Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Du lịch cộng đồng làng cổ lộc yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.63 KB, 13 trang )

MỤC LỤCC LỤC LỤCC
MỞ ĐẦU...........................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài......................................................................3
2. Mục tiêu đề tài..........................................................................4
3. Nhiệm vụ..................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................4
5. Lịch sử nghiên cứu....................................................................5
6. Các quan điểm nghiên cứu................................................................7
7. Các phương pháp nghiên cứu.............................................................9
8. Cơ sở nguồn tài liệu.......................................................................10
9. Bố cục đề tài...........................................................................10
CHƯƠNG 1....................................................................................11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG.............11
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài..............................................11
1.1.1. Du lịch.................................................................................11
1.1.2. Du lịch cộng đồng...................................................................11
1.1.3. Sản phẩm và loại hình du lịch cộng đồng......................................13
1.1.4. Khách du lịch: Có nhiều cách hiểu khác nhau về khách du lịch đứng ở trên các
góc độ khác nhau............................................................................14
1.1.5. Khách du lịch cộng đồng..........................................................15
1.2. Đặc điểm của du lịch cộng đồng.....................................................16
1.3. Vai trò của du lịch cộng đồng........................................................17
1.4. Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng...........................................18
1.5. Điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng.........................................19
1.5.1. Tài nguyên du lịch...................................................................19
1.5.2. Nhóm các yếu tố cơ sở hạ tầng, dịch vụ........................................19
1.6. Thực tiễn hoạt động du lịch cộng đồng tại Quảng Nam.........................21
CHƯƠNG 2......................................................................................23
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở LÀNG CỔ LỘC YÊN,
HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM..........................................23
2.1. Khái quát về huyện Tiên Phước......................................................23


2.1.1. Về tự nhiên............................................................................23
2.1.2. Về kinh tế - xã hội...................................................................24
2.2. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Tiên Phước...................27
2.2.1. Tài nguyên du lịch...................................................................27
2.2.2. Cơ sở hạ tầng........................................................................33
2.2.3. Về cơ sở vật chất, kỹ thuật........................................................34
2.3. Làng cổ Lộc Yên........................................................................35
2.3.1. Vị trí địa lí, lịch sử hình thành......................................................35
2.3.2. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở làng cổ Lộc Yên.....................36


2.4. Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại làng cổ Lộc Yên.................42
2.4.1. Tài nguyên du lịch cộng đồng.....................................................42
2.4.2. Nguồn nhân lực......................................................................43
2.4.3. Khách du lịch.........................................................................45
2.4.4. Hoạt động kinh doanh vận tải....................................................46
2.4.5. Về cơ sở vật chất - kỹ thuật.......................................................47
2.4.6. Một số loại hình du lịch hiện đang được khai thác...........................48
2.4.7. Doanh thu từ du lịch cộng đồng..................................................49
2.4.8. Đầu tư phát triển du lịch cộng đồng.............................................49
2.4.9. Chính sách............................................................................51
2.4.10. Tiếp thị và xúc tiến, tuyên truyền và quảng cáo.............................51
2.5. Đánh giá chung về phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Lộc Yên........52
2.5.1. Những thuận lợi......................................................................52
2.5.2. Những hạn chế.......................................................................54
CHƯƠNG 3....................................................................................57
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG LÀNG CỔ LỘC
YÊN, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM...............................57
3.1. Cơ sở xây đựng giải pháp....................................................57
3.1.1. Quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng của huyện Tiên

Phước, tỉnh Quảng Nam.............................................................57
3.1.2. Định hướng khai thác loại hình du lịch cộng đồng ở huyện Tiên
Phước, tỉnh Quảng Nam.............................................................58
3.2. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở làng cổ Lộc Yên
....................................................................................................59
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch không gian du lịch....................59
3.2.2. Giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ
hoạt động du lịch.......................................................................61
3.2.3. Giải pháp xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng......63
3.2.4. Giải pháp đào tạo nhân lực phục vụ hoạt động du lịch cộng
đồng..........................................................................................66
3.2.5. Giải pháp về thị trường, quảng bá hình ảnh du lịch làng cổ68
3.2.6. Giải pháp về xây dựng mơ hình quản lý và chia sẻ lợi ích với
cộng đồng làm du lịch...............................................................69
3.2.7. Giải pháp về chính sách nhà nước...............................................71
3.2.8. Giải pháp về bảo tồn các giá trị văn hóa, cảnh quan........................73
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ....................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................76


