Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học các hợp chất trong lá ổi non (psidium guajava l.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 57 trang )

1

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trƣờng ĐHSP Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
Khoa Hóa

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Lan
Lớp: 08CHD
1) Tên đề tài: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học các hợp chất
trong lá ổi non (Psidium Guajava L.)
2) Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị:
 Nguyên liệu: Lá ổi non (Psidium guajava L.) được thu hái tại vườn cây nhà cô
Nguyễn Thị Ngọc Anh, thôn Túy Loan Tây, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà
Nẵng.
 Dụng cụ: Tủ sấy, lò nung, cân phân tích, nhiệt kế các loại, ống đong các loại,
cốc thủy tinh các loại, đũa thủy tinh, bình cầu các loại, bình tam giác các loại, sinh hàn,
lọ thủy tinh cổ rộng có nắp đậy, các dụng cụ khác.
 Thiết bị: Bộ chiết soxhlet, máy đo quang UV-VIS, máy quang phổ hấp thụ
nguyên tử AAS, máy đo sắc kí khí ghép khối phổ GC-MS.
3) Nội dung nghiên cứu: Khảo sát một số chỉ tiêu hóa lý, khảo sát chọn dung môi
chiết, khảo sát điều kiện chiết, chiết bằng phương pháp soxhlet, xác định thành phần
hóa học các hợp chất trong lá ổi non bằng phương pháp GC-MS, ứng dụng của dịch
chiết lá ổi non trong công nghiệp nhuộm màu, thử hoạt tính sinh học.
4) Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân
5) Ngày giao đề tài: 9/2011
6) Ngày hoàn thành đề tài: 5/2012
Chủ nhiệm khoa Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)



2

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày… tháng……năm……
Kết quả điểm đánh giá



Ngày……tháng……năm…….
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ tên )





















3

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ giáo viên
hướng dẫn là ThS. Đỗ Thị Thúy Vân. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài
này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá được thu thập từ các nguồn tài liệu khác nhau được ghi trong phần tài liệu
tham khảo.
Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Hội
đồng cũng như kết quả luận văn của mình.

Đà Nẵng, ngày 20 tháng 5 năm 2012
Tác giả



Nguyễn Thị Ngọc Lan











4

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Hóa-Trường Đại
học Sư Phạm đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và nhiều kinh nghiệm quý báu
trong suốt thời gian em theo học tại trường.
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành khóa luận, em xin chân
thành cảm ơn cô Đỗ Thị Thúy Vân đã hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ, động viên
em trong suốt thời gian qua. Và em cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô
phụ trách các phòng thí nghiệm trực thuộc khoa Hóa-Trường Đại học Sư Phạm đã tạo
điều kiện tốt nhất để em thực hiện các thí nghiệm, nghiên cứu phục vụ cho khóa luận.
Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô sức khỏe, luôn thành công trong công việc
và cuộc sống.
Do kiến thức còn hạn chế nên khóa luận còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự góp ý từ quý thầy cô và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn.













5

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Các phương pháp nghiên cứu 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
6. Bố cục luận văn 3
Chƣơng 1- TỔNG QUAN 4
1.1. Giới thiệu chung về cây ổi 4
1.2. Một số nghiên cứu về thành phần hóa học của cây ổi 7

1.3. Giá trị sử dụng của cây ổi 10
1.4. Các phương pháp kỹ thuật 13
Chƣơng 2- NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 18
2.1. Nguyên liệu - dụng cụ và hóa chất 18
2.2. Sơ đồ nghiên cứu 19
2.3. Các phương pháp xác định một số chỉ tiêu hóa lý 20
2.4. Phương pháp chiết và khảo sát các điều kiện chiết từ lá ổi non 21
2.5. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến dịch chiết từ lá ổi non 24
2.6. Đánh giá cảm quan (định tính Flavonoit) 24
6

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

2.7. Xác định thành phần hóa học các hợp chất từ dịch chiết lá ổi non
bằng phương pháp GC-MS 24
2.8. Ứng dụng của dịch chiết lá ổi non trong công nghiệp nhuộm màu 24
2.9. Thử hoạt tính sinh học 25
Chƣơng 3- KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 26
3.1. Kết quả xác định một số chỉ tiêu hóa lý của lá ổi non 26
3.2. Kết quả khảo sát chọn dung môi chiết 28
3.3. Kết quả khảo sát điều kiện chiết lá ổi non 28
3.4. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến dịch chiết lá ổi non 31
3.5. Kết quả đánh giá cảm quan (định tính Flavonoit) 33
3.6. Kết quả thành phần một số hợp chất trong dịch chiết lá ổi non 34
3.7. Kết quả ứng dụng của dịch chiết lá ổi non trong công nghiệp nhuộm
màu 37
3.8. Kết quả thử hoạt tính sinh học 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
PHỤ LỤC












