Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 12 thpt trong dạy học giải bài tập chương dòng điện xoay chiều 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.8 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Sự sáng tạo trong công việc là yêu cầu đặt lên hàng đầu trong chiến
lược phát triển của bất kì ngành nghề nào. Đào tạo con người là trách nhiệm
hàng đầu của ngành giáo dục. Mục tiêu giáo dục và đào tạo được xác định rõ
thêm trong văn kiện Đại hội Đảng C ộng sản Việt Nam lần thứ XI: "Coi
trọng bồi dưỡng cho học sinh (HS), sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng
đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng
đồng, của dân tộc, trau dồi cho HS, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống
của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại". Như vậy, mục tiêu giáo dục xuyên suốt
vẫn là giáo dục toàn diện trí, đức, thể, mĩ nhằm đào tạo những người lao
động mới có trí tuệ, có nhân cách, năng động và sáng tạo, chủ động thích
ứng với nền kinh tế tri thức và sự phát triển của thời đại.
Khi đó mỗi GV trong dạy học luôn phải giải quyết các vấn đề:
- Dạy nội dung, khắc sâu trọng tâm nào?
- Người học phải biết gì hoặc biết làm gì trước, trong và sau khi học?
- Thực tế người học đã biết những gì?
- Cần áp dụng những phương pháp dạy như thế nào để phù hợp với đối
tượng học?
Bồi dưỡng NLST cho HS bằng cách nào, bằng phương pháp và hình
thức nào?
Chúng tôi thấy rằng việc bồi dưỡng NLST cho HS trong hoạt động giải
bài tập (BT) chiếm vị trí rất quan trọng trong dạy học. Đã có một số cơng
trình, luận văn, luận án nghiên cứu về NLST của HS trong hoạt động dạy học
như [7], [10], [11], [12], [18] góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề,
nắm vững kiến thức cơ bản và kiểm tra, đánh giá nhận thức về kiến thức. Các
luận văn luận án này bước đầu xây dựng cho HS về NLST, chúng tôi tiếp tục



2

nghiên cứu bồi dưỡng NLST cho HS lớp 12 để tạo cơ sở vững chắc trong quá
trình giải quyết các vấn đề.
Từ những lí do trên, đồng thời cũng mong muốn được tiếp tục bồi
dưỡng năng lực học tập của HS, phát huy khả năng tư duy sáng tạo của HS,
việc nghiên cứu đề tài : “Bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 12
THPT trong dạy học giải bài tập chương Dòng điện xoay chiều ” là rất
cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và hướng dẫn HS lớp 12 THPT giải hệ thống BT chương “Dòng
điện xoay chiều” nhằm bồi dưỡng NLST cho HS.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy học giải BT VL của GV và HS ở trường THPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Dạy học BT VL chương “Dòng điện xoay chiều” nhằm bồi dưỡng NLST
cho HS lớp 12 THPT.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được hệ thống BT chương “Dòng điện xoay chiều” dựa
trên các cơ sở khoa học và đề ra cách hướng dẫn HS giải nó một cách phù
hợp thì có thể bồi dưỡng được NLST cho HS góp phần nâng cao chất lượng
dạy học bộ mơn vật lí ở trường THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về bồi dưỡng NLST cho HS và BTVL trong dạy
học ở trường THPT.
5.2.Điều tra thực trạng dạy học giải BT chương “ Dòng điện xoay chiều”
5.3.Nghiên cứu nội dung, mục tiêu chương “Dịng điện xoay chiều” Vật lí 12
THPT.



3

5.4. Soạn thảo hệ thống BT chương “Dòng điện xoay chiều” và đề ra tiến
trình hướng dẫn giải nhằm bồi dưõng NLST cho HS lớp 12 THPT.
5.5. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả cách hướng
dẫn giải hệ thống BT đã xây dựng trong việc bồi duỡng NLST của HS lớp 12
THPT.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, chúng tôi đã sử dụng, phối hợp các
phương pháp nghiên cứu sau:
6.1. Nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các tài liệu lí luận về việc bồi dưõng NLST cho HS trong dạy
học BT Vật lí( BTVL).
- Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, sách BT, sách GV và các tài
liệu tham khảo để xác định mục tiêu dạy học và xây dựng hệ thống BT
chương “Dòng điện xoay chiều” nhằm bồi dưỡng NLST cho HS lớp 12
THPT.
6.2. Điều tra, khảo sát thực tế về hoạt động dạy học giải BTVL ở trường
THPT , những quan niệm, mức độ nắm kiến thức, hoạt động giải BTVL của
HS; thể hiện thực tế NLST của HS và việc rèn luyện NLST thông qua hoạt
động giải BT chương “ Dòng điện xoay chiều”.
6.3. Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giả thuyết của đề tài.
6.4. Dùng thống kê tốn học để xử lí , đánh giá kết qủa điều tra trong thực
nghiệm sư phạm.
7. Đóng góp của đề tài
7.1. Về mặt lí luận.
Hệ thống hố cơ sở lí luận của việc bồi dưỡng NLST cho HS trong dạy
học nói chung và trong dạy học BTVL nói riêng.
7.2. Về mặt thực tiễn.