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, mỗi địa phương chọn cho mình
một con đường đi dựa trên thế mạnh về điều kiện tự nhiên – xã hội. Trong xu thế
toàn cầu hóa nền kinh tế, du lịch được đánh giá là ngành đưa lại nhiều lợi ích: giải
quyết được vấn đề lao động, việc làm, cảnh quan môi trường, “công nghiệp khơng
khói”.
Tiên Phước là huyện chuyển tiếp giữa miền dun hải với vùng núi phía tây
của tỉnh Quảng Nam, địa hình đồi núi thấp, dạng bát úp với sơng suối xen kẽ, các
trang trại trong những cánh rừng thưa, các thắng cảnh vẫn còn nét tự nhiên hoang

sơ, với những ngôi nhà, khu vườn, ngõ đá, đậm chất làng quê truyền thống đặc
trưng của vùng trung du xứ Quảng, phù hợp với loại hình du lịch cộng đồng, khám
phá trải nghiệm, nghỉ dưỡng... Những điều kiện về nguồn lực, tài nguyên trên là
một thuận lợi để Tiên Phước có thể đầu tư phát triển du lịch. Ngoài ra, du lịch
huyện cịn được hỗ trợ bởi các chiến lược và chính sách khuyến khích phát triển du
lịch liên quan ở các cấp. Tuy nhiên, so với tiềm năng thì những kết quả đạt được
của ngành du lịch Tiên Phước vẫn chưa khai thác hết tiềm năng.
Làng cổ Lộc Yên được biết đến với cảnh quan làng quê, cảnh quan sinh thái
nông nghiệp với hệ thống nhà cổ, văn hóa cộng đồng đặc trưng làng xã trung du
khu vực Nam trung Bộ, với nguồn nguyên liệu hiện có ở Tiên Phước, người dân
Tiên Phước nói chung và người dân ở làng cổ Lộc Yên nói riêng đã sử dụng kiến
trúc đá trong việc hình thành cảnh quan đá: ngõ đá, giếng đá, vườn bậc thang…
kiến trúc đá đã trở thành nét đặc trưng ở Tiên Phước và làng cổ Lộc Yên.
Tuy nhiên, từ trước đến nay làng cổ Lộc Yên vẫn còn ở dạng tiềm năng, chưa
khai thác hết những giá trị về tự nhiên, văn hóa làng cổ. Việc làm đề tài nghiên cứu
một cách đầy đủ nhằm phát triển loại hình du lịch cộng đồng ở Lộc Yên là cơ sở
khoa học giúp chính quyền địa phương có cơ sở xây dựng định hướng phát triển,


giúp người dân có những định hướng gìn giữ giá trị di sản được vun đúc hàng trăm
năm, không chỉ dừng lại ở bảo tồn mà cịn khai thác góp phần phát triển kinh tế địa
phương. Đặc biệt với mức độ là đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường bên cạnh
giúp địa phương trong đinh hướng phát triển, đối với giảng viên ở trường Đại học,
việc nghiên cứu giúp giảng viên có những kinh nghiệm nghiên cứu, tài liệu phục
vụ giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Văn hóa – Du lịch, mặt khác sử dụng kết
quả nghiên cứu cơng bố trên các tạp chí khoa học là hình thức quảng bá hình ảnh
đội ngũ cán bộ giảng viên của trường trong nghiên cứu khoa học, nâng cao vị thế
của trường trong lĩnh vực đào tạo – nghiên cứu
2. Mục tiêu đề tài
- Về lý luận: Tổng hợp hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về loại hình du lịch

