Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Khai thác di sản văn hóa Triều đại Tây Sơn phục vụ phát triển du lịch Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.13 MB, 161 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ THANH THỦY

THÁC DI SẢN VĂN HÓA TRIỀU ĐẠI TÂY SƠN PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ THANH THỦY

THÁC DI SẢN VĂN HÓA TRIỀU ĐẠI TÂY SƠN PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH ĐỊNH

Chun ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN PHẠM HÙNG

Hà Nội, 2015



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................7
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................................................9
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................10
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................12
6. Bố cục luận văn .....................................................................................................12
7. Đóng góp của luận văn ..........................................................................................12
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KHAI THÁC DI
SẢN VĂN HÓA PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH ĐỊNH .................14
1.1. Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa, du lịch di sản văn hóa ......................14
1.1.1 Khái luận về văn hóa........................................................................................14
1.1.2 Khái niệm Di sản văn hóa ................................................................................17
1.1.3 Phân loại di sản văn hóa ..................................................................................19
1.2. Du lịch di sản văn hóa ........................................................................................21
1.2.1. Tài nguyên du lịch di sản văn hóa ..................................................................23
1.2.2. Điểm du lịch di sản văn hóa ............................................................................25
1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch di sản văn hóa..................................26
1.2.4. Sản phẩm du lịch di sản văn hóa ....................................................................27
1.2.5. Khách du lịch di sản văn hóa ..........................................................................30
1.2.6. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa: ...................................................................31
1.2.7. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong du lịch ..........................................32
1.3. Những bài học kinh nghiệm trong khai thác di sản văn hóa phục vụ phát triển
du lịch ........................................................................................................................35
1.3.1. Những bài học kinh nghiệm nước ngoài .........................................................35
1.3.2. Những bài học kinh nghiệm trong nước..........................................................39
Tiểu kết chƣơng 1......................................................................................................42

1



Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC DI SẢN VĂN HÓA TRIỀU ĐẠI
TÂY SƠN TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở BÌNH ĐỊNH ...........................43
2.1. Khái quát về Bình Định và di sản văn hóa triều đại Tây Sơn ............................43
2.1.1. Khái quát về Bình Định ...................................................................................43
2.1.2 Các di sản văn hóa tiêu biểu của triều đại Tây Sơn ........................................45
2.2. Thị trƣờng du lịch di sản văn hóa Tây Sơn ........................................................70
2.2.1. Thực trạng về lượng khách du lịch .................................................................70
2.2.2. Doanh thu du lịch ............................................................................................71
2.2.3 Thực trạng về nguồn khách du lịch tại các điểm di sản văn hóa Tây Sơn: .....72
2.3. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch di sản văn hóa Tây Sơn ....................................73
2.3.1. Hệ thống cơ sở lưu trú ....................................................................................73
2.3.2. Hệ thống cơ sở kinh doanh ăn uống ...............................................................82
2.3.3. Hệ thống cơ sở kinh doanh lữ hành ................................................................83
2.3.4. Phương tiện vận chuyển khách du lịch ...........................................................84
2.3.5. Các trung tâm văn hóa, thể thao phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí ..............84
2.3.6. Hệ thống giao thông vận tải ............................................................................84
2.4. Nhân lực phục vụ du lịch di sản văn hóa Tây Sơn .............................................86
2.4.1. Thực trạng chung về nhân lực du lịch ...........................................................86
2.4.2. Lực lượng cán bộ quản lý nhà nước về du lịch ...............................................87
2.4.3 Nhân lực phục vụ tại các điểm du lịch di sản văn hóa Tây Sơn: .....................87
2.5. Sản phẩm du lịch di sản văn hóa Tây Sơn .........................................................88
2.5.1. Du lịch tham quan di tích danh thắng Tây Sơn ..............................................88
2.5.2 Du lịch tại Bảo Tàng Quang Trung .................................................................89
2.5.3 Du lịch lễ hội văn hóa Tây Sơn ........................................................................89
2.5.4 Du lịch thưởng thức nghệ thuật Tây Sơn .........................................................91
2.5.5 Du lịch thưởng thức võ thuật Tây Sơn .............................................................92
2.5.6 Du lịch kết hợp nghỉ dưỡng, nghiên cứu, học tập và một số loại hình du lịch
khác kết hợp với di sản văn hóa Tây Sơn ..................................................................92

2.6. Các tuyến điểm du lịch di sản văn hóa Tây Sơn ................................................93
2.6.1. Các điểm du lịch di sản văn hóa Tây Sơn .......................................................93

2


2.6.2. Các tuyến du lịch di sản văn hóa Tây Sơn ......................................................95
2.7. Tổ chức, quản lý hoạt động du lịch di sản văn hóa Tây Sơn ............................96
2.7.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch .......................................................96
2.7.2. Chính quyền địa phương và Ban quản lý các di tích ......................................99
2.7.3. Các cơ sở, đơn vị du lịch ...............................................................................100
Tiểu kết chƣơng 2....................................................................................................101
Chƣơng 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH DI SẢN VĂN
HĨA TÂY SƠN Ở BÌNH ĐỊNH ..........................................................................103
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ..................................................................................103
3.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch của Nhà nước, của ngành, của địa
phương.....................................................................................................................103
3.1.2. Quy hoạch du lịch Bình Định .......................................................................111
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của du lịch Bình Định....................................117
3.2. Một số giải pháp cụ thể ....................................................................................119
3.2.1. Giải pháp phát triển thị trường khách du lịch ..............................................119
3.2.2. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch .........................................................121
3.2.3. Giải pháp về xây dựng tuyến điểm du lịch ....................................................123
3.2.4. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch .....................................125
3.2.5. Giải pháp về công tác tổ chức, quản lý du lịch.............................................127
3.2.6 Giải pháp về nguổn nhân lực. ........................................................................130
3.2.7. Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá du lịch ................................................132
3.2.8. Giải pháp bảo tồn di sản văn hóa trong hoạt động du lịch ..........................134
Tiểu kết chƣơng 3....................................................................................................135
KẾT LUẬN ............................................................................................................136

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................140
PHỤ LỤC ...............................................................................................................144

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQL

Ban quản lý



Cao đẳng

CHXHCN

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

CSHT

Cơ sở hạ tầng

ĐH

Đại học

ICOMOS


(International Council on Monuments and Sites) Hội
đồng quốc tế các di tích và di chỉ

