Khãa luËn tèt nghiÖp
Mai ThÞ Ly Na
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thời
kỳ đang đẩy mạnh phát triển nền kinh tế, đặc biệt là phát triển nhanh khu vực
nông thôn. Để làm được điều này đòi hỏi chúng ta phải có một chiến lược phát
triển đúng đắn, kết hợp với việc khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên có hiệu
quả, trong đó bao gồm cả diện tích mặt nước.
Việt Nam có khoảng 3260 km đường bờ biển, 12 đầm phá và các vùng vịnh,
với khoảng 117 cửa sông lạch, hàng nghìn đảo lớn nhỏ ven biển. Trong nội địa,
hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và các hồ chứa thủy lợi, thủy điện Việt
Nam có tiềm năng rất lớn trong việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Với hơn
1.700.000 ha diện tích mặt nước, Việt Nam đã và đang phát triển nghề nuôi trồng
thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm.
Trên thế giới, nuôi tôm là một nghề phát triển mạnh, đặc biệt là các nước ở
vùng nhiệt đới. Rất nhiều loại tôm có giá trị kinh tế cao đã đưa vào nuôi với nhiều
hình thức khác nhau: nuôi quảng canh, bán thâm canh và thâm canh. Nghề nuôi
tôm phát triển đã thu hút một lực lượng lớn các nhà đầu tư, các cán bộ nghiên
cứu, người lao động và đã mang lại lợi nhuận lớn cho các quốc gia ở châu Á,
châu Mỹ…
Nhờ điều kiện tự nhiên ưu đãi, nguồn lao động dồi dào, đầu ra của sản phẩm
thuận lợi và giá trị xuất khẩu cao đã làm cho nghề nuôi tôm ở nước ta đang ngày
càng phát triển mạnh, dần dần đang trở thành một nghề sản xuất quan trọng, đặc
biệt là ở các tỉnh ven biển. Riêng năm 2006, diện tích nuôi tôm đạt khoảng
325.000 ha, chiếm 47% diện tích tiềm năng nuôi trồng thủy sản vùng triều. Rất
nhiều loại tôm có giá trị kinh tế đã được đưa vào nuôi, như tôm sú (Penaeus
monodon), tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei), tôm he (P. Merguiensis)…
Là một vùng có nhiều lợi thế để phát triển nghề nuôi tôm sú nước lợ,
huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đã có hướng đi mới và đang tập trung để
khai thác nguồn lực này. Những bước đi đúng đắn trong chiến lược phát triển
1
Khãa luËn tèt nghiÖp
Mai ThÞ Ly Na
kinh tế sẽ tạo động lực cho huyện Núi Thành hội nhập vững chắc vào nền kinh
tế của miền Trung và trên cả nước. Tuy nhiên, nuôi tôm là một nghề có khá
nhiều đặc thù, vì vậy sự phát triển của nó cũng có nhiều biến động. Đến nay,
con tôm đã được xác định là vật nuôi chủ lực trong nuôi trồng thủy sản. Tuy
nhiên, việc phát triển một cách ào ạt còn mang tính tự phát về diện tích nuôi đã
nảy sinh nhiều bất cập về vấn đề ô nhiễm, quy trình kỹ thuật nuôi, kiểm soát
dịch bệnh... mà người nuôi do chưa nắm bắt đầy đủ các yếu tố kỹ thuật nuôi đã
dẫn đến những thiệt hại không nhỏ về kinh tế cũng như môi trường. Làm thế
nào để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là đối với nghề nuôi tôm
hiệu quả và bền vững luôn là nỗi trăn trở của chính quyền địa phương, nông dân
và các doanh nghiệp. Vì thế, việc nghiên cứu sự phát triển của nghề nuôi tôm ở
Huyện là một việc làm hết sức có ý nghĩa.
Sự phát triển của nghề nuôi tôm nước lợ trong thời gian qua đã góp phần
đáng kể vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế các vùng nông thôn ven biển, giải quyết
công ăn việc làm, đồng thời đã nâng cao dần mức thu nhập cho người dân. Tuy
vậy, nghề này cũng đã trải qua nhiều bước thăng trầm nhất định. Do tốc độ phát
triển nhanh chóng nhưng mang nặng tính tự phát, không theo quy hoạch, việc lén
lút đắp bờ ngăn sông để đào ao nuôi tôm đã dẫn đến tình trạng nước sông không
lưu thông, vật chất bị tù đọng, môi trường ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái tự
nhiên và làm cho nguồn lợi thủy hải sản ngày càng cạn kiệt. Chính điều này là
những trở ngại lớn cho nghề nuôi tôm nước lợ hiện nay.
Để có cơ sở khoa học phục vụ cho việc phát triển nghề nuôi tôm một cách
bền vững, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương
yêu cầu đặt ra là phải đánh giá hiệu quả kinh tế của từng mô hình nuôi tôm nước
lợ, từ đó đề xuất các giải pháp để khắc phục những khó khăn còn tồn tại. Xuất
phát từ những yêu cầu thực tế đó và cùng với lòng mong muốn góp phần trí tuệ
nhỏ bé của mình nhằm thúc đẩy sự phát triển của địa phương nên tôi đã chọn đề
tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình nuôi tôm nước lợ ở huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2
Khãa luËn tèt nghiÖp
Mai ThÞ Ly Na
a. Mục tiêu
Trên cơ sở các luận cứ khoa học và thực tiễn, mục tiêu của đề tài là:
- Đánh giá hiệu quả sản xuất của hai mô hình nuôi tôm nước lợ (tôm sú
và tôm thẻ chân trắng) ở huyện Núi Thành.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển
bền vững các mô hình nuôi thủy sản nước lợ ở lãnh thổ nghiên cứu.
b. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, quá trình thực hiện đề tài cần phải thực hiện một
số nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu đặc điểm sinh lý của một số giống tôm được nuôi ở huyện Núi Thành.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của một số mô hình
nuôi tôm nước lợ ở huyện Núi Thành.
- Khảo sát thực địa, tìm hiểu thực trạng việc nuôi các loài thuỷ sản nước lợ ở
huyện Núi Thành.
- Tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về tình hình nuôi tôm của
một số người dân tại một số xã.
- Xây dựng các bản đồ có liên quan đến đề tài.
- Xử lý số liệu và tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình khảo sát.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của một số mô hình
nuôi tôm nước lợ.
3. Giới hạn đề tài
a. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu
Mặc dù không gian nghiên cứu của đề tài là huyện Núi Thành, tỉnh Quảng
Nam nhưng thực tế trong địa bàn huyện chỉ có 13/17 xã có nuôi tôm (Tam Tiến,
Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Anh Bắc, Tam Anh Nam, Tam Hải, Tam Quang,
Tam Giang, Tam Hoà, Tam Hiệp, TT Núi Thành, Tam Nghĩa, Tam Mỹ Đông) và
do thời gian có giới hạn nên trong quá trình điều tra các mô hình nuôi tôm nước
lợ, chúng tôi chỉ tiến hành ở một số xã đại diện, đây là những vùng nuôi trọng
3
Khãa luËn tèt nghiÖp
Mai ThÞ Ly Na
điểm của Huyện, có diện tích nuôi tương đối lớn (chủ yếu là các xã ven biển)
bao gồm xã: Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Anh Bắc, Tam Anh Nam, Tam Hoà.
b. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng có nhiều mô hình nuôi tôm
nước lợ, nhưng do điều kiện khách quan lẫn chủ quan, chúng tôi chỉ chọn đánh giá
hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm sú và mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.