4

- Xây dựng hệ thống BT chương “Dòng điện xoay chiều” nhằm bồi dưỡng
NLST cho HS lớp 12 THPT.
- Là tài liệu tham khảo cho GV và HS trong dạy học Vật lí ở trường
THPT.
8.Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và các danh mục tham kháo, phụ lục luận
văn gồm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng NLST cho HS trong
dạy học thông qua giải BT VL ở trường THPT
Chương 2. Bồi dưỡng NLST trong dạy học bài tập chương “Dòng điện xoay
chiều”
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
Chương 1.Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng NLST cho HS
trong dạy học thông qua giải BT VL ở trường THPT
1. Quan niệm về NLST
1.1. Tư duy và năng lực sáng tạo
1.1.1. Tư duy
Theo [30, tr 452] thì tư duy được hiểu là suy nghĩ, đó là q trình sắp
xếp, nhào nặn những điều đã có ở trong đầu, để tìm ra một cái gì mới mẻ,
nhằm trả lời được các vấn đề, các câu hỏi được đặt ra.
1.1.2. Năng lực sáng tạo
"Sáng tạo là một loại hoạt động mà kết quả của nó là một sản phẩm
tinh thần hay vật chất có tính cách tân, có ý nghĩa xã hội, có giá trị" (Theo
Bách khoa tồn thư Liên Xô (Nga) tập 42, tr 54) hay trong Từ điển bách
khoa Việt Nam (tập 3): Sáng tạo là "Hoạt động tạo ra cái mới". Như vậy, có
thể hiểu NLST là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần,

tìm ra cái mới, giải pháp mới, công cụ mới, vận dụng thành công những hiểu
biết đã có vào hồn cảnh mới [18, tr 133]. NLST biểu hiện trình độ tư duy


5

phát triển ở mức độ cao của con người.
1.1.3. Phát triển tư duy và NLST của HS
Phát triển tư duy và NLST của HS là bồi dưỡng cho họ cách suy nghĩ,
phong cách học tập, làm việc khoa học, rèn luyện các thao tác tư duy
logic, tư duy biện chứng, rèn luyện các kĩ năng, phát triển ở họ tư duy
khoa học, tư duy vật lí và năng lực vận dụng kiến thức vào các tình huống
khác nhau.
1.1.4. Mục tiêu, nhiệm vụ của dạy học vật lí
Dạy học vật lí không chỉ truyền thụ hệ thống kiến thức cơ bản mà điều
quan trọng hơn là xây dựng cho HS một tiềm lực, một bản lĩnh thể hiện ở
phương pháp suy nghĩ và làm việc, trong cách tiếp cận, giải quyết các vấn
đề thực tiễn. Do đó, phát triển tư duy và NLST của HS vừa là mục đích, vừa
là phương tiện trong nghiên cứu và dạy học vật lí ở trường phổ thông.
1.2 Các biểu hiện NLST của HS trong học tập
Theo [18] những biểu hiện NLST trong học tập của HS là
+ Năng lực tự chuyển tải tri thức và kĩ năng từ lĩnh vực quen biết sang
tình huống mới, vận dụng tri thức đã học vào điều kiện, hoàn cảnh mới.
+ Năng lực nhận thấy vấn đề mới trong điều kiện quen biết
+ Năng lực biết đề xuất các giải pháp khác nhau.
+ Năng lực huy động các kiến thức để đưa ra các giả thuyết.
+ Năng lực xác định bằng lí thuyết và thực hành các giả thuyết.
+ Năng lực nhìn nhận một vấn đề dưới các góc độ khác nhau
1.3. Các yếu tố cần thiết cho việc bồi dưỡng NLST của HS trong tập
Thứ nhất là yếu tố tinh thần.

