 94,025 954 88,130 1,16 1595
-Chi phí quản lý
doanh nghiệp
46,561 57,254 63,938 10,693 17,377 1,23 1,37
Tổng chi phí
hoạt động
133,795 189,360 271,455 55,565 137,660 1,42 2,03
Tổng doanh thu
hoạt động tài
chính
5,264 3,109 1,118 -2,155 -4,146 0,59 0,21
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động
kinh doanh

134,551 133,369 185,265 -1,182 50,714 0,99 1,38
Lợi nhuận khác 105,324 44,624 18,735 -60,700 -86,589 0.42 0,18
Tổng lợi nhuận
kế toán trước
239,875 177,993 204,000 -61,882 -35,875 0,74 0,85
13
Tiểu luận Phân tích tài chính doanh nghiệp
thuế
Chi phí thuế
TNDN hiện
hành
60,448 45,113 52,514
Lợi ích của cổ
đông thiểu số
-27 -149 257
Tổng chi phí lợi
nhuận
60,421 44,964 52,771
Lợi nhuận sau
thuế TNDN
179,454 133,029 151,229 -46,425 -28,225 0,74 0,84
Trong 3 năm qua, công ty đều có lợi nhuận dương, điều này cho thấy rằng công ty làm ăn
có hiệu quả mặc dù nền kinh tế vẫn đang trong tình trạng suy thoái. Tuy nhiên, so với năm
2011 thì năm 2012 lợi nhuận tạo ra ít hơn 46,425 triệu đồng và giảm 26%, năm 2013 lợi
nhuận có tăng lên nhưng vẫn kém năm 2011 28,225 triệu đồng, tương đương giảm 16%. Để
tìm hiểu xem nguyên nhân vì sao lợi nhuận của công ty giảm thì ta sẽ xét 2 yếu tố là doanh
thu và chi phí để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình quản lý sản xuất cũng
như bán hàng của công ty để kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục.
Doanh thu hoạt động kinh doanh tăng lên với tốc độ tăng khá cao, năm 2012 tăng 1,38 lần
và năm 2013 tăng 1,65 lần so với năm 2011. Tuy nhiên, tốc độ tăng giá vốn hàng bán của

công ty cũng tăng với tốc độ tương đương, thậm chí năm 2012 thì tốc độ tăng còn nhanh
hơn doanh thu, có thể thấy khâu quản lý giá vốn của công ty cũng chưa được tốt.
Chi phí hoạt động của công ty tăng mạnh với tốc độ tăng nhanh hơn doanh thu nhiều,
năm 2012 tăng 55,565 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 142% và năm 2013 tăng 137,660 triệu
đồng , tăng 203% so với năm 2011. Trong tất cả các loại chi phí: chi phí lãi vay, chi phí
quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng thì chi phí bán hàng năm 2013 của công ty tăng đột
biến, lên 1595 lần so với năm 2011. Điều này được công ty lý giải trong thuyết minh báo
cáo tài chính là do việc điều chỉnh cách phân loại chi phí giá vốn và chi phí bán hàng, các
năm trước thì phần mềm kế toán của công ty chưa thể tách riêng chi phí bán hàng và chi phí
giá vốn. Năm nay công ty đã nâng cấp phầm mềm kế toán của mình nên tách riêng chi phí
14
Tiểu luận Phân tích tài chính doanh nghiệp
bán hàng và chi phí giá vốn. Việc tách riêng 2 loại chi chi phí này đáng nhẽ phải làm chi phí
giá vốn hàng bán của công ty năm 2013 giảm đi, vậy mà chi phí này không những ko giảm
mà còn có tốc độ tăng trưởng tương đương doanh thu cho thấy công tác quản lý chi phí gía
vốn cua công ty chưa tốt. Công ty cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có biện pháp
khắc phục kịp thời. Các loại chi phí còn lại đều có tốc độ tăng trưởng nhỏ hơn tốc đông tăng
doanh thu, điều này có thể chấp nhận được, tuy nhiên công ty vẫn nên tìm ra các biện pháp
quản lý tốt nhất để quản lý có hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Năm 2012 và năm 2013 doanh thu hoạt động tài chính của công ty đều giảm, doanh thu
hoạt động này chủ yếu đến từ lãi tiền gửi, tiền cho vay, lãi thu được do chênh lệch tỷ giá.
Doanh thu hoạt động này giảm là do doanh nghiệp dùng lợi nhuận để lại để tái đầu tư mua
sắm thêm xe để mở rộng kinh doanh, giảm áp lực vay vốn bên ngoài nên công ty không có
nhiều tiền để gửi hay cho vay.
Sau khi phân tích các yếu tố doanh thu, lợi nhuân, chi phí thì ta có thể thấy công ty đang
làm ăn khá tốt, chỉ có khâu quản lý giá vốn hàng bán là chưa được tốt, công ty cần nhanh
chóng đưa ra các biện pháp quản lý kịp thời.
2.2. Phân tích các chỉ số tài chính
2.2.1. Tỷ số khả năng thanh toán
Đây là các hệ só được nhiều người quan tâm như : các nhà ngân hàng, nhà đầu tư, người