4. Các phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp được sử dụng nhằm thu thập các số liệu có liên quan
đến đề tài, đến khu vực nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Các
số liệu nói trên cung cấp cho người nghiên cứu có cái nhìn khái quát về lãnh thổ từ
đó thực hiện các phương pháp tiếp theo. Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp này
cần phải dựa vào đề cương đã vạch sẵn để tránh dư thừa các số liệu không cần thiết
cũng như thiếu các tài liệu theo yêu cầu nghiên cứu.
Nguồn tài liệu được thống kê bao gồm:
- Các báo cáo.
- Các tài liệu khảo sát ngoài thực địa.
- Các dữ liệu thống kê của khu vực nghiên cứu trong các năm.
- Các bản đồ và các số liệu tổng hợp từ các bản đồ.
b. Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp truyền thống và rất quan trọng của các nhà Địa lý khi
nghiên cứu về một đơn vị lãnh thổ. Phương pháp này thể hiện một cách trực quan
những yếu tố về tự nhiên và xã hội ngoài thực địa một cách chính xác hơn. Dựa
vào bản đồ hành chính, hiện trạng sử dụng đất, khu vực ngập lụt tỉ lệ 1/30.000 của
huyện Núi Thành, chúng tôi đã tiến hành biên tập lại bằng phần mềm Mapinfo. Từ
đó, dựa vào bản đồ tiến hành khoanh vùng các vùng nuôi tôm nước lợ và có định
hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản cho các khu vực cụ thể
c. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
4
Khãa luËn tèt nghiÖp
Mai ThÞ Ly Na
Đây là một phương pháp cần thiết và rất quan trọng, nhằm bổ sung và kiểm
chứng lại toàn diện các số liệu, các thông tin đã tiến hành thu thập, đồng thời nó
còn giúp cho chúng ta trực tiếp thu thập được các số liệu để từ đó tính toán được
hiệu quả sản xuất của các mô hình nuôi tôm nước lợ tại từng địa phương.
Công tác khảo sát thực địa được tiến hành chủ yếu ở các xã ven biển của
khu vực nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu tình hình nuôi tôm nước lợ trên toàn
bộ địa bàn Huyện, xem xét quy mô và đặc điểm sản xuất của từng xã, từng khu
vực riêng biệt.
Tham quan, tìm hiểu các mô hình thí điểm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
cho người dân trên các vùng nuôi tôm nước lợ.
d. Phương pháp phân tích tổng hợp
Đây là phương pháp đòi hỏi khả năng tổng hợp và mang tính khái quát cao.
Phương pháp này được tiến hành trong phòng sau khi đã tiến hành thu thập số liệu,
tài liệu và khảo sát thực địa ở lãnh thổ nghiên cứu. Do đặc điểm nguồn tài liệu
không đồng nhất vì vậy việc xử lý tài liệu, đặc biệt là số liệu rất phức tạp và rất cần
thiết. Từ các nguồn tài liệu thô đã thu thập được cần phải được xử lý thành tài liệu
tinh dựa vào các chỉ tiêu về đánh giá hiệu quả kinh tế nhằm tạo ra mối quan hệ
giữa các yếu tố, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá đầy đủ chính xác về hiệu quả
sản xuất của các mô hình nuôi tôm nước lợ ở huyện Núi Thành.
e. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình thực hiện, đề tài được đã được sự tham gia đóng góp ý kiến
của một số cán bộ thuỷ sản đang tham gia nghiên cứu và quản lý việc nuôi tôm và
người nuôi tôm có kinh nghiệm trên địa bàn huyện Núi Thành nhằm bổ sung để
hoàn thiện nội dung và kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
5. Cấu trúc của đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, cấu trúc đề
tài còn có các nội dung sau:
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi tôm nước lợ ở huyện
Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam.
5
Khãa luËn tèt nghiÖp
Mai ThÞ Ly Na
Chương 3: Đánh giá và nâng cao hiệu quả sản xuất một số mô hình nuôi tôm
nước lợ ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
6
Khãa luËn tèt nghiÖp
Mai ThÞ Ly Na
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. LÝ THUYẾT VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
1.1.1. Khái niệm và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
a.. Khái niệm
Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế không những là mối quan tâm
hàng đầu của mỗi nhà sản xuất, mỗi doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của
toàn xã hội. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt
động kinh doanh. Chính vì vậy, trong điều kiện hiện nay, những doanh nghiệp
cũng như những ai đang hoạt động sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển
thì vấn đề đề đặt ra là phải kinh doanh có hiệu quả.
Ta có thể hiểu rằng, hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là một phạm trù kinh
tế quan trọng, biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế mà xã hội đạt được
với chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó. Người sản xuất muốn thu được kết quả thì
phải bỏ ra những chi phí nhất định và so sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để
đạt được kết quả thì sẽ có hiệu quả kinh tế. Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế đó là sự
tối đa hoá kết quả và tối thiểu hoá chi phí trong điều kiện tự nhiên có hạn.
Việc nâng cao hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội có ý nghĩa quan trọng
đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế, là điều kiện cơ bản để nâng cao
mức sống dân cư. Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là một
trong những yêu cầu quan trọng trong tất cả các hình thái kinh tế - xã hội. Nâng
cao hiệu quả kinh tế còn có ý nghĩa đặc biệt khi khả năng phát triển nền sản xuất
theo chiều rộng bị hạn chế (tăng nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn...)
khi chuyển qua nền kinh tế thị trường. Tăng hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là
một trong những yếu tố làm tăng thêm sức cạnh tranh, cho phép giành lợi thế trong
quan hệ kinh tế [5].
b. Các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
Có nhiều phương pháp khác nhau để xác định hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên,
tùy theo yêu cầu cụ thể để lựa chọn phương pháp xác định thích hợp.
Một số phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế thường được các nhà nghiên
cứu sử dụng như:
7
Khãa luËn tèt nghiÖp
Mai ThÞ Ly Na
Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi
phí bỏ ra.
Công thức:
H=
Q
C
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả thu được
C: Chi phí bỏ ra để đạt kết quả Q
Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn
lực, xem xét một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Do đó
giúp ta so sánh hiệu quả giữa các quy mô khác nhau.
Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm kết quả
thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra
Công thức:
H=
∆Q
∆C
Trong đó:
∆Q : Là phần tăng thêm của kết quả
∆C : Là phần tăng thêm của chi phí
Phương pháp này dùng để nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, nó định lượng
kết quả thu được trên một đơn vị chi phí thêm, hay nói cách khác mọi đơn vị chi
phí thêm đã tạo ra được bao nhiêu kết quả.
Hiệu quả kinh tế xác định bằng chênh lệch giữa kết quả thu được và chi phí
bỏ ra [16], [17].