cộng đồng;
- Thực tiễn: Tìm hiểu các điều kiện khai thác hoạt động du lịch, đánh giá hiện
trạng về tài nguyên và hoạt động du lịch ở xã Tiên Cảnh. Phân tích, đánh giá các
điều kiện và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng, xây dựng mô hình du lịch
cộng đồng và đưa ra các giải pháp phát triển du lịch ở làng cổ Lộc Yên, huyện
Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
- Giáo dục: giúp người dân trên địa bàn có ý thức gìn giữ những giá trị văn
hóa đặc trưng, xem như những “di sản” cần được bảo vệ và lưu truyền cho thế hệ
sau. Mặt khác đối với những sinh viên chuyên ngành Văn hóa – Du lịch, đây là tài
liệu học tập vừa đảm bảo về lý thuyết và mang tính thực tiễn cao.
3. Nhiệm vụ
- Tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn phù hợp với hoạt động du lịch cộng
đồng ở huyện làng cổ Lộc Yên.
- Phân tích, tổng hợp tài liệu làm minh chứng để đánh giá tiềm năng phát
triển DLCĐ ở huyện Tiên Phước và làng cổ Lộc Yên.


- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại huyện; xác định mức độ
thuận lợi của tài nguyên đối với phát triển, mức độ tương thích của thực trạng phát
triển du lịch với tiềm năng của huyện Tiên Phước và làng cổ Lộc Yên.
- Phân tích cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất một số định hướng, giải
pháp hợp lý để phát triển bền vững điểm đến du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại làng
cổ Lộc Yên huyện Tiên Phước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đề tài nghiên cứu hoạt động du lịch cộng đồng ở làng cổ Lộc Yên, xã Tiên
Cảnh, huyện Tiên Phước.
Các điều kiện phục vụ hoạt động du lịch cộng đồng ở làng cổ Lộc Yên như:
cảnh quan tự nhiên, khí hậu, sơng ngịi, địa hình đến nhóm tài nguyên nhân văn ở
làng cổ Lộc Yên và vùng phụ cận.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng và phát triển du lịch cộng đồng ở
làng cổ Lộc Yên huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
4.2.2. Về không gian: Làng cổ Lộc Yên, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
4.2.3. Về thời gian: Các nguồn tài liệu, số liệu được sử dụng trong đề tài tập
trung vào thời gian từ năm 2018 đến 2023.
5. Lịch sử nghiên cứu
Trên thế giới, có nhiều cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả đã đề cập đến
loại hình DLCĐ, tiêu biểu như, tác giả Sue Beeton (2006) với “Community
Development through Tourism (Landlinks)” đã cung cấp hệ thống lý thuyết cơ bản
về du lịch và các vấn đề liên quan đến cộng đồng trong việc phát triển du lịch, tác
giả Jamal, T.B & Getz, D. (1995) trong “Collaboration Theory and Community


Tourism Planning (Annals of Tourism Research)” đã đề cập đến thái độ của cộng
đồng thì đã chỉ ra rằng ý kiến của người dân về việc phát triển du lịch trong một
cộng đồng địa phương phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như là mức độ phát
triển du lịch của địa phương đó, sự nhận thức của người dân về lợi ích và tính bền
vững của điểm đến nói chung. Nhóm tác giả Tosun, C. and Timothy, D. (2003) với
“Arguments for Community Participation in the Tourism Development Process
(Journal of Tourism Studies)” đã đưa ra mơ hình chuẩn để quy hoạch du lịch cộng
đồng bằng việc kết hợp ba chiến lược - viết tắt là “PIC” (Planning, Incremental,
Collaborative). Nhóm tác giả Shalini Singh, Dallen J. Timothy & Ross K. Dowling
(2003) với “Tourism in Destination Communities (CABI)” thì đề cập đến những
tác động của hoạt động du lịch lên ba khía cạnh của điểm đến bao gồm môi trường
tự nhiên, văn hóa – xã hội và kinh tế trong đó trình bày mối quan hệ giữa du lịch
với cộng đồng điểm đến – khái niệm cộng đồng điểm đến đã được làm rõ trong
nghiên cứu này. Ở Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về lí luận du lịch
và du lịch cộng đồng như: Đặng Duy Lợi (1992) “Đánh giá khai thác các điều
kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây)”, Nguyễn Trần Cầu

