Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Quản lý khai thác di sản văn hóa quan họ bắc ninh trong hoạt động du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.51 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ BÍCH VƯỢNG

QUẢN LÝ KHAI THÁC DI SẢN VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH
TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ

: 60.34.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN QUỐC CHỈNH

HÀ NỘI – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các
thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Vượng



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế của mình, ngồi sự nỗ lực cố
gắng của bản thân, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá
nhân và tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình của các thầy, cơ giáo trong khoa Kế Toán & Quản trị kinh doanh, Ban
quản lý đào tạo – Học viện Nông nghiệp Việt Nam; đặc biệt là sự quan tâm,
chỉ dẫn tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Quốc Chỉnh đã trực tiếp hướng dẫn
tôi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các phòng, ban, ngành của
tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Vượng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii


MỤC LỤC


Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục từ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục hình, sơ đồ

ix

1

MỞ ĐẦU

1


1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1

Mục tiêu chung

3

1.2.2

Mục tiêu cụ thể

3

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3


1.3.1

Đối tượng nghiên cứu

3

1.3.2

Phạm vi nghiên cứu

3

2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ KHAI
THÁC DI SẢN VĂN HÓA

5

2.1

Cơ sở lý luận về quản lý khai thác di sản văn hố

5

2.1.1

Cơ sở lý luận về di sản văn hóa


5

2.1.2

Cơ sở lý luận về quản lý khai thác di sản văn hoá trong hoạt
động du lịch

10

2.1.3

Nội dung của quản lý khai thác di sản văn hóa

13

2.1.4

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác di sản văn hóa
trong hoạt động du lịch

2.1.5

17

Đặc điểm của di sản văn hóa quan họ ảnh hưởng đến quản lý
khai thác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

19

Page iii


2.1.6

Những khó khăn trong quản lý khai thác Quan họ trong hoạt
động du lịch

21

2.2

Cơ sở thực tiễn

22

2.2.1

Kinh nghiệm quản lý khai thác di sản văn hóa phục vụ du lịch
các nước trên thế giới

2.2.2

22

Kinh nghiệm quản lý khai thác di sản văn hóa phi vật thể của
các tỉnh ở Việt Nam

25


2.2.3

Các nghiên cứu trước có liên quan

28

3

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

30

3.1

Đặc điểm địa bàn

30

3.1.1

Vị trí địa lý

30

3.1.2

Địa hình

30


3.1.3

Khí hậu

31

3.1.4

Thủy văn

31

3.2

Tài ngun du lịch nhân văn

31

3.2.1

Các di tích lịch sử văn hố

32

3.2.2

Lễ hội

34


3.2.3

Ca múa nhạc

35

3.2.4

Làng nghề truyền thống

35

3.3

Cơ sở hạ tầng du lịch

35

3.4

Phương pháp nghiên cứu

36

3.4.1

Phương pháp thu thập

36


3.4.2

Phương pháp xử lý số liệu

37

3.4.3

Phương pháp phân tích

37

4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

39

4.1

Khái quát về di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh

39

4.1.1

Lịch sử hình thành và phát triển của Quan họ Bắc Ninh

39


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iv


4.1.5

Những yếu tố văn hóa khác góp phần hình thành mơi trường tồn
tại của văn hóa Quan họ Bắc Ninh

47

4.2

Quản lý khai thác di sản văn hóa Quan họ trong hoạt động du lịch

52

4.2.1

Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý khai
thác di sản văn hóa quan họ

4.2.2

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quản lý khai thác di sản
văn hóa

4.2.3


52
53

Đánh giá tài nguyên khai thác di sản văn hóa quan họ trong hoạt
động du lịch

55

4.2.4

Bảo tồn, tơn tạo di sản văn hóa

58

4.2.5

Tổ chức các hoạt động du lịch di sản văn hóa

60

4.2.6

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về quản lý khai thác
di sản văn hóa trong hoạt động du lịch

4.2.7

Tuyên truyền quảng bá di sản văn hóa quan họ trong hoạt động
du lịch


4.2.8

77

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác di sản văn hóa quan
họ trong hoạt động du lịch ở tỉnh Bắc Ninh

4.4

77

Đánh giá công tác quản lý khai thác di sản văn hóa Quan họ
trong hoạt động du lịch tỉnh Bắc Ninh thời gian qua

4.3

73

Công tác kiểm tra, thanh tra về khai thác di sản văn hóa trong
hoạt động du lịch

4.2.9

70

82

Một số giải pháp tăng cường quản lý khai thác di sản văn hóa
Quan họ phát triển du lịch