Công thức:
H=Q–C
1.1.2. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả sản xuất
a. Giá trị sản xuất (GO)
GO =
∑ Qi * Pi
Trong đó:
Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i
Pi: Giá của sản phẩm thứ i
8
Khãa luËn tèt nghiÖp
Mai ThÞ Ly Na
Chỉ tiêu này cho biết trong một năm hoặc một kỳ của một đơn vị sản xuất tạo
ra được khối lượng sản phẩm có giá trị là bao nhiêu, chỉ tiêu này phản ánh con số
tuyệt đối, phản ánh quy mô sản xuất.
b. Giá trị gia tăng (VA)
VA = GO – IC
IC: Chi phí trung gian (chi phí sản xuất) bộ phận cấu thành tổng giá trị sản
xuất, bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất (không kể khấu hao).
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tăng thêm so với chi phí sản xuất bỏ ra (chưa trừ
khấu hao tài sản cố định).
c. Thu nhập hỗn hợp (MI)
MI = VA – KH
KH: khấu hao tài sản cố định.
d. Lợi nhuận ( Pr)
Pr = GO – TC
TC: Tổng chi phí.
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô lợi nhuận của đơn vị sản xuất có được trong kỳ
sản xuất. Lợi nhuận sản xuất vừa là chỉ tiêu kết quả vừa là chỉ tiêu hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
Chỉ tiêu giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC) phản ánh trong một
năm hoặc một kỳ sản xuất, một đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra bao nhiêu đồng
giá trị sản xuất.
Chỉ tiêu giá trị sản xuất trên tổng chi phí (GO/TC) phản ánh trong một năm
hoặc trọng một kỳ sản xuất một đồng chi phí sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản
xuất.
Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC) phản ánh một đồng
chi phí trung gian tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng [16], [17].
1.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI TÔM NƯỚC LỢ ĐƯỢC
NUÔI Ở HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM
1.2.1. Tôm sú
Tôm sú (tên tiếng Anh: Giant/Black Tiger Prawn) thuộc:
- Ngành: Arthropoda
9
Khãa luËn tèt nghiÖp
Mai ThÞ Ly Na
- Lớp: Crustacea
- Bộ: Decapoda
- Họ chung: Penaeidea.
- Giống: Penaeus
- Loài: Penaeus monodon.
Đặc điểm sinh học: Tôm sú là loài sống ở nơi chất đáy là bùn pha cát với độ
sâu từ ven bờ đến 40 m nước. Tôm là động vật thuỷ sinh thở bằng mang, nhiệt độ
cơ thể tôm luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường nước. Tôm rất nhạy cảm với
những tác động của môi trường bên ngoài và chịu ảnh hưởng trực tiếp về mặt sinh
học khi các yếu tố môi trường thay đổi. Nhiệt độ không khí giới hạn tối đa của tôm
sú là 350C và tối thiểu là 180C. Nếu nhiệt độ không khí vượt quá giới hạn trên thì
tôm ngừng ăn, hoạt động của tôm yếu dần và chết. Nhiệt độ không khí thích hợp
của tôm sú là từ 250C đến 300C. Trong tự nhiên, khả năng thích nghi của tôm sú
với biên độ dao động nồng độ muối (độ mặn) tương đối rộng, tôm có thể phát triển
ở độ mặn từ 4 – 45‰, thậm chí tôm có thể thích nghi với nước ngọt trong một thời
gian ngắn nhưng độ mặn thích hợp nhất cho tôm sú phát triển là 10 – 25‰. Nếu độ
mặn lớn hơn 25‰ vỏ tôm trở nên cứng, khó lột xác, ở độ mặn nhỏ hơn 10‰, vỏ
tôm mềm nên dễ nhiễm bệnh. Độ pH ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự phát
triển của tôm sú. Nếu độ pH quá thấp hoặc quá cao thì tôm ngừng sinh trưởng và
chết. Độ pH thích hợp cho tôm từ 7,5 đến 8,5 biên độ dao động pH trong ao không
quá 0,5. Lượng ôxy trong nước cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của
tôm. Nếu lượng ôxy trong nước quá ít so với mật độ tôm trong ao thì tôm sẽ bị nổi
đầu lên mặt. Điều này dẫn đến tôm chậm lớn và dễ bị chết. Tôm là động vật thích
hợp với ánh sáng yếu, hoạt động bắt mồi mạnh nhất của tôm là vào ban đêm. Thức
ăn của tôm là động vật phù du, các chất mùn hữu cơ, các loại thức ăn đạm, thức ăn
tổng hợp.
Tôm sú có đặc điểm sinh trưởng nhanh, trong 3 - 4 tháng có thể đạt cỡ bình
quân 40 - 50 gam. Tôm trưởng thành tối đa với con cái có chiều dài là 220 - 250
mm, trọng lượng 100 - 300 gam. Con đực dài 160 - 210 mm, trọng lượng 80 - 200
gam. Tôm có tính ăn tạp, thức ăn ưa thích là thịt các loài giun nhiều tơ
(Polycheacta) và giáp xác.
10
Khãa luËn tèt nghiÖp
Mai ThÞ Ly Na
Vùng phân bố: Tôm sú phân bố rộng từ Bắc đến Nam, từ ven bờ đến vùng
có độ sâu 40 m. Vùng phân bố chính là vùng biển các tỉnh Trung bộ. Tôm sú được
nuôi ở hầu khắp các tỉnh ven biển trong cả nước.
Vụ thu hoạch: Mùa thu hoạch rải rác từ tháng IV đến tháng IX, nhưng sản
lượng chính vụ cao nhất là vào các tháng V, VI và VII.
Hình thức nuôi: Hiện nay, tôm sú được nuôi với nhiều hình thức khác nhau
Nhưng chủ yếu vẫn là nuôi thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến.
Tôm sú nuôi trong các ao đầm nước lợ ở cả vùng cao và vùng trung triều.
Một số nơi nuôi xen kẽ vụ lúa, vụ tôm và nuôi chung với cá rô phi, cua và rong
câu. Khu vực phía Bắc nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh là chủ yếu, miền
Trung nuôi bán thâm canh và thâm canh. Còn các tỉnh phía Nam nuôi tôm sú được
nuôi bán thâm canh và quảng canh cải tiến[1], [4], [15], [21].
1.2.2. Tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng (Tên tiếng Anh: White Leg shrimp) thuộc:
- Ngành: Arthropoda.
- Lớp: Crustacea.
- Bộ: Decapoda .
- Họ chung: Penaeidea.
- Họ: Penaeus Fabricius.
- Giống: Penaeus.
- Loài: Penaeus merguiensis
Tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc ở ven biển Tây Thái Bình Dương thuộc
khu vực Mỹ La Tinh từ phía Nam Pêru lên tới ở phía Bắc Mêhicô, ở vùng biển này
quanh năm nhiệt độ luôn trên 200C.
Ở châu Á, tôm thẻ chân trắng được nuôi thí nghiệm đầu tiên tại Philipin năm
1978, sau đó được nuôi ở Trung Quốc năm 1988 và nhanh chóng trở thành đối tượng
nuôi chính ở đây. Đến năm 1996, tôm thẻ chân trắng được đưa vào nuôi đại trà tại các
quốc gia khác như: Đài Loan, Inđônêsia, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.