NĐ-CP

Nghị định - Chính phủ

NQ/TW

Nghị quyết/ Trung ƣơng

QĐ-SVHTTDL Quyết định - Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch
QĐ-UBND

Quyết định - Ủy ban nhân dân

QH

Quốc hội

TN

Tự nhiên

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO


(United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa của Liên hiệp quốc

UNWTO

(World Tourism Organization)
Tổ chức Du lịch thế giới

VHTT

Văn hóa Thể thao

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu thị trƣờng khách du lịch đến Bình Định (2008-2013) ............................ 71
Bảng 2.2: Thống kê hoạt động kinh doanh du lịch năm 2008 – 2012 ................................. 71
Bảng 2.3: Danh sách các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định
năm 2013.............................................................................................................................. 73
Bảng 2.4: Thực trạng nhân lực phục vụ du lịch tỉnh Bình Định ( 2010 – 2013) ................. 86

5


DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ MƠ HÌNH
Sơ đồ 1.1: Những yếu tố văn hóa - xã hội tạo sức hấp dẫn của một vùng du lịch .................... 24
Sơ đồ 1.2: Vòng đời của một điểm đến du lịch (Nguồn: UNWTO) .................................... 26
Sơ đồ 1.3: Quy trình xây dựng sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch ......................... 30

Sơ đồ 2.1:Cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định .................. 96
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy tổ chức của trung tâm Xúc tiến Du lịch Bình Định ................... 97

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giữa lòng Việt Nam có một vùng đất mang tên Bình Định. Từ trong thế núi
hình sơng, dƣờng nhƣ trời đất hữu tình muốn dành cho Bình Định một dấu ấn riêng,
nên đã sắp bày thiên nhiên vô cùng ngoạn mục: núi tiếp núi trong một trận đồ hùng
vĩ, những ghềnh thác, sông suối bồi đắp vỗ về làng mạc trƣớc khi hòa vào biển cả.
Sơng và núi vững bền mang trong nó bao trầm tích lịch sử và văn hóa tạo nên một
Bình định - nơi lƣu giữ nhƣ̃ng di sản văn hoá vơ giá , một Bình Định - đất thơ, đất
tuồng, đất võ…
Bình Định có một mạch nguồn văn hóa rất xa xƣa, nếu nói phía Bắc có nền
văn hóa Đơng Sơn, phía Nam có nền văn hóa Ĩc Eo thì Bình Định, trung điểm của
khu vực miền Trung có nền văn hóa Sa Huỳnh. Thừa hƣởng một mạch nguồn văn
hóa đồ sộ và cổ xƣa cùng với hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, văn hóa
Bình Định vừa lan tỏa vừa tiếp nhận những giá trị của nền văn hóa khác để bồi đắp,
làm phong phú cho mình.
Đây là nơi lƣu giƣ̃ nhƣ̃ng di sản văn hoá vô giá với dấ u tich thành quách và
́
nhƣ̃ng ngo ̣n tháp rêu phong đƣ́ng vƣ̃ng trƣớc thƣ̉ thách của thời gian cùng nh

ững

giá trị văn hoá - nghê ̣ thuâ ̣t đich thƣ̣c . Ai đã một lần đến Bình Định sẽ nhớ mãi
́
những ngọn Tháp Chămpa ngạo nghễ, đẹp đến ngây ngất bởi lối kiến trúc cho đến

bây giờ cũng cịn chứa đựng nhiều bí ẩn. Những nhà khảo cổ và nghiên cứu nghệ
thuật Chăm đánh giá những cụm tháp Chăm Bình Định đã đạt tới độ chín muồi của
nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, và đã dung hòa đƣợc những phong cách nghệ
thuật Champa và Khmer khiến chúng khác với những quần thể tháp Chăm có trƣớc
và sau chúng. Với 13 ngọn tháp cịn lại, Bình Định là địa phƣơng thứ 2 sau Quảng
Nam sở hữu đƣợc nhiều tháp Chăm nhất nƣớc ta.
Bình Định, quê hƣơng của ngƣời anh hùng dân tô ̣c Quang Trung - Nguyễn
Huê ̣, hơn 200 năm đã trôi qua , nhƣng dấ u ấ n về phong trào Tây Sơn , triề u đa ̣i Tây
Sơn vẫn còn in đâ ̣m ở nơi đây với những di tích Điện Tây Sơn, Bảo tàng Quang
Trung, Thành Hoàng đế.

7


Triều đại Tây Sơn non trẻ lại chỉ tồn tại trong quãng thời gian ngắn, chừng
30 năm, thì chƣa thể có một nền văn hóa hay những đóng góp về mặt văn hóa đậm
nét nhƣ những thời kỳ trƣớc. Tuy nhiên, có một lợi thế ở thời kỳ này mà không phải
vƣơng triều phong kiến nào trong lịch sử dân tộc cũng có đƣợc, đó chính là lịng tin
và sự yêu mến của nhân dân.
Bình Định là một vùng đất có bề dày quá khứ oai hùng, oanh liệt đã từng
khốc lên mình đƣợc những hào quang địa linh nhân kiệt mang dấu ấn tinh thần
rạng rỡ thật là đặc biệt về cho lịch sử dân tộc nƣớc nhà. Và sau mấy mƣơi năm
chấm dứt chiến tranh, thì giờ đây, từ trong đổ nát hoang tàn ngƣời dân ở khắp cả
mọi miền trong nƣớc đều đã phải bị mất khá nhiều thời gian để cùng nhau hƣớng tới
tƣơng lai, và xây dựng lại một hình ảnh quê hƣơng mới nhƣ ngày hơm nay. Tuy
nhiên, tùy theo từng hồn cảnh địa phƣơng, mà công cuộc kiến thiết từ thành thị cho
đến thơn trang ở mỗi nơi đều có những điều kiện phát triển không đƣợc đồng đều.
Chẳng hạn nhƣ ở miền Trung thì Quy Nhơn cũng là một thành phố biển thơ mộng,
hữu tình nhƣng lại khơng có nhiều lợi thế nếu đem so bì với Nha Trang nhờ vào yếu
tố địa dƣ đƣợc thiên nhiên ƣu đãi cho nên đã có nhiều thắng cảnh xinh đẹp hấp dẫn

