Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện hoằng hóa tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.93 KB, 52 trang )

MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng cơ bản và đầu tư xây dựng cơ bản là những hoạt động với chức
năng tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế thơng qua các hình thức xây dựng
mới, mở rộng, hiện đại hố hoặc khơi phục các tài sản cố định.
Bất cứ một ngành, một lĩnh vực nào để đi vào hoạt động đều phải thực
hiện đầu tư cơ sở vật chất, tài sản cố định, vì vậy đầu tư xây dựng cơ bản luôn
là vấn đề đặc biệt được quan tâm. Trong những năm qua, đầu tư xây dựng cơ
bản đã góp phần khơng nhỏ đối với tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của
nước ta nói chung và huyện Hoằng Hóa nói riêng.
Đối với Hoằng Hóa là một huyện đồng bằng ven biển có những tiền năng
phát triển chưa được khai thác và sử dụng hết thì việc đầu tư vào cơng tác xây
dựng cơ bản là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết trong công cuộc phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong những năm qua huyện đã trú trọng đầu tư
và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản và đã có những thành
quả nhất định, nhờ đó mà tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đã đạt được khá
cao so với mức bình quân chung của cả tỉnh trong nhiều năm.
Tuy vậy, hiệu quả của đầu tư xây dựng cơ bản chưa đạt được mục tiêu đề
ra nguyên nhân là do còn tồn tại một số vấn đề trong quá trình chuẩn bị triển
khai đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Vì vậy, cần tìm hiểu và nghiên
cứu đánh giá thực trạng trong công tác đầu tư xây dựng để huyện Hoằng Hóa
có thể khắc phục những hạn chể để phát triển đúng với tiềm năng thế mạnh của
mình. Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng đầu tư xây dựng cơ
bản ở huyện Hoằng Hóa - tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu chuyên đề
thực tập.
2 Mục tiêu của đề tài
- Tiềm hiểu thực trạng và đánh giá hoạt động thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ
bản ở huyện Hoằng Hóa giai đoạn 2007 – 2011.
1



- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để thu hút vốn, nâng cao hiệu quả công
tác đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Hoằng Hóa trong thời gian tới.
3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2007
– 2011.
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi địa bàn huyện
Hoằng Hóa.
- Phạm vi nội dung: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng huy
động và sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả công tác đầu tư xây dựng cơ bản
của huyện Hoằng Hóa.
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp kinh tế,
phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp điều tra mẫu nhỏ, phương pháp
khảo cứu tài liệu.
5 Kết cấu, nội dung đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài
được kết cấu thành 2 chương:
Chương I. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Hoằng hóa – tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2007 – 2011.
Chương II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB ở huyện
Hoằng Hóa – tỉnh Thanh Hóa.

2


CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở HUYỆN
HOẰNG HÓA – TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2007 – 2011
1.1 Giới thiệu chung về huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa
Huyện Hoằng Hóa là một huyện đồng bằng ven biển, phía Ðơng giáp biển,

phía Bắc giáp huyện Hậu Lộc, phía Tây giáp huyện Thiệu Hóa, n Ðịnh và
Vĩnh Lộc, phía Nam giáp huyện Quảng Xương, thành phố Thanh Hóa và một
phần huyện Ðơng Sơn. Hoằng Hố được chia thành ba vùng rõ rệt: 17 xã phía
Bắc huyện thuộc tả ngạn sơng Tuần và sơng Mã là vùng đất thích hợp với canh
tác lúa nước hai vụ chính; 22 xã vùng giữa và phía Nam huyện thuộc hữu ngạn
sơng Tuần và tả ngạn sơng Mã phần lớn đất cát pha, thích hợp thâm canh cây lúa
và hoa màu; 8 xã vùng biển ở phía Ðơng sơng Cung hầu hết là đất cát, vừa sản
xuất nông nghiệp vừa làm nghề nuôi trồng, khai thác thuỷ, hải sản.
Với ưu thế về vị trí địa lý cùng tiềm năng về đất đai, tài nguyên và con người,
trong những năm đổi mới, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hoằng Hoá
đã phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, nỗ lực phấn đấu vươn lên, tạo
bước chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phát
triển công nghiệp, ngành nghề.
Hoằng Hoá hiện được đánh giá là một trong những huyện đi đầu của tỉnh
Thanh Hoá về phát triển kinh tế - xã hội theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong giai đoạn 2007 - 2011, cơ cấu kinh tế của
huyện đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng của nhóm hàng nơng - lâm ngư nghiệp trong GDP của huyện đã giảm từ 70,3% xuống 51%; nhóm ngành
cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, xây dựng tăng từ 33,7% lên 59,7%; thương
mại - dịch vụ từ 16% tăng lên 39,3%... Trên cơ sở phát huy những thành tựu đã
đạt được, trong những năm tiếp theo, huyện Hoằng Hố tập trung phát triển ni
trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia cầm theo phương pháp công nghiệp, khuyến khích
các nhà đầu tư xây dựng cơ sở cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đầu tư xây
3


dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông, nhằm thu hút các nguồn vốn từ bên
ngoài đổ vào, tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Với số dân 449.594 người sinh sống trên diện tích 264.580 ha, huyện Hoằng
Hoá được coi là một huyện đất rộng người đông, giàu tiềm năng để phát triển
kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng

kinh tế mạnh mẽ (tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 15,8%), cơ
cấu kinh tế huyện Hoằng Hố đã có những chuyển biến tích cực.
1.2 Thực trạng vốn đầu tư XDCB ở huyện Hoằng Hóa giai đoạn 2007–2011
1.2.1 Quy mơ vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, huyện đã chú trọng cải thiện
cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật nhằm thu hút vốn đầu tư, tạo điều kiện sản xuất
kinh doanh phát triển, trong đó hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của huyện
luôn được đặt lên hàng đầu, quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện tăng
mạnh qua các năm. Để thấy rõ điều này, ta xem xét biểu đồ sau:

4


Biểu đồ 1: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong tổng vốn đầu tư tồn huyện của
huyện Hoằng Hóa giai đoạn 2007 – 2011
Vốn đầu tư XDCB

Vốn đầu tư toàn huyện

6.000
V
ốn
đầ
u

(tỷ
đồ
ng
)


5.000
4.000
3.000
2.000
1.000
0
2007

2008

2009

2010

2011

Năm

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa
Như vậy, ta thấy quy mơ vốn đầu tư XDCB huyện Hoằng Hóa giai đoạn
2007 – 2011 có xu hướng tăng liên tục, tăng đều và khá ổn định qua các năm,
năm sau cao hơn năm trước. Năm 2007 tổng mức vốn đầu tư XDCB là 1.074 tỷ
đồng, chiếm 74,84% tổng vốn đầu tư toàn huyện; năm 2008 tổng mức vốn đầu
tư XDCB là 1.475 tỷ đồng, chiếm 79,13% tổng vốn đầu tư toàn huyện; năm
2009 tổng vốn đầu tư XDCB là 2.481 tỷ đồng, chiếm 83,59% tổng vốn đầu tư
toàn huyện, năm 2010 tổng vốn đầu tư XDCB là 3.106 tỷ đồng, chiếm 85,21%
tổng vốn đầu tư toàn huyện; năm 2011 tổng mức vốn đầu tư XDCB là 4.234 tỷ
đồng, chiếm 87,97% tổng vốn đầu tư toàn huyện, tốc độ phát triển bình quân
giai đoạn 2007 – 2011 là 40,9%. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng dần lên, cho
thấy trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tình hình kinh tế ngày càng phát triển dẫn

đến nhu cầu về đầu tư xây dựng cũng tăng lên. Điều đó cho thấy Hoằng Hóa đã
5


làm khá tốt công tác thu hút vốn đầu tư nói chung cũng như vốn đầu tư xây dựng
cơ bản nói riêng. Qua biểu đồ trên, ta cũng thấy được tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng
cơ bản so với tổng vốn đầu tư tồn huyện của huyện Hoằng Hóa giai đoạn 2007
– 2011 chiếm tỷ lệ khá cao, huyện Hoằng Hóa đang tích cực đầu tư XDCB tạo
tiền đề, cơ sở vật chất hạ tầng vững chắc cho phát triển kinh tế của huyện.
Bảng 1: Tình hình thực hiện vốn đầu tư XDCB của huyện Hoằng Hóa giai
đoạn 2007 – 2011
Năm

Kế hoạch
năm (tỷ đồng)

Vốn đầu tư thực
hiện (tỷ đồng)

Tỷ lệ hoàn
thành (%)

2007
2008
2009
2010
2011

946
1.582

2.811
3.269
4.121

1.074
1.475
2.481
3.106
4.234

113,53
93,24
88,26
95,01
102,74

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa)

Trong giai đoạn này, có năm 2007 và 2011 các cơng trình thực hiện
đạt được và vượt kế hoạch được giao, đặc biệt là năm 2007, tỷ lệ hoàn thành
đạt cao là 113,53%, có được kết quả vậy là nhờ các ngành, các cấp của tỉnh
nhất là dưới sự quản lý trực tiếp của các cán bộ trong phòng kinh tế - hạ
tầng huyện và các ngành tổng hợp như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính đã tích cực khai thác vốn từ Trung ương; giải ngân các cơng trình
chuyển tiếp thuộc kế hoạch 2007 đạt kết quả cao, kế hoạch hoá đầu tư 2007
được thực hiện tốt, quản lý đầu tư xây dựng đã đi vào nề nếp. Năm 2008, do
chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế tồn cầu, tình hình thực hiện vốn
đầu tư xây dựng cơ bản không đạt kế hoạch, lạm phát tăng cao ảnh hướng
đến tình hình phát triển kinh tế của huyện và kéo dài ảnh hưởng đến năm
2009, chế độ chính sách giá cả vật tư có nhiều biến động nên phải bổ sung,

điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh dự toán làm ảnh hưởng đến tiến độ
6


thực hiện dự án dẫn đến hoàn thành chậm so với kế hoạch đề ra. Bước sang
năm 2011, huyện Hoằng Hóa đã hồn thành vượt mức kế hoạch đề ra là
102,74%. Điều đó chứng tỏ huyện đã đưa ra những giải pháp phát triển kinh
tế hợp lý, tận dụng tốt các giải pháp của Chính phủ về kích cầu, kích thích
kinh tế, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh.
1.2.2 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Việc xem xét vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo nguồn vốn không những
cho ta thấy được các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ bản mà còn cho thấy tỷ
trọng giữa các nguồn vốn, nguồn nào là quan trọng, chủ yếu, nguồn nào có tiềm
năng nhưng vẫn chưa phát huy hết. Từ đó sẽ giúp cho huyện có những biện
pháp tốt để huy động, thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào địa bàn
huyện.
Bảng 2. Các nguồn vốn huy động từ các nguồn giai đoạn 2007 – 2011
Đơn vị tính:n vị tính: tính:
Tỷ đồng đồngng
Chỉ tiêu

2007

2008

2009

2010

2011


Tổng số ( I +II )

