Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Chuyên đề 1 phát triển năng lực số cho cán bộ quản lí và giáo viên mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.59 KB, 23 trang )

Chuyên đề 1:
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỐ
CHO CÁN BỘ QUẢN LÍ
VÀ GIÁO VIÊN MẦM NON
I. MỤC TIÊU
Sau khi học tập chuyên đề, học viên có khả năng:
- Nhận diện được những yêu cầu, thách thức và cơ hội của giáo dục mầm
non trong bối cảnh chuyển đổi số.
- Phân tích và đánh giá được các yêu cầu của năng lực số đối với cán bộ
quản lí và giáo viên mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
- Áp dụng được một số giải pháp phát triển năng lực số trong hoạt động
giáo dục và quản lí.
- Xây dựng được kế hoạch phát triển năng lực số của bản thân trong thực
tiễn.
II. THỜI LƯỢNG
15 tiết: 06 tiết lí thuyết và 09 tiết thực hành.
III. CHUẨN BỊ
1. Dành cho giảng viên
- Máy chiếu, máy tính, kết nối wifi.
- Máy tính cá nhân, tài liệu liên quan.
- Bảng/giấy A0, A4, bút viết bảng.
2. Dành cho học viên
- Bộ tài liệu bồi dưỡng, bài trình bày PPT.
- Một số văn bản tài liệu ngành.
IV. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Yêu cầu về năng lực số của cán bộ quản lí và giáo viên mầm non trong
bối cảnh chuyển đổi số
1.1. Yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục nói chung và giáo dục mầm non ở
Việt Nam nói riêng

1




1.2. Yêu cầu năng lực số của cán bộ quản lí, giáo viên mầm non theo Khung
năng lực nghề nghiệp của khu vực (SEAMEO), Khung DigComp (Châu Âu) và
Khung năng lực số cho nhà giáo dục (UNICEF)
2. Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực số ở cán bộ quản lí và giáo
viên mầm non trong bối cảnh chuyển đổi số
2.1 Một số kĩ năng kĩ thuật số dành cho cán bộ quản lí
2.2 Một sỗ kĩ năng cụ thể dành cho giáo viên mầm non
3. Các giải pháp phát triển năng lực số cho cán bộ quản lí và giáo viên
mầm non trong bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục
3.1 Các quan điểm tiếp cận phát triển năng lực số cho cán bộ quản lí và giáo
viên mầm non
3.2 Định hướng các giải pháp phát triển kĩ năng số cho cán bộ quản lí và
giáo viên mầm non trong nhà trường
3.3 Xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực số của cán bộ quản lí, giáo
viên mầm non
4. Thực hành một số kĩ năng cụ thể cho cán bộ quản lí và giáo viên mầm
non
V. THỰC HIỆN
Nội dung 1. Yêu cầu về năng lực số của cán bộ quản lí và giáo viên
mầm non trong bối cảnh chuyển đổi số (4 tiết lí thuyết; 2 tiết thực hành)
Hoạt động 1. Giảng viên giới thiệu, trình bày yêu cầu về năng lực số đối
với cán bộ quản lí và giáo viên mầm non
Học viên suy nghĩ, thảo luận về:
1. Những thay đổi đặt ra trong công tác quản lí và giáo dục ở nhà trường
mầm non hiện nay khi ứng dụng công nghệ số.
2. Những cơ hội và thách thức, yêu cầu mới đối với cán bộ quản lí và giáo
viên mầm non để thích ứng với yêu cầu tổ chức hoạt động quản lí và giáo dục
trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.


2


THÔNG TIN PHẢN HỒI
1.1.Yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục nói chung và giáo dục mầm non
ở Việt Nam nói riêng
Thực tiễn triển khai các chương trình giáo dục (Chương trình giáo dục phổ
thơng 2018, chương trình giáo dục mầm non) trong hơn 3 năm qua đã chứng
kiến nhiều sự thay đổi khôn lường trong đời sống xã hội: Đại dịch COVID-19
kéo theo các vấn đề mang tính giáo dục và xã hội liên quan. Điển hình là việc
“tạm ngưng đến trường”, chuyển mơ hình dạy học trực tuyến tồn phần để
“khơng ngưng việc học”; sự xuất hiện số lượng lớn các nền tảng hỗ trợ học tập,
kiểm tra đánh giá; sự bùng nổ của các công nghệ mới, dữ liệu lớn, khả năng tiếp
cận truy cập dữ liệu, thông tin từ xa…
Các nhiệm vụ trọng tâm và trước mắt đối với quá trình chuyển đổi số trong
giáo dục mầm non được ghi rõ trong các quyết định mang tính chiến lược của
ngành : Xây dựng và ban hành các quy định về năng lực số của đội ngũ nhà
giáo, cán bộ quản lí giáo dục, nhân viên và cán bộ quản lí chăm sóc, giáo dục
(khung năng lực số, chuẩn năng lực số...), xây dựng quy định bộ chỉ số đánh giá
chuyển đổi số đối với cơ sở giáo dục mầm mon.
Quá trình triển khai chuyển đổi số trong giáo dục mầm non góp phần tạo sự
đột phá trong đổi mới, sáng tạo trong hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng
giáo dục (đổi mới phương pháp, hình thức, mơ hình giáo dục, cơng bằng trong
tiếp cận, kết nối và thu hẹp khoảng cách đối với vùng khó khăn, giảm chi
phí…), đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục (thơng tin của trẻ, đội ngũ
giáo viên, tài chính, kết nối cha mẹ trẻ và các hoạt động giáo dục khác bằng hệ
thống và phần mềm quản lí giáo dục).
Như vậy, trong bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục hiện nay, không chỉ
dừng lại ở tư duy tăng cường thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại mà mỗi nhà trường

cần đổi mới, sáng tạo trong hoạt động quản lí, quản trị nhà trường, tổ chức hoạt
động giáo dục; ứng dụng hệ thống quản lí dịch vụ cơng trực tuyến, tập hợp, phân
tích, xử lí thơng tin và sẵn sàng ra quyết định kịp thời, hiệu quả, hướng đến sự
hài lòng của các bên liên quan; đảm bảo sự liên thơng, liên kết, an tồn thơng
3