7

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

DANG MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AAS: Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử
UV-VIS: Máy quang phố hấp thụ phân tử
GC-MS: Máy sắc ký khí ghép khối phổ
























8

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng
Tên các bảng
Số trang
3.1
Kết quả khảo sát độ ẩm
26
3.2
Kết quả khảo sát hàm lượng tro
27
3.3

Bảng hàm lượng một số kim loại nặng trong dịch chiết lá ổi non
27
3.4
Màu sắc và mật độ quang của các dịch ngâm trong các dung môi
khác nhau
28
3.5
Kết quả khảo sát tỉ lệ R/L
29
3.6
Kết quả khảo sát thời gian chiết
30
3.7
Kết quả màu sắc của dịch chiết ở các nhiệt độ bảo quản khác nhau
31
3.8
Kết quả màu sắc của dịch chiết ở các môi trường khác nhau
32
3.9
Thành phần hóa học các hợp chất trong dịch chiết lá ổi non
36
3.10
Kết quả thử hoạt tính kháng sinh
39
3.11
Kết quả thử hoạt tính độc tế bào
40














9

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu
hình

Tên các hình
Số trang
1.1
Họ Myrtaceae
5
1.2
Một số hình ảnh về cây ổi
6
2.1
Bộ dụng cụ chiết soxhlet
22

2.2
Màu sắc của các mẫu lá ổi non sau khi ngâm 3 ngày trong các
dung môi khác nhau
23
2.3
Màu sắc của dịch lọc lá ổi non sau khi ngâm 3 ngày trong các dung
môi khác nhau
23
3.1
Đồ thị biểu diễn kết quả khảo sát tỉ lệ R/L
29
3.2
Đồ thị biểu diễn kết quả khảo sát thời gian chiết
30
3.3
Màu sắc của dịch chiết trước và sau khi bảo quản ở các nhiệt độ
khác nhau
31
3.4
Màu sắc mẫu đối chứng và màu sắc mẫu sau khi thêm môi trường
32
3.5
Kết quả định tính bằng dung dịch FeCl
3

33
3.6
Kết quả định tính bằng hơi amoniac
33
3.7

Phổ đồ GC-MS
34
3.8
Kết quả các hợp chất trong lá ổi non
35
3.9
Màu sắc của nước và vải nhuộm có ion Al
3+
trước khi giặt
37
3.10
Màu sắc của nước và vải nhuộm có ion Al
3+
sau khi giặt
38
3.11
Màu sắc của nước và vải nhuộm có ion Fe
3+
trước khi giặt
38
3.12
Màu sắc của nước và vải nhuộm có ion Fe
3+
sau khi giặt
38







10

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài [4], [5], [6]
Ổi là loại trái cây được nhiều quốc gia ở châu Á chọn làm biểu tượng. Ở nước ta
cây mọc hoang khắp nơi nhưng chủ yếu được trồng để lấy quả ăn. Ổi-tên khoa học
Psidium guajava L., thuộc giới Plantae, bộ Myrtaceae, họ Myrtaceae, chi Psidium, loài
P. guajava. Ngoài ra ổi còn có một số tên gọi khác: guayabo (Tây Ban
Nha), goyave hoặc goyavier (Pháp), guyaba, guave hoặc goejaba (Hà Lan),
goiaba hoặc goaibeira (Bồ Đào Nha).
Ổi có nguồn gốc từ miền nhiệt đới châu Mỹ, đặc biệt là một khu vực kéo dài từ
miền nam Mexico cho đến Trung Mỹ. Nó thích nghi với khí hậu ấm áp được phổ biến
rộng khắp ở vùng nhiệt đới Mỹ và Tây Ấn (từ năm 1526), Bahamas, Bermuda và miền
nam Florida (năm 1847). Những thế kỷ trước, các nhà thám hiểm châu Âu, thương
nhân và những người truyền giáo trong lưu vực sông Amazon di thực giống cây này
vào châu Phi, châu Á và các khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương. Nhờ đó mà bây giờ
ổi được trồng ở khắp các vùng nhiệt đới trên thế giới. Và Việt Nam với khí hậu nóng
ẩm, giống cây này được trồng, phát triển thành loài phổ biến. Người Việt Nam ngoài
việc lấy quả còn sử dụng nó để chữa một số bệnh thông thường như tiêu chảy, táo bón,
các bệnh về da (chàm, vảy nến, phát ban…), ho, cảm,….
Nếu như người Mỹ và châu Âu có câu châm ngôn “Mỗi ngày ăn một quả táo sẽ
không cần gặp bác sĩ ” thì người Ấn Độ cũng có câu “Vài trái ổi trong mùa sẽ không
cần gặp bác sĩ nguyên năm”. Đúng vậy ổi là một “kho dinh dưỡng” mà thiên nhiên ban
tặng con người bởi lợi ích về sức khỏe mà nó mang lại là vô cùng to lớn. Theo nghiên
cứu hóa thực vật ổi có chứa beta-sitosterol, quercetin, guaijaverin, leucocyanidin và
avicularin,…Các hợp chất này đều có tính kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm
đi lỏng, đặc biệt là Quercetin là một chất chống oxi hóa mạnh, có khả năng điều chỉnh

sự biểu hiện của enzim, giúp giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường, cải thiện chức
năng phổi, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp (hen suyễn và viêm phế quản),
làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, buồng trứng, dạ dày, ung thư
11