11
Khãa luËn tèt nghiÖp
Mai ThÞ Ly Na
Đặc điểm sinh học: Tôm thẻ chân trắng là loại tôm có giá trị xuất khẩu cao,
phân bố phổ biến ở vùng cửa sông, ven biển, xung quanh các khu rừng ngập mặn
có nền đáy bùn, hoặc bùn cát với ngưỡng mặn khá rộng (0.5 - 45‰), độ mặn lý
tưởng nhất để tôm thẻ chân trắng có thể sinh trưởng, phát triển là 10‰. Vì vậy tôm
có thể nuôi sâu vào nội đồng. Nhiệt độ thích hợp để tôm sinh trưởng là từ 20 o –
30oC, nhiệt độ thấp nhất tôm thẻ chân trắng có thể chịu được là 15 0C. Do đó, loại
tôm này có thể nuôi vào vụ đông ở tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, khu vực nuôi phải
có mặt nước thoáng, thuỷ vực rộng, có thể nhận đầy đủ ánh sáng trực tiếp. Tôm thẻ
sinh sản ngoài biển, ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác thành tôm con, rồi định
hướng đi vào bờ sinh sống ở các vùng đầm phá, kênh, rạch. Khi nhiệt độ tăng cao
tới 33 – 340C vào buổi chiều tôm thường ăn ít, vì thế nên tập trung khẩu phần ăn
vào buổi sáng và lúc chiều mát. Ngược lại vào mùa đông, nhiệt độ xuống quá thấp,
tôm cũng ăn ít, do đó nên cho ăn nhiều vào thời điểm ấm hơn sau 8 giờ sáng.
Phổ thức ăn của tôm thẻ rất rộng. Trong tự nhiên, tôm chân trắng ăn cả thức
ăn động vật và thực vật. Ngoài thức ăn được cung cấp, tôm thẻ chân trắng còn ăn
cả thức ăn tự nhiên có trong ao, bao gồm các loại tảo, động vật phù du, động vật
đáy và mùn hữu cơ. Sau nhiều lần lột xác, tôm thẻ trưởng thành và sẽ di cư ra biển
để sinh sản (riêng tôm bạc và tôm đất có thể sinh sản ở vùng cửa sông) và sau đó
ra ở hẳn ngoài biển. Tôm mẹ lại tiếp tục đi vào nội địa ở rừng ngập mặn, nơi có
nguồn thức ăn phong phú để sinh trưởng và phát triển cho đến giai đoạn trưởng
thành.
Tôm thẻ rất nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của môi trường (CO 2, pH,
nồng độ muối và các loại chất độc).
Tôm thẻ chân trắng được nuôi rất nhiều ở các nước như Mỹ La Tinh,
Hawaii, Đài Loan, Trung Quốc.... Tôm thẻ chân trắng chỉ mới được du nhập vào
Việt Nam những năm gần đây và dần dần nó được nuôi để thay thế các loại tôm
khác do: tôm thẻ chân trắng kháng bệnh mạnh hơn các loại tôm khác, lại có tốc độ
sinh trưởng nhanh hơn và chịu được sự thay đổi điều kiện môi trường hơn. Ngoài
ra, tôm thẻ chân trắng ít bị cảm nhiễm, bệnh tật hơn tôm sú, chu kỳ nuôi lại ngắn
ngày (so với tôm sú), giá cả trên thế giới ổn định hơn [4], [15], [21].
12
Khãa luËn tèt nghiÖp
Mai ThÞ Ly Na
13
Khãa luËn tèt nghiÖp
Mai ThÞ Ly Na
Chương 2
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA VIỆC
NUÔI TÔM NƯỚC LỢ Ở HUYỆN NÚI THÀNH,
TỈNH QUẢNG NAM
2.1. CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
Núi Thành là một huyện nằm phía Nam của tỉnh Quảng Nam, được thành
lập năm 1984 trên cơ sở tách ra từ huyện Tam Kỳ. Toàn bộ phần lãnh thổ của
huyện Núi Thành trải dài từ 15 033’ đến 15036’ vĩ độ Bắc và từ 108 034’ đến
108037’ kinh độ Đông.
+ Phía Bắc giáp thành phố Tam Kỳ.
+ Phía Nam giáp huyện Bình Sơn và huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi.
+ Phía Tây giáp huyện Nam Trà My.
+ Phía Đông giáp Biển Đông.
Toàn huyện Núi Thành có 16 xã và 01 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên
khoảng 53.396,07 ha, chiếm hơn 5,1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Nam
(1.040.747 ha). Trong đó, thị trấn Núi Thành là trung tâm kinh tế - chính trị - xã
hội của Huyện, nằm sát quốc lộ 1A, cách trung tâm tỉnh – thành phố Tam Kỳ
khoảng 25 km, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 95 km về hướng Bắc và cách khu
kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) khoảng 4km về hướng Nam. Với vị trí này, Núi
thành có cơ hội hoà nhập với khu vực, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, thông tin
kinh tế, thuận lợi trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, theo hướng công nghiệp
hoá và trao đổi sản phẩm.
Với 43 km đường bờ biển cùng với hai cửa An Hoà và Cửa Lỡ, là vùng hạ
lưu sông với trên 5.000 ha mặt nước sông hồ, đồng thời là một trong 12 đầm phá
có quy mô lớn thuộc ven biển miền Trung đã tạo điều kiện thuận lợi để huyện Núi
Thành phát triển mạnh các ngành nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt hải sản. Đây cũng
là nơi hội tụ tàu thuyền ra vào đánh bắt hải sản, tạo điều kiện cho các ngành công
nghiệp chế biến và ngư nghiệp phát triển và giao lưu với các vùng lân cạnh
14
Khãa luËn tèt nghiÖp
Mai ThÞ Ly Na
Đồng thời huyện Núi Thành có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua và
các tỉnh lộ thông suốt khác, giao thông đường biển cũng khá thuận lợi với một
cảng tương đối lớn là cảng Kỳ Hà, lại có thêm sân bay Chu Lai và khu kinh tế
mở Chu Lai thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và xây dựng một hệ thống cơ sở
hạ tầng đầy đủ. Do đó, vị trí của Huyện đã hội tụ đủ các điều kiện về tự nhiên
cũng như điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho việc nuôi trồng nhiều loài thuỷ
sản và dễ dàng giao lưu buôn bán với các khu vực lân cận. Đó là một tiền đề
quan trọng để phát triển một Núi Thành trong tương lai.
Tuy nhiên vị trí của huyện Núi Thành lại nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng
của chế độ gió mùa, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều và mưa theo mùa. Lưu vực các
sông thường nhỏ (50 – 100 km2) và độ dốc lớn, hằng năm thường bị ảnh hưởng bởi
những trận bão lớn kết hợp với lũ lụt gây xói lở, ngập úng, đất đai bị bào mòn, ảnh
hưởng lớn đến sản xuất và dân cư sinh sống trên địa bàn [6], [8], [19].
