Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận môn báo in trong môi trường truyền thông số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.79 KB, 18 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN
VIỆN BÁO CHÍ

TIỂU LUẬN
MƠN: BÁO IN TRONG MÔI TRƯỜNG
TRUYỀN THÔNG SỐ
TÊN TIỂU LUẬN:
Xu hướng xây dựng những tòa soạn hội tụ về các tòa báo

Họ và tên: NGƠ THỊ LIÊN.
Lớp: K42B.
Chun ngành: Báo in.
Khóa: 2022 – 2024.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. DƯƠNG QUỐC BÌNH.

Hà Nội, năm 2023


2

MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG

TRANG

LỜI MỞ ĐẦU……………………………………….

3–4


NỘI DUNG…………………………………………..

5 – 16

I.

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TỊA SOẠN HỘI TỤ…

5–8

1.

Khái niệm “Tịa soạn”………………………………

5

2.

Khái niệm “Hội tụ”………………………………….

5

3.

Khái niệm “Tồ soạn Hội tụ”……………………….

5–8

II.


MƠ HÌNH TỊA SOẠN HỘI TỤ…………………...

8 – 12

1.

Mơ hình trụ sở……………………………………….

8–9

2.

Yếu tố căn cốt………………………………………..

9 – 10

3.

Tương tác với độc giả………………………………..

10 – 12

III.

MƠ HÌNH TỊA SOẠN HỘI TỤ Ở VIỆT NAM…….
Mơ hình cho cơ quan báo in chuyển sang tịa soạn

13 – 14

1.

2.
IV.

hội tụ………………………………………………….
Quy trình sản xuất tin, bài hội tụ…………………..
TÍNH

ƯU

VIỆT

CỦA

TỊA

SOẠN

HỘI

TỤ…………

13 – 14
14
14 - 16

KẾT LUẬN..................................................................

17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………...


18

LỜI MỞ ĐẦU
Nền báo chí Việt Nam trong thời đại “kỷ nguyên số” đã có bước chuyển
mình thức thời và mạnh mẽ. Cùng với mạng lưới internet phủ sóng tồn cầu
là mạng lưới thơng tin báo chí điện tử sơi động có sức thu hút hàng triệu lượt
người truy cập hàng ngày.


3

1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh của truyền thông hội tụ đã và đang phát triển mạnh mẽ,
tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội làm thay đổi thái độ và hành vi
nhận thức của công chúng báo chí, đặc biệt là các trang mạng xã hội. Việc
xây dựng mơ hình tịa soạn hội tụ ở các cơ quan báo chí đang trở thành một
vấn đề được đặc biệt quan tâm. Một số cơ quan báo chí trong khi vẫn duy trì
tổ chức tịa soạn theo mơ hình truyền thống đã thực hiện nhiều loại hình báo
chí dẫn đến tình trạng phình to bộ máy và nguồn nhân lực, tình trạng cát cứ
thơng tin trong hoạt động nghiệp vụ, dẫn đến chồng lấn trong việc thu thập
thơng tin trong các sự kiện báo chí, cùng trong một tòa soạn nhưng mỗi ấn
phẩm đăng một nội dung khác nhau, thiếu thống nhất về nội dung thiếu tính
thống nhất trong xử lý thơng tin, gây nên tình trạng lãng phí nguồn tư liệu.
Trong thời đại cơng nghệ thơng tin bùng nổ làm thay đổi hành vi và thái
độ tiếp nhận tin tức của công chúng... Điều này cũng tác động đến cách làm
báo của nhiều cơ quan báo chí. Nhiều cơ quan báo chí lớn trên thế giới đã
chuyển đổi mơ hình tịa soạn truyền thống sang mơ hình tịa soạn hội tụ đa
loại hình nhằm tạo ra những nội dung tốt nhất cho tất cả các đầu ra và trên tất
cả các hạ tầng, nền tảng.