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

vú và tế bào ruột. Những công dụng này đã thu hút được sự chú ý của các nhà khoa học
trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về ổi, đặc biệt là lá ổi non như:
“Antioxidant Active Principles Isolated from Psidium Guajava Grown in Thailand”
(Suganya Tachakittirungrod, Fumio Ikegami, and Siriporn Okonogi – Faculty of
Pharmacy, Chiang Mai University, Chiang Mai, 50200, Thailand Center for
Evironment, Health and Field Sciences, Chiba University, Japan),
“Phytochemical investigation and antimicrobial activity of Psidium Guajava L. leaves”
(AM Metwally, AA Omar, FM Harraz, and SM El Sohafy-Department of macognosy,
Faculty of Pharmacy, University of Alexandria, Alexandria Egypt),
“Psidium guajava L. Quantificationofflavonoid preparation of Planar Chromatography
(HPTLC)”( SM El Sohafy, Metwalli AM, FM Harraz, Omar AA. Phcog Mag 2009; 5:6
1-6),…
Ở Việt Nam cũng có những công trình nghiên cứu như: “Nghiên cứu quy trình
sản xuất nước giải khát lên men từ ổi” (Phạm Ngọc Tuấn - Trường ĐH Nha Trang),
“Nghiên cứu tác động kháng ung thư, chống oxy hóa của cây thuốc Việt Nam bằng các
phương pháp sinh học phân tử” (PGS.TS Hồ Quỳnh Thùy Dương - Trường ĐH Khoa
học tự nhiên - ĐH Quốc Gia TP Hồ Chí Minh).
Nhận thấy những ứng dụng to lớn của ổi trong công nghệ thực phẩm, dược
phẩm nên tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa
học các hợp chất trong lá ổi non (Psidium Guajava L.)”.
2. Mục đích nghiên cứu
 Xây dựng quy trình chiết tách các hợp chất hóa học trong lá ổi non.

 Xác định thành phần hoá học, cấu trúc của các hợp chất hóa học trong lá ổi non.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Lá ổi non ở xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng và dịch chiết
của lá ổi non bằng phương pháp chiết soxhlet.

12

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

4. Các phƣơng pháp nghiên cứu [2]

Nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên, tổng quan
các tài liệu về đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hoá học, ứng dụng của lá ổi non.
 Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
 Phương pháp lấy mẫu: lá ổi non được hái về, loại bỏ lá hư, rửa sạch, cắt nhỏ.
 Phương pháp trọng lượng: xác định độ ẩm, hàm lượng tro của lá ổi non.
 Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS: xác định hàm lượng kim loại
nặng trong lá ổi non.
 Chiết bằng phương pháp soxhlet.
 Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV - VIS: xác định mật độ quang của
các dịch chiết để chọn dung môi chiết thích hợp, tỉ lệ rắn lỏng và thời gian chiết tối ưu.
 Xác định thành phần các hợp chất từ dịch chiết của lá ổi non trong dung môi
chiết bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS).
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
 Ý nghĩa thực tiễn: Giải thích một cách khoa học các kinh nghiệm dân gian,
thuận tiện cho việc ứng dụng.
 Ý nghĩa khoa học: Cung cấp thêm thông tin về lá ổi non như một số chỉ tiêu hóa
lý, khảo sát thành phần hóa học và cấu tạo của một số hợp chất có trong lá ổi non, phát
hiện thêm những ứng dụng mới của lá ổi non.
6. Bố cục đề tài

Đề tài gồm 43 trang trong đó có 11 bảng và 17 hình. Phần mở đầu (3 trang), kết
luận và kiến nghị (2 trang), tài liệu tham khảo (1 trang) và phần phụ lục. Nội dung của
đề tài chia làm 3 chương:
 Chương 1: Tổng quan (14 trang )
 Chương 2: Những nghiên cứu thực nghiệm (8 trang)
 Chương 3: Kết quả và bàn luận (15 trang)