tin, bảo mật dữ liệu; thực hiện quản lí tinh gọn, hình thành “văn hố nhà trường
số”, “mơi trường số”; cập nhật các phương thức, mơ hình và mơi trường giáo
dục tiên tiến dựa trên công nghệ; đổi mới phương pháp giáo dục, tăng cơ hội trải
nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các môi trường học tập “phi truyền thống”,
kết nối với các vấn đề thực tế xã hội, địa phương…
Mặt khác, việc phát triển năng lực số cho cán bộ quản lí và giáo viên mầm
non hiện nay đóng vai trị rất quan trọng trong q trình đổi mới giáo dục nói
chung và giáo dục mầm non nói riêng nhằm thích ứng với sự phát triển của xã
hội trong bối cảnh công nghệ số. Việc bồi dưỡng nâng cao, phát triển năng lực
số cho đội ngũ sẽ tạo ra những xu hướng tác động, thúc đẩy nâng cao hiệu quả,
chất lượng giáo dục mầm non theo những khía cạnh sau:
- Tạo môi trường giáo dục, hoạt động, chăm sóc trẻ có tính tương tác cao:
Việc tiếp cận và áp dụng các công nghệ số, thiết bị số một cách hợp lí, khoa học
(sử dụng máy tính, bảng điện tử, thiết bị di động, phần mềm giáo dục, các ứng
dụng học tập, vui chơi trên nền tảng số…) hỗ trợ các hoạt động kết nối, tương
tác với trẻ, tạo các trải nghiệm an tồn trong khơng gian thực _ ảo, kích thích sự
tị mị và hứng thú của trẻ.
- Nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc, ni dưỡng trẻ: Năng lực số cho
phép cán bộ quản lí và giáo viên mầm non tiếp cận các nguồn tài liệu, tài nguyên
số phong phú, đa dạng và sinh động, tích hợp các giải pháp công cụ số và
phương pháp giáo dục phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ, thực hiện các
hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục hiệu quả và quản lí, kiểm tra và giám
sát mọi mặt hoạt động một cách hệ thống, khoa học.

- Đồng hành và phát triển năng lực số cho trẻ: Việc phát triển năng lực số
cho cán bộ quản lí và giáo viên mầm non giúp họ trở thành người đồng hành,
hướng dẫn tốt nhất cho trẻ trong việc sử dụng công nghệ số và phát triển kĩ năng
số, giúp trẻ làm quen với các thiết bị số, phần mềm và ứng dụng phù hợp, giúp
trẻ hiểu và sử dụng cơng nghệ số một cách an tồn, thơng minh và sáng tạo.
- Tăng cường hoạt động quản lí, giám sát và giao tiếp: Năng lực số giúp
cán bộ quản lí và giáo viên mầm non nắm vững các công cụ và các ứng dụng
4


trong hoạt động quản lí giáo dục: quản lí danh bộ tổng thể, sắp xếp thời khoá
biểu, lên thực đơn, giám sát theo dõi quá trình phát triển của trẻ, đánh giá kết
quả thực hiện hoạt động giáo dục, chăm sóc tồn diện, triển khai giao tiếp hiệu
quả, tương tác với cha mẹ học sinh và đồng nghiệp… để đảm bảo sự phát triển
tồn diện của trẻ.
Tóm lại, việc trang bị, hình thành và phát triển năng lực số cho cán bộ quản
lí và giáo viên mầm non là một bước quan trọng để chuẩn bị cho nền giáo dục
tương lai. Công nghệ số đang ngày càng phát triển và trở thành một phần không
thể thiếu trong giáo dục. Bằng cách nắm vững năng lực số, cán bộ quản lí và
giáo viên mầm non sẽ có khả năng thích ứng với những thay đổi và ứng dụng
công nghệ trong quá trình giáo dục, chăm sóc, ni dưỡng trẻ cũng như thực
hiện hiệu quả các nhiệm vụ của công tác quản lí giáo dục.
Hình 1. Khung tổng thể quản lí sự thay đổi trong bối cảnh chuyển đổi số
Trong quá trình này, năng lực số và các biểu hiện cụ thể của năng lực số
đối với cán bộ quản lí và giáo viên mầm non cần được hiểu một cách rộng và
động hơn khi thực hiện các hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm
non. Theo đó, năng lực số không chỉ là việc biết cách sử dụng các công cụ, thiết
bị hay giải pháp số; chuyển đổi số khơng phải là thay thế và đưa tồn bộ các
hoạt động sang trạng thái trực tuyến (online) thuần tuý mà còn là “tư duy số” về
cách tổ chức hoạt động. Tư duy số có thể hiểu là: mức độ nhận thức và sẵn sàng,

sự chấp nhận công nghệ; tư duy sáng tạo và đổi mới dựa trên nền tảng cơng
nghệ; sẵn sàng thay đổi và thích ứng cơng nghệ; tư duy hệ thống và hướng đến
người dùng, tạo giá trị gia tăng; tư duy dựa trên phân tích dữ liệu... Việc áp dụng
“tư duy số” khơng có một khn mẫu hay mơ hình chung, mà phải dựa trên vấn
đề cụ thể cần giải quyết của cơ sở giáo dục mầm non để ưu tiên lựa chọn và áp
dụng “tư duy số”. Trong quá trình này, trẻ và hoạt động của trẻ ln phải được
đặt vào vị trí trung tâm trong mọi hoạt động của nhà trường.
1.2.Yêu cầu năng lực số của cán bộ quản lí, giáo viên mầm non theo
Khung năng lực nghề nghiệp của khu vực (SEAMEO), Khung DigComp
(Châu Âu) và Khung năng lực số cho nhà giáo dục (UNICEF)
5


