Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Khái niệm di sản văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.33 KB, 3 trang )

Khái niệm di sản
Thuật ngữ “Di sản” được dùng trong rất nhiều lĩnh vực như lĩnh vực văn hoá, kinh
tế, pháp luật, khảo cổ học, nghệ thuật…
Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,
được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng
bao gồm tất cả các di sản truyền thống và các loại hình văn hóa do cha ơng để lại (như
các di tích, hiện vật, các loại hình văn học, nghệ thuật, các nghi lễ, lễ hội, phong tục, tập
quán, tri thức và kỹ năng liên quan đến sản xuất nơng nghiệp, nghề thủ cơng,...) cịn tồn
tại đến ngày nay, đang được thực hành và có ý nghĩa, giá trị đối với cộng đồng.
Theo Điều 1 Luật Di sản văn hố 2001 thì di sản văn hố là sản phẩm tinh thần, vật
chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác
ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phân loại đối với di sản văn hoá: Theo Điều 1 Luật Di sản văn hố 2001 và Điều
2 Nghị định 98/2010/NĐ-CP thì di sản văn hoá gồm 02 loại như sau:
Di sản văn hoá phi vật thể
- Theo khoản 1 Điều 4 Luật Di sản văn hố 2001 (sửa đổi 2009) thì di sản văn hoá
phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian
văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng,
khơng ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền
miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
- Di sản văn hố phi vật thể bao gồm:
+ Tiếng nói, chữ viết;
+ Ngữ văn dân gian;
+ Nghệ thuật trình diễn dân gian;
+ Tập quán xã hội và tín ngưỡng;
+ Lễ hội truyền thống;
+ Nghề thủ công truyền thống;
+ Tri thức dân gian.


- Di sản văn hoá vật thể


Theo khoản 2 Điều 4 Luật Di sản văn hố 2001 thì di sản văn hố vật thể là sản
phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hố,
danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Di sản văn hoá vật thể bao gồm:
+ Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
+ Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Di sản thế giới
Là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc,
tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố... do các nước có tham gia Cơng ước Di sản
thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO (Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc). Trong hệ thống các danh hiệu
của UNESCO, di sản thế giới là danh hiệu danh giá nhất và lâu đời nhất.
* Di sản thiên nhiên
Theo Công ước Di sản thế giới thì di sản thiên nhiên là: Các đặc điểm tự nhiên bao
gồm các hoạt động sáng tạo vật lý hoặc sinh học hoặc các nhóm các hoạt động kiến tạo
có giá trị nổi bật tồn cầu xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học.
Các hoạt động kiến tạo địa chất hoặc địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh giới
được xác định chính xác tạo thành một mơi trường sống của các lồi động thực vật đang
bị đe dọa có giá trị nổi bật tồn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn.
Các địa điểm tự nhiên hoặc các vùng tự nhiên được phân định rõ ràng, có giá trị nổi
bật tồn cầu về mặt khoa học, bảo tồn hoặc thẩm mỹ.
* Di sản văn hóa:
Theo Cơng ước Di sản thế giới thì di sản văn hóa là: Các di tích: Các tác phẩm kiến
trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ
học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các cơng trình sự kết hợp giữa cơng trình xây dựng
tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị
trí trong cảnh quan, có giá trị nổi bật tồn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và
khoa học.



Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp
giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi
bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân học.
* Di sản hỗn hợp
Năm 1992, Ủy ban Di sản thế giới đưa ra khái niệm di sản hỗn hợp hay còn gọi là
di sản kép, cảnh quan văn hóa thế giới để miêu tả các mối quan hệ tương hỗ nổi bật giữa
văn hóa và thiên nhiên của một số khu di sản. Một địa danh được công nhận là di sản thế
giới hỗn hợp phải thỏa mãn ít nhất là một tiêu chí về di sản văn hóa và một tiêu chí về di
sản thiên nhiên.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×