13

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu chung về cây ổi [4], [6]
1.1.1. Họ Myrtaceae
 Họ Myrtaceae còn gọi là họ Đào Kim Nương hay họ Sim, là họ thực vật hai lá
mầm thuộc bộ Myrtales. Các loài thuộc họ này đều có thân gỗ, chứa tinh dầu và hoa
mọc thành cụm từ 4-5 hoa đơn. Đặc điểm nổi bật của họ này là li be nằm ở cả hai bên
của xylem (chất gỗ), chứ không ở bên ngoài như ở phần lớn các loài thực vật khác. Lá
của chúng thường xanh, mọc so le hay mọc đối, lá đơn, mép lá nhẵn. Hoa thường có 5
cánh hoa, nhị hoa có màu sáng và nhiều về lượng.
 Họ Myrtaceae chứa ít nhất 3.000 loài, 130-150 chi, phân bố rộng khắp ở vùng
nhiệt đới và ôn đới ấm áp. Một số chi điển hình:
 Các chi với quả nang: Eucalyptus, Corymbia, Angophora, Leptospermum,
Melaleuca, Metrosideros.
 Các chi với quả nhiều cùi thịt: Callistemon, Syzygium, Osbornia,
Eugenia, Myrcia và Calyptranthes.
 Họ Myrtaceae được chia thành hai phân họ:
 Phân họ Myrtoideae: có quả nhiều cùi thịt và lá đối, mép trơn. Các chi trong
phân họ Myrtoideae phân bố ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu nằm ở

Trung Mỹ, Nam Mỹ, đông bắc Australia và Malesia.
 Phân họ Leptospermoideae: có quả khô, không nứt (quả nang) và các lá mọc so
le hay theo vòng xoắn, phân bố chủ yếu ở Australasia. Nhiều chi ở miền tây Australia
có các lá bị suy thoái mạnh và các hoa mang các đặc điểm điển hình cho vùng sinh
trưởng khô cằn hơn (hình 1.1).

14

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân


Hình 1.1: Họ Myrtaceae
1.1.2. Cây ổi
 Mô tả
 Cây ổi còn được gọi là cây phan thạch lựu, thu quả, kê thi quả, phan nhẫm, bạt
tử, lãm bạt, phan quỷ tử.
 Tên khoa học là Psidium guajava L., thuộc họ Myrtaceae.
 Ổi thuộc loại cây trung bình, cao 5-10m. Thân có vỏ nhẵn, khi già bong từng
mảng màu nâu đỏ. Cành khi non hình vuông có nhiều lông mềm, khi già hình trụ và
nhẵn. Lá mọc đối, hình trái xoan hay thuôn dài chừng 15cm, rộng 3-6cm, phía gốc có
thể tù hay hơi tròn, gân lá nổi rõ ở mặt dưới và phủ một lớp lông mịn. Cuống lá ngắn
chừng 3-5mm. Hoa màu trắng, đường kính chừng 2,5cm, có nhiều nhị, có thể mọc đơn
độc hay tụ 2-3 hoa thành cụm ở nách lá. Hoa nở vào đầu mùa hè. Quả mọng, hình cầu
hay dạng quả lê, dài 10cm, chứa nhiều hạt nhỏ. Đài hoa còn tồn tại trên quả. Cây bắt
đầu cho quả sau 2 năm tuổi (Hình 1.2).

15

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân




















Hình 1.2: Một số hình ảnh về cây ổi
 Đặc điểm sinh thái
 Cây có lá xanh quanh năm, không chịu đươc rét, cây có thể chết ở -2
0
C nhưng
chúng lại chịu đựng tốt ở những nơi có nhiệt độ cao nếu đủ nước.
 Ổi thích nghi với khí hậu ẩm, nếu lượng mưa hàng năm phân bố tương đối đều từ
1500-4000mm thì không cần phải tưới. Bộ rễ của ổi thích nghi tốt với sự thay đổi đột
ngột độ ẩm trong đất. Nếu trời hạn, mực nước ngầm thấp, ổi có khả năng phát triển
nhanh một số rễ thẳng đứng ăn sâu xuống đất tận 3-4m. Nếu mưa nhiều, mực nước dâng
cao, ổi đâm nhiều rễ ăn trở lại mặt đất do đó không bị ngạt, thậm chí bị ngập úng vài
ngày ổi cũng không chết. Có thể lợi dụng đặc điểm này chủ động điều khiển mạch nước

ngầm bằng phương pháp tươi tiêu để cho rễ ăn nông ở lớp đất mặt nhiều màu mỡ. Ổi
trồng được ở nhiều loại đất với pH thích hợp từ 4,5-8,2.