84

4.4.1

Cơ sở khoa học

84

4.4.2

Các nhóm giải pháp tăng cường quản lý khai thác di sản văn hóa
Quan họ Bắc Ninh để phát triển du lịch

86

5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

98

5.1

Kết luận

98

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page v



5.2

Kiến nghị

100

5.2.1

Đối với cấp Trung ương

100

5.2.2

Đối với UBND tỉnh Bắc Ninh

100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

101

PHỤ LỤC

103

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTV

Truyền hình Bắc Ninh

CLB

Câu lạc bộ

DN

Doanh nghiệp

DL

Du lịch

KT-XH

Kinh tế - xã hội



Nghị định

NSTW


Ngân sách Trung ương

NXB, XB

Nhà xuất bản, Xuất bản

QLNN

Quản lý Nhà nước

UBND

Uỷ ban nhân dân

UNESCO

Tổ chức Giáo dục khoa học và Văn hoá liên hợp quốc

VHNT&DL

Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch

VHTT&DL

Văn hoá Thể thao và Du lịch

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vii


DANH MỤC BẢNG

STT

3.1

Tên bảng

Trang

Các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu đã được xếp hạng cấp quốc
gia và cấp tỉnh

33

3.2

Dung lượng mẫu điều tra

37

4.1

Sự phân bố làng quan họ gốc


42

4.2

Các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu về quản lý khai thác di
sản văn hóa quan họ

53

4.3

Sự phân bố các cơ sở lưu trú ở Bắc Ninh (đến 31/12/2013)

57

4.4

Bảng tổng hợp kinh phí cơng tác đầu tư bảo tồn và phát huy di
sản dân ca quan họ giai đoạn 1 (2010-2013)

59

4.5

Chương trình các tour du lịch Quan họ

61

4.6


Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh phân theo khu vực
(Giai đoạn 2011 – 2013)

64

4.7

Cơ cấu khách du lịch nội địa đến Bắc Ninh

65

4.8

Đánh giá nhu cầu khách du lịch đối với dân ca quan họ Bắc Ninh

66

4.9

Đánh giá nhu cầu tham gia vào các hoạt động khi đến Bắc Ninh

67

4.10

Lao động trong ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh (2011 - 2013)

71

4.11


Tuyên truyền quảng bá di sản văn hố Quan họ

74

4.12

Bảng tổng hợp kinh phí quảng bá du lịch Quan họ

76

4.13

Kết quả kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch quan họ

77

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page viii


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

STT

Hình 4.1

Tên hình


Miếng giầu Quan họ

Trang

52

Sơ đồ 4.1 Sơ đồ Bộ máy tổ chức Sở VHTT&DL

53

Hình 4.2

Truyền dạy Quan họ

60

Hình 4.3

Bản đồ du lịch Quan họ (lộ trình theo quốc lộ 1A)

62

Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ix


1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chiến lược phát triển du lịch và Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đều xác định ưu tiên phát triển loại
hình du lịch văn hóa; đặc biệt là yếu tố văn hóa truyền thống dân tộc để phát
triển du lịch có chất lượng, hiệu quả, bền vững và có sức cạnh tranh. Đây
cũng là hướng đi phù hợp với xu thế phát triển du lịch trên thế giới khi mà
cùng với cuộc sống hiện đại, con người càng ngày càng có nhu cầu thưởng
thức giá trị văn hóa, nâng cao hiểu biết về bản sắc văn hóa của dân tộc mình
và tìm hiểu các dân tộc khác.
Để du lịch Việt Nam hấp dẫn du khách thì điều quan trọng chính là việc
chúng ta phải biết tận dụng phát huy “những nét khác biệt” văn hóa, bản sắc
dân tộc để khai thác xây dựng các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch đặc
trưng, độc đáo. Đây có thể coi là yếu tố cơ bản quyết định sức cạnh tranh du
lịch của mỗi quốc gia.
Bắc Ninh một vùng văn hóa đặc trưng rất nổi tiếng của thi ca, nhạc họa
mà sinh hoạt văn hóa dân ca Quan họ Bắc Ninh là một điển hình. Dân ca
Quan họ Bắc Ninh là một sinh hoạt văn hóa thể hiện tâm hồn, trí tuệ, cốt cách
của con người Bắc Ninh. Dân ca Quan họ Bắc Ninh ln được bảo tồn trong
các hoạt động văn hóa, xã hội của cộng đồng, được cộng đồng tỉnh Bắc Ninh
lưu giữ, trao truyền từ nhiều thế hệ trở thành bản sắc của địa phương và lan
tỏa trở thành không gian văn hóa đặc thù trong kho tàng nghệ thuật dân gian
Việt Nam.
Ngày 30/9/2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên Chính phủ Cơng
ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, dân ca Quan họ Bắc Ninh đã
được cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại càng minh
chứng những giá trị văn hóa quan trọng của Quan họ. Hiếm có một loại hình
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