hơn. Tuy nhiên, nói nhƣ vậy khơng có nghĩa là hình ảnh của đất võ trời văn ở Quy
Nhơn khơng có đƣợc những đƣờng nét quyến rũ kỳ lạ, để làm cho thu hút đƣợc sự
chú ý của những thành phần ngƣời dân có phƣơng tiện tìm đến tham quan khám phá
lịch sử, cảnh quan mỗi vùng một vẻ.
Và ngày nay, ảnh hƣởng về mặt tinh thần của cái nôi võ thuật Tây Sơn tại
đây cũng vẫn hãy còn đƣợc lƣu truyền nhƣ là một hình thức sinh hoạt văn hóa thể
thao cổ truyền làng xã ở địa phƣơng. Ngoài ra, trong chƣơng trình huấn luyện ở tại
nhiều võ đƣờng trong các thành phố lớn trong nƣớc cũng có tổ chức thƣờng xuyên
mở ra những khóa đặc biệt, để truyền thụ cho mơn sinh về võ thuật cổ truyền Bình
Định..
Hiện nay, các di sản văn hóa Triều đại Tây Sơn trên đất Bình Định vẫn còn
lƣu giữ, bào tồn và phát huy bằng chính con ngƣời và tâm hồn của ngƣời Bình Định
với tấm lịng thành kính nhất đối với vị anh hùng Áo vải cờ đào Quang Trung –
Nguyễn Huệ. Các di sản văn hóa thời Tây Sơn trên đất Bình Định tiêu biểu nhƣ là:

8


Điện thờ Tây Sơn, cây me cổ thụ, thành Hoàng đế, võ thuật thời Tây Sơn, các áng
thơ văn thời Tây Sơn…đã trở thành một niềm tự hào của ngƣời dân Bình Định
Trong thời gian gần đây, nằm trong xu hƣớng phát triển chung, Bình Định
chọn du lịch là ngành mũi nhọn, với mạng lƣới giao thông thuận tiện, nguồn tài
nguyên du lịch phong phú, cơ hội phát triển du lịch của tỉnh là rất lớn, trong đó
phải kể đến du lịch di sản văn hóa triều đại Tây Sơn. Tuy nhiên, nguồn tài
nguyên này chƣa đƣợc khai thác một cách có hiệu quả, chƣa đề ra những biện
pháp hữu hiệu để biến tiềm năng thành những sản phẩm du lịch đặc trƣng của
vùng đất võ phục vụ du khách.
Để khắc phục điều này cần có sự nghiên cứu một cách nghiêm túc để khai
thác hiệu quả nhằm thu hút nhiều du khách đến với Bình Định biến Bình Định
thành một điểm đến thật sự chứ không đơn thuần là điểm trung chuyển.

Mặt khác, hiện nay chƣa có cơng trình nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện
cho du lịch văn hóa Tây Sơn phục vụ cho du lịch Bình Định, cùng với việc là một
ngƣời con của vùng đất này, tôi muốn sử dụng những kiến thức đã đƣợc học để
phục vụ quê hƣơng mình trong lĩnh vực phát triển du lịch. Với ý nghĩa đó, tơi đã
quyết định chọn đề tài “Khai thác di sản văn hóa triều đại Tây Sơn phục vụ phát
triển du lịch tỉnh Bình Định ” cho luận văn tốt nghiệp của mình
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hiện nay có rất nhiều cuốn sách, tài liệu nghiên cứu về Triều đại Tây Sơn
đƣợc xuất bản. Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào sự ra đời,
hình thành, phát triển của Triều đại Tây Sơn ở cả Việt Nam nói chung và trên vùng
đất Bình Định nói riêng, hay nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của vị vua Quang
Trung nói riêng nhƣ:Văn thơ nơm thời Tây Sơn của PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng và
Nguyễn Cẩm Thúy, Danh tướng Việt Nam của Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần,
Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam của Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần, Lịch sử
võ học Việt Nam của tác giả Phạm Phong, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
du lịch văn hóa tỉnh Bình Định của Đào Ngọc Hân, Đại học Hùng Vƣơng
THPCM…..và một số khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ và luận án tiến
sĩ cùng nhiều bài báo tạp và tạp chí khác đã đƣợc đăng

9


Ngồi ra có các tác phẩm nghiên cứu về văn hóa triều Tây Sơn có cuốn sách
Việt Nam Thời Tây Sơn lịch sử nội chiến 1771 – 1802 của tác giả Tạ Chí Đại
Trƣờng, do nhà xuất bản cơng an nhân dân xuất bản năm 2007, hay là cuốn Quang
Trung Nguyễn Huệ, anh hùng dân tộc, xuất bản Bốn phƣơng, 1958 của tác giả Trịnh
Nhƣ Luân và một số tác phẩm khác có liên quan đến văn hóa của Triều Tây Sơn nói
chung và trên đất Bình Định nói riêng.
Bên cạnh những tài liệu trên, còn một số cuốn sách, đề tài nghiên cứu, hội
thảo khoa học đã đƣợc tổ chức để nghiên cứu về di sản văn hóa triều đại Tây Sơn:

hội thảo văn hóa của Triều Tây Sơn do Sở văn hóa thể thao và du lịch Bình Định tổ
chức năm 2010, Võ học triều Tây Sơn do Sở văn hóa thể thao và du lịch Bình Định
tổ chức trong khuôn khổ các fesival liên hoan quốc tế võ cổ truyền tổ chức tại Bình
Định năm 2012 ….
Về các tài liệu về triều Tây Sơn có liên quan đến hoạt động du lịch thì có rất
nhiều các bài báo đƣợc đăng trên các tạp chí du lịch, báo Bình Định, trang tin du
lịch, hay các bài phóng sự trên các báo.
Nhƣ vậy từ trƣớc tới nay chƣa có đề tài nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu
di sản văn hóa Triều đại Tây Sơn tại Bình Định mang tính chính thống, cũng nhƣ đề
cập tới việc khai thác các giá trị này phục vụ trong hoạt động du lịch tại Bình Định.
Nhƣ vậy, việc nhận diện các giá trị văn hóa di sản triều đại Tây Sơn, đánh giá thực
trạng nhằm đƣa ra giải pháp đẩy mạnh hiệu quả phục vụ cho hoạt động du lịch có ý
nghĩa quan trọng và thiết thực trong việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa
triều đại Tây Sơn mà du lịch đƣợc xem là một công cụ quan trọng. Mặt khác, điều
này cũng giúp cho sự phát triển đa dạng và đặc sắc của du lịch về cùng đất võ-trời
văn, thúc đẩy sự phát triển của du lịch Bình Định và Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn khi thực hiện là góp phần phát triển du lịch văn hóa
tỉnh Thái Bình nói chung và di lịch di sản văn hóa triều Tây Sơn nói riêng ở Bình
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn sẽ tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
chính là:

10


- Nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch văn hóa di sản nhƣ: văn hóa, di sản, du
lịch văn hóa, du lịch di sản, khác du lịch văn hóa.… để từ đó xây dựng du lịch di
sản thành sản phẩm du lịch đặc trƣng của Bình Định, tổ chức thực hiện và quản lý
chúng nhằm mục đích phát triển du lịch và bảo tồn di sản văn hóa Tây Sơn.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng khai thác di sản văn hóa Tây Sơn trong du

lịch Bình Định hiện nay
- Nêu ra những đề xuất góp phần phát triển du lịch văn hóa và bảo tồn di sản
văn hóa tỉnh Bình Định.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Các di sản văn hóa thời Tây Sơn trên đất Bình Định, bao gồm cả di sản văn
hóa vật thể và phi vật thể, một niềm tự hào của dân tộc Việt nói chung và con ngƣời
của vùng đất “đất võ trời văn ” Bình Định nói riêng, một trong những điểm đến thu
hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc.
- Các hoạt động du lịch có khai thác các di sản văn hóa Tây Sơn ở Bình Định.
- Các hoạt động tổ chức, quản lý, quy hoạch, bảo tồn… có liên quan đến di
sản văn hóa triều đại Tây Sơn.
- Những kinh nghiệm trong việc bảo tồn, phục hồi, khai thác tài nguyên văn
hóa Tây Sơn vào mục đích kinh doanh du lịch của tỉnh nhà.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu các di sản văn hóa Tây Sơn trên địa
bàn tỉnh Bình Định. Trong đó, luận văn tập trung nghiên cứu các điểm du lịch có
quy mơ, tiềm năng, có khả năng hình thành điểm, tuyến du lịch thu hút khách ở
Bình Định.
- Phạm vi về thới gian: số liệu, tài liệu sẽ thu thập từ thời điểm năm 2008
đến nay, các định hƣớng bảo tồn và phát triển du lịch di sản Tây Sơn tại Bình Định
và các giải pháp đƣợc đƣa ra cho thời gian tới
- Về nội dung: Khái quát tình hình chung của tỉnh Bình Định; các di sản văn
hóa vật thể, phi vật thể và vai trò của các di sản triều đại Tây Sơn trong hoạt động
phát triển du lịch Bình Định; thực trạng bảo tồn, phát huy và vai trò của việc bảo

11


tồn phát huy các di sản triều đại Tây Sơn trong hoạt động du lịch; Một số giải pháp

góp phần phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản văn hóa triều đại Tây Sơn ở
Bình Định.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phƣơng pháp khảo sát điền dã: để phục vụ cho đề tài nghiên cứu tác giả đã
thƣờng xuyên đến khảo sát thực tế các di sản văn hóa Triều đại Tây Sơn cịn sót lại
lại Bình Định: quan sát, chụp ảnh, thập tài liệu, thực trạng hoạt động du lịch của các
điểm này.
 Phƣơng pháp thu thập thông tin và tổng hợp số liệu: Đề tài đã kế thừa,
tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu khoa học, các chuyên gia
có liên quan đến nội dung đề tài, các cơ quan hữu quan nhƣ: chi cục thống kê Bình
Định, Sở văn hóa thể thao và du lịch Bình Định, Sở nội vụ Bình Định, BQL các khu
di tích Bình Định, BQL bảo tàng Quang Trung, BQL dự án Tỉnh Bình Định, sách,
báo, các luận văn, internet….
 Phƣơng pháp xử lý thông tin: đề tài sử dụng phƣơng pháp thống kê để xử
lý thông tin, đƣa ra các nhận xét đánh giá và đƣa ra kết luận.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục đề tài, tài liệu tham khảo, phụ lục,
cấu trúc đề tài gồm có 3 chƣơng chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc khai thác di sản văn hóa
phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Định
Chương 2: Thực trạng khai thác di sản văn hóa triều đại Tây Sơn trong
hoạt động du lịch tỉnh Bình Định
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch di sản văn hóa triều đại Tây
Sơn ở Bình Định
7. Đóng góp của luận văn
 Luận văn sẽ nghiên cứu những vấn đề về việc bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa triều đại Tây Sơn trên đất Bình Định cịn sót lại qua sự thăng trầm thời gian

12



lịch sử, từ đó phân tích những giá trị vai trị của nó trong hoạt động du lịch Bình
Định
 Luận văn hi vọng sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho các cơng ty du lịch
trong và ngồi tỉnh áp dụng trong các chƣơng trình du lịch khi khai thác sản phẩm
du lịch tại Bình Định
 Những thơng tin luận văn có thể sử dụng tài liệu nghiên cứu cho các ban
ngành có liên quan tới lĩnh vực đề tài đề cập tới