1.074

1.475

2.481

3.106

4.234

TĐPTBQ
(%)
140,9

I

Vốn do địa phương quản lý

884

1.208

1.495

1.908

2.947


135,12

1
2
3
4

Vốn ngân sách NN
Vốn trái phiếu Chính phủ
Vốn tín dụng của NN
Vốn ĐT của các DNNN

73
56
301
43

116
74
474
37

147
73
113
156

167
151

300
108

495
243
469
231

161,36
144,33
111,73
152,24

5

Vốn ĐT của dân cư và DN
ngoài quốc doanh

411

507

1.006

1.182

1.509

138,42


190

267

986

1.198

1.287

161,32

23
148
19

17
223
27

339
593
54

333
760
104

335
850

102

195,35
154,8
152,21

STT

II
-

Vốn do bộ, ngành TƯ quản

Vốn ngân sách NN
Vốn tín dụng của NN
Vốn khác

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa)

Qua bảng, ta thấy tổng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện có xu hướng
tăng liên tục qua các năm từ 2007 – 2011. Tổng vốn do địa phương quản lý chiếm
7


khoảng 70% tổng vốn đầu tư XDCB với tốc độ phát triển bình quân là 35,12%,
tổng vốn do bộ ngành TƯ quản lý chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư XDCB
trên địa bàn huyện với tốc độ phát triển bình quân là 61,32%.
Trong tổng vốn do địa phương quản lý thì tổng vốn đầu tư của dân cư và
doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 54% với tốc độ
phát triển bình qn là 38,42%, vốn tín dụng của Nhà nước chiếm khoảng 20%

với tốc độ phát triển bình quân là 11,73%. Nguồn vốn đầu tư của khu vực dân
cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong địa bàn là một trong những nguồn
vốn khá quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Vốn
trong dân là nguồn vốn được huy động từ dân cư, phường xã, hợp tác xã. Qua
những năm gần đây, nguồn vốn này ngày càng tăng, góp phần đáng kể vào việc
đầu tư phát triển của huyện. Vốn đầu tư xây dựng của khu vực dân cư chiếm tỷ
trọng cao cho thấy nguồn vốn to lớn của khu vực dân cư và có thể huy động cho
đầu tư, và cũng cho thấy tiềm năng, nhu cầu phát triển kinh tế của huyện trong
những năm tiếp theo. Đây là một lợi thế của huyện vì đầu tư xây dựng là loại hình
đầu tư dài hạn, kết quả là những cơng trình có thể sử dụng trong thời gian dài, mục
đích nhằm tạo ra cơ sở vật chất lâu dài cho quá trình phát triển kinh tế cũng như xã
hội. Đầu tư xây dựng cơ bản luôn là yếu tố đi trước tạo tiền đề, nền tảng, tạo điều
kiện cho các hoạt động đầu tư khác được tiến hành một cách thuận lợi, tạo cơ sở
vật chất cho công việc sản xuất kinh doanh sau này. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu
tư từ các doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư, năm
2007 chiếm 4,86%, năm 2008 chiếm 3,06%, năm 2009 chiếm 10,43%, năm
2010 chiếm 5,66%, năm 2011 chiếm 7,84%, nhưng nguồn vốn này cũng đóng
góp vai trị khơng nhỏ. Hiện nay, vốn từ các doanh nghiệp nhà nước cịn ít,
chiếm tỷ trọng thấp, nhưng hàng năm cũng đã có sự tăng dần với tốc độ phát
triển bình quân là 52,24%.
Trong tổng vốn do bộ, ngành Trung ương quản lý thì vốn tín dụng của Nhà
nước chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 65% với tốc độ phát triển là 54,8%. Nguồn
8


vốn này được sử dụng để đầu tư vào các cơng trình cơng cộng, cơng trình tạo cơ
sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Từ
nguồn vốn này cơ sở vật chất như: Đường xá, cầu cống, cơng trình cơng cộng xã hội, hệ thống điện nước…được xây dựng tạo cơ sở cho các hoạt động đầu tư
khác sau đó, tạo điều kiện cho thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư trên địa
bàn huyện, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh tế của huyện, tăng thu nhập, nâng

cao đời sống người lao động. Tuy nhiên muốn sử dụng được nguồn vốn này thì
cần chứng minh được hiệu quả của dự án đầu tư. Điều này giúp cho công tác lập
dự án đầu tư cẩn thận và đảm bảo tính chính xác cao hơn, tránh được phần nào
tình trạng thất thốt và lãng phí nguồn vốn trong q trình thực hiện đầu tư. Việc
huy động nguồn vốn tín dụng cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là cần thiết,
điều này chứng tỏ nhu cầu về vốn đầu tư trên địa bàn huyện Hoằng Hóa khá cao,
cần huy động vốn từ mọi nguồn vốn với nhiều hình thức.
Nguồn vốn khác ở đây chủ yếu là nguồn vốn viện trợ nước ngoài (ODA)
được trên phân bổ và viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và vốn ủng
hộ của một số các tổ chức khác, phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng ở
vùng sâu, vùng xa, ở những nơi khó khăn, tránh nhà tranh, tre cho các hộ nghèo.
Tuy nhiên những năm trở lại đây nguồn vốn này có xu hướng giảm. Điều đó
chứng tỏ đời sống của người dân trong những năm gần đây đã cải thiện, trình độ
phát triển của huyện đã cao hơn trước. Ngoài ra các nguồn vốn từ nước ngồi
khác hầu như chưa có trên địa bàn.
1.2.3 Đầu tư xây dựng cơ bản phân theo ngành
Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành kinh tế nhằm mục đích
quản lý việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các ngành kinh tế hiệu quả
hơn, đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo các ngành kinh tế,
qua đó xem xét tính cân đối của việc phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản phù
hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của huyện. Tình hình thực hiện vốn đầu
tư xây dựng cơ bản theo ngành phản ánh khối lượng vốn đầu tư xây dựng thực
hiện của từng ngành trong từng năm và trong cả giai đoạn 2007– 2011, qua đó
9