Thứ hai là HS phải có kiến thức cơ bản, vững chắc
Thứ ba là HS phải có tính “nghi ngờ khoa học”
2. Vai trị của kiến thức và phương pháp vật lí trong việc phát triển tư
duy và NLST của HS


6

2.1. Vai trị của kiến thức vật lí
Kiến thức vật lí bao gồm hiểu biết về các các hiện tượng, các khái niệm,
các định luật, các thuyết vật lí, các tư tưởng, phương pháp nhận thức và các
ứng dụng của vật lí, là kết quả hoạt động của hoạt động tư duy, tưởng tượng
là tiền đề của hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình tìm hiểu và
cải tạo thế giới tự nhiên. Rõ ràng kiến thức vật lí có vai trị đặc biệt trong
việc phát triển tư duy và NLST của HS.
2.2. Vai trò của phương pháp nhận thức vật lí
Việc vận dụng chu trình nhận thức khoa học vật lí trong dạy học có
tác dụng rất lớn để phát triển tư duy và NLST của HS. Chu trình đó cịn gọi
là chu trình sáng tạo khoa học của V.G Razumoopxki[19] được thể hiện qua
các bước như sơ đồ :

Mơ hình - Giả thuyết
trừu tượng

Các sự kiện khởi đầu –
xuất phát

Các hệ quả logic

Kiểm tra - Thực nghiệm


2.3. Rèn luyện các thao tác tư duy
2.4. Rèn luyện tác phong làm việc khoa học
2.5. Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và thói quen trong học tập vật lí
3. Giải BTVL và bồi dưỡng NLST
3.1. Định nghĩa BTVL
Theo [12, tr.6] thì BTVL được định nghĩa “Trong thực tiễn dạy học,
người ta thường gọi BTVL là một vấn đề không lớn mà trong trường hợp tổng


7

quát nó được giải quyết nhờ suy luận loogic, những phép tốn và thí nghiệm
trên cơ sở các định luật và phương pháp vật lí…Thơng thường, trong sách
giáo khoa và tài liệu lí luận và dạy học bộ mơn, người ta hiểu những BT được
lựa chọn một cách phù hợp với mục đich chủ yếu là nghiên cứu các hiện
tượng vật lí, hình thành các khái niệm, phát triển tư duy vật lí của HS và rèn
luyện kỹ năng vận dụng các kiến thức của học vào thực tiễn.”
3.2. Tác dụng của BTVL trong dạy học vật lí
3.2.1. Bài tập giúp cho việc ôn tập, đào sâu, mở rộng kiến thức
3.2.2. Bài tập có thể là điểm khởi đầu để dẫn dắt đến kiến thức mới
3.2.3. Giải BTVL rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, rèn luyện thói quen.
3.2.4. Giải BT là một trong những hình thức làm việc tự lực cao của HS
3.2.5. Giải BTVL góp phần làm phát triển tư duy sáng tạo của HS
3.2.6. Giải BTVL để kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của HS
3.3. Phân loại và nguyên tắc lựa chọn BTVL
3.3.1. Phân loại BTVL
Có nhiều cách phân loại BTVL theo các dấu hiệu khác nhau. Sau đây
chúng tôi nghiên cứu bốn cách phổ biến:
3.3.1.1. Phân loại theo phương thức giải

3.3.1.2. Phân loại theo nội dung
3.3.1.3. Phân loại theo yêu cầu rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy HS trong
quá trình dạy học
3.3.1.4. Phân loại theo hình thức làm bài
3.3.1.5. Phương pháp giải BTVL
Quá trình giải một BTVL thực chất là quá trình tìm hiểu điều kiện của
BT, xem xét hiện tượng vật lí, xác lập được những mối liên hệ cụ thể dựa trên
sự vận dụng kiến thức vật lí vào điều kiện cụ thể của BT đã cho. Từ sự phân
tích như đã nêu ở trên, có thể vạch ra một dàn bài chung gồm các bước chính
như sau:


8

1. Nghiên cứu đề bài
2. Phân tích hiện tượng
3.Xây dựng lập luận và trình bày lời giải
4.Kiểm tra và biện luận kết quả
3.3.1.6. Xây dựng lập luận trong giải BT
3.3.1.7.Xây dựng lập luận trong giải BT định lượng
3.3.2. Nguyên tắc lựa chọn và sử dụng hệ thống BTVL
3.3.2.1. Lựa chọn bài tập
Hệ thống BT mà GV lựa chọn phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
+ Bài tập phải đi từ dễ tới khó, từ đơn giản đến phức tạp giúp HS nắm
được phương pháp giải các loại BT điển hình theo các mức sau:
- Mức 1: Những BT đơn giản
- Mức 2: Những BT ít nhiều phức tạp
- Mức 3: Bài tập sáng tạo (BTST ).
+ Mỗi BT phải là một mắt xích trong hệ thống BT
+ Hệ thống BT cần bao gồm nhiều thể loại BT