2.1.2. Địa chất
Khu vực nghiên cứu có các hệ địa tầng:
- Hệ tầng đá biến chất Cambri sớm: Đây là loại đá phiến kết tinh màu xám
sẫm phớt xanh. Loại đá này phân bố ở rìa Đông Bắc mũi An Hoà, rìa đảo Hòn
Dứa. Mặc dù hiện nay chưa tìm được hoá thạch và không có tài liệu định tuổi
nhưng các đặc điểm của loại đá này tương tự như đá của hệ tầng A Vương có
tuổi Cambri cho nên tuổi của đá này được giả định là tương đương với tuổi của
hệ tầng A Vương.
- Hệ tầng đá phun trào bazan và đá trầm tích núi lửa Pliocen – Pleixtocen
hạ: Đây là đá bazan đã bị phong hoá. Phần trên đã bị biến thành đất sét alit –
feralit màu vàng loang lỗ. Bề dày của lớp đất phong hoá này có nơi tới gần 40
m. Dưới lớp đá phong hoá này là đá laterit với sỏi sạn màu nâu sẫm gắn kết
chắc. Lớp laterit này tại nhiều nơi lộ ra trên bề mặt do hoạt động của nước biển
mài mòn lớp đất phong hoá ở trên. Bề dày của lớp đá laterit này cho đến nay
vẫn chưa được xác định. Loại đá này phân bố ở mũi An Hoà, đảo Hòn Dứa và
mũi phía Nam vụng An Hoà. Với mức độ phong hoá cao, đá bazan này đã được
các nhà địa chất xếp vào tuổi Pliocen – Pleixtocen hạ (Theo bản đồ Địa chất
Việt Nam, Phần lục địa, tỉ lệ 1:500.000 do Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao,
chủ biên, 1986).
15
Khãa luËn tèt nghiÖp
Mai ThÞ Ly Na
- Hệ tầng trầm tích Đệ Tứ: Trầm tích Pleixtocen (Q 12-3). Trầm tích này phân
bổ những dải hẹp, kéo dài dọc theo sông, suối nhỏ, thành tạo này chủ yếu là cát
pha màu trắng xám, xám đen do có lẫn nhiều tạp chất hữu cơ có lẫn bột sét. Đây là
loại cát màu vàng nghệ, nguyên là đồi cát, đê cát cổ hiện nay do tác động của gió,
sóng biển gia công và được tích tụ lại và phân bố nhiều nhất ở khu vực xã Tam
Hải. Theo Trần Nghi (1997) thì cát này có nguồn gốc tại chỗ và do hệ thống sông
Tam Kỳ - sông Trầu tải ra vào thời gian khoảng Pleixtocen (Q 12-3). Thành phần
khoáng vật chủ yếu là cát thạch anh, felspat, mica, urmalin, bùn, sét, tính phân lớp
không rõ ràng bề dày từ 3 - 4m. Những khu vực này rất thích hợp cho các mô hình
nuôi trồng thuỷ sản dọc theo các sông [8].
2.1.3. Địa hình
Núi Thành là một huyện đồng bằng ven biển có địa hình thấp, thoải từ Tây
nam sang Đông Bắc. Có đầy đủ các dạng địa hình như:
+ Dạng địa hình trung du và miền núi: Gồm các xã Tam Trà, Tam Sơn, Tam
Thạnh, Tam Mỹ Đông, Tam Mỹ Tây, một phần xã Tam Nghĩa và Tam Anh Nam,
Tam Anh Bắc. Phía cực tây có nhiều núi cao, nơi cao nhất là núi Hú, Tam Trà có
độ cao 1.132 m.
+ Dạng địa hình đồng bằng: Gồm các xã Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Anh
Nam, Tam Anh Bắc, Tam Hiệp, thị trấn Núi Thành, Tam Nghĩa. Vùng này địa hình
tương đối bằng phẳng, có một số đồi gò có độ dốc nhỏ. Nơi cao nhất chỉ cao 69 m
so với mặt biển.
+ Dạng địa hình ven biển: Gồm các xã Tam Tiến, Tam Hoà, Tam Giang, Tam
Hải, Tam Quang và một phần Tam Nghĩa. Vùng này địa hình bằng và thấp, có
nhiều cồn cát ổn định; một phần đồng bằng do các sông ngòi bồi đắp trên nền cát
biển. Đây là vùng hạ lưu có nhiều đầm. Ngoài ra, vùng này còn có nhiều bãi đá
trầm tích nhô lên khỏi mặt biển từ 10 đến 12 m thuộc xã Tam Tiến, Tam Hải, Tam
Quang như đảo hòn Ngang, Hòn Dứa, Bàn Than...
Các sông trong huyện nối với nhau và thông ra cửa biển bằng Cửa Lỡ và cửa
An Hoà. Với địa hình như vậy nên Núi Thành chịu ảnh hưởng mạnh mẽ biển và
đặc biệt là vào mùa mưa dễ bị ngập lụt. Mặt khác, địa hình này đã tạo cho Núi
Thành một địa thế hết sức thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi
tôm nước lợ nói riêng.
16
Khãa luËn tèt nghiÖp
Mai ThÞ Ly Na
Địa hình ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành các loại đất, các thảm thực
vật, các tiểu vùng khí hậu, chế độ nước, độ ẩm, thành phần cơ giới đất. Ngoài ra,
yếu tố địa hình còn ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy bề mặt gây nên bồi lắng hay
xói mòn rửa trôi. Vì vậy, địa hình có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình
thành các vùng kinh tế.
Do đặc điểm địa hình của Huyện là cao theo hướng Tây Nam, thấp dần về
hướng Đông Bắc nên hầu hết sông ngòi đều bắt nguồn từ phía Tây và Tây Bắc. Địa
hình chia cắt mạnh nên đã hình thành các vùng sản xuất theo những cơ cấu nhất
định.
Vùng sản xuất nông – lâm ở phía Tây gồm các xã Tam Thạnh, Tam Trà, Tam
Sơn, Tam Mỹ Đông, Tam Mỹ Tây, Tam Thạnh.
Vùng sản xuất nông nghiệp và kết hợp nuôi thuỷ sản ở khu vực đồng bằng
gồm các xã Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Anh Bắc, Tam Anh Nam, Tam Hiệp,
Tam Nghĩa. Khu vực này tương đối bằng phẳng, chủ yếu là các cánh đồng phù sa.
Vùng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và ngư nghiệp thuộc khu vực
đầm phá và vùng ven biển gồm các xã Tam Tiến, Tam Hoà, Tam Hải, Tam Quang,
Tam Giang. Khu vực này nằm trong vùng đầm phá và cửa sông ven biển nên có
địa hình thấp hơn.
Vùng sản xuất công – nông - thương mại - dịch vụ ở khu vực trung tâm
Huyện là cảng Kỳ Hà gồm các xã Tam Quang, TT Núi Thành và Tam Nghĩa. Đây
là khu vực giao lưu văn hoá, nơi hội tụ các đầu mối giao thông, địa hình bằng
phẳng, phần lớn là các bãi cát rộng.
Vì vậy, việc hình thành các vùng sản xuất luôn gắn liền với đặc điểm của địa
hình tạo nên một tổng thể cơ bản trong quá trình quy hoạch bố trí các vùng sản xuất
Do đặc điểm địa hình huyện Núi Thành nên vùng hạ lưu các sông tồn tại
nhiều ô trũng, đầm phá. Đây là ưu thế của Huyện trong việc phát triển ngành nuôi
trồng thuỷ sản [8], [19].