cho thấy tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản của các ngành, từ đó có
những biện pháp phù hợp đảm bảo tiến độ của các cơng trình đối với từng
ngành; mặt khác nó cũng cho thấy được ngành nào có khối lượng vốn đầu tư
thực hiện lớn nhất trong kỳ, vốn đầu tư tập trung vào những ngành nào, có phù

hợp với định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện hay không.
Cụ thể, việc phân chia vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư tập
trung huyện sẽ được phân chia theo 11 ngành cơ bản trong nền kinh tế: Công
nghiệp; nông, lâm nghiệp, thủy lợi; quản lý Nhà nước; giao thông; giáo dục đào
tạo…Dưới đây là khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo ngành
kinh tế của huyện Hoằng Hóa giai đoạn 2007 – 2011.
Bảng 3. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo ngành
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TĐPTBQ
2010
2011
(%)

STT

Ngành

2007

2008

2009

1

Cơng nghiệp
Nơng, lâm nghiệp,
thủy lợi
Quản lý NN
Giao thông

CSHT đô thị
KHCN - MT
Giáo dục - đào tạo
Y tế - dịch vụ XH
Văn hố, thơng tin
thể thao
Hành chính cơng
cộng
Các ngành khác
Tổng

69,75

95,96

255,82

328,72

500,31

163,65

222,85

306,18

443,24

561,28


806,35

137,92

72,41
327,03
54,18
30,56
110,52
37,05

99,32
448,96
74,37
42,01
151,78
50,89

139,57
532,38
180,43
85,05
347,34
85,59

168,34
657,17
222,55
109,81

434,84
107,16

188,21
838,4
282,81
170,23
592,76
146,07

126,97
126,54
151,15
153,63
152,18
140,91

95,21

130,76

219,32

275,42

380,72

141,41

35,58


49,65

154,14

201,32

247,33

162,36

18,86
1.074

25,12
1.475

38,12
2.481

39,39
3.106

80,81
4.234

143,86
140,9

2

3
4
5
6
7
8
9
10
11

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa )

Qua bảng ta thấy vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo ngành tăng đều
qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Trong tổng vốn đầu tư XDCB qua các
năm giai đoạn 2007 – 2011 thì năm 2011 có tổng vốn đầu tư cao nhất, đạt 4.234
tỷ đồng. Điều đó cho thấy nhu cầu XDCB của huyện vẫn đang trên đà tăng
mạnh và cơ sở hạ tầng của huyện vẫn đang hoàn thiện hơn.
10


Trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản huyện Hoằng Hóa, các ngành
chiếm tỷ trọng vốn đầu tư cao trong giai đoạn từ 2007 – 2011 đó là: Giao thông
với tổng vốn đầu tư là 2.803,94 tỷ đồng chiếm 22,67%; Nông, lâm nghiệp, thủy
lợi với tổng vốn đầu tư là 2.339,9 tỷ đồng chiếm 18,91%; Giáo dục – đào tạo với
tổng số vốn là 1.637,24 tỷ đồng chiếm 13,23%. Sở dĩ có sự tập trung vốn đầu tư
xây dựng cơ bản vào 3 ngành nêu trên là do huyện Hoằng Hóa là một huyện đồng
bằng ven biển, cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý cũng như điều kiện
phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được hoàn thiện. Mặt khác
do hệ thống giao thơng trên địa bàn huyện cịn nhiều bất cập, chưa đáp ứng tốt
được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Các dự án thuộc lĩnh vực giao thơng lại

ln địi hỏi lượng vốn khá lớn, do vậy tỷ trọng vốn dành cho ngành giao thông
luôn cao hơn các ngành khác cũng là điều dễ hiểu. Đầu tư cho xây dựng cơ bản là
một hoạt động hết sức quan trọng và cần thiết, một số cơng trình giao thông
quan trọng được xây dựng trong giai đoạn 2007 – 2011 đã đưa huyện Hoằng
Hóa thay đổi nhanh chóng về nhiều mặt, đời sống của người dân được nâng cao,
nhu cầu giải trí cao và các hoạt động phục vụ cho nhu cầu giải trí của con người
tăng. Khi đó, ngành dịch vụ phát triển nhanh chóng. Trong thời kỳ hiện nay,
phát triển đồng đều giữa các ngành, các lĩnh vực là hết sức cần thiết và trước
mắt huyện cần đầu tư hơn nữa cho ngành công nghiệp và dịch vụ.
Vốn đầu tư vào ngành nông, lâm nghiệp, thủy lợi cũng tăng đều qua các
năm, năm 2007 số vốn đầu tư XDCB là 222,85 tỷ đồng, năm 2011 vốn đầu tư
XDCB là 806,35 tỷ đồng, với tốc độ phát triển bình qn là 37,92% cho thấy
nguồn vốn này có xu hướng tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo. Nông,
lâm nghiệp, thủy lợi chiếm lượng vốn đáng kể là nhờ các dự án kiên cố hoá kênh
mương và đê điều ở các địa phương. Hoằng Hóa vốn là một huyện nông nghiệp,
người dân sống bằng nghề nông là chủ yếu và diện tích đất nơng nghiệp cũng
khá lớn. Hơn nữa, trong những năm gần đây tình hình mưa lũ diễn biến thất
thường, cùng với hạn hán và nắng nóng đang ngày càng gia tăng, nên huyện đã