dân ca nào mà khơng gian tồn tại của nó lại rộng lớn như Quan họ, không chỉ

phát triển ở 44 làng Quan họ gốc của Bắc Ninh mà còn lan tỏa cả một vùng
(mà người ta vẫn gọi là vùng Kinh Bắc). Gắn liền với câu hát dân ca Quan họ,
còn là lề lối, cách thức ‘chơi” Quan họ, là những phong tục tập quán, là
những sinh hoạt văn hóa của người dân. Đó là mơi trường, là khơng gian để
Quan họ ra đời và phát triển.
Trên thực tế, tại Bắc Ninh, du lịch gắn với các giá trị văn hóa Quan họ
chưa phát triển, chưa được nhiều người biết đến. Một số sản phẩm du lịch gắn
với giá trị Quan họ đã được quản lý khai thác nhưng đầu tư cịn ít, cho nên
sức hấp dẫn đối với khách du lịch hạn chế. Tuy nhiên, việc nghiên cứu xem
xét quản lý khai thác di sản văn hóa Quan họ vào hoạt động du lịch chưa được
nhiều người quan tâm. Một số đề tài của sinh viên, học viên làm thạc sỹ đã
thực hiện chủ yếu đề cập đến phát triển du lịch Bắc Ninh trên cơ sở khai thác
các tài ngun di tích, lịch sử, văn hóa nói chung của tỉnh... Các nội dung đó
đều liên quan đến khai thác Quan họ như một sản phẩm du lịch cịn sơ sài,
mang tính chung chung, chưa chun sâu. Cho đến nay, chưa có một cơng
trình dành riêng cho khai thác di sản văn hóa Quan họ để phát triển du lịch
trên phạm vi của tỉnh Bắc Ninh. Các vấn đề đặt ra đối với đề tài này là hệ
thống hóa các giá trị văn hóa của Quan họ Bắc Ninh như một tài nguyên du
lịch, xác định vị trí các làng Quan họ gốc đồng thời đánh giá thực trạng hoạt
động du lịch gắn với giá trị Quan họ Bắc Ninh, đề xuất các giải pháp nhằm
khai thác hiệu quả giá trị di sản văn hóa Quan họ trong hoạt động du lịch.
Du lịch gắn với các giá trị di sản văn hóa Quan họ chính là điểm khác biệt, là
thế mạnh nổi bật của Bắc Ninh. Nếu được quan tâm đúng mức và đầu tư bài bản
cho hoạt động du lịch, chắc chắn hình ảnh du lịch gắn với Quan họ sẽ là thương
hiệu hấp dẫn của điểm đến Bắc Ninh nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Với mong muốn di sản Quan họ Bắc Ninh được bảo tồn thông qua
hoạt động du lịch, làm đa dạng hóa các sản phẩm, loại hình du lịch của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2



Bắc Ninh góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh cho Du lịch Việt
Nam, thu hút đông thêm lượng khách đi du lịch cả đối tượng là khách nội
địa và khách quốc tế trong giai đoạn đầy cạnh tranh của du lịch thế giới
hiện nay, do đó Tơi đã chọn đề tài “Quản lý khai thác di sản văn hóa
Quan họ Bắc Ninh trong hoạt động du lịch”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý khai thác di sản văn hóa Quan họ,
đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về di
sản văn hóa Quan họ, tạo điều kiện phát triển du lịch góp phần bảo tồn di sản văn
hóa Quan họ Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý khai thác
di sản văn hóa trong hoạt động du lịch;
- Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý khai thác di sản văn hóa Quan
họ Bắc Ninh trong hoạt động du lịch;
- Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý khai thác di sản văn hóa Quan họ
Bắc Ninh để phát triển du lịch góp phần bảo tồn di sản văn hóa Quan họ.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý khai thác di sản văn hóa Quan họ.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
- Cơ sở lý luận về di sản văn hóa; Nội dung của quản lý khai thác di sản
văn hóa; Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác di sản văn hóa trong hoạt
động du lịch; Đặc điểm của di sản văn hóa quan họ; Những khó khăn trong quản
lý khai thác di sản văn hóa quan họ trong hoạt động du lịch.
- Cơ sở thực tiễn về quản lý khai thác di sản văn hóa của một số nước trên

Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


thế giới và ở Việt Nam.
- Thực trạng công tác quản lý di sản văn hóa Quan họ trong hoạt động du
lịch tại tỉnh Bắc Ninh.
- Giải pháp nhằm tăng cường quản lý di sản văn hóa Quan họ để phát triển
du lịch tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2.2. Phạm vi không gian
- Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, một số làng
Quan họ gốc trên địa bàn tỉnh.
1.3.2.3. Phạm vi thời gian
- Nghiên cứu về Quản lý khai thác di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh
trong hoạt động du lịch từ năm 2010 đến nay.
- Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2015-2020.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ KHAI THÁC DI SẢN VĂN HÓA
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý khai thác di sản văn hoá
2.1.1. Cơ sở lý luận về di sản văn hóa
2.1.1.1. Các khái niệm về di sản văn hoá
- Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Di sản là cái của thời trước để lại. Di
sản văn hoá theo nghĩa Hán Việt là những tài sản văn hóa có giá trị của q

khứ cịn tồn tại trong cuộc sống đương đại và tương lai. Di là để lại, còn lại,
dịch chuyển, chuyển lại. Sản là tài sản, là những gì q giá, có giá trị. Di sản
văn hóa được hiểu bằng sự tổng hợp của các ý nghĩa nói trên.
- Năm 1983, Hội nghị Di sản toàn quốc của Vương quốc Anh đã định
nghĩa: “di sản là những gì thuộc về thế hệ trước giữ gìn và chuyển giao cho
thế hệ hiện nay và những gì mà một nhóm người quan trọng trong xã hội hiện
nay mong muốn chuyển giao cho thế hệ tương lai”.
- Luật Di sản văn hố của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
xác định: “di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn
hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam”.
- Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp
quốc, gọi tắt là UNESCO họp phiên thứ 32 tại Paris từ 29-9 đến 17-10-2003
đã bàn thảo và ra Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Cơng ước đã
ghi nhận: Các q trình tồn cầu hóa và chuyển đổi cơ cấu xã hội cùng với
các điều kiện khác đã tạo nhiều cơ hội đối thoại mới giữa các cộng đồng,
đồng thời cũng làm nảy sinh những mối đe dọa về sự suy thoái biến mất và
hủy hoại các di sản văn hóa phi vật thể.

Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


Luật Di sản văn hóa năm 2001 cùng với các văn bản hướng dẫn đi kèm
đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng, nhằm tăng cường nhận thức và hành
động cho toàn xã hội, tăng cường sự hiểu biết về di sản và quá trình bảo vệ,
phát huy kho tàng di sản văn hóa của dân tộc.
Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong việc phê

chuẩn Cơng ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 của
UNESCO và là thành viên của Ủy ban Liên Chính phủ tham gia xây dựng
phương hướng hoạt động và các chính sách quốc tế có liên quan đến Cơng
ước này. Di sản văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, chuyển tải bản sắc
văn hóa của một cộng đồng xã hội.
Di sản văn hố Việt Nam là tài sản văn hóa quý giá của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hố nhân loại, có vai trò to
lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Như vậy, bảo tồn
và phát huy các giá trị di sản văn hoá là hoạt động thiết thực nhằm hướng tới
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp
vào việc giữ gìn và làm phong phú cho kho tàng di sản văn hoá nhân loại.
2.1.1.2. Đặc điểm của di sản văn hóa
* Đặc điểm của di sản văn hoá vật thể:
+ Di sản văn hoá vật thể là một dạng thức tồn tại của văn hóa chủ yếu
dưới dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng, đường
nét, màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời gian xác định.
+ Di sản văn hoá vật thể được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con
người, để lại dấu ấn lịch sử rõ rệt. Văn hóa vật thể được khách thể hóa và tồn
tại như một thực thể ngồi bản thân con người.
+ Di sản văn hố vật thể ln chịu sự thách thức của quy luật bào mòn
của thời gian, trong sự tác động của con người thời đại sau.
+ Di sản văn hố vật thể ln đứng trước nguy cơ biến dạng hoặc thay
đổi rất nhiều so với nguyên gốc. Hiện nay, vấn đề bảo tồn những di sản văn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


hóa vật thể lâu đời địi hỏi cơng nghệ kỹ thuật cao mới có thể phục nguyên lại
như cũ.

+ Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia (...) Giá trị đặc biệt quý hiếm của bảo vật quốc gia
được thể hiện bằng các tiêu chí sau đây:
- Hiện vật ngun gốc, độc bản.
- Hình thức độc đáo.
- Có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học thể hiện:
+ Là vật chứng của một sự kiện lớn hoặc gắn bó với cuộc sống, sự
nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân kiệt xuất.
+ Là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng - nhân văn, giá trị
thẩm mỹ và hình thức thể hiện tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong
cách, một thời đại.
+ Là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu có giá trị thực tiễn
cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định.
- Được Thủ tướng Chính phủ quyết định cơng nhận sau khi có ý kiến
của thẩm định của “Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia”
* Đặc điểm của di sản văn hoá phi vật thể:
+ Di sản “Văn hóa phi vật thể” (intangible culture) là dạng thức tồn tại
của văn hóa khơng phải chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối trong khơng
gian và thời gian, mà nó tiềm ẩn trong trí nhớ, ký ức cộng đồng, tập tính, hành
vi ứng xử của con người và thông qua các hoạt động sống của con người
trong sản xuất, giao tiếp xã hội mà thể hiện ra. Từ đó người ta có thể nhận biết
được sự tồn tại của “văn hóa phi vật thể”.
+ Đặc trưng rõ nhất của “văn hóa phi vật thể” là nó ln tiềm ẩn trong
tâm thức của một cộng đồng xã hội và chỉ bộc lộ ra qua hành vi và hoạt động
của con người. “Văn hóa phi vật thể” được lưu giữ trong thế giới tinh thần của
con người và thông qua các hình thức diễn xướng, nó được bộc lộ sinh động
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7



trong tư cách một hiện tượng văn hóa.
+ “Di sản “văn hóa phi vật thể” (intangible culture) được hiểu là các
tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt tri thức, kỹ năng và kèm theo đó
là các cơng cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan
mà các cộng đồng, các nhóm và một số trường hợp là các cá nhân, công
nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này
sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng và nhóm
khơng ngừng tái tạo để thích nghi với mơi trường và mối quan hệ qua lại
giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong
họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tơn trọng
đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người”
+ “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng
truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền
khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học,
ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí
quyết về nghề thủ cơng truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn
hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác
+ Cũng giống như di sản văn hoá vật thể, các hiện tượng văn hóa phi
vật thể cũng có thể bị mai một, biến dạng, hoặc mất đi vĩnh viễn bởi thử thách
của thời gian, bởi sự vô ý thức của con người. Trong thực tế, người ta thường
có xu hướng thêm bớt hoặc lãng quên trong quá trình lưu giữ những giá trị
phi vật thể.
Cho nên, văn hóa phi vật thể vừa có tính bền vững (trong ký ức của
cộng đồng) lại vừa mang tính mong manh, dễ bị tổn thương (phụ thuộc vào
cuộc sống của một cá nhân - nghệ nhân với những may rủi bất ngờ). Hơn nữa,
văn hóa phi vật thể cịn có nguy cơ biến dạng rất cao bởi tính dị bản của nó do


Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


sự can thiệp của các nhóm xã hội qua các thời đại.
+ Di sản văn hóa phi vật thể khơng chỉ mang đậm tính chất dân gian mà
cịn gắn bó mật thiết với các hoạt động mang tính chất tâm linh tại các thiết
chế tơn giáo, tín ngưỡng.
2.1.1.3. Vai trị của di sản văn hóa
- Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trị to lớn
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
- Di sản văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời là mục tiêu
của sự phát triển. Văn hóa là động lực của sự phát triển, bởi lẽ mọi sự phát
triển đều do con người quyết định chi phối.
- Di sản văn hóa khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con
người, huy động sức mạnh nội sinh to lớn trong con người đóng góp vào sự
phát triển xã hội.
- Di sản văn hóa là hệ điều tiết của sự phát triển. Bởi lẽ, văn hóa phát
huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các nhân tố khách quan và chủ
quan, của các điều kiện bên trong và bên ngoài, bảo đảm cho sự phát triển
được hài hòa, cân đối, lâu bền.
- Trong nền kinh tế thị trường, một mặt di sản văn hóa dựa vào chuẩn
mực của nó là chân, thiện, mỹ (cái đúng, cái tốt, cái đẹp) để hướng dẫn và
thúc đẩy người lao động không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật,
nâng cao tay nghề, sản xuất hàng hóa với số lượng ngày càng nhiều với chất
lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên của xã hội
- Mặt khác, di sản văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền
thống, của đạo lý, dân tộc để hạn chế xu hướng sùng bái hàng hóa, sùng bái