3.3.2.2. Sử dụng hệ thống bài tập
+ Biến đổi mức độ yêu cầu của BT ra cho các loại đối tượng HS.
+ Biến đổi mức độ yêu cầu về số lượng BT cần giải
3.3.2.2.1. Hình thành kiến thức mới bằng giải BTVL
Trong tiết học này BTVL được sử dụng ở khâu đề xuất vấn đề, giải
quyết vấn đề, củng cố hoặc hoàn tất ở tất cả khâu đó
+ BT đề xuất vấn đề
+ BT giải quyết vấn đề
+ BT củng cố
3.3.2.2.2. Giải BT trong tiết bài BT
Theo [24, tr 64,68] trong quá trình giải BT thì GV nên chú ý các vấn đề


9

+ Khi vạch kế hoạch dạy học cho từng đề tài cần phải xác định rõ mục
đích của tiết đó làm bao nhiêu BT, mức độ của các BT.
+ Nên củng cố nhắc lại kiến thức cần sử dụng mà đã học.
+ Nêu rõ mục đích của việc giải BT.
+ “Cố tình” đưa ra giả thuyết chứa đựng mâu thuẫn với nhau.
+ Cần sử dụng các BT vui hoặc các BT lên quan thực tế.
+ Kết hợp tốt làm việc của HS lên bảng và HS dưới lớp.
+ Có thể yêu cầu HS lập các BT dựa trên kiến thức đã học.
3.3.2.2.3. Giải BT trong tiết ôn tập
3.4. Các kiểu hướng dẫn giải
3.4.1. Hướng dẫn học sinh giải BTVL
Để việc hướng dẫn giải BT cho HS có hiệu quả, thì trước hết GV phải
tính đến các khả năng có thể xảy ra khi đưa ra BT và phải xuất phát từ mục
đích sư phạm để xác định kiểu hướng dẫn cho phù hợp. Giả sử định hướng
của việc hướng dẫn HS giải BT được minh họa bằng sơ đồ sau theo [26, tr.83]

Tư duy giải
BTVL
Mục đích
sư phạm

Phân tích phương pháp
giải BTVL cụ thể
Xác định
kiểu hướng dẫn

Hướng dẫn
giải BT

3.4.2. Các kiểu hướng dẫn học sinh giải BTVL
3.4.2.1. Hướng dẫn theo mẫu (Angorit)
3.4.2.2. Hướng dẫn tìm tịi
3.4.2.3. Định hướng khái qt chương trình hóa
4. Dạy học giải quyết vấn đề
Theo [24, tr 162, 164] tiến trình dạy học gồm các pha như sau( hình 31b):
Pha thứ nhất : Chuyển giao nhiệm vụ, bất ổn hóa tri thức , phát biểu vấn đề
Pha thứ hai: HS hành động độc lập, tự chủ, trao đổi, tìm tịi giải quyết vấn đề


10

Pha thứ ba: Tranh luận, thể chế hóa, vận dụng tri thức mới ( tương ứng pha
5. Các biện pháp bồi dưỡng NLST cho HS trong dạy học giải BTVL
5.1. Tổ chức hoạt động sáng tạo gắn.
5.2. Luyện tập dự đoán, xây dựng giả thuyết
5.3. Luyện tập đề xuất phương án kiểm tra giả thuyết

5.4. Giải các BTST
Giai đoạn thứ nhất địi hỏi sự giải thích hiện tượng và trả lời câu hỏi
Tại sao ? còn giai đoạn thứ hai trả lời câu hỏi: Làm như thế nào?
Ta có thể hiểu BTST qua mơ hình sau
BÀI TẬP VẬT LÍ
Tính chất của quá trình tư duy
khi giải bài tập

BÀI TẬP LUYỆN TẬP

BÀI TẬP SÁNG TẠO

Có Angorit giải.
Áp dụng kiến thức đã biết.
Dạng theo khn mẫu.
Tình huống quen thuộc.
Tái hiện
Khơng u cầu khả năng đề xuất
Đánh giá

Khơng có Angorit để giải.
Vận dụng linh hoạt từ kiễn thức đã có.
Khơng theo khn mẫu có sẵn.
Tình huống mới.
Có tính tái hiện.
u cầu khả năng đề xuất đánh giá.

SƠ ĐỒ 2

Theo [23, tr 10, 16], các dấu hiệu nhận biết BTST

+ Dấu hiệu 1: Bài tập có nhiều cách giải
+ Dấu hiệu 2: Bài tập có hình thức tương tự nhưng có nội dung biến đổi.
+ Dấu hiệu 3: Bài tập thí nghiệm
+ Dấu hiệu 4: Bài tập cho thiếu hoặc thừa dữ kiện.


