Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Chương 1 cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.6 KB, 12 trang )

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG
ĐỒNG
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Du lịch
Theo Hunziker và Krapf đưa ra định nghĩa “Du lịch là tổng hợp các mối quan
hệ và hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân
tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”[15].
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành (International Union of Official
Travel Oragnization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một
nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích khơng phải để
làm ăn, tức khơng phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”[4].
Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): “Du lịch bao
gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham
quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư
giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian
liên tục nhưng khơng q một năm ở bên ngồi mơi trường sống định cư nhưng
loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền”[15]
Theo Luật du lịch số: 09/2017/QH14, ban hành ngày 19/6/2017 quy định
trong Điều 3, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2017, Du lịch là “các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú thường xun
trong thời gian khơng quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ
dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích
hợp pháp khác”.
Du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham
gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của ngành
kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.
1.1.2. Du lịch cộng đồng


Khái niệm du lịch cộng đồng đã được đề cập rộng rãi tại nhiều quốc gia trên
thế giới, thuật ngữ community-based tourism - du lịch dựa vào cộng đồng được


định nghĩa: “DLCĐ là loại hình du lịch được quản lý và thực hiện bởi chính cộng
đồng địa phương, hướng đến mục tiêu bền vững về mặt mơi trường, văn hóa và xã
hội. Thơng qua DLCĐ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức về lối
sống của cộng đồng địa phương” (REST, 1997)[26].
Theo Pachamama (Tổ chức hướng đến việc giới thiệu và bảo tồn văn hóa bản
địa khu vực châu Mỹ) đã đưa ra quan điểm của mình về community-based tourism
như sau: “DLCĐ là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến với cộng đồng
địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối sống, niềm tin và được thưởng thức ẩm
thực địa phương. Cộng đồng địa phương kiểm soát cả những tác động và những lợi
ích thơng qua q trình tham gia vào hình thức du lịch này, từ đó tăng cường khả
năng tự quản, tăng cường phương thức sinh kế và phát huy giá trị truyền thống của
địa phương”[24].
Teo Istituto Oikos (Tổ chức hướng đến việc hỗ trợ các nghiên cứu, huy động
nguồn lực tài chính trong cơng tác bảo tồn về mặt sinh thái tự nhiên và nhân văn
cho các quốc gia đang phát triển trên thế giới, ra đời tại Italia, 1996) lại đề cập đến
nội dung của DLCĐ theo hướng: “DLCĐ là loại hình du lịch mà du khách từ bên
ngồi đến và có lưu trú qua đêm tại khơng gian sinh sống của cộng đồng địa
phương (thường là các cộng đồng ở nông thôn hoặc các cộng đồng nghèo hoặc
sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn). Thơng qua đó du khách có
cơ hội khám phá mơi trường thiên nhiên hoang dã hoặc tìm hiểu các giá trị về văn
hóa truyền thống, tơn trọng tư duy văn hóa bản địa. Cộng đồng địa phương có cơ
hội thụ hưởng các lợi ích kinh tế từ việc tham gia vào các hoạt động khám phá dựa
trên các giá trị về tự nhiên và văn hóa xã hội tại khu vực cộng đồng địa phương
sinh sống”[24].
Theo Tổ chức mạng lưới du lịch cộng đồng vì người nghèo cũng đã nêu:
“DLCĐ là một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo
trong mơi trường cộng đồng. Các sáng kiến của DLCĐ nhằm vào mục tiêu thu hút


sự tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du

lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng
đồng. Các sáng kiến của DLCĐ cịn khuyến khích tơn trọng các truyền thống và
văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên”[24].
Du lịch cộng đồng – du lịch sinh thái định nghĩa, đặc trưng, các quan điểm
phát triển, đã định nghĩa về du lịch cộng đồng như sau: Du lịch cộng đồng là hoạt
động tương hổ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho
cộng đồng địa phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho du khách kinh
nghiệm mới, góp phần phát triển mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương có dự
án” [20].
Theo Luật Du lịch 2017 quy định ở chương 1, điều 3 khoản 15. “Du lịch cộng
đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng
đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi”.
Như vậy, khái niệm DLCĐ đều chứa đựng các nội dung chủ yếu như sau:
+ Du khách là tác nhân bên ngoài, là tiền đề mang lại lợi ích kinh tế và sẽ có
những tác động nhất định kèm theo việc thụ hưởng các giá trị về môi trường sinh
thái tự nhiên và nhân văn khi đến với một cộng đồng địa phương cụ thể.
+ Cộng đồng địa phương là người kiểm soát các giá trị về mặt tài nguyên du
lịch để hỗ trợ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình khi có
cơ hội tiếp cận hệ thống tài nguyên du lịch tại không gian sinh sống của cộng đồng
địa phương.
+ Cộng đồng địa phương sẽ nhận được lợi ích về mặt kinh tế, mở rộng tầm
hiểu biết về đặc điểm tính cách của du khách cũng như có cơ hội nắm bắt các
thơng tin bên ngoài từ du khách. Cộng đồng địa phương ngày càng được tăng
cường về khả năng tổ chức, vận hành và thực hiện các hoạt động, xây dựng các sản
phẩm du lịch phục vụ cho du khách. Từ đó, cộng đồng ngày càng phát huy vai trị
làm chủ của mình.