tiền tệ, nghĩa là hạn chế xu hướng tiêu cực của hàng hóa và đồng tiền “xuất
hiện với tính cách là lực lượng có khả năng xuyên tạc bản chất con người,
cũng như những mối liên hệ khác”. Hạn chế những tiêu cực này chỉ có thể là
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


văn hóa và chủ yếu bằng văn hóa.
Đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, di sản văn hóa được xem là báu vật
thiêng liêng mà mỗi thế hệ phải có trách nhiệm phát huy và bảo tồn cho các
thế hệ tiếp theo. Một xã hội không thể tồn tại và phát triển nếu không dựa trên
nền tảng các giá trị văn hố. Nhiều giá trị văn hóa đã vượt ra ngồi khn khổ
của một dân tộc, một quốc gia và có ảnh hưởng tồn cầu – đó là di sản văn
hóa thế giới. Tính đến tháng 6 năm 2014, Việt Nam có 21 di sản được
UNESCO cơng nhận là di sản thế giới trong đó có 19 di sản văn hóa. Đây là
những tài sản vơ giá chung của toàn nhân loại.
2.1.2. Cơ sở lý luận về quản lý khai thác di sản văn hoá trong hoạt động du lịch
2.1.2.1. Một số khái niệm về quản lý khai thác di sản văn hố
Quản lý
Có khá nhiều quan niệm và cách hiểu về quản lý
- Theo khoa học quản lý của F.W Taylor “Quản lý là nghệ thuật, biết rõ
chính xác cái gì cần phải làm và làm cái đó như thế nào bằng phương pháp tốt
nhất, rẻ nhất” ” (Các học thuyết quản lý – Nguyễn Thị Doan – NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1996).
- Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ
lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích cúa nhóm (tổ chức). Mục tiêu của
quản lý là hình thành một mơi trường mà trong đó con người có thể đạt được
các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân
ít nhất.

- Quản lý là một trò chơi tập thể. Hiệu quả của một nhà quản lý là hiệu
quả của tổ chức mà anh ta chịu trách nhiệm.
- Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng
quản lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức
hành động nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất.
- Quản lý là thực hiện những cơng việc có tác dụng định hướng, điều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


tiết, phối hợp các hoạt động của cấp dưới, của những người dưới quyền. Biểu
hiện cụ thể qua việc, lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối,
kiểm tra, kiểm soát. Hướng được sự chú ý của con người vào một hoạt động
nào đó; điều tiết được nguồn nhân lực, phối hợp được các hoạt động bộ phận.
- Quản lý là thiết lập, khai thông các quan hệ cụ thể để hoạt động đơng
người được hình thành, tiến hành trôi chảy, đạt hiệu quả cao bền lâu và không
ngừng phát triển. Chẳng thế mà người Nhật khẳng định rằng: " Biết cái gì,
biết làm gì là quan trọng nhưng quan trọng hơn là biết quan hệ ". Người Mỹ
cho rằng: "Chi phí cho thiết lập, khai thơng các quan hệ thường chiếm 25%
đến 50% tồn bộ chi phí cho hoạt động ".
- Quản lý là tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý một
cách gián tiếp và trực tiếp nhằm thu được nhưng diễn biến, thay đổi tích cực.
- Về cơ bản có thể định nghĩa: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng
đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.
Quản lý khai thác di sản văn hóa
- Quản lý khai thác di sản văn hoá là việc áp dụng các chức năng quản lý
trong khai thác di sản văn hóa nhằm làm cho quá trình khai thác, phát huy các di
sản văn hóa (trong du lịch) ngày càng trở thành là q trình tự giác, có ý thức và
có phương pháp theo hướng phấn đấu biến mọi giá trị lịch sử - văn hóa của các

di sản hiện có trở thành cái “thần”, cái “hồn” độc đáo nhằm tạo ra những “đặc
sản” du lịch có quy mơ đầu tư ngày càng lớn, có sức thu hút ngày càng mạnh.
+ Nội dung, biện pháp quản lý ấy gồm có: các cơ sở pháp lý, các chế độ
chính sách, vấn đề quy hoạch và kế hoạch v.v…
+ Mục tiêu cụ thể của quá trình quản lý ấy là nhằm làm cho các địa
phương trong vùng không phải chỉ khác nhau về tên gọi mà còn tỏa sáng
những cái riêng đặc sắc cả về thiên nhiên đất trời lẫn về văn hóa - lịch sử, con
người tại chỗ dựa trên nền tảng vừa khai thác vừa giữ gìn tốt được mọi nguồn
tiềm năng tài nguyên du lịch của các địa phương, đơn vị đặc biệt là những thế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