11

+ Dấu hiệu 5: Bài tập nghịch lí, ngụy biện
+ Dấu hiệu 6: Bài toán “hộp đen”
6. Thực trạng của việc bồi dưỡng NLST cho HS dạy học giải BTVL
chương “Dịng điện xoay chiều”
6.1. Mục đích và phương pháp điều tra
6.1.1. Mục đích
Căn cứ vào nội dung của đề tài, chúng tơi muốn tìm hiểu các nội dung sau:
1/Thuận lợi và khó khăn của việc bồi dưỡng NLST cho HS .
2/ Quan niệm của GV về rèn luyện NLST cho HS và lí do ảnh hưởng.
3/ Các giải pháp mà GV sử dụng trong tiết học giải BT và ôn tập.
4/ Những biểu hiện NLST của HS, những khó khăn, sai lầm mắc phải .
6.1.2. Phương pháp
Dựa vào mục đích của tìm hiểu thực tế chúng tơi tiến hành các biện pháp sau
1/ Dự giờ dạy của GV trường THPT Cao Bá Quát, THPT Dương xá trao đổi
giáo án, sử dụng phiếu điều tra đối với GV
2/ Trao đổi với HS, xem sản phẩm trong quá trình học tập: Vở ghi, bài kiểm
tra, sử dụng câu hỏi trắc nghiệm.
3/ Tổ chức kiểm tra theo đề biên soạn
Quá trình điều tra được tiến hành hai đợt
+ Đợt 1: Trong quá trình giảng dạy chương “Dịng điện xoay chiều”.
+ Đợt 2: Ơn tập cuối năm và ôn thi tốt nghiệp năm học 2010 – 2011.
6.2. Kết quả của điều tra

6.2.1. Thuận lợi và khó khăn trong việc bồi dưỡng NLST cho HS
6.2.1.1. Thuận lợi
- Về phía GV: Có kiến thức chun mơn vững và biết đến phương pháp tính
tích cực hóa học tập của HS trong q trình giảng dạy
- Về phía HS: Đều có tinh thần học tập, đa số có tính tự giác trong học tập,
động cơ học tập tốt, có sự chủ động trong làm việc.


12

6.2.1.2. Khó khăn
- Về phía GV:
+ Trang thiết bị thí nghiệm đủ về số lượng nhưng chất lượng thiết bị
còn hạn chế nên một số thí nghiệm khơng cho kết quả như mong muốn.
+ Số tiết BT cịn ít (4 tiết trong tổng số 14 tiết).
+ Thời gian dành soạn hệ thống BT cịn ít.
- Về phía HS:
+ Kĩ năng sử dụng máy tính cịn hạn chế (20% đến 25%).
+ Tính nhẩm, tính nhanh, tư duy khi tính tốn cịn hạn chế
+ Trong q trình tính tốn nhầm lẫn giữa các đại lượng có giá trị hiệu
dụng và giá trị cực đại; nhầm dấu khi thay vào công thức.
+ Thời gian cịn hạn hẹp để luyện tập vì chưa sắp xếp hợp lí
+ Cịn thụ động trong việc đề xuất vấn đề mới.
6.2.2. Quan niệm của GV về rèn luyện NLST cho Hs và lí do ảnh hưởng
Qua thăm dị ý kiến và trao đổi với GV chúng tôi thấy rằng :
- Về quan niệm: Đại đa số GV (96%) cho rằng việc làm này là rất cần thiết và
có ý nghĩa, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ tri thức và lao động kĩ thuật
trong thời kì đổi mới. Việc bồi dưỡng này dành cho HS giỏi, bồi dưỡng để thi
cụm, thành phố và Quốc gia nên ít quan tâm. Cần rèn luyện cơ bản để các em
thi TN và đạt chỉ tiêu thi đua.

- Lí do ảnh hưởng tới việc bồi dưỡng NLST cho HS
+ Để đảm bảo thời gian cho bài học trên lớp nên chỉ lựa chọn nhưng BT
đơn giản áp dụng công thức ngay trên lớp.
+ Chỉ cố gắng rèn kĩ năng, kĩ xảo làm bài cơ bản.
+ Áp dụng các BT có sẵn trình tự giải để đảm bảo an tồn.
+ Chưa chú trọng đến việc định hướng tư duy, mở rộng yêu cầu.
6.2.3. Các giải pháp mà GV sử dụng trong tiết học giải BT, ơn tập. Các
hình thức tổ chức