11


tập trung đầu tư kiên cố lại các tuyến đê xung yếu trên địa bàn. Do đó mà lượng
vốn đầu tư vào nông lâm nghiệp, thuỷ lợi cũng chiếm tỷ trọng cao.
Vốn đầu tư vào ngành giáo dục đào tạo tăng từ 110,52 tỷ đồng năm 2007
lên 592,76 tỷ đồng năm 2011, tốc độ phát triển bình quân là 52,18% cho thấy
huyện rất quan tâm, chú trọng phát triển nguồn lực con người, nâng cao năng
lực, trình độ cho lực lượng lao động của địa phương. Giáo dục – đào tạo chiếm
một tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
là do trong giai đoạn 2007 – 2011 hàng loạt các cơng trình xây dựng trường học

được phê duyệt và tiến hành xây dựng như: Trường trung học phổ thông Hoằng
Hóa III với tổng vốn đầu tư là 32,1 tỷ đồng, trường trung học phổ thơng Hoằng
Hóa I thi trấn Bút Sơn với tổng vốn đầu tư là 38 tỷ đồng, trụ sở trung tâm giới
thiệu việc làm với tổng vốn đầu tư là 16,9 tỷ đồng, trung tâm dạy nghề xã Hoằng
Vinh với tổng vốn đầu tư là 14,5 tỷ đồng,…
Ngành cơng nghiệp có tốc độ phát triển bình quân cao nhất 63,65%, phù
hợp với xu hướng phát triển của huyện đẩy mạnh cơng nghiệp hóa – hiện đại
hóa. Có thể thấy lượng vốn XDCB đầu tư vào cơng nghiệp tăng khá nhanh, đặc
biệt năm 2011 tăng 500,31 tỷ đồng so với năm 2007 là 69,75 tỷ đồng cho thấy
huyện đã trú trọng đầu tư vào công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, nhất là lĩnh vực công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến
nơng lâm sản, khai thác và chế biến khống sản, sản xuất điện…
Ngoài ra một số ngành khác như là an ninh quốc phịng, những lĩnh vực
này có lượng vốn chiếm 1,64%. Nhìn chung tỷ lệ này là phù hợp với sự phát
triển kinh tế xã hội của huyện trong giai đoạn này. Việc huy động vốn cho xây
dựng cơ sở hạ tầng trong những năm qua còn thấp. Năm 2011 đã tạo ra được
những bước đột phá trong đầu tư xây dựng cơ bản, tuy nhiên những đột phá này
mới chỉ là bắt đầu cho thời kỳ chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó việc huy
động vốn cho lĩnh vực văn hóa – xã hội, thể dục thể thao còn thấp, chiếm 8,9%
tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng
cao đời sống của người dân.
12


Việc nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung vào những ngành như:
Giao thông, giáo dục – đào tạo và nông, lâm nghiệp, thủy lợi cho thấy chủ
trương của huyện là tập trung phát triển những ngành cơ bản, có vai trị quan
trọng trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt,
chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Việc đầu tư vào ngành giao thơng đối với
huyện nhằm hồn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi

cho việc đi lại của nhân dân và hơn nữa là nhằm thu hút các nhà đầu tư đến với
huyện, gia tăng việc lưu thơng, trao đổi hàng hố trên địa bàn. Theo xu hướng
bùng nổ công nghệ, hội nhập như hiện nay mà nguồn lao động có trình độ chưa
cao, do đó để bắt kịp với kỹ thuật cơng nghệ, huyện đã đầu tư một phần vào giáo
dục nhằm tạo nguồn lao động có tay nghề, chất lượng ngay tại địa bàn, như
trung tâm dạy nghề xã Hoằng Vinh, xã Hoằng Cát, xã Hoằng Thịnh, xã Hoằng
Trường..... Đầu tư cho y tế - dịch vụ xã hội nhằm tạo cơ sở hạ tầng hiện đại phục
vụ cho công tác chữa bệnh cũng như nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.
Hơn nữa cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo ngành của Hoằng
Hóa cũng cho thấy một cơ cấu khá hợp lý và vững chắc. Hoằng Hóa là huyện
mới chuyển sang phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ từ một huyện nông
nghiệp nghèo nàn, lạc hậu từ đó cần đầu tư tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật vững chắc
thì mới phát triển bền vững được.
1.2.4 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo cấp quản lý
Việc phân chia vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo cấp quản lý nhằm mục
đích theo dõi, đánh giá khối lượng, việc thực hiện vốn đầu tư theo các tiêu chí
phân chia dự án đầu tư. Việc phân chia dự án phải căn cứ vào các quy định của
pháp luật. Qua việc phân chia này giúp nhà quản lý đánh giá được có bao nhiêu
dự án nhóm A, B hay C, tình hình thực hiện các dự án đó.

Bảng 4: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo cấp quản lý
Đơn vị tính: Tỷ đồng

13


Nhóm
dự án
B
C

Tổng

Năm
2007

2008

2009

2010

2011

TĐPTBQ
(%)

244

376

1.009

1.196

1.949

168,11

830


1.099

1.472

1.910

2.285

128,81

1.074

1.475

2.481

3.106

4.234

140,9

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa)

Bảng trên cho thấy khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo
cấp quản lý có xu hướng tăng đều qua các năm, tốc độ phát triển bình quân
trong giai đoạn 2007 – 2011 là 40,9%. Trong giai đoạn 2007 – 2011, vốn đầu tư
xây dựng cơ bản chủ yếu tập trung ở dự án nhóm B và nhóm C; dự án nhóm B có
khối lượng vốn đầu tư là 4.774 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 38,59% tổng vốn đầu tư, dự án
nhóm C có khối lượng vốn đầu tư là 7.596 tỷ đồng, chiếm 61,41% tổng vốn đầu tư.