(1993) “Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch biển Việt Nam”, Phạm Quang
Anh (1996) “Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan ứng dụng định hướng tổ chức
du lịch xanh ở Việt nam”, Phạm Trung Lương và cộng sự (2002) đã nghiên cứu
nhấn mạnh vào sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường du lịch, ở
đây nêu rõ quyền và nghĩa vụ của từng thành phần tham gia để đưa ra một mơ hình
cụ thể áp dụng cho đảo Cát Bà – Hải Phòng với đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ: “Nghiên cứu xây dựng bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng
đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà – Hải Phòng”,
Nguyễn Thị Hường (2011) đã nghiên cứu Du lịch cộng đồng miền núi phía Bắc
Việt Nam (nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai và bản
Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hịa Bình), Nguyễn Thị Thu Nhàn (2010) đã nghiên
cứu “Phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sapa theo hướng
phát triển bền vững”,. Tác giả Phạm Xuân An “Nghiên cứu phát triển du lịch dựa
vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang” (2014) đã phân tích hiện trạng hoạt


động du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ bao gồm cơ cấu tổ chức quản
lý, quy hoạch, các dịch vụ DLCĐ, đặc điểm nguồn khách.
Nguyễn Hùng Anh (2019) “Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa
bàn huyện Tiên Phước, Tỉnh Quảng Nam” của Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội
Việt Nam; UBND huyên Tiên Phước (2015) “Quy hoạch phát triển du lịch huyện
Tiên Phước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” và một số tác giả đã nghiên
cứu, trao đổi về DLCĐ tại Quảng Nam như“Nghiên cứu phát triển DLCĐ tại xã
Cẩm Thanh, Hội An, Quảng Nam” của Phạm Thị Lấm (2018); tác giả Trần Văn
Anh đã có bài viết về du lịch cộng đồng với chủ đề “Phát triển du lịch cộng đồng
hướng tới sự phát triển bền vững ở Hội An trình bày trong hội nghị Địa lí tồn
quốc tại Quy Nhơn năm 2021; Nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp phát triển du
lịch cộng đồng ở tỉnh Quảng Nam” (2021) của PGS, TS. Lê Văn Đính thực hiện ở
Làng rau Trà Quế, Làng gốm Thanh Hà, Hội An; Du lịch cộng đồng Cẩm Thanh,
Hội An; Làng Triêm Tây, Điện Bàn; Làng du lịch dựa vào cộng đồng Cơtu, Nam

Giang; Làng Bhờ Hơồng, Đơng Giang; Làng Đhrơồng, Đơng Giang.
Nói đến làng cổ Lộc Yên đã có nhiều tác giả viết về cảnh quan làng cổ, nơi
lưu giữ nhiều giá trị văn hóa làng Việt, trong đó nổi lên: Tác giả C.Bính-N.Linh
trên trên báo Dân trí (Thứ Ba 30/07/2019) Làng cổ Lộc Yên: Nét đẹp bình yên của
vùng đất “Thập ngũ Tiên sa” nhóm tác giả đã viết lên vẻ đẹp của làng cổ và cảnh
quan tự nhiên vùng phụ cận; báo người lao động, có bài “Đặc sắc làng cổ Lộc
Yên” (18-09-2019) tác giả đã viết về lịch sử làng cổ Lộc Yên và những nét đặc
trưng văn hóa của làng, đồng thời nói lên tinh thần chung tay bảo tồn giá trị văn
hóa đặc trưng làng cổ; trên báo Vietnam Journey (30/07/2019) với tựa đề “Ngao du
làng cổ Lộc Yên đẹp như tranh vẽ của xứ Quảng” tác giả chủ yếu phản ánh nét đặc
trưng làng cổ qua các bức ảnh từ cảnh quan đồng ruộng, vườn tược đến hoạt động
của các cụ già… ở làng cổ Lộc Yên; Đề án “Phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang
trại, du lịch sinh thái mang đặc trưng của vùng trung du xứ Quảng giai đoạn 2017 2025” của huyện Tiên Phước. Với làng cổ, có cảnh quan, nét đặc trưng văn hóa