13


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KHAI THÁC DI
SẢN VĂN HÓA PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH ĐỊNH
1.1. Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa, du lịch di sản văn hóa
1.1.1 Khái luận về văn hóa
Ngay từ thuở lọt lịng, chúng ta đã đắm mình trong chất men văn hóa: từ lời
ru của mẹ, bài học của cha, trò chơi của chị….cho đến tiếng gọi đị bên sơng, tiếng
võng đƣa kẽo kẹt lúc trƣa hè, tiếng chuông buông khi chiều xuống….tất cả, những
sự kiện đó, những ấn tƣợng đó, những âm thanh đó, những hình ảnh đó…..đều
thuộc về văn hóa. Cái tinh thần nhƣ tƣ tƣởng, ngơn ngữ….là văn hóa; cái vật chất
nhƣ ăn, mặc, ở….cũng là văn hóa. Chính văn hóa đã ni chúng ta lớn, dạy chúng
ta khơn. Ngƣời ta nói: văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, văn hóa du lịch, văn
hóa ứng xử, văn hóa tiêu dùng, văn hóa kinh doanh, văn hóa chính trị, văn hóa
Đơng Sơn, văn hóa Hịa Bình…..từ “văn hóa ” có biết bao là nghĩa, nó đƣợc dùng
để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác Nhau
Tuy đƣợc dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhƣng suy cho cùng, khái niệm
văn hóa bao giờ cũng có thể quy về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và theo
nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, văn hóa đƣợc giới hạn theo chiều sâu hoặc chiều rộng, theo

không gian hoặc theo thời gian….Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa đƣơc hiểu là
những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hóa, văn hóa nghệ thuật…) Giới hạn
theo chiều rộng, văn hóa đƣợc dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn
hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh…). Giới hạn theo khơng gian, văn hóa đƣợc dùng
để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hóa Tây Nguyên, văn hóa duyên hải
Nam Trung Bộ…) Giới hạn theo thời gian, văn hóa đƣợc dùng để chỉ những giá trị
trong từng giai đoạn văn hóa (văn hóa Hịa Bình, Văn hóa Đơng Sơn…)
Theo nghĩa rộng, văn hóa thƣờng đƣợc xem là bao gồm tất cả những gì do
con ngƣời sáng tạo ra. Năm 1940, Hồ Chí Minh đã viết “ Vì lẽ sinh tốn cũng nhƣ
mục đích sống, lồi ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,
pháp luật, khoa học, tơn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt

14


hàng ngày về ăn, mặc và các phƣơng thức sử dụng. Tồn bộ những sáng tạo và phát
minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt
cùng với biểu hiện của nó mà lồi ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu
cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO,
cho biết: “Đối với một số ngƣời, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong
các lĩnh vực tƣ duy và sáng tạo, đối với những ngƣời khác văn hóa bao gồm tất cả
những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi
hiện đại nhất cho đến tín ngƣỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động. Cách
hiểu thứ hai này đƣợc cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về
chính sách văn hóa họp năm 1970 tại Venise”
Chính với các hiểu rộng này, văn hóa đã trở thành đối tƣợng của văn hóa
học – khoa học nghiên cứu về văn hóa. Trong lĩnh vực này, khởi đầu từ định
nghĩa của E.B.Tylor trong cuốn Văn hóa nguyên thủy, xuất bản ở London năm
1871, đến nay đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Vào năm 1952, hai nhà
nhân học ngƣời Mỹ là A.Kroeber và C.Kluckhohn đã viết một cuốn sách chuyên

bàn về các định nghĩa văn hóa có nhan đề: văn hóa-tổng luận phê phán các quan
niệm và định nghĩa, trong đó dẫn ra và phân tích 164 định nghĩa về văn hóa.
Trong lần xuất bản thứ hai cuốn sách này, số định nghĩa văn hóa đã tăng lên đến
200. Cịn hiện nay thì số lƣợng định nghĩa về văn hóa khó mà biết chính xác
đƣợc: có ngƣời bảo là 400, có ngƣời lại nói là 500, có ngƣời quả quyết rằng chúng
đến đến con số hàng nghìn…
Sẽ khơng phải là xa sự thật, nếu nói rằng có bao nhiêu nhà nghiên cứu văn
hóa thì có bấy nhiêu định nghĩa về văn hóa. Song, lại cũng có sự thật khác là dù số
lƣợng định nghĩa văn hóa có nhiều bao nhiêu đi nữa thì, chung quy lại chúng vẫn
chỉ xoay quanh một số khuynh hƣớng cơ bản.
Xét theo cách thức thì ta thấy có hai loại-định nghĩa miêu tả và định nghĩa
nêu đặc trƣng.
Định nghĩa miêu tả liệt kê các thành tố của văn hóa, ví dụ nhƣ theo
E.B.Tylor (1871), văn hóa là “một phức thể bao gồm tri thức, tín ngƣỡng, nghệ

15


thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con
ngƣời nhƣ một thành viên của xã hội đã đạt đƣợc”
Trong loại định nghĩa nêu đặc trƣng thì có thể gặp ba khuynh hƣớng lớn:
Khuynh hƣớn thứ nhất coi văn hóa là những kết quả (sản phẩm) nhất định.
Đó có thể là những giá trị, những truyền thống, những nếp sống, những chuẩn mực,
những tƣ tƣởng, những thiết chế xã hội, những biểu trƣng, ký hiệu, những thông
tin…mà một cộng đồng đã sáng tạo, kế thừa và tích lũy
Khuynh hƣớng thứ hai xem văn hóa nhƣ những q trình. Đó có thể là
những hoạt động sáng tạo, những cơng nghệ, những quy trình, những phƣơng thức
tồn tại, sinh sống và phát triển, cách thích ứng với môi trƣờng, phƣơng thức ứng xử
của con ngƣời…
Khuynh hƣớng thứ ba xem văn hóa nhƣ những quan hệ, những cấu

trúc…những giá trị giữa con ngƣời với đồng loại và mn lồi.
Tất cả các khuynh hƣớng định nghĩa khác nhau ấy đều có hạt nhân hợp lý
của mình, sự khác biệt giữa chúng chủ yếu là do tác giả đã quá nhấn mạnh vào khía
cạnh này hay khía cạnh khác của khái niệm mà thôi. Dù theo khuynh hƣớng nào,
mọi định nghĩa văn hóa đều chứa một nét nghĩa chung là “con ngƣời”, đều thừa
nhận và khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa văn hóa với con ngƣời.
Mặc dù văn hóa là một khái niệm có nội hàm hết sức phong phú và phức tạp,
với nhiều đặc trƣng (do vậy mà có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau), ta
vẫn có thể thấy ở văn hóa nổi lên bốn đặc trƣng cơ bản nhất là tính nhân sinh, tính
giá trị, tính hệ hống và tính lịch sử - đây là những đăc trƣng cần và đủ cho phép
phân biệt văn hóa với các khái niêm có liên quan.
Trên cơ sở bốn đặc trƣng này, có thể khái niệm văn hóa nhƣ sau: Văn hóa là
một hệ thống hữa cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vậ thể và phi vật
thể)…do con ngƣời sáng tạo ra và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong
sự tƣơng tác với môi trƣởng tự nhiên và xã hội của mình. Cách định nghĩa này
khơng những có khả năng bao quá đƣợc khá nhiều cách tiếp cận khác nhau, cách
hiểu khác nhau về văn hóa, mà cịn có thể cho phép ta nhận diện đƣợc mộ hiên
tƣợng văn hóa và phân biệt nó với nhựng hiện tƣợng khác khơng phải là văn hóa,