13

6.2.3.1. Các giải pháp GV sử dụng
- Giải pháp thường xuyên sử dụng
- Giải pháp ít sử dụng hoặc hầu như khơng sử dụng
+ Nâng cao tính tích cực hóa hoạt động của HS.
+ Thảo luận, chia nhóm làm BT theo yêu cầu sáng tạo.
+ Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu sáng tạo.
6.2.3.2. Các hình thức tổ chức
- Dùng thường xuyên
+ Kiểm tra đầu giờ về mặt lí thuyết hoặc BT đơn giản.
+ Nghe, nhìn, ghi, chép thông tin trên bảng.
+ Trả lời câu hỏi gợi mở của GV khơng cần suy nghĩ nhiều.
- Rất ít hoặc không dùng
+ Đề xuất vấn đề cần nghiên cứu.
+ Đề xuất các bước để hình thành kiến thức mới.
+ Tự khái quát hóa kiến thức theo sơ đồ cho từng bài.
+ Thảo luận nhóm với nhau và đưa ra nhận xét kết quả công việc.
6.2.4. Thể hiện NLST của HS, những khó khăn và sai lầm mắc phải trong
q trình giải BT

6.2.4.1. Những khó khăn, sai lầm mắc phải khi giải BT
+ Chưa nhận định mạch đang xét có tính chất gì.
+ Chưa tính hết trường hợp có thể xảy ra đối với các phần tử.
+ Chưa vận dụng thông tin vào biểu thức phù hợp dữ kiện bài cho.
+ Khảo sát giá trị cực trị của đại lượng ít dung khảo sát dấu, đạo hàm
mà chủ yếu dùng bất đẳng thức Cosi.
1mH 103 ( H );
1nF 10  12 ( F )

+ Đổi đơn vị chưa chính xác:

1 pF 10  9 ( F )
1MHz 103 ( Hz )
1MW=103 (W )


14

+ Nhầm lẫn công thức mắc tụ song song và nối tiếp
6.2.4.2. Thể hiện NLST của HS
Qua điều tra thực tế chúng tôi thấy một số hạn chế về NLST trong HS:
+ Gặp tình huống mới thường bỏ qua ít tìm tịi.
+ Khả năng lập luận, diễn đạt để chọn lựa cơng thức, lí luận để chọn
nghiệm phù hợp với u cầu bài tốn cịn hạn chế.
+ Năng lực đề xuất vấn đề mới rất ít
+ Khả năng hệ thống hóa kiến thức và tư duy cách giải tổng quát.
Từ những nguyên nhân, thực tế trên nên việc bồi dưỡng NLST cho HS cịn
hạn chế. Đó là yếu tố quan trọng để chúng tôi khai thác, vận dụng và nghiên
cứu đề tài này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trên đây chúng tôi đã trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài luận án.
Những cơ sở này có thể tóm lược lại như sau:
+ Trình bày các quan niệm NLST của nhà khoa học, của HS, những đặc điểm,
biểu hiện và yếu tố cần thiết cho quá trình sáng tạo.
+ Vai trị của kiến thức và phương pháp vật lí trong việc phát triển tư duy và
NLST của HS.
+ Tác dụng của giải BTVL và bồi dưỡng NLST.
Bởi vậy không thể rèn luyện, bồi dưỡng NLST, tách rời, độc lập với học tập
kiến thức về một lĩnh vực nào đó.Tất cả những cơ sở thực tiễn trình bày ở
trên được chúng tôi coi là các cơ sở cần thiết để xây dựng hệ thống BT và
hướng dẫn HS giải BT chương “Dòng điện xoay chiều” nhằm bồi dưỡng
NLST cho HS.
Chương 2. BỒI DƯỠNG NLST TRONG DẠY HỌC GIẢI BÀI TẬP
CHƯƠNG “DỊNG ĐIỆN XOAY CHIỀU”
1. Mục tiêu dạy học chương “Dịng điện xoay chiều”
1.1. Nội dung kiến thức


15

1.1.1. Dòng điện xoay chiều – Mạch điện xoay chiều không phân
nhánh (Mạch R, L, C mắc nối tiếp).
1.1.2. Sản xuất – Truyền tải điện năng
1.2. Sơ đồ lơgíc và mức độ kiến thức cần đạt được của chương “Dòng
điện xoay chiều”
1.2.1. Phân phối chương trình chương “Dịng điện xoay chiều” trong Phân
phối chương trình THPT mơn vật lí (áp dụng từ năm học 2008 – 2009)
1.2.2. Sơ đồ lơgíc của chương “ Dòng điện xoay chiều”
Nguyên tắc tạo
ra DĐXC.


Dòng điện xoay chiều
(DĐXC)

Các giá trị hiệu
dụng: E, U, I.

Mạch điện
xoay chiều.

Chỉ
có R.

Chỉ
có L.

Chỉ
có C.

Sản xuất, truyền tải
điện năng, biến đổi
DĐXC .

Mạch
R, L,
C
mắc
nối
tiếp.


Độ
lệch
pha.

Cộng
hưởng
điện
.

Công suất
của mạch
xoay chiều

Hệ số công
suất
.