Sự ra đời và phát triển mơ hình “Tồ soạn hội tụ” hiện đại là một tất yếu
khách quan trong xu thế hội tụ truyền thông đương đại, khi mà sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cùng công nghệ số đã tạo nên thói quen mới
trong cách tiếp nhận thơng tin của độc giả - khán giả - thính giả. Giờ đây, với
những chiếc máy tính hoặc điện thoại thơng minh, ai ai cũng có thể đọc - xem
- nghe tin tức ở mọi nơi, mọi lúc.
Vì vậy, tơi lựa chọn đề tài: “Xu hướng xây dựng những tòa soạn hội tụ
về các tòa báo”. Đề tài này là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, để chúng
ta hiểu đúng, đầy đủ về xu hướng xây dựng tòa soạn hội tụ phù hợp với thời
đại 4.0 hiện nay.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là Mơ hình “Tịa soạn hội
tụ”.
- Phạm vi nghiên cứu: Xu hướng xây dựng tòa soạn hội tụ về các tòa báo,…
Liên hệ trách nhiệm bản thân trong quá trình học tập tại trường và tác nghiệp
sau này.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu mơ hình tịa soạn hội tụ. Để đạt
được mục tiêu tổng quát nêu trên, Tiểu luận tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ
thể sau đây: Hiểu biết chung về mơ hình tịa soạn hội tụ; mơ hình tịa soạn hội
tụ; mơ hình tịa soạn hội tụ ở Việt Nam; tính ưu việt của tòa soạn hội tụ.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp cơ bản sử dụng trong Tiểu luận là: thống kê; phân tích,
miêu tả; so sánh.
Phương pháp thống kê được sử dụng để thu thập tư liệu. Phương pháp
phân tích sử dụng để phân tích tư liệu, xếp tư liệu vào những loại cụ thể.

5. Kết cấu của Tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Tiểu luận gồm 04 phần:
Phần 1: Lý thuyết chung về mơ hình tịa soạn hội tụ.
Phần 2: Mơ hình tịa soạn hội tụ.
Phần 3: Mơ hình tịa soạn hội tụ ở Việt Nam.
Phần 4: Tính ưu việt của tịa soạn hội tụ.

NỘI DUNG
I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TÒA SOẠN HỘI TỤ
1. Khái niệm “Tịa soạn”
Thơng thường, từ tịa soạn áp dụng cho cơ quan báo in, báo điện tử,
nhưng xét theo nghĩa “Tòa soạn là nơi sản xuất, biên tập và sửa chữa tin bài


5

của một cơ quan báo chí” thì “tịa soạn” ở đây có thể hiểu chính là nơi làm
việc của một cơ quan báo chí (kể cả đài phát thanh, truyền hình) để sản xuất
và tạo ra những sản phẩm báo chí phục vụ cơng chúng.
2. Khái niệm “Hội tụ”
Theo Từ điển tiếng Việt, hội tụ là gặp nhau ở cùng một điểm.
Trong tiếng Anh, hội tụ (convergence) là sự kết hợp của hai hoặc nhiều
thực thể hiện tượng khác nhau.
3. Khái niệm “Tòa soạn hội tụ”
Ngay từ năm 1978, giáo sư công nghệ truyền thông nổi tiếng người Mỹ
Nicholas Negroponte đã đưa ra khái niệm hội tụ. Điều đó cho thấy, quá trình
hội tụ trên thế giới đã diễn ra từ vài thập kỷ nay.
Tuy nhiên, đến năm 1983, giáo sư Ithiel de Sola Pool của Học viện Công
nghệ Hoa Kỳ (MIT) mới chính thức đưa ra khái niệm truyền thơng hội tụ và

dự đốn rằng, với sự phát triển của kỹ thuật số hóa, sẽ khiến các loại hình
truyền thơng vốn được phân chia rạch rịi, nay hội tụ với nhau.
Và, khi thời đại truyền thông số ra đời, “con đường siêu cao tốc” bao
quanh trái đất bằng hình ảnh, âm thanh và dữ liệu đã hội tụ với nhau. Trong
bối cảnh đó, báo chí truyền thơng phải tìm cách để thích ứng với mơi trường
truyền thơng mới.
Do vậy, việc xây dựng các tòa soạn hội tụ đã và đang trở thành xu thế
phát triển của ngành báo chí - truyền thông hiện đại.
Trong thực tế, khi một phương tiện truyền thông mới ra đời, người ta
thường quan tâm và nhắc nhiều đến sự “tồn tại” của các phương tiện truyền
thông truyền thống.
Tuy nhiên, với xu thế hội tụ truyền thông mạnh mẽ như hiện nay, các
phương tiện truyền thơng truyền thống và truyền thơng mới lại có xu hướng
cùng tích hợp, tương tác và hỗ trợ nhau, bằng những phương thức đa dạng và
phức tạp hơn trước.