16

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

1.2. Một số nghiên cứu về thành phần hóa học của cây ổi [4], [5], [6]
1.2.1. Thành phần hóa học
 Lá chứa:
 Tanin (7-10%) gồm gallotanins, axit ellagic và các chất chuyển hóa.
 Tinh dầu (0,31%) trong đó có aromadendrene, beta-bisabolene, caryophyllene,
nerolidiol, selinene, dl limonene, các ancol thơm…
 Các axit hữu cơ gồm axit mastinic, axit aleanolic, axit oxalic, axit guaijavolic,
axit guajanoic, axit crategolic, axit psidiolic, axit ursolic.
 Sterols có beta-sitosterol.
 Flavonoit gồm quercetin, leucocyanidin, avicularin, guajaverin.
 Hoa chứa axit ellagic, guaijaverin, leucocyanidin, axit oleic, quercetin.
 Trong lá non và búp non có khoảng 7-10% tanins loại pyrogallic và 3% nhựa.
 Quả chứa:
 Các đường hữu cơ (7%) như frutose, glucose, galactose, saccarose…
 Các tinh dầu tạo mùi thơm thuộc các nhóm andehit và ancol như etylaxetat,
butyrat, humulene, myrcene, pinene, axit cinamic.
 Các axit hữu cơ
 Các sắc tố loại chlorophyl, anthocyanidin.
 Pectins, pectin methylesterase.
 Rễ và vỏ thân chứa axit arjunolic, axit gallic, leucocyanidin, quercetin.
1.2.2. Một số hợp chất có hoạt tính sinh học của lá ổi non

 Sterols: Beta-sitosterol
 Công thức phân tử: C
29
H
50
O
 Khối lượng phân tử: 414,71g/mol
 Công thức cấu tạo:



17

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân







 Tính chất vật lý:
 Trạng thái vật lý: là chất bột màu trắng, chất sáp có mùi đặc trưng.
 Nhiệt độ nóng chảy: 136-140
o
C
 Khả năng hòa tan: thuộc nhóm kỵ nước, tan tốt trong rượu.
 Flavonoit
 Quercetin
 Công thức phân tử: C

15
H
10
O
7

 Khối lượng phân tử: 302,236g/mol
 Công thức cấu tạo:







 Tính chất vật lý:
- Trạng thái vật lý: bột tinh thể màu vàng
- Nhiệt độ nóng chảy: 316
o
C
- Khả năng hòa tan: không hòa tan trong nước, hòa tan trong các dung dịch nước
kiềm.
H
3
C CH
3
CH
3
CH
3

CH
3
CH
3
O
OH
O
HO
HO
OH
OH
18

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

 Leucocyanidin
 Công thức phân tử: C
15
H
14
O
7

 Khối lượng phân tử: 306,26g/mol
 Công thức cấu tạo:










 Avicuralin
 Công thức phân tử: C
20
H
18
O
11

 Khối lượng phân tử: 434,35g/mol
 Công thức cấu tạo:







 Guajaverin
 Công thức phân tử: C
20
H
18
O
11

 Khối lương phân tử: 434,35g/mol

O
OH
HO
OH OH
OH
OH
O
O
O
OH
OH
OH
HO
O
OH
OH
OH
19

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

 Công thức cấu tạo:







1.3. Giá trị sử dụng của cây ổi [4], [5], [6]

1.3.1. Các nghiên cứu dược học về ổi
 Tác dụng trị tiêu chảy
 Tác dụng này đã được công nhận trong nhiều nghiên cứu lâm sàng, dược học.
 Lá ổi được chính thức ghi trong dược điển Hà Lan dùng làm thuốc trị tiêu chảy
qua nghiên cứu lâm sàng ở 62 trẻ em bị tiêu chảy, sưng ruột do siêu vi (rotaviral
enteritis), thời gian lành bệnh ghi nhận là 3 ngày (87,1%), rút ngắn tương đối rõ rệt so
với nhóm đối chứng (Zhongguo Zhong Xi Jie He Za Zhi Số 20-2000).
 Nghiên cứu khác tại ĐH Universade Feral do Rio de Janeiro (Ba Tây) ghi nhận
liều nước chiết từ lá ổi 8 microgram/ml có hoạt tính chống lại simian rotavirus gây tiêu
chảy (82,2%) (Journal of Ethnopharmacology Số 99-2005).
 Tại Thái Lan dùng bột lá ổi so sánh với tetracylin để trị 122 người tiêu chảy
gồm 64 nam, 58 nữ, tuổi từ 16-55. Liều dùng cho bột lá ổi và tetracylin là 500mg, uống
trong 3 ngày. Kết quả tương đương cho cả 2 nhóm dùng bột lá ổi và tetracylin.
 Tác dụng trị bệnh đường ruột
 Các flavonoids loại quercetin trong lá có hoạt tính bài tiết axetylcholine trong
ruột, kích thích cơ trơn ruột. Hoạt tính này giúp ngăn chặn các ion calcium và ức chế
các enzim liên hệ đến sự tổng hợp prostaglandins giúp giảm những cơn đau bụng do cơ
trơn của ruột co thắt.
O
O
O
HO
HO
OH
OH
O
OH
OH
OH
20