Các dự án trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản huyện Hoằng Hóa chủ
yếu tập trung vào nhóm C nhiều hơn nhóm B, như vậy các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản chủ yếu có khối lượng vốn nhỏ. Tỷ lệ dự án nhóm C gần gấp đơi
lần dự án nhóm B về khối lượng vốn đầu tư. Sở dĩ như vậy là vì vốn đầu tư xây
dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư tập trung chủ yếu là đầu tư vào các cơng trình
trong ngành: Quản lý nhà nước, giáo dục, y tế, giao thơng vận tải với các dự án
có qui mơ vốn nhỏ. Tuy nhiên, tốc độ phát triển bình quân của dự án nhóm B
khá cao 68,11%, vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2007 là 244 tỷ đồng tăng lên
1.949 tỷ đồng năm 2011 cho thấy huyện cũng đang đầu tư xây dựng các dự án
với quy mô lớn, mức vốn đầu tư cao.
1.3 Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư XDCB tại địa bàn huyện
Hoằng Hóa giai đoạn 2007 – 2011
Những năm qua, cơng tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đã bám nghị
quyết của huyện uỷ, HĐND huyện tập trung cho nông nghiệp nông thôn, tăng
cường cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và văn hố, từng
bước xây dựng đơ thị, do vậy tạo nên năng lực mới trên tất cả các mặt góp
phần xố đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và nâng cao mức sống, mức
14


hưởng thụ của các vùng, các tầng lớp dân cư, tạo tiền đề thúc đẩy sự tăng
trưởng kinh tế phát triển văn hoá xã hội, giữ vững an ninh quốc phịng và đảm
bảo trật tự và an tồn xã hội. Tuy vậy, vẫn còn nhiều tồn tại vướng mắc đã
hạn chế hiệu quả của công tác đầu tư việc chấp hành các thủ tục về xây dựng
cơ bản. Quá trình triển khai thực hiện quy trình và sự đồng bộ hố cịn nhiều
vấn đề bất cập cần được đổi mới cho phù hợp với quy định của nhà nước và
thực tế địa phương. Nổi lên một số vấn đề như sau:
1.3.1 Quản lý giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Công tác chuẩn bị đầu tư là khâu quan trọng trong kế hoạch hoá đầu tư.
Thực tế, lâu nay chúng ta thụ động chưa kế hoạch hố được cơng tác này.

Trước hết là về chủ trương chuẩn bị đầu tư chưa được quan tâm đúng mức
nên khi xây dựng kế hoạch hàng năm về xây dựng cơ bản còn thụ động, lúng
túng và thực hiện dự án không đồng bộ gây nên sai sót về quy chế và sự chậm
trễ trong quá trình thực hiện cơng tác chuẩn bị khảo sát, điều tra cơ bản và
các số liệu cần thiết cho việc xây dựng dự án…nên quá trình thực hiện đầu tư
phải điều chỉnh đi, điều chỉnh lại nhiều lần….
Về qui trình xây dựng dự án:
Nhìn chung các dự án lớn đã lập đúng trình tự theo quy định. Đại bộ
phận các dự án có quy mơ nhỏ do các xã, phường lập thì hầu hết khơng đủ nội
dung theo các trình tự yêu cầu của một dự án theo quy định cho nên việc
thẩm định thường phải sửa đi, sửa lại nhiều lần gây mất thời gian không cần
thiết.
Nhiều dự án chưa có chủ trương của huyện nhưng các xã , các phường đã
lập đưa lên Sở Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định và trình duyệt nhưng cũng có
những dự án đã có chủ trương của huyện nhưng việc triển khai xây dựng chậm,
chất lượng không cao phải điều chỉnh nhiều lần.
Các dự án khi thẩm định thường vướng mắc nhất là thiếu các thủ tục, các
căn cứ khoa học để xây dựng như đã nêu, áp dụng một số định mức chưa thống

15


nhất giữa các Bộ và địa phương gây nên khó khăn trong việc xác định quy mô
và khái quát vốn đầu tư.
Nói chung nhiều dự án là cịn sơ sài, thiếu căn cứ khoa học và thực hiện
chưa theo đúng trình tự, đặc biệt đối với các dự án sản xuất kinh doanh việc tính
tốn hiệu quả kinh tế, việc thu hồi và trả nợ vốn vay chưa được chuẩn mực.
Về công tác thẩm định dự án:
Hầu hết các dự án đầu tư trên địa bàn huyện đều được Sở Kế Hoạch và
Đầu Tư là cơ quan được nhà nước giao cho làm công việc này đã cố gắng làm

theo đúng quy trình như: Sốt xét các hồ sơ trình duyệt của chủ đầu tư, phối
hợp giữa Sở Kế Hoạch và Đầu Tư, các cơ quan quản lý tổng hợp và các sở
quản lý chuyên ngành, hoàn thiện văn bản trình UBND tỉnh phê duyệt.
1.3.2 Cơng tác quản lý đấu thầu và chỉ định thầu
Công tác đấu thầu và chỉ định thầu đã được triển khai theo đúng quy định
của nhà nước và các hướng dẫn của Bộ, Ngành Trung ương, theo đúng các thủ
tục hành chính, nhưng cịn một số vướng mắc tồn tại như:
Đối với một số chủ đầu tư:
Hồ sơ kế hoạch mời thầu, đấu thầu tiêu chuẩn thang điểm thường làm
chậm và không đầy đủ nhất là các chủ đầu tư không chuyên XDCB, chất lượng
hồ sơ kém phải làm đi làm lại gây chậm trễ.
Về quy trình thẩm định cũng như duyệt kế hoạch đấu thầu chỉ định thầu
nhưng chưa thực sự khoa học. Duyệt kế hoạch trước rồi mới duyệt hồ sơ mời
thầu, thường thẩm định xong một hồ sơ phải mất từ 10 – 15 ngày. Thẩm định và
phê duyệt kết quả trúng thầu từ 7 – 10 ngày; ký hợp đồng, duyệt hợp đồng cũng
mất 5 – 7 ngày. Như vậy, riêng công tác làm thủ tục đấu thầu cũng mất từ 1 tháng
rưỡi đến 2 tháng cho nên hàng năm công trình tháng 4, tháng 5 hoặc tháng 6 mới
triển khai được.
Trong đấu thầu các chủ đầu tư chỉ muốn đấu thầu hạn chế, do vậy dẫn đến
các nhà thầu có sự dàn xếp, cho nên mức tiết kiệm qua đấu thầu còn hạn chế.