Hiện nay trên thế giới đã có một số khung năng lực số (hoặc theo định
hướng năng lực số) được xây dựng, tạo cơ sở nền tảng để mỗi quốc gia tham
khảo, bám sát và cụ thể hoá theo từng điều kiện thực hiện cụ thể hướng đến phát
triển chuyên mơn nghiệp vụ cho đội ngũ. Có thể kể đến như: Khung năng lực
nghề nghiệp của giáo viên mầm non khu vực Đông Nam Á (SEAMEO) trong
bối cảnh chuyển đổi số và công nghệ giáo dục (2018); Khung năng lực số dành
cho các nhà giáo dục DigCompEdu (2017); Khung năng lực số dành cho các nhà
giáo dục UNICEF (2022).
- Khung năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non khu vực Đơng
Nam Á (SEAMEO)
Về tổng thể, Khung này có nhiều điểm tương đồng với các tiêu chuẩn được
quy định trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và Hiệu trưởng cơ sở
giáo dục mầm non của Việt Nam (Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT, Thơng tư
26/2018/ TT-BGDĐT), bao gồm các lĩnh vực chính: Phát triển chuyên môn,
nghề nghiệp; kiến thức về nội dung giảng dạy, thực hành sư phạm và đánh giá;
môi trường học tập; tham gia và hợp tác. Tuy nhiên, trong bối cảnh cơng nghệ
số ngày càng phát triển và có tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực giáo dục, các nội

dung liên quan trong từng nhóm năng lực cần được tiếp tục điều chỉnh, cập nhật
cho phù hợp với điều kiện cụ thể, ví dụ, những năng lực liên quan đến chiến
lược thúc đẩy/khuyến khích việc học và phát triển của trẻ, bao gồm việc sử dụng
các công cụ, kĩ thuật và kết quả liên quan đến việc đánh giá nhằm hỗ trợ cho quá
trình học tập và phát triển của trẻ cần được đặt trong tiếp cận mới về “mơi
trường số”, “hoạt động chơi trên nền tảng số/trị chơi số”, sử dụng các tài
nguyên số, thiết bị đồ chơi số… một cách hợp lí.
- Khung năng lực số dành cho các nhà giáo dục châu Âu (DigCompEdu)
Khung bao gồm 6 lĩnh vực định hướng cho quá trình thực hiện hoạt động
giáo dục và phát triển nghiệp vụ cho đội ngũ. Cụ thể:
+ Lĩnh vực phát triển nghiệp vụ: Biết cách ứng dụng các công nghệ số
trong giao tiếp, hợp tác và triển khai các hoạt động phát triển chuyên môn
nghiệp vụ;
6


+ Lĩnh vực phát triển học liệu, tài nguyên số: Biết cách tìm kiếm, khai thác
và chia sẻ tài nguyên, học liệu số;
+ Lĩnh vực dạy học: Biết cách quản lí và tập hợp các ứng dụng cơng nghệ,
giải pháp, cơng cụ số trong q trình giáo dục, dạy học;
+ Lĩnh vực kiểm tra đánh giá: Biết cách sử dụng công nghệ số và chiến
lược phù hợp để triển khai kiểm tra đánh giá hiệu quả;
+ Lĩnh vực động viên khuyến khích và trao quyền cho người học: Biết sử
dụng các công nghệ số phù hợp để thu hút sự tham gia, tích cực hố và cá nhân
hố các hoạt động của người học;
+ Lĩnh vực hỗ trợ người học phát triển năng lực số: Biết cách tạo cơ hội và
hỗ trợ người học phát triển năng lực sử dụng cơng nghệ số một cách sáng tạo, có
trách nhiệm để thu thập thông tin, giao tiếp, sáng tạo nội dung, giải quyết vấn đề
và phát triển hài hoà.
- Khung năng lực số dành cho các nhà giáo dục của UNICEF

Khung năng lực số cho các nhà giáo dục (EDC) được đề xuất với các mô tả
chi tiết về các năng lực số cụ thể được chia thành 4 nhóm chính (dựa trên trục
cốt lõi là Kiến thức) để hỗ trợ thực hiện giáo dục hiệu quả và toàn diện trong bối
cảnh chuyển đổi số trong giáo dục hiện nay. Các mơ tả được trình bày theo
hướng tiếp cận: Nhà giáo dục cần phải làm gì và làm như thế nào để có thể phát
triển những năng lực đó trong bối cảnh cơng nghệ số hiện nay. Cụ thể:
+ Nhóm năng lực phát triển kiến thức _ năng lực sư phạm số của nhà giáo
dục: Đặt ra các yêu cầu về áp dụng sư phạm số trong thực tiễn hiện nay trên cơ
sở hiểu biết về các chính sách, kĩ năng, phương pháp triển khai hoạt động giáo
dục, kiểm tra đánh giá, hỗ trợ người học… có sử dụng các cơng nghệ số;
+ Nhóm năng lực áp dụng kiến thức _ phát triển kĩ năng cho người học:
Mô tả các yêu cầu về hiểu biết công nghệ số của người học, cách tiếp cận phát
triển kĩ năng cho người học ứng dụng công nghệ số để giải quyết vấn đề và sử
dụng có trách nhiệm;

7


+ Nhóm năng lực chia sẻ kiến thức _ cộng đồng thực hành: Đặt ra các yêu
cầu về xây dựng mạng lưới kết nối cộng đồng giáo dục, chia sẻ và hướng dẫn
đồng nghiệp về ứng dụng công nghệ trong phát triển chun mơn nghiệp vụ;
+ Nhóm năng lực kiến thức và giao tiếp _ truyền thông trong tổ chức: Mô
tả các yêu cầu mới về ứng dụng các nền tảng cơng nghệ trong hoạt động giao
tiếp, quản lí việc chia sẻ thông tin với cộng đồng xã hội, cha mẹ học sinh và các
bên liên quan, gắn kết các hoạt động truyền thông xã hội trong phát triển chuyên
môn nghiệp vụ, cũng như an tồn, bảo mật thơng tin đối với các thơng tin, dữ
liệu số.
Tóm lại, năng lực số của nhà giáo dục là khả năng sử dụng và áp dụng các
giải pháp, công cụ, thiết bị công nghệ số để thu thập, xử lí, giải quyết vấn đề và
chia sẻ thông tin, cũng như tương tác và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà

giáo hiệu quả trong mơi trường số hố.
Trên cơ sở các định hướng của Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo về
chuyển đổi số, dựa trên bài học kinh nghiệm của các khung năng lực số nêu trên,
năng lực số cho cán bộ quản lí và giáo viên mầm non nên bao gồm các kiến
thức, kĩ năng như sau:
- Hiểu biết về giáo dục số, cơng nghệ số: Có kiến thức cơ bản về công nghệ
và các công cụ kĩ thuật số liên quan đến giáo dục, bao gồm phần mềm quản lí,
ứng dụng học trực tuyến, các thiết bị và hệ thống mạng.
- Kiến thức, hiểu biết về các phương pháp giáo dục và đánh giá trong môi
trường số, trên nền tảng số phù hợp với trẻ mầm non: Hiểu biết về các phương
pháp tổ chức hoạt động giáo dục, vui chơi, chăm sóc, ni dưỡng và quản lí
trong mơi trường số phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ.
- Kĩ năng sử dụng cơng nghệ số: Có khả năng sử dụng một số công cụ, giải
pháp công nghệ và ứng dụng kĩ thuật số để thực hiện cơng việc quản lí như: Lập
kế hoạch, thời khố biểu, quản lí dữ liệu danh bộ, xử lí tài liệu, giao tiếp qua
email hoặc các ứng dụng liên lạc trực tuyến khác.