6

Vấn đề đặt ra là, hội tụ truyền thông không có nghĩa là sự cộng dồn một
cách máy móc các loại hình báo chí trong cùng một cơ quan, mà thực chất
trước xu thế hội tụ, một tòa soạn sẽ phải cấu trúc, sắp xếp lại để trở thành một
“guồng máy” sản xuất tin tức, chế ra nhiều “món ăn” đáp ứng các thị hiếu của
công chúng hiện đại.
Trong cuốn Mơ hình hội tụ truyền thơng (Media Convergence Models),
Kevin L.McCrudden viết: “Hội tụ truyền thông là sự giao thoa giữa mơ hình
truyền thơng mới và truyền thơng truyền thống”.
Trong đó, ông đưa ra mô hình truyền thông hội tụ lấy mạng Internet làm
hạt nhân và Internet là phương tiện truyền thơng mạnh mẽ nhất từng được tạo
ra, bởi vì nó có thể bắt chước tất cả phương tiện truyền thơng khác, cịn các

phương tiện khác khơng thể bắt chước Internet.
Qua đó có thể thấy, các phương tiện truyền thơng mới và truyền thống có
thể tương tác theo sự phát triển của cơng nghệ số hóa. Điều đó đã khiến báo
chí, phát thanh và truyền hình từng bước bị Internet “tấn công” mạnh mẽ, và
trong môi trường hội tụ truyền thông đó, cơng chúng có thể tự do tìm kiếm
thơng tin một cách nhanh nhất trên các phương tiện truyền thông mà họ ưa
thích.
Trở lại lịch sử báo chí thế giới, từ lâu nay, hầu hết các tòa soạn trên thế
giới đều được xây dựng và vận hành theo mơ hình tịa soạn riêng rẽ, phóng
viên chủ yếu “phục vụ” cho một loại hình báo chí. Điều đó đã khiến các tịa
soạn báo khơng phát huy được sức mạnh tổng thể về nguồn nhân lực cũng
như ưu thế vượt trội của cơng nghệ đa phương tiện.
Vì vậy, hiện nay nhiều tờ báo trên thế giới đã tìm cách xây dựng mơ hình
tịa soạn đa phương tiện, lấy báo điện tử làm trung tâm và khái niệm tòa soạn
hội tụ (newsroom convergence) ra đời.
Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Giáo dục Truyền thơng
Medienhaus Vienna (Áo) cho thấy, mơ hình tịa soạn hội tụ là từ khóa cho một
trong những tiến trình thay đổi của các phương tiện thơng tin đại chúng hiện nay.


7

Và, mơ hình tịa soạn hội tụ đang có xu hướng lan rộng trong các cơ
quan truyền thông trên thế giới. Điều quan trọng hơn, mơ hình tịa soạn hội tụ
đã và đang tạo ra sự thay đổi trong thói quen làm việc thường nhật của các
nhà báo.
Có thể thấy, tòa soạn hội tụ là một “chiến lược biên tập”, nhằm thúc đẩy
cơng chúng có thể sử dụng bất cứ thiết bị nào để tiếp cận thơng tin. Tuy
nhiên, tịa soạn hội tụ phải phụ thuộc vào các quy định cũng như luật báo chí
của từng quốc gia, đặc biệt là nền tảng khoa học và công nghệ, cũng như văn

hóa tịa soạn.
Do đó, sự ra đời và phát triển tòa soạn hội tụ là một tất yếu khách quan
của đời sống truyền thơng hiện đại. Và sự tích hợp giữa các phương tiện
truyền thông mới và cũ trong cùng một tòa soạn là đặc điểm nổi bật nhất của
tòa soạn hội tụ.
Có người cho rằng, sự tích hợp này giống như như một cuộc “hôn
nhân”, bao gồm nhiều chủ thể: báo in, báo mạng, phát thanh, truyền hình và
tạp chí. Các chủ thể phải điều tiết lẫn nhau, kết hợp linh hoạt với nhau để tạo
ra “những đứa con tinh thần” mà cơng chúng dễ dàng đón nhận trong bất kỳ
hình thức nào.
Tóm lại, tịa soạn hội tụ được hiểu là một mơ hình tịa soạn hiện đại,
trong đó có sự hợp nhất giữa các phịng ban chun mơn trong tịa soạn, các
phóng viên, biên tập viên cũng như lãnh đạo cùng làm việc trong một không
gian mở trên một mặt phẳng, lấy trung tâm sản xuất và phân phối tin tức đa
phương tiện làm hạt nhân - nơi có thể giúp lãnh đạo tịa soạn đưa ra chỉ thị
nhanh nhất và thống nhất về nội dung đến từng nhân viên trong tịa soạn.
II. MƠ HÌNH TỊA SOẠN HỘI TỤ
Tòa soạn hội tụ là xu hướng tất yếu, đang diễn ra mạnh mẽ trong bối
cảnh cạnh tranh thông tin khốc liệt trong kỷ nguyên số hiện nay. Tòa soạn hội
tụ là mơ hình tịa soạn đa loại hình, đa phương tiện, lấy báo điện tử làm trung
tâm. Tính chất “hội tụ” không chỉ được thể hiện qua môi trường, không gian