Sản
xuất
DĐXC

Máy
phát
điện
xoay
chiều
1 pha

Máy
phát

điện
xoay
chiều
3 pha

Truyền
tải điện
năng

Khôn
g
dùng
Máy
biến
thế
(MBT
)

Sử dụng
DĐXC

Dùng
MBT

Động cơ
không
đồng bộ.

Động cơ
không

đồng bộ
3 pha.


16

1.2.3. Các kĩ năng cần đạt của HS khi rèn luyện giải BTVL chương
“Dòng điện xoay chiều”
+ Viết biểu thức dòng điện và điện áp xoay chiều của đoạn mạch.
+ Xác định pha giữa dòng điện và điện áp.
+ Sử dụng giản đồ vecto.
+ Đổi đơn vị của bài toán phù hợp.
+ Lập luận trong q trình giải bài tốn.
2. Hệ thống bài tập chương “Dòng điện xoay chiều”
2.1.Chủ đề: Dịng điện xoay chiều – mạch điện xoay chiều khơng phân
nhánh
Dạng 1: Viết biểu thức cường độ dòng điện và điện áp cho mạch không phân
nhánh
Dạng 2: Cộng hưởng điện - Công suất của đoạn mạch không phân nhánh
Dạng 3: Xác định giá trị cực đại của điện áp khi L; C hoặc f thay đổi
Dạng 4: Xác định phần tử R, L hoặc C trong hộp đen
2.2. Chuyên đề: Sản xuất – truyền tải điện năng
Dạng 1: Cách tạo ra DĐXC - Máy phát điện
Dạng 2: Máy biến áp(MBA) – Truyền tải điện năng
3. Hướng dẫn giải hệ thống bài tập chương “ Dòng điện xoay chiều”
3.1.Tiết 21: Đại cương về dòng điện xoay chiều
3.2.Tiết 22: Các mạch điện xoay chiều
3.3.Tiết 23: Các mạch điện xoay chiều
3.4.Tiết 24: Bài tập
3.5.Tiết 25: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp

3.6.Tiết 26: Bài tập
3.7.Tiết 27: Công suất tiêu thụ của mạch điện. Hệ số công suất
Công suất tiêu thụ của mạch của dòng điện một chiều?


17

Trong mạch điện xoay chiều các đại lượng biến thiên theo thời gian thì
xác định như thế nào?
Làm BT ví dụ: “Cho mạch điện R,L,C nối tiếp được đặt dưới hiệu điện thế
u 200 2 cos100 t (V ) thì hiệu điện thế hai đầu R là U R =180(V), mạch tiêu thụ

công suất P=360(W). Hệ số công suất cos  và giá trị của điện trở R”
HS sẽ lúng túng khi khơng có dữ kiện của L và C nên khó trả lời câu hỏi bài.
*GV gợi ý sơ đồ định hướng:
2

U2
P
R
1

U
U 0
2

3

R


IR,
ITM

UR
4

Z;

*Củng cố: Giải BT13, BT14.
3.8.Tiết 28: Truyền tải điện năng. Máy biến áp
3.9.Tiết 29: Bài tập
Viết công thức về: điện áp và dòng điện của mạch điện, của R, L, C,
công suất của mạch, MBT. Nêu cách vẽ giản đồ vecto?
Giải các BT18, BT20, BT22, BT26. Trình bày BT18,Câu a, HS có thể làm
được nhưng có vấn đề về r của cuộn dây. HS sẽ lúng túng.
GV gợi ý : coi như r của cuộn dây là một điện trở mắc nối tiếp với R khi đó
Rtm=R+ r và áp dụng bình thường. Ở câu b, HS có thể gặp khó khăn sau:
+ Cơng thức cơng suất của mạch và của R như thế nào?
+ Khảo sát để Pmax có phân số như vậy theo Cosi được khơng ? Ngồi
cách đó cịn cách nào khác khơng?
*GV gợi ý: khảo sát giá trị có dạng phân số nên tiến hành theo 3 bước sau:
+ Bước 1: Viết biểu thức chứa tham số cần khảo sát theo yêu cầu bài toán.


18

+ Bước 2: Nếu tham số ở tử số thì chia cả tử và mẫu số cho đại lượng đó, đưa
tham số về mẫu số.
+ Bước 3: Đặt Y= biểu thức của mẫu số và khảo sát tìm điều kiện cho Y min
theo điều kiện phù hợp.