Hiện nay, du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều
lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho người dân bản địa. Du lịch cộng đồng

không chỉ giúp người dân bảo vệ tài ngun mơi trường sinh thái, mà cịn là dịp để
bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương.
1.1.3. Sản phẩm và loại hình du lịch cộng đồng
- Sản phẩm du lịch, một trong những khái niệm đó là: “Sản phẩm du lịch là sự
kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng
du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm
du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”[23].
Theo luật du lịch (2017) Sản phẩm du lịch là “tập hợp các dịch vụ trên cơ sở
khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”.
Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi
cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở
vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó.
Sản phẩm du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng đang đón nhận rất nhiều sự quan tâm từ du khách, sản
phẩm du lịch cộng đồng thường do chính người địa phương tìm kiếm và sáng tạo.
Vì họ hiểu rõ và chính xác nhất những thơng tin của sản phẩm để hoàn thiện, mang
tới cho du khách trải nghiệm chân thật nhất.
- Loại hình du lịch mang tới hình ảnh thiên nhiên gần gũi, chân thật và những
trải nghiệm đầy kiến thức về văn hoá dân tộc. Khi đến nơi đây, du khách sẽ có cơ
hội trải nghiệm lối sống bản địa với lối sinh hoạt dân gian đời thường. Cùng mang
lại năng lượng tích cực và niềm vui giản dị sau chuyến du lịch.
DLCĐ là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của
cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi .
Du lịch cộng đồng là mơ hình du lịch rất đa dạng và phong phú bao gồm
nhiều loại hình thức khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố về địa hình, chiều dài lịch


sử, phong cảnh thiên nhiên,… Sau đây là một số loại hình du lịch có thể kết hợp ới
các điều kiện khác để hình thành mơ hình du lịch cộng đồng:
- Du lịch sinh thái;

- Du lịch nông nghiệp;
- Du lịch nông thôn;
- Du lịch làng quê;
- Du lịch dân tộc hay bản địa;
- Du lịch văn hóa truyền thống làng quê...
Với việc thúc đẩy nghệ thuật và phát triển các mặt hàng thủ cơng của địa
phương có thể là một trong những điểm quan trọng trong các dự án DLCĐ và các
hình thức chủ đạo của ngành du lịch.
1.1.4. Khách du lịch: Có nhiều cách hiểu khác nhau về khách du lịch đứng ở
trên các góc độ khác nhau.
Liên đoàn quốc tế các tổ chức du lịch (tiền thân của tổ chức du lịch thế giới)
“Khách du lịch là người ở lại nơi tham quan ít nhất 24h qua đêm vì lý do giải trí,
nghỉ ngơi hay cơng việc như: thăm thân, tôn giáo, học tập, công tác”. Đến năm
1968, tổ chức này lại định nghĩa khác “Khách du lịch là bất kỳ ai ngủ qua đêm”.
Uỷ ban xem xét tài nguyên Quốc gia của Mỹ “Du khách là người đi ra khỏi
nhà ít nhất 50 dặm vì cơng việc giải trí, việc riêng trừ việc đi lại hàng ngày, khơng
kể có qua đêm hay khơng.”
Theo Khadginicolov (Bungari) "Khách du lịch là người hành trình tự nguyện,
với những mục đích hồ bình. Trong cuộc hành trình của mình, họ đi qua những
chặng đường khác nhau và thay đổi một hoặc nhiều lần nơi cư trú của mình".
Khách du lịch “Khách du lịch là những người đi ra khói mơi trường song
thường xuyên cùa minh để đến một nơi khác trong thời gian ít hơn 12 tháng liên
tục, với mục đích chính của chuyến đi là tham quan, nghi ngơi, vui chơi giải tri hay
các mục đích khác ngồi việc tiên hành các hoạt động đè đem lại thu nhập và kiếm