16


Chỉ các cơng trình đấu thầu rộng rãi mới thực chất rõ ràng, minh bạch và tăng
được tính cạnh tranh và tiết kiệm trong xây dựng cơ bản.
Có một số cơng trình đã thi cơng xong, hoặc thi cơng dở dang mới làm kế
hoạch chỉ định thầu dẫn đến tình trạng sự việc đã rồi buộc các cơ quan chức
năng và UBND giải quyết.
1.3.3 Công tác quản lý việc giải ngân và thanh quyết toán

Việc cho vay, cấp phát và thanh quyết toán đều qua Bộ Đầu Tư và Kho
Bạc Nhà Nước. Công tác này lâu nay thường chậm trễ: Một mặt do các thủ tục
khá rườm rà, cứng nhắc do các ngành quy định, mặt khác là do năng lực các chủ
đầu tư chưa làm tròn về trách nhiệm của mình. Một số cán bộ chưa đủ năng lực
và trách nhiệm để làm công tác này cho nên khách hàng thường kêu ca nhiều
trong khâu cấp phát và thanh quyết toán…đặc biệt việc thay đổi cơ quan cấp
phát vốn đầu tư, từ Bộ Đầu Tư sang Kho Bạc cũng làm cho xáo trộn nề nếp ứng
vốn và thanh toán của các nhà thầu và chủ đầu tư, tâm lý các chủ đầu tư không
muốn ứng trước vốn cho các nhà thầu đối với khối lượng hồn thành khơng lên
kịp phiếu giá, các bước giải ngân chậm. Tuy vậy do có sự hướng dẫn của Kho
Bạc Nhà Nước, cơng tác ứng vốn và cấp phát trong các năm gần đây đã có nhiều
tiến bộ.
1.3.4 Quản lý chất lượng và giám sát thi công
Năng lực của các ban quản lý công trình nói chung cịn nhiều bất cập, phần
lớn các cán bộ đều làm việc kiêm nhiệm nên công tác quản lý của các ban A cịn
chưa tốt. Cơng tác quản lý chất lượng và giám sát các cơng trình xây dựng ngày
càng được quan tâm nhưng nhìn chung chất lượng còn thấp, chưa được làm
thường xuyên, đội ngũ giám sát cịn mỏng, năng lực cịn nhiều hạn chế, cịn có
vi phạm chế độ về quản lý chất lượng như: Thiếu nhật ký cơng trình, thiếu báo
cáo định kỳ trong xây dựng cơ bản, thiếu cán bộ có năng lực, tâm huyết trong
cơng tác quản lý kỹ thuật, nói chung chất lượng cơng trình cịn kém.
1.3.5 Quản lý giá và giá đầu tư xây dựng cơ bản

17


Trong thời gian qua, hệ thống đơn giá xây dựng cơ bản được củng cố,
soạn thảo tương đối đầy đủ, có hệ thống cung cấp cho các ngành để góp phần
tăng cường công tác quản lý xây dựng cơ bản trên địa bàn. Tuy nhiên hệ
thống đơn giá của nước ta hiện nay vẫn đang còn nhiều tồn tại: Giá các loại

vật liệu như điện, nước, trang thiết bị nội thất còn chưa đồng bộ. Phản ánh giá
còn chậm, chưa kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu thanh quyết tốn hàng
tháng, làm vướng mắc trong bù giảm kinh phí. Giá một số loại xây dựng chưa
đúng, chưa đầy đủ các chi phí và yếu tố đảm bảo sự điều tiết của Nhà Nước,
cịn tình trạng phải trình duyệt bổ sung, điều chỉnh giá qua các ngành, các cấp
gây nên sự chậm trễ trong đầu tư và xây dựng. Một số cơng trình trọng điểm,
có tính đặc thù thì trong bộ đơn giá chưa được phản ánh.
1.3.6 Đánh giá năng lực của các đơn vị thi công xây dựng
Số lượng các đơn vị thi công tương đối nhiều nhất là các đơn vị tư nhân
nhưng nhìn chung năng lực các đơn vị cịn yếu kể cả năng lực thi cơng và năng
lực về tài chính (đại bộ phận là vốn vay, vốn tự có rất ít). Đa số các doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân do thiếu đội ngũ cơng nhân lành
nghề, thiếu cán bộ có trình độ kỹ thuật và thiếu thiết bị xây dựng nên đã ảnh
hưởng rất nhiều đến thiến độ thi công các cơng trình.
1.4 Đánh giá tình hình thực hiện cơng tác đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện
Hoằng Hóa giai đoạn 2007 – 2011
1.4.1 Hiệu quả đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Hoằng Hóa
1.4.1.1 Kết quả đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hoằng Hóa
Trên địa bàn huyện hàng năm đã có rất nhiều cơng trình xây dựng hoàn
thành và được đưa vào khai thác sử dụng, đã mang lại những hiệu quả to lớn
cho nền kinh tế, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa
phương. Trong giai đoạn 2007 – 2011, cùng với sự đổi mới và phát triển kinh
tế chung toàn huyện, cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tích cực, các ngành
kinh tế quan trọng có tốc độ phát triển khá, ngành xây dựng cơ bản với vai trị
quan trọng của mình cũng thu được kết quả khả quan. Qua đó tạo điều kiện
18