16


từ những hiện tƣợng phi giá trị, những giá trị tự nhiên thiên tạo, cho đến những giá
trị nhân tạo chƣa có trong lịch sử…
1.1.2 Khái niệm Di sản văn hóa
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Di sản là cái của thời trƣớc để lại [84, tr.254].
Di sản văn hóa theo nghĩa Hán Việt là những tài sản văn hóa có giá trị của q khứ
cịn tồn tại trong cuộc sống đƣơng đại và tƣơng lai. Di là để lại, còn lại, dịch chuyển,
chuyển lại. Sản là tài sản, là những gì q giá,có giá trị. Di sản văn hóa đƣợc hiểu
bằng sự tổng hợp các ý nghĩa nói trên

Khái niệm DSVH trong tƣ cách là một thuật ngữ khoa học đã có một q
trình hình thành khá lâu dài. Điều này ít có ai ngờ tới nhất, chính là thuật ngữ
này lại đƣợc hình thành và đƣợc biết đến từ cuộc cách mạng tƣ sản Pháp 1789.
Quá trình tịch tu đƣợc tài sản của tầng lớp quý tộc, tăng lữ, nhà thờ giáo hội để
tập trung tất cả lại thành tài sản của tầng lớp quý tộc, tăng lữ, nhà thờ giáo hội để
tập trung tất cả lại thành tài sản quốc gia sau cách mạng tƣ sản Pháp đã dần hình
thành khái niệm di sản.
Để tránh sự thất thoát và phá hoại loại tài sản này, nhà nƣớc Pháp lúc bấy giờ
đã tiến hành kiểm kê, mô tả sắp xếp, phân loại các cơng trình lịch sử để xác định
thứ tự ƣu tiên nhằm khôi phục và bảo tồn di sản quốc gia. Di sản lúc đó đƣợc hiểu
nhƣ “ý niệm về mộ tài sản chung, tài sản của mọi công dân, chứ không phải của
riêng một ai, đó là ý niệm đã tạo thành cái ý thức về di sản quốc gia”
Năm 1983, Hội nghị Di sản toàn quốc của Vƣơng quốc Anh đã định nghĩa:
“di sản là những gì thuộc về thế hệ trƣớc gìn giữ và chuyển giao cho thế hệ hiên nay
và những gì mà một nhóm ngƣời quan trọng trong xã hội hiên nay mong muốn
chuyền cho thế hệ tƣơng lai”. [56,tr.20]
Nhƣ vậy, DSVH đƣợc hiểu nhƣ tài sản, báu vật của thế hệ trƣớc để lại cho
thế hệ sau. DSVH là các tài sản văn hóa nhƣ các tác phẩm nghệ thuât dân gian, các
cơng trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc, các tác phẩm văn học….mà các thế hệ
trƣớc để lại cho hậu thế mai sau.
Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc,
gọi tắt là UNESCO họp phiên thứ 32 tại Paris từ 29-9 đến 17-10-2003 đã bàn

17


thảo và ra Công ước về bào vệ di sản văn hố phi vật thể. Cơng ƣớc đã ghi nhận:
Các q trình tồn cầu hóa và chuyển đổi cơ cấu xã hội cùng với các điều kiện
khác đã tạo nhiều cơ hội đối thoại mới giữa các cộng đồng, đồng thời cũng làm
nảy sinh những mối đe dọa về sự suy thoái biến mất và hủy hoại các di sản văn

hóa phi vật thể.
Luật di sản văn hóa của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định:
“di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, là sản
phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, đƣợc lƣu truyền từ thế
hệ này qua thế hệ khác ở nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. [3,tr.17]
Khái niệm di sản là một khái niệm tiến triển, vận động thay đổi theo thời
gian. Ngày nay khái niệm di sản khơng hồn tồn đồng nhất với khái niệm tài sản từ
quá khứ nữa. Bởi lẽ khơng phải bất cứ cái gì của q khứ cũng coi là di sản. Di sản
là sản phẩm của quá khứ nhƣng đó là quá khứ đã đƣợc lực chọn theo nhu cầu của xã
hội hiện đại. Di sản là sự lựa chọn từ quá khứ lịch sử những ký ức, báu vật của cộng
đồng, thể hiện nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của xã hội hiện đại. Do đó, sự ra
đời của luật DSVH ra đời năm 2001 cùng với các văn bản hƣớng dẫn kèm theo đã
trở thành cơ sở pháp lý quan trọng, nhắm tăng cƣờng nhận thức và hành động cho
toàn xã hội, tăng cƣờng sự hiểu biết về di sản và quá trình bảo vệ, phát huy kho tàng
DSVH của dân tộc.
Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong việc phê chuẩn
Cơng ước về bào vệ di sản văn hố phi vật thể năm 2003 của UNESCO và là
thành viên của Ủy ban Liên Chính Phủ tham gia xây dựng phƣơng hƣớng hoạt động
và các chính sách quốc tế có liên quan đến Công ƣớc này. DSVH là yếu tố cốt lõi
của văn hóa, chuyển tải bản sắc văn hóa của một cộng đồng xã hội. DSVH Việt
Nam là tài sản văn hóa quý báo của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ
phận của DSVH nhân loại, vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc
của nhân dân ta. Nhƣ vậy, bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH là hoạt động thiết
thực nhằm hƣớng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc và đóng góp vào việc giữ gìn và làm phong phú cho kho tàng DSVH nhân loại.