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

 Ngoài ra các lá ổi còn tác động vào sự tái hấp thu nước nơi ruột. Các lectins
trong lá ổi có thể gắn vào E.Coli ngăn chặn vi khuẩn hấp thu vào vách trong của ruột
và do đó ngăn ngừa được sự nhiễm trùng ruột.
 Tác dụng kháng sinh, kháng siêu và diệt nấm gây bệnh
 Dịch chiết từ lá và vỏ thân có tác dụng sát trùng trên các vi khuẩn như
Staphylococcus, Shigella, Salmonella, Bacillus, E.coli, Clostridium và Pseudomonas.
 Dịch chiết từ lá bằng nước muối 1:40 có tác dụng diệt trùng trên Staphylococcus
aureus.
 Nước ép tươi từ lá ở nồng độ 66% có hoạt tính diệt siêu vi Tobacco mosaic.
 Nước chiết từ lá ngăn chặn được sự tăng trưởng của các nấm Trichophyton
rubrum, T.mentagrophytes và Microsporum gypseum.
 Tác dụng trên hệ tim mạch
 Nghiên cứu tại ĐH Universidade Federal de Sergipe, Sao Cristovao (Ba Tây)
ghi nhận dịch chiết từ lá ổi có nhiều hoạt tính trên hệ tim mạch và có thể dùng để trị
các trường hợp tim loạn nhịp.
 Lá ổi có tác dụng kháng oxi hóa có lợi cho tim, bảo vệ tim và cải thiện các chức
năng của tim.
 Tác dụng hạ đường trong máu
 Nghiên cứu tại Korea Research Institute of Bioscience and Biotechnology,
Daejeon (Nam Triều Tiên) ghi nhận hoạt tính ức chế men protein tyrosine phosphatase
1B của dịch chiết từ lá ổi có tác dụng trị tiểu đường loại 2.
 Nghiên cứu tại Taiwan trên chuột cho thấy nước ép từ quả tươi chích qua màng
phúc toan với liều 1,0g/kg giúp làm hạ đường trong máu tạo ra bởi alloxan.
1.3.2. Một số vị thuốc dân gian sử dụng ổi
 Tại Việt Nam
 Theo Y học dân gian, ổi có vị chát, hơi ngọt, tính bình. Các bộ phận dùng làm
thuốc gồm búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân. Ổi có tác dụng thu liễu (làm săn da),

cầm tiêu chảy, chống sưng tấy và cầm máu nên được dùng để điều trị chứng đau bụng,
21

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

tiêu chảy do tiêu hóa yếu, sưng ruột, kiết lỵ do nhiễm trùng. Ngoài ra ổi còn được dùng
để trị chấn thương, ngứa ngoài da.
 Một vài vị thuốc cụ thể
 Chữa tiêu chảy: dùng búp ổi hoặc lá ổi non 12-20g, gừng nướng 10g hoặc củ
riềng khô 10-12g, vỏ quýt khô 10-12g. Sau đó cho vào ấm, sắc với 500ml nước, cô lại
còn 200ml, chia làm 2 lần, uống trong ngày trước bữa ăn.
 Chữa viêm dạ dày-ruột cấp tính: lá ổi non 30g cắt nhỏ, sao chung với một nắm
gạo, sau đó cho vào 500ml nước, sắc còn 200ml, lọc lấy nước, chia làm 2 lần, uống
trong ngày vào lúc bụng đói.
 Chữa bệnh zona (bệnh giời leo): lấy 100g búp ổi non rửa sạch, phèn chua 10g,
muối 1g. Cho vào cối sạch giã nhỏ, thêm ít nước sạch vào trộn đều rồi dùng nước thuốc
này bôi lên chỗ đau.
 Chữa cửu lị (lị mãn tính): lấy 2-3 quả ổi khô thái phiến, sắc uống hoặc lá ổi tươi
30-60g sắc uống. Với lị trực khuẩn cấp và mãn tính thì dùng lá ổi 30g, phượng vĩ thảo
30g, cam thảo 3g, sắc với 1l nước, cô lại còn 500ml, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần
50ml.
 Trẻ em tiêu hóa không tốt: lá ổi 30g, hồng căn thảo 30g, hồng trà 10-12g, gạo tẻ
thơm 15-30g, sắc với 1l nước, cô lại còn 500ml, cho thêm một ít đường trắng và muối
ăn. Uống mỗi ngày: trẻ em từ 1-6 tháng tuổi 250ml, 1 tuổi trở lên 500ml, chia uống vài
lần trong ngày.
 Tại Ấn Độ: Theo y học Ayurvedic
 Vỏ cành ổi dùng để trị tiêu chảy, đau bụng, đau bao tử.
 Lá ổi để trị ho và lỡ trong miệng.
 Quả ổi sau khi bỏ hột có tác dụng nhuận trường.
 Tại Trung Hoa: Y học cổ truyền không xem ổi là vị thuốc nhưng tùy địa phương