8

làm việc trong tòa soạn mà còn thể hiện qua yếu tố “căn cốt” là hội tụ nội
dung và công nghệ trong bối cảnh chuyển đổi số; thể hiện qua phương thức
tác nghiệp của nhà báo hay sự tương tác mật thiết với cơng chúng.
Tịa soạn hội tụ mang đến những hiệu quả ưu việt như cung cấp được nội
dung trên nhiều loại hình, phương tiện, thiết bị tiếp nhận, tạo nên các hiệu

ứng tương tác mạnh mẽ nhất, thỏa mãn tối đa nhu cầu của cơng chúng.
1. Mơ hình trụ sở
Tịa soạn hội tụ được hiểu là một mơ hình tịa soạn hiện đại, trong đó có
sự hợp nhất giữa các phịng ban chun mơn trong tịa soạn, các phóng viên,
biên tập viên cũng như lãnh đạo cùng làm việc trong một không gian mở, lấy
trung tâm sản xuất và phân phối tin tức đa phương tiện làm hạt nhân. Ở tòa
soạn hội tụ, tốt nhất từ lãnh đạo đến nhân viên đều làm việc trên một mặt
phẳng và các phóng viên, biên tập viên thuộc các loại hình truyền thơng khác
nhau như truyền hình, phát thanh, báo in, báo mạng điện tử, cùng hợp nhất địa
điểm làm việc trong một văn phịng lớn, thay vì mỗi loại hình bố trí một tịa
nhà riêng biệt. Bên cạnh đó, bộ phận kỹ thuật đóng vai trị nghiên cứu, phát
triển cơng nghệ và hỗ trợ kỹ thuật cho sản xuất tin bài cũng được bố trí tại đây
nhằm đảm bảo sự tích hợp cơng nghệ ngay khi cần.
Khơng gian làm việc như vậy tạo ra sự gần gũi và khuyến khích các
phóng viên, biên tập viên có thể hợp tác với nhau trong cơng việc. Trên thực
tế, có những cơng việc các phóng viên, biên tập viên gặp nhau trao đổi, đóng
góp ý kiến trực tiếp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, thông tin được xử lý chuẩn
xác và nhanh hơn (một trong những tiêu chí hàng đầu của báo điện tử), so với
việc trao đổi qua các nhóm dược lập ra trên các nền tảng mạng xã hội (như
zalo, viber, facebook).
2. Yếu tố “căn cốt”
Ngày nay, một kỷ nguyên mới của báo chí ra đời, kỷ ngun của cơng
nghệ số, hội tụ công nghệ và hội tụ nội dung. Hội tụ nội dung và hội tụ công
nghệ được hiểu như là sự tích hợp của các thành phần khác nhau từ khâu lấy


9

tin, khâu sản xuất tin, bài, ảnh, xuất bản trực tuyến hoặc in ấn… Để thực hiện
được việc này, cần có một sự “tích hợp” và “hội tụ” cả về nội dung lẫn hình

thức xuất bản của một tờ báo. Để làm được như vậy, cần có một nền tảng
thống nhất giữa các dữ liệu được sử dụng. Một trung tâm tích hợp là cần thiết.
Trung tâm này sẽ bao gồm các hệ thống như hệ thống tích hợp dữ liệu, hệ
thống phân tích nội dung, hệ thống xử lý tin bài thông minh và hệ thống quản
trị nội dung. Khi đó, một phóng viên có thể thực hiện đưa tin tại hiện trường,
đồng thời chuyển các dữ liệu (hình ảnh, âm thanh, video clip,…) thu nhận
được về trung tâm tích hợp dữ liệu, ở đó dữ liệu sẽ được chia sẻ cho các
phịng/ban hay phóng viên khác để thực hiện các bài viết sâu hơn, chi tiết
hơn, cụ thể hơn. Các bài viết hoặc dữ liệu được tạo ra tiếp tục được lưu trữ tại
trung tâm tích hợp dữ liệu để chia sẻ tới các phóng viên (hay đơn vị,
phịng/ban) khác.
Vai trị của Ban Biên tập và Thư kí tịa soạn lúc này có vai trị đặc biệt
quan trọng. Các dữ liệu thông tin liên quan đến chỉ đạo, báo cáo của Ban Biên
tập, Thư ký Tịa soạn, Phóng viên sẽ được lưu trữ trên hệ thống, đồng thời
thông qua hệ thống sẽ quyết định loại hình tin/bài sẽ được xuất bản lên các
kênh truyền thông phù hợp.
Theo mô hình này, phóng viên sẽ nhận u cầu lấy tin tại hiện trường
thông qua các phần mềm quản lý hoặc trực tiếp từ các phòng/ban hay ban
biên tập và thư ký tịa soạn. Các thơng tin thu thập được của phóng viên sẽ
được chuyển về trung tâm tích hợp dữ liệu để các phịng/ban và các phóng
viên khác tái sử dụng. Tại hiện trường, phóng viên có thể thực hiện các tin/bài
mang tính cập nhật. Ban Biên tập và Thư ký tịa soạn có trách nhiệm kiểm
sốt thơng tin trước khi xuất bản đến báo in hoặc báo mạng tùy theo nhu cầu
và khả năng của tòa soạn.


