Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.06 KB, 14 trang )

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC
VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
1.1. Những vấn đề về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh được hiểu bằng nhiều cách khác nhau. Từ “cạnh tranh” được giải
thích là sự cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ
chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau.Trong tác phẩm “Quốc phú luận” của
Adam Smith, tác giả cho rằng cạnh tranh có thể phối hợp kinh tế một cách nhịp nhàng,
có lợi cho xã hội. Vì sự cạnh tranh trong quá trình của cải quốc dân tăng lên chủ yếu
diễn ra thông qua thị trường và giá cả, do đó, cạnh tranh có quan hệ chặt chẽ với cơ chế
thị trường. Theo Smith, “Nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân chèn ép nhau, thì cạnh
tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công việc của mình một cách chính xác”,
“Cạnh tranh và thi đua thường tạo ra sự cố gắng lớn nhất. Ngược lại, chỉ có mục đích
lớn lao nhưng lại không có động cơ thúc đẩy thực hiện mục đích ấy thì rất ít có khả
năng tạo ra được bất kỳ sự cố gắng lớn nào”.
Trong tác phẩm “Về nguồn gốc của các loài”, Charles Robert Darwin đã đề ra tư
tưởng “vật cánh thiên trạch, thích giả sinh tồn”, đó là sự mô tả hay nhất về sự cạnh
tranh trong giới sinh vật. Quả vậy, không có cạnh tranh thì không có sự tiến bộ của sinh
vật, toàn bộ giới sinh vật, trong đó gồm cả loài người sẽ vì thiếu sức sống mà suy vong.
Trong lý luận cạnh tranh của mình, trọng điểm nghiên cứu của Các Mác là cạnh
tranh giữa những người sản xuất và liên quan tới sự cạnh tranh này là cạnh tranh giữa
người sản xuất và người tiêu dùng. Những cuộc cạnh tranh này diễn ra dưới ba góc độ:
cạnh tranh giá thành thông qua nâng cao năng suất lao động giữa các nhà tư bản nhằm
thu được giá trị thặng dư siêu ngạch; cạnh tranh chất lượng thông qua nâng cao giá trị
sử dụng hàng hoá, hoàn thiện chất lượng hàng hoá để thực hiện được giá trị hàng hoá;
cạnh tranh giữa các ngành thông qua việc gia tăng tính lưu động của tư bản nhằm chia
nhau giá trị thặng dư.
Ba góc độ cạnh tranh cơ bản này diễn ra xoay quanh sự quyết định giá trị, sự thực hiện
giá trị và sự phân phối giá trị thặng dư, chúng tạo nên nội dung cơ bản trong lý luận
cạnh tranh của Các Mác.
Ngược với tư tưởng xem cạnh tranh là một quá trình tĩnh của các nhà kinh tế học


thuộc trường phái cổ điển của thế kỷ XIX, các nhà kinh tế học của trường phái Áo cho
rằng: “Một chỉ tiêu quan trọng về sự ra đời của lý luận cạnh tranh hiện đại là vứt bỏ
việc lấy cạnh tranh hoàn hảo làm giáo điều của lý luận cạnh tranh hiện thực và lý
tưởng, cạnh tranh được xem xét ở góc độ là một quá trình động, phát triển chứ không
phải là quá trình tĩnh”. Như vậy, cạnh tranh là một công cụ mạnh mẽ và là một yêu cầu
tất yếu cho sự phát triển kinh tế của mỗi doanh nghiệp và mỗi quốc gia.
Do sự phát triển của thương mại và chủ nghĩa tư bản công nghiệp cùng với ảnh
hưởng của tư tưởng kinh tế, cạnh tranh ngày càng được xem như là cuộc đấu tranh giữa
các đối thủ. Trong thực tế đời sống kinh tế, cạnh tranh ngày càng được xem là một cuộc
đấu tranh giữa các đối thủ với mục đích đánh bại đối thủ. Đặc biệt, trước xu thế hội
nhập như hiện nay, cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt và phức tạp hơn, trở thành
một vấn đề sống còn của doanh nghiệp, doanh nghiệp nào không thể cạnh tranh được
với đối thủ sẽ nhanh chóng bị đào thải ra thương trường.
1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Theo Fafchamps, sức cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp đó
có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị
trường, có nghĩa là doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất ra những sản phẩm có chất
lượng tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp khác nhưng có chi phí thấp hơn thì
được coi là có năng lực cạnh tranh.
Theo PGS, TS Nguyễn Thị Quy “Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là
khả năng doanh nghiệp đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và
mở rộng thị phần; đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên
tục tăng đồng thời đảm bảo sẹ hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ
và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh.”
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp, được đo thông qua lợi nhuận, thị phần của doanh nghiệp, thể hiện qua
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp cũng thể hiện qua năng lực cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ mà doanh
nghiệp kinh doanh.
1.1.3. Các cấp độ năng lực cạnh tranh