8


- Kĩ năng sử dụng Internet và tìm kiếm thơng tin hiệu quả: Có khả năng tìm
kiếm thơng tin trực tuyến, nắm vững các nguồn tài liệu giáo dục trực tuyến và
biết cách đánh giá tính tin cậy của các nguồn thơng tin.
- Quản lí dữ liệu và thơng tin: Biết cách sử dụng và quản lí cơ sở dữ liệu, lưu
trữ và truy xuất thông tin liên quan đến quản lí giáo dục mầm non như: thơng tin
tồn diện về trẻ, đội ngũ giáo viên, chương trình giáo dục, kế hoạch hoạt động,
các luồng thơng tin quản lí, báo cáo, thống kê theo ngành.
- Thiết kế, sử dụng và phát triển nội dung số: Tạo ra các tài liệu, bài giảng,
hoạt động và bài tập phù hợp với trẻ mầm non, hướng dẫn trẻ cùng sáng tạo nội
dung học liệu số phù hợp.

- Bảo mật và an tồn thơng tin: Nhận thức đầy đủ về các vấn đề bảo mật, bảo
vệ thông tin cá nhân và phương pháp giáo dục an tồn trên mơi trường số.
- Giao tiếp và hợp tác trực tuyến: Có khả năng sử dụng các công cụ giao tiếp
trực tuyến như email, tin nhắn, diễn đàn, hoặc hệ thống quản lí nội bộ, quản lí
ngành để giao tiếp và hợp tác với đồng nghiệp, cha mẹ trẻ và cộng đồng giáo
dục.
- Chấp nhận công nghệ, liên tục học tập, cập nhật và thích ứng: Có tinh thần
cầu thị, nhạy bén với công nghệ, liên tục học tập nâng cao kĩ năng và thích ứng
với các cơng nghệ mới, tham gia vào các khố đào tạo và hoạt động chuyên môn
để nâng cao năng lực số…
- Lãnh đạo và quản lí dự án kĩ thuật số: Có khả năng lãnh đạo và quản lí các
dự án kĩ thuật số như triển khai hệ thống quản lí giáo dục mầm non, đào tạo đội
ngũ về công nghệ, ứng dụng, phát triển các giải pháp hỗ trợ triển khai hoạt động
giáo dục, quản lí trên nền tảng cơng nghệ số.
Nội dung 2. Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực số ở cán bộ
quản lí và giáo viên mầm non trong bối cảnh chuyển đổi số
Hoạt động 2. Thảo luận nhóm
Học viên suy nghĩ, thảo luận về:
1. Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực số ở cán bộ quản lí và giáo
viên mầm non đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.
9


2. Những biểu hiện năng lực số của cán bộ quản lí và giáo viên mầm non.
THƠNG TIN PHẢN HỒI
2.1 Một số kĩ năng kĩ thuật số dành cho cán bộ quản lí
Trong bối cảnh số hiện nay, năng lực cán bộ quản lí đóng vai trị quan
trọng trong việc đảm bảo chất lượng và hiệu quả của cơ sở giáo dục mầm non,
đặc biệt là vấn đề quản trị nhà trường (Tiêu chuẩn 2, Thông tư số
25/2018/TTBGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo) với các hoạt động cụ thể về

chiến lược tổ chức hoạt động giáo dục, chăm sóc, ni dưỡng trẻ, về nhân sự, tài
chính và cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, xây dựng môi trường giáo dục nhà
trường, xây dựng các mối quan hệ với cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội…
Trên cơ sở áp dụng các nền tảng và phân hệ quản lí, việc ứng dụng và phát
triển các năng lực, kĩ năng số sẽ hỗ trợ cán bộ quản lí thực hiện hiệu quả chức
năng quản trị nhà trường như: Tăng cường hiệu suất, hiệu quả công việc; sắp
xếp, quản lí thơng tin hiệu quả; phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định thông
minh.
Mức độ áp dụng công nghệ số của cán bộ quản lí có thể được phân thành
các cấp độ kèm theo tiêu chí, chỉ số đánh giá và minh chứng thực hiện:
Cấp độ cơ bản: Có khả năng sử dụng các công nghệ cơ bản như email, lịch
trình điện tử, văn bản và bảng tính, các ứng dụng văn phịng phổ biến, có kiến
thức căn bản về việc tương tác với các thiết bị công nghệ;
Cấp độ nâng cao: Nắm vững các công nghệ cơ bản, có khả năng sử dụng
các ứng dụng chuyên sâu hơn như phần mềm quản lí dự án, phân tích dữ liệu, có
khả năng sử dụng cơng nghệ để tương tác và làm việc cùng đội ngũ.
Cấp độ chuyên gia: Có hiểu biết sâu về cơng nghệ số và có thể áp dụng
trong các cơng việc quản lí chiến lược: Phần mềm chuyên sâu, các ứng dụng
chuyên biệt để phân tích dữ liệu phức tạp, lập kế hoạch và ra quyết định, dẫn dắt
đổi mới sáng tạo, nhận diện rõ các yêu cầu nội dung liên quan đến chính sách về
ứng dụng cơng nghệ để định hình chiến lược đầu tư và phát triển công nghệ cho
cơ sở giáo dục mầm non.
10


2.1.1 Kĩ năng tìm kiếm, sàng lọc thơng tin
Tìm kiếm, thu thập, sàng lọc và xử lí thơng tin là hoạt động cơ bản trong
cơng tác quản lí, phục vụ trực tiếp cho quá trình lập kế hoạch và ra quyết định.
Để có được những kế hoạch và những quyết định đúng đắn, cán bộ quản lí cần
đến các dữ liệu, thông tin liên quan (trực tiếp và gián tiếp) “hỗ trợ” giải quyết:

(i) lí do và tính cấp thiết của việc ra quyết định; (ii) xác định rõ các yếu tố điểm
mạnh, yếu, cơ hội và thách thức đối với tổ chức; (iii) dự đoán, đánh giá các
nguồn lực cần huy động để thực hiện mục tiêu; (iv) lựa chọn các phương án để
thực hiện các quyết định quản lí; (v) thực hiện các nhiệm vụ quản lí khác.
Để hình thành và phát triển kĩ năng này một cách hiệu quả, cán bộ quản lí
cần lưu ý nguyên tắc: Xác định rõ nhu cầu về thông tin (liên hệ ngược: Thông
tin đa chiều về một vấn đề; đa dạng tương xứng: Theo mức độ phức tạp của vấn
đề; phân cấp thông tin; hệ thống mở và thông suốt), xác định rõ các kênh và
nguồn tìm kiếm, thu thập thơng tin.
Một số chiến lược, cách thức và cơng cụ tìm kiếm, sàng lọc và trình bày
thơng tin hiệu quả:
- Sử dụng cơ sở dữ liệu (dữ liệu tổng hợp hoặc dữ liệu ngành, các thư viện
tổng hợp, kho tri thức, kho học liệu mở, hệ thống EMIS/TEMIS v.v) và công cụ
tìm kiếm trong các trình duyệt (Web search engines), các nền tảng mạng xã hội
của các cơ quan, tổ chức chính thống, đã đăng kí với nhà cung cấp dịch vụ, được
cung cấp dấu bản quyền và cấp phép quản lí. Ví dụ các cơng cụ tìm kiếm:
/> /> />Lưu ý: Nhập từ khoá ngắn gọn; đặt từ khoá trong ngoặc kép “___”, thêm
dấu (+) hoặc dấu (-) vào trước từ khoá (bắt buộc tìm kiếm phải có hoặc loại bỏ
từ khố); sử dụng dấu (*) ở vị trí khơng biết rõ là gì để cho ra các kết quả gợi ý,
sử dụng từ “and”/ “or” để sàng lọc và lựa chọn; các từ khố tìm kiếm có thể
được xác lập theo thời gian, theo tác giả, theo chủ đề hoặc theo bộ lọc (tồn văn,
ngày, loại nguồn v.v). Các trang tìm kiếm cho phép trả kết quả theo những tiêu
11


thức tìm kiếm và số lượng dữ liệu khác nhau. Do đó, có thể lựa chọn phương án
lựa chọn theo định dạng của dữ liệu để việc tìm kiếm thơng tin đạt hiệu suất và
kết quả tốt nhất.
Sử dụng ChatGPT ( hoặc BingChat: Nhập câu hỏi,
từ khoá cần tra cứu để cho ra các kết quả gợi ý theo nhu cầu tìm kiếm.

- Sử dụng các cơng cụ tích hợp khác (API) vào các cơng cụ tìm kiếm cho sẵn
(u cầu hệ điều hành tương thích và cho phép của bên thứ ba).
- Sử dụng cơng cụ trong trình duyệt Google để tìm kiếm bằng âm thanh
giọng nói hoặc bằng hình ảnh (sử dụng khá linh hoạt đối với trường hợp sử dụng
Smartphone bằng các biểu tượng

và các công cụ hỗ trợ khác

- (Assisstant).
- Sử dụng lệnh [Find], nhập từ khố tìm kiếm nội dung trong các văn bản
định dạng .doc, .xls hoặc .pdf liên quan đến thông tin cần tìm và tìm file trong
các thư mục được lưu trữ trên máy tính.
2.1.2 Kĩ năng an tồn thơng tin
- Quản lí xác thực và mật khẩu tốt: Sử dụng mật khẩu mạnh (nhiều kí tự, có
kí tự số và kí tự đặc biệt); tránh sử dụng lặp lại mật khẩu và khơng chia sẻ; cài
đặt sử dụng trình quản lí mật khẩu; sử dụng xác thực mật khẩu hai yếu tố (hai
bước).
- Đảm bảo an toàn khi truy cập website: Đảm bảo nhận diện đường dẫn URL
trên thanh địa chỉ phải được bắt đầu bằng https://. Nếu cụm từ https:// chuyển
sang màu đỏ và xuất hiện biểu tượng ổ khoá bị đánh dấu chéo, tức là có thể
website mà người dùng truy cập vào đang sử dụng chứng chỉ số (Secure Sockets
Layer _ SSL) hết hạn hoặc được cung cấp bởi một nguồn không đáng tin cậy;
lưu ý tên miền của website (cấp quốc gia, ngành/lĩnh vực); tiến hành kiểm tra
tên miền nếu nghi ngờ, kiểm tra độ tin cậy của website (Google Transparency
Report), sử dụng các tính năng duyệt web an tồn trong trình duyệt...; sử dụng
chế độ bảo mật trong thư điện tử (ví dụ: Gmail) để đảm bảo an tồn thơng tin,
cảnh giác trước thư rác, thư giả mạo và tấn công lừa đảo thư điện tử...