10

Mơ hình Tịa soạn hội tụ
Các hệ thống quản trị nội dung (CMS) tiện lợi, thông minh cùng với các

phần mềm xử lý đồ họa, video…., hiện đại, với sự hỗ trợ trực tiếp của đội ngũ kỹ
thuật lành nghề, giỏi cơng nghệ, giúp các phóng viên, biên tập viên phối hợp cùng
nhau tạo ra các sản phẩm “hội tụ” về nội dung, các sản phẩm báo chí sinh động,
có chất lượng, thu hút bạn đọc, như các sản phẩm báo chí dữ liệu, báo chí di động,
báo chí đa phương tiện (các bài longform, megastory, e-magazine).
Với mơ hình này, lực lượng phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên tăng
cường sự hợp tác với nhau thay vì tác nghiệp có phần riêng rẽ như trước. Sự
phối hợp trao đổi thơng tin giữa các phóng viên, biên tập viên để tạo ra một
sản phẩm đa phương tiện cụ thể, có thể được thực hiện qua việc trao đổi trực
tiếp tại tịa soạn hoặc qua việc lập các nhóm trao đổi riêng qua các nền tảng
mạng xã hội như zalo, viber hay facebook…
Với hệ thống CMS hiện đại này, tin bài khơng chỉ được sản xuất nhanh
chóng, mà cịn được kiểm soát chặt chẽ qua các tầng cấp duyệt để bảo đảm sự
trung thực, khách quan, chính xác trong thơng tin.
Sau khi đã xác định đề tài qua các nguồn: Ban Biên tập, Ban Thư ký,
trưởng ban chuyên môn, hay do phóng viên tự phát hiện từ sự kiện thời sự, sự
phản ánh của độc giả, thì các phóng viên sẽ tiếp cận hiện trường, thực hiện


11

thao tác nghiệp vụ, rồi viết bài hoàn chỉnh trên hệ thống CMS của tòa soạn.
Bài được đẩy cho cấp cao hơn dể biên tập, duyệt, thường là cho đến khi bài
được xuất bản phải qua ít nhất 3 cấp: biên tập viên (xác minh, biên tập thông
tin) - trưởng ban chuyên môn (xác minh, biên tập lần hai) – lãnh đạo chịu
trách nhiệm xuất bản (hoặc quyết định không xuất bản tin bài vì một lý do
nhất định) và quản lý tin bài lên trang. Với trường hợp những tin bài lớn, sự
kiện nóng thì nhiều phóng viên sẽ cùng thu thập tin tức để đảm bảo tính đa
chiều, sự chính xác, khách quan của thơng tin.
Có thể dễ dàng nhận thấy với quy trình xuất bản tin bài qua các tầng cấp biên

tập, duyệt xuất bản như vậy sẽ bảo đảm cân bằng được sự nhanh nhạy với chất
lượng, độ tin cậy của thơng tin.
Việc ứng dụng trí thơng minh nhân tạo (AI – artificial intelligent) trong
báo chí - truyền thông cũng là xu hướng hiện đại, tất yếu, kể cả trong việc sản
xuất tin bài. Các hệ thống làm tin tự động đã và đang được nhiều cơ quan báo
chí ở nước ngồi áp dụng đã chứng minh rằng trí thơng minh nhân tạo có thể
dần thay thể con người trong các hoạt động báo chí – truyền thông.
3. Tương tác với độc giả
Cách tốt nhất để thu hút độc giả chính là tạo mối dây liên kết và sự thân
thiện với họ. Với sự vận dụng nền tảng cơng nghệ kỹ thuật hiện đại, được tích
hợp ngay trong mơi trường hội tụ ở tịa soạn, đã tạo sự thuận lợi tối đa cho
độc giả trong phương thức tiếp nhận thơng tin. Các sản phẩm báo chí được
sản xuất để tạo tiện ích và sự phù hợp với nhiều nền tảng, đầu thu thiết bị từ
qua Internet, điện thoại di động hay các thiết bị cầm tay cá nhân. Mặt khác,
công cụ mạng xã hội cần được sử dụng một cách hiệu quả, tạo sự tương tác
tối đa với công chúng, nâng cao sự phong phú, đa dạng và chất lượng của
nguồn tin. Nói cách khác, tịa soạn hội tụ thể hiện được khả năng hội tụ về
phương thức truyền tin và tương tác thông tin.
Thế hệ cơng chúng mới có u cầu cao hơn về các sản phẩm báo chí –
truyền thơng. Thực tế cho thấy mỗi cơng chúng có các mối quan tâm khác