2.1.4. Khí hậu
Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Quảng Nam nói chung và
huyện Núi Thành nói riêng nằm phía Đông dãy Trường Sơn và phía Nam đèo Hải
Vân nên thuộc vùng khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền
17
Khãa luËn tèt nghiÖp
Mai ThÞ Ly Na
Nam, nhưng lại mang tính chất á xích đạo nhiều hơn. Đồng thời khí hậu huyện Núi
Thành còn có những đặc thù riêng do sự chi phối của yếu tố địa hình.
Huyện Núi Thành có 17 xã, thị trấn thì có đến 8 xã giáp biển nên chịu ảnh
hưởng của khí hậu biển và lục địa. Theo tài liệu trạm Khí tượng - Thuỷ văn tỉnh
Quảng Nam, khí hậu huyện Núi Thành có những đặc điểm sau:
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm tại khu vực khoảng 27,6 0C, cao nhất là tháng VII
với nhiệt độ trung bình tháng lên đến 31,60C và thấp nhất là tháng XII, nhiệt độ
trung bình tháng chỉ 22,80C. Mùa nóng bắt đầu từ tháng IV và kết thúc vào tháng
VIII. Vào những ngày có gió Tây Nam khô nóng (VI đến tháng VIII), nhiệt độ
không khí tăng cao. Mùa lạnh kéo dài từ cuối tháng XII năm trước đến tháng III
năm sau. Biên độ nhiệt ngày lớn nhất vào mùa nóng và nhỏ nhất vào mùa lạnh. Trị
số biên độ nhiệt ngày lớn nhất vào tháng IV, có khi tới 100C.
Nhiệt độ không khí tương đối cao nhưng khá ổn định là điều kiện tương đối
thuận lợi cho việc nuôi tôm nước lợ, tránh được các bệnh phát sinh do thời tiết
thay đổi. Tuy nhiên, những ngày có gió Tây Nam khô nóng cần phải chú ý gây
màu nước để làm giảm nhiệt độ trong hồ do lúc này nhiệt độ không khí thường
tăng cao.
b. Số giờ nắng
Tổng số giờ nắng trong năm là 2203 giờ, tập trung từ tháng II đến tháng VIII
hằng năm. Thời gian có nắng ít nhất là tháng XI, XII và thời gian có nhiều nắng
nhất là tháng V, VI, VII, XIII. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng XII (độ ẩm tương
đối 90%). Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng VII (độ ẩm tương đối 76%).
Tổng lượng bốc hơi trung bình năm là 1.361 mm. Những tháng có lượng
bốc hơi cao nhất là tháng V, VI, VII, VIII, tháng có lượng bốc hơi thấp nhất là
tháng XI, XII, I.
c. Chế độ mưa
Mùa mưa kéo dài từ tháng IX đến tháng XII, tháng X có lượng mưa cao nhất
(720 mm). Tổng lượng mưa trung bình năm 2.531,5 mm. Số ngày mưa trung bình
trong năm là 140 ngày, lượng mưa tháng X và tháng XI chiếm đếm 50,4% lượng
mưa cả năm. Trong một năm trung bình có 140 - 145 ngày mưa, tháng có số ngày
18
Khãa luËn tèt nghiÖp
Mai ThÞ Ly Na
mưa nhiều nhất là tháng X, XI và XII, mỗi tháng có từ 20 - 21 ngày mưa. Tháng có
số ngày mưa ít nhất là các tháng III, IV, mỗi tháng có 5 - 6 ngày mưa.
Mùa khô kéo dài từ tháng I đến tháng VIII, lượng mưa thấp nhất là vào tháng
III (trung bình 38 mm). Tổng lượng mưa vào mùa khô chỉ chiếm 30 đến 35%
lượng mưa năm. Trong mùa khô vào các tháng V, tháng VI thường có những đợt
mưa tiểu mãn, bổ sung lượng nước đáng kể cho mùa khô.
Lượng mưa năm đã lớn, lại tập trung dẫn đến hiện tượng lũ, lụt vào mùa mưa
nên vào thời điểm này cần đặc biệt chú ý đến mùa vụ nuôi tôm, nhất là các xã nằm
ở hạ lưu các con sông.
Bảng 2.1: Các yếu tố đặc trưng cho chế độ khí hậu ở huyện Núi Thành
Số giờ
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Lượng
Độ ẩm
nắng
TB
tối cao
tối thấp
mưa
TB
(giờ)
(0C)
TB (0C)
TB(0C)
(mm)
(%)
I
135
23,15
24,8
19,3
105
89
II
150
24,4
26,3
20,2
40
88
III
210
26,75
28,8
21,6
38
86
IV
225
29,15
31,6
23.7
55
84
V
225
28,2
33,2
24,9
100
80
VI
237
31,45
34,0
25,4
106
77
VII
251
31,65
34,2
25,3
50
66
VIII
233
31,55
33,8
25,2
95
77
IX
191
29,35
31,4
24,4
290
85
X
154
27,25
28,8
23,2
720
88
XI
109
25,3
26,7
21,9
600
88
XII
83
22,8
24,4
19,8
360
90
Năm
2.203
27,6
29,8
22,9
2.559
83,2
Tháng
Nguồn: báo cáo quy hoạch chi tiết vùng nuôi tôm huyện Núi Thành- tỉnh Quảng Nam
19
Khãa luËn tèt nghiÖp
Mai ThÞ Ly Na
Hình 2.1: Đặc trưng chế độ khí hậu ở huyện Núi Thành
d. Chế độ gió
Chế độ gió ở huyện Núi Thành phân thành 2 mùa rõ rệt:
- Mùa gió Tây Nam: Hoạt động từ tháng III đến tháng VII, có năm mùa gió
Tây Nam bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn bình thường. Hướng gió thịnh
hành là Tây và Tây Nam.
- Mùa gió Đông Bắc: Hoạt động từ tháng X đến tháng II năm sau, có khi kéo
dài đến tháng III nhưng ổn định nhất là từ tháng XII đến tháng II năm sau. Hướng
gió thịnh hành là Bắc và Tây Bắc.
Ngoài ra, xen giữa hai hướng gió thịnh hành trên là gió Đông và Đông Nam.
Cũng tuỳ theo địa hình mà gió phân bố thêm một số hướng khác nhưng tần suất
không lớn.
Tốc độ gió trung bình năm ở khu vực dự án trung bình từ 1,6 – 2,0 m/s, gió
lớn thường xuất hiện trong bão, áp thấp nhiệt đới hoặc khi có gió lốc.
Ngoài ra, trong năm ở huyện Núi Thành còn có xuất hiện gió Tây Nam, hoạt
động của loại gió này thường gây nên thời tiết khô nóng. Trong ngày đêm cũng có
sự thay đổi hướng gió do quá trình hấp thụ và bức xạ tạo nên chênh lệch áp suất ở
khu vực đồng bằng và ven biển. Song yếu tố này không ảnh hưởng lớn đến việc bố
trí sản xuất.