12



- Cẩn trọng và xác thực kĩ lưỡng trước khi tải các phần mềm ứng dụng; lưu ý
khi đăng nhập vào các nền tảng, giải pháp, công cụ số, cần phòng tránh các phần
mềm độc hại, cảnh giác trước các khả năng khai thác thông tin cá nhân và quyền
riêng tư thông qua mạng xã hội và các trang chia sẻ cá nhân...
- Luôn thực hiện phân biệt và đánh giá thơng tin: Xác định tính chính xác
của thơng tin được tìm kiếm, đảm bảo rằng thơng tin có được là đáng tin cậy và
chính xác; kiểm tra nguồn gốc thơng tin (xem xét nguồn gốc thơng tin dưới góc
độ uy tín, lịch sử tin cậy và kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp thông tin);
đánh giá độ tin cậy của nguồn thơng tin (nguồn đó đã được kiểm chứng, có tham
khảo từ các nguồn khác hay khơng, khả năng xác minh); kiểm tra mức độ phù
hợp của thông tin (sự phù hợp với ngữ cảnh hoặc tình huống tìm kiếm hiện tại,
có bị thiên kiến, chuyển đổi với một mục đích hoặc quan điểm cụ thể nào
khơng); kiểm chứng sự đồng nhất của thơng tin (có mâu thuẫn hay khơng nhất
qn trong trình bày thơng tin hoặc giữa các nguồn cung cấp thơng tin khác
nhau khơng, tính logic, sự nhất quán và độ tin cậy của các dẫn chứng được cung
cấp theo nguồn thơng tin đó)...
2.2 Một số kĩ năng cụ thể dành cho giáo viên mầm non
Thực tiễn dạy học trong vài năm qua cho thấy xu hướng ứng dụng công
nghệ ngày càng gia tăng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, dạy học và
xây dựng môi trường học tập. Quan điểm nhà trường thông minh với học sinh tự
lực chiếm lĩnh kiến thức để phát triển năng lực, phẩm chất (qua hoạt động chiếm
lĩnh, vận dụng, quản lí, kết nối và chia sẻ, sáng tạo kiến thức) được thực hiện với
sự hỗ trợ mạnh mẽ của các nền tảng, giải pháp và công cụ công nghệ; tăng
cường sử dụng các thiết bị thông minh, di động, kết nối nguồn học liệu số, sách
giáo khoa số đa phương tiện và tương tác sẽ thúc đẩy quá trình tích cực hố hoạt
động học tập của người học đáp ứng nhu cầu đa dạng và cơ hội tiếp cận của học
sinh.
Trong bối cảnh đó việc mở rộng kiến thức, phương châm “học qua hoạt
động chơi” (với trò chơi kĩ thuật số, thiết bị kĩ thuật số, kết hợp với các hoạt

động chơi và vận động khác) cho trẻ cần được đẩy mạnh trên các nền tảng số.
13


Giáo viên mầm non có thể tổ chức kết hợp hoạt động vui chơi, thực hành, trải
nghiệm trong môi trường “thực _ ảo”, nhập vai trải nghiệm đắm chìm và dạy
học liền mạch; tích hợp các nội dung phát triển năng lực số cho trẻ thông qua
các bài học, hoạt động học tập (giao tiếp và hợp tác số, sáng tạo nội dung số, sử
dụng cơng nghệ có trách nhiệm, giải quyết vấn đề theo tiếp cận kĩ thuật số…).
Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của cơ sở giáo dục mầm non và năng lực
đội ngũ, có thể áp dụng các công nghệ số từng bước, từng giai đoạn theo mơ
hình SAMR như sau:
Cấp độ S (Substitution): Dùng cơng nghệ để hỗ trợ trình bày, minh hoạ, nội
dung bài giảng cho hấp dẫn sinh động (video, âm thanh, tranh ảnh, cơng cụ phần
mềm trình diễn...);
- Cấp độ A (Augmentation): Dùng công nghệ để bổ sung thông tin, kiến thức
trong các định dạng nội dung có sẵn (chèn âm thanh vào ảnh, chèn hình ảnh
hoặc biểu tượng, đối tượng vào video, sử dụng mô phỏng...);
- Cấp độ M (Modification): Dùng công nghệ để thiết kế các hoạt động học
tập hợp tác và giải quyết vấn đề, có tính tương tác cao, thiết kế trò chơi vận
động, hoạt động chia sẻ kiến thức...;
- Cấp độ R (Redefinition): Dùng công nghệ để thiết kế các hoạt động có tính
đổi mới sáng tạo, thay đổi vai trò chức năng của trẻ trong hoạt động, trong môi
trường hoạt động mới (tương tác, giao tiếp, chia sẻ trong môi trường số, môi
trường thực - ảo kết hợp...).
2.2.1 Kĩ năng sáng tạo nội dung số
Khả năng tạo lập các nội dung số là việc thiết kế, trình bày các nội dung
bằng các định dạng kĩ thuật số hoặc sử dụng các phần mềm, nền tảng số. Kĩ
năng sáng tạo nội dung số (học liệu số) của giáo viên mầm non có thể được thể
hiện ở 3 cấp độ như sau:

Cấp độ
Cấp độ 1

Mô tả
Khả năng chuyển đổi

Biểu hiện kĩ năng
- Trình bày nội dung bằng văn bản có

(Cơ bản)

định dạng thơng thường đi .doc, .pdf, .ppt
14


của nội dung sang định
dạng số

- Minh hoạ nội dung bằng hình ảnh,
âm thanh, video...
- Sử dụng phần mềm để vẽ tranh
minh hoạ (chuyển đổi, ghép tranh), vẽ
các đối tượng, hình khối đơn giản...
- Tìm kiếm nội dung, hình ảnh trên

Cấp độ 2

mạng, sắp xếp, lưu trữ.
Tích hợp các định dạng - Tìm kiếm, lựa chọn các tài nguyên


(Thành

số (Multimedia) để thiết định dạng số phù hợp với mục tiêu hoạt

thạo)

kế nội dung số

động giáo dục.
- Tích hợp, chèn, chỉnh sửa các nội
dung theo định dạng số phù hợp: Sử
dụng các phần mềm bổ sung, cơng cụ
tích hợp trên nền tảng có sẵn (Add-on).
- Sử dụng tài nguyên học liệu số có
sẵn một cách sáng tạo phù hợp mục
tiêu giáo dục (ảnh 3600, 3D, thực tế ảo/
tăng cường/hỗn hợp, nội dung mô

Cấp độ 3
(Nâng
cao)

Sáng tạo nội dung số

phỏng tương tác).
- Phân tích, đánh giá, lựa chọn tích
hợp các nguồn tài nguyên định dạng số
để điều chỉnh, làm mới.
- Sử dụng các công cụ, giải pháp nền
tảng để tạo sản phẩm mới (tranh ảnh,

video, hoạt hình, sách ebook, mơ
phỏng tương tác, ảnh 3600, 3D, thực tế
ảo/tăng cường/hỗn hợp đơn giản).
- Quản lí và chia sẻ nội dung số hiệu
quả.