12

nhau về một chủ đề nào đó. Báo chí – truyền thơng ngày nay cho phép người
dùng có thể xác định các mối quan tâm theo nhu cầu của mình thông qua các
công cụ và giao diện khác nhau. Các hệ thống thơng minh, các cơng nghệ
hiện đại có tại các tịa soạn hội tụ có thể thu thập hành vi và nhu cầu của
người dùng để đưa ra các hiển thị về nội dung và giao diện phù hợp với mỗi
cá nhân người dùng.

Trong việc ứng dụng công nghệ, các chương trình thơng minh như
chatbot - là một chương trình máy tính tương tác với người dùng bằng ngơn
ngữ tự nhiên dưới một giao diện đơn giản, âm thanh hoặc dưới dạng tin nhắn
đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Ở Việt Nam, VietnamPlus là cơ
quan báo chí đầu tiên ứng dụng công nghệ này trong tương tác với độc giả khi
truy cập vào fanpages hay website. Trong việc ứng dụng các thuật tốn thơng
minh nhân tạo, chatbot này có khả năng cá nhân hóa cho mỗi người dùng, dựa
vào lịch sử trao đổi, trò chuyện giữa người và máy, qua đó cung cấp nội dung
tốt nhất tới độc giả.
Có thể nói, vận hành mơ hình tịa soạn hội tụ sẽ mang lại nhiều hiệu quả
tích cực, từ việc nhanh chóng tạo ra các sản phẩm đa phương tiện, có chất
lượng, cho đến nâng cao uy tín, thương hiệu của tịa soạn với độc giả. Đội ngũ
phóng viên trong tịa soạn này khơng những giỏi nghiệp vụ báo chí mà cịn
phải am hiểu, nắm bắt tốt về cơng nghệ, kỹ thuật, có khả năng làm việc nhóm
thành thạo, không ngừng trau dồi khả năng đa phương tiện của mình, từ việc
tiếp cận, sử dụng được các thiết bị công nghệ hiện đại cho đến việc rèn luyện
khả năng viết tin, bài cho nhiều loại hình khác nhau.
III. MƠ HÌNH TỊA SOẠN HỘI TỤ Ở VIỆT NAM
Tịa soạn hội tụ trên thế giới đã hình thành và phát triển từ những năm
đầu thế kỷ XXI và đạt được những thành tựu đáng kể, trong khi ở Việt Nam –
khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ. Ai cũng biết, đây là xu thế không thể
cưỡng lại. Tuy nhiên, làm thế nào để xây dựng tòa soạn hội tụ phù hợp với


13

mơi trường báo chí Việt Nam, vẫn là bài tốn cần lời giải. Mơ hình và quy
trình sản xuất tin, bài cho tòa soạn hội tụ như sau:

Phát triển sản phẩm báo chí số chất lượng cao, đổi mới hiệu quả trải

nghiệm của độc giả
1. Mơ hình cho cơ quan báo in chuyển sang tịa soạn hội tụ
Nhìn từ đời sống báo chí truyền thơng nước ta có thể thấy, về cơ bản các
tòa soạn (báo in) “ra đời” các ấn phẩm phụ (phụ trương, phụ bản, chuyên
san…) đa ấn phẩm, tiếp theo đó, xây dựng và phát triển tờ báo mạng điện tử
(trang điện tử) cơ quan báo chí đa phương tiện.
Dù là mơ hình tịa soạn nào, ban biên tập vẫn là người có thẩm quyền và
trách nhiệm cao nhất. Tuy nhiên, trong mơ hình tọa soạn hội tụ, mối quan hệ
đa chiều và tính tương tác giữa các bộ phận trong tòa soạn thể hiện rất rõ
ràng, bởi những người làm việc trong tòa soạn hội tụ phải vừa linh hoạt, sáng
tạo, song phải phát huy tối đa tinh thần cộng tác, làm việc theo nhóm…
2. Quy trình sản xuất tin, bài hội tụ
Thơng thường, sau khi có tin, bài do phóng viên (cộng tác viên) khai
thác theo từng loại hình báo chí sẽ chuyển về phịng tin hội tụ (đầu vào). Khi