20
Khãa luËn tèt nghiÖp
Mai ThÞ Ly Na
d. Thời tiết đặc biệt
- Dông: Dông xuất hiện sớm nhất vào cuối tháng III, muộn nhất vào cuối
tháng XI. Dông thường xảy ra nhiều nhất từ tháng V đến tháng IX. Đáng chú ý là
các cơn dông trong những tháng này thường gây nên gió giật mạnh (có khi lên đến
cấp 10, cấp 11) và mưa dữ dội. Hàng năm có khoảng 75 - 80 ngày có dông.
- Bão: Bão thường xuất hiện từ tháng IX đến tháng XII, xuất hiện nhiều nhất
vào tháng X và tháng XI, thường kèm theo mưa lớn gây ra hiện tượng lũ lụt. Trung
bình hằng năm thường xuất hiện 1 - 2 cơn bão đổ bộ trực tiếp và 2 - 3 cơn bão
hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến khu vực. Loại thời tiết này ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động sản xuất của Huyện, đặc biệt là hoạt động nuôi thuỷ sản nói chung
và nuôi tôm nói riêng. Do diễn biến bất thường của thời tiết, có những năm xuất
hiện bão và và áp thấp nhiệt đới trái mùa ảnh hưởng đến khu vực từ rất sớm vào
các tháng V, tháng VI. Những cơn bão hay những trận lụt lớn đến sớm sẽ gây ra
thiệt hại rất lớn về tài sản cho người dân, đặc biệt nghiêm trọng hơn nữa là lũ lụt sẽ
gây ra ngập lụt hầu hết các diện tích nuôi tôm chưa kịp thu hoạch, làm cho người
dân bị thất thu, đồng thời dòng chảy cuộn gây xói lở hư hại hệ thống bờ ao. Vì vậy,
hằng năm người nuôi tôm phải bỏ ra lượng chi phí lớn để tu bổ, sử chữa.
- Sương mù: Sương mù thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng XII
đến tháng II năm sau, không có chu kỳ nhất định.
Nhìn chung, chế độ khí hậu ở huyện Núi Thành tương đối thuận lợi cho việc
sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, thuận lợi cho nhiều loài sinh vật biển phát
triển. Tuy nhiên, đối với nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, điều kiện khí hậu chỉ thích
hợp trong khoảng thời gian từ tháng III đến tháng IX, các tháng còn lại thường xảy
ra thiên tai như: bão, lụt nên khó có thể nuôi được hoặc là tạo điều kiện thích hợp
cho các loại vi rút, vi khuẩn phát triển, dễ gây ra tình trạng dịch bệnh xảy ra hàng
loạt. Vì thế, đặc điểm khí hậu đóng vai trò quyết định đến mùa vụ nuôi thuỷ sản ở
huyện Núi Thành [8], [19], [20].
2.1.5. Thuỷ văn
Hệ thống sông ngòi chảy qua huyện gồm có sông Tam Kỳ, sông Trường
Giang, sông Ba Túc, sông Trầu, sông Quán, sông Mùi, sông Bến Đình, Sông Chợ.
Các con sông này đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc chảy về phía Đông đổ ra
biển qua cửa An Hoà và Cửa Lỡ. Các sông đều có lưu vực nhỏ từ 50 đến 100 km 2,
21
Khãa luËn tèt nghiÖp
Mai ThÞ Ly Na
độ dốc lớn, chiều dài từ 20 đến 40 km, lưu lượng nước thay đổi theo mùa. Hiện
nay, các sông này được ngăn lại ở khu vực thượng nguồn để xây dựng các hồ chứa
nước như: hồ Phú Ninh trên sông Tam Kỳ, hồ Thái Xuân trên sông Trầu.
Trong đó hai sông lớn nhất chảy qua huyện Núi Thành là:
- Sông Trường Giang: Đây là sông nước mặn chảy sát biển qua các xã Tam
Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Anh, Tam Tiến, Tam Hoà, Tam Hiệp, Tam Giang, TT
Núi Thành nối cửa An Hoà với cửa Đại, Hội An. Vùng hạ lưu của những con sông
này tương đối rộng. Đây cũng là khu vực diễn ra nuôi trồng thuỷ sản nước lợ trọng
điểm của huyện Núi Thành.
- Sông Tam Kỳ: Sông Tam Kỳ là hợp lưu của 10 con suối nhỏ, bắt nguồn từ
phía Tây, chảy theo hướng Tây sang Đông xuống dòng chính tại Xuân Bình – Phú
Thọ, xã Tam Trà huyện Núi Thành, rồi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chảy ra
cửa An Hoà. Diện tích lưu vực khoảng 800 km 2, do trong năm vùng này có nhiều
mưa nhưng rừng đầu nguồn ít bị tàn phá nên dòng chảy tương đối điều hoà theo
mùa. Lưu lượng lớn nhất của sông Tam Kỳ là 20,7 m3/s.
Các dòng sông của Huyện đều hội tụ về phía Đông tạo nên những vùng
xoáy bồi đắp nên những cồn cát và tạo ra các đầm ở các xã Tam Quang, Tam Anh
Nam, Tam Anh Bắc, Tam Hoà, Tam Giang, Tam Hải, Tam Tiến. Nhật triều xảy ra
trong tháng X khoảng 15 ngày, còn lại đều là bán nhật triều không đều. Mức
nước trung bình 1,2 m, cường độ triều lớn là 1,2 – 2 m, triều kém là 0,5 m. Tốc
độ dòng chảy trung bình 0,2 - 0,3 m/s, tốc độ cực đại 2,5 m/s. Nước dâng khi có
gió bão lên tới 1,5 – 3 m.
Do đặc điểm của khí hậu khu vực nên lượng nước của các sông thay đổi theo
mùa và được ngăn lại ở thượng nguồn làm cho lượng nước ở hạ lưu bị hạ thấp,
đồng thời chịu tác động của thuỷ triều gây nhiễm mặn ở vùng cửa sông và đầm phá
Các sông trong huyện nối với nhau và đổ ra biển. Chính vì vậy mà các sông
này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ thuỷ triều, hàng năm triều ảnh hưởng rất
sâu vào các sông mang theo một lượng muối rất lớn đã tạo cho các sông đi qua
Huyện có độ mặn tương đối thích hợp cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.
Chế độ thuỷ triều ở huyện Núi Thành là bán nhật triều không đều. Mỗi ngày
có hai lần nước lên xuống với hai đỉnh triều: một đỉnh cao và một đỉnh thấp. Mỗi
22
Khãa luËn tèt nghiÖp
Mai ThÞ Ly Na
tháng có hai lượt triều cường vào thời điểm đầu và giữa tháng âm lịch. Đỉnh triều
cao nhất khoảng 1,5 m, biên độ triều cao nhất là 0,8 m, số ngày có con nước cường
trong tháng trung bình khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên chế độ bán nhật triều không
đều gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình cấp thoát nước trong ao nuôi, làm cho
người nuôi tôm khó dự đoán được chế độ nước để có thể quyết định xả nước trong
ao ra hay lấy thêm nước vào sao cho vừa có đủ lượng nước cần thiết lại vừa không
gây ô nhiễm môi trường. Bởi vì nếu lúc xả nước nếu gặp lúc thủy triều lên thì các
chất bẩn từ trong ao sẽ không được chuyển đi xa nên hiệu quả xả nước sẽ không
đạt. Vì vậy, người nuôi tôm cần chú ý đến sự thất thường của thuỷ triều.