việc dùng ổi trị bệnh cũng khá phổ biến.
22

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

 Lá ổi có tính bình, vị ngọt dùng để ngừa kiết lị, trị tiêu chảy bằng cách đun 50g
lá tươi trong 250ml nước đến sôi, chia làm nhiều lần uống trong ngày. Khi bị thương
nhai vài lá tươi đắp để cầm máu.
 Quả ổi có tính ấp, vị ngọt dùng để trị tiêu chảy, tiểu đường và trĩ.
 Trị tiểu đường: xay 90g ổi tươi bằng blender, lấy nước cốt, uống ngày 3 lần
trước bữa ăn.
 Trị trĩ: đun 500g trái tươi với 1l nước đến khi cô đặc, thoa và rửa búi trĩ mỗi
ngày 2-3 lần.
 Tại Thái Lan:
 Búp lá non hoặc quả non sắc lấy nước uống dùng để trị tiêu chảy. Lá dùng để
che bớt mùi rượu, trị sưng lợi, vết thương lâu lành…
 Tại các quốc gia Trung và Nam Mỹ (Braxil, Peru, Cuba,…):
 Thổ dân dùng nước sắc từ lá hay vỏ thân để trị tiêu chảy, xúc miệng trị đau cổ
họng và điều hòa kinh nguyệt. Lá tươi dùng nhai khi chảy máu nơi chân răng, hơi thở
khó chịu. Hoa nghiền nát đắp trị đau mắt, chói nắng,…
1.4. Các phƣơng pháp kỹ thuật [1], [2]
1.4.1. Phƣơng pháp phân tích trọng lƣợng
 Phương pháp phân tích trọng lượng là phương pháp phân tích định lượng dựa
vào kết quả cân của khối lượng một chất tinh khiết hay ở dạng đơn chất có trong mẫu
cần phân tích.
 Quá trình phân tích một chất theo phương pháp trọng lượng bao gồm các giai
đoạn sau:
 Chọn mẫu và gia công mẫu
 Tách trực tiếp chất cần xác định hoặc các hợp phần của nó khỏi sản phẩm phân
tích dưới trạng thái tinh khiết hóa học. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp việc làm này

rất khó khăn, nhiều khi không thực hiện được, do đó chất cần xác định thường được
tách ra thành kết tủa dưới dạng hợp chất có thành phần xác định. Để làm điều đó ta
23

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

thực hiện như sau: đưa mẫu vào dung dịch (phá mẫu) và tìm cách tách chất nghiên cứu
khỏi dung dịch.
 Xử lý sản phẩm đã tách bằng biện pháp thích hợp (rửa, nung, sấy,…) rồi đem
cân để tính kết quả.
 Mặc dù phải thực hiện với thời gian dài nhưng phương pháp này có độ chính
xác cao nên được dùng để xác định hàm lượng các chất như kim loại, phi kim, thành
phần của quặng, silicat, hợp chất hữu cơ,…
1.4.2. Các phương pháp phân hủy mẫu phân tích
 Muốn phân tích một mẫu nào đó trước hết ta phải chuyển chất đó vào dịch, đặc
biệt đối với đối tượng phân tích là chất rắn.
 Có 5 phương pháp phân hủy mẫu phân tích
 Phương pháp “ướt”
 Phương pháp “khô”
 Phương pháp thủy nhiệt
 Phương pháp clo hóa
 Phương pháp vô cơ hóa các chất hữu cơ
 Vô cơ hóa theo đường lối “khô”: đây là cách đơn giản và thường được dùng
nhất. Trước hết đem nung mẫu ở 400-500
o
C trong chén platin hoặc thạch anh, các chất
hữu cơ bị đốt cháy, trong tro còn lại các chất vô cơ khó bay hơi. Cần chú ý rằng trong
quá trình nung sẽ mất một số nguyên tố do bay hơi như halogen, thủy ngân, lưu
huỳnh,…Cũng có thể vô cơ hóa bằng cách cho các chất hữu cơ trong bình kín dưới áp
suất cao hoặc phân hủy bằng cách nung chảy đối với chất vô cơ nhưng phải thêm các

chất oxi hóa như KNO
3
, Na
2
O
2
,…
 Vô cơ hóa bằng đường lối “ướt”: cách này ít được dùng vì không thuận tiện, chỉ
áp dụng khi lối khô không dùng được. Có thể phân hủy hợp chất hữu cơ bằng H
2
SO
4
,
hỗn hợp H
2
SO
4
và HNO
3
, HClO
4
,…hoặc thêm H
2
O
2
, KMnO
4
để làm tăng nhanh quá
trình phân hủy.
24