sống ở nơi đến. Khái niệm khách du lịch này được áp dụng cho cả khách du lịch
quốc tế. khách du lịch trong nước và áp dụng cho cà khách đi du lịch trở về và đi
du lịch dài ngày có nghi qua đêm”[15]
Theo luật du lịch năm 2017 “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi

du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến”.
1.1.5. Khách du lịch cộng đồng
Khách DLCĐ là những du khách tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm du
lịch cộng động, khách quan tâm là các giá trị tự nhiên và giá trị nhân văn ở những
khu vực thiên nhiên hoang dã, các điểm dân cư đặc sắc,… Khách du lịch cộng
đồng thường có những đặc điểm cơ bản sau:
- Là những người đã trưởng thành, có thu nhập cao, có sự quan tâm đến môi
trường thiên nhiên và trải nghiệm mới lạ và sự thấu hiểu về cuộc sống, văn hóa bản
địa.
- Khách DLCĐ thường là những người thích hoạt động trải nghiệm. Tỷ lệ
khách nam, nữ là ngang nhau và đây thường là những khách du lịch có kinh
nghiệm.
- Khách DLCĐ thường có thời gian đi du lịch dài hơn và mức chi tiêu/ngày
nhiều hơn so với khách du lịch ít quan tâm đến thiên nhiên.
- Họ khơng địi hỏi thức ăn hoặc nhà nghỉ cao cấp đầy đủ tiện nghi, mặc dù họ
có khả năng chi trả cho các dịch vụ này. Điều này phản ánh nhận thức của họ rằng
“các cơ sở vật chất mà họ sử dụng ít ảnh hưởng nhất đến môi trường tự nhiên”.
1.2. Đặc điểm của du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng có đặc điểm phân biệt giữa các loại hình và hình thức du
lịch khác nhau:
- Dân cư địa phương là chủ thể của hoạt động. Trong hoạt động du lịch cộng
đồng, dân cư địa phương là đối tượng trung tâm của các hoạt động như: bảo tồn giá
trị văn hóa địa phương và phát huy giá trị văn hóa địa phương; cộng đồng địa
phương tham gia với cả vai trò quản lý, tổ chức các hoạt động du lịch trên địa bàn,


điều hành, giám sát các hoạt động du lịch; dân cư địa phương tham gia các hoạt
động kinh doanh du lịch (kinh doanh lưu trú, vận chuyển, ăn uống, sản xuất hàng
hóa, kinh doanh lữ hành, các dịch vụ vui chơi giải trí), sản xuất cung ứng nơng
phẩm và các hàng hóa khác. Cộng đồng địa phương giữ vai trị chủ đạo duy trì các

hoạt động kinh doanh du lịch và hoạt động KT-XH có liên quan đến du lịch và du
khách. Ngồi ra cộng đồng địa phương cịn có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên văn
hóa và thiên nhiên của địa phương, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của địa
phương để gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương cho
các thế hệ mai sau. Đảm bảo lợi ích cho các bên liên quan, đồng thời khai thác các
sản phẩm mang nét đặc trưng của địa phương vào hoạt động du lịch;
- Địa điểm tổ chức DLCĐ là nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú của cộng đồng địa
phương. Khu vực sinh sống của dân cư địa phương đã hình thành những giá trị văn
hóa được hun đúc từ bao đời của dân cư địa phương, mặt khác không gian sinh
sống cũng được người dân bảo tồn cảnh quan tự nhiên, gìn giữ và xây dựng cảnh
quan sinh thái tạo nên một quần thể khơng gian có giá trị về tự nhiên – văn hóa.
Chính khơng gian sinh sống của cư dân địa phương là tài nguyên du lịch hấp dẫn
đối với du khách.
- Hoạt động DLCĐ nâng cao vai trị, giá trị văn hóa địa phương. DLCĐ đã
thu hút được một lượng du khách, các nhà đầu tư hoạt động du lịch… việc thu hút
khách du lịch các nhà quản lí du lịch, chính quyền và người dân địa phương trùng
tu tơn tạo các cơng trình kiến trúc, mở rộng quy mơ các hoạt động văn hóa truyền
thống của địa phương. Phát triển DLCĐ góp phần đa dạng hóa, nâng cao chất
lượng mơi trường tài ngun du lịch, các sản phẩm du lịch đồng thời góp phần duy
trì, phát triển các ngành nghề kinh tế truyền thống của địa phương, ủng hộ sự đa
dạng về các ngành kinh tế.
- Hoạt động sinh hoạt hoạt hàng ngày của cộng đồng dân cư địa phương là tài
nguyên du lịch. Hoạt động DLCĐ được diễn ra ngay trong không gian sinh sống
của người dân, du khách được tham gia vào cuộc sống hàng ngày của người dân,
du khách được hướng dẫn viên (người dân địa phương) diễn giải về các hoạt động


sinh hoạt thường nhật, giới thiệu về giá trị văn hóa truyền thống địa phương và
cơng tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị không gian tự nhiên – văn hóa của
người dân địa phương.