làng Việt tiêu biểu cho khu vực Quảng Nam sẽ có nhiều bài báo, nhiều học tác giả
đề cập đến.
Tuy nhiên, đến hiện tại chúng tơi chưa thấy có một tác giả nào nghiên cứu
một cách cụ thể về “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở làng cổ
Lộc Yên, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam”. Với đề tài này, chúng tơi mong
muốn có một số đóng góp nhỏ vào việc đề xuất được các giải pháp áp dụng vào
hoạt động du lịch cộng đồng ở làng cổ Lộc Yên nhằm thúc đẩy phát triển du lịch
của huyện Tiên Phước nói chung, khu vực làng xã Tiên Cảnh và làng cổ Lộc Yên
nói riêng.
6. Các quan điểm nghiên cứu
6.1. Quan điểm hệ thống
Trong nghiên cứu địa lý lãnh thổ, du lịch,… chúng tôi sử dụng quan điểm
này một cách chặt chẽ bởi mọi sự vật đặc biệt là các đối tượng, hiện tượng địa lý tự
nhiên, xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, tạo thành một thể thống nhất,
hoàn chỉnh. Như vậy, việc tìm hiểu các đối tượng địa lý cần xem nó trong một thể

thống nhất hoàn chỉnh, sự thay đổi của một thành phần là ảnh hưởng đến cả hệ
thống vì thế nhà nghiên cứu cần nắm rõ quy luật của đối tượng địa lý.
Việc hình thành các mơ hình hoạt động du lịch cộng đồng ở làng cổ Lộc Yên
cần phải nghiên cứu các yếu tố về tự nhiên và KT – XH có mối quan hệ lẫn nhau,
hình thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh. Vận dụng quan điểm tổng hợp – hệ
thống vào đề tài, cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch
cộng đồng làng cổ Lộc Yên như: vị trí địa lý, các nhân tố tự nhiên, các nhân tố xã
hội, xem làng cổ Lộc Yên là một yếu tố trong tổng thể phát triển du lịch cộng đồng
của huyện Tiên Phước… từ đó định hướng phát triển trong tương lai.
6.2. Quan điểm lãnh thổ


Mọi sự vật, hiện tượng địa lí đều tồn tại và phát triển trong một không gian
lãnh thổ xác định. Các lãnh thổ du lịch thường tồn tại và phát triển trong mối quan
hệ qua lại chặt chẽ với nhau.
Để vận dụng quan điểm lãnh thổ vào nghiên cứu, cần phải đặt vấn đề phát
triển du lịch cộng đồng của làng cổ Lộc Yên trong mối quan hệ chặt chẽ với phát
triển du lịch huyện Tiên Phước và của tỉnh Quảng Nam. Vì vậy, khi vận dụng quan
điểm lãnh thổ vào nghiên cứu sẽ hỗ trợ cho đề tài trong việc phân tích, đánh giá
hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng huyện Tiên Phước, làng cổ Lộc Yên những
mặt thuận lợi, hạn chế trong tổng thể về lãnh thổ du lịch Việt Nam.
Nghiên cứu, đánh giá và xác định các nguồn lực du lịch thường được nhìn
nhận trong mối quan hệ về mặt không gian lãnh thổ. Trên quan điểm này thì lãnh
thổ du lịch được tạo thành bởi các thành tố như tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con
người, giữa chúng có mối quan hệ qua lại, gắn bó mật thiết với nhau tùy theo từng
mục đích và sự phân cơng chức năng khác nhau.
Vì vậy khi nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch ở làng cổ Lộc Yên cần
phải xem xét tổng hợp các tài nguyên du lịch, trong quá trình khai thác phải tìm
hiểu ở nhiều khía cạnh: nguồn nhân lực, lượt khách, sản phẩm du lịch, doanh thu...
để từ đó đề ra các giải pháp phù hợp.

