Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Hố giang thơm Núi Thành QUảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.39 KB, 3 trang )

HỐ GIANG THƠM – NÚI THÀNH – QUẢNG NAM
Vị trí huyện Núi Thành: Phía Bắc giáp thành phố Tam Kỳ, phía Nam giáp
huyện Bình Sơn và huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp huyện Bắc
Trà My, phía Đơng giáp Biển Đông. Tọa độ địa lý trên đất liền: từ 108o34’ đến
108o37’ kinh độ Đông; từ 15o33’ đến 15o36’ vĩ độ Bắc.
Vị trí: Hố Giang Thơm hay cịn gọi là Xen Thơm, là một danh thắng thuộc
thôn 9, xã Tam Mỹ, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam; cách quốc lộ 1A khoảng
15km về phía tây, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 40km về phía tây Nam. Từ TT
thị trấn Núi Thành mất khoảng 20 phút đi ô tô về phía tây Nam du khách có thể
tiếp cận được dánh thắng này.

Ðặc điểm và giá trị tài nguyên: Hố Giang Thơm được kiến tạo bởi những dải
đá nổi, chìm chạy dài gần 1km, ở đầu nguồn có một con suối nhỏ, có độ cao tương
đối đổ xuống, tạo ra những thác nước rì rào suốt ngày đêm. Ngay dưới chân những
thác nước, suối tạo thành những vũng nhỏ, ở đây nước luôn trong veo. Khu vực


Giang Thơm có 3 hố nước, phân cách nhau bằng những hịn đá lồi và cao; ở đây có
một tảng đá rộng, dựa sát vào vách núi, nơi khách tham quan có thể dừng lại để
nghỉ ngơi, ngắm cảnh, thả hồn theo tiếng suối reo, sau những giờ thả bộ cùng thắng
cảnh. Suốt dọc con suối là những triền đá nhấp nhơ, lởm chởm, hấp dẫn những du
khách tìm cảm giác lạ đến đầu nguồn con suối. Khí hậu của Giang Thơm rất thích
hợp cho những du khách trong những ngày hè nóng bức.
Các sản phẩm du lịch chính: Với những gì hiện có, hố Giang Thơm thật sự có
thể trở thành một nơi tham quan, nghỉ dưỡng, thể thao leo núi, picnic cuối tuần cho
du khách và người dân trong vùng.

Phạm vi không gian: Hố Giang Thơm phân bố ở khu vực lưng chừng đồi, hai
bên là rừng xanh nên có diện tích khá rộng, chiều dài dịng suối lên đến hơn 1km.
Khả năng đón khách tối ưu của điểm du lịch mà không làm ảnh hưởng đến môi
trường, cảnh quan là khoảng từ 50-70 khách/lượt và tối đa khoảng trên 500 khách/


ngày.


Thời gian tham quan: điểm du lịch này có thể từ 2- 4 tiếng hoặc có thể kéo dài
cả ngày.
Điểm mạnh, điểm yếu và giải pháp: Lợi thế lớn nhất của điểm này là tài
nguyên khá độc đáo và hạn chế lớn nhất chính là thiếu các điều kiện cơ bản phục
vụ khách, nguy cơ bị cạn và ô nhiễm nguồn nước. Trong thời gian tới cần tập trung
xây dựng hệ thống giao thông nối với chân đồi, bậc tam cấp lên vị trí suối nước.
Xây dựng hệ thống các nhà nghỉ chân, nhà sinh hoạt cho du khách và hình thành
một số dịch vụ cơ bản tại đây. Đặc biệt là phải bảo vệ rừng, hạn chế khai thác
rừng, khai thác vàng ở phía thượng nguồn của suối nước thì mới có khả năng duy
trì sự tồn tồn tại của điểm du lịch này. Cần có định hướng khai thác trong giai đoạn
từ này đến 2030. Quy hoạch hố Giang Thơm phải gắn liền với khu vực phụ cận,
hình thành các trang trại/nông trại cây ăn quả, chăn nuôi đặc sản tạo thành các khu
du lịch sinh thái đón nguồn khách nghỉ dưỡng cuối tuần từ khu kinh tế Dung Quất
và Chu Lai trong tương lai.



×