18


Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành nhiều

chủ trƣơng đƣờng lối và chính sách bảo vệ và phát huy giá trị DSVH nhằm nâng
cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.
DSVH Việt Nam khi đƣợc bảo tồn, kế thừa và phát huy sẽ có tác động tích cực rong
việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam đƣơng đại, kết hợp với quá trình đẩy
mạnh CNH, HĐH, phá triển kinh tế xã hỗi của đất nƣớc.
1.1.3 Phân loại di sản văn hóa
Phân loại sự vật và hiện tƣợng là một trong những cách nhận thức và thâu
tóm bản chất của sự vật và hiện tƣợng tự nhiên, xã hội đa dạng phong phú. Phân
loại DSVH là một nhu cầu chính đáng trong nghiên cứu. Theo quan niệm của
UNESCO, DSVH bao gồm:
Di sản “văn hóa vật thể” (tangible culure) đƣợc hiểu là những sản phẩm văn
hóa có thể “sờ thấy đƣợc”. Văn hóa vật thể là một dạng thức tồn tại của văn hóa chủ
yếu dƣới dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lƣợng, đƣờng
nét, màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời gian xác định. DSVH vật
thể đƣợc tạo tác từ bàn tay khéo léo của con ngƣời, để lại dấu ấn lịch sử rõ rệt. Văn
hóa vật thể đƣợc khách thể hóa và tồn tại nhƣ một thực thể ngoài bản thân con
ngƣời. DSVH vật thể luôn chịu sự thách thức của quy luậ bào mòn của thời gian,
trong sự tác động của con ngƣời thời đại sau. DSVH vật thể luôn đứng trƣớc nguy
cơ biến dạng hoặc thay đổi rất nhiều so với nguyên gốc. Hiện nay, vấn đề bảo tồn
những DSVH vật thể lâu đời địi hỏi cơng nghệ kỹ thuậ cao mới có thể phục nguyên
lại nhƣ cũ
Di sản “Văn hóa phi vật thể” (intangible culure) là dạng thức tồn tại của văn
hóa khơng phải chủ yếu dƣới dạng vật thể có hình khối trong khơng gian và thời gian,
mà nó tiềm ẩn trong trí nhớ, ký ức cộng đồng, tập tính, hành vi ứng xử của con ngƣời
và thông qua các hoạt động sống của con ngƣời trong sản xuất, giao tiếp xã hội mà thể
hiện ra. Từ đó ngƣời ta có thể nhận biết đƣợc sự tồn tại của “văn hóa phi vật thể”.
“Di sản văn hóa phi vật thể” (intangible culure) đƣợc hiểu là các tập quán,
các hình thức thể hiện, biểu đạt tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là các cơng cụ, đồ
vật, đồ tạo tác và các khơng gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm


19


và một số trƣờng hợp là các nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ.
Đƣợc chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể đƣợc
các cộng đồng và nhóm khơng ngừng tái tạo để thích nghi với mơi trƣờng và mối
quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành
trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tơn trọng đối
với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con ngƣời.
Cũng giống nhƣ DSVH vật thể, các hiện tƣợng văn hóa phi vật thể cũng có
hể bị mai một, biến dạng, hoặc mất đi vĩnh viễn bởi thách thứ của thời gian, bởi sự
vô ý thức của con ngƣời. Trong thực tế, ngƣời ta thƣờng có xu hƣớng thêm bớt hoặc
lãng quên trong quá trình lƣu giữ những giá trị phi vật thể. Cho nên, văn hóa phi vật
thể vừa có tính bền vững (trong ký ức cộng đồng) lại vừa mang tính mong manh, dễ
bị tổn thương (phụ thuộc vào cuộc sống của một cá nhân-nghệ nhân với những may
rủi bất ngờ). Hơn nữa, văn hóa phi vật thể cịn có nguy cơ biến dạng rất cao bởi tính
dị bản của nó do sự can thiệp của các nhóm xã hội qua các thời đại. Trên cơ sở đồng
thuận với quan niệm của UNESCO, Luật Di sản văn hóa Việt Nam phân loại di sản
văn hóa nhƣ sau:
“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, đƣợc lƣu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, đƣợc lƣu truyền bằng truyền miệng,
truyền nghề, trình diễn và các hình thức lƣu trữ, lƣu truyền khác, bao gồm tiếng nói,
chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn
xƣớng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ cơng truyền thống,
tri thức về y, dƣợc học cổ truyền, văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân
tộc và các tri thức dân gian khác. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá
trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa , danh lam thắng
cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Giá trị đặc biệt quý hiếm của bảo vật quốc gia đƣợc thể hiện bằng các tiêu
chí sau đây:

a) Hiện vật ngun gốc, ngun bản
b) Hình thức độc đáo
c) Có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học thể hiện:

20


 Là vật chứng của một sự kiện lớn hoặc gắn bó với cuộc sống, sự nghiệp
của anh hùng dân tộc, danh nhân kiệt xuất.
 Là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tƣ tƣởng – nhân văn, giá trị
thẩm mỹ và hình thức thể hiện tiêu biểu cho một khuynh hƣớng, một phong cách,
một thời đại
 Là sản phẩm đƣợc phát minh, sáng chế tiêu biểu có giá trị thực tiễn cao, có
tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định:
d) Đƣợc Thủ tƣớng Chính Phủ quyết định cơng nhận sau khi có ý kiên của
thẩm định của Hội đổng Di sản văn hóa quốc gia” [3, tr.46]
Nhƣ vậy, rõ ràng là DSVH phi vật thể luôn sống trong tâm trí con ngƣời,
đƣợc con ngƣời nắm giữ các tri thức về nó để trình diễn các kỹ năng thực hành biểu
hiện giá trị của nó. DSVH phi vật thể ln đồng hành cùng con ngƣời, gắn với ký
ức của con ngƣời theo dòng lịch sử. DSVH vật thể tồn tại trong tri giác, đƣợc nhện
biết thông qua các giác quan của con ngƣời, trong sự thừa nhận của một cộng đồng
xã hội kéo dài theo thời gian của lịch sử xã hội.
1.2. Du lịch di sản văn hóa
Bên cạnh những loại hình du lịch nhƣ du lịch sinh thái, du lịch khám chữa
bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục…, du lịch văn hóa, hiện nay, đang là xu
hƣớng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, bởi đem lại giá trị lớn cho cộng
đồng xã hội. Du lịch văn hóa cũng là một khái niệm có nhiều định nghĩa và nhiều
cách hiểu.
“Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích
và di chỉ. Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy

tu, bảo tồn. Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và
tôn tạo đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa - kinh tế - xã hội”
(ICOMOS).
“Du lịch văn hóa là loại hình chủ yếu hướng vào việc quy hoạch, lập trình,
thiết kế các tour lữ hành tham quan các cơng trình văn hóa cổ kim”1.
1

Trần Thúy Anh, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa (2010), Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, tr. 22.