Một số cơng cụ hỗ trợ sáng tạo nội dung số cho giáo viên mầm non:
15


- Tạo bài giảng số sinh động: Google Docs, Google Slides, PowerPoint,
Canva, Prezi, Genially, Thinglink... kèm theo các công cụ bổ trợ Add _ on được
tích hợp trên nền tảng phần mềm.
- Tạo sách lật trang sinh động (Flipbook), Ebook tương tác: PowerPoint,
Canva, Book Creator...
- Tạo video (kể cả hoạt hình): YouTube, Capcut (tạo video clip ngắn minh
hoạ, hướng dẫn hoạt động, vui chơi...), Loom (tạo bài giảng sinh động cho phép
chèn nội dung và hình ảnh của giáo viên, có thể hỗ trợ tương tác bằng các kí
hiệu biểu cảm), Powtoon (tạo video clip hoạt hình sinh động), Edpuzzle (tạo
video clip tương tác kèm kiểm tra đánh giá)...
Các app hỗ trợ trình bày nội dung thực tế ảo/thực tế tăng cường/thực tế hỗn
hợp (trên CHPlay và AppStore): 4D Animal, Human Anatomy, Google
Expeditions, 3D Bear...; sử dụng các App trò chơi giáo dục dành cho trẻ trên nền
tảng di động (Android, ioS)...
2.2.2 Kĩ năng giao tiếp trong môi trường số
Khác với bối cảnh giao tiếp trực tiếp (có tiếp xúc) trong các hoạt động giáo
dục trước đây, quá trình giao tiếp trong mơi trường số có 2 đặc điểm quan trọng:
Thông qua thiết bị kĩ thuật số và dựa trên nền tảng kết nối khơng có sự hiện diện
trực tiếp của chủ thể giao tiếp (thông qua các biểu tượng hoặc hình ảnh). Trong
một số trường hợp cụ thể, khi phải thực hiện q trình giao tiếp trong mơi

trường số, giáo viên mầm non cần lưu ý các yếu tố sau: Hiểu đối tượng giao tiếp
(đặt vào vị trí của trẻ, cha mẹ trẻ); hiểu mình (kiềm chế cảm xúc); thể hiện sự
tôn trọng; thể hiện sự tự tin, thân thiện; thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu.
Một số kĩ năng cần rèn luyện đối với giáo viên mầm non khi giao tiếp trực
tuyến:
- Thuyết phục: Sử dụng ngôn ngữ, biểu tượng tạo thiện cảm và sự tin tưởng,
nắm bắt được điểm tương đồng giữa mình và người khác, lập luận chặt chẽ và
dẫn chứng cụ thể đi kèm;
- Kiểm soát cảm xúc: Điều khiển được cảm xúc và không làm ảnh hưởng
đến bản thân và công việc, các mối quan hệ;
16


- Tạo sự thân mật, chia sẻ và đồng cảm khi trao đổi qua mạng: Sự thân mật
được tạo ra từ chính thái độ nên cần để ý tránh gây ra hiểu lầm khơng đáng có;
sử dụng các biểu tượng chỉ cảm xúc, trạng thái trong công cụ, nền tảng số.
- Giải quyết xung đột một cách khéo léo: Sự khéo léo đưa ra những lời lẽ
hợp lí, sẽ làm giảm tính căng thẳng của vấn đề, tạo tin tưởng để hợp tác cùng xử
lí vấn đề gây xung đột;
- Động viên khích lệ đúng lúc: Sử dụng những lời động viên, biểu tượng chỉ
cảm xúc khích lệ đúng lúc, đúng thời điểm.
2.2.3 Kĩ năng hướng dẫn trẻ thực hiện an tồn thơng tin
Kĩ năng này đặt ra những u cầu cụ thể đối với giáo viên mầm non trong
việc tổ chức hướng dẫn trẻ thực hiện và tuân thủ các yêu cầu đảm bảo an toàn,
kĩ thuật khi sử dụng các thiết bị kĩ thuật số có lưu trữ thông tin, đảm bảo sức
khoẻ thể chất và tinh thần, đảm bảo quyền riêng tư của trẻ trong môi trường số.
Một số hành động cần thiết để thực hiện kĩ năng này hiệu quả trong hoạt động
giáo dục:
- Hướng dẫn duyệt web an tồn: Ln giám sát các hoạt động trực tuyến của
trẻ bằng cách để các thiết bị và màn hình ở vị trí trung tâm và dễ tiếp cận trong

lớp; chỉ sử dụng các trình duyệt được dành cho trẻ em (như Kiddle hoặc
KidzSearch), đảm bảo rằng trẻ chỉ truy cập các trang web an tồn (có hỗ trợ
...); không dùng tên thật nếu trang web yêu cầu gửi tên,
thông tin của trẻ...
- Phối hợp với cha mẹ trẻ để kiểm sốt an tồn thơng tin mạng: Đảm bảo
rằng trẻ khơng chia sẻ mật khẩu với bất kì ai ngoài cha mẹ hoặc người giám hộ;
tạo danh sách các trang web đã được phê duyệt mà trẻ có thể truy cập và sử
dụng phần mềm của cha mẹ để truy cập. Hướng dẫn và yêu cầu cha mẹ bật tính
năng kiểm sốt có sẵn trong trình duyệt và thiết lập bộ lọc trên từng thiết bị trẻ
có sử dụng; thường xuyên kiểm tra lịch sử của trình duyệt để biết trẻ đã truy cập
hoặc cố gắng truy cập trang web nào đó; phát hiện và xử lí kịp thời các dấu hiệu
lạm dụng trực tuyến tiềm ẩn ở trẻ (như sự thay đổi hành vi sử dụng thiết bị điện

17


tử kĩ thuật số, thu mình, lảng tránh, lo lắng hoặc cố gắng che giấu các hoạt động
trực tuyến v.v).
- Hướng dẫn về an ninh mạng, quy tắc bảo mật, an tồn thơng tin mạng cho
trẻ: Khơng bao giờ chia sẻ thông tin cá nhân và người thân của trẻ khi tương tác
trực tuyến; cảnh báo nguy cơ khi nhấp vào các liên kết lừa đảo và tệp đính kèm
bên trong email, những nguy cơ tiềm ẩn của Internet; hướng dẫn trẻ tham gia
vào quá trình ra quyết định khi thiết lập các quy tắc sử dụng Internet với giáo
viên hay cha mẹ; không cho phép trẻ sử dụng webcam trực tuyến trừ khi đang
nói chuyện với gia đình hoặc có sự giám sát của giáo viên, cha mẹ trẻ...
Nội dung 3. Các giải pháp phát triển năng lực số cho cán bộ quản lí và
giáo viên mầm non trong bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục (2 tiết lí
thuyết; 2 tiết thực hành)
Hoạt động 3. Thảo luận nhóm
Học viên suy nghĩ, thảo luận về:

1. Các yếu tố, yêu cầu và điều kiện để phát triển năng lực số cho cán bộ
quản lí và giáo viên mầm non.
2. Các giải pháp cụ thể nhằm phát triển kĩ năng số (tìm kiếm, sàng lọc
thơng tin, an tồn thơng tin, sáng tạo nội dung số, giao tiếp trong môi trường
số, hướng dẫn trẻ thực hành an tồn thơng tin) cho cán bộ quản lí và giáo viên
mầm non tại cơ sở giáo dục mầm non.
THÔNG TIN PHẢN HỒI
3.1. Các quan điểm tiếp cận phát triển năng lực số cho cán bộ quản lí
và giáo viên mầm non
Tiếp cận cơng nghệ: Tiếp tục chủ động thích ứng và triển khai các mơ hình,
phương án tổ chức hoạt động giáo dục trên nền tảng công nghệ, từng bước
nghiên cứu áp dụng các nền tảng quản lí học tập, bài học, học liệu số trên nền
tảng trực tuyến cho giáo dục mầm non, hoạt động chơi trên nền tảng số; tạo
mạng lưới kết nối và sử dụng chung cơ sở dữ liệu, chia sẻ học liệu ở địa phương,
toàn ngành; thực hiện bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ
18


cán bộ quản lí và giáo viên mầm non theo các mơ hình linh hoạt dựa trên nền
tảng cơng nghệ; phát triển sách giáo khoa số, học liệu số tương tác; xây dựng kế
hoạch giáo dục, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trên nền tảng số; ứng dụng
cơng nghệ để thu hẹp khoảng cách và tạo sự công bằng trong tiếp cận cho trẻ ở
những nơi có điều kiện khó khăn…
Tiếp cận tích hợp chuyển đổi số và giáo dục linh hoạt: Áp dụng tư duy 3
cấp độ về chuyển đổi số (thay thế bằng định dạng số; quy trình hố hoạt động
trên nền tảng số và chuyển đổi tồn diện tư duy; cấu trúc, mơ hình hoạt động
giáo dục và văn hoá nhà trường trên nền tảng số) trong quá trình thực hiện
Chương trình Giáo dục mầm non theo điều kiện cụ thể. Khuyến khích áp dụng
các nền tảng, giải pháp và công cụ công nghệ để thiết kế hoạt động ni dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trong mơi trường, hình thức tổ chức linh hoạt: kết hợp trực

tuyến và trực tiếp, kết hợp giữa tổ chức dạy học và trải nghiệm thực tế các cơng
nghệ, hỗ trợ tìm kiếm thông tin, tư liệu, hỗ trợ đội ngũ tự nghiên cứu, tự học
suốt đời… Quan điểm nâng cao trách nhiệm địa phương: Chủ động tìm kiếm
khai thác, huy động các nguồn lực xã hội (cá nhân, doanh nghiệp công nghệ
giáo dục, các đơn vị, trung tâm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục) đầu tư, ủng
hộ, tài trợ các nguồn lực công nghệ (giải pháp, phần mềm, công cụ, thiết bị); xây
dựng chính sách hỗ trợ, ưu đãi về dịch vụ công nghệ cho các nhà trường, cơ sở
giáo dục mầm non; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tạo cơ chế thu
hút đầu tư phát triển và ứng dụng các giải pháp công nghệ giáo dục mới, kết nối,
tham gia với các cơ sở giáo dục trong quá trình thực hiện Chương trình Giáo dục
phổ thơng 2018 và Chương trình Giáo dục mầm non tại địa phương.
3.2. Định hướng các giải pháp phát triển kĩ năng số cho cán bộ quản lí
và giáo viên mầm non trong nhà trường
Ở cấp độ cơ sở giáo dục mầm non, việc tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin đáp ứng quá trình chuyển đổi số trong thời gian tới cần được thực hiện
theo những định hướng sau:
- Xác định rõ các định hướng, kế hoạch và nhiệm vụ cụ thể để xây dựng kế
hoạch giáo dục nhà trường theo quan điểm tiếp cận công nghệ; xây dựng, triển
19


khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cụ thể, phù hợp
với điều kiện thực tế của từng cơ sở giáo dục mầm non;
- Lựa chọn và triển khai giải pháp phần mềm quản lí, nền tảng dạy học trực
tuyến phù hợp với giáo dục mầm non, tích hợp theo lộ trình các nội dung giáo
dục mầm non và các phần mềm phù hợp hỗ trợ lên hệ thống quản lí học tập
(LMS); khai thác các ứng dụng di động, có khả năng kết nối với thiết bị cầm
tay;
- Khai thác các học liệu số phục vụ hoạt động giáo dục mầm non (khai thác,
sử dụng từ các nguồn chính thống, tin cậy, cơ sở dữ liệu dùng chung, có thẩm

định và phê duyệt); ưu tiên các học liệu số tương tác, trị chơi mơ phỏng, có tích
hợp các cơng nghệ mới tăng trải nghiệm cho trẻ, dễ khai thác và sử dụng (thực
tế ảo, thực tế tăng cường, 3D, video 3600, sách số đa phương tiện…);
- Sử dụng công nghệ thông tin làm động lực thực hiện liên tục đổi mới, sáng
tạo trong các hoạt động giáo dục, trải nghiệm, hoạt động chơi, giáo dục
STEM/STEAM cho trẻ mầm non và các hoạt động quản trị nhà trường;
- Tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kĩ năng khai thác, ứng dụng công
nghệ thông tin cho cán bộ quản lí và giáo viên mầm non, nâng cao năng lực số,
ưu tiên năng lực sáng tạo nội dung số và an tồn thơng tin số trong q trình
giáo dục trẻ;
- Tham mưu thúc đẩy cơng tác chuyển đổi số, thực hiện nền giáo dục thông
minh gắn với kế hoạch xây dựng đô thị thông minh của tỉnh, thành phố ở những
nơi có điều kiện phù hợp.
Hoạt động 4. Thảo luận nhóm và thực hành
Học viên suy nghĩ, thảo luận về:
1. Vai trò, ý nghĩa của nhiệm vụ tự bồi dưỡng và phát triển kĩ năng nhằm
phát triển năng lực số đối với cán bộ quản lí và giáo viên mầm non hiện nay.
2. Xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực số.

THÔNG TIN PHẢN HỒI
20



×