- Lợi nhuận từ hoạt động DLCĐ được phân chia cho người dân địa phương.
Trong hoạt động DLCĐ người dân là “nhân vật chính” từ công tác tổ chức, hướng
dân viên, cung cấp các sản phẩm du lịch khi du khách đặt chân đến khơng gian
sinh sống của người dân địa phương vì thế phần lớn nguồn lợi thu được cho hoạt
động du lịch được giữ lại cho cộng đồng nhằm đảm bảo nguồn thu nhập cho người
dân, đảm bảo cuộc sống hàng ngày của người dân, mặt khác lợi nhuận của hoạt
động DLCĐ cịn được phục vụ cơng tác quản lí, trùng tu, tơn tạo khơng gian văn
hóa và các cơng trình kiến trúc ở địa phương.
1.3. Vai trò của du lịch cộng đồng
- Góp phần giải quyết cơng ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân
thông qua việc bán các sản phẩm du lịch cho du khách bên cạnh những thu nhập từ
cơng việc truyền thống của mình. Từ đó, tạo sự đa dạng về sản phẩm du lịch, tăng
cường thu hút khách du lịch, thúc đầy tăng trưởng kinh tế, góp phần xóa đói giảm
nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Làm thay đổi bộ mặt địa phương, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật được
đầu tư nhiều hơn dựa trên sự chung tay của cộng đồng địa phương cũng như nguồn
quỹ cộng đồng thu được từ hoạt động du lịch hoặc nhận được viện trợ, đóng góp
của các du khách cho địa phương.
- Liên kết nhiều ngành kinh tế lại với nhau, mở rộng thị trường cho các sản
phẩm, hàng hóa và dịch vụ. Tạo nguồn vốn đầu tư trở lại để phát triển cơ sở hạ
tầng kinh tế - xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Nâng cao năng lực về du
lịch và quản lý cho cộng đồng địa phương.
- Đánh thức những giá trị của cộng đồng địa phương, góp phần bảo tồn những
giá trị văn hóa tốt đẹp của địa phương khơng bị mai một theo thời gian. Góp phần
bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá


truyền thống của cộng đồng địa phương. Góp phần quảng bá hình ảnh của địa
phương, của quốc gia đến với bạn bè trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, DLCĐ mang lại khơng ít tiêu cực nếu khơng có sự quản lý hiệu

quả. Các mặt tiêu cực có thể xét theo khía cạnh cảnh quan môi trường như: phá vỡ
môi trường sinh thái, tăng giá về đất đai, chi phí sinh hoạt cao, rác thải, tiếng ồn…
và các vấn đề tệ nạn xã hội, gia tăng tội phạm, các nguy cơ về đánh mất về bản sắc
văn hóa, dễ dàng hịa tan khi tiếp xúc trực tiếp với các nền văn hóa khác... Để tránh
tình trạng này, cộng đồng địa phương cần có sự chung tay góp sức, hình thành nên
các ban quản lý, thường xuyên các hoạt động theo dõi, đánh giá và đề ra phương
hướng hoạt động... nhằm phát
1.4. Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng
- Cộng đồng dân cư địa phương tham gia vào các hoạt động từ quy hoạch đến
khai thác.
- Hoạt động DLCĐ phải phù hợp với khả năng của cộng đồng địa phương,
phù hợp với điều kiện thực hiện hoạt động du lịch của cộng đồng;
- DLCĐ được thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng
đồng và phục vụ lại cho cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn tài nguyên du
lịch, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống để phục vụ du lịch;
- Tham gia và trao quyền cho cộng đồng để đảm bảo quyền sở hữu và quản lý
minh bạch;
- Thiết lập quan hệ đối tác với các bên liên quan gồm chính quyền địa
phương, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng địa phương và khách du lịch trong việc
phát triển DLCĐ;
- Tơn trọng văn hóa truyền thống địa phương; góp phần bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên;
- Đảm bảo chất lượng trải nghiệm của khách du lịch bằng cách tăng cường
tương tác có ý nghĩa giữa khách du lịch và cộng đồng địa phương;
- Tự túc tài chính trong tổ chức quản lí và khai thác;