*Nếu HS vẫn chưa giả quyết bài tốn được thì đưa ra sơ đồ sau:
Theo
Cosi

Z  ( R  r ) 2  (Z L  Z C ) 2

I 

U
Z

P

U
Z

2

Kết
quả

Tìm đk
Ymin

Đặt Y = mẫu số
của P

P  I 2 .( R  r )
2


(R  r)

Theo
đạo
hàm

Tam
thức
bậc hai

Sang đến BT26 HS sẽ khó xác định và có thể hồn tồn bế tắc vì phải
phân tích lấy 2 trong 3 phần tử có 3 cách lựa chọn nếu giải theo 3 giả thuyết
đó sẽ tốn nhiều thời gian.
*GV sẽ phân tích sơ đồ, định hướng tạo kĩ năng khai thác dữ kiện bài toán
ZL;ZC

tan 1

Giản đồ
Fre-nen

ZC1 ZL1

1

  1   2

P=I2R

*BT về nhà: BT29, BT30, BT31.

3.10.Tiết 30: Máy phát điện xoay chiều
* Kiểm tra 15 phút.

2  0

X:R0; L0

2

tan  2

2  0

X:R0; C0

X chứa
phần tử
R0, L0 hay
R0,C0

KẾT
QUẢ


19

* BT về nhà: BT38, BT39.
3.11.Tiết 31: Động cơ không đồng bộ ba pha
BT về nhà : BT42, BT43.
3.12.Tiết 32: Bài tập

Giải các BT32, BT33, BT42, BT43.
BT về nhà: BT 54, BT55
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Dựa vào cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng hệ thống BT,
chúng tơi đã xây dựng hệ thống BT chương “Dịng điện xoay chiều” và đề ra
cách hướng dẫn HS giải trong từng bài học theo trình tự sau:
- Nghiên cứu tài liệu mới và áp dụng kiến thức vừa học để lập sơ
đồ và giải BT đơn giản.
- Lập sơ đồ và giải BT vận dụng nhiều kiến thức liên quan để giải.
- Đề xuất hoặc đưa câu hỏi bổ sung dựa trên cơ sở BT vừa làm
- BT về nhà chuẩn bị trước một số BT trong hệ thống BT xây
dựng và mở rộng BT đã cho thành một BT mới dựa trên điều
kiện BT đang xét.
- Tiết học sau chữa BT đã cho và làm BT mới trong hệ thống BT
đã xây dựng.
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
3.1.1. Mục đích
- Kiểm tra tính khả thi của đề tài trong điều kiện thực tế.
- Xử lí về mặt định tính và định lượng các kết quả của quá trình dạy
học và những thay đổi đưa vào q trình đó.
3.1.2. Nhiệm vụ
+ Hướng dẫn HS giải hệ thống BT chương Dòng điện xoay chiều đã soạn.
+ Kiểm tra đánh giá hiệu quả của hệ thống BT đã lựa chọn


20

+ Phân tích và xử lí kết quả thu được qua đợt thực nhiệm sư phạm, từ đó rút
ra những kết luận về:

- Mức độ kiến thức, rèn luyện kĩ năng cơ bản giải BT và khả
năng bồi dưỡng NLST của HS.
- Khả năng áp dụng và sử dụng hệ thống BT đã đề.
- Sự phù hợp về số lượng và nội dung của hệ thống BT với yêu
cầu của chương Dịng điện xoay chiều.
3.2. Q trình thực nghiệm sư phạm
3.2.1. Chuẩn bị thực nghiệm sư phạm
3.2.1.1. Chọn trường thực nghiệm
Chúng tôi đã tiến hành chọn 2 trường THPT để tiến hành thực nghiệm
- Trường THPT Cao Bá Quát (CBQ) (Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội).
- Trường THPT Dương Xá (DX) (xã Dương Xá - Gia Lâm - Hà Nội ).
3.2.1.2. Chọn GV thực nghiệm
GV thực nghiệm được chọn là GV đã dạy nhiều năm lớp 12, có kinh nghiệm
ơn luyện thi tốt nghiệp, thi đại học, có phương pháp giảng dạy, chun mơn
nghiệp vụ tương đối vững.
3.2.1.3. Chọn lớp thực nghiệm
Các lớp ThN và ĐC ở hai trường khá tương đồng về mọi mặt.Ở lớp ThN dạy
theo giáo án, sử dụng và hướng dẫn HS giải hệ thống BT như đã soạn thảo,
còn lớp ĐC dạy theo giáo án thường xuyên và không sử dụng hệ thống BT đã
xây dựng.
- Lớp 12A8 và 12A9 ở Trường THPT CBQ.
- Lớp 12CB3 và 12C4 ở Trườmg THPT Dương Xá
3.2.1.4. Thời gian tiến hành thực nghiệm
Cuối học kì I và ôn tập cuối năm của năm học 2010 – 2011.
Do năm nay thi tốt nghiệp mơn vật lí nên có điều kiện kiểm tra ngay tính hiệu
quả của hệ thống BT qua bài kiểm tra thi thử tốt nghiệp.




×