mạnh về các vốn di sản văn hóa, qua đó góp phần phát huy được mọi thế
mạnh của du lịch toàn vùng và thúc đẩy sự phát triển du lịch bền vững cho
vùng, cho cả nước.
2.1.2.2. Vai trò của quản lý khai thác di sản văn hóa
- Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu,
sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hố phi vật thể nhằm
giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hoá
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Tổ chức lập hồ sơ khoa học di sản văn hoá phi vật thể ở địa phương
để bảo vệ và phát huy giá trị.
- Có biện pháp cần thiết để bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, ngăn chặn
nguy cơ làm sai lệch, bị mai một hoặc thất truyền.
- Tạo điều kiện để bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân
tộc ở Việt Nam. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt.

- Có chính sách khuyến khích việc sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, thống
kê, phân loại và lưu giữ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn
truyền miệng, diễn xướng dân gian của cộng đồng các dân tộc Việt Nam để
lưu truyền trong nước và giao lưu văn hoá với nước ngồi.
- Có chính sách khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển các nghề
thủ cơng truyền thống có giá trị tiêu biểu; nghiên cứu và ứng dụng những tri thức
về y, dược học cổ truyền; duy trì và phát huy giá trị văn hoá ẩm thực, giá trị về
trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác.
- Tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hoá của các lễ hội truyền
thống; bài trừ các hủ tục và chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hoá
trong tổ chức và hoạt động lễ hội. Việc tổ chức lễ hội truyền thống phải theo
quy định của pháp luật.
- Tơn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ
và có cơng phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12


2.1.3. Nội dung của quản lý khai thác di sản văn hóa
Theo mục 4 điều 11 của Luật du lịch năm 2005, các qui định hiện hành
của Nhà nước và tình hình thực tiễn của quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh
nội dung chủ yếu của quản lý khai thác di sản văn hóa bao gồm:
2.1.3.1. Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về Quản lý khai thác
di sản văn hoá trong hoạt động du lịch
Để chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống các cơ quan nhà nước nói
chung, chính quyền cấp tỉnh nói riêng phải tổ chức xây dựng ban hành văn
bản quy phạm pháp luật về quản lý khai thác di sản văn hoá trong hoạt động
du lịch một cách tốt nhất.
Để phát triển du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng của di sản văn

hố, chính quyền cấp tỉnh phải tích cực nghiên cứu và ban hành các cơ chế,
chính sách thuộc thẩm quyền mang tính đặc thù ở địa phương như chính
sách khuyến khích đầu tư, chính sách ưu đãi tiền thuê đất, thời hạn thuê đất,
chính sách ưu đãi tín dụng,... nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tạo sự an tâm, tin
tưởng cho các tổ chức, cá nhân (kể cả trong nước và ngoài nước) khi bỏ vốn
đầu tư kinh doanh du lịch.
Việc ban hành các cơ chế, chính sách của địa phương vừa phải bảo đảm
theo đúng các quy định của pháp luật và quy định của cơ quan nhà nước cấp
trên, vừa phải thơng thống trên cơ sở sử dụng nguồn lực của địa phương để
khuyến khích phát triển, đồng thời cũng phải đảm bảo tính ổn định và bình
đẳng, tính nghiêm minh trong q trình thực thi. Bên cạnh đó, chính quyền
cấp tỉnh cần tiếp tục thực hiện cải cách hành chính ở địa phương theo hướng
chuyên nghiệp và hiệu quả. Tiếp tục thực hiện mơ hình một cửa trong đăng ký
đầu tư, đăng ký kinh doanh... Thực hiện chuẩn hóa các thủ tục hành chính
theo tinh thần triệt để tn thủ pháp luật, cơng khai, minh bạch, thuận tiện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13


2.1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quản lý khai thác di sản văn hoá
trong hoạt động du lịch
Để quản lý khai thác tốt di sản văn hố trong hoạt động du lịch cần có
bộ máy quản lý thống nhất từ trung ương đến các địa phương, có phân rõ
quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp. Trong công tác quản lý nhà nước về
quản lý khai thác di sản văn hóa ln chú ý đến việc thực hiện và triển khai
các chính sách bảo tồn, phát huy di sản vǎn hóa dân tộc. Tiến hành việc kiểm
kê, sưu tầm, chỉnh lý vốn vǎn hóa truyền thống, phiên dịch, giới thiệu kho
tàng vǎn hóa các dân tộc.