1.1.3.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia
Là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được
đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống người dân.
1.1.3.2. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
Được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp
trong môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước. Một doanh nghiệp có thể kinh doanh
một hay nhiều sản phẩm dịch vụ, vì vậy, người ta còn phân biệt năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp với năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ.
1.1.3.3. Năng lực cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ được đo bằng thị phần của sản phẩm
hay dịch vụ trên thị trường.
 Ba cấp độ năng lực cạnh tranh có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, tạo
điều kiện cho nhau, chế định và phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi nền kinh tế có năng lực cạnh
tranh quốc gia phải có nhiều doanh nghiệp có cạnh tranh, ngược lại, để tạo điều kiện
cho doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh cho nền kinh tế phải
thuận lợi, các chính sách kinh tế vĩ mô phải rõ ràng, có thể sự bao được, nền kinh tế
phải ổn định, bộ máy nhà nước phải trong sạch, hoạt động có hiệu quả, có tính chuyên
nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp được đo thông qua lợi nhuận, thị phần của doanh nghiệp, thể hiện qua
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Là tế bào của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp tạo cơ sở cho năng lực cạnh tranh quốc gia.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
1.1.4.1. Môi trường vĩ mô
a. Các yếu tố kinh tế
Các đối thủ tiềm ẩn
Nhà cung cấp Khách hàng
Sản phẩm thay thế
Nguy cơ có đối thủ cạnh tranh mới
Khả năng thương lượng của nhà cung cấp
Nguy cơ do các sản phẩm, dịch vụ thay thế

Khả năng thương lượng của khách hàng
Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát môi trường vi mô
Các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến các đơn vị kinh doanh: lãi suất ngân
hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính tiền tệ, tỷ lệ
lạm phát, mức độ thất nghiệp, chính sách thuế.
b. Yếu tố chính phủ và chính trị
Doanh nghiệp phải tuân theo các quy định như: luật lệ của người tiêu thụ cho
vay, luật lệ chống tơ rớt, đạo luật bảo vệ môi trường, luật lệ về thuế khóa, kích thích
đặc biệt, luật lệ mậu dịch quốc tế, luật lệ về thuê mướn và cổ đông, ổn định của chính
phủ.
c. Những yếu tố xã hội
Tất cả những doanh nghiệp phải phân tích một dải rộng những yếu tố xã hội để
ấn định những nguy cơ đe dọa tiềm tàng. Những yếu tố xã hội đó là: những thái độ đối
với chất lượng cuộc sống, những lối sống, phụ nữ trong lực lượng lao động, nghề
nghiệp, tính linh hoạt của người tiêu thụ.
d. Những yếu tố tự nhiên
Tất cả những doanh nghiệp kinh doanh từ lâu đã nhận ra những tác động của
hoàn cảnh tự nhiên vào quyết định kinh doanh của họ. Các yếu tố tự nhiên bao gồm: các
loại tài nguyên, ô nhiễm, thiếu năng lượng, sự tiêu phí những tài nguyên thiên nhiên.
e. Yếu tố công nghệ và kỹ thuật
Các doanh nghiệp phải cảnh giác đối với các yếu tố công nghệ như: những sản
phẩm mới, sự chuyển giao kỷ thuật mới, sự tự động hóa, người máy, bằng sáng chế, chỉ
tiêu của nhà nước về nghiên cứu và phát triển.
1.1.4.2. Môi trường vi mô
Môi trường vi mô gồm 5 yếu tố cơ bản: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà
cung cấp, đối thủ mới tiềm ẩn, sản phẩm thay thế.
a. Đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh hiện tại đang chia nhau chiếc bánh thị trường. Do vậy,
một hành động của một đối thủ này để khai thác nhiều hơn phần thị trường đó thì sẽ
nhận được sự đáp trả của đối thủ khác để giành lại phần thị trường bị mất. Nếu cạnh

tranh giữa các đối thủ trong ngành mãnh liệt thì nguy cơ chiến tranh giá xảy ra, thị
trường bị thu hẹp, lợi nhuận bị giảm sút. Trong tương lai, cạnh tranh là giành cơ hội
chứ không phải là giành thị phần. Các nhân tố tác động đến mức độ ganh đua giữa các
đối thủ trong ngành bao gồm cấu trúc cạnh tranh ngành, các điều kiện nhu cầu và rào
cản rời ngành.
b. Khách hàng
Những khách hàng được xem như là một đe dọa cạnh tranh khi họ ở vị thế yêu
cầu giá thấp hoặc yêu cầu cung cấp những dịch vụ tốt hơn. Ngược lại khi khách hàng ở
vị thế yếu hơn trong đàm phán thì doanh nghiệp có cơ hội thu được lợi nhuận cao hơn.
Khách hàng sẽ có quyền lực nhất khi:

×