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

 Vô cơ hóa bằng lối khô ướt kết hợp: là sự kết hợp của hai phương pháp trên.
1.4.3. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)
 Phép đo phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) là một kỹ thuật phân tích tương đối đơn
giản, với độ nhạy và độ chọn lọc cao nó đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực khoa học và kỹ thuật ở các nước phát triển.
 Cơ sở lý thuyết của phép đo là sự hấp thụ năng lượng ánh sáng (bức xạ đơn sắc)
của nguyên tử tự do ở trạng thái hơi khi chiếu chùm tia bức xạ qua đám hơi của nguyên
tố ấy trong môi trường hấp thụ theo định luật hấp thụ ánh sáng Lambert – Beer.
 Đối tượng của phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử là phân tích các vết
kim loại trong các loại mẫu khác nhau của các chất vô cơ, hữu cơ (khoảng trên 60
nguyên tố đó là các kim loại trong quặng, đất đá, nước khoáng, các mẫu y học, sinh
học, các sản phẩm nông nghiệp, rau quả, thực phẩm, nước uống, các nguyên tố vi
lượng trong phân bón, trong thức ăn gia súc) và một số phi kim như Si, P, As, Te, Se.
Với trang bị và kỹ thuật hiện nay người ta có thể định lượng được hầu hết các kim loại
và một số á kim đến giới hạn nồng độ cỡ ppb (nanogam) với sai số không lớn hơn
15%.
1.4.4. Phương pháp chiết
 Chiết là phương pháp dùng một dung môi (đơn hay hỗn hợp) để tách lấy một
chất hay một nhóm chất từ hỗn hợp cần nghiên cứu.
 Chiết là phương pháp được thực hiện nhằm mục đích điều chế hay phân tích.
 Phương pháp chiết là bao gồm cả việc chọn dung môi, dụng cụ chiết và cách
chiết.
 Một phương pháp chiết thích hợp chỉ có thể được chọn khi đã biết rõ thành phần
của các chất cần chiết. Mỗi loại hợp chất có độ tan khác nhau trong từng loại dung môi
vì vậy không có một phương pháp chiết chung nào áp dụng cho các hợp chất thiên
nhiên.
 Phương pháp cổ điển là dùng một dãy dung môi bắt đầu từ không phân cực đến

phân cực mạnh để chiết, phân đoạn các hợp chất ra khỏi hợp chất thiên nhiên.
25

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

 Phương pháp chiết thông dụng hiện nay là chiết nóng bằng dụng cụ chiết liên
tục hay hồi lưu. Sau mỗi lần chiết với một loại dung môi cần làm khô hợp chất thiên
nhiên rồi mới tiếp tục chiết với loại dung môi tiếp theo. Mỗi phân đoạn chiết, cất thu
hồi dung môi và tiến hành phân tích riêng.
 Có hai cách chiết: chiết ở nhiệt độ thường và chiết nóng. Mỗi cách chiết có dung
môi và thiết bị riêng.
 Chiết ở nhiệt độ thường: có 2 cách là ngâm kiệt và ngâm phân đoạn. Phương
pháp ngâm kiệt cho kết quả tốt hơn vì chiết được nhiều hoạt chất và tiết kiệm được
dung môi.
 Chiết nóng: thường áp dụng chiết liên tục hoặc hồi lưu đối với dung môi dễ bay
hơi.
 Dung môi dùng để chiết các hợp chất khỏi hợp chất thiên nhiên rất đa dạng và
thay đổi tùy theo bản chất của mỗi loại hợp chất thiên nhiên. Vì vậy cơ sở để lựa chọn
dung môi chiết là tính phân cực của hợp chất chứa trong hợp chất thiên nhiên và của
dung môi.
 Chiết soxhlet là một phương pháp chiết liên tục, được dùng để tách chất phân
tích ra khỏi mẫu vật rắn (thực vật, đất, các mẫu sinh học,…) bằng một dung môi thích
hợp. Bộ chiết soxhlet gồm một bình cầu, một thiết bị chiết và một sinh hàn hồi lưu.
Chất phân tích chứa trong thiết bị chiết, dung môi chứa trong bình cầu. Quá trình chiết
xảy ra khi hơi nóng dung môi bốc lên bao quanh thiết bị chiết gặp sinh hàn ngưng tụ
ngấm vào chất phân tích. Với phương pháp này thì chất phân tích được chiết với dung
môi nóng. Ưu điểm của phương pháp này là có thể thu hồi dung môi trực tiếp trên thiết
bị chiết và có thể sử dụng lại cho quá trình chiết tiếp theo.
1.4.5. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử (UV-VIS)
 Quang phổ hấp thụ phân tử là phương pháp phân tích dựa trên việc đo độ hấp

thụ bức xạ đơn sắc của dung dịch nghiên cứu ở bước sóng xác định trong vùng tử ngoại
- khả kiến.

×