21


“Du lịch văn hóa là loại hình du lịch dựa trên cơ sở khai thác các giá trị di
sản văn hóa dân tộc và được tổ chức một cách có văn hóa”2.
Ở nhiều nƣớc, nhất là ở Đơng Nam Á, về mặt lý thuyết ngƣời ta xếp loại
hình du lịch văn hóa (Cultural Tourism) vào loại hình du lịch sinh thái (Eco
Tourism) bởi cho rằng sinh thái học (Escology) bao gồm cả sinh thái học nhân văn
(Human Ecology).
Nhƣ vậy, du lịch văn hóa là một loại hình du lịch lấy việc khai thác tài ngun
văn hóa làm mục đích, khai thác các giá trị văn hóa vào phát triển nhƣ một nguồn tài
nguyên du lịch. Du lịch văn hóa là phƣơng tiện truyền tải các giá trị văn hóa của một
địa phƣơng, một dân tộc, một quốc gia cho du khách khám phá, thƣởng ngoạn, học tập,
giao lƣu. Nó góp phần đánh thức, làm sống dậy các giá trị văn hóa. Thơng qua du lịch,
các tài sản văn hóa đƣợc bảo vệ, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị.
Du lịch văn hóa là một hoạt động du lịch lấy tính văn hóa làm mục đích và
xun suốt. Bởi thế, du lịch văn hóa mang các đặc điểm3:
- Du lịch văn hóa mang tính giáo dục nhận thức: Sản phẩm du lịch văn hóa
ngồi phần dịch vụ, cịn một phần là những di sản văn hóa vật thể cũng nhƣ phi vật
thể. Những di sản này hàm chứa nhiều thơng tin về văn hóa, lịch sử của dân tộc

cũng nhƣ kiến thức thẩm mỹ, nghệ thuật. Rõ ràng, du lịch văn hóa giúp du khách
hiểu biết hơn về lịch sử văn hóa của quốc gia điểm đến.
- Du lịch văn hóa có thị trường khách lựa chọn: Khách lựa chọn du lịch văn
hóa thƣờng đã xác định mục đích chuyến đi của mình là nhằm tìm hiểu về văn hóa
nơi mình đến. Thơng thƣờng, đối tƣợng khách này cũng có những kiến thức xã hội
nhất định.
- Du lịch văn hóa giúp bảo tồn và phát huy giá trị nền văn hóa truyền thống: Để
phát triển đƣợc du lịch văn hóa, điều quan trọng là phải bảo tồn đƣợc những giá trị
di sản văn hóa mang đậm bản sắc riêng của dân tộc. Chỉ có nhƣ thế mới thu hút
đƣợc du khách.
2

Nguyễn Văn Bình (2005), Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - một cơng cụ bảo vệ môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội, Bảo vệ môi trƣờng du lịch, Tổng cục Du lịch, tr. 98.
3
Nguyễn Văn Bình (2005), Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - một cơng cụ bảo vệ môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội, Bảo vệ môi trƣờng du lịch, Tổng cục Du lịch, tr. 98-99.

22


- Du lịch văn hóa là nhịp cầu trao đổi văn hóa giữa các dân tộc: Những tri thức
văn hóa thu nhận đƣợc từ các sản phẩm du lịch văn hóa sẽ góp phần làm lan tỏa những
giá trị văn hóa của quốc gia, thẩm thấu vào nền văn hóa khác.
Để thấy đƣợc đặc điểm của du lịch văn hóa nói chung, du lịch khai thác các di
sản văn hóa nói riêng, luận văn sẽ tiến hành tỉm hiểu một số lĩnh vực sau đây:
1.2.1. Tài nguyên du lịch di sản văn hóa
Du lịch văn hóa sử dụng văn hóa nhƣ là nguồn lực, hay nói cách khác, văn hóa
là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch, là “nguyên liệu” để hình thành nên hoạt động
du lịch. Nguồn nguyên liệu văn hóa có hai loại cơ bản: Văn hóa vật thể và văn hóa

phi vật thể. Văn hóa vật thể là những sáng tạo của con ngƣời, hiện hữu trong khơng
gian mà có thể cảm nhận bằng các giác quan nhƣ thị giác, xúc giác. Chẳng hạn nhƣ
di tích lịch sử văn hóa, hàng thủ cơng, cơng cụ sinh hoạt, sản xuất, các món ăn dân
tộc… Cịn văn hóa phi vật thể nhƣ lễ hội, các loại hình nghệ thuật, cách ứng xử,
giao tiếp…, lại đƣợc cảm nhận một cách gián tiếp và “vơ hình”. Dƣới góc độ du
lịch, ngƣời ta xếp các thành tố văn hóa vào tài nguyên du lịch nhân văn (phân biệt
với tài nguyên du lịch tự nhiên nhƣ biển, sông, hồ, núi, rừng, hang động…). Cùng
với tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn là một trong những điều
kiện phát triển du lịch của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phƣơng. Giá trị của
những di sản văn hóa cùng với các thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội… là đối
tƣợng cho du khách khám phá, thƣởng thức. Bên cạnh đó, nguồn tài ngun này cịn
quyết định tới quy mô, thể loại, chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động du lịch của
mỗi vùng miền; là một trong 8 yếu tố tạo nên sức hấp dẫn du lịch của một vùng du
lịch (theo quan niệm của Barbara Kirshenblatt).
Tuy nhiên, khơng phải yếu tố văn hóa nào cũng trở thành tài nguyên du lịch
văn hóa. Chỉ có những tài nguyên có sức hấp dẫn với du khách và có thể khai thác
phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng mới đƣợc gọi là tài
nguyên du lịch nhân văn. Chỉ những sản phẩm văn hóa nào có giá trị phục vụ du
lịch mới đƣợc coi là tài nguyên du lịch nhân văn. Vì vậy, tài nguyên du lịch nhân
văn thƣờng là những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của mỗi địa phƣơng, mỗi
quốc gia.

23


×