6.3. Quan điểm lịch sử và dự báo
Mọi sự việc, hiện tượng đều không ngừng vận động, biến đổi, phát triển theo
thời gian và phân hóa trong khơng gian. Nghiên cứu lịch sử trước đó để có được
những đánh giá đúng đắn ở thực tại. Áp dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh yêu
cầu phải giải thích được nguyên nhân hình thành và phát triển của sự vật, hiện
tượng đó để có cơ sở dự báo trong tương lai.
Vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh vào đề tài, cần phải nghiên cứu lịch
sử phát triển, nguồn gốc hình thành của một số nhân tố phát triển du lịch cộng


đồng, từ đó làm cơ sở để định hướng, dự báo được xu hướng phát triển cho giai
đoạn về sau.
6.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển du lịch sinh thái luôn gắn với bảo vệ môi trường nhằm hướng tới
mục tiêu phát triển bền vững. Vừa phát triển du lịch có hiệu quả trong kinh tế, vừa
thỏa mãn nhu cầu của con người, vừa bảo vệ môi trường và đặc biệt là không ảnh
hưởng đến sự phát triển của thế hệ mai sau.
Vận dụng quan điểm phát triển bền vững vào nghiên cứu sự phát triển du
lịch cộng đồng huyện Tiên Phước, trong quá trình nghiên cứu thực trạng, người
nghiên cứu cần phải nhận diện được những tồn tại, hạn chế trong mơi trường và
những vấn đề có thể gây tổn hại đến sự phát triển bền vững của du lịch cộng đồng
huyện Tiên Phước để từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp cho pháp triển du
lịch cộng đồng huyện gắn với sự phát triển bền vững, không ảnh hưởng đến thế hệ
sau.
7. Các phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp thực địa
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp thực
địa để tiếp cận các đối tượng địa lý mang tính thực tế, phân tích, đánh giá một cách
chính xác hiện trạng đối tượng. Nhóm tác giả đã thực hiện các đợt nghiên cứu thực
tế vào mùa du lịch và những đợt không phải mùa du lịch ở làng cổ Lộc Yên và các

điểm có giá trị tài nguyên du lịch nhưng chưa được khai thác trên địa bàn huyện
Tiên Phước.
7.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Trong q trình nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả đã tiến hành thu thập số liệu,
tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau để tổng hợp, đánh giá chính xác, tồn diện sự
phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Lộc Yên. Đặc biệt đề tài đã sử dụng nhiều


nguồn tài liệu, số liệu từ: Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam, Phòng Kinh tế huyện
Tiên Phước, thư viện huyện Tiên Phước, các bài báo trên các cổng thông tin huyện
Tiên Phước, Sở văn hóa – du lịch tỉnh Quảng Nam,... Để có được những luận cứ
đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn chúng tơi đã phân tích, đối chiếu, so sánh các
nguồn tài liệu khác nhau.
8. Cơ sở nguồn tài liệu
- Các tài liệu mang tính lý luận về nghiên cứu, đánh giá tài nguyên phục vụ
PTDL; các đề tài khoa học cấp Nhà nước; các luận án và các cơng trình nghiên cứu
khác có liên quan đến đề tài.
- Tài liệu, số liệu thống kê của các trạm khí tượng và thủy văn, nguồn tài
nguyên sinh vật, các dạng địa hình trong khu vực nghiên cứu.
- Tài liệu, số liệu thống kê, báo cáo về tình hình phát triển KT-XH, du lịch
huyện Tiên Phước từ năm 2010 đến năm 2020.
- Tài liệu bản đồ gồm: Bản đồ địa hình; bản đồ khí hậu; bản đồ thảm thực
vật; bản đồ du lịch huyện Tiên Phước và tỉnh Quảng Nam.
- Tài liệu thực tế liên quan đến đề tài được thu thập từ năm 2010 đến năm
2020.
9. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận kiến nghị, phần nội dung đề tài gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng
Chương 2: Hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng ở làng cổ Lộc Yên, huyện

Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở làng cổ Lộc Yên,
huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam





×