cung cấp… Trong mối quan hệ với doanh nghiệp thì họ luôn đặt ra câu hỏi rằng liệu doanh
nghiệp này có đủ khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn không?
Bảng 6: Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty Ánh Dương so với trng bình ngành
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Công ty Ngành Công ty Ngành Công ty Ngành
Khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn
1,04 1,1 1,21 1,12 1,15 1,03
Khả năng thanh toán nhanh 0,86 0,8 0,95 0,87 0,94 0,7
Khả năng thanh toán tức thì 0,34 0,5 0,23 0,34 0,16 0.3

15
Tiểu luận Phân tích tài chính doanh nghiệp
Nhìn vào bảng trên ta thấy khă năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty trong 3 năm đều
lớn hơn 1, chứng tỏ rằng công ty có khả năng thanh toán được nợ đến hạn. So với trung bình
ngành thì chỉ số này của công ty luôn cao hơn mức trung bình.
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng tốt, luôn cao hơn mức trung bình
ngành, tuy nhiên tỷ số này cao là do khoản phải thu của công ty cao, công ty đang bị khách
hàng chiếm dụng vốn, điều này gây bất lợi cho nguồn vốn của công ty.
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời của công ty lại thấp, điều này vừa gây khó khăn khi
công ty cần một khoản tiền ngay để trả nợ khi có chuyện bất ngờ xảy ra. Ty nhiên việc dụ
trữ ít tiền mặt cũng làm cho công ty ít bị ứ động vốn.
Nhìn chung thì khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tốt, luôn đảm bảo thanh khoản.
2.2.2. Tỷ số năng lục hoạt động của tài sản
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải đầu tư vào cả tài sản dài hạn và tài
sản ngắn hạn. Các hệ số năng lực hoạt động tài sản cho thấy mối quan hệ giữa quy mô hoạt
động của doanh nghiệp và tài sản cần thiết để duy trì hoạt động bền vững của doanh nghiệp.
Bảng 7: Năng lực hoạt động tài sản của công ty Ánh Dương
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Vòng quay khoản phải thu (vòng) 22,2 20,7 20,7

Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 16,2 17,4 17,4
Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 945,6 690,83 569,2
Số ngày 1 vòng quay HTK (ngày) 0,38 0,52 0,63
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (lần) 1,07 1,28 1,52
Hiệu suất sử dụng TSCĐ (lần) 1,31 1,47 1,74
Năng lực hoạt động tài sản ngắn hạn
Vòng quay khoản phải thu thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu bán hàng với các khoản
phải thu của công ty. Nó đo lường mức độ đầu tư vào các khoản phải thu để duy trì mức
doanh số bán hàng cần thiết cho công ty, qua đó đánh giá chính sách tín dụng của công ty.
Vòng quay KPT của công ty khá là cao, nhưng năm 2012, 2013 thì vòng quay giảm so với
năm 2011 điều nay cho thấy công ty quản lý khoản phải thu khá hiệu quả, và vốn đầu tư cho
16
Tiểu luận Phân tích tài chính doanh nghiệp
khoản phải thu ít, năm 2012, 2013 công ty có khoản phải thu cao do doanh thu bán hàng
công ty tăng, công ty có chính sách tín dụng mở rông với khách hàng, điều này giúp cho mối
quan hệ giữa công ty với khach hàng được lâu bền. So với năm 2011, kỳ thu tiền bình quân
của công ty tăng thêm 1 ngày, vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng trong khâu thanh toán nhiều
lên kéo theo nhu cầu vốn gia tăng trong điều kiện quy mô sản xuất kinh doanh không đổi.
Công ty nên xem xét lại khâu quản lý khoản phải thu, nếu công ty đang mở rộng tín dụng
nhằm tăng doanh số bán hàng thì có thể chấp nhận được. nhưng nếu do công ty quản lý
không tốt khoản phải thu thì công ty cần có biện pháp khắc phục ngay.
Vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm đi và số ngày 1 vòng quay HTK tăng lên chứng
tỏ khoảng thời gian từ khi công ty lưu hàng trong kho tăng, hàng luân chuyển chậm làm cho
vốn bị ứ đọng, kéo theo nhu cầu vốn cho công ty tăng trong điều kiện quy mô sản xuất
không đổi.
Về quản lý năng lực hoạt động tài sản ngắn hạn thì công ty đang bị kém đi, vốn bị ứ đọng
trong khâu thanh toán và trong hàng tồn kho đang tăng lên, kéo theo nhu cầu vốn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh tăng, doanh nghiệp phải huy động nguồn vốn mất phí ở bên
ngoài, làm giảm lợi nhuận của công ty.
Năng lực hoạt động tài sản dài hạn:

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định nói lên rằng một đồng TSCĐ đưa vào hoạt động sản xuất
kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hệ số này của công ty Ánh
Dương ngày càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty càng lớn, công
ty cần ít tài sản hơn để duy trì mức độ của hoạt dộng kinh doanh mà công ty đặt ra. Cứ 100
đồng tài sản cố định thì công ty tạo ra doanh thu tăng 0,15 đồng năm 2012, tăng 0,35 đồng
năm 2013 so với năm 2011. Hiệu quả quản lý TSCĐ của công ty tốt.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản đo lường tổng quát về năng lực hoạt động của tài sản trong
doanh nghiệp, thể hiện qua mối quan hệ giữa tổng doanh thu và thu nhập khác trong doanh
nghiệp với tổng tài sản hiện có. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty cũng tăng lên cho
thấy công ty đang quản lý tài sản ngày một tốt hơn, tạo ra nhiều doanh thu hơn từ lượng tài
sản sẵn có.
17
Tiểu luận Phân tích tài chính doanh nghiệp
Nhìn chung thì công ty đang quản lý tốt tài sản của mình để kiếm ra nhiều doanh thu về cho
công ty.
2.2.3. Tỷ số khả năng sinh lời:
Phân tích khả năng sinh lời là một trong những nội dung phân tích được các nhà quản trị
tài chính, các nhà cho vay, đầu tư đặc biệt quan tâm, vì nó gắn với lợi ích của họ trong hiện
tại và tương lai.
Bảng 9: Khả năng sinh lời của công ty Ánh Dương
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu 0.082 0.059 0.068
Tỷ suất LN sau thuế trên DT 0.109 0.058 0 056
Tỷ suất LN sau thuế trên tổng TS(ROA) 0.102 0.074 0.085
Tỷ suất LN sau thuế trên VCSH(ROE) 0.219 0.155 0.162
Ta thấy ROA và ROE của công ty qua 3 năm thì có xu hướng giảm từ năm 2011- năm
2012, cụ thể là RoA giảm 0,028 lần và ROE giảm 0,064 lần. Sau đó tỷ lệ này lại tăng nhẹ
len vào năm 2013 với mức tăng khoảng 0,01 lần. Điều này cho thấy công ty đang dần phát
triển trở lại, đã gây được sự chú ý của các nhà đầu tư trên thị trường. Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của công ty cũng giảm do tốc độ tăng

các loại chi phí (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, giá vốn hàng bán…)nhanh
hơn tốc độ tăng của doanh thu bán hàng, và doanh thu từ hoạt dộng tài chính của công ty
cũng đang giảm dẫn đến tình trạng trên.
Nhìn chung, các chi số phân tích tình hình của công ty dạng tuyệt đối qua các năm đều
tăng lên, tuy nhiên xét về mawth tương đối thì các chỉ số này đang giảm đi do công ty có
công tác quản lý giá vốn, chi phí bán hàng, tín dụng cho khách hàng mua hàng đang có vấn
đề. Công ty nên xem xét lại các vấn đề mình đang gặp phải là khách quan hany chủ quan để
có đước các biện pháp tháo gỡ.
18
Tiểu luận Phân tích tài chính doanh nghiệp
PHẦN KẾT LUẬN
Bảng 9:Bảng giá thị trường của cổ phiếu VNS qua các quý của năm 2013
(đơn vị: nghìn đồng)
Ngày/2013 31/3/2013 30/6/2013 30/9/2013 31/12/2013
Gia trị trường/ Cổ
phiếu VNS
36,7 38 45 51,5
Quyết định đầu tư vào cổ phiếu phục thuộc vào mục tiêu của nhà đầu tư. Với những nhà
đầu tư với mục tiêu đầu tư ngắn hạn xác định lợi nhuận dựa mức chênh lệch giữa mua và
bán cổ phiếu. Với những nhà đầu tư dài hạn thì lợi nhuận là mức cổ tức được chi cả và giá
cổ phiếu cuối kỳ.
Dựa vào bảng giá cổ phiếu VNS ta nhận thấy mức giá cổ phiếu tăng dần qua các quý và
xu hướng vẫn tăng qua các kỳ của năm tiếp theo đồng thời mức giá/cổ phiếu của VNS tương
đối cao so với các công ty cùng ngành.
Dựa vào tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, xu hướng hoạt động kinh doanh,
tốc độ tăng trưởng doanh thu tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp tăng để đưa ra
quyết định đầu tư.
Căn cứ theo các chỉ tiêu nêu trên kết luận trong ngắn hạn nên đầu tư vào cổ phiếu VNS.
Trong dài hạn với mức kỳ vọng mức chi trả cổ tức cao đồng thời giá cổ phiếu trong dài hạn
sẽ tiếp tục tăng trưởng cũng nên đầu tư vào cổ phiếu VNS.


19

×