cho các ngành kinh tế khác phát triển, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, giao
thông trong huyện, cũng như tạo thêm sức hút đối với các nhà đầu tư trong và

ngoài nước đầu tư vào địa bàn huyện.
Để thấy được kết quả đầu tư XDCB trên địa bàn huyện, ta xét các chỉ tiêu kết
quả kinh tế xã hội của huyện trong giai đoạn 2007 – 2011, tỷ trọng công nghiệp
– xây dựng là 24,25%; các ngành dịch vụ là 37,14%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
là 38,62%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng tăng dần tỷ trọng công
nghiệp, các ngành dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản.
Năm 2011, GDP theo giá hiện hành đạt 9.239 tỷ đồng, thu nhập bình quân
đầu người trên 12,6 triệu đồng/năm (tương đương 702 USD); Giá trị GDP theo
giá cố định tăng 69,34% so với năm 2007.
Trong giai đoạn 2007 – 2011, phần lớn nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
được phân bổ cho các ngành, các lĩnh vực mũi nhọn, có tầm quan trọng chiến lược
trong phát triển kinh tế - xã hội và đã thu được một số kết quả chủ yếu như sau.
● Về mạng lưới giao thông
Vốn đầu tư cho giao thông giai đoạn 2007 – 2011 đạt trên 2.803 tỷ đồng.
Về cơ bản, đến nay mạng lưới giao thông của huyện đã được phát triển và phân
bổ tương đối hợp lý, từ đông sang tây, từ bắc về nam đảm bảo thuận lợi phục vụ
cho sự phát triển chung của huyện, giao lưu, đi lại của nhân dân trong và ngồi
huyện, khơng ảnh hưởng đến mơi trường sinh thái.
Trong 5 năm qua, ngành giao thông vận tải huyện đã thực hiện rất nhiều dự
án cải tạo nâng cấp các tuyến đường giao thông quan trọng như: Mở mới, cải
tạo, nâng cấp 426 km quốc lộ và đường liên huyện, liên xã. 500km đường
huyện, 316 km đường liên xã, 56 km đường nội bộ khu công nghiệp, khu du
lịch; xây dựng 33 cầu; cải tạo trên 1.490 km giao thông nông thôn; kết cấu mặt
đường bao gồm các loại: cấp phối, thâm nhập nhựa và bê tơng. Huyện đã hồn
thành quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông đến năm 2011 và định hướng
phát triển đến năm 2020.

19



● Hạ tầng phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
Tổng vốn đầu tư cho nông, lâm, ngư nghiệp là 1339,9 tỷ đồng, bao gồm
các dự án xây dựng kè bảo vệ chống sạt lở hai bờ sông Mã, khu vực thị trấn Bút
Sơn, huyện Hoằng Hóa với tổng mức đầu tư phê duyệt là 114,3 tỷ đồng từ
nguồn trái phiếu chính phủ và nguồn vốn ngân sách nhà nước; xây dựng và hoàn
thiện tuyến đê Hoằng Thịnh - Hoằng Lưu, đoạn thuộc xã Hoằng Ngọc dài 15 km
với tổng mức đầu tư 130 tỷ đồng, nâng cấp 98 công trình thủy lợi, kiên cố hóa
205 km kênh mương,… các cơng trình này sẽ góp phần vào việc phịng chống lũ
lụt, sạt lở trên địa bàn, giảm thiểu hậu quả của thiên tai, lũ lụt tới sản xuất và đời
sống người dân. Về thủy sản, nâng cấp các trại sản xuất giống thủy sản tại huyện
Hoằng Hóa và thành phố Thanh Hóa với tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng, cung cấp
đủ và hiệu quả cho người dân các loại giống có chất lượng tốt với số lượng lớn
đúng theo nhu cầu của người dân, nâng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 27 tỷ
đồng năm 2007 lên 45 tỷ đồng vào năm 2011.
● Hạ tầng phục vụ sản xuất công nghiệp
Giai đoạn 2007 – 2011, với tổng vốn đầu tư của các dự án công nghiệp trên
1.250,56 tỷ đồng, đã hoàn thành 18 dự án đưa vào sản xuất, như: Nhà máy luyện
Feromangan, nhà máy gạch Tuynel, nhà mát sản xuất Cao lanh – Fenspat, nhà máy
luyện Thiếc...Đang triển khai đầu tư 12 dự án, trong đó một số dự án quy mô lớn
như: Nhà máy giấy xuất khẩu Hoằng Long, Nhà máy xi măng Bút Sơn, Nhà máy
luyện gang, Nhà máy sản xuất phôi thép, Nhà máy hợp kim sắt,...Đầu tư các cơng
trình hạ tầng trong khu công nghiệp Hoằng Long, quy hoạch chi tiết các cụm công
nghiệp trên địa bàn các huyện để thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự
án công nghiệp tại các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện theo quy hoạch.
● Các cơng trình giáo dục và đào tạo
Cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục được đầu tư,
từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu dạy và học. Hoàn thành chương trình kiên cố
hóa trường học giai đoạn I, thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà
công vụ cho giáo viên cơ bản đã đảm bảo tiến độ đề ra. Hoàn thành xây dựng
20




×