14

tin, bài tập trung ở trung tâm tin của tòa soạn, các biên tập viên hội tụ (ban
thư ký) tiến hành lọc bước 1 rồi chuyển đến bàn siêu biên tập.
Đây là chiếc bàn đặt ở giữa trung tâm tin của tòa soạn hoặc ở nơi các
biên tập viên cao cấp có thể nắm bắt một cách nhanh nhất và đầy đủ nhất các
thông tin, sự kiện được gửi về, thậm chí họ cũng được nghe các cú điện thoại
của phóng viên tác nghiệp tại hiện trường gọi về xin ý kiến chỉ đạo.
Tại phòng siêu biên tập, các biên tập viên cao cấp tiến hành trao đổi,
phân loại, điều phối và đưa ra quyết định nên sử dụng tin, bài đó ở loại hình
truyền thơng nào. Đây là cách cung cấp gói thơng tin một cách nhất qn về
mặt nội dung cho các phương tiện truyền thông (báo in, báo mạng, phát thanh,
truyền hình hay điện thoại di động v.v..).
Sau khi các biên tập viên ở bàn siêu biên tập xử lý và phân loại, tin, bài

sẽ được đẩy lên hệ thống để tổng biên tập hoặc phó tổng biên tập phụ trách
nội dung duyệt, xuất bản. Đối với các sản phẩm của phát thanh hay truyền
hình, cần đến sự trợ giúp của đội ngũ kỹ thuật viên…
IV. TÍNH ƯU VIỆT CỦA TOÀ SOẠN HỘI TỤ
Sự chuyển dịch sang mơ hình hội tụ đã giúp các tịa soạn khơng ngừng
củng cố tốc độ chuyển tải và chất lượng thông tin của tin, bài và được thể hiện
rõ qua các khía cạnh sau:
Trước hết, Sự hợp nhất về khơng gian làm việc giúp các bộ phận trong
tòa soạn từ cấp lãnh đạo, quản lý cho đến bộ phận phóng viên hay đội ngũ
nhân lực giữa các ban chuyên môn với nhau dễ dàng trao đổi, đóng góp ý kiến
lẫn nhau, ra và tiếp nhận chỉ thị một cách nhanh chóng, đảm bảo sự tốc độ tiêu chí hàng đầu với một tờ báo điện tử và cũng là mục tiêu, ưu thế quan
trọng phải tạo lập trong mơi trường tịa soạn hội tụ.
Thứ hai, Việc vận hành mơ hình hội tụ giúp cho hệ thống tin, bài của tịa
soạn ln được trôi chảy, thông suốt. Người quản lý thông tin ở cấp cao dễ
dàng nắm bắt được trạng thái, quy trình sản xuất để có thể dễ dàng kiểm sốt,
tránh rơi vào những tình thế bị động, bất ngờ hay nảy sinh tiêu cực do chưa


15

kịp kiểm duyệt thơng tin, đảm bảo uy tín, thương hiệu của tịa soạn. Dù quy
trình sản xuất tin, bài có sự tham gia của nhiều cấp chỉnh sửa, biên tập, xác
minh, với sự tham gia của nhiều phóng viên, nhiều ban chun mơn trong tịa
soạn nhưng ln có sự hợp nhất về “hệ thống điều khiển”, qua đó dịng chảy
thơng tin ln được kiểm sốt.
Thứ ba, Tịa soạn hội tụ ở các tòa soạn đã phần nào thể hiện thành công
sự hội tụ về nội dung tin tức - yếu tố quan trọng để quyết định một tòa soạn
đủ khả năng hướng đến hội tụ tồn diện hay khơng. Với những tin, bài lớn, sự
kiện nóng các Tồ soạn khơng chỉ sử dụng đa nguồn tin từ nhiều phóng viên
thu thập mà còn sản xuất ra những tác phẩm báo chí đa phương tiện. Mặt