2.1.3.3. Đánh giá tài nguyên di sản văn hoá trong hoạt động du lịch
Các cơ quan QLNN, Sở VHTT&DL các tỉnh, địa phương cần điều tra,
đánh giá tài nguyên như: các lợi thế về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của địa
phương, điều kiện để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa tâm linh,
du lịch vui chơi giải trí, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần và du lịch làng quê… để
xây dựng quy hoạch phát triển du lịch từ đó tạo ra các điểm du lịch thu hút
đượng sự quan tâm và lui tới cua khách du lịch trong và ngoài nước.
2.1.3.4. Bảo tồn và tơn tạo di sản văn hố
Trong thời đại ngày nay, nhu cầu và đòi hỏi của du khách về hưởng thụ
văn hóa trở nên ngày một cao hơn. Các sản phẩm du lịch văn hóa phải đáp
ứng được thị hiếu ngày càng khắt khe của họ. Giữa thời đại bùng nổ thơng tin,
du khách có thể dễ dàng lựa chọn điểm đến của mình. Nếu khơng có điểm tựa
văn hóa, chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khí hậu thì du lịch địa
phương sẽ khó có sức cạnh tranh cao.
Đặc biệt, trong xu thế tồn cầu hóa, việc bảo tồn và giữ gìn di sản văn
hóa trong phát triển du lịch đang đặt ra những vấn đề cấp bách. Việc khai thác
di sản quá mức, phát triển du lịch quá nóng, thiếu nguyên tắc đang đem tới
những mặt trái, những tác động tiêu cực đến di sản. Nhiều di sản văn hóa Việt
Nam phải đối mặt với những thách thức, áp lực từ tình trạng xuống cấp, xâm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14


hại di sản, sự thương mại hóa, làm tổn thương hoặc biến dạng di sản, nhất là
những di sản văn hóa phi vật thể. Khơng ít sản phẩm văn hóa do chạy theo mục
tiêu lợi nhuận, mục tiêu kinh tế đã bóp méo, cải biên di sản, phản ánh khơng
chân thực giá trị của truyền thống, làm sai lệch hình ảnh văn hóa dân tộc.
Do vậy, việc khai thác, phát huy di sản văn hóa phải gắn liền với việc
giữ gìn, bảo tồn. Bảo vệ di sản văn hóa chính là một trong 3 tiêu chí để đảm

bảo phát triển du lịch bền vững: bền vững về kinh tế; bền vững về tài nguyên
môi trường và bền vững về văn hóa - xã hội.
Vì vậy, khi khai thác di sản phục vụ du lịch, việc xử lý hài hòa mối
quan hệ giữa bảo tồn và phát triển là một bài tốn khó cho ngành du lịch, bảo
tồn khơng cản trở sự phát triển; phát triển không làm tổn hại đến bảo tồn.
2.1.3.5. Tổ chức các hoạt động du lịch di sản văn hóa
- Dịch vụ lưu trú
+ Đối với cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ… đủ điều kiện kinh
doanh theo NĐ 92/CP của Chính phủ do ngành du lịch cấp quyết định công
nhận loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch, hàng năm ngành du lịch đều tổ chức
đoàn kiểm tra liện ngành để hướng dẫn và xử lý các vi phạm.
- Dịch vụ ăn uống
Phải được kiểm định an toàn thực phẩm. Tuy nhiên ở đây, các nhà hàng,
qn ăn đủ tiêu chuẩn có rất ít, chủ yếu là các quán ăn do hộ gia đình mở ra
theo tính mùa vụ. Chính vì vậy vấn đề an toàn vệ sinh chưa đảm bảo, rác vứt
bừa bãi, nước để rửa và nấu ăn khơng được kiểm sốt. Trước thực trạng này,
hàng năm, trung tâm y tế của huyện kết hợp với xã tiến hành kiểm tra định kỳ
đặc biệt là trong dịp lễ hội.
- Dịch vụ vé tham quan
Việc quản lý bán vé thắng cảnh do Ban quản lý di tích đảm nhiệm. Vào
mùa lễ hội, tỉnh và huyện đều thành lập Ban chỉ đạo của mình, thành lập ban
tổ chức để giám sát, đôn đốc, bảo đảm trật tự an tồn cho khách.

Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 15


×