Những năm trước đây, riêng đối với khu vực cửa sông có rừng sú, vẹt, đước
xanh tốt, khu vực này có môi trường sinh thái mặn lợ rất thích hợp cho việc phát
triển nuôi trồng thuỷ sản. Nhưng đến nay diện tích rừng này gần như đã bị biến mất
do quá trình nuôi thuỷ sản tự phát không qua quy hoạch [10], [19].
2.1.6. Thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra của viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp năm
1984 và đã chỉnh lý bổ sung năm 1990, toàn huyện có 53.396,07 ha đất gồm các
nhóm đất:
+ Nhóm đất đỏ vàng: Phần lớn diện tích đất của huyện thuộc loại nhóm đất
này (72,08%). Đây là loại đất được hình thành từ sản phẩm phong hoá của đá
granit và phiến sét, tập trung ở vùng đồi núi, độ dốc lớn, tỷ lệ thạch anh cao.
Tầng mặt mỏng, ít chất hữu cơ, nghèo dinh dưỡng, bị rửa trôi xói mòn mạnh.
Loại đất này chỉ thích hợp cho các loại cây trồng có rễ mọc sâu, chịu được khí
hậu khắc nghiệt dùng cho ngành lâm nghiệp là chủ yếu.
Thuộc nhóm này gồm có hai loại chính là: đất đỏ vàng trên đá magma acid
(Fa) và đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fs).
+ Nhóm đất dốc tụ (D): Đất dốc tụ là sản phẩm tích tụ của quá trình bào
mòn được di chuyển không xa, phẩm chất và màu sắc phụ thuộc vào đá mẹ của
vùng lân cận. Nhóm đất này có tầng dày từ 50 – 100 cm, hàm lượng dinh dưỡng
lớn và thường tạo thành tầng lắng đọng mùn hữu cơ trên bề mặt sau mỗi mùa
mưa, cho năng suất cây trồng cao. Phân bố ở thung lũng đồi núi nhiều khi là bãi
thoải lớn ở chân đồi hoặc địa hình trũng vùng đồi. Nhóm đất này đã được khai
23
Khãa luËn tèt nghiÖp
Mai ThÞ Ly Na
thác triệt để chỉ còn khoảng 0,2% phân bố rải rác ở các địa hình phức tạp, đi lại
khó khăn và chưa có thuỷ lợi.
+ Nhóm đất phù sa: Nhóm đất này chiếm 3,59% diện tích các loại đất. Đất
phù sa được hình thành ven sông suối do quá trình bồi đắp sản phẩm từ đồi núi cao
đưa xuống phủ lên nền mà trước đây là cát biển có dạng hình lượn sóng, do đó độ
dày mỏng phụ thuộc vào lượn sóng ấy. Thuộc nhóm này gồm có đất phù sa loang
lổ đỏ vàng có glây (Pg), đất phù sa sông suối (Py), đất phù sa cổ (Pc). Nhóm đất
này được khai thác chủ yếu cho mục đích nông nghiệp.
+ Nhóm đất cát biển (Cc): Nhóm đất này chiếm diện tích khá lớn (22,23%)
diện tích các loại đất được hình thành ở ven biển và cửa sông, do hoạt động của
biển tạo thành các dải cát chạy dọc bờ biển. Có nơi được gió vun lên thành cồn cát
nổi ổn định. Đất này thường nghèo dinh dưỡng, giữ nước kém, khó sử dụng vào
mục đích nông nghiệp. Nhóm đất này phân bố chủ yếu dọc theo quốc lộ 1A về
phía Đông nên thuận lợi cho việc xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng
và văn hoá phúc lợi.
+ Nhóm đất phèn mặn: Nhóm đất này được hình thành ở ven sông và vùng hạ
lưu sông có quan hệ với sự xâm nhập của thuỷ triều gây mặn bề mặt hay mạch
ngầm. Đặc điểm nhóm này có độ phì cao, các phản ứng trao đổi trong đất xảy ra
mạnh, nhưng yếu tố hạn chế là phèn và mặn. Thuộc nhóm đất này gồm có: đất mặn
và cát mặn (M, Mc), đất phèn mặn và cát phèn mặn (SM, SMc).
Đất đai ở huyện Núi Thành được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau
được thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Núi Thành năm 2007
Loại hình sử dụng đất
1. Đất nông nghiệp
Diện tích (ha)
34.916,28
1.1. Đất trồng cây hàng năm
6.485,20
18,6 %
1.2. Đất trồng cây lâu năm
2.099,75
6,0 %
1.3. Đất lâm nghiệp
24.413,28
69,9 %
1.4. Đất nuôi trồng thuỷ sản
1.885,41
5,4 %
32,84
0,1 %
1.5. Đất nông nghiệp khác
2. Đất phi nông nghiệp
%
11.165,71
24
65,4
20,9
Khãa luËn tèt nghiÖp
Mai ThÞ Ly Na
3. Đất chưa sử dụng
Tổng
7.314,08
53.396,07
13,7
100
Nguồn: [10]
Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp đựoc thể hiện qua biể đồ sau:
Hình 2.3: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
Tính
trên
tổng
diện
tích
đất tự
nhiên
của
toàn
Huyện
là
53.396,07 ha, đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ khá lớn (65,4%). Tuy nhiên, nếu tính
diện tích đất nông nghiệp bình quân cho một hộ thì lại quá thấp chỉ khoảng 1,04
ha/hộ. Mặt khác, đất ở đây chủ yếu là đất cát pha, đất bạc màu nghèo dinh dưỡng,
tỉ lệ mùn trong đất thấp nên rất không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt
là trồng cây lúa nước. Phần lớn các nhóm đất được hình thành ven sông, biển điều
thích hợp cho nuôi tôm nước lợ.
Diện tích đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 1.885,41 ha chiếm gần 5,4%
đất nông nghiệp. Trong đó, hơn 92,6% được dùng cho nuôi thuỷ sản nước lợ. Diện
tích đất chưa sử dụng toàn huyện là 7.313,06 ha, chiếm 13,7% diện tích đất tự
nhiên. Diện tích này chủ yếu là đất hoang hoá, đất ngập mặn, đất kém dinh dưỡng.
Ngoài ra, đất trong khu vực này là đất chua mặn có thành phần sét vật lý
thấp nên độ thấm nước cao, kết cấu rời rạc do đó khi cải tạo thành hồ nuôi tôm
cần gia cố xử lý chống thấm nước lỡ bờ cũng như bón vôi, cải tạo pH đất trước
khi đưa vào sử dụng. Với cơ cấu và đặc điểm đất đai Huyện như vậy, để nâng cao
hiệu quả sử dụng đất thì chính quyền địa phương cần phải có những phương án
cụ thể như: phối hợp với nhân dân nghiên cứu chuyển đổi một số diện tích đất
trồng trọt kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc các mục đích khác có hiệu
25