khác, các tác phẩm được sản xuất sau đó được thể hiện dưới nhiều dạng thức
thông tin từ chữ viết, ảnh, đồ họa, video… thể hiện được sự chân thực và
chiều sâu của vấn đề.
Thứ tư, Với sự vận dụng nền tảng công nghệ kỹ thuật hiện đại, được tích
hợp ngay trong mơi trường hội tụ ở tịa soạn, các tồ soạn đã tạo sự thuận lợi
tối đa cho độc giả trong phương thức tiếp nhận thông tin. Các sản phẩm tin
tức được sản xuất để tạo tiện ích và sự phù hợp với nhiều nền tảng, đầu thu
thiết bị từ qua Internet, điện thoại di động hay các thiết bị cầm tay cá nhân.
Mặt khác, công cụ mạng xã hội cũng được sử dụng một cách hiệu quả, tạo sự
tương tác tối đa với công chúng, nâng cao sự phong phú, đa dạng và chất
lượng của nguồn tin, tạo nên thương hiệu cho tờ báo. Nói cách khác, các tồ
soạn đã thể hiện được khả năng hội tụ về phương thức truyền tin.
Thứ năm, Yêu cầu và thử thách đối với các phóng viên hoạt động trong
mơi trường hội tụ là họ phải có kỹ năng đa phương tiện. Các tồ soạn có một
đội ngũ phóng viên trẻ trung, năng động, có những sự am hiểu, nắm bắt tốt về
công nghệ, kỹ thuật. Bên cạnh đó, các tịa soạn ln nhận được sự hỗ trợ kịp
thời về mặt cơng nghệ của các tập đồn viễn thông, công nghệ, để tạo điều
kiện tối đa cho phóng viên trong mơi trường tác nghiệp. Mặt khác, lãnh đạo
các tịa soạn là những người có năng lực chun môn và trách nhiệm trong


16

công việc, họ chủ yếu được đào tạo bào bản qua các cơ sở đào tạo báo chí uy
tín tong nước cũng như nước ngồi. Các tịa soạn thường xun tổ chức nhiều
khoa học ngắn hạn bồi dưỡng kỹ năng đa phương tiện cho phóng viên với
người đứng lớp là tổng biên tập, thư ký tòa soạn hay các trưởng ban. Duy trì
được nhiệt huyết, sự đam mê và đặc biệt là khả năng thích ứng trong mơi
trường làm việc đa phương tiện chính là lợi thế quan trọng trong việc vận
hành tòa soạn hội tụ của các tờ báo.


KẾT LUẬN
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển thơng tin quốc
gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (Chiến lược). Theo đó, 80% cơ quan báo
chí hoạt động, vận hành mơ hình tịa soạn hội tụ, phù hợp với sự phát triển
của khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới.


17

Vì vậy, có thể nói báo chí cách mạng Việt Nam có trọng trách to lớn
trước quốc dân, đồng bào và tồn thể dân tộc; có vị thế, vai trị ngày càng tăng
lên trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đặc biệt, có ý nghĩa
xung kích, bút chiến, dùng hình ảnh để đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ lẽ phải, niềm tin và
chân lý. Đây là điểm nhấn mang tầm trí tuệ, tính nhân văn sâu sắc và là yêu
cầu khách quan cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc và thực hiện tốt hơn nữa đối
với nhà báo cách mạng, các cấp, các ngành và toàn xã hội trong bối cảnh mới.
“Nhà báo” là một danh xưng nghề nghiệp đáng trân trọng, là sự trao
truyền thiêng liêng và quý giá. Trải qua chặng đường lịch sử gần 01 thế kỷ,
Việt Nam tự hào có một nền báo chí cách mạng, nhân văn, được xây đắp bởi
những người làm nghề chính trực, đầy trách nhiệm và tinh thần cống hiến, vì
đất nước, vì nhân dân. Các thế hệ người làm báo ngày nay cần tiếp tục kế thừa
và phát huy truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng nước nhà./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PTS. Tạ Ngọc Tấn chủ biên, “Tác phẩm báo chí tập I”, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền, Hà Nội, năm 1997.
2. PGS.PTS Trần Thế Phiệt, “Tác phẩm báo chí tập III”, NXB. Giáo
Dục, Hà Nội, năm 1997.



18

3. Trần Quang, “Các thể chính luận báo chí”, NXB. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, năm 2000.
4. Vũ Quang Hào, “Ngơn ngữ báo chí”, NXB. Đại học Quốc gia, Hà
Nội, năm 2001.
5. Hữu Thọ, “Bình luận báo chí thời kỳ đổi mới”, NXB. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, năm 2002.
6. Phan Ngọc Chính, “Bình luận ngắn trên báo in hiện nay”, Luận văn
Thạc sĩ Truyền thông đại chúng, năm 2008.
7. Carmilla Floyd, “Tổ chức tịa soạn đa phương tiện”, Cơng ty TNHH
Linh Sơn, năm 2009.
8. Đinh Văn Hường, “Tổ chức và hoạt động của tòa soạn”, NXB. Đại
học Quốc gia, Hà Nội, năm 2013.
9. Nguyễn Thành Lợi, “Tác nghiệp báo chí trong mơi trường truyền
thơng hiện đại”, NXB. Thơng tin và truyền thông, Hà Nội, năm 2014.
10. PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên, “Giáo trình tác phẩm
báo mạng điện tử”, NXB. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, năm 2020.
(Một số luận văn, khoá luận và các tài liệu liên quan khác…).



×