- Bình đẳng xã hội của các thành viên của cộng đồng tham gia vào việc lập kế
hoạch, thực hiện và quản lý các hoạt động du lịch trong cộng đồng của mình.
1.5. Điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng chỉ thực sự hình thành khi điểm du lịch đó cần đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu về cung và cầu du lịch
1.5.1. Tài nguyên du lịch: Hoạt động du lịch được xẩy ra, trước hết địa điểm
đó phải có tài nguyên du lịch, gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du
lịch nhân văn. Nếu địa phương hoặc điểm du lịch không có tài nguyên du lịch hấp
dẫn, phong phú, đa dạng sẽ không thể là nơi khai thác và phát triển DLCĐ không
hiệu quả. Tài nguyên du lịch cộng đồng bao gồm tài ngun văn hóa, tài ngun
mơi trường.
Nhóm tài ngun văn hóa:
+ Dân tộc thiểu số / hoặc có tính chất đa văn hóa;
+ Các màn biểu diễn địa phương (ví dụ như bài hát, điệu múa);
+ Lễ hội;
+ Điểm tham quan lịch sử;
+ Nghệ thuật và hàng thủ công;
+ Cảnh quan văn hóa (ví dụ như ruộng bậc thang);
+ Cây trồng đặc biệt và thực hành làm nông;
+ Đặn sản ẩm thực;
+ Hoạt động thường nhật của cộng đồng (ví dụ như giã gạo, nghiền gạo);
+ Tiếp đón / sự thân thiện của người dân.
Nhóm tài ngun mơi trường:
+ Công viên / khu vực thiên nhiên;
+ Đường xá;
+ Động thực vật;


+ Các điểm tham quan đặc biệt (thác nước);
+ Thể thao (chèo thuyền, leo núi).
1.5.2. Nhóm các yếu tố cơ sở hạ tầng, dịch vụ
+ Cơ sở lưu trú: Đối với cơ sở lưu trú đảm bảo số lượng giường / phòng / nhà
trọ và thể loại, chất lượng và giá cả liên quan đến nhu cầu dự thị trường (khách

sạn, nhà khách, cắm trại, nhà nghỉ, nhà trọ);
+ Phương tiện và giao thông đi lại: Đầy đủ của các tuyến đường và cảng cho
tất cả các phương thức vận chuyển trong khu vực (xe hơi, xe điện, xe đạp, xe máy,
thuyền…); hệ thống giao thông kết nối từ thành phố, trung tâm du lịch, khu dân cư
đến điểm du lịch cộng đồng đảm bảo chất lượng, số lượng… đảm bảo thuận lợi
cho du khách.
+ Cơ sở ăn uống: Đối với hoạt động du lịch dịch vụ ẩm thực cần đảm bảo cho
du khách khi đến điểm du lịch cộng đồng, đảm bảo về nhu cầu ăn uống, chất
lượng, số lượng và tính đặc trưng về ẩm thực vùng miền.
+ Khu mua sắm: DLCĐ yếu tố tạo nên những sản phẩm đặc trưng là sản
phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm thu công… nhằm giới thiệu đến du khách
các sản phẩm đặc đặc trưng, các điểm DLCĐ cần xây dựng các khu vực trưng bày
sản phẩm tạo điều kiện cho du khách mua quà lưu niệm, mua sắm các sản phẩm
đảm bảo chất lượng và giá trị.
+ Thông tin/Dịch vụ cho du khách trong khu vực Du lịch cộng đồng và khu
vực lân cận: Có hướng dẫn viên và phiên dịch; Gian hàng cung cấp thông tin, trung
tâm du khách, bảo tàng, triển lãm; Tài liệu quảng cáo, bản đồ và các vật liệu khác
cho du khách; Có nhà vệ sinh công cộng; Khu vực nghỉ ngơi và dã ngoại; Điện
thoại, fax và truyền thông, internet và dịch vụ ngân hàng, thu đổi ngoại tệ…
+ An toàn Sức khỏe trong khu vực Du lịch cộng đồng và khu vực gần đó: Có
các dịch vụ y tế và ứng phó với các trường hợp khẩn cấp; Lực lượng cảnh sát an
ninh cho du khách và các hoạt động dịch vụ du lịch.


+ Nguồn nhân lực: Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại điểm du lịch cộng
đồng, khu du lịch; đội ngũ quản lí và đặc biệt là người dân thực hiện các hoạt động
phụ vụ du lịch
+ Nguồn tài chính: Để DLCĐ đưa vào hoạt động chính quền, người dân và
các công ty du lịch cần liên kết, chia sẻ về nguồn vốn đầu tư ban đầu vì đâu tư xây
dựng khu, điểm DLCĐ cần nguồn vốn lớn cần kêu gọi vốn thông qua: Tư nhân tài

trợ (cộng đồng, chủ đầu tư) hoặc các nguồn vay từ chính phủ (các khoản vay, trợ
cấp).



×